Đoạn Đường Chiến Binh
Tiểu Đoàn 3 TQLC, Trận Xa Chiến Dọc Bờ Sông Đông Hà, Hè 1972
Lược ghi về tình hình mặt trận Đông Hà trong những ngày đầu của cuộc chiến:
Như đã trình bày trong số trước, ngày 30 tháng 3/1972, 45 ngàn quân CSBV đã vượt qua vùng phi quân sự và tiến hành các đợt tấn công cường tập vào nhiều cứ điểm phòng ngự của các đơn vị thuộc lữ đoàn 147, lữ đoàn 258 Thủy quân Lục chiến, trung đoàn 2, 56 và 57 thuộc Sư đoàn 3 Bộ binh ở phía Tây Bắc tỉnh Quảng Trị. Ngày 31 tháng 3/1972, Cộng quân áp lực nặng trên toàn cụm phòng tuyến này. Ngày 1 tháng 4/1972, lực lượng trú phòng triệt thoái khỏi các căn cứ Cồn Thiên, Tân Lâm Bắc, Khe Gió.
Ngày 2 tháng 4/1972, bộ Tư lệnh Sư đoàn 3 Bộ binh, đồng thời là bộ tư lệnh mặt trận Quảng Trị, dồn nỗ lực để gom quân và thiết lập hệ thống phòng thủ mới dọc theo tuyến Cửa Việt, Đông Hà, Cam Lộ, Carroll, Mai Lộc và Phượng Hoàng. Hai căn cứ Mai Lộc và Carroll (Tân Lâm) bị pháo kích liên tục. Căn cứ hỏa lực Carroll do Trung đoàn 56 phụ trách, và cũng là bản doanh của bộ chỉ huy hành quân của trung đoàn này. Căn cứ hỏa lực Mai Lộc do 1 đơn vị của lữ đoàn 147 Thủy quân Lục chiến phòng ngự, đây cũng là nơi lữ đoàn đặt bộ chỉ huy.
* Trận chiến bên bờ sông Đông Hà:
Theo tài liệu của cựu trung tá Trần Văn Hiển, nguyên trưởng phòng 3 Sư đoàn Thủy quân Lục chiến và tài liệu của cựu đại tá Gerald H.Turley nguyên cố vấn Thủy quân Lục chiến VNCH được phổ biến trong tạp chí KBC, cùng lúc gia tăng áp lực ở phía Tây, CQ đã cố mở cuộc tấn công từ hướng Bắc, với diễn tiến được ghi nhận như sau: 9 giờ sáng ngày 2 tháng 4/1972, một đơn vị chiến xa T 54 CSBV khoảng 20 chiếc, từ hướng Bắc, theo quốc lộ 1 tiến vào thị xã Đông Hà (nằm ở ngã ba quốc lộ 1 và quốc lộ 9 Việt Lào, cách Bến Hải khoảng 20km, cách thị xã Quảng Trị khoảng 14 km về phía Nam). Cùng lúc đó, một đoàn chiến xa lội nước PT 76 ở hướng Đông, tiến dọc theo bờ biển tiến về hướng Cửa Việt.
Trước những diễn biến dồn dập, tiểu đoàn 3 Thủy quân Lục chiến với tiểu đoàn trưởng là thiếu tá Lê Bá Bình được lệnh tử thủ Đông Hà bằng mọi giá. Ngay khi nhận được lệnh, thiếu tá Bình liền điều động ngay 2 đại đội bố trí trên cầu Đông Hà quan sát bờ sông để chận thủy xa của CQ tiến dọc theo sông. Từ phía Bắc vào thị xã Đông Hà có 2 chiếc cầu, một dành cho xe hơi và dành cho xe lửa. Cầu xe lửa không còn sử dụng từ sau 1945, nhưng vẫn có thể đi bộ qua được, phía Bắc của cầu này đã bị một đơn vị CQ chiếm giữ.
Sau khi bố trí lực lượng phòng thủ ở phía Nam cầu Đông Hà, thiếu tá Bình cùng sĩ quan cố vấn lên xe di chuyển đến vị trí của cánh B tiểu đoàn 3 Thủy quân Lục chiến và 1 chi đoàn thuộc Thiết đoàn đóng ở hướng lên Cam Lộ. Để tăng cường hỏa lực chống xe tăng CQ, phân đội chống chiến xa trang bị đại bác 106 ly của tiểu đoàn 6 Thủy quân Lục chiến cũng được điều động lên tăng cường cho mặt trận Đông Hà. Một trung đội trang bị hoàn toàn M 72 do trung sĩ Lời chỉ huy được bố trí ngay trên mặt đường trên đầu cầu phía Nam.
10 giờ 15 phút, phi cơ quan sát thấy 12 chiếc T 54 đang tiến về cầu Đông Hà. Ngay lúc đó, thị xã Đông Hà bị pháo bởi hàng quả đạn 130 ly. Nhận được cấp báo, thiếu tá Bình và cố vấn Mỹ liền leo lên chiếc M 48 dẫn đầu để hướng dẫn chi đoàn chiến xa và cánh B của tiểu đoàn Thủy quân Lục chiến về gấp Đông Hà.
Khi chiếc T54 đi đầu đến đầu cầu phía Bắc, trung sĩ Lời đã chờ sãn với 1 hỏa tiển M72 sẵn sàng khai hỏa ở đầu cầu phía Nam. Nhưng chiếc T54 kia đến đầu cầu thì ngừng lại, trung sĩ Lời bắn phát thứ nhất không trúng do hỏa tiễn nổ hơi cao, nên một hạ sĩ phụ tá cho trung sĩ Lời trao cho anh một hỏa tiễn M 72 khác. Trung sĩ Lời ngắm cẩn thận và bóp cò, lần này trúng ngay pháo tháp của chiếc T54, một CQ thò đầu ra khỏi pháo tháp và nhìn qua phía bên này cầu; nhưng không hiểu sao khẩu 100 ly trên chiếc T 54 không bắn trả, trái lại xe tăng này lùi lại và nằm thấp ở phía đường. Không ngờ chỉ một hỏa tiễn M 72 đã chặn đứng đoàn chiến xa của CQ.
Thiếu tá Bình hướng dẫn đoàn chiến xa và 2 đại đội của cánh B tiểu đoàn 3 Thủy quân Lục chiến vòng về phía Nam thị xã để tránh pháo, khi đoàn quân quẹo ra tới Quốc lộ 1 thì bị trở ngại vì đoàn người tản cư tràn ra đường để chạy về Quảng Trị ở hướng Nam thị xã Đông Hà. Cuối cùng cả tiểu đoàn 3 Thủy quân Lục chiến đã đến vị trí, dàn hàng ngang bên bờ phía Nam, trên 1 tuyến phòng thủ dài hơn 2 km. Trong khi đó, bên bờ Bắc chiến xa và bộ binh CQ đã tập trung rất đông. Hải pháo Hoa Kỳ và Pháo binh VNCH đã bắn không ngừng về các vị trí của đối phương.
Theo ghi nhận của cựu đại tá Turley, đây là lần đầu tiên trong cuộc chiến tại Việt Nam, lực lượng bộ binh CSBV với các đoàn chiến xa T 54 và PT 76 yểm trợ đã trực diện với Thủy quân Lục chiến VNCH trang bị đại bác 106 ly và M-72 chống chiến xa. Trong trận đánh này, ngoài nỗ lực của tiểu đoàn 3 Thủy quân Lục chiến, hải pháo hạm đội 7 đã yểm trợ hỏa lực để bắn vào 2 đoàn chiến xa CSBV. Sự phối hợp của liên quân Việt-Mỹ đã gây thiệt hại nặng cho Cộng quân, một số chiến xa bị trúng đạn, gây nhiều tiếng nổ phụ và 4 cột khói, đám cháy lớn.
Cùng với hỏa lực yểm trợ từ hạm đội 7, phi cơ của A-1 và A-37 của Không quân VNCH đã thực hiện những phi vụ oanh tạc chính xác vào 2 đoàn chiến xa địch, phá hủy 11 chiến xa CSBV. Về phía Không quân VNCH, 1 chiếc A-1 bị hỏa tiễn địa-không SA-2 bắn rơi, phi công nhảy dù ra được, nhưng dù lại rơi về phía bắc cầu Đông Hà, trước những cặp vô vọng của các chiến binh VNCH có mặt bên này cầu Đông Hà đang mong chiếc dù của chiến hữu phi công rơi trong phòng tuyến của quân bạn.
Để giữ tuyến Đông Hà, công việc phải làm khẩn cấp là phải phá cho sập cầu trước mắt để chiến xa của CQ không có đường qua sông. Được sự yểm trợ của các chuyên viên Hoa Kỳ, và hỏa lực yểm trợ của tiểu đoàn 3 TQLC, toán Công binh chiến đấu của Thủy quân Lục chiến đã đặt trên 500 cân Anh ở dưới chân cầu Đông Hà và cầu xe lửa gần đó. Đúng 4 giờ 30 chiều cùng ngày, 2 chiếc cầu này đã được giật sập, chận đứng mưu toan của CQ sử dụng cầu để tiến về hướng Nam.
* Từ Mai Lộc đến phòng tuyến Carroll:
Về tình hình của tiểu đoàn 4 Thủy quân Lục chiến, đơn vị đã bị tổn thất nặng trong đêm 30 tháng 3/1972 và đã triệt thoái khỏi 2 căn cứ Núi Bá Hô và Sarge, vào 6 giờ chiều ngày 2/4/1972 đã liên lạc được với bộ chỉ huy Lữ đoàn 147/Thủy quân Lục chiến và về tập trung tại căn cứ Mai Lộc cùng với thiếu tá Walter Boomer, cố vấn trưởng của tiểu đoàn này (vị thiếu tá cố vấn trưởng này sau này là trung tướng, tư lệnh một lực lượng gồm 2 sư đoàn Thủy quân Lục chiến Hoa Kỳ tham gia cuộc chiến vùng Vịnh vào năm 1991).
Một biến cố xảy ra trong ngày 2 tháng 4 đã gây chấn động và ảnh hưởng không ít đến tinh thần chiến đấu của quân sĩ tại mặt trận hỏa tuyến: Căn cứ hỏa lực Carroll-nơi trung đoàn 56 Bộ binh đặt bộ chỉ huy, sau 3 ngày liên tiếp bị pháo kích và bị bao vây, đã mất về tay Cộng quân (chi tiết về sự thất thủ này sẽ được trình bày trong bài viết về trung đoàn 56 Bộ binh và cuộc chiến tháng 4/1972).
Sau khi căn cứ hỏa lực Carroll đầu hàng, thì căn cứ Mai Lộc-nơi lữ đoàn 147 Thủy quân Lục chiến đặt bộ chỉ huy đã trở thành tuyến đầu, liên tục bị pháo kích và tấn công. Cuối cùng vào lúc 10 giờ tối ngày 2/4/1972, bộ chỉ huy lữ đoàn 147 Thủy quân Lục chiến và tiểu đoàn 4 Thủy quân Lục chiến được lệnh triệt thoái khỏi căn cứ Mai Lộc. Trước khi rút lui, pháo đội Thủy quân Lục chiến tại đây được lệnh bắn hết đạn và sau đó tất cả các khẩu pháo được phá hủy bằng chất nổ.
Chiều ngày 2 tháng 4, các sư đoàn CSBV vẫn tiếp tục hướng mũi tấn công về khu vực phía Nam và Tây Nam Đông Hà. Do cầu Đông Hà bị giật sập nên bộ binh và chiến xa của CQ đã qua sông bằng cầu Cam Lộ ở Tây Bắc. Từ đó, một cánh quân tiến về hướng Nam, một cánh quân khác tiến về hướng Tây Nam, di chuyển theo tỉnh lộ 557 và 558 và đi qua các cứ điểm mà lực lượng VNCH đã triệt thoái: Mai Lộc, Holcomb để bao vây căn cứ Phượng Hoàng và căn cứ Ái Tử. Riêng về bộ tư lệnh Sư đoàn 3 Bộ binh đặt bản doanh tại căn cứ Ái Tử đã rút về đóng chung với bộ chỉ huy Tiểu khu Quảng Trị trong trại Đinh Công Tráng (Cổ Thành).
Lữ đoàn 258 phòng thủ cứ điểm Nancy phía Bắc sông Mỹ Chánh được điều động lên mặt trận Đông Hà từ ngày 30 tháng/1972, đã được phối trí để phòng thủ căn cứ Ái Tử, căn cứ Phượng Hoàng, và là lực lượng phản ứng cấp thời của bộ tư lệnh chiến trường Quảng Trị. Những trận đánh quyết liệt diễn ra ở cụm phòng tuyến Tây Bắc tỉnh lỵ vào những ngày kế tiếp.
vietbao.com
Tân Sơn Hòa
Bàn ra tán vào (0)
Tiểu Đoàn 3 TQLC, Trận Xa Chiến Dọc Bờ Sông Đông Hà, Hè 1972
Lược ghi về tình hình mặt trận Đông Hà trong những ngày đầu của cuộc chiến:
Như đã trình bày trong số trước, ngày 30 tháng 3/1972, 45 ngàn quân CSBV đã vượt qua vùng phi quân sự và tiến hành các đợt tấn công cường tập vào nhiều cứ điểm phòng ngự của các đơn vị thuộc lữ đoàn 147, lữ đoàn 258 Thủy quân Lục chiến, trung đoàn 2, 56 và 57 thuộc Sư đoàn 3 Bộ binh ở phía Tây Bắc tỉnh Quảng Trị. Ngày 31 tháng 3/1972, Cộng quân áp lực nặng trên toàn cụm phòng tuyến này. Ngày 1 tháng 4/1972, lực lượng trú phòng triệt thoái khỏi các căn cứ Cồn Thiên, Tân Lâm Bắc, Khe Gió.
Ngày 2 tháng 4/1972, bộ Tư lệnh Sư đoàn 3 Bộ binh, đồng thời là bộ tư lệnh mặt trận Quảng Trị, dồn nỗ lực để gom quân và thiết lập hệ thống phòng thủ mới dọc theo tuyến Cửa Việt, Đông Hà, Cam Lộ, Carroll, Mai Lộc và Phượng Hoàng. Hai căn cứ Mai Lộc và Carroll (Tân Lâm) bị pháo kích liên tục. Căn cứ hỏa lực Carroll do Trung đoàn 56 phụ trách, và cũng là bản doanh của bộ chỉ huy hành quân của trung đoàn này. Căn cứ hỏa lực Mai Lộc do 1 đơn vị của lữ đoàn 147 Thủy quân Lục chiến phòng ngự, đây cũng là nơi lữ đoàn đặt bộ chỉ huy.
* Trận chiến bên bờ sông Đông Hà:
Theo tài liệu của cựu trung tá Trần Văn Hiển, nguyên trưởng phòng 3 Sư đoàn Thủy quân Lục chiến và tài liệu của cựu đại tá Gerald H.Turley nguyên cố vấn Thủy quân Lục chiến VNCH được phổ biến trong tạp chí KBC, cùng lúc gia tăng áp lực ở phía Tây, CQ đã cố mở cuộc tấn công từ hướng Bắc, với diễn tiến được ghi nhận như sau: 9 giờ sáng ngày 2 tháng 4/1972, một đơn vị chiến xa T 54 CSBV khoảng 20 chiếc, từ hướng Bắc, theo quốc lộ 1 tiến vào thị xã Đông Hà (nằm ở ngã ba quốc lộ 1 và quốc lộ 9 Việt Lào, cách Bến Hải khoảng 20km, cách thị xã Quảng Trị khoảng 14 km về phía Nam). Cùng lúc đó, một đoàn chiến xa lội nước PT 76 ở hướng Đông, tiến dọc theo bờ biển tiến về hướng Cửa Việt.
Trước những diễn biến dồn dập, tiểu đoàn 3 Thủy quân Lục chiến với tiểu đoàn trưởng là thiếu tá Lê Bá Bình được lệnh tử thủ Đông Hà bằng mọi giá. Ngay khi nhận được lệnh, thiếu tá Bình liền điều động ngay 2 đại đội bố trí trên cầu Đông Hà quan sát bờ sông để chận thủy xa của CQ tiến dọc theo sông. Từ phía Bắc vào thị xã Đông Hà có 2 chiếc cầu, một dành cho xe hơi và dành cho xe lửa. Cầu xe lửa không còn sử dụng từ sau 1945, nhưng vẫn có thể đi bộ qua được, phía Bắc của cầu này đã bị một đơn vị CQ chiếm giữ.
Sau khi bố trí lực lượng phòng thủ ở phía Nam cầu Đông Hà, thiếu tá Bình cùng sĩ quan cố vấn lên xe di chuyển đến vị trí của cánh B tiểu đoàn 3 Thủy quân Lục chiến và 1 chi đoàn thuộc Thiết đoàn đóng ở hướng lên Cam Lộ. Để tăng cường hỏa lực chống xe tăng CQ, phân đội chống chiến xa trang bị đại bác 106 ly của tiểu đoàn 6 Thủy quân Lục chiến cũng được điều động lên tăng cường cho mặt trận Đông Hà. Một trung đội trang bị hoàn toàn M 72 do trung sĩ Lời chỉ huy được bố trí ngay trên mặt đường trên đầu cầu phía Nam.
10 giờ 15 phút, phi cơ quan sát thấy 12 chiếc T 54 đang tiến về cầu Đông Hà. Ngay lúc đó, thị xã Đông Hà bị pháo bởi hàng quả đạn 130 ly. Nhận được cấp báo, thiếu tá Bình và cố vấn Mỹ liền leo lên chiếc M 48 dẫn đầu để hướng dẫn chi đoàn chiến xa và cánh B của tiểu đoàn Thủy quân Lục chiến về gấp Đông Hà.
Khi chiếc T54 đi đầu đến đầu cầu phía Bắc, trung sĩ Lời đã chờ sãn với 1 hỏa tiển M72 sẵn sàng khai hỏa ở đầu cầu phía Nam. Nhưng chiếc T54 kia đến đầu cầu thì ngừng lại, trung sĩ Lời bắn phát thứ nhất không trúng do hỏa tiễn nổ hơi cao, nên một hạ sĩ phụ tá cho trung sĩ Lời trao cho anh một hỏa tiễn M 72 khác. Trung sĩ Lời ngắm cẩn thận và bóp cò, lần này trúng ngay pháo tháp của chiếc T54, một CQ thò đầu ra khỏi pháo tháp và nhìn qua phía bên này cầu; nhưng không hiểu sao khẩu 100 ly trên chiếc T 54 không bắn trả, trái lại xe tăng này lùi lại và nằm thấp ở phía đường. Không ngờ chỉ một hỏa tiễn M 72 đã chặn đứng đoàn chiến xa của CQ.
Thiếu tá Bình hướng dẫn đoàn chiến xa và 2 đại đội của cánh B tiểu đoàn 3 Thủy quân Lục chiến vòng về phía Nam thị xã để tránh pháo, khi đoàn quân quẹo ra tới Quốc lộ 1 thì bị trở ngại vì đoàn người tản cư tràn ra đường để chạy về Quảng Trị ở hướng Nam thị xã Đông Hà. Cuối cùng cả tiểu đoàn 3 Thủy quân Lục chiến đã đến vị trí, dàn hàng ngang bên bờ phía Nam, trên 1 tuyến phòng thủ dài hơn 2 km. Trong khi đó, bên bờ Bắc chiến xa và bộ binh CQ đã tập trung rất đông. Hải pháo Hoa Kỳ và Pháo binh VNCH đã bắn không ngừng về các vị trí của đối phương.
Theo ghi nhận của cựu đại tá Turley, đây là lần đầu tiên trong cuộc chiến tại Việt Nam, lực lượng bộ binh CSBV với các đoàn chiến xa T 54 và PT 76 yểm trợ đã trực diện với Thủy quân Lục chiến VNCH trang bị đại bác 106 ly và M-72 chống chiến xa. Trong trận đánh này, ngoài nỗ lực của tiểu đoàn 3 Thủy quân Lục chiến, hải pháo hạm đội 7 đã yểm trợ hỏa lực để bắn vào 2 đoàn chiến xa CSBV. Sự phối hợp của liên quân Việt-Mỹ đã gây thiệt hại nặng cho Cộng quân, một số chiến xa bị trúng đạn, gây nhiều tiếng nổ phụ và 4 cột khói, đám cháy lớn.
Cùng với hỏa lực yểm trợ từ hạm đội 7, phi cơ của A-1 và A-37 của Không quân VNCH đã thực hiện những phi vụ oanh tạc chính xác vào 2 đoàn chiến xa địch, phá hủy 11 chiến xa CSBV. Về phía Không quân VNCH, 1 chiếc A-1 bị hỏa tiễn địa-không SA-2 bắn rơi, phi công nhảy dù ra được, nhưng dù lại rơi về phía bắc cầu Đông Hà, trước những cặp vô vọng của các chiến binh VNCH có mặt bên này cầu Đông Hà đang mong chiếc dù của chiến hữu phi công rơi trong phòng tuyến của quân bạn.
Để giữ tuyến Đông Hà, công việc phải làm khẩn cấp là phải phá cho sập cầu trước mắt để chiến xa của CQ không có đường qua sông. Được sự yểm trợ của các chuyên viên Hoa Kỳ, và hỏa lực yểm trợ của tiểu đoàn 3 TQLC, toán Công binh chiến đấu của Thủy quân Lục chiến đã đặt trên 500 cân Anh ở dưới chân cầu Đông Hà và cầu xe lửa gần đó. Đúng 4 giờ 30 chiều cùng ngày, 2 chiếc cầu này đã được giật sập, chận đứng mưu toan của CQ sử dụng cầu để tiến về hướng Nam.
* Từ Mai Lộc đến phòng tuyến Carroll:
Về tình hình của tiểu đoàn 4 Thủy quân Lục chiến, đơn vị đã bị tổn thất nặng trong đêm 30 tháng 3/1972 và đã triệt thoái khỏi 2 căn cứ Núi Bá Hô và Sarge, vào 6 giờ chiều ngày 2/4/1972 đã liên lạc được với bộ chỉ huy Lữ đoàn 147/Thủy quân Lục chiến và về tập trung tại căn cứ Mai Lộc cùng với thiếu tá Walter Boomer, cố vấn trưởng của tiểu đoàn này (vị thiếu tá cố vấn trưởng này sau này là trung tướng, tư lệnh một lực lượng gồm 2 sư đoàn Thủy quân Lục chiến Hoa Kỳ tham gia cuộc chiến vùng Vịnh vào năm 1991).
Một biến cố xảy ra trong ngày 2 tháng 4 đã gây chấn động và ảnh hưởng không ít đến tinh thần chiến đấu của quân sĩ tại mặt trận hỏa tuyến: Căn cứ hỏa lực Carroll-nơi trung đoàn 56 Bộ binh đặt bộ chỉ huy, sau 3 ngày liên tiếp bị pháo kích và bị bao vây, đã mất về tay Cộng quân (chi tiết về sự thất thủ này sẽ được trình bày trong bài viết về trung đoàn 56 Bộ binh và cuộc chiến tháng 4/1972).
Sau khi căn cứ hỏa lực Carroll đầu hàng, thì căn cứ Mai Lộc-nơi lữ đoàn 147 Thủy quân Lục chiến đặt bộ chỉ huy đã trở thành tuyến đầu, liên tục bị pháo kích và tấn công. Cuối cùng vào lúc 10 giờ tối ngày 2/4/1972, bộ chỉ huy lữ đoàn 147 Thủy quân Lục chiến và tiểu đoàn 4 Thủy quân Lục chiến được lệnh triệt thoái khỏi căn cứ Mai Lộc. Trước khi rút lui, pháo đội Thủy quân Lục chiến tại đây được lệnh bắn hết đạn và sau đó tất cả các khẩu pháo được phá hủy bằng chất nổ.
Chiều ngày 2 tháng 4, các sư đoàn CSBV vẫn tiếp tục hướng mũi tấn công về khu vực phía Nam và Tây Nam Đông Hà. Do cầu Đông Hà bị giật sập nên bộ binh và chiến xa của CQ đã qua sông bằng cầu Cam Lộ ở Tây Bắc. Từ đó, một cánh quân tiến về hướng Nam, một cánh quân khác tiến về hướng Tây Nam, di chuyển theo tỉnh lộ 557 và 558 và đi qua các cứ điểm mà lực lượng VNCH đã triệt thoái: Mai Lộc, Holcomb để bao vây căn cứ Phượng Hoàng và căn cứ Ái Tử. Riêng về bộ tư lệnh Sư đoàn 3 Bộ binh đặt bản doanh tại căn cứ Ái Tử đã rút về đóng chung với bộ chỉ huy Tiểu khu Quảng Trị trong trại Đinh Công Tráng (Cổ Thành).
Lữ đoàn 258 phòng thủ cứ điểm Nancy phía Bắc sông Mỹ Chánh được điều động lên mặt trận Đông Hà từ ngày 30 tháng/1972, đã được phối trí để phòng thủ căn cứ Ái Tử, căn cứ Phượng Hoàng, và là lực lượng phản ứng cấp thời của bộ tư lệnh chiến trường Quảng Trị. Những trận đánh quyết liệt diễn ra ở cụm phòng tuyến Tây Bắc tỉnh lỵ vào những ngày kế tiếp.
vietbao.com
Tân Sơn Hòa