Những trận đánh đáng ghi nhớ của TĐ8ND :
- Ngày 1/12/1959 khởi đầu thành lập sau đó trách nhiệm bảo vệ vòng đai Thủ đô Sài gòn và luân
phiên ứng chiến cho Bộ Tổng Tham Mưu .
- Trong cuộc Binh Biến ngày 11/11/1960, Đại Úy Trương Quang Ân Tiểu Đoàn Trưởng
TĐ8ND khi được mời tới doanh trại TĐ3ND rồi bị giữ lại, ông không sốt sắng tham gia nhưng trước hoàn
cảnh không lối thoát ông miển cưởng chấp nhận và phái một Đại Đội án ngữ tại mũi tàu Phú Lâm, ngăn
chận viện quân từ miền Tây.
- Ngày 2 tháng 1 năm 1963, TĐ8ND có nhiệm vụ ứng trực không vận, nhận được lệnh tham dự
hành quân nhảy dù xuống Ấp Bắc. Lúc 6.30 giờ chiều, Các vận tải cơ C123 bay đến trận địa và chỉ thả dù
được đợt đầu tại phía Tây Ấp Bắc gồm hai đại đội tác chiến và Tiểu Ðoàn Phó là Đại Úy Nguyễn Đình
Vinh.
- Ngày 3 tháng 3 năm 1964, cùng với TĐ1ND, TĐ8ND do Tiểu Đoàn Trưởng là Đại Úy Trần
Văn Hai. TĐP là Đại Úy Đào Văn Hùng tham chiến tại mặt trận Tân Châu Hồng Ngự do Đại Tá Cao Văn
Viên Tư Lệnh Lữ Đoàn Nhảy Dù trực tiếp chỉ huy. Sau trận nầy Đại Tá Cao Văn Viên được thăng cấp
Thiếu Tướng đặc cách tại mặt trận.
- Đầu tháng 3/1965 TĐ8ND do Thiếu Tá Đào Văn Hùng chỉ huy đã cùng Lữ Đoàn Nhảy Dù
tham dự cuộc hành Quân An Khê giải tỏa Quốc Lộ 19 từ Nha Trang đến Pleiku mà VC đã phát động một
cuộc tấn công lớn nhằm chia cắt lảnh thổ VNCH.
- Ngày 4/8/1965 Dưới quyền chỉ huy của Chiến Đoàn 2 do Trung Tá Ngô Xuân Nghi ls2m Chiến
Đoàn Trưởng, Tiểu Đoàn 8 Nhảy Dù do Đại Úy Nguyển Văn Thọ XLTV Tiểu Đoàn Trưởng (TĐT là
Thiếu Tá Đào Văn Hùng) cùng TĐ3ND được trực thăng vận xuống trại Đức Cơ để giải tỏa áp lực cộng
quân đang bao vây trại LLĐB nầy .
- Từ ngày 18 đến 26 tháng 11 năm 1965 Tiểu Đoàn 8 Nhảy Dù do Thiếu Tá Nguyễn Văn Thọ
làm TĐT.đã được trực thăng vận đáp xuống tại phía Bắc của Sông Ia Drang để tham dự chiến dịch Thần
Phong 7 do Trung Tá Ngô Quang Trưởng chỉ huy Chiến Đoàn Đặc Nhiệm Nhảy Dù Việt Nam thay thế
các đơn vị thuộc Sư Đoàn 1 Kỵ Binh Mỹ truy kích tàn quân CS chạy về phía Tây sát biên giới Việt Nam
Kampuchea .
- 6.00 giờ chiều ngày mồng 1 Tết Mậu Thân (30/1/1968) Đô thành Sài gòn được lệnh báo
đông.TĐ8ND chuẩn bị lên đường ra Đà Nẳng để hoán chuyển TĐ5ND về hậu cứ dưởng quân và chỉnh
trang đơn vị. Vì vậy 2 Đại Đội / TĐ8ND đã sẳn sàng với trang bị đầy đũ có mặt tại bải bốc Phi Trường
Tân Sơn Nhất cạnh Trung Tâm Huấn Luyện Nhảy Dù chờ lên phi cơ. Vào khoảng 3 giờ 45 rạng ngày
mồng 2 Tết, Việt Cộng xung phong tấn công vào Phi đạo Tân Sơn Nhất. Hai Đại Đội / TĐ8ND được lệnh
tăng phái trợ chiến cho BTL Không Đoàn 33 bảo vệ phi trường. Loạt súng phản công đầu tiên đã chận
đứng toán Việt Cộng khi họ chỉ còn cách phi đạo khoảng 400 mét. Những cán binh Việt Cộng hốt hoảng
tìm chỗ ẩn nấp. Nhờ vậy mà TĐ8ND bảo vệ được khu vực Phi Trường và cổng số 4 Trại Trần Hưng
Đạo/Bộ Tổng Tham Mưu
- Ngày 1/4/1968 TĐ8ND do Thiếu Tá Nguyễn Văn Thọ làm TĐT, cùng với Bộ Chỉ Huy Chiến
Đoàn 3 và một pháo đội 105 ly được thả về khu vực phía Bắc Làng Khe Sanh tham dự Hành quân Lam
Sơn 207 A (Pegasus) giải vây căn cứ Khe Sanh. (LĐ3ND , TĐ3, 6, 8 ND)
- Ngày 19/4/1968 TĐ8ND lại được điều động về Huế tham dự cuộc hành quân Lam Sơn 216 (
Delaware) tái chiếm Thung Lủng A-Shau.(CĐ3ND do Trung Tá Nguyễn Khoa Nam chỉ huy với TĐ3, 6,
8 ND)
- Năm 1969 TĐ8ND cũng như hầu hết các đơn vị Nhảy Dù khác đều luân phiên hành quân tham
dự chiến dịch của Trung Tướng Đỗ Cao Trí dẫm nát các mật khu, chiến khu của Cộng Sản nằm trong
Tỉnh Tây Ninh và Quân Khu 3 để đem chiến trường ra khỏi biên giới VN. TĐ8ND đã giao tranh dữ dội
với quân CS quanh khu vực Bến Sỏi.
- Bắt đầu ngày 8/2/1971 TĐ8ND đã tham gia cuộc Hành Quân Hạ Lào Lam Sơn 719 do Trung
Tá Văn Bá Ninh làm TĐT, Thiếu Tá Đào Thiện Tuyễn TĐP. Chiều ngày 6 tháng 2, hồi 19 giờ 20 phút,
sau khi nhận tiếp tế đầy đủ tại Khe Sanh, di chuyển qua khỏi Làng Vei, Tiểu Ðoàn 8 Nhảy Dù dừng chân
tại một khu đồi thấp ngay cạnh đường số 9 sát biên giới Lào-Việt để đóng quân nghỉ qua đêm thì một
phản lực cơ của Hải Quân Hoa Kỳ đã thả lầm hai quả bom CBU vào vị trí dừng quân của Lữ Ðoàn 1
Thiết Kỵ và TĐ8ND. Tổng cộng thiệt hại có 5 quân nhân chết, 51 bị thương và một thiết vận xa bị thiêu
hủy. Thiếu Tá Ðào Thiện Tuyển bị thương phải di tản về bệnh viện trước khi đoàn quân nhập trận Hạ
Lào.
- Ngày 2/6/1971 BCH / Lữ Đoàn 1 Nhảy Dù với 3 Tiểu Đoàn 3, 8 & 9 ND do Đại Tá Lê Quang
Lưỡng làm Lữ Đoàn Trưởng được không vận đến Phi Trường Cù Hanh Pleiku, sau đó dùng đường bộ di
chuyển đến Dak To (Tân Cảnh) để giải tỏa áp lực địch quanh Căn Cứ 5.
- Ngày 6/4/1972, trong mùa Hè Đỏ Lửa, LÐIND do Đại Tá Lê Quang Lưởng chỉ huy gồm Tiểu
Ðoàn 5 Nhảy Dù, TĐT là Trung Tá Nguyễn Chí Hiếu; TĐ6 ND, TĐT là Trung Tá Nguyễn Văn Đỉnh;
TĐ8ND, TĐT là Trung Tá Văn Bá Ninh cùng TÐ3 Pháo Binh ND, TĐT là Thiếu Tá Nguyễn Văn Nghi
được Bộ TTM QLVNVH điều động vận chuyển bằng đường bộ đến Lai Khê với nhiệm vụ tăng cường
giải tỏa QL13.
- Ngày 12/4/1972 cánh quân TĐ8ND và LĐ1ND giải toả Quốc Lộ 13 tại khu vực suối Tàu Ô,
đang quần thảo với quân CS thì được lịnh bàn giao trận địa lại cho Sư Đoàn 21BB, rút về Chơn Thành
cấp tốc tái bổ sung và trang bị để nhảy vào tăng viện giải cứu An Lộc.
- Ngày 18/6/1972 Tiểu Đoàn 8 Nhảy Dù, cùng BCH/LÐ1ND do Trung Tá Lê Văn Ngọc làm
LĐT sau khi giải tỏa An Lộc được bổ sung quân số, tái huấn luyện và trang bị lần lược được không vận ra
Huế tăng cường cho mặt trận Quân Khu I chuẩn bị tái chiếm Quảng Trị.
- Ngày 8/8/1974, Lữ Đoàn 1 Nhảy Dù do Trung Tá Nguyễn Văn Đĩnh làm LĐT cùng 3 Tiểu
Đoàn trực thuộc 1, 8, & 9ND được khẩn cấp không vận đến vùng hành quân Đại Lộc bằng phi cơ C130,
một ngày sau khi Thường Đức thất thủ. Sau khi nghỉ đêm tại Quận Hiếu Đức, sáng hôm sau Lữ Đoàn I
ND di chuyển bằng xe GMC hướng về quận Đại Lộc, qua Ái Nghĩa, cầu Chìm. Đoàn xe dừng tại đây,
mọi người ba lô súng đạn gọn ghẽ, triển khai đội hình từ từ tiến vào vùng hành quân, ngọn đồi 1062.
- Ngày 12/ 4/1975 trước áp lực nặng của CQ tại Xuân Lộc và để đối đầu với Quân Đoàn 4 của
CSBV, Bộ Tư lệnh QĐ3 tung lực lượng trừ bị cuối cùng vào trận chiến: đó là LĐ1ND do Trung Tá
Nguyễn Văn Đĩnh làm LĐT. Sau khi di chuyển từ Biên Hòa đến Trảng Bom với 3 Tiểu Đoàn 1,8 & 9ND
và tiểu đoàn 3 Pháo binh Dù vừa từ miền Trung về. Tất cả khoảng 100 chiếc Trực Thăng bán phản lực
HU1B của 2 SĐ 3 và 4 KQVN đã thả hơn 2,000 quân Dù từ Trảng Bom vào trân địa; Đây là trận chiến
cuối cùng của Đoàn Quân Mũ Đỏ.
Những thành tích đã đạt được nêu trên. Song song với công tác hành quân diệt địch trong vùng, trách nhiệm Tiểu Đoàn 8 còn tham gia các chương trình sản xuất, chăn nuôi, Dân Sự Vụ hầu giúp đỡ đồng bào hàn gắn những đổ vỡ do chiến tranh xâm lược của Cộng Sản Bắc Việt gây nên