Lịch Sử, Quân Sử & Huyền Thoại
Tiểu Đoàn 41 Biệt Động Quân, Trận kịch chiến ở Kiến Hòa 1967
Tiểu Đoàn 41 Biệt Động Quân, Trận kịch chiến ở Kiến Hòa 1967
Một đơn vị Biệt động trong giai đoạn binh chủng Biệt động quân mới thành lập.
* Tiểu đoàn 41 Biệt động quân và cuộc hành quân ở Trúc Giang
Là một đơn vị trừ bị xung kích cho khu chiến thuật Tiền Giang, từ 1964 đến 1967, tiểu đoàn 41 Biệt động quân đặt thuộc quyền điều động của bộ Tư lệnh Sư đoàn 7 Bộ binh. Ngay từ khi thành lập, khu vực hoạt động trọng điểm của tiểu đoàn là tỉnh Kiến Hòa. Trong nhiều cuộc hành quân, tiểu đoàn đã tăng phái cho trung đoàn 10 Bộ binh khởi động các cuộc tấn công thẳng vào các căn cứ địch của địch và đã lập nhiều chiến tích.
Trở lại với chiến trường Kiến Hòa vào những tháng cuối của năm 1967, để giành thế chủ động, vào tháng 10/1967, bộ Tư lệnh Sư đoàn 7 Bộ binh đã điều động 3 trong số 4 tiểu đoàn của trung đoàn 10 Bộ binh hành quân tảo thanh Cộng quân ở quận Trúc Giang. Ngay khi cuộc hành quân khởi động, các tiểu đoàn của trung đoàn này binh đã liên tiếp đụng địch cấp đại đội và cấp tiểu đoàn. Quốc lộ 4 đi ngang qua Kiến Hòa bị Cộng quân (CQ) bò ra đắp mô hàng ngày, cây cầu phía Đông Bến Tre là trục lộ duy nhất bị đặc công CQ đánh sập khiến cho các quận ly và 3 tiểu đoàn của trung đoàn 10/ Sư đoàn 7 Bộ binh bị cô lập.
Trước diễn biến của tình hình, ngày 18 tháng 10/1967, Bộ Tư lệnh Sư đoàn 7 Bộ binh tung thêm cuộc hành quân vào Trúc Giang, với nỗ lực chính là Tiểu đoàn 41 Biệt động quân và Tiểu đoàn 3 trung đoàn 10 Bộ binh (từ 1965 đến 1972, mỗi trung đoàn Bộ binh có 4 tiểu đoàn). Cuộc hành quân này do Bộ Chỉ huy Trung đoàn 10 Bộ binh trực tiếp điều động. Theo kế hoạch, Tiểu đoàn 3/10 và Tiểu đoàn 41 Biệt động quân chia làm 2 cánh, một thành phần được trực thăng vận, thành phần còn lại được thiết quân vận M 113 thả xuống phía Nam sông Hàm Luông để tấn công vào khu vực đóng quân của 3 tiểu đoàn Cộng quân: tiểu đoàn 303, 504 và tiểu đoàn 10 U Minh. Trước khi khởi động cuộc tấn công, tin tức tình báo ghi nhận là các đơn vị CQ nói trên đều được trang bị súng cối 82 ly.
Tại Miền Tây Nam phần, các loại tàu đổ bộ là phương tiện thông dụng nhưng khi đơn vị nào cần sử dụng thì phải luôn luôn báo cáo về bộ chỉ huy Hành quân. Do Cộng quân thường tổ chức các chốt quan sát dọc theo bờ, nên khi đoàn tàu đổ bộ quẹo về hướng Nam trên sông thì các mục tiêu ở phía Bắc kể như bị kẹt vì địch đã báo động để chuẩn bị đánh trả. Do đó, đổ bộ bằng tàu Hải quân khó tạo được yếu tố bất ngờ. Di chuyển bằng tàu rồi đổ bộ cũng chưa phải là phương thức an toàn. Nếu vị trí đổ bộ bị báo là có Cộng quân thì tàu phải lùi ra. Hai bên tàu có vũ khí chống lại các loại vũ khí nhỏ của địch quân từ bờ bắn ra, nhưng do tàu di chuyển với tốc độ chậm nên dễ trở thành mục tiêu cho du kích Cộng quân dùng trung liên, đại liên từ bờ bắn ra.
Cuộc đổ bộ tại Hàm Luông
Sau khi phân tích và đưa ra các dự ước về phản ứng đánh trả của địch quân, bộ chỉ huy Hành quân quyết định cho Tiểu đoàn 41 Biệt động quân (BĐQ) đổ bộ phía Nam của khu vực đóng quân ba Tiểu đoàn 1, 2, 4/10, rồi từ đó di chuyển về hướng Đông, sau đó quẹo về hướng Đông Bắc để tạo vòng đai an toàn cho cuộc đổ quân.
Lệnh xuất quân được ban ra lúc 1 giờ trưa ngày 18/10/1967 tại bến phà Mỹ Hòa. Đoàn tàu chạy theo con sông chảy về hướng Đông Nam từ đó ngược vào sông Hàm Luông đến bãi đổ quân. Gọi là bãi đổ quân cho đúng ngôn ngữ quân sự, thật ra địa thế không phải như vậy. Tàu đang chạy chỉ cần quẹo vào bờ thả cầu treo xuống cho quân đổ bộ leo lên bờ, có khi đó là ruộng lúa, có khi là vườn rau. Quân sĩ từ nhảy xuống đã thấy đất vì bãi bằng phẳng. Cuộc đổ bộ của Tiểu đoàn 41 BĐQ kết thúc, ban chỉ huy tiểu đoàn cho khai triển đội hình và di chuyển vào đất liền. Toàn tiểu đoàn di chuyển trong tư thế tác chiến vì trên lộ trình di chuyển có thể bị địch tấn công.
6 giờ chiều, thiếu tá Toàn-tiểu đoàn trưởng cho lệnh đào hầm và đóng quân. Theo ý của cố vấn trưởng tiểu đoàn thì trời còn sáng, nếu CQ quan sát thấy thì vị trí đóng quân có thể bị lộ. Tuy nhiên, vị tiểu đoàn trưởng 41 BĐQ giải thích rằng phải cho dừng quân sớm vì trời còn sáng thì mới thấy rõ để đào hầm đóng quân phòng thủ được. Binh sĩ chỉ được ăn bữa chiều sau khi đào hầm hố phòng thủ xong, anh em Mũ Nâu tiểu đoàn 41 làm vừa lẹ vừa đẹp các ụ tác xạ bằng bùn và đất sét đắp cao thành hình móng ngựa. Chỉ trong chốc lát, cả tiểu đoàn đã thực hiện xong hầm hố phòng thủ đâu vào đấy như một đồn lính.
Thường thường vào ban đêm, các tiểu đoàn trưởng Biệt động quân không cần phải đào hầm hố hay đắp ụ gì cả, lý do là họ cần di chuyển từ vị trí này sang vị trí khác khi cần để điều động quân sĩ nếu bị địch tấn công. Nếu vị chỉ huy gặp nguy biến, binh sĩ sẽ bảo vệ ông ta. Nhưng đêm nay không theo thông lệ đó, vị tiểu đoàn trưởng và ban chỉ huy cũng đào hầm hố như mọi người. Toán cố vấn gồm 1 đại úy, 1 trung úy, 3 hạ sĩ quan cũng làm theo, đào hầm vị trí hai người. Hầm mau chóng ngập nước vì đất trũng. Địa điểm đóng quân đêm của tiểu đoàn ở ngay giữa ruộng lúa trên một khu đất gò hơi cao có một lều tranh ở giữa, tường bằng đất bùn. Lều này có một phòng, có một bàn ăn và cái một chõng để ngủ. Lều bị bỏ hoang và trở thành nơi điều quân của ban chỉ huy tiểu đoàn.
Toán cố vấn đào hầm ở bộ chỉ huy. Trung úy cố vấn phó và hai trung sĩ dào hầm gần đại úy Mười, trưởng ban 3 của tiểu đoàn, trong khi đại úy cố vấn trưởng và trung sĩ hiệu thính viên truyền tin đào hố gần Thiếu tá Toàn. Gò đất này không có cây, chỉ có ít cỏ. Cách xa gần cây số về hướng Tây Bắc có một hàng cây ẩn hiện chân trời. Ruộng lúa chung quang đãng rất có lợi cho việc sử dụng hỏa lực. Bất cứ ai băng qua khu ruộng lúa trống trải đó đều bị phát hiện, không có gì che núp cả.
Đúng 1 giờ 15 sáng, trong lúc các chiến binh Biệt động quân gác đêm đang gờm súng canh địch, màn đêm đã bị phá vỡ với hàng loạt đạn súng cối của Cộng quân từ hướng Bắc rót vào tuyến đóng quân của tiểu đoàn 41 Biệt động quân. Nhận định đầu tiên của thiếu tá Toàn là Cộng quân đã sử dụng súng cối 82 ly để mở đầu trận đánh. Kinh nghiệm chiến trường cho ông biết rõ là CQ đã điều động một lực lượng lớn để tấn công, vì vào thời gian trước 1970, chỉ có các đơn vị chủ lực của CQ mới có loại súng cối này. Như một phản xạ, vị tiểu đoàn trưởng 41 Biệt động quân cho lệnh các khẩu đội súng cối 60 ly của tiểu đoàn bắn trái sáng để soi sáng đồng ruộng trong màn sương dày dặc. Bất cứ di động nào trên ruộng lúa đều trở thành mục tiêu cho súng nhỏ và lựu đạn. Để tiết kiệm đạn, các đại đội trưởng và trung đội trưởng Biệt động quân không cho sử dụng đại liên và trung liên. (Trước năm 1968, vũ khí cá nhân trang bị cho các tiểu đoàn BĐQ là súng Garant M1, tiểu liên Thompson, carbine M2. Vũ khí nặng gồm trung liên Bar, súng phóng lựu M 79 và đại liên A 6 cùng súng cối 60 ly).
Tiếp theo loạt pháo kích hỏa tập, CQ tiếp tục pháo từng đợt vào các vị trí đóng quân của BĐQ, nhưng không gây một tổn thất nào. Tuy nhiên các đợt pháo của đối phương đã làm ngưng mọi di chuyển của các quân sĩ BĐQ trong phạm vi phòng thủ, chỉ có các y tá bò nhanh về các công sự chiến đấu để chuyển những chiến binh bị thương về hố để băng bó. Hai giờ sáng, CQ mở đợt tấn công từ hướng Tây Bắc. Đợt tấn công này không có súng cối "dọn đường", chỉ bằng bộ binh CQ với súng cá nhân. Để yểm trợ hỏa lực cho đại đội ở hướng Tây, thiếu tá Toàn cho tăng phái hai khẩu đội đại liên cho cánh quân phòng thủ ở đó. Sau khi tiến vào phạm vi 150 mét, Cộng quân tấn công ồ ạt nhưng đã bị BĐQ đánh bật, cuối cùng địch rút lui.
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Người Do Thái và Nước Mỹ" - by Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Ý Kiến Về Hai Chữ GIAO CHỈ" - Tôn Thất Tuệ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Ý Kiến Về Hai Chữ GIAO CHỈ" - Tôn Thất Tuệ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm Nhà tiên tri của Việt tộc" - Trần Văn Giang (ghi lại)
- "Giao Chỉ hay Giao Châu?" - Hồ Bạch Thảo - Trần Văn Giang (ghi lại)
Tiểu Đoàn 41 Biệt Động Quân, Trận kịch chiến ở Kiến Hòa 1967
Tiểu Đoàn 41 Biệt Động Quân, Trận kịch chiến ở Kiến Hòa 1967
Một đơn vị Biệt động trong giai đoạn binh chủng Biệt động quân mới thành lập.
* Tiểu đoàn 41 Biệt động quân và cuộc hành quân ở Trúc Giang
Là một đơn vị trừ bị xung kích cho khu chiến thuật Tiền Giang, từ 1964 đến 1967, tiểu đoàn 41 Biệt động quân đặt thuộc quyền điều động của bộ Tư lệnh Sư đoàn 7 Bộ binh. Ngay từ khi thành lập, khu vực hoạt động trọng điểm của tiểu đoàn là tỉnh Kiến Hòa. Trong nhiều cuộc hành quân, tiểu đoàn đã tăng phái cho trung đoàn 10 Bộ binh khởi động các cuộc tấn công thẳng vào các căn cứ địch của địch và đã lập nhiều chiến tích.
Trở lại với chiến trường Kiến Hòa vào những tháng cuối của năm 1967, để giành thế chủ động, vào tháng 10/1967, bộ Tư lệnh Sư đoàn 7 Bộ binh đã điều động 3 trong số 4 tiểu đoàn của trung đoàn 10 Bộ binh hành quân tảo thanh Cộng quân ở quận Trúc Giang. Ngay khi cuộc hành quân khởi động, các tiểu đoàn của trung đoàn này binh đã liên tiếp đụng địch cấp đại đội và cấp tiểu đoàn. Quốc lộ 4 đi ngang qua Kiến Hòa bị Cộng quân (CQ) bò ra đắp mô hàng ngày, cây cầu phía Đông Bến Tre là trục lộ duy nhất bị đặc công CQ đánh sập khiến cho các quận ly và 3 tiểu đoàn của trung đoàn 10/ Sư đoàn 7 Bộ binh bị cô lập.
Trước diễn biến của tình hình, ngày 18 tháng 10/1967, Bộ Tư lệnh Sư đoàn 7 Bộ binh tung thêm cuộc hành quân vào Trúc Giang, với nỗ lực chính là Tiểu đoàn 41 Biệt động quân và Tiểu đoàn 3 trung đoàn 10 Bộ binh (từ 1965 đến 1972, mỗi trung đoàn Bộ binh có 4 tiểu đoàn). Cuộc hành quân này do Bộ Chỉ huy Trung đoàn 10 Bộ binh trực tiếp điều động. Theo kế hoạch, Tiểu đoàn 3/10 và Tiểu đoàn 41 Biệt động quân chia làm 2 cánh, một thành phần được trực thăng vận, thành phần còn lại được thiết quân vận M 113 thả xuống phía Nam sông Hàm Luông để tấn công vào khu vực đóng quân của 3 tiểu đoàn Cộng quân: tiểu đoàn 303, 504 và tiểu đoàn 10 U Minh. Trước khi khởi động cuộc tấn công, tin tức tình báo ghi nhận là các đơn vị CQ nói trên đều được trang bị súng cối 82 ly.
Tại Miền Tây Nam phần, các loại tàu đổ bộ là phương tiện thông dụng nhưng khi đơn vị nào cần sử dụng thì phải luôn luôn báo cáo về bộ chỉ huy Hành quân. Do Cộng quân thường tổ chức các chốt quan sát dọc theo bờ, nên khi đoàn tàu đổ bộ quẹo về hướng Nam trên sông thì các mục tiêu ở phía Bắc kể như bị kẹt vì địch đã báo động để chuẩn bị đánh trả. Do đó, đổ bộ bằng tàu Hải quân khó tạo được yếu tố bất ngờ. Di chuyển bằng tàu rồi đổ bộ cũng chưa phải là phương thức an toàn. Nếu vị trí đổ bộ bị báo là có Cộng quân thì tàu phải lùi ra. Hai bên tàu có vũ khí chống lại các loại vũ khí nhỏ của địch quân từ bờ bắn ra, nhưng do tàu di chuyển với tốc độ chậm nên dễ trở thành mục tiêu cho du kích Cộng quân dùng trung liên, đại liên từ bờ bắn ra.
Cuộc đổ bộ tại Hàm Luông
Sau khi phân tích và đưa ra các dự ước về phản ứng đánh trả của địch quân, bộ chỉ huy Hành quân quyết định cho Tiểu đoàn 41 Biệt động quân (BĐQ) đổ bộ phía Nam của khu vực đóng quân ba Tiểu đoàn 1, 2, 4/10, rồi từ đó di chuyển về hướng Đông, sau đó quẹo về hướng Đông Bắc để tạo vòng đai an toàn cho cuộc đổ quân.
Lệnh xuất quân được ban ra lúc 1 giờ trưa ngày 18/10/1967 tại bến phà Mỹ Hòa. Đoàn tàu chạy theo con sông chảy về hướng Đông Nam từ đó ngược vào sông Hàm Luông đến bãi đổ quân. Gọi là bãi đổ quân cho đúng ngôn ngữ quân sự, thật ra địa thế không phải như vậy. Tàu đang chạy chỉ cần quẹo vào bờ thả cầu treo xuống cho quân đổ bộ leo lên bờ, có khi đó là ruộng lúa, có khi là vườn rau. Quân sĩ từ nhảy xuống đã thấy đất vì bãi bằng phẳng. Cuộc đổ bộ của Tiểu đoàn 41 BĐQ kết thúc, ban chỉ huy tiểu đoàn cho khai triển đội hình và di chuyển vào đất liền. Toàn tiểu đoàn di chuyển trong tư thế tác chiến vì trên lộ trình di chuyển có thể bị địch tấn công.
6 giờ chiều, thiếu tá Toàn-tiểu đoàn trưởng cho lệnh đào hầm và đóng quân. Theo ý của cố vấn trưởng tiểu đoàn thì trời còn sáng, nếu CQ quan sát thấy thì vị trí đóng quân có thể bị lộ. Tuy nhiên, vị tiểu đoàn trưởng 41 BĐQ giải thích rằng phải cho dừng quân sớm vì trời còn sáng thì mới thấy rõ để đào hầm đóng quân phòng thủ được. Binh sĩ chỉ được ăn bữa chiều sau khi đào hầm hố phòng thủ xong, anh em Mũ Nâu tiểu đoàn 41 làm vừa lẹ vừa đẹp các ụ tác xạ bằng bùn và đất sét đắp cao thành hình móng ngựa. Chỉ trong chốc lát, cả tiểu đoàn đã thực hiện xong hầm hố phòng thủ đâu vào đấy như một đồn lính.
Thường thường vào ban đêm, các tiểu đoàn trưởng Biệt động quân không cần phải đào hầm hố hay đắp ụ gì cả, lý do là họ cần di chuyển từ vị trí này sang vị trí khác khi cần để điều động quân sĩ nếu bị địch tấn công. Nếu vị chỉ huy gặp nguy biến, binh sĩ sẽ bảo vệ ông ta. Nhưng đêm nay không theo thông lệ đó, vị tiểu đoàn trưởng và ban chỉ huy cũng đào hầm hố như mọi người. Toán cố vấn gồm 1 đại úy, 1 trung úy, 3 hạ sĩ quan cũng làm theo, đào hầm vị trí hai người. Hầm mau chóng ngập nước vì đất trũng. Địa điểm đóng quân đêm của tiểu đoàn ở ngay giữa ruộng lúa trên một khu đất gò hơi cao có một lều tranh ở giữa, tường bằng đất bùn. Lều này có một phòng, có một bàn ăn và cái một chõng để ngủ. Lều bị bỏ hoang và trở thành nơi điều quân của ban chỉ huy tiểu đoàn.
Toán cố vấn đào hầm ở bộ chỉ huy. Trung úy cố vấn phó và hai trung sĩ dào hầm gần đại úy Mười, trưởng ban 3 của tiểu đoàn, trong khi đại úy cố vấn trưởng và trung sĩ hiệu thính viên truyền tin đào hố gần Thiếu tá Toàn. Gò đất này không có cây, chỉ có ít cỏ. Cách xa gần cây số về hướng Tây Bắc có một hàng cây ẩn hiện chân trời. Ruộng lúa chung quang đãng rất có lợi cho việc sử dụng hỏa lực. Bất cứ ai băng qua khu ruộng lúa trống trải đó đều bị phát hiện, không có gì che núp cả.
Đúng 1 giờ 15 sáng, trong lúc các chiến binh Biệt động quân gác đêm đang gờm súng canh địch, màn đêm đã bị phá vỡ với hàng loạt đạn súng cối của Cộng quân từ hướng Bắc rót vào tuyến đóng quân của tiểu đoàn 41 Biệt động quân. Nhận định đầu tiên của thiếu tá Toàn là Cộng quân đã sử dụng súng cối 82 ly để mở đầu trận đánh. Kinh nghiệm chiến trường cho ông biết rõ là CQ đã điều động một lực lượng lớn để tấn công, vì vào thời gian trước 1970, chỉ có các đơn vị chủ lực của CQ mới có loại súng cối này. Như một phản xạ, vị tiểu đoàn trưởng 41 Biệt động quân cho lệnh các khẩu đội súng cối 60 ly của tiểu đoàn bắn trái sáng để soi sáng đồng ruộng trong màn sương dày dặc. Bất cứ di động nào trên ruộng lúa đều trở thành mục tiêu cho súng nhỏ và lựu đạn. Để tiết kiệm đạn, các đại đội trưởng và trung đội trưởng Biệt động quân không cho sử dụng đại liên và trung liên. (Trước năm 1968, vũ khí cá nhân trang bị cho các tiểu đoàn BĐQ là súng Garant M1, tiểu liên Thompson, carbine M2. Vũ khí nặng gồm trung liên Bar, súng phóng lựu M 79 và đại liên A 6 cùng súng cối 60 ly).
Tiếp theo loạt pháo kích hỏa tập, CQ tiếp tục pháo từng đợt vào các vị trí đóng quân của BĐQ, nhưng không gây một tổn thất nào. Tuy nhiên các đợt pháo của đối phương đã làm ngưng mọi di chuyển của các quân sĩ BĐQ trong phạm vi phòng thủ, chỉ có các y tá bò nhanh về các công sự chiến đấu để chuyển những chiến binh bị thương về hố để băng bó. Hai giờ sáng, CQ mở đợt tấn công từ hướng Tây Bắc. Đợt tấn công này không có súng cối "dọn đường", chỉ bằng bộ binh CQ với súng cá nhân. Để yểm trợ hỏa lực cho đại đội ở hướng Tây, thiếu tá Toàn cho tăng phái hai khẩu đội đại liên cho cánh quân phòng thủ ở đó. Sau khi tiến vào phạm vi 150 mét, Cộng quân tấn công ồ ạt nhưng đã bị BĐQ đánh bật, cuối cùng địch rút lui.