Nhân Vật
Tỉ phú Michael Bloomberg: Nước Mỹ lớn lên nhờ những nhà lãnh đạo liêm chính và trọng danh dự như McCain
Nước Mỹ đã mất đi một người hùng chính trị, một con người ái quốc, một hình mẫu lãnh đạo trung thực, liêm chính mà chúng ta đang cần hơn bao giờ hết.
Ảnh: Twitter.
Hoang Pham chuyen
Hồng Anh
Trong bài viết được đăng tải trên trang Bloomberg, nhà sáng lập hãng tin này đã khen ngợi Thượng nghị sĩ John McCain là con người chính trực, luôn hết lòng vì lợi ích của nước Mỹ.
Theo văn phòng của Thượng nghị sĩ John McCain, ông đã qua đời ở tuổi 81 do căn bệnh ung thư não vào lúc 16h28 ngày 25/8 (tieu bang Arizona), tức 6h28 sáng 26/8 theo giờ Hà Nội.
Ông McCain đã phụng sự nước Mỹ trong vòng hơn 6 thập kỷ qua ở nhiều vị trí và nhiệm vụ khác nhau. Trước sự ra đi của ông, nhiều chính trị gia Mỹ đã bày tỏ lòng thành kính phân ưu và ca ngợi ông là "nhà ái quốc" thực thụ.
"Chúng ta đã mất đi một người đàn ông đại diện cho những lý tưởng cao đẹp nhất của nước Mỹ", Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Jim Mattis tuyên bố.
Cựu Tổng thống George W. Bush cũng bày tỏ niềm thương tiếc đối với sự ra đi của ông McCain:
"Có những cuộc đời sống động đến nỗi ta thật khó tưởng tượng sẽ có ngày chúng phải chấm dứt. Có những giọng nói thật sôi nổi, khiến ta thật khó tưởng tượng có ngày sẽ không còn được nghe chúng nữa. John McCain là con người sâu sắc và vô cùng yêu nước. Ông ấy đã hết lòng phụng sự đất nước, và là người bạn tôi sẽ nhớ mãi mãi."
Ngoài ra, dù trước đó từng có thông tin rằng ông John McCain không muốn Tổng thống Donald Trump dự tang lễ, nhưng ông Trump cũng đã gửi lời chia buồn với mất mát của gia đình McCain trên Twitter.
Nhà sáng lập hãng tin Bloomberg, cựu thị trưởng thành phố New York - tỉ phú Michael Bloomberg, cũng đã có những chia sẻ rất chân thành về Thượng nghị sĩ John McCain dưới góc nhìn của một chính trị gia.
---
Người hùng chính trị của nước Mỹ
Đối với tôi, John McCain chính là người hùng chính trị của nước Mỹ. Trong suốt những năm qua, dù chúng tôi đã có những bất đồng, nhưng tôi luôn ngưỡng mộ lòng kiên định của McCain, và quyết tâm thực hiện những điều ông ấy tin là đúng đắn, cho dù điều đó buộc ông phải đánh đổi bằng một cái giá nhất định trong chính trị.
Quả thực, chuyện "đánh đổi" như trên cũng đã thường xuyên xảy ra trong cuộc đời làm chính trị của McCain. Nhưng sự độc lập, mạnh mẽ và sẵn sàng đánh đổi ấy đã giúp ông ấy ghi dấu ấn trong sự nghiệp chính trị của mình.
McCain không bao giờ hy sinh sự liêm chính và danh dự của mình - hay những lợi ích của nước Mỹ - để đạt được những tham vọng hay lợi ích chính trị cá nhân.
Ông ấy hiểu rõ ý nghĩa của việc đặt nước Mỹ lên hàng đầu, và ông ấy đã dành cả cuộc đời mình để phụng sự nước Mỹ trong vai trò một người phi công hải quân, một tù binh chiến tranh, một thượng nghị sĩ và ứng cử viên Tổng thống Mỹ.
Khi tôi tới thăm McCain ở Arizona hồi tháng 5 vừa qua, tôi đã đưa cho ông ấy bản sao nội dung bài phát biểu tôi chuẩn bị cho buổi gặp gỡ sinh viên Đại học Rice về vấn đề tinh thần đảng phái đang khiến nền chính trị Mỹ ngày càng thiếu trung thực.
Trong bài phát biểu đó, tôi đã nói rằng nước Mỹ cần thêm những người như John McCain để ngăn chặn điều này - những người có dũng cảm đứng lên bảo vệ sự thật, ngay cả khi điều đó đồng nghĩa với việc ông phải chống lại những thành viên trong chính đảng phái của mình.
Trong suốt sự nghiệp chính trị, McCain đã nhiều lần "dũng cảm" như thế, và tôi hy vọng rằng thế hệ trẻ sẽ noi theo tấm gương của ông ấy.
Thượng nghị sĩ John McCain đã dũng cảm chống chọi với căn bệnh ung thư não đến tận những ngày cuối cùng. Ảnh: Getty.
"Nhà ái quốc" John McCain
Tôi may mắn được gặp McCain khi tham gia tranh cử chức vụ thị trưởng thành phố New York hồi năm 2001. Vào thời điểm đó, thậm chí tôi còn không được nhiều chính trị gia địa phương ủng hộ tham gia tranh cử, chứ chưa nói đến phạm vi rộng hơn. Thế nhưng McCain đã tới New York và vận động giúp tôi trên đường phố Brooklyn.
Năm 2008, khi McCain được đảng Cộng hòa đề cử tham gia tranh cử Tổng thống, tôi đã rất muốn ủng hộ ông ấy. Nhưng điều đó đồng nghĩa với việc tôi sẽ phải bỏ phiếu cho cả ứng cử viên cho chức vụ Phó Tổng thống của đảng Cộng hòa mà tôi không mong muốn. Vì thế nên tôi đã quyết định bỏ phiếu trắng để tôn trọng McCain.
Ông ấy đã có thể gọi điện trách móc tôi về chuyện đó. Ông ấy đã có thể nói rằng, "Ông nợ tôi đấy". Và sau khi cuộc tranh cử kết thúc, ông ấy có thể giận tôi. Nhưng ông ấy đã không làm như vậy. Điều đó trái với tôn chỉ của ông ấy. Ông ấy là một đối thủ cạnh tranh rất khốc liệt - nhưng ông ấy sẽ cạnh tranh danh dự và công bằng.
Trong những năm qua, những giá trị McCain bảo vệ luôn bị những nhân vật có tiếng nói trong đảng Cộng hòa đả kích. Ông ấy đã thể hiện sự chính trực ngay trong lời đáp trả của mình: "Tôi lớn lên với niềm tin rằng 'Nhiệm vụ, Danh dự, và Quốc gia' phải là ngôi sao chỉ đường cho mỗi hành động của [người dân Mỹ]".
McCain luôn nỗ lực thực hiện lý tưởng đó, và kể cả nếu ông ấy thất bại - con người ai chẳng có lúc thất bại - thì ông ấy vẫn luôn dũng cảm thừa nhận thất bại của mình.
Trong những tháng cuối đời phải chống chọi với căn bệnh ung thư quái ác, McCain vẫn giữ được sự minh mẫn và cảnh báo nước Mỹ phải nhanh chóng giải quyết chủ trương phá rối, thiếu phép tắc và thiếu hợp tác đang đe dọa tương lai của đất nước.
Khi tôi đến Hà Nội vài năm trước, tôi đã được tận mắt chứng kiến người Việt Nam bày tỏ sự quý mến đối với cái tên McCain. Ông ấy là một trong những người đã tích cực vận động chính phủ Mỹ bình thường hóa quan hệ và thúc đẩy quan hệ song phương với Việt Nam sau chiến tranh.
Là hậu sinh của người hùng chiến tranh thế kỷ 18 Paul Revere, McCain đã gióng hồi chuông giác ngộ lòng ái quốc của chúng ta. Nước Mỹ đã mất đi một người hùng chính trị, một con người ái quốc, một hình mẫu lãnh đạo trung thực, liêm chính mà chúng ta đang cần hơn bao giờ hết.
Ông John McCain là một Thượng nghị sĩ nổi tiếng ở Mỹ từ thời cựu Tổng thống Barack Obama cho đến thời Tổng thống đương nhiệm Donald Trump. Năm 2008, ông McCain từng được Đảng Cộng hòa đề cử tham gia tranh chức Tổng thống Mỹ.
Ông McCain từng là phi công hải quân lái máy bay cường kích tham chiến tại Việt Nam. Năm 1967, trong một nhiệm vụ ném bom tại miền Bắc Việt Nam, chiến đấu cơ của ông đã bị bắn hạ. Ông đã trở thành tù binh chiến tranh bị giam trong nhà tù Hỏa Lò tại Hà Nội trong suốt 5 năm, trước khi được trao trả về Mỹ vào tháng 3/1973.
Bên cạnh cựu Ngoại trưởng John Kerry, Thượng Nghị sĩ John McCain cũng là một nhân vật đã có nhiều đóng góp tích cực giúp Mỹ bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Việt Nam sau chiến tranh.
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- Huỳnh Ngọc Chênh - Hôm nay đón Nguyễn Thúy Hạnh về nhà, kịch tính như phim
- "Sư Minh Tuệ" - by Đỗ Duy Ngọc / Trần Văn Giang (ghi lại)
- "Thế lực nào đã đầu độc tướng vi-xi Nguyễn Chí Vịnh?" - Lê Văn Đoành / Trần Văn Giang (ghi lại)
- NHỮNG NỮ LƯU LỪNG DANH Ở MỸ & THẾ GIỚI - TRẦN VĂN NGÀ
- Putin tiến thoái lưỡng nan vì đã tính sai nước cờ _ Hoài Việt
Tỉ phú Michael Bloomberg: Nước Mỹ lớn lên nhờ những nhà lãnh đạo liêm chính và trọng danh dự như McCain
Nước Mỹ đã mất đi một người hùng chính trị, một con người ái quốc, một hình mẫu lãnh đạo trung thực, liêm chính mà chúng ta đang cần hơn bao giờ hết.
Hồng Anh
Trong bài viết được đăng tải trên trang Bloomberg, nhà sáng lập hãng tin này đã khen ngợi Thượng nghị sĩ John McCain là con người chính trực, luôn hết lòng vì lợi ích của nước Mỹ.
Theo văn phòng của Thượng nghị sĩ John McCain, ông đã qua đời ở tuổi 81 do căn bệnh ung thư não vào lúc 16h28 ngày 25/8 (tieu bang Arizona), tức 6h28 sáng 26/8 theo giờ Hà Nội.
Ông McCain đã phụng sự nước Mỹ trong vòng hơn 6 thập kỷ qua ở nhiều vị trí và nhiệm vụ khác nhau. Trước sự ra đi của ông, nhiều chính trị gia Mỹ đã bày tỏ lòng thành kính phân ưu và ca ngợi ông là "nhà ái quốc" thực thụ.
"Chúng ta đã mất đi một người đàn ông đại diện cho những lý tưởng cao đẹp nhất của nước Mỹ", Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Jim Mattis tuyên bố.
Cựu Tổng thống George W. Bush cũng bày tỏ niềm thương tiếc đối với sự ra đi của ông McCain:
"Có những cuộc đời sống động đến nỗi ta thật khó tưởng tượng sẽ có ngày chúng phải chấm dứt. Có những giọng nói thật sôi nổi, khiến ta thật khó tưởng tượng có ngày sẽ không còn được nghe chúng nữa. John McCain là con người sâu sắc và vô cùng yêu nước. Ông ấy đã hết lòng phụng sự đất nước, và là người bạn tôi sẽ nhớ mãi mãi."
Ngoài ra, dù trước đó từng có thông tin rằng ông John McCain không muốn Tổng thống Donald Trump dự tang lễ, nhưng ông Trump cũng đã gửi lời chia buồn với mất mát của gia đình McCain trên Twitter.
Nhà sáng lập hãng tin Bloomberg, cựu thị trưởng thành phố New York - tỉ phú Michael Bloomberg, cũng đã có những chia sẻ rất chân thành về Thượng nghị sĩ John McCain dưới góc nhìn của một chính trị gia.
---
Người hùng chính trị của nước Mỹ
Đối với tôi, John McCain chính là người hùng chính trị của nước Mỹ. Trong suốt những năm qua, dù chúng tôi đã có những bất đồng, nhưng tôi luôn ngưỡng mộ lòng kiên định của McCain, và quyết tâm thực hiện những điều ông ấy tin là đúng đắn, cho dù điều đó buộc ông phải đánh đổi bằng một cái giá nhất định trong chính trị.
Quả thực, chuyện "đánh đổi" như trên cũng đã thường xuyên xảy ra trong cuộc đời làm chính trị của McCain. Nhưng sự độc lập, mạnh mẽ và sẵn sàng đánh đổi ấy đã giúp ông ấy ghi dấu ấn trong sự nghiệp chính trị của mình.
McCain không bao giờ hy sinh sự liêm chính và danh dự của mình - hay những lợi ích của nước Mỹ - để đạt được những tham vọng hay lợi ích chính trị cá nhân.
Ông ấy hiểu rõ ý nghĩa của việc đặt nước Mỹ lên hàng đầu, và ông ấy đã dành cả cuộc đời mình để phụng sự nước Mỹ trong vai trò một người phi công hải quân, một tù binh chiến tranh, một thượng nghị sĩ và ứng cử viên Tổng thống Mỹ.
Khi tôi tới thăm McCain ở Arizona hồi tháng 5 vừa qua, tôi đã đưa cho ông ấy bản sao nội dung bài phát biểu tôi chuẩn bị cho buổi gặp gỡ sinh viên Đại học Rice về vấn đề tinh thần đảng phái đang khiến nền chính trị Mỹ ngày càng thiếu trung thực.
Trong bài phát biểu đó, tôi đã nói rằng nước Mỹ cần thêm những người như John McCain để ngăn chặn điều này - những người có dũng cảm đứng lên bảo vệ sự thật, ngay cả khi điều đó đồng nghĩa với việc ông phải chống lại những thành viên trong chính đảng phái của mình.
Trong suốt sự nghiệp chính trị, McCain đã nhiều lần "dũng cảm" như thế, và tôi hy vọng rằng thế hệ trẻ sẽ noi theo tấm gương của ông ấy.
Thượng nghị sĩ John McCain đã dũng cảm chống chọi với căn bệnh ung thư não đến tận những ngày cuối cùng. Ảnh: Getty.
"Nhà ái quốc" John McCain
Tôi may mắn được gặp McCain khi tham gia tranh cử chức vụ thị trưởng thành phố New York hồi năm 2001. Vào thời điểm đó, thậm chí tôi còn không được nhiều chính trị gia địa phương ủng hộ tham gia tranh cử, chứ chưa nói đến phạm vi rộng hơn. Thế nhưng McCain đã tới New York và vận động giúp tôi trên đường phố Brooklyn.
Năm 2008, khi McCain được đảng Cộng hòa đề cử tham gia tranh cử Tổng thống, tôi đã rất muốn ủng hộ ông ấy. Nhưng điều đó đồng nghĩa với việc tôi sẽ phải bỏ phiếu cho cả ứng cử viên cho chức vụ Phó Tổng thống của đảng Cộng hòa mà tôi không mong muốn. Vì thế nên tôi đã quyết định bỏ phiếu trắng để tôn trọng McCain.
Ông ấy đã có thể gọi điện trách móc tôi về chuyện đó. Ông ấy đã có thể nói rằng, "Ông nợ tôi đấy". Và sau khi cuộc tranh cử kết thúc, ông ấy có thể giận tôi. Nhưng ông ấy đã không làm như vậy. Điều đó trái với tôn chỉ của ông ấy. Ông ấy là một đối thủ cạnh tranh rất khốc liệt - nhưng ông ấy sẽ cạnh tranh danh dự và công bằng.
Trong những năm qua, những giá trị McCain bảo vệ luôn bị những nhân vật có tiếng nói trong đảng Cộng hòa đả kích. Ông ấy đã thể hiện sự chính trực ngay trong lời đáp trả của mình: "Tôi lớn lên với niềm tin rằng 'Nhiệm vụ, Danh dự, và Quốc gia' phải là ngôi sao chỉ đường cho mỗi hành động của [người dân Mỹ]".
McCain luôn nỗ lực thực hiện lý tưởng đó, và kể cả nếu ông ấy thất bại - con người ai chẳng có lúc thất bại - thì ông ấy vẫn luôn dũng cảm thừa nhận thất bại của mình.
Trong những tháng cuối đời phải chống chọi với căn bệnh ung thư quái ác, McCain vẫn giữ được sự minh mẫn và cảnh báo nước Mỹ phải nhanh chóng giải quyết chủ trương phá rối, thiếu phép tắc và thiếu hợp tác đang đe dọa tương lai của đất nước.
Khi tôi đến Hà Nội vài năm trước, tôi đã được tận mắt chứng kiến người Việt Nam bày tỏ sự quý mến đối với cái tên McCain. Ông ấy là một trong những người đã tích cực vận động chính phủ Mỹ bình thường hóa quan hệ và thúc đẩy quan hệ song phương với Việt Nam sau chiến tranh.
Là hậu sinh của người hùng chiến tranh thế kỷ 18 Paul Revere, McCain đã gióng hồi chuông giác ngộ lòng ái quốc của chúng ta. Nước Mỹ đã mất đi một người hùng chính trị, một con người ái quốc, một hình mẫu lãnh đạo trung thực, liêm chính mà chúng ta đang cần hơn bao giờ hết.
Ông John McCain là một Thượng nghị sĩ nổi tiếng ở Mỹ từ thời cựu Tổng thống Barack Obama cho đến thời Tổng thống đương nhiệm Donald Trump. Năm 2008, ông McCain từng được Đảng Cộng hòa đề cử tham gia tranh chức Tổng thống Mỹ.
Ông McCain từng là phi công hải quân lái máy bay cường kích tham chiến tại Việt Nam. Năm 1967, trong một nhiệm vụ ném bom tại miền Bắc Việt Nam, chiến đấu cơ của ông đã bị bắn hạ. Ông đã trở thành tù binh chiến tranh bị giam trong nhà tù Hỏa Lò tại Hà Nội trong suốt 5 năm, trước khi được trao trả về Mỹ vào tháng 3/1973.
Bên cạnh cựu Ngoại trưởng John Kerry, Thượng Nghị sĩ John McCain cũng là một nhân vật đã có nhiều đóng góp tích cực giúp Mỹ bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Việt Nam sau chiến tranh.