Lịch Sử, Quân Sử & Huyền Thoại
Tiểu Đoàn “sấm Sét Miền Đông”: Trận Phản Phục Kích ở Bà Rịa
* Từ mặt trận Đồng Xoài đến chiến trường Phước Tuy:
Trong số trước, VB đã giới thiệu chiến tích lẫy lừng của tiểu đoàn 52 Biệt động quân trong trận tấn công vào mật khu của Cộng quân ở Suối Long, tỉnh Long Khánh vào cuối tháng 6/1967. Đây là trận đánh đã được các nhật báo ở Sài Gòn, và các hãng thông tấn, truyền hình quốc tế tường thuật chi tiết. Chiến thuật tấn công của tiểu đoàn BĐQ này cũng đã được đưa vào chương trình huấn luyện của các trường quân sự Lục quân Hoa Kỳ.
Như đã trình bày, ngoài trận Suối Long, tiểu đoàn 52 Biệt động quân đã có những trận đánh để đời, đã được ghi vào chiến sử binh chủng Biệt động quân và Quân sử Việt Nam Cộng Hòa. Chỉ sau hơn 1 năm thành lập, tiểu đoàn 52 Biệt động quân đã được báo chí vinh tặng danh hiệu “tiểu đoàn Sấm Sét Miền Đông” sau trận đánh lịch sử tại quận lỵ quận Đôn Luân (Đồng Xoài), vào tháng 5/1965. Đây là lần đầu tiên trên chiến trường Việt Nam, Cộng quân đã huy động ba trung đoàn chủ lực để đánh chiếm một quận lỵ của Việt Nam Cộng Hòa, và dàn quân để nghênh chiến các đơn vị tiếp ứng. Là lực lượng trừ bị cơ hữu của Quân đoàn 3, tiểu đoàn 52 Biệt động quân được điều đồng tiếp cứu quân trú phòng ở Đôn Luân.
Theo kế hoạch tăng viện, toàn tiểu đoàn được trực thăng vận xuống Phước Thành vào buổi trưa và sau đó đổ quân xuống sân vận động quận lỵ vào 4 giờ chiều, đúng vào lúc Cộng quân đã tràn ngập trụ sở quận. Qua liên lạc, bộ Tư lệnh Quân đoàn xác nhận là lực lượng chi khu Đôn Luân còn làm chủ tình hình trong quận lỵ. Đại đội 4 của tiểu đoàn tiến vào thì bị Cộng quân từ quận đường bắn ra. Trước tình hình đó, ba đại đội còn lại và ban chỉ huy tiểu đoàn đã rút ra ngoài hàng rào trước cửa để đợi Quân đoàn tái xác nhận. 15 phút sau, trung đội 1 của đại đội 3 bám sát hàng rào ngoài quận đường quan sát và thấy rõ Cộng quân đang sử dụng đại liên đặt trên chiến xa của chi khu (địch đã chiếm được) để tác xạ vào đội hình của Biệt động quân.
Sau khi nhận được báo cáo, đại úy Hoàng Thọ Nhu, tiểu đoàn trưởng, xin sự yểm trợ của Không lực Hoa Kỳ qua sự liên lạc của cố vấn, oanh tạc ngay vào quận đường. Hai phi cơ B-57 đã nhào xuống tiêu diệt các ổ hỏa lực của Cộng quân trên 2 xe thiết giáp. Đợt oanh tạc kết thúc, kho đạn trong chi khu (quận) nỗ dữ dội. Trung úy Trần Thanh Thủy, đại đội trưởng đại đội 3 quyết định tung trung đội 1 bò vào chiếm lại quận đường. Khoảng 8 giờ đêm, kho đạn ngừng nổ, đại đội 3 đã bố trí quanh hàng rào phòng thủ của chi khu để đợi Cộng quân từ hai trại bên kéo trở lại. Biệt động quân đánh tan hai cánh quân này và sau đó tràn lên tái chiếm căn cứ Biệt kích và Pháo binh trong quận lỵ trước khi trời sáng. Tiểu đoàn 52 Biệt động quân đã tịch thu hàng trăm vũ khí, trong đó có hơn 50 súng AK 47. Sau chiến thắng này, tiểu đoàn được tuyên dương công trạng trước Quân đội.
Với chiến công tại Đồng Xoài, tiểu đoàn 52 Biệt động quân trở thành tiểu đoàn trừ bị cho bộ Tổng tham mưu. Không chỉ là một đơn vị tinh nhuệ với lối đánh tốc chiến trong các trận tấn công bằng trực thăng vận, tiểu đoàn 52 Biệt động quân còn nổi tiếng trong các trận phản phục kích trước đối phương áp đảo về quân số. Một trong những trận phản phục kích “tuyệt vời” của tiểu đoàn Sấm Sét Miền Đông là trận đánh gần tỉnh lỵ Phước Tuy vào tháng 11/1965.
* Trận phản phục kích đi vào chiến sử của Tiểu đoàn Sấm Sét Miền Đông gần Bà Rịa, trên Quốc lộ 15:
Tháng 10/1965, do áp lực nặng của Cộng quân tại Phước Tuy, tiểu đoàn Sấm Sét Miền Đông được bộ Tư lệnh Quân đoàn 3 tăng phái cho tiểu khu Phước Tuy, đặt dưới quyền điều động của trung tá Lê Đức Đạt-tiểu khu trưởng (năm 1972, là đại tá tư lệnh Sư đoàn 22 Bộ binh, tự sát tại Tân Cảnh cuối tháng 4/1972). Theo phân nhiệm, tiểu đoàn là nỗ lực chính trong các cuộc hành quân tảo thanh và giải tỏa áp lực của Cộng quân tại Xuyên Mộc, Đất Đỏ, Hàm Long, Núi Đất. Do phải tăng phái 1 đại đội của Tiểu đoàn (đại đội 1/52) phòng ngự ở Bình Giả, nên tiểu đoàn chỉ còn 3 đại đội và ban chỉ huy tiểu đoàn tham gia cuộc hành quân trên địa bàn Phước Tuy.
Ngày 11 tháng 11/1965, theo kế hoạch của bộ chỉ huy Tiểu khu Phước Tuy, đại đội 2/52 do trung úy Trần Trọng Truồi chỉ huy được chỉ định hoạt động dọc theo đèo Mẹ Bồng Con, tiểu đoàn chỉ còn lại hai đại đội 3/54, 4/52 và được lệnh di chuyển từ vùng hành quân về vị trí mới. Thành phần này được Tiểu khu Phước Tuy tăng cường hai xe thiết giáp (loại xe của Mã Lai dùng để tiểu trừ du kích) và 1 đại đội Địa phương quân. Đoàn quân do đại úy Nguyễn Hiệp, tiểu đoàn phó chỉ huy. (Tháng 9/1966, đại úy Hiệp giữ chức tiểu đoàn trưởng, thăng thiếu tá sau trận đánh Suối Long).
Trong khi tiểu đoàn đang di chuyển trên Quốc lộ 15 thì bộ chỉ huy Tiểu khu Phước Tuy được một hồi chánh viên cho biết là trung đoàn của anh ta đang bố trí sát sân bắn ở đầu tỉnh đợi phục kích tiểu đoàn 52 BĐQ. Liền ngay sau đó, phi cơ quan sát L 19 được gởi tới, quan sát viên xác nhận đã thấy các cụm bố trí của Cộng quân. Khi vị tiểu đoàn phó nhận được thông báo về cuộc phục kích của CQ thì đoàn xe đã tiến vào khu vực mà địch quân đang bố trí. Theo lời kể của đại úy Hiệp với một số phóng viên chiến trường sau khi trận đánh kết thúc, thì vị tiểu đoàn phó này đã kịp thời đưa ra một quyết định khẩn cấp là cho lệnh đoàn xe dừng lại khi còn cách khúc quanh 50 thước-nơi mà Cộng quân được lệnh khai hỏa khi chiếc xe đầu tiên xuất hiện, đồng thời chỉ định trung đội đi đầu của đại đội 3 khởi động khai hỏa khi có lệnh. (Chúng tôi cũng có dịp đi theo đại úy Hiệp và tiểu đoàn 52 BĐQ hành quân tại phía Đông tỉnh Biên Hòa vào tháng 6/1965 để thực hiện loạt bài phóng sự chiến trường cho một nhật báo ở Sài Gòn. Hơn hai năm sau, khi phục vụ tại Phòng Thông tin Báo chí Cục Tâm Lý Chiến, chúng tôi được vinh dự về thăm đơn vị anh hùng này để ghi nhận một số chi tiết về trận chiến Suối Long cho bài viết phổ biến trên hệ thống truyền thông của Quân đội. Chính trong lần thứ hai này, thiếu tá Hiệp cũng đã kể lại cho chúng tôi nghe về trận phản kích ở Bà Rịa, mà ông cho rằng đó là một trong những trận đánh ác liệt nhất trong đời binh nghiệp của ông. Theo lời của cựu đại tá Nguyễn Văn Đại thuộc binh chủng BĐQ, thiếu tá Hiệp đã bị CS sát hại trong trại giam sau 30/4/1975).
Trở lại với trận phục kích trên Quốc lộ 15, theo các tài liệu tổng hợp của đặc san Mũ Nâu và KBC, tuyến phục kích của địch quân dài 2 km với 2 tiểu đoàn dàn trận từ chân núi Thị Vải. Tiểu đoàn CQ thứ ba nằm cạnh sân bắn của tỉnh. Khi đoàn xe vừa ngừng, các chiến binh Nũ Nâu đã tự động nhảy xuống bố trí. Trung đội 1 của đại đội 3 do 1 trung úy chỉ huy được đại úy Trần Thanh Thủy-đại đội trưởng, tăng cường 2 thiện xạ nổi tiếng thuộc ban chỉ huy đại đội là thượng sĩ Hoàng Tào với cây súng M 14 và hạ sĩ nhất Đinh Đô với cây AR 15 thần tốc, hai tay súng này đã yểm trợ cho tổ đại liên của trung đội 1 khai hỏa loạt súng đầu tiên cho trận đánh thay vì phát súng đầu tiên do Cộng quân khai hỏa. Tổ hỏa lực tiền tiêu của CQ đặt tại vườn mít nằm sát Quốc lộ 1, đã phải lúng túng khi Biệt động quân khai hỏa trước, vì theo kế hoạch phục kích của CQ, tổ hỏa lực này chỉ khai hỏa khi chiếc xe đầu tiên của BĐQ đến khúc quanh.
Sau khi khai hỏa, trung đội 1/đại đội 3 tràn lên chiếm vườn mít. Cây B 40 của tổ hỏa lực CQ chỉ mới bắn được một phát trúng xe cơ giới của Địa phương quân gây phát hỏa, đã bị một toán chiến binh trung đội 1 tràn lên đoạt ngay. Trận chiến trở nên quyết liệt hơn khi Cộng quân từ các vị trí bên trong bắn xối xả về hướng của Biệt động quân để yểm trợ cho thành phần xung kích đang tràn ra. Tại Vườn Mít, tổ đại liên M 60 cùng hai thiện xạ M 14 và AR 15 đã chận đứng đợt xung phong của địch. Để yểm trợ cho tiểu đoàn 52 BDQ, sau khi nhận được yêu cầu của Quân đoàn 3, phản lực cơ F 100 của Không quân Hoa Kỳ từ Đệ thất hạm đội đã bay vào vùng xảy ra giao tranh. Để Không quân khó oanh tạc, Cộng quân cố tràn ra bám sát trận địa, vườn mít trở thành mục tiêu của cả hai bên. Theo lệnh của Tiểu đoàn phó, đại úy Trần Thanh Thủy-đại đội trưởng đại đội 3 cho rút trung đội 1 rút về bên kia Quốc lộ dể Không quân dễ dàng oanh kích Cộng quân. Trong khi F 100 oanh tạc dữ dội, thì trung đội 1 men theo Quốc lộ tiến về khúc quanh sát sân bắn để đợi dịp xung phong vào cánh trái của địch quân.
Đối phương cố bám sát Biệt động quân để vô hiệu hóa các phi vụ không yểm, trong khi đó phía sau của tiểu đoàn 52 BĐQ là bãi sình lầy lội, do đó đại úy Hiệp-tiểu đoàn phó đã xin Không quân oanh tạc dọc Quốc lộ, chấp nhận cùng địch tổn thất nếu bị rủi ro. Cùng lúc đó, đại đội 2/52 đang hoạt động tại đèo Mẹ Bồng Con được lệnh rời vùng hành quân để tiếp ứng. Cả đại đội này đã quá giang xe đò về bố trí ở ấp sát khu vực phục kích. Trung úy Trần Trọng Truồi, đại đội trưởng đã cho các trung đội dàn quân để đợi lệnh xung phong tấn công địch quân từ cánh phải. Với lối điều quân linh động, lực lượng tiểu đoàn 52 Biệt động quân dù ít nhưng đã có được 2 gọng kềm phía ngoài để kẹp ngược lại các đơn vị Cộng quân.
Sau 1 giờ giao tranh với nhiều phi tuần F 100 yểm trợ liên tục, Cộng quân đã bị tổn thất nặng. Trời gần tối, đại úy Hiệp xin ngưng không trợ và cho lệnh các đại đội xung phong. Tiểu đoàn 52 Biệt động quân từ chính diện và hai bên trái phải của Cộng quân đồng loạt tiến lên theo tiếng còi của cấp chỉ huy. Tuyến phục kích bị chọc thủng, Cộng quân tháo chạy về cánh rừng sát chân núi Thị Vải. Nhiều tử thi của Cộng quân đã được cột sẵn giây thừng vào chân nhưng không được kéo đi kịp nằm la liệt trên trận địa. Sau trận đánh, tiểu đoàn 52 Biệt động quân đã được các tướng lãnh Hoa Kỳ ngợi khen. Theo đề nghị của bộ Tư lệnh Hoa Kỳ tại Việt Nam, Tổng thống Jonhson đã ký quyết định ân thưởng huy chương Danh Dự của Tổng thống Hoa Kỳ cho tiểu đoàn Sấm Sét Miền Đông.
vietbao.com
Sinh Tồn chuyển
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Người Do Thái và Nước Mỹ" - by Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Ý Kiến Về Hai Chữ GIAO CHỈ" - Tôn Thất Tuệ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Ý Kiến Về Hai Chữ GIAO CHỈ" - Tôn Thất Tuệ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm Nhà tiên tri của Việt tộc" - Trần Văn Giang (ghi lại)
- "Giao Chỉ hay Giao Châu?" - Hồ Bạch Thảo - Trần Văn Giang (ghi lại)
Tiểu Đoàn “sấm Sét Miền Đông”: Trận Phản Phục Kích ở Bà Rịa
* Từ mặt trận Đồng Xoài đến chiến trường Phước Tuy:
Trong số trước, VB đã giới thiệu chiến tích lẫy lừng của tiểu đoàn 52 Biệt động quân trong trận tấn công vào mật khu của Cộng quân ở Suối Long, tỉnh Long Khánh vào cuối tháng 6/1967. Đây là trận đánh đã được các nhật báo ở Sài Gòn, và các hãng thông tấn, truyền hình quốc tế tường thuật chi tiết. Chiến thuật tấn công của tiểu đoàn BĐQ này cũng đã được đưa vào chương trình huấn luyện của các trường quân sự Lục quân Hoa Kỳ.
Như đã trình bày, ngoài trận Suối Long, tiểu đoàn 52 Biệt động quân đã có những trận đánh để đời, đã được ghi vào chiến sử binh chủng Biệt động quân và Quân sử Việt Nam Cộng Hòa. Chỉ sau hơn 1 năm thành lập, tiểu đoàn 52 Biệt động quân đã được báo chí vinh tặng danh hiệu “tiểu đoàn Sấm Sét Miền Đông” sau trận đánh lịch sử tại quận lỵ quận Đôn Luân (Đồng Xoài), vào tháng 5/1965. Đây là lần đầu tiên trên chiến trường Việt Nam, Cộng quân đã huy động ba trung đoàn chủ lực để đánh chiếm một quận lỵ của Việt Nam Cộng Hòa, và dàn quân để nghênh chiến các đơn vị tiếp ứng. Là lực lượng trừ bị cơ hữu của Quân đoàn 3, tiểu đoàn 52 Biệt động quân được điều đồng tiếp cứu quân trú phòng ở Đôn Luân.
Theo kế hoạch tăng viện, toàn tiểu đoàn được trực thăng vận xuống Phước Thành vào buổi trưa và sau đó đổ quân xuống sân vận động quận lỵ vào 4 giờ chiều, đúng vào lúc Cộng quân đã tràn ngập trụ sở quận. Qua liên lạc, bộ Tư lệnh Quân đoàn xác nhận là lực lượng chi khu Đôn Luân còn làm chủ tình hình trong quận lỵ. Đại đội 4 của tiểu đoàn tiến vào thì bị Cộng quân từ quận đường bắn ra. Trước tình hình đó, ba đại đội còn lại và ban chỉ huy tiểu đoàn đã rút ra ngoài hàng rào trước cửa để đợi Quân đoàn tái xác nhận. 15 phút sau, trung đội 1 của đại đội 3 bám sát hàng rào ngoài quận đường quan sát và thấy rõ Cộng quân đang sử dụng đại liên đặt trên chiến xa của chi khu (địch đã chiếm được) để tác xạ vào đội hình của Biệt động quân.
Sau khi nhận được báo cáo, đại úy Hoàng Thọ Nhu, tiểu đoàn trưởng, xin sự yểm trợ của Không lực Hoa Kỳ qua sự liên lạc của cố vấn, oanh tạc ngay vào quận đường. Hai phi cơ B-57 đã nhào xuống tiêu diệt các ổ hỏa lực của Cộng quân trên 2 xe thiết giáp. Đợt oanh tạc kết thúc, kho đạn trong chi khu (quận) nỗ dữ dội. Trung úy Trần Thanh Thủy, đại đội trưởng đại đội 3 quyết định tung trung đội 1 bò vào chiếm lại quận đường. Khoảng 8 giờ đêm, kho đạn ngừng nổ, đại đội 3 đã bố trí quanh hàng rào phòng thủ của chi khu để đợi Cộng quân từ hai trại bên kéo trở lại. Biệt động quân đánh tan hai cánh quân này và sau đó tràn lên tái chiếm căn cứ Biệt kích và Pháo binh trong quận lỵ trước khi trời sáng. Tiểu đoàn 52 Biệt động quân đã tịch thu hàng trăm vũ khí, trong đó có hơn 50 súng AK 47. Sau chiến thắng này, tiểu đoàn được tuyên dương công trạng trước Quân đội.
Với chiến công tại Đồng Xoài, tiểu đoàn 52 Biệt động quân trở thành tiểu đoàn trừ bị cho bộ Tổng tham mưu. Không chỉ là một đơn vị tinh nhuệ với lối đánh tốc chiến trong các trận tấn công bằng trực thăng vận, tiểu đoàn 52 Biệt động quân còn nổi tiếng trong các trận phản phục kích trước đối phương áp đảo về quân số. Một trong những trận phản phục kích “tuyệt vời” của tiểu đoàn Sấm Sét Miền Đông là trận đánh gần tỉnh lỵ Phước Tuy vào tháng 11/1965.
* Trận phản phục kích đi vào chiến sử của Tiểu đoàn Sấm Sét Miền Đông gần Bà Rịa, trên Quốc lộ 15:
Tháng 10/1965, do áp lực nặng của Cộng quân tại Phước Tuy, tiểu đoàn Sấm Sét Miền Đông được bộ Tư lệnh Quân đoàn 3 tăng phái cho tiểu khu Phước Tuy, đặt dưới quyền điều động của trung tá Lê Đức Đạt-tiểu khu trưởng (năm 1972, là đại tá tư lệnh Sư đoàn 22 Bộ binh, tự sát tại Tân Cảnh cuối tháng 4/1972). Theo phân nhiệm, tiểu đoàn là nỗ lực chính trong các cuộc hành quân tảo thanh và giải tỏa áp lực của Cộng quân tại Xuyên Mộc, Đất Đỏ, Hàm Long, Núi Đất. Do phải tăng phái 1 đại đội của Tiểu đoàn (đại đội 1/52) phòng ngự ở Bình Giả, nên tiểu đoàn chỉ còn 3 đại đội và ban chỉ huy tiểu đoàn tham gia cuộc hành quân trên địa bàn Phước Tuy.
Ngày 11 tháng 11/1965, theo kế hoạch của bộ chỉ huy Tiểu khu Phước Tuy, đại đội 2/52 do trung úy Trần Trọng Truồi chỉ huy được chỉ định hoạt động dọc theo đèo Mẹ Bồng Con, tiểu đoàn chỉ còn lại hai đại đội 3/54, 4/52 và được lệnh di chuyển từ vùng hành quân về vị trí mới. Thành phần này được Tiểu khu Phước Tuy tăng cường hai xe thiết giáp (loại xe của Mã Lai dùng để tiểu trừ du kích) và 1 đại đội Địa phương quân. Đoàn quân do đại úy Nguyễn Hiệp, tiểu đoàn phó chỉ huy. (Tháng 9/1966, đại úy Hiệp giữ chức tiểu đoàn trưởng, thăng thiếu tá sau trận đánh Suối Long).
Trong khi tiểu đoàn đang di chuyển trên Quốc lộ 15 thì bộ chỉ huy Tiểu khu Phước Tuy được một hồi chánh viên cho biết là trung đoàn của anh ta đang bố trí sát sân bắn ở đầu tỉnh đợi phục kích tiểu đoàn 52 BĐQ. Liền ngay sau đó, phi cơ quan sát L 19 được gởi tới, quan sát viên xác nhận đã thấy các cụm bố trí của Cộng quân. Khi vị tiểu đoàn phó nhận được thông báo về cuộc phục kích của CQ thì đoàn xe đã tiến vào khu vực mà địch quân đang bố trí. Theo lời kể của đại úy Hiệp với một số phóng viên chiến trường sau khi trận đánh kết thúc, thì vị tiểu đoàn phó này đã kịp thời đưa ra một quyết định khẩn cấp là cho lệnh đoàn xe dừng lại khi còn cách khúc quanh 50 thước-nơi mà Cộng quân được lệnh khai hỏa khi chiếc xe đầu tiên xuất hiện, đồng thời chỉ định trung đội đi đầu của đại đội 3 khởi động khai hỏa khi có lệnh. (Chúng tôi cũng có dịp đi theo đại úy Hiệp và tiểu đoàn 52 BĐQ hành quân tại phía Đông tỉnh Biên Hòa vào tháng 6/1965 để thực hiện loạt bài phóng sự chiến trường cho một nhật báo ở Sài Gòn. Hơn hai năm sau, khi phục vụ tại Phòng Thông tin Báo chí Cục Tâm Lý Chiến, chúng tôi được vinh dự về thăm đơn vị anh hùng này để ghi nhận một số chi tiết về trận chiến Suối Long cho bài viết phổ biến trên hệ thống truyền thông của Quân đội. Chính trong lần thứ hai này, thiếu tá Hiệp cũng đã kể lại cho chúng tôi nghe về trận phản kích ở Bà Rịa, mà ông cho rằng đó là một trong những trận đánh ác liệt nhất trong đời binh nghiệp của ông. Theo lời của cựu đại tá Nguyễn Văn Đại thuộc binh chủng BĐQ, thiếu tá Hiệp đã bị CS sát hại trong trại giam sau 30/4/1975).
Trở lại với trận phục kích trên Quốc lộ 15, theo các tài liệu tổng hợp của đặc san Mũ Nâu và KBC, tuyến phục kích của địch quân dài 2 km với 2 tiểu đoàn dàn trận từ chân núi Thị Vải. Tiểu đoàn CQ thứ ba nằm cạnh sân bắn của tỉnh. Khi đoàn xe vừa ngừng, các chiến binh Nũ Nâu đã tự động nhảy xuống bố trí. Trung đội 1 của đại đội 3 do 1 trung úy chỉ huy được đại úy Trần Thanh Thủy-đại đội trưởng, tăng cường 2 thiện xạ nổi tiếng thuộc ban chỉ huy đại đội là thượng sĩ Hoàng Tào với cây súng M 14 và hạ sĩ nhất Đinh Đô với cây AR 15 thần tốc, hai tay súng này đã yểm trợ cho tổ đại liên của trung đội 1 khai hỏa loạt súng đầu tiên cho trận đánh thay vì phát súng đầu tiên do Cộng quân khai hỏa. Tổ hỏa lực tiền tiêu của CQ đặt tại vườn mít nằm sát Quốc lộ 1, đã phải lúng túng khi Biệt động quân khai hỏa trước, vì theo kế hoạch phục kích của CQ, tổ hỏa lực này chỉ khai hỏa khi chiếc xe đầu tiên của BĐQ đến khúc quanh.
Sau khi khai hỏa, trung đội 1/đại đội 3 tràn lên chiếm vườn mít. Cây B 40 của tổ hỏa lực CQ chỉ mới bắn được một phát trúng xe cơ giới của Địa phương quân gây phát hỏa, đã bị một toán chiến binh trung đội 1 tràn lên đoạt ngay. Trận chiến trở nên quyết liệt hơn khi Cộng quân từ các vị trí bên trong bắn xối xả về hướng của Biệt động quân để yểm trợ cho thành phần xung kích đang tràn ra. Tại Vườn Mít, tổ đại liên M 60 cùng hai thiện xạ M 14 và AR 15 đã chận đứng đợt xung phong của địch. Để yểm trợ cho tiểu đoàn 52 BDQ, sau khi nhận được yêu cầu của Quân đoàn 3, phản lực cơ F 100 của Không quân Hoa Kỳ từ Đệ thất hạm đội đã bay vào vùng xảy ra giao tranh. Để Không quân khó oanh tạc, Cộng quân cố tràn ra bám sát trận địa, vườn mít trở thành mục tiêu của cả hai bên. Theo lệnh của Tiểu đoàn phó, đại úy Trần Thanh Thủy-đại đội trưởng đại đội 3 cho rút trung đội 1 rút về bên kia Quốc lộ dể Không quân dễ dàng oanh kích Cộng quân. Trong khi F 100 oanh tạc dữ dội, thì trung đội 1 men theo Quốc lộ tiến về khúc quanh sát sân bắn để đợi dịp xung phong vào cánh trái của địch quân.
Đối phương cố bám sát Biệt động quân để vô hiệu hóa các phi vụ không yểm, trong khi đó phía sau của tiểu đoàn 52 BĐQ là bãi sình lầy lội, do đó đại úy Hiệp-tiểu đoàn phó đã xin Không quân oanh tạc dọc Quốc lộ, chấp nhận cùng địch tổn thất nếu bị rủi ro. Cùng lúc đó, đại đội 2/52 đang hoạt động tại đèo Mẹ Bồng Con được lệnh rời vùng hành quân để tiếp ứng. Cả đại đội này đã quá giang xe đò về bố trí ở ấp sát khu vực phục kích. Trung úy Trần Trọng Truồi, đại đội trưởng đã cho các trung đội dàn quân để đợi lệnh xung phong tấn công địch quân từ cánh phải. Với lối điều quân linh động, lực lượng tiểu đoàn 52 Biệt động quân dù ít nhưng đã có được 2 gọng kềm phía ngoài để kẹp ngược lại các đơn vị Cộng quân.
Sau 1 giờ giao tranh với nhiều phi tuần F 100 yểm trợ liên tục, Cộng quân đã bị tổn thất nặng. Trời gần tối, đại úy Hiệp xin ngưng không trợ và cho lệnh các đại đội xung phong. Tiểu đoàn 52 Biệt động quân từ chính diện và hai bên trái phải của Cộng quân đồng loạt tiến lên theo tiếng còi của cấp chỉ huy. Tuyến phục kích bị chọc thủng, Cộng quân tháo chạy về cánh rừng sát chân núi Thị Vải. Nhiều tử thi của Cộng quân đã được cột sẵn giây thừng vào chân nhưng không được kéo đi kịp nằm la liệt trên trận địa. Sau trận đánh, tiểu đoàn 52 Biệt động quân đã được các tướng lãnh Hoa Kỳ ngợi khen. Theo đề nghị của bộ Tư lệnh Hoa Kỳ tại Việt Nam, Tổng thống Jonhson đã ký quyết định ân thưởng huy chương Danh Dự của Tổng thống Hoa Kỳ cho tiểu đoàn Sấm Sét Miền Đông.
vietbao.com
Sinh Tồn chuyển