Lịch Sử, Quân Sử & Huyền Thoại
Tiểu Đoàn 2 Pháo Binh TQLC Thần Tiễn - Trương Công Thông
Sau biến cố Tết Mậu Thân 1968, chiến trường miền Nam VN ngày càng thêm sôi động. Cộng sản Bắc Việt xua các đơn vị chính quy vào xâm lăng miền Nam. Vì nhu cầu chiến trường và theo đà phát triển của QLVNCH. Giữa năm 1968, Pháo đội D thành lập. Đầu năm 1969, hai Pháo đội kế tiếp được thành lập, Pháo đội E và F, đồng thời BCH Tiểu đoàn 2 Pháo binh TQLC ra đời, đặt bản doanh tạm tại trại Yết Kiêu, đối diện Chùa Huê Nghiêm Thủ Đức.
Qua những ngày tháng huấn luyện thao dượt, những sĩ quan trẻ nhưng dày dạn kinh nghiệm chiến trường đã dìu dắt, hướng dẫn Tiểu đoàn tân lập đi vào khuôn khổ, nề nếp, luôn luôn nêu cao câu châm ngôn:
“Thao trường lắm mồ hôi, chiến trường bớt đổ máu”.
Sau kỳ khảo hạch tại trường Pháo binh QLVNCH (Dục Mỹ), tiểu đoàn xuất quân tham dự hành quân đầu tiên cùng với Lữ đoàn B/ TQLC càn quét và truy diệt địch trong tỉnh Kiến Hòa. Hành quân đang tiếp diễn, người anh cả của Tiểu đoàn là Thiếu Tá Nguyễn Hồ Quỳ lâm bệnh nặng phải vào bệnh viện. Đại úy Trương Công Thông, Tiểu đoàn phó được BTL/SD TQLC chỉ định xử lý thường vụ chức vụ tiểu đoàn trưởng, chỉ huy đơn vị tiếp tục nhiệm vụ yểm trợ trực tiếp LDB/ TQLC.
Đầu năm 1970, Tiểu đoàn ngược dòng Mekong tham dự hành quân vượt biên sang Cambodia cùng LDB/TQLC tiêu diệt các đơn vị CSBV ẩn trú trong lãnh thổ Cambodia và hỗ trợ quân đội Tướng Lon-Nol đánh đuổi quân Khmer đỏ.
Tiểu đoàn với 2 Pháo đội cơ hữu:
- Pháo đội D do Đại úy Nguyễn Trọng Đạt, PD. Trưởng.
- Pháo đội F do Đại úy Chu Trọng Ngư , PD. Trưởng.
Pháo đội I (của TD3PB/TQLC tăng phái) do Đại úy Trương Công Thuận, PD. Trưởng và một Pháo đội đại bác 155 ly của Biệt khu 44 (Cao Lãnh) tăng phái để yểm trợ tổng quát cho cuộc hành quân, do Đại úy Đinh Văn Sơn, PD. Trưởng.
Một Tiểu đoàn non trẻ, tân lập nhưng với những cấp chỉ huy và pháo thủ đầy nhiệt huyết, cuộc hành quân tại xứ Chùa Tháp đã hoàn thành nhiệm vụ yểm trợ LDB/TQLC và các đơn vị địa phương của Cambodia, đem lại an ninh cho toàn vùng lãnh thổ phía Đông Cambodia. Lực lượng CSVN đã rút chạy lên phía Bắc, giáp ranh biên giới Lào.
Tiểu đoàn bàn giao vùng trách nhiệm lại cho Tiểu đoàn 3 Pháo binh TQLC để trở về hậu cứ Thủ Đức trong sự hoan hỷ và hạnh phúc của mọi gia đình pháo thủ, vì Tiểu đoàn được bảo tồn toàn vẹn về nhân mạng và vũ khí.
Thời gian nghỉ dưỡng quân tại trại Yết Kiêu, Tiểu đoàn 2 Pháo binh TQLC đón mừng vị Tiểu đoàn trưởng mới: Đại úy Đặng Bá Đạt thay thế Thiếu tá Nguyễn Hồ Quỳ quá vãng tại bệnh viện (khi Tiểu đoàn còn đang hành quân tại Neak-Luong).
Sau những ngày nghỉ phép ngắn ngủi và chỉnh đốn đơn vị; tháng 3 năm 1970, Tiểu đoàn được không vận ra miền Trung tăng phái cho Quân đoàn I , yểm trợ các cánh quân TQLC và các đơn vị Biệt Động Quân, cũng như Địa Phương Quân tiêu diệt địch; lập lại an ninh khu kỹ nghệ An Hòa, quận Đức Dục thuộc lãnh thổ Biệt khu Quảng Đà hơn một tháng. Sau đó, Tiểu đoàn di chuyển đường bộ theo Quốc lộ 1 lên vùng giới tuyến, nằm ở cực Bắc tỉnh Quảng Trị.
Lúc bấy giờ vì tình hình chiến sự, các đơn vị TQLC đều bung ra chiến trường khắp 4 vùng chiến thuật; nơi nào áp lực địch mạnh, nơi đó có TQLC đến, đúng với danh xưng Lực lượng Tổng trừ bị của QLVNCH. Do vậy, khó có cơ hội cho các đơn vị nghỉ dưỡng quân. BTL/SD TQLC đề ra kế hoạch luân phiên: cứ 3 tháng chiến trường xong, các BCH/LD, các Tiểu đoàn được trở về hậu cứ căn cứ Sóng Thần nghỉ dưỡng quân một tháng.
Tiểu đoàn Thần Tiễn sau những tháng ngày vất vả nơi vùng giới tuyến được về dưỡng quân vào những ngày Tết Tân Hợi 1971.
Ngày mùng 4 Tết năm ấy, Tiểu đoàn được lệnh không vận ra phi trường Ái Tử, Quảng Trị, tham dự hành quân Lam Sơn 719. Sau 2 ngày tạm chiếm đóng tại Đông Hà, Tiểu đoàn kéo đại bác, vũ khí, quân dụng…để di chuyển theo Quốc lộ 9. Một ngày vất vả với đoạn đườngdài khúc khuỷu, quanh co lên núi, xuống đèo, đầy mìn bẫy, dễ bị phục kích…, nhưng Tiểu đoàn đã đến được Khe Sanh an toàn. Vùng rừng núi biên giới Lào-Việt vào những ngày đầu Xuân tiết trời khắc nghiệt, Tiểu đoàn được trang bị thêm quần áo chống lạnh, cùng những quân dụng cần thiết, để rồi 2 ngày sau trực thăng vận đến căn cứ Delta(đỉnh cao 550) nằm sâu khoảng 30-40 cây số trong lãnh thổ Hạ Lào.
Tiểu đoàn với 2 Pháo đội cơ hữu và toàn bộ BCH/TD :
-Pháo đội E do Đại úy Lê Khắc Đông, PD. Trưởng.
-Pháo đội F do Đại úy Trương Công Thuận, PD. Trưởng (Đại úy Thuận thuyên chuyển từ TD3PB về phục vụ tại TD2PB).
Tiểu đoàn được cấp trên tăng phái thêm 1 Pháo đội(-) đại bác 155 ly của TD 20 PB (Trung đoàn Bộ binh để lại) do Đại úy Lê Hoàng Lương, PD. Trưởng.
Tiểu đoàn có nhiệm vụ yểm trợ hỏa lực trực tiếp cho các cánh quân LD 147/TQLC tiêu diệt địch; nới rộng về phía Tây và Tây Nam căn cứ Delta. Sau 16 ngày đêm vừa yểm trợ hỏa lực cho quân bạn, vừa phản pháo. Tiểu đoàn đã chịu đựng những trận pháo kích và những cuộc tấn công bằng đặc công của địch.
Sau khi căn cứ 31 của LD 3 Nhảy Dù thất thủ, các cánh quân Sư đoàn 1 BB bị địch dồn ép về phía biên giới. Địch đã dùng toàn lực gồm bộ binh, thiết giáp, phòng không, pháo binh đủ loại để bao vây với trù tính tiêu diệt TQLC. Vào những ngày cuối cùng, căn cứ không thể tiếp tế, không thể tản thương cũng như đạn dược, lương thực…gần như cạn kiệt; những đợt pháo kích của địch đã làm sập các hầm trú ẩn, các giao thông hào, các công sự chiến đấu, các ụ súng đại bác, các kho đạn, antena cho các máy vô tuyến đổ gãy, liên lạc gián đoạn. TQLC bắt buộc phải di tản chiến thuật về đỉnh Koroc ngay biên giới Lào-Việt.
Với một chiến trường khốc liệt, địch quân đã chuẩn bị trận địa nhiều tháng. Phòng không và đại pháo của địch nằm sâu trong hầm núi, đẩy ra vào bằng đường ray; thiết giáp địch được che dấu, ngụy trang trong hốc núi; chúng điều động 2 Sư đoàn bộ chiến đánh vào căn cứ chỉ vỏn vẹn một Lữ đoàn TQLC phòng thủ; nhưng Tiểu đoàn 2 Pháo binh TQLC được coi là thiệt hại nhẹ.
Tuy nhiên, khi rời căn cứ cứ Delta không thể nào đem theo được những pháo thủ bị tử thương và trọng thương, đó chính là điều đau buồn cho Tiểu đoàn.
Sau hành quân Lam Sơn 719, Tiểu đoàn gần như là đơn vị cơ hữu của Quân đoàn I , gắn liền với vùng hỏa tuyến Gio Linh, Cam Lộ, Cồn Tiên, Hương Hóa, Mai Lộc, Holcom, Bá Hô ..vv… Năm 1972, các Sư đoàn chính quy Bắc Việt xâm nhập từ biên giới Lào-Việt và từ vùng phi quân sự ra sức dồn ép các đơn vị QLVNCH phải rời bỏ miền đất cực Bắc tỉnh Quảng Trị, lui về phòng thủ bờ Nam sông Mỹ Chánh.
Trước khi lực lượng TQLC đóng tại Holcome, Bá Hô, Mai Lộc bị tấn công mãnh liệt, buộc phải triệt thoái, một điều đáng ghi nhớ : trước đó vài tiếng đồng hồ, Pháo đội B/Tiểu đoàn 1 PBTQLC tăng phái cho Tiểu đoàn 2 PB do Đại úy Nguyễn Văn Tâm, PD. Trưởng đóng chung căn cứ Carroll với BCH/ Trung đoàn BB thuộc SD 3 BB. Khi Trung tá BB Phạm Văn Đính đầu hàng địch; nhưng mang trong người giòng máu TQLC hào hùng, Đại úy Tâm và các pháo thủ PDB đã tử thủ cho đến khi căn cứ bị tràn ngập; trên hệ thống vô tuyến của TD2PB vang lên lời yêu cầu:
“ HÃY BẮN NGAY LÊN ĐẦU TÔI” của Đại úy PDT Nguyễn Văn Tâm. Âm thanh vang vọng mỗi lúc một xa và tắt hẳn. Đó là một yêu cầu tác xạ bất hủ của một chiến binh VNCH vào lúc sắp sửa thất thành, mà Thiếu tá TD phó Tiểu đoàn 2 PBTQLC đã tiếp nhận không bao giờ quên. Nay Thiếu tá đang tị nạn tại tiểu bang Washington Hoa Kỳ, là nhân chứng sống cho sự anh dũng kiên cường của vị PDT và toàn thể pháo thủ Pháo đội B/ TD1PBTQLC.
Tiểu đoàn 2 Pháo binh lui về phía sau, bổ sung quân số, vũ khí, quân trang, quân dụng để cùng Sư đoàn TQLC tiến qua sông Mỹ Chánh, chiếm lại những vùng đất đã mất; nêu cao tinh thần : Tổ Quốc-Danh Dự-Trách Nhiệm. Pháo thủ các cấp của Tiểu đoàn 2 Pháo binh luôn luôn chiến đấu anh dũng, hy sinh cao cả bảo vệ miền Nam Việt Nam tự do. Họ đã đóng góp xương máu, công sức cùng với Sư đoàn TQLC tạo nên chiến tích lịch sử “ Tái chiếm cổ thành Đinh Công Tráng, Quảng Trị ngày 16 tháng 9 năm 1972”.
Mùa Xuân năm 1975, Tiểu đoàn 2 Pháo binh trôi nổi theo vận nước lúc suy tàn. Triệt thoái khỏi Quảng Trị, vào Đà Nẵng, rồi về đến Cam Ranh, kế đến Vũng Tàu.
Trưa ngày 30 tháng 4 năm 1975, nghe lệnh buông súng của Tổng thống vi hiến Dương Văn Minh, Tiểu đoàn trở về hậu cứ căn cứ Sóng Thần và tan hàng tại đây.
Trải qua bao nhiêu thăng trầm trên chiến trường miền Nam; lớp trước nằm xuống, lớp sau vùng lên làm tròn sứ mạng Tổ quốc và Quân đội giao phó. Đến giờ chót, lúc lâm chung của Đất Nước, Tiểu đoàn 2 Pháo binh “Thần Tiễn” không còn nữa. Một số Thần Tiễn hy sinh trong chiến đấu, một số bỏ mình trong lao tù Cộng sản.
Hôm nay được cái may mắn còn sống sót và đang tạm dung trên miền đất Tự Do này, xin mạo muội viết đôi dòng thô thiển để vinh danh một cách trung thực về chiến tích của một Tiểu đoàn sinh sau, nở muộn nhưng đã tham dự hầu hết các cuộc hành quân của Binh chủng TQLCVN.
Viết để tưởng nhớ đến những pháo thủ đã hy sinh khi chiến đấu hay đã bỏ mình trong lao tù Cộng sản như : Võ Đằng Phương, Phạm Xuân Thanh, Trịnh Văn Ngượt, Nguyễn Văn Linh, Nguyễn Lường, Trần Văn Sáng, Trần Duy Hóa..vv… (còn nhiều nữa, nhưng tác giả không nhớ hết).
Tuy Hòa 117.
Những ngày giáp Tết Nhâm Thìn 2012.
( Biên Hùng chuyển )
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Người Do Thái và Nước Mỹ" - by Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Ý Kiến Về Hai Chữ GIAO CHỈ" - Tôn Thất Tuệ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Ý Kiến Về Hai Chữ GIAO CHỈ" - Tôn Thất Tuệ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm Nhà tiên tri của Việt tộc" - Trần Văn Giang (ghi lại)
- "Giao Chỉ hay Giao Châu?" - Hồ Bạch Thảo - Trần Văn Giang (ghi lại)
Tiểu Đoàn 2 Pháo Binh TQLC Thần Tiễn - Trương Công Thông
Sau biến cố Tết Mậu Thân 1968, chiến trường miền Nam VN ngày càng thêm sôi động. Cộng sản Bắc Việt xua các đơn vị chính quy vào xâm lăng miền Nam. Vì nhu cầu chiến trường và theo đà phát triển của QLVNCH. Giữa năm 1968, Pháo đội D thành lập. Đầu năm 1969, hai Pháo đội kế tiếp được thành lập, Pháo đội E và F, đồng thời BCH Tiểu đoàn 2 Pháo binh TQLC ra đời, đặt bản doanh tạm tại trại Yết Kiêu, đối diện Chùa Huê Nghiêm Thủ Đức.
Qua những ngày tháng huấn luyện thao dượt, những sĩ quan trẻ nhưng dày dạn kinh nghiệm chiến trường đã dìu dắt, hướng dẫn Tiểu đoàn tân lập đi vào khuôn khổ, nề nếp, luôn luôn nêu cao câu châm ngôn:
“Thao trường lắm mồ hôi, chiến trường bớt đổ máu”.
Sau kỳ khảo hạch tại trường Pháo binh QLVNCH (Dục Mỹ), tiểu đoàn xuất quân tham dự hành quân đầu tiên cùng với Lữ đoàn B/ TQLC càn quét và truy diệt địch trong tỉnh Kiến Hòa. Hành quân đang tiếp diễn, người anh cả của Tiểu đoàn là Thiếu Tá Nguyễn Hồ Quỳ lâm bệnh nặng phải vào bệnh viện. Đại úy Trương Công Thông, Tiểu đoàn phó được BTL/SD TQLC chỉ định xử lý thường vụ chức vụ tiểu đoàn trưởng, chỉ huy đơn vị tiếp tục nhiệm vụ yểm trợ trực tiếp LDB/ TQLC.
Đầu năm 1970, Tiểu đoàn ngược dòng Mekong tham dự hành quân vượt biên sang Cambodia cùng LDB/TQLC tiêu diệt các đơn vị CSBV ẩn trú trong lãnh thổ Cambodia và hỗ trợ quân đội Tướng Lon-Nol đánh đuổi quân Khmer đỏ.
Tiểu đoàn với 2 Pháo đội cơ hữu:
- Pháo đội D do Đại úy Nguyễn Trọng Đạt, PD. Trưởng.
- Pháo đội F do Đại úy Chu Trọng Ngư , PD. Trưởng.
Pháo đội I (của TD3PB/TQLC tăng phái) do Đại úy Trương Công Thuận, PD. Trưởng và một Pháo đội đại bác 155 ly của Biệt khu 44 (Cao Lãnh) tăng phái để yểm trợ tổng quát cho cuộc hành quân, do Đại úy Đinh Văn Sơn, PD. Trưởng.
Một Tiểu đoàn non trẻ, tân lập nhưng với những cấp chỉ huy và pháo thủ đầy nhiệt huyết, cuộc hành quân tại xứ Chùa Tháp đã hoàn thành nhiệm vụ yểm trợ LDB/TQLC và các đơn vị địa phương của Cambodia, đem lại an ninh cho toàn vùng lãnh thổ phía Đông Cambodia. Lực lượng CSVN đã rút chạy lên phía Bắc, giáp ranh biên giới Lào.
Tiểu đoàn bàn giao vùng trách nhiệm lại cho Tiểu đoàn 3 Pháo binh TQLC để trở về hậu cứ Thủ Đức trong sự hoan hỷ và hạnh phúc của mọi gia đình pháo thủ, vì Tiểu đoàn được bảo tồn toàn vẹn về nhân mạng và vũ khí.
Thời gian nghỉ dưỡng quân tại trại Yết Kiêu, Tiểu đoàn 2 Pháo binh TQLC đón mừng vị Tiểu đoàn trưởng mới: Đại úy Đặng Bá Đạt thay thế Thiếu tá Nguyễn Hồ Quỳ quá vãng tại bệnh viện (khi Tiểu đoàn còn đang hành quân tại Neak-Luong).
Sau những ngày nghỉ phép ngắn ngủi và chỉnh đốn đơn vị; tháng 3 năm 1970, Tiểu đoàn được không vận ra miền Trung tăng phái cho Quân đoàn I , yểm trợ các cánh quân TQLC và các đơn vị Biệt Động Quân, cũng như Địa Phương Quân tiêu diệt địch; lập lại an ninh khu kỹ nghệ An Hòa, quận Đức Dục thuộc lãnh thổ Biệt khu Quảng Đà hơn một tháng. Sau đó, Tiểu đoàn di chuyển đường bộ theo Quốc lộ 1 lên vùng giới tuyến, nằm ở cực Bắc tỉnh Quảng Trị.
Lúc bấy giờ vì tình hình chiến sự, các đơn vị TQLC đều bung ra chiến trường khắp 4 vùng chiến thuật; nơi nào áp lực địch mạnh, nơi đó có TQLC đến, đúng với danh xưng Lực lượng Tổng trừ bị của QLVNCH. Do vậy, khó có cơ hội cho các đơn vị nghỉ dưỡng quân. BTL/SD TQLC đề ra kế hoạch luân phiên: cứ 3 tháng chiến trường xong, các BCH/LD, các Tiểu đoàn được trở về hậu cứ căn cứ Sóng Thần nghỉ dưỡng quân một tháng.
Tiểu đoàn Thần Tiễn sau những tháng ngày vất vả nơi vùng giới tuyến được về dưỡng quân vào những ngày Tết Tân Hợi 1971.
Ngày mùng 4 Tết năm ấy, Tiểu đoàn được lệnh không vận ra phi trường Ái Tử, Quảng Trị, tham dự hành quân Lam Sơn 719. Sau 2 ngày tạm chiếm đóng tại Đông Hà, Tiểu đoàn kéo đại bác, vũ khí, quân dụng…để di chuyển theo Quốc lộ 9. Một ngày vất vả với đoạn đườngdài khúc khuỷu, quanh co lên núi, xuống đèo, đầy mìn bẫy, dễ bị phục kích…, nhưng Tiểu đoàn đã đến được Khe Sanh an toàn. Vùng rừng núi biên giới Lào-Việt vào những ngày đầu Xuân tiết trời khắc nghiệt, Tiểu đoàn được trang bị thêm quần áo chống lạnh, cùng những quân dụng cần thiết, để rồi 2 ngày sau trực thăng vận đến căn cứ Delta(đỉnh cao 550) nằm sâu khoảng 30-40 cây số trong lãnh thổ Hạ Lào.
Tiểu đoàn với 2 Pháo đội cơ hữu và toàn bộ BCH/TD :
-Pháo đội E do Đại úy Lê Khắc Đông, PD. Trưởng.
-Pháo đội F do Đại úy Trương Công Thuận, PD. Trưởng (Đại úy Thuận thuyên chuyển từ TD3PB về phục vụ tại TD2PB).
Tiểu đoàn được cấp trên tăng phái thêm 1 Pháo đội(-) đại bác 155 ly của TD 20 PB (Trung đoàn Bộ binh để lại) do Đại úy Lê Hoàng Lương, PD. Trưởng.
Tiểu đoàn có nhiệm vụ yểm trợ hỏa lực trực tiếp cho các cánh quân LD 147/TQLC tiêu diệt địch; nới rộng về phía Tây và Tây Nam căn cứ Delta. Sau 16 ngày đêm vừa yểm trợ hỏa lực cho quân bạn, vừa phản pháo. Tiểu đoàn đã chịu đựng những trận pháo kích và những cuộc tấn công bằng đặc công của địch.
Sau khi căn cứ 31 của LD 3 Nhảy Dù thất thủ, các cánh quân Sư đoàn 1 BB bị địch dồn ép về phía biên giới. Địch đã dùng toàn lực gồm bộ binh, thiết giáp, phòng không, pháo binh đủ loại để bao vây với trù tính tiêu diệt TQLC. Vào những ngày cuối cùng, căn cứ không thể tiếp tế, không thể tản thương cũng như đạn dược, lương thực…gần như cạn kiệt; những đợt pháo kích của địch đã làm sập các hầm trú ẩn, các giao thông hào, các công sự chiến đấu, các ụ súng đại bác, các kho đạn, antena cho các máy vô tuyến đổ gãy, liên lạc gián đoạn. TQLC bắt buộc phải di tản chiến thuật về đỉnh Koroc ngay biên giới Lào-Việt.
Với một chiến trường khốc liệt, địch quân đã chuẩn bị trận địa nhiều tháng. Phòng không và đại pháo của địch nằm sâu trong hầm núi, đẩy ra vào bằng đường ray; thiết giáp địch được che dấu, ngụy trang trong hốc núi; chúng điều động 2 Sư đoàn bộ chiến đánh vào căn cứ chỉ vỏn vẹn một Lữ đoàn TQLC phòng thủ; nhưng Tiểu đoàn 2 Pháo binh TQLC được coi là thiệt hại nhẹ.
Tuy nhiên, khi rời căn cứ cứ Delta không thể nào đem theo được những pháo thủ bị tử thương và trọng thương, đó chính là điều đau buồn cho Tiểu đoàn.
Sau hành quân Lam Sơn 719, Tiểu đoàn gần như là đơn vị cơ hữu của Quân đoàn I , gắn liền với vùng hỏa tuyến Gio Linh, Cam Lộ, Cồn Tiên, Hương Hóa, Mai Lộc, Holcom, Bá Hô ..vv… Năm 1972, các Sư đoàn chính quy Bắc Việt xâm nhập từ biên giới Lào-Việt và từ vùng phi quân sự ra sức dồn ép các đơn vị QLVNCH phải rời bỏ miền đất cực Bắc tỉnh Quảng Trị, lui về phòng thủ bờ Nam sông Mỹ Chánh.
Trước khi lực lượng TQLC đóng tại Holcome, Bá Hô, Mai Lộc bị tấn công mãnh liệt, buộc phải triệt thoái, một điều đáng ghi nhớ : trước đó vài tiếng đồng hồ, Pháo đội B/Tiểu đoàn 1 PBTQLC tăng phái cho Tiểu đoàn 2 PB do Đại úy Nguyễn Văn Tâm, PD. Trưởng đóng chung căn cứ Carroll với BCH/ Trung đoàn BB thuộc SD 3 BB. Khi Trung tá BB Phạm Văn Đính đầu hàng địch; nhưng mang trong người giòng máu TQLC hào hùng, Đại úy Tâm và các pháo thủ PDB đã tử thủ cho đến khi căn cứ bị tràn ngập; trên hệ thống vô tuyến của TD2PB vang lên lời yêu cầu:
“ HÃY BẮN NGAY LÊN ĐẦU TÔI” của Đại úy PDT Nguyễn Văn Tâm. Âm thanh vang vọng mỗi lúc một xa và tắt hẳn. Đó là một yêu cầu tác xạ bất hủ của một chiến binh VNCH vào lúc sắp sửa thất thành, mà Thiếu tá TD phó Tiểu đoàn 2 PBTQLC đã tiếp nhận không bao giờ quên. Nay Thiếu tá đang tị nạn tại tiểu bang Washington Hoa Kỳ, là nhân chứng sống cho sự anh dũng kiên cường của vị PDT và toàn thể pháo thủ Pháo đội B/ TD1PBTQLC.
Tiểu đoàn 2 Pháo binh lui về phía sau, bổ sung quân số, vũ khí, quân trang, quân dụng để cùng Sư đoàn TQLC tiến qua sông Mỹ Chánh, chiếm lại những vùng đất đã mất; nêu cao tinh thần : Tổ Quốc-Danh Dự-Trách Nhiệm. Pháo thủ các cấp của Tiểu đoàn 2 Pháo binh luôn luôn chiến đấu anh dũng, hy sinh cao cả bảo vệ miền Nam Việt Nam tự do. Họ đã đóng góp xương máu, công sức cùng với Sư đoàn TQLC tạo nên chiến tích lịch sử “ Tái chiếm cổ thành Đinh Công Tráng, Quảng Trị ngày 16 tháng 9 năm 1972”.
Mùa Xuân năm 1975, Tiểu đoàn 2 Pháo binh trôi nổi theo vận nước lúc suy tàn. Triệt thoái khỏi Quảng Trị, vào Đà Nẵng, rồi về đến Cam Ranh, kế đến Vũng Tàu.
Trưa ngày 30 tháng 4 năm 1975, nghe lệnh buông súng của Tổng thống vi hiến Dương Văn Minh, Tiểu đoàn trở về hậu cứ căn cứ Sóng Thần và tan hàng tại đây.
Trải qua bao nhiêu thăng trầm trên chiến trường miền Nam; lớp trước nằm xuống, lớp sau vùng lên làm tròn sứ mạng Tổ quốc và Quân đội giao phó. Đến giờ chót, lúc lâm chung của Đất Nước, Tiểu đoàn 2 Pháo binh “Thần Tiễn” không còn nữa. Một số Thần Tiễn hy sinh trong chiến đấu, một số bỏ mình trong lao tù Cộng sản.
Hôm nay được cái may mắn còn sống sót và đang tạm dung trên miền đất Tự Do này, xin mạo muội viết đôi dòng thô thiển để vinh danh một cách trung thực về chiến tích của một Tiểu đoàn sinh sau, nở muộn nhưng đã tham dự hầu hết các cuộc hành quân của Binh chủng TQLCVN.
Viết để tưởng nhớ đến những pháo thủ đã hy sinh khi chiến đấu hay đã bỏ mình trong lao tù Cộng sản như : Võ Đằng Phương, Phạm Xuân Thanh, Trịnh Văn Ngượt, Nguyễn Văn Linh, Nguyễn Lường, Trần Văn Sáng, Trần Duy Hóa..vv… (còn nhiều nữa, nhưng tác giả không nhớ hết).
Tuy Hòa 117.
Những ngày giáp Tết Nhâm Thìn 2012.
( Biên Hùng chuyển )