Di Sản Hồ Chí Minh
Tiền Trung Quốc góp cho Philippines chỉ đủ mua... 9 chai rượu NgV
Tiền Trung Quốc góp cho Philippines chỉ đủ mua...9 chai rượu
Trong lúc hàng trăm nghìn người tại Philippines đang vật lộn để tìm thức ăn, nước uống, chỗ trú ngụ và chôn cất xác người thân sau cơn bão Haiyan, Trung Quốc đã nhanh chóng trích ra từ kho dự trữ tiền tệ lớn nhất thế giới trị giá 3,7 nghìn tỷ USD của mình và trao cho Philippines…vỏn vẹn 100.000 USD (!).
Đó là khoản cứu trợ chính thức đầu tiên Trung Quốc gửi Chính phủ Philippines. Đến thứ 5 ngày 15/11, để "gỡ" lại danh dự trước làn sóng chê bai khắp thế giới, Trung Quốc vội vã chuyển đồ cứu trợ trị giá 1,6 triệu USD đến tâm bão. Nhưng hành động này không cứu vãn được danh dự của một cường quốc đang nổi nhưng mang tiếng “bủn xỉn”.
“Đúng là Trung Quốc còn nhiều dân nghèo, đúng là quan hệ Trung Quốc - Philippines đang căng thẳng, nhưng đó đường đường là “con rồng châu Á”, nếu được phép gửi ý kiến tới Chủ tịch Tập Cận Bình, tôi sẽ khuyên ông điều ngay một nhóm cứu viện hùng hậu đến Philippines”, ông Ian Bremmer - Tổng Giám đốc tập đoàn Eurasia tại New York, chia sẻ.
Trong khi các nước đang dốc hầu bao quyên góp nhằm chia sẻ thiệt hại với nước bạn: Úc góp 28 triệu USD, Mỹ góp 20 triệu USD, Liên minh châu Âu góp 17 triệu USD, Anh góp 16 triệu USD, Nhật góp 10 triệu USD, Hàn Quốc góp 5 triệu USD, Vatican góp 4 triệu USD, Indonesia góp 2 triệu USD cùng nhiều tổ chức phi chính phủ khác, trong đó chỉ riêng các tổ chức tại Mỹ đã quyên góp được 300 triệu USD trị giá viện trợ.
Đúng là Philippines đang chìm trong thảm họa thiên nhiên, nhưng hình ảnh của Trung Quốc cũng đang chìm trong “thảm họa danh dự”.
Vậy mà số tiền cả Trung Quốc gửi đi chỉ bằng số tiền nghệ sỹ trượt băng nghệ thuật Hàn Quốc Kim Yu-na đóng góp, 100.000 USD chỉ đủ để mua…9 chai rượu 2006 Romanee-Conti. Đặt lên bàn cân so sánh với nhiều nước khác, sự “nhỏ mọn” của Trung Quốc càng lộ rõ thêm. New Zealand có nền kinh tế quy mô GDP 167 tỷ USD, chỉ bằng một góc con số 8,4 nghìn tỷ USD tại Trung Quốc. Nhưng Chính phủ Wellington đã chung tay quyên góp được 1,7 triệu USD.
Nguyên nhân do đâu?
Mối bang giao chặt chẽ giữa chính phủ Manila và Washington từ lâu đã khiến Trung Quốc đứng ngồi không yên. Tổng thống Philippines - ông Benigno Aquino cũng kiên quyết không lùi bước trước sự xâm lấn của Trung Quốc tại khu vực biển Đông, và làm Bắc Kinh nổi giận khi đâm đơn kiện Trung Quốc lên Tòa trọng tài Liên hiệp quốc về yêu sách chủ quyền phi lý ở biển Đông. Nhưng đây hoàn toàn là vấn đề chính trị riêng rẽ.
Ông Joseph Cheng, giáo sư khoa học chính trị Đại học Hồng Kông chuyên nghiên cứu mối quan hệ của Trung Quốc với Đông Nam Á, phát biểu: “Các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã bỏ lỡ một cơ hội thể hiện lòng hào hiệp của mình. Khoản viện trợ ít ỏi đó không thể cải thiện mối quan hệ vốn đã mong manh (với Manila)”.
Để tự chữa ngượng, Trung Quốc đã gửi thêm 200.000 USD tới Philippines qua Hội chữ thập đỏ. Nhưng kể cả vậy, tổng cứu trợ của nước này còn ít hơn khoản nhận được từ chính Philippines trị giá 450.000 USD khi động đất Tứ Xuyên xảy ra năm 2008. Cho đến bây giờ, tổng khoản cứu trợ của Trung Quốc vẫn ít hơn khoản tiền 4,88 triệu USD nước này gửi Pakistan sau trận động đất xảy ra 2 tháng trước.
“Quyền lực mềm”
Sự việc này, nhìn trên góc độ quốc tế hóa , thuộc một trong những nguyên nhân dẫn đến việc Trung Quốc không tạo dựng được hệ thống “quyền lực mềm”. Thay vì dùng văn hóa, chính sách ngoại giao khôn khéo để kết thân với các nước trên thế giới, Trung Quốc chỉ dùng tiền. Trung Quốc rót rất nhiều tiền đầu tư vào các nước như xây dựng đường sắt tại Indonesia, hầm ngầm tại Brazil, điện lực tại Campuchia, thủy điện tại Lào, cầu đường tại Việt Nam, đường sá tại Zambia, nhà máy tại Malaysia, sân bay tại Myanmar, dàn khoan tại Uzbekistan, nhưng đổi lại, Trung Quốc muốn nắm toàn bộ quyền chi phối tại những khu vực đó. Đó cũng là thông điệp Trung Quốc đang gửi đến Philippines.
Chuyên gia về các vấn đề thương mại Arvind Subramanian của Viện Nghiên cứu Kinh tế Quốc tế Peterson có trụ sở ở Washington nhận định: “Trung Quốc sẽ rất hùng mạnh, nhưng theo một cách lập dị”, nước này chỉ có thể thâu tóm vật chất chứ không phải tình cảm từ thế giới. “Họ sẽ không bao giờ đạt được thứ quyền lực mềm mà Mỹ có – mọi người muốn tới Mỹ, muốn sống ở Mỹ”.
Có lẽ Trung Quốc đừng nên viện trợ Philippines, có lẽ ông Tập Cận Bình nên giữ khoản tiền đó lại và thuê cho Trung Quốc một công ty quảng cáo cộng đồng. Bởi lẽ đúng là Philippines đang chìm trong thảm họa thiên nhiên, nhưng hình ảnh của chính Trung Quốc cũng đang chìm trong “thảm họa danh dự”.
Nam Yết chuyển
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Hiệu ứng nói phét!" - by Văn Quang / Trần Văn Giang (ghi lại)
- Phiếm luận, chuyện Nhà Nước ta!!! _ Di Tĩnh Đắc ( Nguyễn Bá Chổi chuyển )
- Đánh trống, đánh chiêng học lại lịch sử Sài Gòn - by FB Nguyễn Gia Việt & Trần Văn Giang (ghi lại)
- Việt Cộng: Kế hoạch gửi tiền Quỹ vắc-xin COVID-19 để lấy lãi gây ra tranh cãi
- Ân xá Quốc tế gửi bằng chứng, đòi Việt Cộng điều tra về tin tặc tấn công giới bất đồng
Tiền Trung Quốc góp cho Philippines chỉ đủ mua... 9 chai rượu NgV
Tiền Trung Quốc góp cho Philippines chỉ đủ mua...9 chai rượu
Trong lúc hàng trăm nghìn người tại Philippines đang vật lộn để tìm thức ăn, nước uống, chỗ trú ngụ và chôn cất xác người thân sau cơn bão Haiyan, Trung Quốc đã nhanh chóng trích ra từ kho dự trữ tiền tệ lớn nhất thế giới trị giá 3,7 nghìn tỷ USD của mình và trao cho Philippines…vỏn vẹn 100.000 USD (!).
Đó là khoản cứu trợ chính thức đầu tiên Trung Quốc gửi Chính phủ Philippines. Đến thứ 5 ngày 15/11, để "gỡ" lại danh dự trước làn sóng chê bai khắp thế giới, Trung Quốc vội vã chuyển đồ cứu trợ trị giá 1,6 triệu USD đến tâm bão. Nhưng hành động này không cứu vãn được danh dự của một cường quốc đang nổi nhưng mang tiếng “bủn xỉn”.
“Đúng là Trung Quốc còn nhiều dân nghèo, đúng là quan hệ Trung Quốc - Philippines đang căng thẳng, nhưng đó đường đường là “con rồng châu Á”, nếu được phép gửi ý kiến tới Chủ tịch Tập Cận Bình, tôi sẽ khuyên ông điều ngay một nhóm cứu viện hùng hậu đến Philippines”, ông Ian Bremmer - Tổng Giám đốc tập đoàn Eurasia tại New York, chia sẻ.
Trong khi các nước đang dốc hầu bao quyên góp nhằm chia sẻ thiệt hại với nước bạn: Úc góp 28 triệu USD, Mỹ góp 20 triệu USD, Liên minh châu Âu góp 17 triệu USD, Anh góp 16 triệu USD, Nhật góp 10 triệu USD, Hàn Quốc góp 5 triệu USD, Vatican góp 4 triệu USD, Indonesia góp 2 triệu USD cùng nhiều tổ chức phi chính phủ khác, trong đó chỉ riêng các tổ chức tại Mỹ đã quyên góp được 300 triệu USD trị giá viện trợ.
Đúng là Philippines đang chìm trong thảm họa thiên nhiên, nhưng hình ảnh của Trung Quốc cũng đang chìm trong “thảm họa danh dự”.
Vậy mà số tiền cả Trung Quốc gửi đi chỉ bằng số tiền nghệ sỹ trượt băng nghệ thuật Hàn Quốc Kim Yu-na đóng góp, 100.000 USD chỉ đủ để mua…9 chai rượu 2006 Romanee-Conti. Đặt lên bàn cân so sánh với nhiều nước khác, sự “nhỏ mọn” của Trung Quốc càng lộ rõ thêm. New Zealand có nền kinh tế quy mô GDP 167 tỷ USD, chỉ bằng một góc con số 8,4 nghìn tỷ USD tại Trung Quốc. Nhưng Chính phủ Wellington đã chung tay quyên góp được 1,7 triệu USD.
Nguyên nhân do đâu?
Mối bang giao chặt chẽ giữa chính phủ Manila và Washington từ lâu đã khiến Trung Quốc đứng ngồi không yên. Tổng thống Philippines - ông Benigno Aquino cũng kiên quyết không lùi bước trước sự xâm lấn của Trung Quốc tại khu vực biển Đông, và làm Bắc Kinh nổi giận khi đâm đơn kiện Trung Quốc lên Tòa trọng tài Liên hiệp quốc về yêu sách chủ quyền phi lý ở biển Đông. Nhưng đây hoàn toàn là vấn đề chính trị riêng rẽ.
Ông Joseph Cheng, giáo sư khoa học chính trị Đại học Hồng Kông chuyên nghiên cứu mối quan hệ của Trung Quốc với Đông Nam Á, phát biểu: “Các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã bỏ lỡ một cơ hội thể hiện lòng hào hiệp của mình. Khoản viện trợ ít ỏi đó không thể cải thiện mối quan hệ vốn đã mong manh (với Manila)”.
Để tự chữa ngượng, Trung Quốc đã gửi thêm 200.000 USD tới Philippines qua Hội chữ thập đỏ. Nhưng kể cả vậy, tổng cứu trợ của nước này còn ít hơn khoản nhận được từ chính Philippines trị giá 450.000 USD khi động đất Tứ Xuyên xảy ra năm 2008. Cho đến bây giờ, tổng khoản cứu trợ của Trung Quốc vẫn ít hơn khoản tiền 4,88 triệu USD nước này gửi Pakistan sau trận động đất xảy ra 2 tháng trước.
“Quyền lực mềm”
Sự việc này, nhìn trên góc độ quốc tế hóa , thuộc một trong những nguyên nhân dẫn đến việc Trung Quốc không tạo dựng được hệ thống “quyền lực mềm”. Thay vì dùng văn hóa, chính sách ngoại giao khôn khéo để kết thân với các nước trên thế giới, Trung Quốc chỉ dùng tiền. Trung Quốc rót rất nhiều tiền đầu tư vào các nước như xây dựng đường sắt tại Indonesia, hầm ngầm tại Brazil, điện lực tại Campuchia, thủy điện tại Lào, cầu đường tại Việt Nam, đường sá tại Zambia, nhà máy tại Malaysia, sân bay tại Myanmar, dàn khoan tại Uzbekistan, nhưng đổi lại, Trung Quốc muốn nắm toàn bộ quyền chi phối tại những khu vực đó. Đó cũng là thông điệp Trung Quốc đang gửi đến Philippines.
Chuyên gia về các vấn đề thương mại Arvind Subramanian của Viện Nghiên cứu Kinh tế Quốc tế Peterson có trụ sở ở Washington nhận định: “Trung Quốc sẽ rất hùng mạnh, nhưng theo một cách lập dị”, nước này chỉ có thể thâu tóm vật chất chứ không phải tình cảm từ thế giới. “Họ sẽ không bao giờ đạt được thứ quyền lực mềm mà Mỹ có – mọi người muốn tới Mỹ, muốn sống ở Mỹ”.
Có lẽ Trung Quốc đừng nên viện trợ Philippines, có lẽ ông Tập Cận Bình nên giữ khoản tiền đó lại và thuê cho Trung Quốc một công ty quảng cáo cộng đồng. Bởi lẽ đúng là Philippines đang chìm trong thảm họa thiên nhiên, nhưng hình ảnh của chính Trung Quốc cũng đang chìm trong “thảm họa danh dự”.
Nam Yết chuyển