Lịch Sử, Quân Sử & Huyền Thoại
Tiểu Đoàn 66 Biệt Động Quân Biên Phòng
Trại Biệt Kích Tô Châu thành lập tháng 2/1963. Đến 1 Tháng 9/1970 cải tuyển thành Tiểu Đoàn 66/BĐQ/ BP do Đại Tá Trần Công Liễu đến nhận, bàn giao cho Thiếu Tá Nguyễn Ngọc Thanh là vị Tiểu Đoàn Trưởng đầu tiên của TĐ/66/BĐQ/BP. Để được đeo bằng Rừng Núi Sình Lầy, tháng 6/1971 Tiểu Đoàn 66/BĐQ/BP được đưa ra Trung Tâm Huấn Luyện BĐQ Dục Mỹ để học khóa nầy. Sau khi mãn khóa về lại vùng IV Chiến Thuật.
Tiểu đoàn hành quân vùng Thất Sơn, đồi 714 Núi Cấm, đồi 549 núi Giài. Tại chân núi Giài thu khá nhiều chiến lợi phẩm.
Đến ngày 18 tháng 3/ 1972 tiểu đoàn hành quân sang Miên, khởi sự vựơt biên giới tại ngã ba Giang Thành. (Xin Xem Bản Đồ) cùng với Thiết Đoàn 12 Kỵ Binh. Tất cả bộ binh đều ngồi trên xe tiến về hướng tây, theo quốc Lộ 161 đúng đội hình hàng dọc, dài khoảng 2 cây số, khởi hành lúc 7 giờ sáng ngày 19 tháng 3/1972 Lúc 1 giờ 30 chiều, đơn vị hành quân đến ngã ba giao lộ 16 và đường 161, gần thủ phủ Kampong Trach. Tại đây đơn vị bị phục kích. Bộ chỉ huy tiểu đoàn bị tấn công nặng nề.
Sau 15 phút nổ súng, Tiểu Đoàn 66/BĐQ/BP có hơn 70 tử thương, tám M-113 bị cháy. Tiểu Đoàn Trưởng và Tiểu Đoàn Phó tử trận. Tám nhân viên truyền tin Tiểu Đoàn bị tử trận. Trong đó có Tống Châu Danh là bạn thân của tôi, người cùng tôi học khóa Khai Thác Vô Tuyến Điện Báo ở trường truyền tin. Địch phục kích trên một tuyến dài 2 cây số, chứng tỏ quân số địch cấp trung đoàn hoặc sư đoàn.
Kỵ Binh xin tăng viện gấp. BĐQ cũng xin tăng viện gấp. Lập tức 2 tiểu đoàn
gồm Tiểu Đoàn 93/BĐQ/BP (Trại Biệt Kích Vĩnh Gia cũ) và TĐ 94/BĐQ/BP (Trại Biệt Kích Ba Xoài cũ) đựơc gởi đến. Để đề phòng đối phương, quân ta đổ quân trên một hàng dài khoảng 5 cây Số.
Đúng như dự đoán: Toàn bộ năm cây số đều chạm súng. Thế là quân ta phải chấp nhận một trận đánh lớn cấp sư đoàn. Bộ Chỉ Huy Hành Quân Tiền Phương phối hợp kế hoạch, và cũng để các cựu biệt kích trổ tài vì từ xưa đến nay họ chưa có dịp thử thách những gì học từ trường biệt kích ra.
Họ đã từng chiến đấu bằng cách chia thành những toán nhỏ 3 người để đánh du kích và hợp lại quân số lớn, 5 hoặc 10 ngàn để đánh cấp sư đoàn.
Họ từng quen từng trận đánh nhỏ. Đánh cấp lớn thì chưa. Đây là dịp tốt cho họ.
Thế là Bộ Chỉ Huy Hành Quân Tiền Phương liền cho gởi tiếp thêm 6 tiểu đoàn BĐQ/BP và Thiết Đoàn 16 Kỵ Binh tiếp ứng, tạo 1 vòng tròn, chấp nhận bị bao vây. Vòng tròn càng lớn thì sẽ nhẹ thương vong khi bị pháo kích. Thế là 9 Tiểu Đoàn BĐQ/BP và 2 Thiết Đoàn Kỵ Binh tạo thành vòng chữ O dài 3 ngàn mét.
Theo kinh nghiệm thì bọn Việt Cộng thường dùng chiến thuật biển người, tiền pháo hậu xung. Chúng pháo kích cả ngàn trái đạn mỗi ngày. Vòng tròn đó chiếm một diện tích 9 ngàn mét vuông. (Tương quan với trận An Lộc là 4 ngàn mét vuông, quân số 40 ngàn)
Cứ theo so sánh đó, trận này VC phải dùng 90 ngàn quân. Nhưng chúng không đủ quân (Có lẽ VC dự trù dành quân cho trận An Lộc) vào tháng Tư sắp tới.
Cộng quân bố trí phòng thủ đào hầm hoàn tất vào ngày 22 tháng Ba/ 1972. Cũng ngày 23 tháng Ba /1972 VC dùng 122 ly và 82 ly pháo khoảng 1.200 quả để uy hiếp chúng tôi. Nhưng bọn chúng đã lầm. Chúng tôi không bao giờ khiếp sợ vì quá quen giao chiến với Quân Chính Qui Bắc Việt.
Đúng như dự đoán, sau khi pháo kích, VC dùng chiến thuật biển người tràn vào phía bắc và phía đông. Ở mỗi phía nầy, bên ta có 12 khẩu đại liên 50 đặt trên xe M-113. Cộng chung, bên ta có 24 khẩu đại liên 50, tác xạ suốt 3 giờ. Ta chận được 4 đợt xung phong của địch. Chúng để lại hơn 1.200 xác chết, tạo thành một “công sự xác người” khiến VC ngưng cuộc xung phong. Bảy giờ sáng hôm sau chúng pháo tiếp khoảng 1.000 đạn pháo nữa. Tiếp đó chúng phong biển người ở phía Bắc và chỉ xung phong một đợt mà thôi. Do đó, chúng “hy sinh” chỉ có 300 quân.
Trong 2 ngày đó, phía ta bị thương 18, tử trận 9. Về phía VC bị diệt 3 tiểu đoàn, khoảng 1.500 tên.
Ngày 25, 26, 27 Tháng Ba /1972. VC lại pháo trên 1.000 quả mỗi ngày nữa nhưng chúng không xung phong.
Ngày 28/3/1972 Việt Cộng vẫn pháo bình thường 1.000 quả đạn và lại bất ngờ tấn công biển người vào phía Bắc. Chúng lại chỉ tấn công vào phía Bắc mà thôi. Tuy nhiên, cường độ tấn công quá mạnh. Quân phòng thủ phải điều thêm 8 khẩu súng đại liên 50 tăng cường cho phía Bắc. Như vậy ta có 20 khẩu đại liên 50 ở phía Bắc này. Sau 3 lần xung phong biển người Việt Cộng để lại hơn 900 xác, phơi trên rào kẽm concertina.
Các ngày 29, 30, 31/ tháng Ba/ 1972 VC vẫn pháo đều đều hơn 1.000 quả đạn mỗi ngày. Ta dự đoán VC đang gom quân để đánh ván bài chót. Vì vậy, quân phòng thủ liền tăng cường hỏa lực để đối phó.
Đúng vậy, đến ngày 1 tháng Tư/ 1972 bất ngờ, lúc 6 giờ sáng VC pháo tới tấp, cường độ pháo lên khoảng 1.500 quả và VC dùng hơn 3.000 quân theo chiến thuật biển người tràn vào ba mặt: Đông, Bắc, Tây. Quân phòng thủ chống trả mãnh liệt bằng tất cả sức mình với các vũ khí hiện có. Nhưng VC cố tình nuốt trọn trận này nên cho tăng cường thêm 4.000 quân nữa, tổng số là 7.000 quân. Lập tức Bộ Chỉ Huy Tiền Phương gởi đến 8 phi cơ, cho dội bom hướng Đông 4 chiếc, hướng tây 4 chiếc. Mỗi nơi, sau ba đợt dội bom, ta không nghe VC la hét xung phong nữa.
Quân phòng thủ gom hỏa lực về hướng Bắc vì hướng nầy chưa dội bom. VC vẫn bất động.
Sau này, khai thác tù binh thì biết rằng ngày 1 tháng Tư /1972. VC bị chết trên 5.000 quân. Khi chúng tập trung để tấn công biển người thì không ngờ máy bay đến. Chúng không có chỗ ẩn núp nên chỉ vì bom, chúng chết khoảng 3.000 quân.
Các ngày 2, 3, 4, 5, 6, 7 tháng Tư/ 1972 chúng pháo khoảng 100 quả mỗi ngày. Ngày 8 tháng Tư/ 1972 chúng pháo 400 quả, lại xung phong biển người. Có lẽ chúng biết là không làm gì nổi quân ta nên chỉ hy sinh 600 Quân mà thôi. Từ ngày 9 đến ngày 26 tháng Tư/ 1972 có ngày pháo có ngày không.
Biết là bọn chúng không còn khả năng tấn công nữa nên quân phòng thủ quyết định phá vòng vây. Ngày 27/ tháng Tư/ 1972 cánh quân phía tây và phía nam đánh thủng tuyến bao vây của địch. Quân ta di chuyển về hướng nam khoảng 12 cây số thì bị chúng đóng chốt và chận đánh tại đồi 109, kế quốc lộ 17. (Xin xem bản đồ). Quân địch khoảng 2 đại đội. Ta có 2 tiểu đoàn nhưng không vượt qua được. Máy bay dội bom cũng không có kết quả vì chúng đào hầm ẩn núp kiên cố.
Ta đánh nguyên 1 ngày 28/ tháng Tư/ 1972 mà chỉ tiến có vài trăm thước. Quân ta chờ trời tối dùng chiến thuật đặc công. Mười một giờ đêm, ta cho 1 đại đội đặc công chia thành 26 toán, tất cả mặc sắc phục Quân Chính Qui Bắc Việt, đội nón cối nhưng khăn đeo cổ và 2 bên cầu vai có ký hiệu mà chỉ những người trong toán biết mà thôi. Mục đích chính là bắt tù binh để khai thác. Kết quả ta dễ dàng bắt được 20 tên vì chúng tuởng ta là đồng bọn nên không để ý.
Sau khi di chuyển 20 tù binh và hạ sát khỏang 40 tên khác mà bọn chúng vẫn không hay. Bốn giờ sáng ta tấn công và diệt gọn 2 đại đội này, bắt thêm 26 tù binh nữa. Đến 12 giờ trưa ngày 29 tháng Tư/1972, coi như giải tỏa vòng vây.
Sau 42 ngày bị bao vây và tấn công ta bị thiệt hại 4 trực thăng bị bắn rơi, 46 M-113 bị bắn cháy, 337 BĐQ tử trận, 107 bị thương. Tổng cộng ta tổn thất là 444 BĐQ. Về phía địch theo lời khai của 46 tù binh ta hạ sát 9.100 quân Bắc Việt Xâm Lựơc.
Ngày 30/ tháng Tư/1972, các đơn vị tham chiến về hậu cứ dưỡng quân 10 ngày.
Ngày 10 tháng Năm/ 1972 tiểu đoàn 66/BĐQ/BP đựơc lệnh đến căn cứ Đồng Tâm ứng chiến chờ nhảy vào An Lộc.
Nhưng lại bất ngờ, nhằm ngày sinh nhật của chồn cáo gì đó, 19 Tháng Năm/ 1972 đám tàn quân Bắc Việt, nay là Công Trừơng 1 Mũi Tên Thép Cộng Sản Bắc Việt, 5 giờ sáng ngày 19 tháng Năm/ 1972 chúng chiếm Chợ Tròn, thị trấn Kiên Lương. Chúng đóng bộ chỉ huy trung đoàn ngay tại chợ nầy, đặt 2 đại liên phòng không 12 ly 8, có bánh xe, cở bằng pháo 105 của ta. Liên Tỉnh Lộ 8-A bị chiếm đóng. Nhà máy Ximăng bị chiếm. Quận Kiên Lương và Chi Đội Cơ Giới bị vây.
Quận Trưởng Kiên Lương lúc này là Thiếu Tá Nguyễn Đình Phúc xin tiểu khu Kiên Giang cứu viện. Tiểu Khu cho biết là hiện có 4 đại đội của tiểu đoàn Thần Hổ. Nhưng Địa Phương Quân không phải là đối thủ của Quân Chính Quy Bắc Việt. Vì vậy Tiểu Khu Kiên Giang trình Quân Khu 4. Quân Khu 4 cho biết hiện giờ là tháng Năm/ 1972 tình hình An Lộc đang rối ren, Quốc Lộ 13, đã hơn một tháng chưa giải tỏa được. Hiện chỉ có 2 tiểu đoàn có khả năng đánh bại Quân Chính Quy Bắc Việt là Tiểu Đoàn 66/BĐQ/BP và TĐ 93/BĐQ/BP đang ở căn cứ Đồng Tâm.
Lập tức 5 giờ sáng ngày 21/tháng Năm/ 1972 chúng tôi thuộc TĐ/ 66/BĐQ/ BP nhận lảnh 5 ngày lương khô, 9 giờ sáng lên trực thăng nhảy vào trận địa.
Lúc đầu chúng tôi tưởng ra An Lộc, nhưng khi trực thăng lấy cao độ, xem địa bàn tôi thấy bay về hướng Tây. Khi đoàn trực thăng đến vùng Thất Sơn, chúng tôi được lệnh giải cứu quận Kiên Lương đang bị bao vây.
Chúng tôi liền liên lạc với chi khu Kiên Lương thì đựơc biết tình hình như sau: Quân địch là Công Trường 1 Mũi Tên Thép CS/ BV. Liên Tỉnh Lộ 8-A bị cắt đứt đã 4 ngày. Các đồn nghĩa quân, chi khu và Chi Đội Cơ Giới đều bị bao vây. Nhà Máy Ximăng bị Việt Cộng chiếm giữ. Tình hình 4 ngày qua như sau: Trực thăng bị 4 khẩu phòng không bắn lên dữ dội. Bộ chỉ huy trung đoàn VC đóng tại Chợ Tròn, có 2 khẩu phòng không bảo vệ. Về hướng tây Nhà Máy Ximăng, cách khoảng 350 mét, tức là ở Núi Mây Nhỏ có 1 súng phòng không, hướng tây nam 1 súng phòng không. Biết đụng phải Công Trường 1 Mũi Tên Thép Cộng Sản Bắc Việt, chúng tôi được hứa hẹn là thắng trận này, giải vây sớm, Thiếu Tá Phúc sẽ khao quân. Tiệc khao quân gồm 4 con bò xóc tréo, 1.000 chai bia do đồng bào tưởng thưởng.
Công việc giải vây đựơc phân chia như sau:
- Tiểu Đoàn 66, quân số trên 500, chịu trách nhiệm giải tỏa LTL 8-A. và tấn công bộ chỉ huy trung đoàn địch, giải hóa 2 súng phòng không ở đó.
- Tiểu Đoàn 93 quân số ít hơn đánh chiếm Nhà Máy Ximăng, giải vây quận lỵ, Chi Đội Cơ Giới giải hóa 2 súng phòng không của Việt Cộng tại đây.
2 giờ chiều ngày 21/ tháng Năm/ 1972 tiểu đoàn 66 hoàn tất việc đổ quân. Các cấp chỉ huy liền cho vào đội hình hàng ngang. Trên đầu chúng tôi có khoảng 40 chiếc trực thăng.
Đại Liên 6 nòng, rocket và trung đội Trinh Sát vẫn còn trên trực thăng để nhảy diều hâu, đánh phủ đầu.
Chiến thuật diều hâu thần tốc này là từ trực thăng nhảy xuống, liệng vào 2 cửa hầm của VC mỗi cửa 2 quả lựu đạn M.67. Đồng thời bộ binh từ ngang hông tràn tới, tiếp tay với Trinh Sát, đánh cận chiến.
Lối đánh thần tốc này khiến VC không trở tay kịp. Chỉ sau 47 phút ta hoàn toàn giải tỏa Liên Tỉnh Lộ 8-A. Việt Cộng để lại 108 xác tại trận. Ta tịch thu 82 AK-47, 4 súng B-40. Ta chỉ có 1 BĐQ bị thương. Cùng lúc này Tiểu Đoàn 93 cũng đã chiếm lại nhà máy Ximăng và Núi Mây Nhỏ, thu 1 súng phòng không, 42 AK-47, 6 súng B-40...
Tiểu Đoàn 66, sau khi giải tỏa LTL 8-A. thì giàn đội hình để đánh vào bộ chỉ huy trung đoàn VC ở Chợ Tròn.
Trận đánh này rất căng vì gặp sự kháng cự rất mạnh của VC. Ta tấn công từ 6 giờ chiều ngày 21/ tháng Năm/ 1972 đến 5 giờ sáng. Suốt 11 giờ giao tranh ta chiếm đựơc 31 hầm, hạ sát 124 V C. Tất cả đều lứa tuổi 20 và răng đen.
Trận này ta hy sinh nguyên trung đội 1 của Đại Đội 1/66 do Thượng Sĩ Đinh Mạnh Hùng làm Trung Đội Trưởng.
Thượng Sĩ Hùng và 33 BĐQ tử trận. Thựơng Sĩ Hùng chỉ huy trung đội này hơn 8 năm từ khi còn ở Biệt Kích.
Để trả hận này, nguyên Tiểu Đoàn đều hăng máu, đánh như vũ bão. Đến 3 giờ chiều ngày 22/ tháng Năm/ 1972 hạ thêm 277 Quân Bắc Việt Xâm Lựơc. Ta hy sinh thêm 6 BĐQ. Suốt 25 giờ giao tranh, ta hạ hơn 400 Quân Bắc Việt Xâm Lựơc. Ta hy sinh 40 BĐQ. Giờ chỉ còn vỏn vẹn 2 ổ kháng cự là bộ chỉ huy trung đoàn và 1 ổ súng phòng không rất dễ tiêu diệt vì chung quanh bọn chúng không còn ai bảo vệ. Ta dùng 6 khẩu M-72 thổi vào và xung phong liền. VC không kịp trở tay, ta thanh toán xong mục tiêu lúc 3 giờ 39 phút chiều ngày 22/ tháng Năm/ 1972, không còn 1 bóng dáng tên Bắc Việt Xâm Lăng nào nữa. Ta không bắt tù binh.
4 giờ chiều ngày 22/ tháng Năm/ 1972. Thiếu Tá Phúc Quận Trưởng quận Kiên Lương tuyên bố là quận Kiên Lương đã đựơc hoàn toàn giải tỏa.
Giữ đúng lời hứa, Thiếu Tá Phúc cho mang bò và bia khao quân tại chợ Kiên Lương. Biệt Động Quân rất hãnh diện với dân chúng tại đây.
Tổng kết suốt 26 giờ giao tranh, ta tịch thu 639 súng AK-47, 27 B-40, 6 đại liên thường, 4 đại liên phòng không 12 ly8. Các súng này đựơc trưng bày tại chợ Kiên Lương cho dân chúng xem.
Trong khi BĐQ ăn tiệc khao quân, dân chúng cư ngụ ở đây, ai cũng rõ Công Trường 1 Mũi Tên Thép Cộng Sản Bắc Việt đã bị khai tử tại đây.
Tác giả là người hân hạnh được tham chiến trận này.
Kính thưa Quý Chiến Hữu QL/VNCH.
Trận đánh nầy có nhiều đơn vị tham chiến mà tôi lại đề tựa là TĐ 66/BĐQ/BP.
Xin thưa là vì TĐ 66 bị đánh đầu tiên, thiệt hại nặng nhất. Cuối cùng cũng chính TĐ 66/BĐQ/BP tiêu diệt hơn 600 VC Xâm Lựơc tại Nhà Máy Ximăng Hà Tiên. Đây là những tên địch cuối cùng của Công Trường 1 Mũi Tên Thép Bắc Việt Xâm Lược.
Tiểu Đoàn 66 có công khai tử sư đoàn này.
Xin kính chào Quý Chiến Hữu QL /VNCH.
Đinh Nam Triều.
Viết tại Thủ đô Hoa Thịnh Đốn, tháng 6 /1981.
( Biên Hùng chuyển )
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Người Do Thái và Nước Mỹ" - by Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Ý Kiến Về Hai Chữ GIAO CHỈ" - Tôn Thất Tuệ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Ý Kiến Về Hai Chữ GIAO CHỈ" - Tôn Thất Tuệ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm Nhà tiên tri của Việt tộc" - Trần Văn Giang (ghi lại)
- "Giao Chỉ hay Giao Châu?" - Hồ Bạch Thảo - Trần Văn Giang (ghi lại)
Tiểu Đoàn 66 Biệt Động Quân Biên Phòng
Trại Biệt Kích Tô Châu thành lập tháng 2/1963. Đến 1 Tháng 9/1970 cải tuyển thành Tiểu Đoàn 66/BĐQ/ BP do Đại Tá Trần Công Liễu đến nhận, bàn giao cho Thiếu Tá Nguyễn Ngọc Thanh là vị Tiểu Đoàn Trưởng đầu tiên của TĐ/66/BĐQ/BP. Để được đeo bằng Rừng Núi Sình Lầy, tháng 6/1971 Tiểu Đoàn 66/BĐQ/BP được đưa ra Trung Tâm Huấn Luyện BĐQ Dục Mỹ để học khóa nầy. Sau khi mãn khóa về lại vùng IV Chiến Thuật.
Tiểu đoàn hành quân vùng Thất Sơn, đồi 714 Núi Cấm, đồi 549 núi Giài. Tại chân núi Giài thu khá nhiều chiến lợi phẩm.
Đến ngày 18 tháng 3/ 1972 tiểu đoàn hành quân sang Miên, khởi sự vựơt biên giới tại ngã ba Giang Thành. (Xin Xem Bản Đồ) cùng với Thiết Đoàn 12 Kỵ Binh. Tất cả bộ binh đều ngồi trên xe tiến về hướng tây, theo quốc Lộ 161 đúng đội hình hàng dọc, dài khoảng 2 cây số, khởi hành lúc 7 giờ sáng ngày 19 tháng 3/1972 Lúc 1 giờ 30 chiều, đơn vị hành quân đến ngã ba giao lộ 16 và đường 161, gần thủ phủ Kampong Trach. Tại đây đơn vị bị phục kích. Bộ chỉ huy tiểu đoàn bị tấn công nặng nề.
Sau 15 phút nổ súng, Tiểu Đoàn 66/BĐQ/BP có hơn 70 tử thương, tám M-113 bị cháy. Tiểu Đoàn Trưởng và Tiểu Đoàn Phó tử trận. Tám nhân viên truyền tin Tiểu Đoàn bị tử trận. Trong đó có Tống Châu Danh là bạn thân của tôi, người cùng tôi học khóa Khai Thác Vô Tuyến Điện Báo ở trường truyền tin. Địch phục kích trên một tuyến dài 2 cây số, chứng tỏ quân số địch cấp trung đoàn hoặc sư đoàn.
Kỵ Binh xin tăng viện gấp. BĐQ cũng xin tăng viện gấp. Lập tức 2 tiểu đoàn
gồm Tiểu Đoàn 93/BĐQ/BP (Trại Biệt Kích Vĩnh Gia cũ) và TĐ 94/BĐQ/BP (Trại Biệt Kích Ba Xoài cũ) đựơc gởi đến. Để đề phòng đối phương, quân ta đổ quân trên một hàng dài khoảng 5 cây Số.
Đúng như dự đoán: Toàn bộ năm cây số đều chạm súng. Thế là quân ta phải chấp nhận một trận đánh lớn cấp sư đoàn. Bộ Chỉ Huy Hành Quân Tiền Phương phối hợp kế hoạch, và cũng để các cựu biệt kích trổ tài vì từ xưa đến nay họ chưa có dịp thử thách những gì học từ trường biệt kích ra.
Họ đã từng chiến đấu bằng cách chia thành những toán nhỏ 3 người để đánh du kích và hợp lại quân số lớn, 5 hoặc 10 ngàn để đánh cấp sư đoàn.
Họ từng quen từng trận đánh nhỏ. Đánh cấp lớn thì chưa. Đây là dịp tốt cho họ.
Thế là Bộ Chỉ Huy Hành Quân Tiền Phương liền cho gởi tiếp thêm 6 tiểu đoàn BĐQ/BP và Thiết Đoàn 16 Kỵ Binh tiếp ứng, tạo 1 vòng tròn, chấp nhận bị bao vây. Vòng tròn càng lớn thì sẽ nhẹ thương vong khi bị pháo kích. Thế là 9 Tiểu Đoàn BĐQ/BP và 2 Thiết Đoàn Kỵ Binh tạo thành vòng chữ O dài 3 ngàn mét.
Theo kinh nghiệm thì bọn Việt Cộng thường dùng chiến thuật biển người, tiền pháo hậu xung. Chúng pháo kích cả ngàn trái đạn mỗi ngày. Vòng tròn đó chiếm một diện tích 9 ngàn mét vuông. (Tương quan với trận An Lộc là 4 ngàn mét vuông, quân số 40 ngàn)
Cứ theo so sánh đó, trận này VC phải dùng 90 ngàn quân. Nhưng chúng không đủ quân (Có lẽ VC dự trù dành quân cho trận An Lộc) vào tháng Tư sắp tới.
Cộng quân bố trí phòng thủ đào hầm hoàn tất vào ngày 22 tháng Ba/ 1972. Cũng ngày 23 tháng Ba /1972 VC dùng 122 ly và 82 ly pháo khoảng 1.200 quả để uy hiếp chúng tôi. Nhưng bọn chúng đã lầm. Chúng tôi không bao giờ khiếp sợ vì quá quen giao chiến với Quân Chính Qui Bắc Việt.
Đúng như dự đoán, sau khi pháo kích, VC dùng chiến thuật biển người tràn vào phía bắc và phía đông. Ở mỗi phía nầy, bên ta có 12 khẩu đại liên 50 đặt trên xe M-113. Cộng chung, bên ta có 24 khẩu đại liên 50, tác xạ suốt 3 giờ. Ta chận được 4 đợt xung phong của địch. Chúng để lại hơn 1.200 xác chết, tạo thành một “công sự xác người” khiến VC ngưng cuộc xung phong. Bảy giờ sáng hôm sau chúng pháo tiếp khoảng 1.000 đạn pháo nữa. Tiếp đó chúng phong biển người ở phía Bắc và chỉ xung phong một đợt mà thôi. Do đó, chúng “hy sinh” chỉ có 300 quân.
Trong 2 ngày đó, phía ta bị thương 18, tử trận 9. Về phía VC bị diệt 3 tiểu đoàn, khoảng 1.500 tên.
Ngày 25, 26, 27 Tháng Ba /1972. VC lại pháo trên 1.000 quả mỗi ngày nữa nhưng chúng không xung phong.
Ngày 28/3/1972 Việt Cộng vẫn pháo bình thường 1.000 quả đạn và lại bất ngờ tấn công biển người vào phía Bắc. Chúng lại chỉ tấn công vào phía Bắc mà thôi. Tuy nhiên, cường độ tấn công quá mạnh. Quân phòng thủ phải điều thêm 8 khẩu súng đại liên 50 tăng cường cho phía Bắc. Như vậy ta có 20 khẩu đại liên 50 ở phía Bắc này. Sau 3 lần xung phong biển người Việt Cộng để lại hơn 900 xác, phơi trên rào kẽm concertina.
Các ngày 29, 30, 31/ tháng Ba/ 1972 VC vẫn pháo đều đều hơn 1.000 quả đạn mỗi ngày. Ta dự đoán VC đang gom quân để đánh ván bài chót. Vì vậy, quân phòng thủ liền tăng cường hỏa lực để đối phó.
Đúng vậy, đến ngày 1 tháng Tư/ 1972 bất ngờ, lúc 6 giờ sáng VC pháo tới tấp, cường độ pháo lên khoảng 1.500 quả và VC dùng hơn 3.000 quân theo chiến thuật biển người tràn vào ba mặt: Đông, Bắc, Tây. Quân phòng thủ chống trả mãnh liệt bằng tất cả sức mình với các vũ khí hiện có. Nhưng VC cố tình nuốt trọn trận này nên cho tăng cường thêm 4.000 quân nữa, tổng số là 7.000 quân. Lập tức Bộ Chỉ Huy Tiền Phương gởi đến 8 phi cơ, cho dội bom hướng Đông 4 chiếc, hướng tây 4 chiếc. Mỗi nơi, sau ba đợt dội bom, ta không nghe VC la hét xung phong nữa.
Quân phòng thủ gom hỏa lực về hướng Bắc vì hướng nầy chưa dội bom. VC vẫn bất động.
Sau này, khai thác tù binh thì biết rằng ngày 1 tháng Tư /1972. VC bị chết trên 5.000 quân. Khi chúng tập trung để tấn công biển người thì không ngờ máy bay đến. Chúng không có chỗ ẩn núp nên chỉ vì bom, chúng chết khoảng 3.000 quân.
Các ngày 2, 3, 4, 5, 6, 7 tháng Tư/ 1972 chúng pháo khoảng 100 quả mỗi ngày. Ngày 8 tháng Tư/ 1972 chúng pháo 400 quả, lại xung phong biển người. Có lẽ chúng biết là không làm gì nổi quân ta nên chỉ hy sinh 600 Quân mà thôi. Từ ngày 9 đến ngày 26 tháng Tư/ 1972 có ngày pháo có ngày không.
Biết là bọn chúng không còn khả năng tấn công nữa nên quân phòng thủ quyết định phá vòng vây. Ngày 27/ tháng Tư/ 1972 cánh quân phía tây và phía nam đánh thủng tuyến bao vây của địch. Quân ta di chuyển về hướng nam khoảng 12 cây số thì bị chúng đóng chốt và chận đánh tại đồi 109, kế quốc lộ 17. (Xin xem bản đồ). Quân địch khoảng 2 đại đội. Ta có 2 tiểu đoàn nhưng không vượt qua được. Máy bay dội bom cũng không có kết quả vì chúng đào hầm ẩn núp kiên cố.
Ta đánh nguyên 1 ngày 28/ tháng Tư/ 1972 mà chỉ tiến có vài trăm thước. Quân ta chờ trời tối dùng chiến thuật đặc công. Mười một giờ đêm, ta cho 1 đại đội đặc công chia thành 26 toán, tất cả mặc sắc phục Quân Chính Qui Bắc Việt, đội nón cối nhưng khăn đeo cổ và 2 bên cầu vai có ký hiệu mà chỉ những người trong toán biết mà thôi. Mục đích chính là bắt tù binh để khai thác. Kết quả ta dễ dàng bắt được 20 tên vì chúng tuởng ta là đồng bọn nên không để ý.
Sau khi di chuyển 20 tù binh và hạ sát khỏang 40 tên khác mà bọn chúng vẫn không hay. Bốn giờ sáng ta tấn công và diệt gọn 2 đại đội này, bắt thêm 26 tù binh nữa. Đến 12 giờ trưa ngày 29 tháng Tư/1972, coi như giải tỏa vòng vây.
Sau 42 ngày bị bao vây và tấn công ta bị thiệt hại 4 trực thăng bị bắn rơi, 46 M-113 bị bắn cháy, 337 BĐQ tử trận, 107 bị thương. Tổng cộng ta tổn thất là 444 BĐQ. Về phía địch theo lời khai của 46 tù binh ta hạ sát 9.100 quân Bắc Việt Xâm Lựơc.
Ngày 30/ tháng Tư/1972, các đơn vị tham chiến về hậu cứ dưỡng quân 10 ngày.
Ngày 10 tháng Năm/ 1972 tiểu đoàn 66/BĐQ/BP đựơc lệnh đến căn cứ Đồng Tâm ứng chiến chờ nhảy vào An Lộc.
Nhưng lại bất ngờ, nhằm ngày sinh nhật của chồn cáo gì đó, 19 Tháng Năm/ 1972 đám tàn quân Bắc Việt, nay là Công Trừơng 1 Mũi Tên Thép Cộng Sản Bắc Việt, 5 giờ sáng ngày 19 tháng Năm/ 1972 chúng chiếm Chợ Tròn, thị trấn Kiên Lương. Chúng đóng bộ chỉ huy trung đoàn ngay tại chợ nầy, đặt 2 đại liên phòng không 12 ly 8, có bánh xe, cở bằng pháo 105 của ta. Liên Tỉnh Lộ 8-A bị chiếm đóng. Nhà máy Ximăng bị chiếm. Quận Kiên Lương và Chi Đội Cơ Giới bị vây.
Quận Trưởng Kiên Lương lúc này là Thiếu Tá Nguyễn Đình Phúc xin tiểu khu Kiên Giang cứu viện. Tiểu Khu cho biết là hiện có 4 đại đội của tiểu đoàn Thần Hổ. Nhưng Địa Phương Quân không phải là đối thủ của Quân Chính Quy Bắc Việt. Vì vậy Tiểu Khu Kiên Giang trình Quân Khu 4. Quân Khu 4 cho biết hiện giờ là tháng Năm/ 1972 tình hình An Lộc đang rối ren, Quốc Lộ 13, đã hơn một tháng chưa giải tỏa được. Hiện chỉ có 2 tiểu đoàn có khả năng đánh bại Quân Chính Quy Bắc Việt là Tiểu Đoàn 66/BĐQ/BP và TĐ 93/BĐQ/BP đang ở căn cứ Đồng Tâm.
Lập tức 5 giờ sáng ngày 21/tháng Năm/ 1972 chúng tôi thuộc TĐ/ 66/BĐQ/ BP nhận lảnh 5 ngày lương khô, 9 giờ sáng lên trực thăng nhảy vào trận địa.
Lúc đầu chúng tôi tưởng ra An Lộc, nhưng khi trực thăng lấy cao độ, xem địa bàn tôi thấy bay về hướng Tây. Khi đoàn trực thăng đến vùng Thất Sơn, chúng tôi được lệnh giải cứu quận Kiên Lương đang bị bao vây.
Chúng tôi liền liên lạc với chi khu Kiên Lương thì đựơc biết tình hình như sau: Quân địch là Công Trường 1 Mũi Tên Thép CS/ BV. Liên Tỉnh Lộ 8-A bị cắt đứt đã 4 ngày. Các đồn nghĩa quân, chi khu và Chi Đội Cơ Giới đều bị bao vây. Nhà Máy Ximăng bị Việt Cộng chiếm giữ. Tình hình 4 ngày qua như sau: Trực thăng bị 4 khẩu phòng không bắn lên dữ dội. Bộ chỉ huy trung đoàn VC đóng tại Chợ Tròn, có 2 khẩu phòng không bảo vệ. Về hướng tây Nhà Máy Ximăng, cách khoảng 350 mét, tức là ở Núi Mây Nhỏ có 1 súng phòng không, hướng tây nam 1 súng phòng không. Biết đụng phải Công Trường 1 Mũi Tên Thép Cộng Sản Bắc Việt, chúng tôi được hứa hẹn là thắng trận này, giải vây sớm, Thiếu Tá Phúc sẽ khao quân. Tiệc khao quân gồm 4 con bò xóc tréo, 1.000 chai bia do đồng bào tưởng thưởng.
Công việc giải vây đựơc phân chia như sau:
- Tiểu Đoàn 66, quân số trên 500, chịu trách nhiệm giải tỏa LTL 8-A. và tấn công bộ chỉ huy trung đoàn địch, giải hóa 2 súng phòng không ở đó.
- Tiểu Đoàn 93 quân số ít hơn đánh chiếm Nhà Máy Ximăng, giải vây quận lỵ, Chi Đội Cơ Giới giải hóa 2 súng phòng không của Việt Cộng tại đây.
2 giờ chiều ngày 21/ tháng Năm/ 1972 tiểu đoàn 66 hoàn tất việc đổ quân. Các cấp chỉ huy liền cho vào đội hình hàng ngang. Trên đầu chúng tôi có khoảng 40 chiếc trực thăng.
Đại Liên 6 nòng, rocket và trung đội Trinh Sát vẫn còn trên trực thăng để nhảy diều hâu, đánh phủ đầu.
Chiến thuật diều hâu thần tốc này là từ trực thăng nhảy xuống, liệng vào 2 cửa hầm của VC mỗi cửa 2 quả lựu đạn M.67. Đồng thời bộ binh từ ngang hông tràn tới, tiếp tay với Trinh Sát, đánh cận chiến.
Lối đánh thần tốc này khiến VC không trở tay kịp. Chỉ sau 47 phút ta hoàn toàn giải tỏa Liên Tỉnh Lộ 8-A. Việt Cộng để lại 108 xác tại trận. Ta tịch thu 82 AK-47, 4 súng B-40. Ta chỉ có 1 BĐQ bị thương. Cùng lúc này Tiểu Đoàn 93 cũng đã chiếm lại nhà máy Ximăng và Núi Mây Nhỏ, thu 1 súng phòng không, 42 AK-47, 6 súng B-40...
Tiểu Đoàn 66, sau khi giải tỏa LTL 8-A. thì giàn đội hình để đánh vào bộ chỉ huy trung đoàn VC ở Chợ Tròn.
Trận đánh này rất căng vì gặp sự kháng cự rất mạnh của VC. Ta tấn công từ 6 giờ chiều ngày 21/ tháng Năm/ 1972 đến 5 giờ sáng. Suốt 11 giờ giao tranh ta chiếm đựơc 31 hầm, hạ sát 124 V C. Tất cả đều lứa tuổi 20 và răng đen.
Trận này ta hy sinh nguyên trung đội 1 của Đại Đội 1/66 do Thượng Sĩ Đinh Mạnh Hùng làm Trung Đội Trưởng.
Thượng Sĩ Hùng và 33 BĐQ tử trận. Thựơng Sĩ Hùng chỉ huy trung đội này hơn 8 năm từ khi còn ở Biệt Kích.
Để trả hận này, nguyên Tiểu Đoàn đều hăng máu, đánh như vũ bão. Đến 3 giờ chiều ngày 22/ tháng Năm/ 1972 hạ thêm 277 Quân Bắc Việt Xâm Lựơc. Ta hy sinh thêm 6 BĐQ. Suốt 25 giờ giao tranh, ta hạ hơn 400 Quân Bắc Việt Xâm Lựơc. Ta hy sinh 40 BĐQ. Giờ chỉ còn vỏn vẹn 2 ổ kháng cự là bộ chỉ huy trung đoàn và 1 ổ súng phòng không rất dễ tiêu diệt vì chung quanh bọn chúng không còn ai bảo vệ. Ta dùng 6 khẩu M-72 thổi vào và xung phong liền. VC không kịp trở tay, ta thanh toán xong mục tiêu lúc 3 giờ 39 phút chiều ngày 22/ tháng Năm/ 1972, không còn 1 bóng dáng tên Bắc Việt Xâm Lăng nào nữa. Ta không bắt tù binh.
4 giờ chiều ngày 22/ tháng Năm/ 1972. Thiếu Tá Phúc Quận Trưởng quận Kiên Lương tuyên bố là quận Kiên Lương đã đựơc hoàn toàn giải tỏa.
Giữ đúng lời hứa, Thiếu Tá Phúc cho mang bò và bia khao quân tại chợ Kiên Lương. Biệt Động Quân rất hãnh diện với dân chúng tại đây.
Tổng kết suốt 26 giờ giao tranh, ta tịch thu 639 súng AK-47, 27 B-40, 6 đại liên thường, 4 đại liên phòng không 12 ly8. Các súng này đựơc trưng bày tại chợ Kiên Lương cho dân chúng xem.
Trong khi BĐQ ăn tiệc khao quân, dân chúng cư ngụ ở đây, ai cũng rõ Công Trường 1 Mũi Tên Thép Cộng Sản Bắc Việt đã bị khai tử tại đây.
Tác giả là người hân hạnh được tham chiến trận này.
Kính thưa Quý Chiến Hữu QL/VNCH.
Trận đánh nầy có nhiều đơn vị tham chiến mà tôi lại đề tựa là TĐ 66/BĐQ/BP.
Xin thưa là vì TĐ 66 bị đánh đầu tiên, thiệt hại nặng nhất. Cuối cùng cũng chính TĐ 66/BĐQ/BP tiêu diệt hơn 600 VC Xâm Lựơc tại Nhà Máy Ximăng Hà Tiên. Đây là những tên địch cuối cùng của Công Trường 1 Mũi Tên Thép Bắc Việt Xâm Lược.
Tiểu Đoàn 66 có công khai tử sư đoàn này.
Xin kính chào Quý Chiến Hữu QL /VNCH.
Đinh Nam Triều.
Viết tại Thủ đô Hoa Thịnh Đốn, tháng 6 /1981.
( Biên Hùng chuyển )