Văn Học & Nghệ Thuật

Tiếng Việt mình ngộ quá! (Bài tản mạn Nguyễn văn Hà viết)

Cháu tôi khá rành tiếng Việt, nhưng đến khi nghe nó dùng tỉnh từ kép và trạng từ kép, tôi mới biết là nó nói theo tiếng Anh hơn là tiếng Việt! ....

Hôm nọ tôi nói chuyện với đứa cháu (con ông anh) ở Melbourne Úc Châu bằng tiếng Việt.
Cháu tôi khá rành tiếng Việt, nhưng đến khi nghe nó dùng tỉnh từ kép và trạng từ kép, tôi mới biết là nó nói theo tiếng Anh hơn là tiếng Việt! Nghĩa là nó hiểu ngược lai những gì nó nghĩ!
Nhưng đó không phải là lỗi của nó mà tại vì tiếng Việt của mình.... ngộ quá!

1/ Tỉnh từ kép, trạng từ kép:
Khi lập lại một tỉnh từ 2 lần, trong tiếng Anh, có nghĩa là nhấn mạnh trạng thái đó!
Nhưng trong tiếng Việt khi lập lại một tỉnh từ 2 lần, thì người nói có ý muốn làm giảm trạng thái đó!

Thí dụ như:

- Bầu trời xanh xanh
- Đóa hoa hồng hồng
- Con chó đen đen
- Dáng em gầy gầy

Những tỉnh từ đó khi lập lại 2 lần có tác dụng làm giảm "cường độ" của trạng thái!
Tức là "xanh xanh" có nghĩa là "xanh nhạt" chứ không phải xanh đậm!
"Hồng hồng" có nghĩa là hồng chút chút thôi!
"Đen đen" là không quá đen!
"Gầy gầy" là chỉ ..... hơi gầy chứ không quá gầy!

Và độc đáo khác là khi muốn làm cho "trạng thái" giảm nồng độ hơn nữa, chúng ta có thể đổi âm "trắc" của chữ đầu thành âm "bằng" trong tỉnh từ kép!
Thí dụ như 
- thay vì nói "nụ bông đỏ đỏ", người ta lại nói "nụ bông đo đỏ"
- thay vì nói "cành hoa tím tím", chúng ta nói "cành hoa tim tím"

Đó là cách dùng tỉnh từ kép.

Nhưng khi dùng trạng từ kép thì nghĩa lại ngược lại cách dùng tỉnh từ kép!

Thí dụ như khi muốn kêu ai đi nhanh lên, ta nói "Đi lẹ lên!"
Nhưng khi muốn thúc người nào đi nhanh hơn nữa thì ta lại nói "Đi lẹ lẹ lên!"
Nghĩa là không như tỉnh từ kép làm giảm "cường độ", trạng từ kép làm tăng "cường độ" lên!

2/ Thành ngữ:

Đó là cách dùng tỉnh từ kép và trạng từ kép trong tiếng Việt.
Còn bàn tới thành ngữ thì tiếng Việt mình có nhiều thành ngữ ngộ nữa!

Để nói lên những điêu oái oăm ai oán trên đời, người ta thường dùng những thành ngữ "tréo cẳng ngỗng" 
Chúng ta không nói "Con Cha Cháu Ông" mà lại dùng thành ngữ ngược với logic, đó là "Con Ông Cháu Cha", để chỉ những người có quyền lực trong xã hội.

Hoặc thí dụ khác: thay vì nói "Bay Cao, Chạy Xa", tiếng Việt mình lại dùng thành ngữ "Cao Chạy, Xa Bay" vừa đảo vị trí động từ và trạng từ, vừa đổi cả logic của thành ngữ, để nói lên sự hài hước của ý "chạy trốn cho nhanh cho xa để tránh nguy hiểm!"

Còn nữa, thành ngữ "Râu ông nọ cắm cằm bà kia" là do dân gian cố tình tạo ra sự vô lý (đàn bà làm gì có râu mà cắm!) để có ý nói lên chuyện nhầm lẫn, lộn xộn, theo kiểu hài hước!

Tiếng Việt rât giản dị mà nhiều khi đảo tới đảo lui cũng tạo ra những ý nghĩa rất là phong phú và độc đáo!
Thí dụ như chữ "nhiều" trong cuộc đối thoại giữa 2 người dưới đây:

- Ông A có nhiều tiền quá!
- Đâu bằng ông B. Ông B có nhiều hơn nhiều!
- Còn Ông C thì sao?
- Ông C cũng có tiền, nhưng so với 2 ông kia thì ít hơn nhiều!

Chữ dùng ngắn gọn mà đậm đà xúc tích!

3/ Chữ tắt:

Người Miền Nam hay xài chữ tắt khi nói về người thứ ba, thí dụ như "Ông ấy" thì hay gọi là "Ổng", "Bà ấy" thì gọi là "Bả".
Tương tự "Anh ấy", "Chị ấy", "Cô ấy" thì hay kêu tắt là "Ảnh", "Chỉ", "Cổ"...

Nhưng ngộ thì ngộ, người mình cũng giới hạn chữ nghĩa cho không... quá ngộ! Cho nên không ai gọi "Em ấy", "Cậu ấy", "Mợ ấy", "Con ấy" thành "Ẻm", "Cẩu", "Mở", "Cỏn" hết!

4/ Danh từ cũng có giống!

Trong tiếng Pháp, nếu danh từ có giống đực, giống cái (Le, La) thì danh từ trong tiếng Việt mình cũng có giống!
Đó là "giống CON" và "giống "CÁI"

Thí dụ như trong thân thể người ta:
- "đầu" thì kêu là "Cái đầu"
- "mắt" thì kêu là "Con mắt"
- "miệng" thì gọi là "Cái miệng"
- "tim" thì bắt đầu bằng "Con tim"
- "bụng" thì kêu là "Cái bụng"

Các vật dụng trong nhà:
- "Bàn", "Ghế" thì gọi là "Cái bàn", "Cái ghế"
- Nhưng "dao" thì lại gọi là "Con dao"

Ra ngoài thì:
- "Cái cây", "Cái cổng"
- Nhưng "đường" thì lại gọi là "Con đường"!

Và thoạt nghe, ta cứ nghĩ "giống CON" là "giống Nam" như chữ "Le" trong tiếng Pháp và "giống CÁI" là... "giống Nữ" như chữ "La" trong tiếng Pháp. 
Nhưng không hẳn là vậy vì chữ "Con" dùng cho cả "Con trai" lẫn "Con gái", và "Con đực" lẫn "Con cái"!
Nghĩa là "giống Con" không thể nào là "giống Nam" được!

Tương tự khi ta thốt lên "Cái thằng này!" thì "giống Cái" không thể là "giống Nữ" được!
Tức là cứ việc chấp nhận danh từ tiếng Việt có 2 giống, đó là "Giống Con" và "Giống Cái" (và 2 giống này là giống gì thì ... không thành vấn đề!)

Công nhận tiếng Việt của mình rất là ngộ mà hay quá, phải không các bạn!

Hèn gì cháu tôi ở Úc, dù thông thạo tiếng Việt, nhưng vì không có cơ hội sống trong môi trường dân gian nói chuyện thuần túy tiếng Việt, nên vẫn không thấm nhuần nỗi những cái tinh tế tuyệt vời của tiếng Việt!

Đó là vài nhận xét mộc mạc quê mùa của tôi về những đặc điểm "ngồ ngộ" (tỉnh từ kép! hi hi!) trong tiếng Việt mình.
Đầu năm bàn tản mạn cho vui thôi. Nếu có bàn sai điều gì, xin quí vị vui lòng chỉ giáo!

Đa tạ!

Nguyễn văn Hà
Melbourne
Tái Bút: Nói đã đời về đứa cháu tôi, nhưng chắc quí vị cũng không rõ đó là cháu trai hay cháu gái, phải không quí vị! (Tại điều đó không cần thiết! hi hi!)

VS chuyen

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Tiếng Việt mình ngộ quá! (Bài tản mạn Nguyễn văn Hà viết)

Cháu tôi khá rành tiếng Việt, nhưng đến khi nghe nó dùng tỉnh từ kép và trạng từ kép, tôi mới biết là nó nói theo tiếng Anh hơn là tiếng Việt! ....

Hôm nọ tôi nói chuyện với đứa cháu (con ông anh) ở Melbourne Úc Châu bằng tiếng Việt.
Cháu tôi khá rành tiếng Việt, nhưng đến khi nghe nó dùng tỉnh từ kép và trạng từ kép, tôi mới biết là nó nói theo tiếng Anh hơn là tiếng Việt! Nghĩa là nó hiểu ngược lai những gì nó nghĩ!
Nhưng đó không phải là lỗi của nó mà tại vì tiếng Việt của mình.... ngộ quá!

1/ Tỉnh từ kép, trạng từ kép:
Khi lập lại một tỉnh từ 2 lần, trong tiếng Anh, có nghĩa là nhấn mạnh trạng thái đó!
Nhưng trong tiếng Việt khi lập lại một tỉnh từ 2 lần, thì người nói có ý muốn làm giảm trạng thái đó!

Thí dụ như:

- Bầu trời xanh xanh
- Đóa hoa hồng hồng
- Con chó đen đen
- Dáng em gầy gầy

Những tỉnh từ đó khi lập lại 2 lần có tác dụng làm giảm "cường độ" của trạng thái!
Tức là "xanh xanh" có nghĩa là "xanh nhạt" chứ không phải xanh đậm!
"Hồng hồng" có nghĩa là hồng chút chút thôi!
"Đen đen" là không quá đen!
"Gầy gầy" là chỉ ..... hơi gầy chứ không quá gầy!

Và độc đáo khác là khi muốn làm cho "trạng thái" giảm nồng độ hơn nữa, chúng ta có thể đổi âm "trắc" của chữ đầu thành âm "bằng" trong tỉnh từ kép!
Thí dụ như 
- thay vì nói "nụ bông đỏ đỏ", người ta lại nói "nụ bông đo đỏ"
- thay vì nói "cành hoa tím tím", chúng ta nói "cành hoa tim tím"

Đó là cách dùng tỉnh từ kép.

Nhưng khi dùng trạng từ kép thì nghĩa lại ngược lại cách dùng tỉnh từ kép!

Thí dụ như khi muốn kêu ai đi nhanh lên, ta nói "Đi lẹ lên!"
Nhưng khi muốn thúc người nào đi nhanh hơn nữa thì ta lại nói "Đi lẹ lẹ lên!"
Nghĩa là không như tỉnh từ kép làm giảm "cường độ", trạng từ kép làm tăng "cường độ" lên!

2/ Thành ngữ:

Đó là cách dùng tỉnh từ kép và trạng từ kép trong tiếng Việt.
Còn bàn tới thành ngữ thì tiếng Việt mình có nhiều thành ngữ ngộ nữa!

Để nói lên những điêu oái oăm ai oán trên đời, người ta thường dùng những thành ngữ "tréo cẳng ngỗng" 
Chúng ta không nói "Con Cha Cháu Ông" mà lại dùng thành ngữ ngược với logic, đó là "Con Ông Cháu Cha", để chỉ những người có quyền lực trong xã hội.

Hoặc thí dụ khác: thay vì nói "Bay Cao, Chạy Xa", tiếng Việt mình lại dùng thành ngữ "Cao Chạy, Xa Bay" vừa đảo vị trí động từ và trạng từ, vừa đổi cả logic của thành ngữ, để nói lên sự hài hước của ý "chạy trốn cho nhanh cho xa để tránh nguy hiểm!"

Còn nữa, thành ngữ "Râu ông nọ cắm cằm bà kia" là do dân gian cố tình tạo ra sự vô lý (đàn bà làm gì có râu mà cắm!) để có ý nói lên chuyện nhầm lẫn, lộn xộn, theo kiểu hài hước!

Tiếng Việt rât giản dị mà nhiều khi đảo tới đảo lui cũng tạo ra những ý nghĩa rất là phong phú và độc đáo!
Thí dụ như chữ "nhiều" trong cuộc đối thoại giữa 2 người dưới đây:

- Ông A có nhiều tiền quá!
- Đâu bằng ông B. Ông B có nhiều hơn nhiều!
- Còn Ông C thì sao?
- Ông C cũng có tiền, nhưng so với 2 ông kia thì ít hơn nhiều!

Chữ dùng ngắn gọn mà đậm đà xúc tích!

3/ Chữ tắt:

Người Miền Nam hay xài chữ tắt khi nói về người thứ ba, thí dụ như "Ông ấy" thì hay gọi là "Ổng", "Bà ấy" thì gọi là "Bả".
Tương tự "Anh ấy", "Chị ấy", "Cô ấy" thì hay kêu tắt là "Ảnh", "Chỉ", "Cổ"...

Nhưng ngộ thì ngộ, người mình cũng giới hạn chữ nghĩa cho không... quá ngộ! Cho nên không ai gọi "Em ấy", "Cậu ấy", "Mợ ấy", "Con ấy" thành "Ẻm", "Cẩu", "Mở", "Cỏn" hết!

4/ Danh từ cũng có giống!

Trong tiếng Pháp, nếu danh từ có giống đực, giống cái (Le, La) thì danh từ trong tiếng Việt mình cũng có giống!
Đó là "giống CON" và "giống "CÁI"

Thí dụ như trong thân thể người ta:
- "đầu" thì kêu là "Cái đầu"
- "mắt" thì kêu là "Con mắt"
- "miệng" thì gọi là "Cái miệng"
- "tim" thì bắt đầu bằng "Con tim"
- "bụng" thì kêu là "Cái bụng"

Các vật dụng trong nhà:
- "Bàn", "Ghế" thì gọi là "Cái bàn", "Cái ghế"
- Nhưng "dao" thì lại gọi là "Con dao"

Ra ngoài thì:
- "Cái cây", "Cái cổng"
- Nhưng "đường" thì lại gọi là "Con đường"!

Và thoạt nghe, ta cứ nghĩ "giống CON" là "giống Nam" như chữ "Le" trong tiếng Pháp và "giống CÁI" là... "giống Nữ" như chữ "La" trong tiếng Pháp. 
Nhưng không hẳn là vậy vì chữ "Con" dùng cho cả "Con trai" lẫn "Con gái", và "Con đực" lẫn "Con cái"!
Nghĩa là "giống Con" không thể nào là "giống Nam" được!

Tương tự khi ta thốt lên "Cái thằng này!" thì "giống Cái" không thể là "giống Nữ" được!
Tức là cứ việc chấp nhận danh từ tiếng Việt có 2 giống, đó là "Giống Con" và "Giống Cái" (và 2 giống này là giống gì thì ... không thành vấn đề!)

Công nhận tiếng Việt của mình rất là ngộ mà hay quá, phải không các bạn!

Hèn gì cháu tôi ở Úc, dù thông thạo tiếng Việt, nhưng vì không có cơ hội sống trong môi trường dân gian nói chuyện thuần túy tiếng Việt, nên vẫn không thấm nhuần nỗi những cái tinh tế tuyệt vời của tiếng Việt!

Đó là vài nhận xét mộc mạc quê mùa của tôi về những đặc điểm "ngồ ngộ" (tỉnh từ kép! hi hi!) trong tiếng Việt mình.
Đầu năm bàn tản mạn cho vui thôi. Nếu có bàn sai điều gì, xin quí vị vui lòng chỉ giáo!

Đa tạ!

Nguyễn văn Hà
Melbourne
Tái Bút: Nói đã đời về đứa cháu tôi, nhưng chắc quí vị cũng không rõ đó là cháu trai hay cháu gái, phải không quí vị! (Tại điều đó không cần thiết! hi hi!)

VS chuyen

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm