Đoạn Đường Chiến Binh
Tiểu Đoàn 11 BĐQ Tại Căn Cứ Charlie
Tư Kiên
Liên Đoàn 2 BĐQ (sau đổi tên thành LĐ23/BĐQ) gồm 3 TĐ, theo lẽ thì có số thứ tự là 21, 22, và 23. Nhưng do TĐ11 tham dự cuộc Biến Loạn Miền Trung năm 1966 nên được thuyên chuyển từ Đà Nẵng lên Pleiku và hoán đổi với TĐ 21. Do vậy LĐ 2 gồm TĐ 11, 22 và 23. Bộ Chỉ Huy Liên Đoàn đóng ở Biển Hồ Pleiku, trên một khu đất khá bằng phẳng gần Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn II với 2 Tiểu Đoàn 22 và 23, riêng TĐ 11 thì đóng biệt lập trên phần đất cao hơn và nằm đối diện với Liên đoàn qua Tỉnh Lộ.
Có lẽ vì đóng riêng biệt như vậy nên TĐ 11 hầu như hoạt động độc lập nhiều hơn hai tiểu đoàn bạn. Sau khi các Trại Biên Phòng của CIDG cải tuyển qua BĐQ hoàn tất vào tháng 12 năm 1970 thì các tiểu đoàn này có một chương trình huấn luyện bổ túc toàn đơn vị ở Trung Tâm Huấn Luyện BĐQ Dục Mỹ. Trong thời gian đi thụ huấn ở đây, trại được giao lại cho một đơn vị BĐQ khác. Liên Đoàn II/BĐQ là Liên Đoàn Tiếp Ứng hay Liên Đoàn Trừ Bị Vùng, nhưng cũng chỉ có 2 Tiểu Đoàn 22 và 23 là có nhiệm vụ hoán chuyển cho các Tiểu Đoàn Biên Phòng đi Dục Mỹ “hấp” thôi. Còn TĐ 11 đảm nhiệm vai trò một đơn vị lưu động, hết tăng cường cho Trung Đoàn 42 BB lại biệt phái cho Tiểu Khu Kontum, Phú Bổn, thậm chí cho cả các Chi Khu nữa.
Cuối tháng 11-1971, TĐ 11 BĐQ được lệnh tiếp viện cho trại Polei Kleng (TĐ72 BĐQ Biên Phòng) ở phía Tây Nam Kontum. Nhờ B52 rải thảm trúng Trung Đoàn 95B, thuộc sư Đoàn 320 Thép của CS nên bọn chúng đại bại.
Cũng từ thời gian này chiến trận bắt đầu leo thang trên khắp 4 Vùng Chiến Thuật. Dĩ nhiên với tình hình đó thì TĐ11 BĐQ bị hành quân liên miên là chuyện tự nhiên. Từ Polei Kleng, tiểu đoàn được trực thăng bốc thẳng về Kontum tăng phái cho Trung Đoàn 42 BB. Nơi đây, họ đưa tiểu đoàn lên phía Bắc Kontum để thám sát tình hình quanh khu vực Tân Cảnh, phi trường Phượng Hoàng. Trinh Sát của Tiểu Đoàn khám phá rất nhiều đoạn đường, ở những điạ thế ngặt nghèo, được làm rất công phu. Chúng bắc cầu qua những chỗ trũng hoặc suối bằng những cây rừng loại lớn cả người ôm. Qua những tin tức ghi nhận được, chúng xử dụng xe be của dân khai thác lâm sản làm những đoạn đường này, và cố né tránh đụng độ với Tiểu Đoàn chúng tôi. Báo cáo về Bộ Chỉ Huy Trung Đoàn thì họ không tin là Cộng Sản Bắc Việt đang có dự mưu gì với Kontum, bởi lẽ sau Tết Âm Lịch tình hình chiến sự có vẻ “êm” hơn bình thường. Báo về Liên Đoàn thì nơi đây cũng chỉ ghi nhận để báo lại lên trên.
Nói chung, ngay từ đầu năm 1972, các tin tức tình báo đã ghi nhận được những biến chuyển của cuộc chiến kể cả các do đơn vị trinh sát cuả Tiểu Đoàn thu nhận được. Vì bọn CSBV đã làm những con đường khuất dưới những tàng cây rậm rạp của những cánh rừng già bạt ngàn trên cao nguyên, nên những báo cáo chúng tôi gởi về không làm sao ăn khớp được với không ảnh do Không Quân của cả Mỹ lẫn Việt chụp, thậm chí chúng tôi còn bị nghi ngờ là cung cấp tin tức giả mạo.
Ngay sau khi hết giai đoạn tăng phái cho Trung Đoàn 42 BB, TĐ11 cũng chẳng phải đi đâu xa, vì đã nhận lệnh tăng phái cho Tiểu Khu Kontum và được quân vân xa chở thẳng đến địa điểm mới bên kia sông Dakbla, hướng Đông Kontum. Đó là một làng Thượng có tên Việt là Ngọc Hồi.
Làng khá sạch sẽ và ngăn nắp với một Nhà Rông rộng lớn, mái cao nhọn lợp tranh, ngay giữa làng. Chỉ cần thấy cái Nhà Rông này là biết ngay đây là một bản làng người Thượng, vẫn có thói quen xử dụng nước suối trong sinh hoạt. Vì thế, dù trong ấp có một giếng nước lại có cả máy bơm tay nữa nhưng họ vẫn hàng ngày kéo nhau ra sông Dakbla tắm rửa và lấy nước. Vì làng nằm cạnh bờ sông nên việc lấy nước cũng dễ dàng. (Chẳng hiểu sao lại gọi là sông, thực ra nó chỉ là 1 con suối hơi lớn bề ngang chừng hơn 10 mét. Dân xe be đã ủi một đoạn hơi lài 2 bên để xe có thể băng ngang suối.)
Chúng tôi cũng thích ra sông tắm, để vui đùa dưới làn nước trong mát hầu quên đi những ưu tư của cuộc chiến. Dù cùng tấm trên một dòng sông, nhưng các thiếu nữ Thượng không bao giờ tắm chung, không chỉ với chúng tôi mà ngay với nam giới Thượng cũng thế. Họ luôn đi lên thượng nguồn lấy nước và tắm ở phía đó. Ngắm những thiếu nữ Thượng tắm cũng là một thú vui của đám lính Kinh. Họ hồn nhiên 100% dưới làn nước. Dù biết có người đang nhìn họ cũng vẫn thoải mái, không mắc cỡ. Họ cũng không cho rằng nhìn như vậy như vậy là thiếu lễ độ. Nhưng những thiếu nữ đã có chồng thì họ mặc váy để tắm, và nếu có con thì họ che cả ngực khi biết có người nhìn(?). Trai Thượng không tham gia với đám lính người Kinh, nhưng họ cũng chẳng phản đối gì.
Bọn VC thường từ phía này bắn cối và rocket vô phi trường Kontum. Anh em Địa Phương Quân vô vùng là bị phục kích, và dĩ nhiên “dữ nhiều lành ít”. Ngay ngày đầu tiên những toán lục soát của các đại đội đã gom về được một mớ rocket 122 mm được VC cài để tự khai hoả. Chính vì vậy dù pháo binh lấy điểm chính xác để chống pháo kích thì cũng chẳng ăn thua gì vì chúng đã rút ngay sau khi đặt. Vả lại với phương pháp đó thì không sao có thể biết chúng đang ở đâu vì chúng đặt khắp mọi nơi. Tầm hoạt động của cối và rocket 122 mm của VC thì khá gần, do vậy việc khoanh vùng để tìm và diệt không khó. Sau một tuần lễ tình hình trở lại bình thường, phi trường không còn bị pháo kích nữa.
Điều đặc biệt hơn cả là Tiểu Đoàn lùng xục khắp một vùng rộng lớn như vậy nhưng lại không chám trán, không đụng trận nào với VC cả, cứ như là ngửi hơi cọp lũ chó rừng trốn mất tăm mất dạng, vô tình chúng tôi được một dịp tốt hiếm hoi để dưỡng quân. Sau đó cả tháng trời, mặt trận phía Bắc và Tây Kontum đang lần hồi sôi động đến độ phải điều động cả Lữ Đoàn 2 Dù từ trong Nam ra tăng cường cho mặt trận Kontum thì Tiểu Đoàn chúng tôi vẫn như “ngồi chơi sơi nước”.
Được trả về Liên Đoàn, một lần nữa chúng tôi lại bàn giao chiến địa cho anh em Địa Phương Quân. Cũng một lần nữa, chúng tôi lại tách rời Liên Đoàn để nhận nhiệm vụ tăng phái cho Lữ Đoàn 2 Dù. Quân số của Tiểu Đoàn chúng tôi khi đó khoảng 670 người. Đây là một con số rất lớn, bởi sau này khi tình hình chiến sự khốc liệt việc bổ xung quân số không còn đầy đủ và nhanh chóng nữa thì Tiểu Đoàn có khi chỉ còn hơn 400 người thôi (!)
Lữ Đoàn 2 Dù giao chúng tôi nhiệm vụ giữ an ninh phòng thủ căn cứ, chỉ phái một hai Đại Đội đi “làm ăn bên ngoài”. Khi đó, Lữ Đoàn Dù bố trí “các con” của họ tại những căn cứ theo hình cánh cung, trải dài trên 10km, từ dưới Căn Cứ 6 của Trung Đoàn 42 BB tới khoảng giữa trại Polei Kleng và Võ Định. Đại Đội 4 BĐQ của Trung Úy Trần Cao Chánh được phái ra ngoài căn cứ hoạt động trong khu vực giữa 2 căn cứ Charlie và Delta (TĐ 11 Dù và TĐ 2 Dù) và ở về hướng đông của 2 căn cứ này. Họ đã được pháo binh Dù yểm trợ chính xác, nhanh chóng, hiệu quả với số lượng lớn, khi được yêu cầu.
Cần nói thêm là khi ra ngoài hoạt động Đại Đội này liên lạc thẳng tần số nội bộ trực thuộc điều động và báo cáo với Ban 3 Lữ Đoàn 2 Dù, khi đó Quyền Trưởng Ban 3 là Đại úy Nguyễn ngọc Nhi, khóa 20 Võ Bị
Đầu tháng Tư địch tăng cường từ hướng Tây, pháo kích dữ dội vào các căn cứ Dù. Chúng dùng đủ loại pháo binh, kể cả 130 ly, có tầm bắn tới 30km trong khi pháo binh 155 ly của ta chỉ khoảng 15km. Rõ ràng chúng có nhiều ưu thế hơn ta. Cách duy nhất để “khóa mõm” bọn này là dùng máy bay. Nhưng không phải khi nào các đơn vị của ta cũng có thể điều động máy bay vào vùng, nhất là khi thời tiết xấu. Thêm nữa địch đặt pháo ngay biên giới, khi xong bọn chúng lại kéo đại bác qua biên giới. Tong khi đó, chúng ta không thể ném bom vào đất bạn được, vì mỗi lần như vậy họ lại kiện cáo lung tung với Toán Liên Hợp Bốn Bên.
Đêm 11 rạng 12 Tháng Tư, qua tần số nội bộ của Dù, Tr/Úy Chánh biết rằng Charlie đã bị pháo kích nặng nề, Trung Tá Nguyễn Đình Bảo đã tử trận. (Căn cứ chính của BCH/TĐ với TĐ Trưởng Nguyễn Đình Bảo và TĐ Phó, Thiếu Tá Mễ lại là C2, còn C tên chính thức trên phóng đồ là do Đại Đội 111 đóng).
Sau 17 ngày hành quân riêng lẻ, Đại Đội 4 của Tr/Úy Chánh lại được trả về Tiểu Đoàn, chuẩn bị hoán đổi cho 1 Tiểu Đoàn Dù nhận nhiệm vụ khác.
Sáng ngày 19 -4-1972, Tiểu Đoàn 11 BĐQ được lệnh sẵn sàng “trực thăng vận”. Tôi tháp tùng Thiếu Tá Ngô Văn Mai-Tiểu Đoàn Trưởng, và Trung Úy Phan Văn Hải-Trưởng Ban 3, đến BCH Lữ Đoàn 2 Dù ở Căn Cứ Lam Sơn gần Võ Định để nhận Lệnh Hành Quân, Phóng Đồ và Đặc Lệnh Truyền Tin. Thiếu Tá Mai và Đại Úy Hải vô họp, còn tôi qua bên Ban Truyền Tin. Tiếp tôi là một ông Thượng Sĩ, dáng hơi lùn, hơi mập, người Bắc tên Thập. Ông ta đôi điều ba chuyện cho tôi biết là tình hình rất “găng”. Khi trao Đặc Lệnh Truyền Tin cho tôi, ông dặn đi dặn lại về chuyện bảo mật khiến tôi phải phì cười. Tôi đã trả lời ông rằng chuyện bảo mật tuy không phải là vô ích, nhưng không hoàn toàn an toàn như mình mong đợi.
Ngay buổi chiều hôm đó, trực thăng đã bốc Tiểu Đoàn 11 BĐQ vào vùng để hoán đổi với Tiểu Đoàn 2 Dù tại căn cứ Delta. Đây là ngọn đồi cao nhất trong dãy núi nằm ở Tây Bắc thị xã Kontum, phía Nam căn cứ Tân Cảnh. Trên bản đồ, cao độ của đồi là 1,049 m, còn trong thực thế chỉ cao hơn mặt đất khoảng 250 – 300m. Điạ điểm rất thuận lợi cho viêc đóng quân vì với cao độ như vậy địch rất khó trèo lên tấn công, xe tăng địch cũng không thể lên tới được. Nhưng điạ điểm này cũng là vị trí “hứng pháo thoải mái” vì địch có thể chiêm ngưỡng tác phẩm của mình khi bắn đi và sau đó điều chỉnh cho chính xác đến độ từng mét được!
Quả thật, trực thăng vừa đổ toán của tôi xuống đã vội cất cánh ngay, trong khi những người lính Dù đang ở trong những giao thông hào chờ chuyển quân vội ngoắc chúng tôi nhảy xuống hoặc chui vào hầm ngay. Tôi vừa vào được một căn hầm thì mặt đất rung rinh bởi những tiếng ầm ầm, vì bọn VC thấy trực thăng chuyển quân đến nên chúng pháo “chào mừng”. (Thật quá lịch sự!) Tiếc thay đây lại là trò chơi dại dột thiếu tính toán bởi lẽ trên đầu chúng còn 1 chiếc OV10 đang lặng lẽ bay lòng vòng quan sát và thêm 4 chiếc Cobra như những chú cá mập đang bay quanh đội hình chuyển quân của những chiếc UH1B. Khi phát giác thấy những điểm đặt súng của địch, 4 chiếc Cobra vội quay đầu vào mục tiêu rồi chúi mũi rót rocket vô. Các trái đạn được phóng đi từ 4 chiếc trực thăng nổ ròn rã trên mục tiêu, khóa họng những khẩu pháo hỗn xược và chắc cũng tiễn đưa bọn pháo thủ ngu xuẩn xuống địa ngục để đền tội ác!
Sau loạt pháo “chào mừng” Tiểu Đoán 11 BĐQ hoán đổi nhiệm vụ với Tiểu Đoàn 2 Dù, tình hình trở lại yên tĩnh cho đến tối. Khi những toán Dù cuối cùng rời khỏi trận địa thì không một tiếng hoả tiễn nào dám bắn lên Delta nữa.
Ngày 14 Tháng Tư, 9 “box” B52 đến san bằng Charlie.
Theo báo chí VC và những thông tin địa phương thì ngày nay, hầu như từ người tài xế xe ôm, tài xế xe lam cho tới người bán hàng rong ở Kontum nếu được hỏi ai cũng sẵn sàng chỉ cho biết Charlie ở đâu. Họ sẵn sàng đưa du khách đi thăm cứ địa nổi tiếng một thời đó. Dĩ nhiên nơi đó cũng có một đài “Tổ Quốc Ghi Công” để vô tình xác nhận với hậu thế rằng VC cũng đổ rất nhiều xương máu nơi chiến địa này, mặc dù chúng luôn tìm cách lấp liếm những thương vong trong cuộc chiến. Nhưng theo tôi, chính những chiến công oai hùng của TĐ 11 Dù, với sự hy sinh của Trung Tá Nguyễn Đình Bảo, sau này được Nhạc Sĩ Trần Thiện Thanh viết thành ca khúc Người Ở Lại Charlie nổi tiếng, mới khiến mọi người chú ý để trở thành điểm thu hút khách du lịch, chứ không ai rảnh đâu để đến thăm trận địa có VC chết!
Cần nói thêm về những căn cứ hỏa lực của Dù, tâm điểm là ngọn đồi Charlie. Đây chỉ là tên gọi trên Phóng Đồ Hành Quân của Lữ Đoàn 2 Dù còn thực ra đồi này không có tên, nếu có chỉ là những vòng cao độ. Charlie là một cứ điểm cũ của Quân Đội Hoa Kỳ để lại, trên bản đồ cao khoảng 900m so với mực nước biển, nhưng trên thực tế chỉ cao chừng 150m so với chung quanh, cách Quốc Lộ 14 khoảng 10km về hướng Tây, cách biên giới Việt-Miên chừng hơn 30km, nơi có nhiều nhánh rẽ của đường mòn chiến lược Hồ chí Minh.
Để đề phòng Cộng quân Bắc Việt xâm nhập Kontum, Quân Đội Hoa Kỳ đã thiết lập hệ thống phòng thủ quy mô tạo nên một vành đai chắn ngang từ Benhet tới Polei Kleng. Sau đó 3 căn cứ CIDG là Benhet, Dakto, Polei Kleng của Hoa Kỳ trên vành đai này đã là nơi đóng quân của những tiểu đoàn BĐQ Biên Phòng. Hai căn cứ khác được giao cho Trung Đoàn 42 Bộ Binh là Căn Cứ 5 và Căn Cứ 6 ở về phía Tây Nam Tân Cảnh, khoảng giữa đoạn đường từ Tân Cảnh về Võ Định, nơi đặt Bộ Tư Lệnh Tiền Phương của Sư Đoàn 22 BB. Một loạt những căn cứ cũ bị bỏ hoang từ trước đó nay được Dù khôi phục lại để phục vụ cho cuộc hành quân này. Chúng ta có thể kể đến Yankee (Y), Charlie (C), Delta (D), Hotel (H).
Trong cuộc hành quân, ngoài Tiểu Đoàn Pháo Binh đặt tại Bộ Chỉ Huy Lữ Đoàn ở căn cứ Lam Sơn gần Võ Định, Dù còn thêm một căn cứ hỏa lực pháo binh nữa là Yankee có cả pháo binh 155 ly. Charlie cách Delta khoảng 5km. Căn cứ Hotel hay Hồng Hà nằm ngay sau Delta và thông nhau bằng một yên ngựa khá phẳng dài chừng hơn 1km. Hotel có mặt sau là một vách núi cao án ngữ phía Tây nên không bị pháo VC rót tới. Nó cũng chỉ là khoảng đất bằng phẳng dài chừng vài ba trăm mét với phiá Đông là thung lũng sâu ngút ngàn.
Nói về Chalie người người chỉ nghĩ đến đó là một địa điểm. Ngay cả nhà văn Phan Nhật Nam khi nói về Charlie cũng chỉ mô tả như “One point on the map” (Charlie hay Cải Cách). Thực ra, căn cứ chính tức điểm trên phóng đồ là C lại do Đại Đội 111 của Tiểu Đoàn 11 Dù trấn giữ, còn BCH TĐ 11 Dù lại ở một vị trí khác mang tên C2 cách đó khoảng hơn nửa km về phía Nam. Cũng thế họ đã bố trí lực lượng thành nhiều cứ điểm chung quanh, mỗi cứ điểm là 1 Đại Đội. Cách bố trí như vậy có lợi vì có thể phòng thủ và hoạt động trên một phạm vi rộng hơn, đồng thời tránh được địch tập trung pháo kích. Chiến thuật đem những Tiểu Đoàn Dù chiến đấu tinh nhuệ ra lập căn cứ, giữ chốt quả thật khó hiểu, giờ lại tới phiên Tiểu Đoàn 11 Biệt Động Quân, một đơn vị cơ động tinh nhuệ của BĐQ Vùng 2 bị trói chân trên một sườn đồi.
Căn cứ Delta có lẽ do Công Binh Dù mới xây dựng nên vẫn còn mùi đất mới chứ không phải mùi ẩm thấp. Giữa đồi là những căn hầm kiên cố của Bộ Chỉ Huy và các ban. Có tất cả 5 căn hầm lớn và rất nhiều hầm nhỏ được nối với nhau bằng hệ thống giao thông hào chằng chịt sâu chừng một mét. Ngoài những hầm dùng cho người ở, họ còn thiết lập thêm những hầm làm kho dự trữ lương thực và nước uống. Có khá nhiều gạo xấy, thịt hộp được Tiểu Đoàn 2 Dù bàn giao lại cho chúng tôi, chưa kể khoảng 500 ống bằng đạn 155 ly đựng nước uống.
Đồi Delta này khá hẹp nên ngoài BCH Tiểu Đoàn chỉ có thể bố trí Đại Đội 1 của Trung Úy Nguyễn Hùng ở chung. Đại Đội 3 của Thiếu Úy Bùi Đăng Thủy được trấn giữ căn cứ Hotel, lo việc tiếp tế và tải thương. Đại Đội 2 của Trung Úy Huỳnh Trọng Hà và Đại Đội 4 của Trung Úy Trần Cao Chánh được bố trí về hướng Bắc trên 1 bình nguyên tương đối thoai thoải và thấp hơn, mà trên phóng đồ ghi là D2, D3.
Thời gian đóng quân ở Delta chừng hơn một tuần lễ. Ngày ngày chúng tôi “ăn” hàng trăm trái pháo đủ loại, thỉnh thoảng “đón tiếp” địch leo từ những triền đồi hướng Bắc lên tấn công. Bọn chúng chọn hướng này vì có sườn đồi tương đối thoai thoải lại thêm có ít cây cối còn sót lại, dễ ẩn nấp và bám sát. Nhưng đây lại là mồ chôn bọn chúng, vì chung quanh khu vực này là những hàng rào mìn Claymore mà Tiểu Đoàn 2 Dù gài sẵn và để lại, với những “con cóc mìn” được để tập trung tại các ụ súng trong giao thông hào. Với kinh nghiệm tác chiến có thừa, nhất là các hạ sĩ quan kỳ cựu, các binh sĩ cứ thư thả để địch vào hẳn khu vực hiệu quả rồi bấm “con cóc”. Quả nhiên, khi bọn chúng vào hẳn tầm sát thương thì từng trái “claymore” ròn rã nổ, đã tiễn đưa đám bộ đội vô thần qua bên kia thế giới.
Nhiều ngày như vậy không ăn thua gì, bọn Cộng quân bỏ hẳn không dám tấn công bằng đặc công hoặc bộ đội nữa, chúng quay lại bài bản cũ tiếp tục tăng cường pháo kích. Không hiểu chúng được tiếp tế bằng cách nào mà hàng ngày chúng rót cả mấy trăm trái pháo đủ loại lên đồi. Qua khai thác tù binh, chúng tôi chỉ biết đạn dược được vận chuyển gần như hoàn toàn bằng sức người gọi là dân công, mỗi người mang được tối đa 4-5 trái cối 61 ly hoặc 2 trái cối 82 ly trong những chiếc gùi cõng trên lưng. Với những loại đạn pháo lớn như 130 ly hoặc hỏa tiễn 122 ly thì không hiểu chúng làm cách nào vận chuyển được mà lại có số lượng nhiều đến như vậy?
Sau này, ngã ngũ ra tôi mới biết rõ tất cả đạn dược đều được Kampuchia bí mật vận chuyển từ Trung Cộng về qua cảng Sihanoukville, rồi từ đó giao lại cho Cục R vận chuyển công khai trên đất Miên tới biên giới. Đám dân công chỉ là cái bình phong che mắt để lấy tiếng với quốc tế!
Ngày thứ 5 tính từ khi nhảy vào Delta, tức ngày 23 Tháng Tư năm 1972, hầm tôi lãnh nguyên một trái 122 ly loại xuyên phá. Cũng may trái đạn chỉ đánh xập cửa hầm, còn mấy trái khác lại nổ ngay trên nóc hầm. Tuy tôi thoát chết nhưng binh sĩ dưới quyền thì 1 tử thương 4 bị thương nặng. Sau khi băng bó xong tôi cho tản thương họ qua căn cứ Hotel phía sau để chờ trực thăng đưa ra. Vậy là tôi còn trơ trọi một mình! Do hầm quá tối và hơi ngộp nên những binh sĩ dưới quyền thường kéo nhau ra cửa hầm ngồi cho thoáng. Chính vì thế nên định mệnh chiếu cố tới!
Sau lúc cửa hầm tôi bị bắn xập thì đến hầm của Thượng Sĩ Đương cũng bị xuyên lủng. Không chỉ Th/S Đương mà còn thêm 3 y tá nữa cũng đi theo ông! Một trái 122 ly oan nghiệt xuyên phá ngay giữa hầm và nổ ngay bên trong. Trong hầm của tôi, vì là hầm Truyền Tin nên lúc nào cũng dự trữ sẵn vài máy PRC 25 để phòng thay thế. Cũng rất may là anh em Dù đã để lại cả kho nên tôi có đủ pin dự trữ. Nhưng tôi không dám dùng pin mới để thắp đèn, mà tận dụng những cục cũ để thắp một bóng 6 volt cho đỡ tối. Bên BCH thì được dùng thoải mái pin mới để thắp bóng 12 volt, đủ ánh sáng mà làm việc.
Cho đến giờ phút này thì Cộng quân không dám tấn công lên nữa, nhưng chúng lại pháo kích ác liệt hơn bằng những loại pháo hạng nặng như 130 ly và hỏa tiễn xuyên phá 122 ly. Số thương vong ngày càng lớn, nhất là phía 3 Đại Đội vì hầm hố không đủ kiên cố, phía BCH Tiểu Đoàn thì Trung Đội Vũ Khí Nặng của Thượng Sĩ Hóa cũng chỉ còn mấy người. Tôi nhớ khá rõ quân số của Tiểu Đoàn khi vào vùng là 647 người nhưng đến ngày rời Delta chỉ còn hơn 300! Hơn 300 chiến binh đã “giã từ vũ khí” trong chỉ hơn 1 tuần lễ ngắn ngủi “trấn thủ lưu đồn” lãng nhách!
Thực ra với cái đồi đó không cần phải mang một đại đội đến trấn thủ. Một trung đội cũng đã quá nhiều bởi lẽ chỉ có hướng Bắc là địch có thể leo lên, mà cho dù có leo lên được thì cũng không thể mang nhiều đạn dược. Hầu như mỗi cán binh VC chỉ có vài băng đạn AK, rất ít lựu đạn, và không anh nào có lương thực mang theo. Trang bị như vậy thì đánh đấm nỗi gì?! Chưa kể là ở trên đó thì lấy nước đâu mà uống, dòng sông Pokơ lượn lờ phía đông cũng cách xa tới 5km. Với độ cao như vậy làm sao có thể lên xuống đó để lấy nước?
Do địa thế cao vượt khỏi mọi chướng ngại nên từ Delta chỉ với anten 7 đoạn chúng tôi cũng có thể liên lạc thường xuyên với hậu cứ ở Biển Hồ, Pleiku xa trên 50km. Ngay khi cửa hầm tôi bị pháo xập, Bắc Hải (Trưởng Ban 3) đã báo về hậu cứ là thày trò tôi “tiêu” rồi, trong khi tôi đang gỡ những bao cát bị đổ đè trên người những người lính để đưa họ vô sâu hơn trong hầm và băng bó sơ cứu cho họ. Rồi lại cũng một mình tôi phải dọn sạch cửa hầm để lấy lối ra gọi y tá và người tới khiêng họ đi. Đến lúc đó mới biết là tôi vẫn còn sống mà lại không bị gì hết.
Cái phiền hà lớn nhất của tôi giờ này chính là không còn người giúp việc ngoài 2 âm thoại viên trực máy với BCH. Thôi thì đành để họ làm việc 24/24 vậy chứ biết sao bây giờ, nhà binh mà “dĩ biến phải tùng quyền thôi”. Riêng tôi thì từ giờ phút này phải đảm nhiệm công việc mã và giải mã công điện. Mọi liên lạc qua lại đều phải mã hóa, riêng công điện thì phải mật mã hóa, mà chìa khóa mật mã chỉ mình tôi nắm! Thế là đang rảnh rang tôi bị tất bật suốt ngày...
Ngày 24 Tháng Tư, tôi lại nhận một tin khác không vui qua máy truyền tin PRC 25: Căn Cứ Tân Cảnh đã bị địch quân tràn ngập, Đại Tá Lê Đức Đạt hy sinh tại căn cứ. Ngay chiều đó, địch đã xử dụng những đại bác của ta bỏ lại ở Tân Cảnh “gởi quà” đến chúng tôi. Từng trái đạn 105 ly, 155 ly nổ ròn rã trên Delta. Thiếu Úy Lễ, Sĩ Quan đề lô đi theo BCH Tiểu Đoàn, thất sắc nói với chúng tôi,
- “Nó mà căn delay là không còn đất sống vì đạn delay 155 ly sâu cả 2 m mới nổ. Hầm này chịu cũng không nổi đâu!”
Nhưng dù địch không biết chỉnh delay thì những viên 155 ly nổ cũng ác liệt hơn hẳn 130 ly của VC. Tiếng nổ đanh hơn, ròn hơn và cũng lớn hơn, chấn động cũng mạnh hơn nhiều. Từ trước tới giờ chưa khi nào chúng tôi tưởng tượng được sức công phá của những trái đạn 155 ly “hiền hòa” lại dữ dội đến như vậy. Mặt đất rung chuyển sau từng đợt đạn nổ, và số thương vong cũng bắt đầu tăng lên, tiếng í ới của những binh sĩ bị thương kêu cứu càng lúc càng nhiều. TĐT vội ra lệnh cho tôi gọi Không Trợ. Khi những chiếc máy bay OV10 của Không Lực Hoa Kỳ hoặc L19 của Phi Trường Cù Hanh lên vùng thì địch im vì sợ lộ mục tiêu làm mồi cho A 37 hoặc F 5. Khi những chiếc này quay về chúng lại tiếp tục “làm hỗn”. Lợi dụng lúc địch im tiếng pháo chúng tôi cho tải thương qua Căn Cứ Hồng Hà để trực thăng đến tải thương và sau đó bốc những binh sĩ đã hy sinh về bệnh viện dã chiến.
Tính cho đến khi được lệnh rút khỏi căn cứ, Tiểu Đoàn không để một binh sĩ nào nằm lại với Delta. Bởi vậy ngay sau pass trực thăng cuối cùng rời căn cứ, B52 đã thoải mái rải thảm bom xuống khu vực. Tôi nghĩ đây là một chiến thuật của Hoa Kỳ nhằm tiêu diệt địch.
(Sau này theo một số tài liệu của VC thì chính tướng VC là Hoàng Minh Thảo, tư lệnh chiến trường Tây Nguyên, báo cáo về Bắc Bộ Phủ rằng chúng đã thiệt hại trên 10,000 tên trong chiến dịch này. Đây chỉ là con số báo cáo giả mà VC phải tiết lộ. Theo ước tính của người Mỹ và VNCH thì khoảng 25,000.)
Ngay từ những pass trực thăng đầu tiên tôi đã được theo BCH/TĐ rời vùng. Cảm giác đầu tiên khi xuống khỏi trực thăng đó là “hoàn hồn”, như được sống lại sau hơn một tuần lễ căng thẳng trong địa ngục. Gặp lại một số bạn bè trong đơn vị đang từng người nhảy khỏi trực thăng, chúng tôi ôm nhau mừng mừng tủi tủi, sau khi kiểm điểm lại những ai mất ai bị thương. Lòng tôi không khỏi trĩu nặng khi nghĩ đến viên trung sĩ, đã hy sinh ngay tại cửa hầm của tôi, và 4 người lính khác đang nằm bịnh viện. Quả thật trong chiến tranh, không thể tính toán gì được về cái sống và chết của mỗi người, chỉ còn trông cậy vào 2 chữ Hên Xui - Vận Số, hoặc nhờ các Thần Linh che chở mà thôi.
http://www.bietdongquan.com/baochi/munau/munauso39.htm
Biên Hùng chuyển
Bàn ra tán vào (0)
Tiểu Đoàn 11 BĐQ Tại Căn Cứ Charlie
Tư Kiên
Liên Đoàn 2 BĐQ (sau đổi tên thành LĐ23/BĐQ) gồm 3 TĐ, theo lẽ thì có số thứ tự là 21, 22, và 23. Nhưng do TĐ11 tham dự cuộc Biến Loạn Miền Trung năm 1966 nên được thuyên chuyển từ Đà Nẵng lên Pleiku và hoán đổi với TĐ 21. Do vậy LĐ 2 gồm TĐ 11, 22 và 23. Bộ Chỉ Huy Liên Đoàn đóng ở Biển Hồ Pleiku, trên một khu đất khá bằng phẳng gần Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn II với 2 Tiểu Đoàn 22 và 23, riêng TĐ 11 thì đóng biệt lập trên phần đất cao hơn và nằm đối diện với Liên đoàn qua Tỉnh Lộ.
Có lẽ vì đóng riêng biệt như vậy nên TĐ 11 hầu như hoạt động độc lập nhiều hơn hai tiểu đoàn bạn. Sau khi các Trại Biên Phòng của CIDG cải tuyển qua BĐQ hoàn tất vào tháng 12 năm 1970 thì các tiểu đoàn này có một chương trình huấn luyện bổ túc toàn đơn vị ở Trung Tâm Huấn Luyện BĐQ Dục Mỹ. Trong thời gian đi thụ huấn ở đây, trại được giao lại cho một đơn vị BĐQ khác. Liên Đoàn II/BĐQ là Liên Đoàn Tiếp Ứng hay Liên Đoàn Trừ Bị Vùng, nhưng cũng chỉ có 2 Tiểu Đoàn 22 và 23 là có nhiệm vụ hoán chuyển cho các Tiểu Đoàn Biên Phòng đi Dục Mỹ “hấp” thôi. Còn TĐ 11 đảm nhiệm vai trò một đơn vị lưu động, hết tăng cường cho Trung Đoàn 42 BB lại biệt phái cho Tiểu Khu Kontum, Phú Bổn, thậm chí cho cả các Chi Khu nữa.
Cuối tháng 11-1971, TĐ 11 BĐQ được lệnh tiếp viện cho trại Polei Kleng (TĐ72 BĐQ Biên Phòng) ở phía Tây Nam Kontum. Nhờ B52 rải thảm trúng Trung Đoàn 95B, thuộc sư Đoàn 320 Thép của CS nên bọn chúng đại bại.
Cũng từ thời gian này chiến trận bắt đầu leo thang trên khắp 4 Vùng Chiến Thuật. Dĩ nhiên với tình hình đó thì TĐ11 BĐQ bị hành quân liên miên là chuyện tự nhiên. Từ Polei Kleng, tiểu đoàn được trực thăng bốc thẳng về Kontum tăng phái cho Trung Đoàn 42 BB. Nơi đây, họ đưa tiểu đoàn lên phía Bắc Kontum để thám sát tình hình quanh khu vực Tân Cảnh, phi trường Phượng Hoàng. Trinh Sát của Tiểu Đoàn khám phá rất nhiều đoạn đường, ở những điạ thế ngặt nghèo, được làm rất công phu. Chúng bắc cầu qua những chỗ trũng hoặc suối bằng những cây rừng loại lớn cả người ôm. Qua những tin tức ghi nhận được, chúng xử dụng xe be của dân khai thác lâm sản làm những đoạn đường này, và cố né tránh đụng độ với Tiểu Đoàn chúng tôi. Báo cáo về Bộ Chỉ Huy Trung Đoàn thì họ không tin là Cộng Sản Bắc Việt đang có dự mưu gì với Kontum, bởi lẽ sau Tết Âm Lịch tình hình chiến sự có vẻ “êm” hơn bình thường. Báo về Liên Đoàn thì nơi đây cũng chỉ ghi nhận để báo lại lên trên.
Nói chung, ngay từ đầu năm 1972, các tin tức tình báo đã ghi nhận được những biến chuyển của cuộc chiến kể cả các do đơn vị trinh sát cuả Tiểu Đoàn thu nhận được. Vì bọn CSBV đã làm những con đường khuất dưới những tàng cây rậm rạp của những cánh rừng già bạt ngàn trên cao nguyên, nên những báo cáo chúng tôi gởi về không làm sao ăn khớp được với không ảnh do Không Quân của cả Mỹ lẫn Việt chụp, thậm chí chúng tôi còn bị nghi ngờ là cung cấp tin tức giả mạo.
Ngay sau khi hết giai đoạn tăng phái cho Trung Đoàn 42 BB, TĐ11 cũng chẳng phải đi đâu xa, vì đã nhận lệnh tăng phái cho Tiểu Khu Kontum và được quân vân xa chở thẳng đến địa điểm mới bên kia sông Dakbla, hướng Đông Kontum. Đó là một làng Thượng có tên Việt là Ngọc Hồi.
Làng khá sạch sẽ và ngăn nắp với một Nhà Rông rộng lớn, mái cao nhọn lợp tranh, ngay giữa làng. Chỉ cần thấy cái Nhà Rông này là biết ngay đây là một bản làng người Thượng, vẫn có thói quen xử dụng nước suối trong sinh hoạt. Vì thế, dù trong ấp có một giếng nước lại có cả máy bơm tay nữa nhưng họ vẫn hàng ngày kéo nhau ra sông Dakbla tắm rửa và lấy nước. Vì làng nằm cạnh bờ sông nên việc lấy nước cũng dễ dàng. (Chẳng hiểu sao lại gọi là sông, thực ra nó chỉ là 1 con suối hơi lớn bề ngang chừng hơn 10 mét. Dân xe be đã ủi một đoạn hơi lài 2 bên để xe có thể băng ngang suối.)
Chúng tôi cũng thích ra sông tắm, để vui đùa dưới làn nước trong mát hầu quên đi những ưu tư của cuộc chiến. Dù cùng tấm trên một dòng sông, nhưng các thiếu nữ Thượng không bao giờ tắm chung, không chỉ với chúng tôi mà ngay với nam giới Thượng cũng thế. Họ luôn đi lên thượng nguồn lấy nước và tắm ở phía đó. Ngắm những thiếu nữ Thượng tắm cũng là một thú vui của đám lính Kinh. Họ hồn nhiên 100% dưới làn nước. Dù biết có người đang nhìn họ cũng vẫn thoải mái, không mắc cỡ. Họ cũng không cho rằng nhìn như vậy như vậy là thiếu lễ độ. Nhưng những thiếu nữ đã có chồng thì họ mặc váy để tắm, và nếu có con thì họ che cả ngực khi biết có người nhìn(?). Trai Thượng không tham gia với đám lính người Kinh, nhưng họ cũng chẳng phản đối gì.
Bọn VC thường từ phía này bắn cối và rocket vô phi trường Kontum. Anh em Địa Phương Quân vô vùng là bị phục kích, và dĩ nhiên “dữ nhiều lành ít”. Ngay ngày đầu tiên những toán lục soát của các đại đội đã gom về được một mớ rocket 122 mm được VC cài để tự khai hoả. Chính vì vậy dù pháo binh lấy điểm chính xác để chống pháo kích thì cũng chẳng ăn thua gì vì chúng đã rút ngay sau khi đặt. Vả lại với phương pháp đó thì không sao có thể biết chúng đang ở đâu vì chúng đặt khắp mọi nơi. Tầm hoạt động của cối và rocket 122 mm của VC thì khá gần, do vậy việc khoanh vùng để tìm và diệt không khó. Sau một tuần lễ tình hình trở lại bình thường, phi trường không còn bị pháo kích nữa.
Điều đặc biệt hơn cả là Tiểu Đoàn lùng xục khắp một vùng rộng lớn như vậy nhưng lại không chám trán, không đụng trận nào với VC cả, cứ như là ngửi hơi cọp lũ chó rừng trốn mất tăm mất dạng, vô tình chúng tôi được một dịp tốt hiếm hoi để dưỡng quân. Sau đó cả tháng trời, mặt trận phía Bắc và Tây Kontum đang lần hồi sôi động đến độ phải điều động cả Lữ Đoàn 2 Dù từ trong Nam ra tăng cường cho mặt trận Kontum thì Tiểu Đoàn chúng tôi vẫn như “ngồi chơi sơi nước”.
Được trả về Liên Đoàn, một lần nữa chúng tôi lại bàn giao chiến địa cho anh em Địa Phương Quân. Cũng một lần nữa, chúng tôi lại tách rời Liên Đoàn để nhận nhiệm vụ tăng phái cho Lữ Đoàn 2 Dù. Quân số của Tiểu Đoàn chúng tôi khi đó khoảng 670 người. Đây là một con số rất lớn, bởi sau này khi tình hình chiến sự khốc liệt việc bổ xung quân số không còn đầy đủ và nhanh chóng nữa thì Tiểu Đoàn có khi chỉ còn hơn 400 người thôi (!)
Lữ Đoàn 2 Dù giao chúng tôi nhiệm vụ giữ an ninh phòng thủ căn cứ, chỉ phái một hai Đại Đội đi “làm ăn bên ngoài”. Khi đó, Lữ Đoàn Dù bố trí “các con” của họ tại những căn cứ theo hình cánh cung, trải dài trên 10km, từ dưới Căn Cứ 6 của Trung Đoàn 42 BB tới khoảng giữa trại Polei Kleng và Võ Định. Đại Đội 4 BĐQ của Trung Úy Trần Cao Chánh được phái ra ngoài căn cứ hoạt động trong khu vực giữa 2 căn cứ Charlie và Delta (TĐ 11 Dù và TĐ 2 Dù) và ở về hướng đông của 2 căn cứ này. Họ đã được pháo binh Dù yểm trợ chính xác, nhanh chóng, hiệu quả với số lượng lớn, khi được yêu cầu.
Cần nói thêm là khi ra ngoài hoạt động Đại Đội này liên lạc thẳng tần số nội bộ trực thuộc điều động và báo cáo với Ban 3 Lữ Đoàn 2 Dù, khi đó Quyền Trưởng Ban 3 là Đại úy Nguyễn ngọc Nhi, khóa 20 Võ Bị
Đầu tháng Tư địch tăng cường từ hướng Tây, pháo kích dữ dội vào các căn cứ Dù. Chúng dùng đủ loại pháo binh, kể cả 130 ly, có tầm bắn tới 30km trong khi pháo binh 155 ly của ta chỉ khoảng 15km. Rõ ràng chúng có nhiều ưu thế hơn ta. Cách duy nhất để “khóa mõm” bọn này là dùng máy bay. Nhưng không phải khi nào các đơn vị của ta cũng có thể điều động máy bay vào vùng, nhất là khi thời tiết xấu. Thêm nữa địch đặt pháo ngay biên giới, khi xong bọn chúng lại kéo đại bác qua biên giới. Tong khi đó, chúng ta không thể ném bom vào đất bạn được, vì mỗi lần như vậy họ lại kiện cáo lung tung với Toán Liên Hợp Bốn Bên.
Đêm 11 rạng 12 Tháng Tư, qua tần số nội bộ của Dù, Tr/Úy Chánh biết rằng Charlie đã bị pháo kích nặng nề, Trung Tá Nguyễn Đình Bảo đã tử trận. (Căn cứ chính của BCH/TĐ với TĐ Trưởng Nguyễn Đình Bảo và TĐ Phó, Thiếu Tá Mễ lại là C2, còn C tên chính thức trên phóng đồ là do Đại Đội 111 đóng).
Sau 17 ngày hành quân riêng lẻ, Đại Đội 4 của Tr/Úy Chánh lại được trả về Tiểu Đoàn, chuẩn bị hoán đổi cho 1 Tiểu Đoàn Dù nhận nhiệm vụ khác.
Sáng ngày 19 -4-1972, Tiểu Đoàn 11 BĐQ được lệnh sẵn sàng “trực thăng vận”. Tôi tháp tùng Thiếu Tá Ngô Văn Mai-Tiểu Đoàn Trưởng, và Trung Úy Phan Văn Hải-Trưởng Ban 3, đến BCH Lữ Đoàn 2 Dù ở Căn Cứ Lam Sơn gần Võ Định để nhận Lệnh Hành Quân, Phóng Đồ và Đặc Lệnh Truyền Tin. Thiếu Tá Mai và Đại Úy Hải vô họp, còn tôi qua bên Ban Truyền Tin. Tiếp tôi là một ông Thượng Sĩ, dáng hơi lùn, hơi mập, người Bắc tên Thập. Ông ta đôi điều ba chuyện cho tôi biết là tình hình rất “găng”. Khi trao Đặc Lệnh Truyền Tin cho tôi, ông dặn đi dặn lại về chuyện bảo mật khiến tôi phải phì cười. Tôi đã trả lời ông rằng chuyện bảo mật tuy không phải là vô ích, nhưng không hoàn toàn an toàn như mình mong đợi.
Ngay buổi chiều hôm đó, trực thăng đã bốc Tiểu Đoàn 11 BĐQ vào vùng để hoán đổi với Tiểu Đoàn 2 Dù tại căn cứ Delta. Đây là ngọn đồi cao nhất trong dãy núi nằm ở Tây Bắc thị xã Kontum, phía Nam căn cứ Tân Cảnh. Trên bản đồ, cao độ của đồi là 1,049 m, còn trong thực thế chỉ cao hơn mặt đất khoảng 250 – 300m. Điạ điểm rất thuận lợi cho viêc đóng quân vì với cao độ như vậy địch rất khó trèo lên tấn công, xe tăng địch cũng không thể lên tới được. Nhưng điạ điểm này cũng là vị trí “hứng pháo thoải mái” vì địch có thể chiêm ngưỡng tác phẩm của mình khi bắn đi và sau đó điều chỉnh cho chính xác đến độ từng mét được!
Quả thật, trực thăng vừa đổ toán của tôi xuống đã vội cất cánh ngay, trong khi những người lính Dù đang ở trong những giao thông hào chờ chuyển quân vội ngoắc chúng tôi nhảy xuống hoặc chui vào hầm ngay. Tôi vừa vào được một căn hầm thì mặt đất rung rinh bởi những tiếng ầm ầm, vì bọn VC thấy trực thăng chuyển quân đến nên chúng pháo “chào mừng”. (Thật quá lịch sự!) Tiếc thay đây lại là trò chơi dại dột thiếu tính toán bởi lẽ trên đầu chúng còn 1 chiếc OV10 đang lặng lẽ bay lòng vòng quan sát và thêm 4 chiếc Cobra như những chú cá mập đang bay quanh đội hình chuyển quân của những chiếc UH1B. Khi phát giác thấy những điểm đặt súng của địch, 4 chiếc Cobra vội quay đầu vào mục tiêu rồi chúi mũi rót rocket vô. Các trái đạn được phóng đi từ 4 chiếc trực thăng nổ ròn rã trên mục tiêu, khóa họng những khẩu pháo hỗn xược và chắc cũng tiễn đưa bọn pháo thủ ngu xuẩn xuống địa ngục để đền tội ác!
Sau loạt pháo “chào mừng” Tiểu Đoán 11 BĐQ hoán đổi nhiệm vụ với Tiểu Đoàn 2 Dù, tình hình trở lại yên tĩnh cho đến tối. Khi những toán Dù cuối cùng rời khỏi trận địa thì không một tiếng hoả tiễn nào dám bắn lên Delta nữa.
Ngày 14 Tháng Tư, 9 “box” B52 đến san bằng Charlie.
Theo báo chí VC và những thông tin địa phương thì ngày nay, hầu như từ người tài xế xe ôm, tài xế xe lam cho tới người bán hàng rong ở Kontum nếu được hỏi ai cũng sẵn sàng chỉ cho biết Charlie ở đâu. Họ sẵn sàng đưa du khách đi thăm cứ địa nổi tiếng một thời đó. Dĩ nhiên nơi đó cũng có một đài “Tổ Quốc Ghi Công” để vô tình xác nhận với hậu thế rằng VC cũng đổ rất nhiều xương máu nơi chiến địa này, mặc dù chúng luôn tìm cách lấp liếm những thương vong trong cuộc chiến. Nhưng theo tôi, chính những chiến công oai hùng của TĐ 11 Dù, với sự hy sinh của Trung Tá Nguyễn Đình Bảo, sau này được Nhạc Sĩ Trần Thiện Thanh viết thành ca khúc Người Ở Lại Charlie nổi tiếng, mới khiến mọi người chú ý để trở thành điểm thu hút khách du lịch, chứ không ai rảnh đâu để đến thăm trận địa có VC chết!
Cần nói thêm về những căn cứ hỏa lực của Dù, tâm điểm là ngọn đồi Charlie. Đây chỉ là tên gọi trên Phóng Đồ Hành Quân của Lữ Đoàn 2 Dù còn thực ra đồi này không có tên, nếu có chỉ là những vòng cao độ. Charlie là một cứ điểm cũ của Quân Đội Hoa Kỳ để lại, trên bản đồ cao khoảng 900m so với mực nước biển, nhưng trên thực tế chỉ cao chừng 150m so với chung quanh, cách Quốc Lộ 14 khoảng 10km về hướng Tây, cách biên giới Việt-Miên chừng hơn 30km, nơi có nhiều nhánh rẽ của đường mòn chiến lược Hồ chí Minh.
Để đề phòng Cộng quân Bắc Việt xâm nhập Kontum, Quân Đội Hoa Kỳ đã thiết lập hệ thống phòng thủ quy mô tạo nên một vành đai chắn ngang từ Benhet tới Polei Kleng. Sau đó 3 căn cứ CIDG là Benhet, Dakto, Polei Kleng của Hoa Kỳ trên vành đai này đã là nơi đóng quân của những tiểu đoàn BĐQ Biên Phòng. Hai căn cứ khác được giao cho Trung Đoàn 42 Bộ Binh là Căn Cứ 5 và Căn Cứ 6 ở về phía Tây Nam Tân Cảnh, khoảng giữa đoạn đường từ Tân Cảnh về Võ Định, nơi đặt Bộ Tư Lệnh Tiền Phương của Sư Đoàn 22 BB. Một loạt những căn cứ cũ bị bỏ hoang từ trước đó nay được Dù khôi phục lại để phục vụ cho cuộc hành quân này. Chúng ta có thể kể đến Yankee (Y), Charlie (C), Delta (D), Hotel (H).
Trong cuộc hành quân, ngoài Tiểu Đoàn Pháo Binh đặt tại Bộ Chỉ Huy Lữ Đoàn ở căn cứ Lam Sơn gần Võ Định, Dù còn thêm một căn cứ hỏa lực pháo binh nữa là Yankee có cả pháo binh 155 ly. Charlie cách Delta khoảng 5km. Căn cứ Hotel hay Hồng Hà nằm ngay sau Delta và thông nhau bằng một yên ngựa khá phẳng dài chừng hơn 1km. Hotel có mặt sau là một vách núi cao án ngữ phía Tây nên không bị pháo VC rót tới. Nó cũng chỉ là khoảng đất bằng phẳng dài chừng vài ba trăm mét với phiá Đông là thung lũng sâu ngút ngàn.
Nói về Chalie người người chỉ nghĩ đến đó là một địa điểm. Ngay cả nhà văn Phan Nhật Nam khi nói về Charlie cũng chỉ mô tả như “One point on the map” (Charlie hay Cải Cách). Thực ra, căn cứ chính tức điểm trên phóng đồ là C lại do Đại Đội 111 của Tiểu Đoàn 11 Dù trấn giữ, còn BCH TĐ 11 Dù lại ở một vị trí khác mang tên C2 cách đó khoảng hơn nửa km về phía Nam. Cũng thế họ đã bố trí lực lượng thành nhiều cứ điểm chung quanh, mỗi cứ điểm là 1 Đại Đội. Cách bố trí như vậy có lợi vì có thể phòng thủ và hoạt động trên một phạm vi rộng hơn, đồng thời tránh được địch tập trung pháo kích. Chiến thuật đem những Tiểu Đoàn Dù chiến đấu tinh nhuệ ra lập căn cứ, giữ chốt quả thật khó hiểu, giờ lại tới phiên Tiểu Đoàn 11 Biệt Động Quân, một đơn vị cơ động tinh nhuệ của BĐQ Vùng 2 bị trói chân trên một sườn đồi.
Căn cứ Delta có lẽ do Công Binh Dù mới xây dựng nên vẫn còn mùi đất mới chứ không phải mùi ẩm thấp. Giữa đồi là những căn hầm kiên cố của Bộ Chỉ Huy và các ban. Có tất cả 5 căn hầm lớn và rất nhiều hầm nhỏ được nối với nhau bằng hệ thống giao thông hào chằng chịt sâu chừng một mét. Ngoài những hầm dùng cho người ở, họ còn thiết lập thêm những hầm làm kho dự trữ lương thực và nước uống. Có khá nhiều gạo xấy, thịt hộp được Tiểu Đoàn 2 Dù bàn giao lại cho chúng tôi, chưa kể khoảng 500 ống bằng đạn 155 ly đựng nước uống.
Đồi Delta này khá hẹp nên ngoài BCH Tiểu Đoàn chỉ có thể bố trí Đại Đội 1 của Trung Úy Nguyễn Hùng ở chung. Đại Đội 3 của Thiếu Úy Bùi Đăng Thủy được trấn giữ căn cứ Hotel, lo việc tiếp tế và tải thương. Đại Đội 2 của Trung Úy Huỳnh Trọng Hà và Đại Đội 4 của Trung Úy Trần Cao Chánh được bố trí về hướng Bắc trên 1 bình nguyên tương đối thoai thoải và thấp hơn, mà trên phóng đồ ghi là D2, D3.
Thời gian đóng quân ở Delta chừng hơn một tuần lễ. Ngày ngày chúng tôi “ăn” hàng trăm trái pháo đủ loại, thỉnh thoảng “đón tiếp” địch leo từ những triền đồi hướng Bắc lên tấn công. Bọn chúng chọn hướng này vì có sườn đồi tương đối thoai thoải lại thêm có ít cây cối còn sót lại, dễ ẩn nấp và bám sát. Nhưng đây lại là mồ chôn bọn chúng, vì chung quanh khu vực này là những hàng rào mìn Claymore mà Tiểu Đoàn 2 Dù gài sẵn và để lại, với những “con cóc mìn” được để tập trung tại các ụ súng trong giao thông hào. Với kinh nghiệm tác chiến có thừa, nhất là các hạ sĩ quan kỳ cựu, các binh sĩ cứ thư thả để địch vào hẳn khu vực hiệu quả rồi bấm “con cóc”. Quả nhiên, khi bọn chúng vào hẳn tầm sát thương thì từng trái “claymore” ròn rã nổ, đã tiễn đưa đám bộ đội vô thần qua bên kia thế giới.
Nhiều ngày như vậy không ăn thua gì, bọn Cộng quân bỏ hẳn không dám tấn công bằng đặc công hoặc bộ đội nữa, chúng quay lại bài bản cũ tiếp tục tăng cường pháo kích. Không hiểu chúng được tiếp tế bằng cách nào mà hàng ngày chúng rót cả mấy trăm trái pháo đủ loại lên đồi. Qua khai thác tù binh, chúng tôi chỉ biết đạn dược được vận chuyển gần như hoàn toàn bằng sức người gọi là dân công, mỗi người mang được tối đa 4-5 trái cối 61 ly hoặc 2 trái cối 82 ly trong những chiếc gùi cõng trên lưng. Với những loại đạn pháo lớn như 130 ly hoặc hỏa tiễn 122 ly thì không hiểu chúng làm cách nào vận chuyển được mà lại có số lượng nhiều đến như vậy?
Sau này, ngã ngũ ra tôi mới biết rõ tất cả đạn dược đều được Kampuchia bí mật vận chuyển từ Trung Cộng về qua cảng Sihanoukville, rồi từ đó giao lại cho Cục R vận chuyển công khai trên đất Miên tới biên giới. Đám dân công chỉ là cái bình phong che mắt để lấy tiếng với quốc tế!
Ngày thứ 5 tính từ khi nhảy vào Delta, tức ngày 23 Tháng Tư năm 1972, hầm tôi lãnh nguyên một trái 122 ly loại xuyên phá. Cũng may trái đạn chỉ đánh xập cửa hầm, còn mấy trái khác lại nổ ngay trên nóc hầm. Tuy tôi thoát chết nhưng binh sĩ dưới quyền thì 1 tử thương 4 bị thương nặng. Sau khi băng bó xong tôi cho tản thương họ qua căn cứ Hotel phía sau để chờ trực thăng đưa ra. Vậy là tôi còn trơ trọi một mình! Do hầm quá tối và hơi ngộp nên những binh sĩ dưới quyền thường kéo nhau ra cửa hầm ngồi cho thoáng. Chính vì thế nên định mệnh chiếu cố tới!
Sau lúc cửa hầm tôi bị bắn xập thì đến hầm của Thượng Sĩ Đương cũng bị xuyên lủng. Không chỉ Th/S Đương mà còn thêm 3 y tá nữa cũng đi theo ông! Một trái 122 ly oan nghiệt xuyên phá ngay giữa hầm và nổ ngay bên trong. Trong hầm của tôi, vì là hầm Truyền Tin nên lúc nào cũng dự trữ sẵn vài máy PRC 25 để phòng thay thế. Cũng rất may là anh em Dù đã để lại cả kho nên tôi có đủ pin dự trữ. Nhưng tôi không dám dùng pin mới để thắp đèn, mà tận dụng những cục cũ để thắp một bóng 6 volt cho đỡ tối. Bên BCH thì được dùng thoải mái pin mới để thắp bóng 12 volt, đủ ánh sáng mà làm việc.
Cho đến giờ phút này thì Cộng quân không dám tấn công lên nữa, nhưng chúng lại pháo kích ác liệt hơn bằng những loại pháo hạng nặng như 130 ly và hỏa tiễn xuyên phá 122 ly. Số thương vong ngày càng lớn, nhất là phía 3 Đại Đội vì hầm hố không đủ kiên cố, phía BCH Tiểu Đoàn thì Trung Đội Vũ Khí Nặng của Thượng Sĩ Hóa cũng chỉ còn mấy người. Tôi nhớ khá rõ quân số của Tiểu Đoàn khi vào vùng là 647 người nhưng đến ngày rời Delta chỉ còn hơn 300! Hơn 300 chiến binh đã “giã từ vũ khí” trong chỉ hơn 1 tuần lễ ngắn ngủi “trấn thủ lưu đồn” lãng nhách!
Thực ra với cái đồi đó không cần phải mang một đại đội đến trấn thủ. Một trung đội cũng đã quá nhiều bởi lẽ chỉ có hướng Bắc là địch có thể leo lên, mà cho dù có leo lên được thì cũng không thể mang nhiều đạn dược. Hầu như mỗi cán binh VC chỉ có vài băng đạn AK, rất ít lựu đạn, và không anh nào có lương thực mang theo. Trang bị như vậy thì đánh đấm nỗi gì?! Chưa kể là ở trên đó thì lấy nước đâu mà uống, dòng sông Pokơ lượn lờ phía đông cũng cách xa tới 5km. Với độ cao như vậy làm sao có thể lên xuống đó để lấy nước?
Do địa thế cao vượt khỏi mọi chướng ngại nên từ Delta chỉ với anten 7 đoạn chúng tôi cũng có thể liên lạc thường xuyên với hậu cứ ở Biển Hồ, Pleiku xa trên 50km. Ngay khi cửa hầm tôi bị pháo xập, Bắc Hải (Trưởng Ban 3) đã báo về hậu cứ là thày trò tôi “tiêu” rồi, trong khi tôi đang gỡ những bao cát bị đổ đè trên người những người lính để đưa họ vô sâu hơn trong hầm và băng bó sơ cứu cho họ. Rồi lại cũng một mình tôi phải dọn sạch cửa hầm để lấy lối ra gọi y tá và người tới khiêng họ đi. Đến lúc đó mới biết là tôi vẫn còn sống mà lại không bị gì hết.
Cái phiền hà lớn nhất của tôi giờ này chính là không còn người giúp việc ngoài 2 âm thoại viên trực máy với BCH. Thôi thì đành để họ làm việc 24/24 vậy chứ biết sao bây giờ, nhà binh mà “dĩ biến phải tùng quyền thôi”. Riêng tôi thì từ giờ phút này phải đảm nhiệm công việc mã và giải mã công điện. Mọi liên lạc qua lại đều phải mã hóa, riêng công điện thì phải mật mã hóa, mà chìa khóa mật mã chỉ mình tôi nắm! Thế là đang rảnh rang tôi bị tất bật suốt ngày...
Ngày 24 Tháng Tư, tôi lại nhận một tin khác không vui qua máy truyền tin PRC 25: Căn Cứ Tân Cảnh đã bị địch quân tràn ngập, Đại Tá Lê Đức Đạt hy sinh tại căn cứ. Ngay chiều đó, địch đã xử dụng những đại bác của ta bỏ lại ở Tân Cảnh “gởi quà” đến chúng tôi. Từng trái đạn 105 ly, 155 ly nổ ròn rã trên Delta. Thiếu Úy Lễ, Sĩ Quan đề lô đi theo BCH Tiểu Đoàn, thất sắc nói với chúng tôi,
- “Nó mà căn delay là không còn đất sống vì đạn delay 155 ly sâu cả 2 m mới nổ. Hầm này chịu cũng không nổi đâu!”
Nhưng dù địch không biết chỉnh delay thì những viên 155 ly nổ cũng ác liệt hơn hẳn 130 ly của VC. Tiếng nổ đanh hơn, ròn hơn và cũng lớn hơn, chấn động cũng mạnh hơn nhiều. Từ trước tới giờ chưa khi nào chúng tôi tưởng tượng được sức công phá của những trái đạn 155 ly “hiền hòa” lại dữ dội đến như vậy. Mặt đất rung chuyển sau từng đợt đạn nổ, và số thương vong cũng bắt đầu tăng lên, tiếng í ới của những binh sĩ bị thương kêu cứu càng lúc càng nhiều. TĐT vội ra lệnh cho tôi gọi Không Trợ. Khi những chiếc máy bay OV10 của Không Lực Hoa Kỳ hoặc L19 của Phi Trường Cù Hanh lên vùng thì địch im vì sợ lộ mục tiêu làm mồi cho A 37 hoặc F 5. Khi những chiếc này quay về chúng lại tiếp tục “làm hỗn”. Lợi dụng lúc địch im tiếng pháo chúng tôi cho tải thương qua Căn Cứ Hồng Hà để trực thăng đến tải thương và sau đó bốc những binh sĩ đã hy sinh về bệnh viện dã chiến.
Tính cho đến khi được lệnh rút khỏi căn cứ, Tiểu Đoàn không để một binh sĩ nào nằm lại với Delta. Bởi vậy ngay sau pass trực thăng cuối cùng rời căn cứ, B52 đã thoải mái rải thảm bom xuống khu vực. Tôi nghĩ đây là một chiến thuật của Hoa Kỳ nhằm tiêu diệt địch.
(Sau này theo một số tài liệu của VC thì chính tướng VC là Hoàng Minh Thảo, tư lệnh chiến trường Tây Nguyên, báo cáo về Bắc Bộ Phủ rằng chúng đã thiệt hại trên 10,000 tên trong chiến dịch này. Đây chỉ là con số báo cáo giả mà VC phải tiết lộ. Theo ước tính của người Mỹ và VNCH thì khoảng 25,000.)
Ngay từ những pass trực thăng đầu tiên tôi đã được theo BCH/TĐ rời vùng. Cảm giác đầu tiên khi xuống khỏi trực thăng đó là “hoàn hồn”, như được sống lại sau hơn một tuần lễ căng thẳng trong địa ngục. Gặp lại một số bạn bè trong đơn vị đang từng người nhảy khỏi trực thăng, chúng tôi ôm nhau mừng mừng tủi tủi, sau khi kiểm điểm lại những ai mất ai bị thương. Lòng tôi không khỏi trĩu nặng khi nghĩ đến viên trung sĩ, đã hy sinh ngay tại cửa hầm của tôi, và 4 người lính khác đang nằm bịnh viện. Quả thật trong chiến tranh, không thể tính toán gì được về cái sống và chết của mỗi người, chỉ còn trông cậy vào 2 chữ Hên Xui - Vận Số, hoặc nhờ các Thần Linh che chở mà thôi.
http://www.bietdongquan.com/baochi/munau/munauso39.htm
Biên Hùng chuyển