Nhân Vật

Thuyền nhân Việt đầu tiên giữ chức tướng chỉ huy quân đội Mỹ

Khi đến Hoa Kỳ vào năm 1980, ông là một thiếu niên người Việt, không có một đồng xu dính túi, vừa trải qua những kinh nghiệm hãi hùng trên đường vượt biển, có trình độ học vấn lớp năm.



Ông Lapthe cùng ông bà Audrey và Jack Flora ở Roanoke, Virginia. (Courtesy Lapthe Flora) 


VICENZA, Ý - Mới đây, tạp chí Stars and Stripes chuyên viết về quân đội Hoa Kỳ đã đăng một bài viết khá dài về một vị tướng xuất thân từ một người tị nạn. Người đó là Thiếu Tướng Lapthe Flora, Phó Tư Lệnh Bộ Binh Hoa Kỳ tại Phi Châu. Dưới đây là tóm lược bài viết của nữ ký giả Nancy Montgomery về Tướng Lapthe Flora, hay còn có tên Việt là Châu Thế Lập.
Khi đến Hoa Kỳ vào năm 1980, ông là một thiếu niên người Việt, không có một đồng xu dính túi, vừa trải qua những kinh nghiệm hãi hùng trên đường vượt biển, có trình độ học vấn lớp năm. Ông biết cách sống sót trong rừng rậm, trốn tránh các trạm kiểm soát của cộng sản, và biết chế ngự nỗi lo sợ mà ông thường cảm thấy trên đường tìm tự do. 

 
Thiếu Tướng Lapthe Flora tại căn cứ ở Ý. (Nancy Montgomery/Stars And Stripes)

Tuy nhiên ông không thể nói nhiều hơn một vài từ ngữ tiếng Anh, và có ít kiến thức về cách sống một cuộc sống bình thường. Trong vòng bảy năm sau khi tới Mỹ, ông Châu Lập Thế mang tên mới, lãnh được một văn bằng từ Học Viện Quân Sự Virginia (VMI, Virginia Military Institute) và tạo được một sự nghiệp mà ông diễn tả là “một sĩ quan trong một lực lượng Bộ Binh hùng mạnh nhất trên địa cầu.” 

Thiếu Tướng Lapthe Flora, như tên ông hiện nay được gọi, là Phó Tư Lệnh Bộ Binh Hoa Kỳ ở Phi Châu, và là một tướng cao cấp của lực lượng Vệ Binh Quốc Gia Virginia. 

(Courtesy Lapthe Flora)

Ông có lẽ là thuyền nhân Việt Nam duy nhất trở thành một sĩ quan cấp tướng trong quân đội Hoa Kỳ. 
Trong một cuộc phỏng vấn với báo Stars and Stripes, Tướng Lapthe Flora nói, “Sau những kinh nghiệm mà tôi đã trải qua, hầu như tưởng là chết, rồi được những ai đó cho bạn cơ hội sống lại, tôi chỉ có thể nói từ quan điểm riêng rằng tôi rất biết ơn những gì mà đất nước này đã cho tôi”. 
Trong cuộc sống dân sự, ông Lapthe Flora là một kỹ sư có nhiều bằng sáng chế về loại kính nhìn xuyên bóng đêm. Ông đã kể lại nhiều lần câu chuyện khó tin về cuộc đời của ông. 
Trong bài diễn văn vào dịp được thăng chức lên cấp tướng cách đây hơn hai năm, ông Flora nói, “Khả năng trong quốc gia vĩ đại này là vô tận; Ước Mơ Mỹ là có thực, chỉ khi nào bạn dám theo đuổi ước mơ đó bằng sự siêng năng và kiên trì với sự tập trung cao độ.” 

  (Courtesy Lapthe Flora) 

Ông cũng bày tỏ lòng tri ân đối với những người đã giúp đỡ khi ông đến Hoa Kỳ. 
Trong một cuộc nói chuyện vào năm 2017 tại nhà thờ Raleigh Court United Methodist Church ở Roanoke, Virginia, ông nói, “Không ai có thể tự sức đi tới nơi mà họ đang ở. Ai cũng cần sự giúp đỡ.” 
Trong năm 1980, nhà thờ này bảo trợ cho ông và một số người thân trong gia đình. 
Bà Sharon Alexi, một cựu giáo viên mẫu giáo hoạt động trong nhà thờ đó, và từng giúp cho gia đình họ Châu gồm 11 người định cư ở Mỹ. Bà nói, “Chúng tôi đã có một ngôi nhà cho họ. Họ tới đây với hai bàn tay trắng..” 
Bà dạy cho Flora và em trai học tiếng Anh và học lái xe. Bà nói, “Các em bắt kịp rất nhanh. Vui lắm. Đó là một niềm vui.” 

(Courtesy Lapthe Flora)

Một cặp vợ chồng trong hội thánh rất thích Flora, đến nỗi họ đã nhận ông làm con nuôi, khi hai vợ chồng này ở độ tuổi 60. Lúc đó ông Florida đã 21 hoặc 23 tuổi; ngày sinh của ông không chắc chắn vì không còn giấy tờ khi đến Mỹ. 
Ông Flora nói về cặp vợ chồng lớn tuổi nhận ông làm con nuôi, “Người ta nghĩ rằng họ điên. Tuy nhiên họ đã đón tôi vào nhà.” 

Lapthe Flora là một người trong số 800,000 người thoát khỏi Việt Nam bằng đường biển, bắt đầu từ năm 1975, trong một cuộc khủng hoảng nhân đạo quốc tế phải mất nhiều năm để giải quyết. Cuộc di cư này lên đến cao điểm vào năm 1978, khi mỗi tháng có khoảng 5,800 người tị nạn đổ bộ vào các quốc gia Á Châu. Những nước này càng ngày càng không muốn tiếp nhận họ, và một số lượng người chưa từng thấy đã chết trên biển. 

Tổng Thống Jimmy Carter đã đáp ứng bằng cách ra lệnh cho các tàu thủy của Mỹ tới giải cứu, sau đó làm tăng gấp đôi số người tị nạn được chấp nhận vào Hoa Kỳ, từ 7,000 cho tới 14,000 người mỗi tháng, mặc dù các cuộc thăm dò cho thấy đa số dân Mỹ không tán thành. 
Tướng Flora nói, “Tôi đã được hưởng lợi rất nhiều từ việc Hoa Kỳ quyết định chấp nhận tôi vào đất nước này. Tôi hết lòng biết ơn vì những hoàn cảnh dẫn đến việc tôi trở thành công dân Mỹ.” 
Ông Flora từ chối tưởng tượng chuyện gì có thể xảy ra cho ông, nếu chính phủ Carter quyết định không chấp nhận những người Việt tị nạn. 

Cuối cùng gần như tất cả gia đình ông đã tới Mỹ, trong số đó có người vợ tương lai, mẹ ông và một người chị gái bị thất lạc từ lâu, được cho người ta nhận làm con nuôi ở Việt Nam. 
Ông Flora nói, “Tôi không thích nghĩ về những nẻo đường giả định mà cuộc đời tôi lẽ ra có thể đi theo. Thay vì vậy, tôi tập trung vào tương lai và khả năng đền đáp bất cứ lúc nào có thể, và chia sẻ chuyện đời tôi để khích lệ những người khác.” 

Câu chuyện đó gồm nhiều nỗi gian nan lúc đầu và những chiến thắng cuối cùng. 
Khi Flora lên 2 tuổi, người cha làm nghề chở hàng trên biển bị giết chết trong một cuộc tấn công bằng súng cối, theo Flora cho biết. Vụ tử thương đã khiến gia đình Việt gốc Hoa này sa vào cảnh nghèo trầm trọng, đến nỗi người mẹ đành đem đứa con gái sơ sinh giao cho một cặp vợ chồng khác. 
Năm 11 tuổi, khi cuộc chiếnViệt Nam lan tràn khắp vùng nông thôn, Flora làm người giúp việc tại một nhà máy và sống ở đó. Tình trạng này kết thúc vào ngày 30 tháng Tư, 1975, khi quân cộng sản Bắc Việt và Việt Cộng chiếm được Sài Gòn, thủ đô nước Việt Nam Cộng Hòa, chấm dứt chiến tranh, và biến cả Việt Nam thành một nước xã hội chủ nghĩa và độc đảng. 
Chính quyền mới của cộng sản lập ra “các trại cải tạo” và đưa ra những biện pháp khác để đàn áp các đối thủ chính trị và những người từng cộng tác với người Mỹ. 
Flora và hai em trai thoát khỏi Sài Gòn, trốn ở vùng nông thôn trong ba năm. Họ sống sót nhờ những cây họ trồng và trồng và những con vật họ săn bắt được, kể cả thằn lằn và nhím. 
Ba anh em đôi khi sợ hãi và thường bị đói, nhưng họ cũng được tự do. 
Ông Flora nói, “Chúng tôi đã hát lúc nửa đêm. Cũng vui.” 

Cuộc trốn thoát của Flora xảy ra vào năm 1979 khi một người chị và anh rể tìm được 11 chỗ cho gia đình trên một chiếc ghe đánh cá chật chội hôi hám. Chuyến vượt biển kinh hoàng kéo dài năm ngày đêm khủng khiếp, theo ông kể, với ít thức ăn hoặc nước uống, dễ bị bão đánh, tàu chìm và hải tặc tấn công. Một đứa bé trên ghe đã chết trước khi họ lên bờ ở Nam Dương. 
Ông Flora nói, “Chúng tôi biết rằng có chưa tới 50 phần trăm xác suất sống sót. Nỗi tuyệt vọng, cảnh cơ cực sẽ thúc đẩy người ta làm bất cứ điều gì.” 

Ông Châu Thế Lập cùng con gái và vợ. (Courtesy Lapthe Flora)

Phần lớn gia đình ông định cư ở California. Cùng với Texas, tiểu bang này đón nhận những người Việt Nam tị nạn đông nhất. 
Nhưng ông thích Roanoke ở Virginia hơn và sống với gia đình cha mẹ nuôi là ông bà Jack và Audrey Flora. 

Flora tốt nghiệp trung học trong ba năm, trong khi làm công việc bán thời gian ở siêu thị, và được nhận vào học viện VMI. 
Ông thích ngôi trường giản dị đó, trường cũ của cha nuôi, nói rằng ngôi trường làm cho ông nhớ lại hồi nhỏ đi học ở Việt Nam. 
Flora ít bị kỳ thị từ khi đến nước Mỹ, theo ông nói, và bất cứ sự xúc phạm nào cũng được ông dễ dàng bỏ qua. 
Ông Flora nói, “Bạn cảm thương hại cho những người thiển cận.” 

Từ khi bắt đầu binh nghiệp, Lapthe Flora đã tạo ấn tượng tốt. Là một trung úy trẻ thuộc Trung Đoàn Bộ Binh 116 trong năm 1991, khi gặp Đại Úy Eric Barr, ông Lapthe Flora đã được vị sĩ quan này nhận thấy ông là một người lính độc đáo, mà không phải vì quá khứ tị nạn của ông. 
Ông Barr kể, “Khi mới gặp,  tôi liền nhận thấy rằng Lapthe là một sĩ quan chuyên nghiệp, hoàn bị nhất. Rõ ràng ông thông thạo công việc, rất chuyên nghiệp..” 
Trong một cuộc điều động sang Kosovo vào năm 2007, “bất cứ khi nào có điều gì đó thực sự khó khăn xảy ra, Lapthe nổi tiếng là một người đáng tin cậy.” Ông Barr, nay là một đại tá hồi hưu, nói như vậy. 
Ông Barr nói, “Ông ấy có rất nhiều uy tín với người Serb và người Albani, vì họ biết rằng ông đã trải qua một cuộc sống khó khăn như của họ. Ông đã trải qua cùng một địa ngục mà họ đã trải qua.”

Hoang Pham chuyen





















Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Thuyền nhân Việt đầu tiên giữ chức tướng chỉ huy quân đội Mỹ

Khi đến Hoa Kỳ vào năm 1980, ông là một thiếu niên người Việt, không có một đồng xu dính túi, vừa trải qua những kinh nghiệm hãi hùng trên đường vượt biển, có trình độ học vấn lớp năm.



Ông Lapthe cùng ông bà Audrey và Jack Flora ở Roanoke, Virginia. (Courtesy Lapthe Flora) 


VICENZA, Ý - Mới đây, tạp chí Stars and Stripes chuyên viết về quân đội Hoa Kỳ đã đăng một bài viết khá dài về một vị tướng xuất thân từ một người tị nạn. Người đó là Thiếu Tướng Lapthe Flora, Phó Tư Lệnh Bộ Binh Hoa Kỳ tại Phi Châu. Dưới đây là tóm lược bài viết của nữ ký giả Nancy Montgomery về Tướng Lapthe Flora, hay còn có tên Việt là Châu Thế Lập.
Khi đến Hoa Kỳ vào năm 1980, ông là một thiếu niên người Việt, không có một đồng xu dính túi, vừa trải qua những kinh nghiệm hãi hùng trên đường vượt biển, có trình độ học vấn lớp năm. Ông biết cách sống sót trong rừng rậm, trốn tránh các trạm kiểm soát của cộng sản, và biết chế ngự nỗi lo sợ mà ông thường cảm thấy trên đường tìm tự do. 

 
Thiếu Tướng Lapthe Flora tại căn cứ ở Ý. (Nancy Montgomery/Stars And Stripes)

Tuy nhiên ông không thể nói nhiều hơn một vài từ ngữ tiếng Anh, và có ít kiến thức về cách sống một cuộc sống bình thường. Trong vòng bảy năm sau khi tới Mỹ, ông Châu Lập Thế mang tên mới, lãnh được một văn bằng từ Học Viện Quân Sự Virginia (VMI, Virginia Military Institute) và tạo được một sự nghiệp mà ông diễn tả là “một sĩ quan trong một lực lượng Bộ Binh hùng mạnh nhất trên địa cầu.” 

Thiếu Tướng Lapthe Flora, như tên ông hiện nay được gọi, là Phó Tư Lệnh Bộ Binh Hoa Kỳ ở Phi Châu, và là một tướng cao cấp của lực lượng Vệ Binh Quốc Gia Virginia. 

(Courtesy Lapthe Flora)

Ông có lẽ là thuyền nhân Việt Nam duy nhất trở thành một sĩ quan cấp tướng trong quân đội Hoa Kỳ. 
Trong một cuộc phỏng vấn với báo Stars and Stripes, Tướng Lapthe Flora nói, “Sau những kinh nghiệm mà tôi đã trải qua, hầu như tưởng là chết, rồi được những ai đó cho bạn cơ hội sống lại, tôi chỉ có thể nói từ quan điểm riêng rằng tôi rất biết ơn những gì mà đất nước này đã cho tôi”. 
Trong cuộc sống dân sự, ông Lapthe Flora là một kỹ sư có nhiều bằng sáng chế về loại kính nhìn xuyên bóng đêm. Ông đã kể lại nhiều lần câu chuyện khó tin về cuộc đời của ông. 
Trong bài diễn văn vào dịp được thăng chức lên cấp tướng cách đây hơn hai năm, ông Flora nói, “Khả năng trong quốc gia vĩ đại này là vô tận; Ước Mơ Mỹ là có thực, chỉ khi nào bạn dám theo đuổi ước mơ đó bằng sự siêng năng và kiên trì với sự tập trung cao độ.” 

  (Courtesy Lapthe Flora) 

Ông cũng bày tỏ lòng tri ân đối với những người đã giúp đỡ khi ông đến Hoa Kỳ. 
Trong một cuộc nói chuyện vào năm 2017 tại nhà thờ Raleigh Court United Methodist Church ở Roanoke, Virginia, ông nói, “Không ai có thể tự sức đi tới nơi mà họ đang ở. Ai cũng cần sự giúp đỡ.” 
Trong năm 1980, nhà thờ này bảo trợ cho ông và một số người thân trong gia đình. 
Bà Sharon Alexi, một cựu giáo viên mẫu giáo hoạt động trong nhà thờ đó, và từng giúp cho gia đình họ Châu gồm 11 người định cư ở Mỹ. Bà nói, “Chúng tôi đã có một ngôi nhà cho họ. Họ tới đây với hai bàn tay trắng..” 
Bà dạy cho Flora và em trai học tiếng Anh và học lái xe. Bà nói, “Các em bắt kịp rất nhanh. Vui lắm. Đó là một niềm vui.” 

(Courtesy Lapthe Flora)

Một cặp vợ chồng trong hội thánh rất thích Flora, đến nỗi họ đã nhận ông làm con nuôi, khi hai vợ chồng này ở độ tuổi 60. Lúc đó ông Florida đã 21 hoặc 23 tuổi; ngày sinh của ông không chắc chắn vì không còn giấy tờ khi đến Mỹ. 
Ông Flora nói về cặp vợ chồng lớn tuổi nhận ông làm con nuôi, “Người ta nghĩ rằng họ điên. Tuy nhiên họ đã đón tôi vào nhà.” 

Lapthe Flora là một người trong số 800,000 người thoát khỏi Việt Nam bằng đường biển, bắt đầu từ năm 1975, trong một cuộc khủng hoảng nhân đạo quốc tế phải mất nhiều năm để giải quyết. Cuộc di cư này lên đến cao điểm vào năm 1978, khi mỗi tháng có khoảng 5,800 người tị nạn đổ bộ vào các quốc gia Á Châu. Những nước này càng ngày càng không muốn tiếp nhận họ, và một số lượng người chưa từng thấy đã chết trên biển. 

Tổng Thống Jimmy Carter đã đáp ứng bằng cách ra lệnh cho các tàu thủy của Mỹ tới giải cứu, sau đó làm tăng gấp đôi số người tị nạn được chấp nhận vào Hoa Kỳ, từ 7,000 cho tới 14,000 người mỗi tháng, mặc dù các cuộc thăm dò cho thấy đa số dân Mỹ không tán thành. 
Tướng Flora nói, “Tôi đã được hưởng lợi rất nhiều từ việc Hoa Kỳ quyết định chấp nhận tôi vào đất nước này. Tôi hết lòng biết ơn vì những hoàn cảnh dẫn đến việc tôi trở thành công dân Mỹ.” 
Ông Flora từ chối tưởng tượng chuyện gì có thể xảy ra cho ông, nếu chính phủ Carter quyết định không chấp nhận những người Việt tị nạn. 

Cuối cùng gần như tất cả gia đình ông đã tới Mỹ, trong số đó có người vợ tương lai, mẹ ông và một người chị gái bị thất lạc từ lâu, được cho người ta nhận làm con nuôi ở Việt Nam. 
Ông Flora nói, “Tôi không thích nghĩ về những nẻo đường giả định mà cuộc đời tôi lẽ ra có thể đi theo. Thay vì vậy, tôi tập trung vào tương lai và khả năng đền đáp bất cứ lúc nào có thể, và chia sẻ chuyện đời tôi để khích lệ những người khác.” 

Câu chuyện đó gồm nhiều nỗi gian nan lúc đầu và những chiến thắng cuối cùng. 
Khi Flora lên 2 tuổi, người cha làm nghề chở hàng trên biển bị giết chết trong một cuộc tấn công bằng súng cối, theo Flora cho biết. Vụ tử thương đã khiến gia đình Việt gốc Hoa này sa vào cảnh nghèo trầm trọng, đến nỗi người mẹ đành đem đứa con gái sơ sinh giao cho một cặp vợ chồng khác. 
Năm 11 tuổi, khi cuộc chiếnViệt Nam lan tràn khắp vùng nông thôn, Flora làm người giúp việc tại một nhà máy và sống ở đó. Tình trạng này kết thúc vào ngày 30 tháng Tư, 1975, khi quân cộng sản Bắc Việt và Việt Cộng chiếm được Sài Gòn, thủ đô nước Việt Nam Cộng Hòa, chấm dứt chiến tranh, và biến cả Việt Nam thành một nước xã hội chủ nghĩa và độc đảng. 
Chính quyền mới của cộng sản lập ra “các trại cải tạo” và đưa ra những biện pháp khác để đàn áp các đối thủ chính trị và những người từng cộng tác với người Mỹ. 
Flora và hai em trai thoát khỏi Sài Gòn, trốn ở vùng nông thôn trong ba năm. Họ sống sót nhờ những cây họ trồng và trồng và những con vật họ săn bắt được, kể cả thằn lằn và nhím. 
Ba anh em đôi khi sợ hãi và thường bị đói, nhưng họ cũng được tự do. 
Ông Flora nói, “Chúng tôi đã hát lúc nửa đêm. Cũng vui.” 

Cuộc trốn thoát của Flora xảy ra vào năm 1979 khi một người chị và anh rể tìm được 11 chỗ cho gia đình trên một chiếc ghe đánh cá chật chội hôi hám. Chuyến vượt biển kinh hoàng kéo dài năm ngày đêm khủng khiếp, theo ông kể, với ít thức ăn hoặc nước uống, dễ bị bão đánh, tàu chìm và hải tặc tấn công. Một đứa bé trên ghe đã chết trước khi họ lên bờ ở Nam Dương. 
Ông Flora nói, “Chúng tôi biết rằng có chưa tới 50 phần trăm xác suất sống sót. Nỗi tuyệt vọng, cảnh cơ cực sẽ thúc đẩy người ta làm bất cứ điều gì.” 

Ông Châu Thế Lập cùng con gái và vợ. (Courtesy Lapthe Flora)

Phần lớn gia đình ông định cư ở California. Cùng với Texas, tiểu bang này đón nhận những người Việt Nam tị nạn đông nhất. 
Nhưng ông thích Roanoke ở Virginia hơn và sống với gia đình cha mẹ nuôi là ông bà Jack và Audrey Flora. 

Flora tốt nghiệp trung học trong ba năm, trong khi làm công việc bán thời gian ở siêu thị, và được nhận vào học viện VMI. 
Ông thích ngôi trường giản dị đó, trường cũ của cha nuôi, nói rằng ngôi trường làm cho ông nhớ lại hồi nhỏ đi học ở Việt Nam. 
Flora ít bị kỳ thị từ khi đến nước Mỹ, theo ông nói, và bất cứ sự xúc phạm nào cũng được ông dễ dàng bỏ qua. 
Ông Flora nói, “Bạn cảm thương hại cho những người thiển cận.” 

Từ khi bắt đầu binh nghiệp, Lapthe Flora đã tạo ấn tượng tốt. Là một trung úy trẻ thuộc Trung Đoàn Bộ Binh 116 trong năm 1991, khi gặp Đại Úy Eric Barr, ông Lapthe Flora đã được vị sĩ quan này nhận thấy ông là một người lính độc đáo, mà không phải vì quá khứ tị nạn của ông. 
Ông Barr kể, “Khi mới gặp,  tôi liền nhận thấy rằng Lapthe là một sĩ quan chuyên nghiệp, hoàn bị nhất. Rõ ràng ông thông thạo công việc, rất chuyên nghiệp..” 
Trong một cuộc điều động sang Kosovo vào năm 2007, “bất cứ khi nào có điều gì đó thực sự khó khăn xảy ra, Lapthe nổi tiếng là một người đáng tin cậy.” Ông Barr, nay là một đại tá hồi hưu, nói như vậy. 
Ông Barr nói, “Ông ấy có rất nhiều uy tín với người Serb và người Albani, vì họ biết rằng ông đã trải qua một cuộc sống khó khăn như của họ. Ông đã trải qua cùng một địa ngục mà họ đã trải qua.”

Hoang Pham chuyen





















BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm