Đoạn Đường Chiến Binh

Tiếng khóc – Tính nhân bản trong văn chương miền Nam thời chiến

Cù Mông là tên của một ngọn đèo ranh giới Bình Định và Phú Yên. Từ Phú Yên vào Khánh Hòa có hòn Vọng Phu. Hai hòn đều có cùng một mẫu số chung là mang thân phận của người đàn bà vợ lính.

Tiếng ai than khóc nỉ non
Như vợ chú lính trên hòn Cù Mông

Cù Mông là tên của một ngọn đèo ranh giới Bình Định và Phú Yên. Từ Phú Yên vào Khánh Hòa có hòn  Vọng Phu.  Hai hòn đều có cùng một mẫu số chung  là mang thân phận của người  đàn bà vợ lính. Một đàng mõi mòn chờ chồng, bồng con hóa đá. Và một đàng, đôi chân mềm rớm máu, lên hòn mà đứng khóc nỉ non vì người chông đã chết. Tác giả không nói chết vì lý do gì. Nhưng cái chết của người lính thì hẳn đã khác với cái chết của người dân thường tình.
 
Hai người nhưng cùng mang một thân phận. Chờ mòn mỏi người chồng trở về  đến độ hóa đá hay than khóc nỉ non giữa núi rừng mông quạnh cũng đều nói lên nỗi đau khổ của người thân ở phía sau hay những người còn lại. Văn chương VN đã  tạc sự chịu đựng vô bờ ấy bằng đá  tượng, hay bằng ca dao lưu truyền từ đời này qua đời khác. Có nghĩa là tổ tiên chúng ta vẫn trân trọng ở những giọt nước mắt của người  đàn bà trong thời ly lọan. Họ ở ngoài cuộc, nhưng họ lại trở thành những nạn nhân. Nỗi đau của họ không ai có thể gánh nổi. Nước mắt của họ cũng chẳng ai có thể lau nỗi. Trừ thời gian.
Tuy nhiên chỉ có một nơi tiếng khóc trong thơ văn bị bức tử. Nỗi đau được biến thành căm thù và nỗi chờ đợi mõi mòn kia biến thành “sáng đường cày”, “sáng đường đạn”. Như hai câu thơ mà một tên tuổi rất quen thuộc thời tiền chiến là Lưu Trọng Lư  đã trích dẫn trong bài viết nhan đề Thân phận người phụ nữ đăng trên tạp chí Văn học số 1 năm 1973:
Sáng đường cày mới là nhớ là mong
Sáng đường đạn mới là chờ là đợi

Đấy. Ngay cả một tâm hồn rất nhạy cảm đền nổi trăng vẫn phải thổn thức như trong bài Tiếng Thu của một thời:
Em không nghe mùa thu
Dưới trăng mờ thổn thức ?
Em không nghe rạo rực
Hình ảnh kẻ chinh phu
Trong lòng người cô phụ ?
Em không nghe rừng thu,
Lá thu kêu xào xạc,
Con nai vàng ngơ ngác
Đạp trên lá vàng khô ?
vậy mà bây giờ lại quay đến 180 độ, chỉ  biết có sáng đường cày và sang đường đạn.  Không phải con nai vàng đã chết mà tâm hồn người chinh phụ cũng đã chết theo.
Như vậy, còn bàn  gì đến tính nhân bản nữa.
****
Ngược lại, trong văn chương miền Nam thời chiến, tiếng khóc của người ở lại – người vợ, người mẹ, người thân, và cả đồng đội đã từng chia ngọt xẻ bùi, đã được tìm thấy rất nhiều trên những trang thơ mà tôi được đọc. Như nỗi đau của người đàn bà đi nhận xác chồng:
 
 

(Tiếc thương – Ảnh Nguyễn Ngọc Hạnh)

 
Ngày mai đi nhận xác chồng
Say đi để thấy mình không là mình
Say đi cho rõ người tình
Cuồng si độ ấy hiển linh bây giờ
Cao nguyên hoang lạnh ơ hờ
Như môi thiếu phụ nhạt mờ dấu son
Tình ta không thể vuông tròn
Say đi mà tưởng như còn người yêu
Phi cơ đáp xuống một chiều
Khung mây bàng bạc mang nhiều xót xa
Dài hơi hát khúc thương ca
Thân côi khép kín trong tà áo đen
Chao ơi thèm nụ hôn quen
Ðêm đêm hẹn sẽ chong đèn chờ nhau
Chiếc quan tài phủ cờ màu
Hằn lên ba vạch đỏ au phũ phàng
Em không thấy được xác chàng
Ai thêm lon giữa hai hàng nến trong?
Mùi hương cứ tưởng hơi chồng
Nghĩa trang mà ngỡ như phòng riêng ai.”

(Lê thị Ý – Ngày mai đi nhận xác chồng)
Hay tiếng la gào tru tréo của đứa con có mẹ bị chết thảm trong lần chạy lọan:
trên đường chạy giặc
mẹ em trúng bom
chết phanh thây chẳng chiếu chẳng hòm
đầu bết tóc mắt trừng bên bờ ruộng
mẹ em tội tình chi chết oan chết uổng
ôm đầu người khóc giữa đạn bom rơi
trời ác chi ác rứa ông Trời
sao mẹ nỡ bỏ con giữa vùng bom đạn
gom xác mẹ giấu bên bờ Thạch Hãn
chạy tháo thân bu được đít xe đò
(Lê Nguyên Ngữ: Quán tản cư)  (1)
Hay là tiếng khóc của người yêu, đeo nhẩn đính hôn nhưng không bao giờ làm đám cưới:
Đeo nhẩn đính hôn
Nhưng không bao giờ làm đám cưới
Chưa lần để tang
Rồi cũng đội khăn sô
Chưa biết khóc
Rồi em sẽ khóc
Chưa biết buồn
Rồi sẽ buồn qua má- qua môi
Bỏ thời con gái
Em trở thành góa phụ
Khi người tình
Làm lính trận
Vừa chết trận Pleime
Đau đớn chạy dài cuối đuôi con mắt
Mười bảy năm
Mười bảy tuổi
Sầu lược gương xa vắng tóc mai gầy
(Linh Phương: Làm vợ người cầm súng) (1)
Hay là nỗi đau đớn tột cùng của người con gái khi nhận được hung tin, mà nàng không bao giờ tin là chuyện ấy có thể xãy ra:
Em đi như chạy. Về đến nhà, thật thế không Uy? Người em bỗng có cảm giác khác lạ, cái gì dâng tận cổ… Sắp trào ra… Mắt em ráo hoảnh, không, em không tin. Tờ nhật báo nằm trước mặt với mục phân ưu. Thực không Uy? Anh đã chết rồi sao? Anh vừa mới về thăm em với gương mặt gầy gầy, dáng cao cao, mái tóc ngắn, giọng nói quen thuộc như còn ở bên tai… Em ngơ ngác bên đám học trò và bè bạn thân thuộc.
Anh vĩnh viễn xa em rồi. Thân xác anh nằm trong lòng đất. Đời sao phi lý, anh vừa đang nói chuyện với em, thư anh gửi còn đó, lá thư gửi hôm 1-1 với những câu nói vu vơ giận hờn, với mục hứa hẹn anh sẽ về, sẽ về Tổng Cục Chiến Tranh Chính Trị, sẽ về với em trong ngày Tết.
Người ta độc ác. Thượng đế bất công, cướp cả tình thương. Tâm tư em kêu gào quằn quại giữa tiếng nấc, thân thể em tê dại như viên đạn xoáy vào ruột gan anh để cho anh tắt thở, giây phút cuối cùng không có ai, không có em, chỉ có những bộ mặt quái ác, sát nhân, đang muốn ăn thịt, xé cho được cái thân thể thân yêu đó.
Nâng niu tấm thẻ bài mang tên NGUYỄN VĂN UY có một cái gì cứ ấm ức dâng lên, mắt mờ dần, nhìn loại máu A Rh+. Còn gì nữa? Anh chết đi, thế là hết. Anh Uy, anh chết đi để lại cho em chừng ấy sao? Thân xác anh nằm ở lòng đất, cho em cô độc, cho em đang ở biên giới của một tình yêu mờ ảo không có lối đi. Anh xa em rồi, xa không khoảng cách. Em muốn hình hài mình tan biến để hoà mình vào thế giới hư vô.
(Trần thị Uyên Ngọc, Thư gởi người đã chết ) (2)
Đây là tiếng kêu trầm thống mà thân phận của người nữ trong thời chiến chinh  đã phải gánh như định mệnh:
 xư­a tôi có người yêu phi-công
Cho tòi tình nồng
Một sớm mai hồng
Người bay đi mất
 Xưa tôi có người yêu đi biển
Một chiều đ­ưa tiễn
Trên bến sông buồn
Rồi người đi luôn
Xưa tôi có người yêu biệt kích
Đêm mưa rả rích
Chiến-trận lan tràn
Rồi người mất tích
 Xưa tôi có người yêu ngoài Huế
Xưa tôi có người yêu Sài Gòn
Mậ­u Thân thảm sát
Nên người chẳng còn
 Xưa tôi có người yêu Thừa Thiên
Xưa tôi có người yêu Nha Trang
Xuống đường nhiều bận
Giờ thì lang thang
Xưa tôi có người yêu Hà Nội
Xưa tôi có người yêu Sơn Tây
Đạn xé bom cày
Người không toàn thây
Xư­a tôi có ngư­ời yêu tập-kết
Bỏ nhà mất tăm
Gần hai mươi năm
Bây giờ sống chết ?
ưa tôi có người  yêu di cư­
Xưa tôi có nguời yêu hồi-chánh
Tay cụt chân què
Chiến tranh thần thánh
Giờ tôi có người yêu là ai  ?
Mai tôi có người yêu là ai ?
Tôi chẳng là tôi
làm gì có ngày mai ?
Tôi chẳng yêu tôi
làm gì có yêu ai !
Một nụ hoa nhài
Trên mồ tương lai !
Saìgon 1971
(Hoàng Hương Trang – Một nụ hoa nhài ) (3)
Nỗi đau ấy làm sao mà dứt được, hở. Vết thương ấy làm sao mà được vá lành hở. Như cảnh một đám vợ lính đòi trả lại  chồng họ. Làm sao mà không thể viết lại. Làm sao mà không ghi lại. Dù mỗi lần đọc lại là mỗi lần tim tôi phải nhói:
…..
 Mới đến cửa văn phòng, ba bốn người đàn bà đã chạy tới ôm chân tôi, khóc lóc thảm thê: “Thiếu úy ơi…”  Tôi nghe chừng cả một khối âm thanh cào xé, khóc lóc, than van… Tôi đứng ngẩn người. “Thiếu úy ơi, Thiếu úy ơi, chồng em ảnh bỏ em đi…”  Tôi hoảng hốt. Mấy cánh tay có dịp vồ chụp lấy tôi như muốn bắt đền. Tôi la lớn: “Tôi biết mấy chị đau khổ lắm! Nhưng đánh nhau thì thế nào cũng có kẻ ở người đi.”
Tiếng khóc bấy giờ vụt bùng lên, dữ dội hơn:  “Chồng tôi chết rồi, bỏ một vợ bốn con và một mẹ già. Người ta bỏ chồng tôi nằm đó… Người ta về cúng gà cúng vịt ăn mừng…”  Tôi la to: “Mấy anh ấy chết vì tổ quốc, chánh phủ nhớ ơn, dân tộc nhớ ơn…”  Tôi vừa la, vừa chạy vào phòng riêng đóng cửa lại. Tôi ngồi trên ghế, thở hổn hển. Cái bàn đó, của anh Chấn. Cái rương đó, của thằng Bé. “Bé ơi, vợ mày lên thăm đó! Tao rầu thúi ruột nè.” Tôi lại ra mở cửa, ngoắc một thằng lính lại, nói nhỏ: “Mày ra kêu vợ thằng Bé vào đây.” Một lát, người đàn bà bồng đứa con bụ bẫm vào. Tôi bình tĩnh nói: “Chị Bé à, tôi nhân danh là sĩ quan còn sống sót, cũng bị thương trong trận vừa rồi, xin chia buồn cùng chị.  Bé can đảm lắm.  Anh giết mấy thằng rồi mới chết.  Đây là cái rương của anh, chị có thể đem về…”
Lập tức, chị ta bỏ đứa con xuống đất, chạy ào đến rương khóc ngất. Chị đập đầu vào rương vừa kêu:  “Anh Bé ơi, anh Bé ơi…”  Thằng con thấy mẹ nó khóc, cũng khóc thét lên.  Ở bên ngoài, mấy người đàn bà còn lại, bắt đầu chạy vào phòng. Tôi hốt hoảng mở cửa sau chạy ra ngoài…
Trần Hoài Thư – Những người ở lại (4)
Cuối cùng,  rồi cuộc đau nào cũng đã lắng,  tiếng khóc nào cũng nguôi ngoi. Để rồi nó được thế vào bằng những giọt lệ thầm trước di ảnh người đã khuất:.

 
Mẹ đốt nhang và khấn thật nhỏ
Gọi tên Ba tên anh và bé thật buồn
….
Mẹ quì xuống và đêm thật cao
Ba không về anh không về và bé không buồn lại
Mẹ dâng cơm và khấn thật nhỏ
Mẹ đốt nhang và khấn thật buồn
Ba trên bàn cùng anh và bé
Vẫn thản nhiên như người chết không hồn.
1969
(Hùynh Hữu Võ : – Ngày giỗ ở Việt Nam)
Trên đây chúng tôi chỉ trích những đọan liên quan đến tiếng khóc của người phụ nữ trong thời chinh chiến để chứng tỏ về tính chất nhân bản của giòng văn chương miền Nam trong thời chiến tranh.
Về phương diện vật lý, tiếng khóc, làm rung bần bật đôi vai mềm, làm môi vị mặn, làm đôi mắt sưng vù. Nhưng về phương diện tinh thần,  những giọt nước mắt chính là những giọt nước cứu rổi. Con tim bị đau, bị cứa, đôi bàn tay không còn ôm lấy một  người mình yêu,  da thịt kia cũng không còn được gần gũi lại mùi hương , thì tiếng khóc phải bật ra, phải ào tuôn, phải làm đá phải mòn, phải khóc để mà chia sẻ. Đó là phương thuốc cứu rổi mầu nhiệm.
Và đó có lẽ là lý do thi ca thời chiến miền Nam lai láng những tiếng khóc….
Có phải vậy không ?
Trần Hoài Thư
Theo Blog Trần Hoài Thư
10/2013
________
(1) Văn 129 ngày 1-5-1969, số chủ đề Y Uyên.
(2) Thơ miền Nam trong thời chiến, Thư Ấn Quán xuất bản 2008
(3) Hoàng Hương Trang, Túy Ca . Thư Ấn quán tái bản 2010
(4) Trần Hoài Thư -Truyện từ Bách Khoa, Thư Ấn Quán xb 2011)
http://hung-viet.org/blog1/2014/02/18/tieng-khoc-tinh-nhan-ban-trong-van-chuong-mien-nam-thoi-chien/

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Tiếng khóc – Tính nhân bản trong văn chương miền Nam thời chiến

Cù Mông là tên của một ngọn đèo ranh giới Bình Định và Phú Yên. Từ Phú Yên vào Khánh Hòa có hòn Vọng Phu. Hai hòn đều có cùng một mẫu số chung là mang thân phận của người đàn bà vợ lính.

Tiếng ai than khóc nỉ non
Như vợ chú lính trên hòn Cù Mông

Cù Mông là tên của một ngọn đèo ranh giới Bình Định và Phú Yên. Từ Phú Yên vào Khánh Hòa có hòn  Vọng Phu.  Hai hòn đều có cùng một mẫu số chung  là mang thân phận của người  đàn bà vợ lính. Một đàng mõi mòn chờ chồng, bồng con hóa đá. Và một đàng, đôi chân mềm rớm máu, lên hòn mà đứng khóc nỉ non vì người chông đã chết. Tác giả không nói chết vì lý do gì. Nhưng cái chết của người lính thì hẳn đã khác với cái chết của người dân thường tình.
 
Hai người nhưng cùng mang một thân phận. Chờ mòn mỏi người chồng trở về  đến độ hóa đá hay than khóc nỉ non giữa núi rừng mông quạnh cũng đều nói lên nỗi đau khổ của người thân ở phía sau hay những người còn lại. Văn chương VN đã  tạc sự chịu đựng vô bờ ấy bằng đá  tượng, hay bằng ca dao lưu truyền từ đời này qua đời khác. Có nghĩa là tổ tiên chúng ta vẫn trân trọng ở những giọt nước mắt của người  đàn bà trong thời ly lọan. Họ ở ngoài cuộc, nhưng họ lại trở thành những nạn nhân. Nỗi đau của họ không ai có thể gánh nổi. Nước mắt của họ cũng chẳng ai có thể lau nỗi. Trừ thời gian.
Tuy nhiên chỉ có một nơi tiếng khóc trong thơ văn bị bức tử. Nỗi đau được biến thành căm thù và nỗi chờ đợi mõi mòn kia biến thành “sáng đường cày”, “sáng đường đạn”. Như hai câu thơ mà một tên tuổi rất quen thuộc thời tiền chiến là Lưu Trọng Lư  đã trích dẫn trong bài viết nhan đề Thân phận người phụ nữ đăng trên tạp chí Văn học số 1 năm 1973:
Sáng đường cày mới là nhớ là mong
Sáng đường đạn mới là chờ là đợi

Đấy. Ngay cả một tâm hồn rất nhạy cảm đền nổi trăng vẫn phải thổn thức như trong bài Tiếng Thu của một thời:
Em không nghe mùa thu
Dưới trăng mờ thổn thức ?
Em không nghe rạo rực
Hình ảnh kẻ chinh phu
Trong lòng người cô phụ ?
Em không nghe rừng thu,
Lá thu kêu xào xạc,
Con nai vàng ngơ ngác
Đạp trên lá vàng khô ?
vậy mà bây giờ lại quay đến 180 độ, chỉ  biết có sáng đường cày và sang đường đạn.  Không phải con nai vàng đã chết mà tâm hồn người chinh phụ cũng đã chết theo.
Như vậy, còn bàn  gì đến tính nhân bản nữa.
****
Ngược lại, trong văn chương miền Nam thời chiến, tiếng khóc của người ở lại – người vợ, người mẹ, người thân, và cả đồng đội đã từng chia ngọt xẻ bùi, đã được tìm thấy rất nhiều trên những trang thơ mà tôi được đọc. Như nỗi đau của người đàn bà đi nhận xác chồng:
 
 

(Tiếc thương – Ảnh Nguyễn Ngọc Hạnh)

 
Ngày mai đi nhận xác chồng
Say đi để thấy mình không là mình
Say đi cho rõ người tình
Cuồng si độ ấy hiển linh bây giờ
Cao nguyên hoang lạnh ơ hờ
Như môi thiếu phụ nhạt mờ dấu son
Tình ta không thể vuông tròn
Say đi mà tưởng như còn người yêu
Phi cơ đáp xuống một chiều
Khung mây bàng bạc mang nhiều xót xa
Dài hơi hát khúc thương ca
Thân côi khép kín trong tà áo đen
Chao ơi thèm nụ hôn quen
Ðêm đêm hẹn sẽ chong đèn chờ nhau
Chiếc quan tài phủ cờ màu
Hằn lên ba vạch đỏ au phũ phàng
Em không thấy được xác chàng
Ai thêm lon giữa hai hàng nến trong?
Mùi hương cứ tưởng hơi chồng
Nghĩa trang mà ngỡ như phòng riêng ai.”

(Lê thị Ý – Ngày mai đi nhận xác chồng)
Hay tiếng la gào tru tréo của đứa con có mẹ bị chết thảm trong lần chạy lọan:
trên đường chạy giặc
mẹ em trúng bom
chết phanh thây chẳng chiếu chẳng hòm
đầu bết tóc mắt trừng bên bờ ruộng
mẹ em tội tình chi chết oan chết uổng
ôm đầu người khóc giữa đạn bom rơi
trời ác chi ác rứa ông Trời
sao mẹ nỡ bỏ con giữa vùng bom đạn
gom xác mẹ giấu bên bờ Thạch Hãn
chạy tháo thân bu được đít xe đò
(Lê Nguyên Ngữ: Quán tản cư)  (1)
Hay là tiếng khóc của người yêu, đeo nhẩn đính hôn nhưng không bao giờ làm đám cưới:
Đeo nhẩn đính hôn
Nhưng không bao giờ làm đám cưới
Chưa lần để tang
Rồi cũng đội khăn sô
Chưa biết khóc
Rồi em sẽ khóc
Chưa biết buồn
Rồi sẽ buồn qua má- qua môi
Bỏ thời con gái
Em trở thành góa phụ
Khi người tình
Làm lính trận
Vừa chết trận Pleime
Đau đớn chạy dài cuối đuôi con mắt
Mười bảy năm
Mười bảy tuổi
Sầu lược gương xa vắng tóc mai gầy
(Linh Phương: Làm vợ người cầm súng) (1)
Hay là nỗi đau đớn tột cùng của người con gái khi nhận được hung tin, mà nàng không bao giờ tin là chuyện ấy có thể xãy ra:
Em đi như chạy. Về đến nhà, thật thế không Uy? Người em bỗng có cảm giác khác lạ, cái gì dâng tận cổ… Sắp trào ra… Mắt em ráo hoảnh, không, em không tin. Tờ nhật báo nằm trước mặt với mục phân ưu. Thực không Uy? Anh đã chết rồi sao? Anh vừa mới về thăm em với gương mặt gầy gầy, dáng cao cao, mái tóc ngắn, giọng nói quen thuộc như còn ở bên tai… Em ngơ ngác bên đám học trò và bè bạn thân thuộc.
Anh vĩnh viễn xa em rồi. Thân xác anh nằm trong lòng đất. Đời sao phi lý, anh vừa đang nói chuyện với em, thư anh gửi còn đó, lá thư gửi hôm 1-1 với những câu nói vu vơ giận hờn, với mục hứa hẹn anh sẽ về, sẽ về Tổng Cục Chiến Tranh Chính Trị, sẽ về với em trong ngày Tết.
Người ta độc ác. Thượng đế bất công, cướp cả tình thương. Tâm tư em kêu gào quằn quại giữa tiếng nấc, thân thể em tê dại như viên đạn xoáy vào ruột gan anh để cho anh tắt thở, giây phút cuối cùng không có ai, không có em, chỉ có những bộ mặt quái ác, sát nhân, đang muốn ăn thịt, xé cho được cái thân thể thân yêu đó.
Nâng niu tấm thẻ bài mang tên NGUYỄN VĂN UY có một cái gì cứ ấm ức dâng lên, mắt mờ dần, nhìn loại máu A Rh+. Còn gì nữa? Anh chết đi, thế là hết. Anh Uy, anh chết đi để lại cho em chừng ấy sao? Thân xác anh nằm ở lòng đất, cho em cô độc, cho em đang ở biên giới của một tình yêu mờ ảo không có lối đi. Anh xa em rồi, xa không khoảng cách. Em muốn hình hài mình tan biến để hoà mình vào thế giới hư vô.
(Trần thị Uyên Ngọc, Thư gởi người đã chết ) (2)
Đây là tiếng kêu trầm thống mà thân phận của người nữ trong thời chiến chinh  đã phải gánh như định mệnh:
 xư­a tôi có người yêu phi-công
Cho tòi tình nồng
Một sớm mai hồng
Người bay đi mất
 Xưa tôi có người yêu đi biển
Một chiều đ­ưa tiễn
Trên bến sông buồn
Rồi người đi luôn
Xưa tôi có người yêu biệt kích
Đêm mưa rả rích
Chiến-trận lan tràn
Rồi người mất tích
 Xưa tôi có người yêu ngoài Huế
Xưa tôi có người yêu Sài Gòn
Mậ­u Thân thảm sát
Nên người chẳng còn
 Xưa tôi có người yêu Thừa Thiên
Xưa tôi có người yêu Nha Trang
Xuống đường nhiều bận
Giờ thì lang thang
Xưa tôi có người yêu Hà Nội
Xưa tôi có người yêu Sơn Tây
Đạn xé bom cày
Người không toàn thây
Xư­a tôi có ngư­ời yêu tập-kết
Bỏ nhà mất tăm
Gần hai mươi năm
Bây giờ sống chết ?
ưa tôi có người  yêu di cư­
Xưa tôi có nguời yêu hồi-chánh
Tay cụt chân què
Chiến tranh thần thánh
Giờ tôi có người yêu là ai  ?
Mai tôi có người yêu là ai ?
Tôi chẳng là tôi
làm gì có ngày mai ?
Tôi chẳng yêu tôi
làm gì có yêu ai !
Một nụ hoa nhài
Trên mồ tương lai !
Saìgon 1971
(Hoàng Hương Trang – Một nụ hoa nhài ) (3)
Nỗi đau ấy làm sao mà dứt được, hở. Vết thương ấy làm sao mà được vá lành hở. Như cảnh một đám vợ lính đòi trả lại  chồng họ. Làm sao mà không thể viết lại. Làm sao mà không ghi lại. Dù mỗi lần đọc lại là mỗi lần tim tôi phải nhói:
…..
 Mới đến cửa văn phòng, ba bốn người đàn bà đã chạy tới ôm chân tôi, khóc lóc thảm thê: “Thiếu úy ơi…”  Tôi nghe chừng cả một khối âm thanh cào xé, khóc lóc, than van… Tôi đứng ngẩn người. “Thiếu úy ơi, Thiếu úy ơi, chồng em ảnh bỏ em đi…”  Tôi hoảng hốt. Mấy cánh tay có dịp vồ chụp lấy tôi như muốn bắt đền. Tôi la lớn: “Tôi biết mấy chị đau khổ lắm! Nhưng đánh nhau thì thế nào cũng có kẻ ở người đi.”
Tiếng khóc bấy giờ vụt bùng lên, dữ dội hơn:  “Chồng tôi chết rồi, bỏ một vợ bốn con và một mẹ già. Người ta bỏ chồng tôi nằm đó… Người ta về cúng gà cúng vịt ăn mừng…”  Tôi la to: “Mấy anh ấy chết vì tổ quốc, chánh phủ nhớ ơn, dân tộc nhớ ơn…”  Tôi vừa la, vừa chạy vào phòng riêng đóng cửa lại. Tôi ngồi trên ghế, thở hổn hển. Cái bàn đó, của anh Chấn. Cái rương đó, của thằng Bé. “Bé ơi, vợ mày lên thăm đó! Tao rầu thúi ruột nè.” Tôi lại ra mở cửa, ngoắc một thằng lính lại, nói nhỏ: “Mày ra kêu vợ thằng Bé vào đây.” Một lát, người đàn bà bồng đứa con bụ bẫm vào. Tôi bình tĩnh nói: “Chị Bé à, tôi nhân danh là sĩ quan còn sống sót, cũng bị thương trong trận vừa rồi, xin chia buồn cùng chị.  Bé can đảm lắm.  Anh giết mấy thằng rồi mới chết.  Đây là cái rương của anh, chị có thể đem về…”
Lập tức, chị ta bỏ đứa con xuống đất, chạy ào đến rương khóc ngất. Chị đập đầu vào rương vừa kêu:  “Anh Bé ơi, anh Bé ơi…”  Thằng con thấy mẹ nó khóc, cũng khóc thét lên.  Ở bên ngoài, mấy người đàn bà còn lại, bắt đầu chạy vào phòng. Tôi hốt hoảng mở cửa sau chạy ra ngoài…
Trần Hoài Thư – Những người ở lại (4)
Cuối cùng,  rồi cuộc đau nào cũng đã lắng,  tiếng khóc nào cũng nguôi ngoi. Để rồi nó được thế vào bằng những giọt lệ thầm trước di ảnh người đã khuất:.

 
Mẹ đốt nhang và khấn thật nhỏ
Gọi tên Ba tên anh và bé thật buồn
….
Mẹ quì xuống và đêm thật cao
Ba không về anh không về và bé không buồn lại
Mẹ dâng cơm và khấn thật nhỏ
Mẹ đốt nhang và khấn thật buồn
Ba trên bàn cùng anh và bé
Vẫn thản nhiên như người chết không hồn.
1969
(Hùynh Hữu Võ : – Ngày giỗ ở Việt Nam)
Trên đây chúng tôi chỉ trích những đọan liên quan đến tiếng khóc của người phụ nữ trong thời chinh chiến để chứng tỏ về tính chất nhân bản của giòng văn chương miền Nam trong thời chiến tranh.
Về phương diện vật lý, tiếng khóc, làm rung bần bật đôi vai mềm, làm môi vị mặn, làm đôi mắt sưng vù. Nhưng về phương diện tinh thần,  những giọt nước mắt chính là những giọt nước cứu rổi. Con tim bị đau, bị cứa, đôi bàn tay không còn ôm lấy một  người mình yêu,  da thịt kia cũng không còn được gần gũi lại mùi hương , thì tiếng khóc phải bật ra, phải ào tuôn, phải làm đá phải mòn, phải khóc để mà chia sẻ. Đó là phương thuốc cứu rổi mầu nhiệm.
Và đó có lẽ là lý do thi ca thời chiến miền Nam lai láng những tiếng khóc….
Có phải vậy không ?
Trần Hoài Thư
Theo Blog Trần Hoài Thư
10/2013
________
(1) Văn 129 ngày 1-5-1969, số chủ đề Y Uyên.
(2) Thơ miền Nam trong thời chiến, Thư Ấn Quán xuất bản 2008
(3) Hoàng Hương Trang, Túy Ca . Thư Ấn quán tái bản 2010
(4) Trần Hoài Thư -Truyện từ Bách Khoa, Thư Ấn Quán xb 2011)
http://hung-viet.org/blog1/2014/02/18/tieng-khoc-tinh-nhan-ban-trong-van-chuong-mien-nam-thoi-chien/

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm