Lịch Sử, Quân Sử & Huyền Thoại

Tiểu đoàn 5 nhảy dù 1972 : TRẤN THỦ BÌNH LONG – THƯỢNG KỲ QUẢNG TRỊ

Lực lượng tham chiến gồm có SÐND làm nỗ lực chính, SÐTQLC tấn công cánh phải, Thiết Ðoàn7KB tăng phái, LÐ1BÐQ và SÐIBB trừ bị và bảo vệ hậu tuyến. SÐIBB bung rộng sang vùng tây Huế, tái chiếm các căn cứ trong khu vực thung lũng Ashau.

Xin cùng tôi thắp nén hương lòng tưởng niệm các anh hùng tử sĩ của Tiểu đoàn 5 Nhảy dù QLVNCH trên chiến trường An Lộc-Quảng Trị 1972.

 

Tưởng nhớ đích thân “Minh Hiếu”
Việt-Long (GĐMĐ/D.C.)
 

*** 

Lời tác giả: Bài này được trình bày như một bút ký chiến tranh của một chiến binh Nhảy dù, QLVNCH, xoay quanh những trải nghiệm cá nhân cùng những dữ kiện được tổng hợp, gạn lọc và tóm lược từ lời thuật của một số sĩ quan thực sự tham chiến. Thêm vào đó, chiếm một phần không nhỏ để trình bày bối cảnh của trang chiến sử, là phần tóm lược một tài liệu liên quan và một số hình ảnh trên website chính thức của Sư đoàn Nhảy Dù QLVNCH, nhaydu.com. Hầu hết những tài liệu trên website này do hai cựu sĩ quan Nhảy Dù dày công thu thập và tổng hợp, biên soạn một cách nghiêm chỉnh và trung thực, đại uý Võ Trung Tín, Tiểu đoàn truyền tin, và đại uý Nguyễn Lưu Viên, Tiểu đoàn 3 Nhảy dù. Mong hai “đích thân” nhận nơi đây lời cám ơn chân thành của tác giả, người đang làm phụ công việc của hai anh, là ghi nhận để lưu giữ và phổ biến những dữ liệu chân thực của cuộc chiến đấu của Đoàn quân Mũ đỏ QLVNCH.
Tái chiếm Quảng Trị : Hành Quân Lam Sơn 72
28/6/1972 là ngày N của kế hoạch phản công tái chiếm Quảng Trị do trung tướng Ngô Quang Trưởng, Tư lệnh QĐI, dày công thiết kế, sau khi ông tổ chức xong một Trung tâm phối hợp hoả lực có khả năng điều động và phối hợp toàn bộ hoả lực yểm trợ của các đơn vị Hoa kỳ và Việt Nam.
Lực lượng tham chiến gồm có SÐND làm nỗ lực chính, SÐTQLC tấn công cánh phải, Thiết Ðoàn7KB tăng phái, LÐ1BÐQ và SÐIBB trừ bị và bảo vệ hậu tuyến. SÐIBB bung rộng sang vùng tây Huế, tái chiếm các căn cứ trong khu vực thung lũng Ashau. Trung Ðoàn 57BB hành quân bảo vệ địa bàn Quảng Nam. SĐ3BB trấn ngự chung quanh Đà Nẳng. Thành phần trừ bị gồm Trung Ðoàn 4/2BB, Trung Ðoàn 51 và Thiết Ðoàn 17KB.
Sư Đoàn Nhảy Dù khởi động chiến dịch Lôi Phong:
Ngày N-2 và N-1: không tập toàn diện bằng tất cả hỏa lực của Việt Nam và đồng minh: B52, hải pháo, hoà lực không quân chiến thuật của Việt Nam và hạm đội 7, toàn thể pháo binh của ba sư đoàn tham chiến, nhắm vào các vị trí tập trung quân, kho tàng cơ giới và vị trí pháo binh địch.
Thêm vào đó là một kế hoạch nghi binh bằng một lực lượng Nhảy Dù chuẩn bị nhảy xuống Cam Lộ, cùng lúc TQLC đổ bộ vào cửa Việt để cắt đường tiếp vận của đối phương. Kế hoạch này nhằm đánh lạc hướng chú tâm phòng thủ của địch.
Ngày N. Lấy QL1 làm trục tiến quân, hai đơn vị Tổng Trừ Bị của QLVNCH tiến song song: SÐND bên trái, SÐ/TQLC bên phải, TĐ7KB tăng phái,. Hằng vạn quân rải từ bờ biển đến tận chân dãy Trường Sơn. Mục tiêu: cổ thành Quảng Trị.
Theo kế hoạch, SĐND sẽ được trực thăng vận qua sông Mỹ Chánh rồi dàn quân tấn công về hướng Bắc. Nhưng 5.00 giờ chiều ngày N-1, Trung Tướng Dư Quốc Đống, tư lệnh SĐND, bất ngờ thay đổi lệnh hành quân .

 


3.00 giờ sáng ngày N, 28/6, 3 Tiểu Ðoàn Nhảy Dù thuộc quyền BCH/Lữ Đoàn 3 âm thầm vượt sông Mỹ Chánh. TÐ2ND do Thiếu Tá Nguyễn Ðình Ngọc chỉ huy đi cánh trái, TÐ1ND do tân Tiểu Đoàn Trưởng là Thiếu Tá Lê Hồng chỉ huy đi giữa và TÐ3ND do Thiếu Tá Trần Văn Sơn làm Tiểu Ðoàn Trưởng đi cánh phải.
Tất cả súng phòng không của CSBV ở bên kia bờ sông sẵn sàng chĩa mũi lên trời dàn chào các “Thiên Thần Sát Địch” bằng lửa địa ngục của quỷ. Nhưng bất ngờ, hằng ngàn quân mũ đỏ nổ súng tấn công ngay các vị trí chỉ huy và phòng ngự của VC. TÐ2ND đánh thẳng vào BCH Trung Ðoàn 203 chiến xa của VC. TÐ1ND xung trận tiêu diệt hết các vị trí phòng không, tịch thu 14 súng phòng không 12.7 ly và 37 ly, 2 đại bác 57 ly phòng không, bắt sống 5 tù binh.
TÐ3ND đi cánh phải chiếm vùng Lương Ðiền, Tân Tường, Trường Vinh đến tận phía Nam sông Ô-Khê để bảo vệ bãi đáp cho 2 TÐ9ND và TÐ11ND. Sau đó TÐ3ND tiến về phía Bắc quét sạch các chốt địch dọc theo Quốc Lộ I (Ðại Lộ Kinh Hoàng) rồi hướng mũi dùi qua phía Ðông tái chiếm Quận Hải Lăng.

 

Bản đồ chiến trường Quảng Trị. (courtesy of NHAY DU VIETNAM web nhaydu.com)

 

Lữ Đoàn I Nhảy Dù xung trận:
Sáng ngày 2/7/1972, Trung Tá Lê Văn Ngọc tân LÐT/LÐIND chỉ huy 3 Tiểu Đoàn Nhảy Dù gồm:
TÐ9ND (Trung Tá Trần Hửu Phú TÐT), TÐ11ND (Thiếu Tá Lê Văn Mễ) và TĐ7ND (Thiếu Tá Trần Đăng Khôi TĐT) giữ trách nhiệm lùng quét địch trên trục phía Tây dưới chân dãy Trường Sơn, từ phía Bắc sông Mỹ Chánh qua sông Nhung đến La Vang, quét dọc theo bờ sông Thạch Hản rồi vào thị xã Quảng Trị.
TÐ9ND và TÐ11ND được trực thăng vận đổ xuống phía Bắc Sông Nhung, tiến song song diệt từng dãy chốt liên hoàn trên những dãy đồi trọc không một bóng cây, dưới ánh nắng cháy da của mùa hè đỏ lửa.
TÐ9ND chia quân thành 2 cánh tiến đánh vùng Tân Lê Phước Môn, tất cả 4 ÐÐT đều bị thương vì pháo địch. Ðại Úy Ngưu ÐÐT94 tử thương tại Tân Téo.
TÐ11ND là trục chính của cuộc tiến quân, từ Hải Lâm chia làm 2 cánh tiến chiếm mục tiêu nhà thờ La Vang, “Song kiếm trấn ải” (hai con số 1 song song) dàn quân phục kích một đoàn chiến xa BTR85 và PT76 chuyển quân của địch ngược chiều trên QL1. Sau 2 giờ quần thảo, chiến xa địch quay đầu bỏ chạy, hoảng loạn khi qua cầu. dồn đè lên nhau lật xuống sông. Tiểu Đoàn 7 Nhảy Dù do Thiếu Tá Trần Đăng Khôi làm TĐT được trực thăng vận xuống khu vực nhà thờ La Vang, lập tức tấn công bắn cháy 2 chiến xa T54 bố trí trước sân nhà thờ, làm chủ tình thế sau 3 giờ kịch chiến.
Trưa 7/7, TÐ3ND tấn công vào quận đường Hải Lăng sau 5 ngày bứng chốt. ÐÐ33ND xung phong, địch tháo chạy về hướng Bắc, quận đường Hải Lăng về tay ta lúc 4.00 giờ chiều.
Tiểu Đoàn 5 Nhảy Dù giã từ An Lộc, hẹn với Cổ Thành:

 

Ba Tiều đoàn Nhảy dù 5,6,8 thuộc BCH/Lữ đoàn 3 dưới quyền Đại tá Lê Quang Lưỡng tăng cường cho mặt trận Bình Long-An lộc, sát vai cùng nhiều đơn vị bạn quần thảo với trên 3 sư đoàn cộng quân từ trung tuần tháng 4 đến cuối tháng 6/1972. Tiểu Đoàn 5 Nhảy Dù dưới quyền Trung Tá Nguyễn Chí Hiếu,“Minh Hiếu”, từ An Lộc trở về căn cứ Ngô Xuân Soạn ở Tam Hiệp lúc gần cuối tháng 6. Tôi, lúc đó là trung uý Nguyễn Tiến Việt, “Đại Cồ Việt”, lên làm đại đội trưởng đại đội 51 trong An Lộc từ khi đại uý Trương đăng Sỹ “Sỹ Biên” bị thương, di tản. Lúc lên đường hành quân, đại đội 51 chất đầy 5 chiếc GMC, anh Sỹ và truyền tin đi xe Jeep. Cả tiểu đoàn hùng binh mũ đỏ, quân phục láng o, súng sạch đẹp như ngày khám xét, ngồi chật 30 xe quân vận, chưa nói đến xe tăng và pháo binh cùng cả một lữ đoàn hành quân bộ, khí thế đổ thành nghiêng nước. Một lần xuống xe lúc nửa đường tới Chơn Thành, một đợt tấn công, bóng dáng nhỏ thó của thiếu tá tiểu đoàn phó Lê Hồng đứng sừng sững trên mặt đường nhựa trong làn mưa đạn địch phất bản đồ thúc xung phong, hai đại đội 53,54 tung 200 quân hàng ngang tràn qua mặt đường như sóng vỡ bờ, diệt liên hoàn chốt gần 100 VC đóng sát quốc lộ 13, đếm trên 40 xác cộng quân và vô số vũ khí. Trực thăng võ trang UH-1B còn đuổi tàn quân VC tuốt trong rừng sâu, rocket, đại liên bắn xoẹt đùng tắc tắc như trống múa lân.
Sau đó là trận phản phục kích bắc Chơn Thành trên QL13, rồi gần ba tháng trường đánh trộn trấu vùi dập với địch quân quanh An Lộc và trong thành phố. Đổ trực thăng xuống chân đồi Gió hôm 17 tháng 4, sáng hôm sau TĐ5ND nhắm hướng tây hành quân vào An Lộc. Địch phục kích chặn đánh trong rừng cao su, bị đẩy lui lập tức. Tiểu đoàn chia đôi đóng thế ỷ dốc trên hai đồi cách thành phố chừng 2 km hướng đông nam. Đêm xuống hai trung đoàn địch tấn công. Trung uý cố vấn Cover gọi smart bomb 500 pound thả một trái một sát tuyến đại đội 51, dập tắt ngầm đợt xung phong của tiểu đoàn địch. Sáng ra đếm 30 xác sát tuyến và vô số súng ống. Vừa thu dọn rút về hướng tiểu đoàn, qua con suối giữa, thì địch gom một đại đội quay lại bất ngờ quật một mũi vu hồi. Khá khen cho địch quân thiện chiến, nhưng các con xung phong đông như kiến vào vị trí trống, lãnh M79 tơi bời, chạy ra không kịp. Lực lượng chính xung phong vào tuyến tiểu đoàn. “Minh Hiếu”, “Chí Bệu” (trưởng ban 3) đứng thẳng trên nóc hầm điều chỉnh air show. Phản lực và Cobra Mỹ luân phiên từng pass một đánh bom và rocket theo hướng thẳng góc với nhau block hai mặt tiểu đoàn, nhuyễn chưa từng thấy. Quân ta đứng nhìn VC chạy bom xuống suối, thì Cobra tọc tọc xịt rocket xoẹt đùng dọc lòng suối cạn. Quân ta ôm súng há mỏ sau cây cao su nhìn VC sinh Bắc tử Nam không đếm kịp. Địch tung xác đầy rừng, nhưng tiểu đoàn chưa lấy được bao nhiêu súng thì đã vội rút chạy marathon vào An Lộc, bỏ cả nồi niêu xoong chảo: B-52 trên đường bay tới đánh mục tiêu. Đến cạnh nam thành phố nhìn sang Xa Cam, chưa kịp đào hầm hố thì VC pháo kích, tấn công. Quân ta của hai đại đội 53,54 bám gốc cao su chống trả, may sao cối 82 pháo trật, ta lấn ra và tung quân phản xung phong truy kích. Đại uý Dũng 54, “Dũng Sĩ” hy sinh ngay trận này.

Ba đại đội 50, 52, 53 tổn thất nặng trong rừng cao su Xa Cam Xa Cát trong vòng nửa tháng. Tiểu đoàn phó Lê Hồng đã trúng thương trong trận đoạn chiến ở QL13 trên đường tới Tàu Ô. Năm đại đội trưởng, thì Dũng Sĩ 54 hy sinh, Từ Khánh Sinh 50, “Sỹ biên” 51 và Hồ Tường 52 bị thương, đều bị ở Xa Cam Xa Cát. ĐĐT53 Hải Thần cũng cùng số phận. 50, 52, 53 gom lại chưa bằng một đại đội lúc nhập trận, phải ở cạnh BCH tiểu đoàn làm trừ bị cuối.
Bồ Tát Quán Thế Âm, phải, chỉ có Ngài, đã ban phép lạ cho tôi đứng đội trời tới phút chót, sau hơn chục lần rách áo, thủng quần, đạn bứt quai nón sắt, mà chỉ xây sát chưa đủ báo cáo chiến thương, trong khi đồng đội ngã như rạ ở xung quanh. Đại đội 51 của tôi và 54 của trung uý Nguyễn Vũ Dương chỉ còn mỗi đơn vị từ 40 đến 60 quân khiển dụng, dựa nhau đội pháo đạp mìn đánh giặc, giải toả và giữ vững phòng tuyến nhà thương An Lộc ở phía tây, đối diện ty công chánh và toà nhà cải huấn kiên cố cách đó chừng 500 mét, bẻ gãy nhiều đợt tấn công của địch. Sau lúc trình diện đại tá Lê quang Lưỡng trong compound của tướng Nhựt, tôi và Dương dẫn đại đội đội pháo chạy qua ty cảnh sát và nhiều dãy phố đổ nát còn dính đầy máu vì pháo kích, vượt qua bộ tư lệnh chiến trường, nhắm tới nhà thương và ty công chánh. Tôi được chọn vị trí, bèn chọn phòng thủ chính diện hướng tây, làm tấm khiên thép cho bộ tư lệnh của tướng Lê Văn Hưng. Compound chỉ huy chiến trường của vị tướng anh hùng chỉ cách một con phố nhỏ phía sau. Dương thủ vị trí trừ bị bên trái. Một đêm 700 trái 105mm và 155mm toàn đạn delay từ hướng Cần Lê phóng về, ù ù vèo vèo sát mái tôn bệnh viện bên tôi tưởng chừng tốc mái, nhưng rớt qua nổ chìm sập nhà tơi bời bên Dương, Dương bị đè vẹo xương sống, không chịu knock-out, quỷ thần đếm chưa tới 10 đã lồm cồm bò dậy chỉ huy, giữ vững vị trí và tải thương anh em ra phía sau. Cộng quân mở hai đợt tấn công đêm, dùng chiến thuật đặc công. Chúng chưa biết đang đụng phải Nhảy dù mới vào trám tuyến, từng nắm tẩy các công trường cộng quân quá rõ. Anh em tôi thắp sáng đêm không ngủ bằng lửa đỏ của 12 thùng lựu đạn, bò ra sát đường ném qua, không nổ một tiếng súng, giết vô số địch bên kia đường, khu vực ty công chánh, chỉ tức là không thể qua lấy súng. Không tên nào lọt qua tới bên Dương 54. Gần sáng, C-130 bao vùng bắn spector và stinger. Từng phát từng phát, tóc tóc bùng bùng, lửa toé pháo bông đẹp như mơ. Cộng quân định dở trò một đợt gần sáng, phải bung hàng chạy tán loạn, làm mồi cho cây đại liên M60 thiện xạ của hạ sĩ Sơn và cây M79 bách phát bách trúng của trung sĩ Đổng, tới lúc đó mới khai hoả. Đang vui nhộn um sùm thì spector tóc bùng một phát cuối trúng ngay cái container chứa nước đặt trên bệ cao phía cạnh bắc của nhà thương, ngay phòng tuyến của chuẩn uý Ngưỡng. Hên quá, một em bị thương nhẹ. Xạ thủ Mỹ từ cao độ 12,000 feet báo là thấy chiến xa địch nằm ở đó!
Có đêm được lệnh chờ đánh xe tăng địch. Đại đội xé lẻ đóng chốt rộng và sâu, theo binh thư Sư đoàn Dù vừa huấn luyện. Ba toán chống tăng phục kích chân chim từ ngã tư trở vô. XM-202 bắn được 4 hoả tiễn liền nhau, cho lên tháp nước, nằm im chờ nổ liền 4 phát mà không bắn cháy được nó là phải đu dây phóng xuống. Sáu tổ hoả lực sẵn sàng bọc lưng cho khinh binh vác M72 đuổi bắn vào đuôi xe tăng. Nhưng chưa tới 11 giờ đêm, C-130 lên vùng, dập tóc tóc bùng bùng tưng bừng trong rừng cao su phía tây, minigun réo như bò rống tới gần sáng. Các bạn bộ binh nói có thấy lửa bùng như xe tăng cháy trong rừng. Sáng rõ, SA-7 từ mặt phía bắc phóng lên. Làn khói leo cao leo cao mãi. Hồi hộp sợ máy bay rớt, quân ta ngóng cổ nhìn theo, thấy cục lửa bám vào hông chiếc C-130. Nó bay vòng lại, xả mimigun “bò rống” xuống điểm phát pháo, rồi mang cả đốm lửa bay về. Hên quá!
Hai bên đối diện cầm cự suồt gần hai tháng qua con đường nhựa rộng chừng năm mét. Địch đánh kiểu gì cũng bể gáo với Nhảy dù. Tôi chưa là một đại đội trưởng đủ kinh nghiệm và tự tin để dám tung hơn 50 sinh mạng anh em tấn công một lực lượng địch có trừ bị mạnh, có ưu thế về hoả lực vá địa thế. Bên ta không có yểm trợ hoả lực pháo binh. Cả mặt trận An Lộc lúc đó chỉ có được đúng hai cây súng cối 81 ly, đạn dược hạn chế tối đa, nhưng hoả lực không yểm rất mạnh, giúp đỡ rất lớn cho việc phòng thủ. Tất cả các căn cứ hoả lực pháo binh từ An Lộc sang hướng tây đều lọt vào tay địch, chúng sử dụng để pháo bên ta suốt ngày đêm. Vậy mà mọi cuộc tấn công của địch đều bị quân Dù bẻ gãy. Trung đoàn địch đóng bộ chỉ huy trong trại cải huấn, điều động bổ sung quân số cho tuyến trước mặt tôi, nhưng mon men đánh vô bao nhiêu là bị anh em mũ đỏ chúng tôi tôi hốt gọn bấy nhiêu. Nhưng bên tôi bung ra cũng không được vì toà nhà trại cải huấn kiên cố với tường cao, hoả lực yểm trợ trực tiếp cho quân địch bằng súng không giựt và B-41 trực xạ từ trên cao xuống khu vực nhà đổ trống trải của ty công chánh, có lúc quân ta đã nhào qua chiếm được nhưng không thể giữ được tới một ngày, phải rút về để tránh tổn thất vô ích. Skyraider đánh bom nhà cải huấn bị trúng SA-7, phi công VN thiệt giỏi, còn xả bom và ngóc đầu máy bay lên, nhảy dù ra, rớt qua phía bộ binh ta ở hướng nam. Đại đội bộ binh tăng cường cho tôi, có được đâu hơn 20 quân, tôi nhờ đóng giữ sườn cánh phải, hướng bắc, ít khi phải nổ súng. Ông trung uý đại đội trưởng hơn tôi 10 tuổi, dong dỏng cao, có bộ râu đẹp, lúc nào cũng lạc quan và hài hước, thích nói chuyện về phụ nữ, có hôm anh làm cả hầm chỉ huy cười ầm ỹ giữa lúc đạn pháo kích bay ào ào qua mái tôn… Đại đội 51 của tôi cũng bị tổn thất trung bình. Ngoài giao chiến, bắn sẻ, đại bác và súng cối mỗi ngày pháo kích lai rai hằng trăm trái, không cách gì thoát nổi. Trên hai tháng trời, tôi mất nhiều em út thân yêu. Nhớ nhất là binh nhứt Hiền, người Quảng Trị, phụ xạ thủ đại liên, từng bắn lui cả một đại đội địch đang lấp ló xung phong lúc Lữ đoàn đoạn chiến ở QL13 để lên trực thăng vào An Lộc, tôi dành cây M60 bắn tiếp, để chú kéo M72 thảy tung một khẩu đội 75 li không giựt đang mon men đặt súng cách 200 mét để trực xạ trung đội tôi đang nằm lại chống cự quân truy kích, bao chót cho cả Lữ đoàn. Sau khi phản lực đánh tung lên trời đại đội địch trong đội hình tấn công từ bên kia đường QL13, chúng tôi mới khiêng được xác trung uý Kiều Nại vừa chết vì pháo cối ngay đó, còn nóng hổi, về tới căn cứ hoả lực. Trong An Lộc Hiền còn bắn sẻ hạ 7 tên địch phía bên ty công chánh. Rối em bỏ mình vì một viên bắn sẻ..
.. .An lộc an bình, Lữ đoàn Dù chúng tôi với ba tiểu đoàn 5,6,8 kéo ra, thay phiên nhau bứng chốt dọc QL13 tới căn cứ Tân Khai để về Sài Gòn… Đánh nhau trong rừng cao su rất “sòng phẳng”. Bên nào thiện chiến hơn là thắng, dù trong điều kiện yểm trợ tiếp vận chênh lệch. Trong số ba tiểu đoàn mũ đỏ này chỉ có Tiểu đoàn 6 Nhảy dù là gần đủ quân số, vừa từ Tân khai đánh ngược lên bắt tay với Lữ đoàn. Hai tiểu đoàn 5 và 8 chỉ còn chừng ¼ quân số. .. Nhưng chốt kiềng dọc đường đều bị nhổ sạch, hoặc địch buộc phải rút vào sâu tránh quân Dù, chờ Dù đi qua lại ra chặn đường trở lại… Tướng Hollingsworth ra lệnh cho trực thăng Mỹ phải bốc hết lữ đoàn trong ngày, ở cạnh phía nam căn cứ Tân Khai. Tiểu đoàn trưởng TĐ5ND, “Minh Hiếu”, chấp thuận ý kiến của tôi đề nghị bốc quân ngay trên quốc lộ, tránh được hoả tiễn 107 ly và 122 ly bắn qua đầu sang hết cánh rừng phía đông…
Đoàn xe Tiểu đoàn 5 chạy chậm hẳn lại khi vào cổng xã Tam Hiệp. Hai bên đường đầy những đồng bào và cả xứ đạo với ban nhạc kèn trống nghênh đón. Đại đội tôi chỉ còn 3 xe ngồi còn trống gần một nửa. Tôi không ngăn được dòng nước mắt tuôn trào. Tiếng hoan hô và quân nhạc đón chào như văng vẳng bên tai. Hình ảnh đồng bào hân hoan nhoà nhạt như lẫn vào những hình bóng chập chờn các anh em huynh đệ như thủ túc đã không còn quay lại nơi chốn thân yêu này để về trại gia binh tiều đoàn với vợ con được nữa.
Ngoài mặt trận không hề biết lo buồn, suy nghĩ, nay lễ tuyên dương đang tưng bừng giữa sân cờ Tiểu đoàn, tim tôi rướm máu. Anh em binh sĩ cũng đồng tâm trạng, lòng cứ hướng về phía những chiếc khăn tang mới của các quả phụ cô nhi tử sĩ dựa nhau khóc ngất dưới hàng phượng vĩ quanh sân cờ. Chồng và cha họ không bao giờ còn trở về trại gia binh ấm êm hạnh phúc kia…
Rồi hình ảnh mặt trận đầy chặt trong giấc ngủ chập chờn chờ sáng tung cánh về Sài Gòn với gia đình, lúc đó Sài Gòn chưa biết tiểu đoàn đã về hậu cứ.
*****

Lệnh Sư đoàn cho nghỉ ngơi bổ sung quân số 1 tuần lễ trước khi đi Quảng Trị. Nghỉ phép 4 ngày chưa hết thì hậu cứ phóng người về Sài Gòn triệu tập hết sĩ quan chúng tôi lên doanh trại. Tiểu đoàn nhận lệnh không vận ra Huế vào đúng 4 ngày sau đêm từ An Lộc trở về. Hầu hết quân nhân cơ hữu ở bên ngoài trại gia binh vẫn chưa trở về. Anh Sỹ bình phục, về nắm lại 51. Tôi qua làm đại đội trưởng 54, đem đại đội ra phi trường chỉ có gần 30 quân, toàn hạ sĩ quan và binh sĩ của ĐĐ54 ở trong trại gia binh.
Tiểu đoàn chuẩn bị lên phi cơ với khoảng 25% quân số, gồm bộ chỉ huy tiểu đoàn và các bộ chỉ huy của 5 đại đội cơ hữu, cộng thêm 52 tân binh bổ sung tại phi trường Tân Sơn Nhứt. Nhưng đó lại là lúc tôi phải luyến tiếc bàn giao đại đội 54 cho trung uý Dương vừa ra phi trường trình diện hành quân; trước đó ai cũng tưởng sau gần ba tháng An lộc anh chàng này phải trốn ở nhà với vợ thêm ít hôm rồi mới lên đường ra trận. Té ra anh chàng cũng ghiền đánh giặc không kém gì tôi.
Tôi trở về 51 với đại uý Sỹ. ĐĐ51 dưới quyền tôi sau hai tháng trong An Lộc chỉ còn hai sĩ quan khiển dụng: tôi với thiếu uý Vũ Văn Hợi (các trung đội trưởng Trung, Ngưỡng, Lượm đều bị thương, trung uý Tuyết tử trận) tuy quân số lúc kéo từ An Lộc ra đánh chốt dọc QL13 về tới Tân Khai vẫn còn được đâu khoảng 52 quân, nhiều nhất trong cả tiểu đoàn. Đại uý Trương Đăng Sỹ là đại đội trưởng duy nhất trong hàng ngũ chỉ huy kỳ cựu của tiểu đoàn mà còn sống sót sau An Lộc và trở lại hành quân. “Sỹ Biên” cùng đại đội 51 là element de choc của “Minh Hiếu” trong nhiều năm nay, tôi là cánh tay mặt của anh, nên anh lấy tôi về cho kỳ được.
Ra mặt trận Huế- Quảng Trị, tiểu đoàn trú đóng tại một căn cứ cũ khoảng một tuần lể. Thành phần quân nhân cơ hữu đi phép về lần lượt ra hành quân từ lúc đó đến lúc di hành đi Cổ thành thì đã được 90% quân số. Đó là tinh thần của nhảy dù: không bỏ đồng đội lúc gian nguy. Hai sĩ quan bổ sung ĐĐ51 là một chuẩn uý địa phương quân và một trung uý từ không quân đưa sang. Anh trung uý cao nghều, đeo cặp kính cận dày cộp, không biết về sau số phận ra sao trong cơn bão lửa. Tôi ngồi suốt ngày trên nóc một căn hầm cao, trong nắng gắt, bên cạnh là hai chiếc bi đông nước, gói thuốc lá Bastos de Luxe, máy truyền tin PRC 25, dùng ống dòm theo dõi các trung đội trưởng tân đáo thực tập điều động hành quân vùng làng mạc và đồi trọc, đánh trận giả với nhau, thao dượt tác chiến trong làng mạc đông dân và thành phố. Tiểu đoàn huấn luyện và thực tập bắn các loại hỏa tiển TOW, M72, XM202 chống chiến xa.
Ngày 5/7/1972, TĐ5ND di chuyển bằng đường bộ đến La Vang Tả rồi tiến về hướng Tây. Sau khi B52 trải thảm dọc bờ sông, TĐ5ND tung quân vào lục soát đến tận bờ sông Thạch Hản, thấy rất nhiều xác cộng quân, tịch thu 2 khẩu phòng không 37 ly.
Ngày 9/7/1972, bàn giao khu vực lại cho TĐ7ND, TĐ5ND di chuyển về hướng Đông, băng ngang QL1, hôm sau dừng quân tại khu vực thôn An Thái cách Cổ thành khoảng 3 km về hướng Đông Nam. Tại đây BCH/TĐ lập sa bàn chuẩn bị kế hoạch điều quân tấn công Cổ Thành.
Ngày 10/7/1972, “Minh Hiếu” ban lệnh hành quân. Di chuyển vòng xa lên hướng đông bắc qua nhiều làng mạc nhiều cây cối để tiếp cận Cổ Thành với yếu tố bất ngờ, TĐ5ND vây bọc diệt gọn những chốt lẻ tẻ nằm trong các làng canh giữ đường về thành cổ, không một tên nào chạy thoát về báo tin quân Dù đánh mặt đông bắc. Tôi dẫn quân đi, vừa đánh vừa nhai cơm sấy thịt hộp trong nỗi hân hoan như một viên tiểu tướng của vua Quang Trung vừa thần tốc diệt được chốt Hà hồi, Ngọc Hồi, chuẩn bị gươm giáo ngựa voi giết hết những tên Tôn Sĩ Nghị của giặc xâm lăng phương bắc mang tội tàn sát hằng ngàn đồng bào Huế trong Tết Mậu thân chưa xa.
Ngày 11/7/1972, bay qua đầu là TÐ1TQLC được trực thăng vận đổ xuống thị xã Quảng Trị 2 km về hướng đông bắc để chận đường tiếp vận của địch cho Cổ Thành, và có thể cũng để bảo mật cho đường tiến sát của quân Dù. Hai trực thăng chuyển quân CH53 của Mỹ bị hỏa tiển SA-7 bắn rơi, 30 quân nhân TQLC và phi hành đoàn tử trận.
2 giờ sáng 14/7/1972, le Quatorze de Juillet, TĐ5ND xuất phát, tiến về cổ thành. Pháo 130 mm của địch nổ lác đác cầm chừng về hướng quân ta. 51&52 “từng bước từng bước thầm” tiến qua cánh đồng 2 km quanh những ngôi mộ cao như đồi nhỏ, nhắm hướng làng Tri Bưu sát cạnh đông bắc cổ thành Đinh Công Tráng. Pháo thủ phòng không VC đang ngồi hút thuốc rê ngóng lên trời chờ phi cơ ta tới. Đại đội 52 hí hửng lặng lẽ dàn quân, Hồ Từơng tung 2 trung đội xung phong, bợ ngay mấy cây phòng không và súng cối ngon ơ, chiếm được bìa làng không tốn một giọt máu.
Đại đội 51 tiến vô theo, vượt qua 52 kiểu chân rết, bắt đầu đánh chốt. Tới đêm đó tôi mới tiến được gần 100 mét. Anh Sỹ hỏi thăm liên tục. Chưa quen địa thế, quân ta ăn đậm pháo, nhưng pháo trật chỉ trong vài chục một trăm mét qua hướng nam, ta chỉ tổn thất nhẹ, phải nghỉ đêm chờ phi pháo diệt địch. Sỹ Biên thức suốt đêm điều chỉnh phi pháo. Sáng hôm sau, tôi xin lệnh anh giao cho tôi dẫn quân bung ra phía trước thật nhanh để tránh cối 61 ly cấp tập bảo vệ chốt, anh cứ lo theo dõi để đánh phi pháo ở xa và phản pháo các vị trí cố. Tôi hô hào anh em “bám thắt lưng địch mà đánh” để tránh pháo, chính là huấn lệnh chiến trường của VC mà tôi bắt được trên xác cộng quân ở An lộc, mà chúng không bao giờ làm được. Chốt địch trong làng thường đóng rải ngoài sân, trong nhà; nằm quan sát thấy rõ cách bố trí, ta kín đáo dàn quân, mở tối đa hoả lực, VC chưa thò đầu khỏi hầm là xung phong liền, như vậy mới vượt mau khỏi vùng hoả tập dự phòng và địch không kịp kéo hoả lực cối về sát tuyến. Chiến thuật chốt kiềng của VC đã bể từ lâu. Xông xáo tới xế trưa, tôi chỉ có hai ba em bị thương. Cách đánh thật hiệu quả, thấy nguy hiểm nhưng lại ít tổn thất. Ai ai cũng hăng hái. Cộng quân vừa nhác thấy bóng áo hoa dù thấp thoáng là đã bị xung phong tràn ngập, tên nào sống sót chỉ kịp bương về hướng cổ thành. Đánh như quân Quang Trung diệt Tôn Sĩ Nghị, anh em ơi! Dân ta đã chạy giặc hết. Quân ta quan sát không thấy hầm chốt ngoài sân thì bắn M72, M79 vào cửa sổ những ngôi nhà chỉ cách nhau mảnh vườn, nhảy tới tung lựu đạn rồi ria M16 từ đất lên nóc. VC trốn núp trong nhà chịu không nổi, bỏ chạy tán loạn, quân ta cứ thế chiếm từng nhà, từng vườn. Đạn pháo lọt tọt rớt phía sau, rõ ràng nó bắn không kịp. Đại đội 52 của Hồ Tường bên cánh trái kêu oai oái. Thiếu uý Hợi đánh giặc rất hăng, tay trái móc lựu đạn, tay phải bắn M16 kẹp hông, nhảy ngang, ria sủi đất chém ngang miệng hầm (ông này là thiện xạ của khoá 24 Đà lạt, với tôi thân hơn anh em ruột), miệng chỉ huy hô hào như sấm, lăn bò và phóng qua rào lẹ hơn cả khinh binh. Trung đội của anh đeo sát bên tôi không nhường nửa bước. Lính Dù Tiểu đoàn 5 xung trận như xi-nê. Anh em tôi đánh giặc đẹp tuyệt vời, nhất là trong thế chủ động tấn công, sở trường của đoàn quân bách chiến. Nhưng… Một đợt xung phong nữa, một trái lựu đạn từ hầm VC trong mảnh vườn lọt giữa hai trung đội, ngang hông trái, nhắm ngay tôi thảy qua. Vừa nhác thấy cái gì lạ trên không thì nghe khinh binh hét vang “lựu đạn, trung uý!”. Bay đại vô một góc tường, mới được nửa ngực, liền cảm thấy chân trái tung lên cao, lật ngửa cả thân người, tưởng đâu nguyên cẳng trái đã đi chơi chỗ khác. Lính tôi chĩa M16 xả liên thanh hội đồng, nhào tới tông xuống hầm cái kẻ khờ khạo đáng thương kia hai trái lựu đạn, lấy 2 cây AK xong mới cõng tôi ra sau. Dọc đường tôi chợt thấy thiếu tá Bùi Quyền “Tố Quyên”, đã nghe danh từ lâu, vừa bổ sung làm tiểu đoàn phó, tay cầm combiné nhảy từ hầm này qua hầm khác giữa trận pháo dữ, điều động hai đại đội 51, 52. Lòng tôi đầy ấm ức, y như lúc cây fender đứt giây Mi giữa đoạn solo nóng bỏng trên sân khấu hội quán trường Võ Bị vào đêm có người yêu ở Nha Địa Dư vô coi. Anh Sỹ cầm tay tôi, không dấu được vẻ lo âu. Tôi nói uổng quá không cùng anh zô Cổ thành rồi lên Ti Vi được nữa rồi. “Sỹ biên” biểu tôi “thôi mày lo về dưỡng thương rồi ra sớm với tao”. Tôi chợt mỉm cười nhớ lại hồi trận Hạ Lào, anh Sỹ cũng cầm tay tôi dưới giao thông hào trong tiếng Cobra vần vũ, nói “thôi mày zìa zới con zợ mày cho rồi, bày đặt xin ở lại! Bị thương zô gân tay đêm lạnh chịu không nổi đâu em!”
Tới lúc đó quân Cộng từ bên kia sông Thạch hãn đã gấp rút ồ ạt bổ sung, đi ngờ ngờ giữa ban ngày, bắt đầu phản kích dữ dội với hoả lực yểm trợ tối đa. Quân ta đã hết yếu tố bất ngờ để tốc chiến tốc thắng. Tôi rời mặt trận, đúng lúc anh em tôi bắt đầu đổ đầy máu xương trên đoạn đường tiến vào cổ thành Đinh Công Tráng, nơi quân Dù đã giữ cả thị xã Quảng Trị vững như bàn thạch trong trận Mậu thân choáng váng.
Ngày 17/7/1972 ba tiểu đoàn Dù đã vây kín ba phía tây, nam, đông của cổ thành. Góc chính bắc qua sông Thạch hãn vẫn là đường tiếp vận của địch. Hướng đông bắc thì TĐ5ND dưới quyền “Minh Hiếu”, “Tố Quyên”, đánh rát qua nhà thờ Tri Bưu nhắm bức tường thành. “Minh Hiếu” ban lệnh tái chiếm thành Đinh Công Tráng với một toán tiền thám cảm tử xâm nhập vào thành trong đêm 18 tháng 7, quan sát và lập đầu cầu cho tiểu đoàn tung lực lượng tấn công, trong 2 ngày phải chiếm và cố thủ được ít nhất phân nửa chu vi bờ thành và nội thành.
Một toán “thám sát cảm tử” tình nguyện được thành lập, tuyển chọn ưu tiên các quân nhân gốc người Quảng Trị. Trong số đâu chừng hơn 20 người, 8 anh em được chọn đều thuộc đại đội 51. Hạ sĩ nhứt Trần Tâm làm trưởng toán, hai hiệu thính viên rất chăm chỉ của đại đội là hạ sĩ Hậu, người Nam, và hạ sĩ nhứt Lịch, người Quảng Trị, đều tình nguyện, binh nhứt Hồ Khang đòi mang lá quốc kỳ, thêm nữa là hạ sĩ Hồ Con, và ba binh sĩ khác. (Danh sách này dựa theo lời kể của đại uý Trương Đăng Sỹ).
Giờ G đêm 18. Từ điểm xuất phát đến mục tiêu cách hơn 200 mét, toán quân dũng cảm tiến vào đêm tối, mong lách chốt nhập thành. Gần sáng, Hậu thì thầm báo cáo đang lội qua hào nước sâu. 5 phút sau, đột nhiên cả tiểu đoàn chợt thấy lá cờ vụt nhô lên tung bay trên nền trời mờ tối, trên nền ánh hoả châu lập loè phía xa. Rồi lại giựt mình nghe tiếng Hồ Khang hô vang trong cái tĩnh lặng rợn người đúng vào khi chiến địa chợt im tiếng súng: “Việt Nam Cộng Hoà muôn năm – Nhảy dù cố gắng- Nhảy dù chiến thắng|” Hậu hét luôn trong máy báo cáo với đại uý Sỹ : “Quốc kỳ dựng rồi, đích thân ơi!” Lập tức lửa đạn vang ầm vĩnh viển cắt đứt tiếng Hậu. Đạn lửa thượng liên xanh lè hội tụ dập vùi toán anh hùng mũ đỏ, giữa những tảng lửa B40, B41 nổ tập trung vào giữa chân cờ. Tiểu đội cảm tử quân hoàn toàn mất liên lạc. Hai đại đội 51, 52 rùng rùng xuất phát. Pháo binh Dù bắn hằng trăm trái vào thành, yểm trợ và che chở cho lực lượng bạn. Ôi ván bài lộ tẩy quá sớm mất rồi các em ơi. Trần Tâm, Hồ Khang, Hồ Con, Hậu và Lịch vình viễn nằm lại trên mặt thành, chung quanh lá cờ tổ quốc. Ba em còn lại trúng thương lăn xuống chân thành, được quân bạn cứu sống. Quân ta đến nơi, không sao vượt được bức tường thành kiên cố có hoả lực bảo vệ vững chắc.
Ngày 21/7 lực lượng TĐ5ND được lịnh dãn lui để không quân Mỹ đánh bom lớn phá thành. Địch phản công hàng hàng lớp lớp, toàn tân binh mặc kaki còn mới. 51 và 52 bị hai tiểu đoàn địch tấn công, cắt hậu, chơi sang toàn trực xạ không giựt 82 ly. Quân Dù phải tử chiến và cứu ứng nhau, sử dụng phi pháo tối đa, phối hợp thọc mũi phản kích vào sườn quân địch để hoá giải sức tấn công, mới thoát khỏi vòng vây.
Ba ngày sau, 25/7, lực lượng đặc nhiệm nhảy dù bất ngờ phản kích. Tiểu đoàn phó TĐ5ND “Tố Quyên” trực tiếp điều động, được tăng cường Đại Đội 111/ND của Trung Úy Đinh Viết Trinh “Ba búa” đánh từ hướng Tây Bắc, đỡ đòn cánh trái. Sườn cánh phải, hướng Bắc Cổ Thành, có hai đại đội 81 biệt cách tăng cường, đều sa lầy trong biển chốt. Đại Đội 2/Trinh sát ND của Đại Úy “Út Bạch Lan” cũng vướng chốt địch bố trí chiều sâu. Địch quyết chiến, tăng cường đông như nêm, chốt dày như vỏ dừa, liều thân kháng cự. Út Bạch Lan trúng B40 “ép-phê một băng” qua cửa mả, may sao đạn trúng lớp áo giáp mà không nổ. ĐĐ2/TSND của đại ca Út bị hóc nặng, không theo kịp đà tiến nỗ lực chính, theo lời thuật của “Sỹ Biên”. Ngày 26, nỗ lực chính là hai ĐĐ51, 52 cũng tràn tới bờ hào, vì nỗi uất ức mất nguyên toán cảm tử. Phải lui lại đào hầm hố tránh hoả lực từ mặt thành cao nã xuống, điều chỉnh phi pháo, chờ bom phá thành, đánh đêm.
Tố Quyên thuật tiếp: “54 lo bảo vệ khu vực đông bắc Tri Bưu và tải thương, 51 và 52 nhào vào Cổ thành sau khi smart bomb của Mỹ đục một mảng tường lớn ở góc phía đông bắc để lấp đoạn hào sâu ở đây và do đó mà con cái trúng miểng” (Email này từ San Jose anh Quyền gửi tôi hôm mùng 9 tháng 9 năm 2009, quá sơ lược, vì anh đang gom góp tài liệu, ký ức và nhân chứng sống để viết lại đầy đủ).
Trong email này Tố Quyên cũng xác nhận vài chuyện trước đó: “Tôi theo Sĩ và Hồ Tường vào Tri Bưu ngay buổi sáng khi 2 ĐĐ từ làng Quy Thiện tờ mờ sáng sang chiếm khu mả ở phía đầu làng rồi từ đó bám được đầu cầu ven làng sau đó dánh dọc lên hướng nhà thờ Tri Bưu (đó là lúc Đại Cồ Việt bị tản thương ra như đã kể: LTG) v.v.. Khi Út Bạch Lan bị một trái B40 trúng vào thành mả rồi văng qua trúng áo giáp nên ê ẩm cả ngực, tôi có gọi anh hỏi có cần tản thương không. Cả Đinh Viết Trinh khi dẫn ĐĐ 111 vào găp tôi trong Tri Bưu đã xin lệnh tôi cho ra trấn khúc làng sát ngay góc con đường Duy Tân và Lê văn Duyệt ở ngay góc đông bắc Cổ Thành. Sau đó đại tá Trần Quốc Lịch còn cho tôi thêm 2 ĐĐ của 81 Biệt cách do 2 Trung úy Châu văn Tài và Nguyễn Đắc Lực sang Tri Bưu để tìm cách đột kích vào thành. Những người này còn sống và một ở Westminster,một ở Houston, Texas. Khi đó (ngày 25: LTG) viên cố vấn Mỹ cho tôi biết là mờ sáng hôm sau sẽ có phi cơ Mỹ dùng bom lớn do tia laser điều khiển để đánh từ trong ra cho tường lở lấp cái hào ở gần sát góc đông bắc thành để quân ta có thể xông vào. Nhờ thế 51 & 52 mới vào được. Sau đó phi tuần VN (phải là A-37 của KQVN, đánh rất bạo và chính xác: LTG) đánh vào cáí cột cờ chỗ kỳ đài rất tốt…
Sỹ Biên, từ Australia, cách đây mấy tháng, kể tiếp: Hai trung đội đầu của 51 vượt hào khá dễ, bám được góc thành đã vỡ, lựa thế tiến vào trong, trong khi anh kêu pháo binh Dù bắn đạn nổ và khói che phủ mục tiêu. Ta lên chiếm được mặt thành, bèn cắm cờ lần nữa, chuẩn bị xung phong. Nhưng khói vừa tan địch bắn trả dữ dội, nhất là từ hai lô cốt ở mặt tiền và giữa sân cờ còn hầm hố kiên cố. L19 bao vùng cho biết VC từ bên kia sông tràn qua như kiến. Sỹ Biên đòi phi pháo yểm trợ chặn viện và tung thêm một trung đội vào thành, nhứt quyết xả láng đánh bứt sân cờ trước khi viện binh địch ứng cứu. Một trái cối 82 nổ giữa Sỹ Biên và Hồ Tường, hai vị anh hùng bị thương đẫm máu, nhưng quyết không rời trận địa. Những ai từng xả thân cùng đồng ngũ anh em trên những chiến trường một mất một còn vì màu cờ sắc áo mới hiểu tại sao có những lúc người chiến sĩ coi cái chết nhẹ tựa lông hồng, đặt danh dự trách nhiệm lên trên hết. Nhưng, ai oán thay, ông trời cao kia chẳng chịu chiều người.
Tố Quyên, từ San Jose, viết tiếp: … phi tuần VN đánh vào cái cột cờ chỗ kỳ đài rất tốt, thì lúc đó tự nhiên có 2 phi tuần Mỹ ở đâu vào vùng. Cố vấn hỏi tôi có muốn xài không thì tôi nói cứ xài và bảo nó đánh ngay vào chỗ VN vừa đánh. Nhưng than ôi, trời nỡ hại TĐ5ND mình, khói bụi từ chỗ mới đánh vừa tỏa ra bị gió đưa về phía 2 ĐĐ 51, 52. Trời ơi thế là bom bên mình giáng xuống quân ta….
Ôi… Ai hiểu được nỗi uất hận của những người chiến binh Nhảy dù lúc ấy khi thành quả máu xương của cả đơn vị đã nằm trong tầm tay toàn đội… Đại đội 51 máu thịt của tôi chỉ còn 38 quân nhân sống sót; đại đội 52 tất cả 5 sĩ quan đều bị thương, gần 50 thương vong. TĐ5ND đã mất hết máu. Tố Quyên, Sĩ Biên, Hồ Tường, Ba búa, Út bạch Lan, Châu Văn Tài, Nguyễn Đắc Lực suy kiệt hết tâm lực, chỉ còn như những xác không hồn. Trung Tá Nguyễn Chí Hiếu lặng lẽ ôn tồn ban lệnh trở về tuyến xuất phát.
Sau đó, cùng ngày, trên hệ thống liên lạc siêu tần số cơ hữu của SĐND, sĩ quan truyền tin Võ Trung Tín nghe cuộc điện đàm ngắn giữa Trung Tướng Dư Quốc Đống, Tư Lịnh SĐND và Trung Tướng Ngô Quang Trưởng, Tư Lịnh Quân Đoàn I như sau:
- Trung Tướng Đống : Trưởng có thấy không, trước khi tấn công vào mục tiêu, Tổng Thống Thiệu ra lịnh tuyệt đối không cho phá hủy cổ thành, đến khi vừa vào được trong thành thì bom dội xuống trên đầu như thế nầy thì đánh giặc cái gì đây. Đánh giặc như thế nầy thì tôi không đánh nữa, Trưởng cứ cho ai vào đánh thì đánh đi.
- Trung Tướng Trưởng: Thưa Trung Tướng được rồi, để sáng ngày mai tôi bay ra Sally gặp Trung Tướng sẽ bàn định lại…
Ngày 27/7/1972 , ba lữ đoàn hùng binh quân mũ đỏ đã tận sức lót đường xương máu, bàn giao chiến trường cho Sư đoàn Thuỷ Quân Lục Chiến. Những người anh hùng mũ xanh của Quân lực Việt Nam Cộng Hoà cũng hy sinh máu xương không kém, lập nên kỳ tích dựng lá cờ vàng tổ quốc trên Cổ thành Quảng Trị lần thứ ba và là lần sau cuối.
23:40H, ngày 17 tháng 11, 2009
Việt-Long, GĐMĐ/D.C.

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Tiểu đoàn 5 nhảy dù 1972 : TRẤN THỦ BÌNH LONG – THƯỢNG KỲ QUẢNG TRỊ

Lực lượng tham chiến gồm có SÐND làm nỗ lực chính, SÐTQLC tấn công cánh phải, Thiết Ðoàn7KB tăng phái, LÐ1BÐQ và SÐIBB trừ bị và bảo vệ hậu tuyến. SÐIBB bung rộng sang vùng tây Huế, tái chiếm các căn cứ trong khu vực thung lũng Ashau.

Xin cùng tôi thắp nén hương lòng tưởng niệm các anh hùng tử sĩ của Tiểu đoàn 5 Nhảy dù QLVNCH trên chiến trường An Lộc-Quảng Trị 1972.

 

Tưởng nhớ đích thân “Minh Hiếu”
Việt-Long (GĐMĐ/D.C.)
 

*** 

Lời tác giả: Bài này được trình bày như một bút ký chiến tranh của một chiến binh Nhảy dù, QLVNCH, xoay quanh những trải nghiệm cá nhân cùng những dữ kiện được tổng hợp, gạn lọc và tóm lược từ lời thuật của một số sĩ quan thực sự tham chiến. Thêm vào đó, chiếm một phần không nhỏ để trình bày bối cảnh của trang chiến sử, là phần tóm lược một tài liệu liên quan và một số hình ảnh trên website chính thức của Sư đoàn Nhảy Dù QLVNCH, nhaydu.com. Hầu hết những tài liệu trên website này do hai cựu sĩ quan Nhảy Dù dày công thu thập và tổng hợp, biên soạn một cách nghiêm chỉnh và trung thực, đại uý Võ Trung Tín, Tiểu đoàn truyền tin, và đại uý Nguyễn Lưu Viên, Tiểu đoàn 3 Nhảy dù. Mong hai “đích thân” nhận nơi đây lời cám ơn chân thành của tác giả, người đang làm phụ công việc của hai anh, là ghi nhận để lưu giữ và phổ biến những dữ liệu chân thực của cuộc chiến đấu của Đoàn quân Mũ đỏ QLVNCH.
Tái chiếm Quảng Trị : Hành Quân Lam Sơn 72
28/6/1972 là ngày N của kế hoạch phản công tái chiếm Quảng Trị do trung tướng Ngô Quang Trưởng, Tư lệnh QĐI, dày công thiết kế, sau khi ông tổ chức xong một Trung tâm phối hợp hoả lực có khả năng điều động và phối hợp toàn bộ hoả lực yểm trợ của các đơn vị Hoa kỳ và Việt Nam.
Lực lượng tham chiến gồm có SÐND làm nỗ lực chính, SÐTQLC tấn công cánh phải, Thiết Ðoàn7KB tăng phái, LÐ1BÐQ và SÐIBB trừ bị và bảo vệ hậu tuyến. SÐIBB bung rộng sang vùng tây Huế, tái chiếm các căn cứ trong khu vực thung lũng Ashau. Trung Ðoàn 57BB hành quân bảo vệ địa bàn Quảng Nam. SĐ3BB trấn ngự chung quanh Đà Nẳng. Thành phần trừ bị gồm Trung Ðoàn 4/2BB, Trung Ðoàn 51 và Thiết Ðoàn 17KB.
Sư Đoàn Nhảy Dù khởi động chiến dịch Lôi Phong:
Ngày N-2 và N-1: không tập toàn diện bằng tất cả hỏa lực của Việt Nam và đồng minh: B52, hải pháo, hoà lực không quân chiến thuật của Việt Nam và hạm đội 7, toàn thể pháo binh của ba sư đoàn tham chiến, nhắm vào các vị trí tập trung quân, kho tàng cơ giới và vị trí pháo binh địch.
Thêm vào đó là một kế hoạch nghi binh bằng một lực lượng Nhảy Dù chuẩn bị nhảy xuống Cam Lộ, cùng lúc TQLC đổ bộ vào cửa Việt để cắt đường tiếp vận của đối phương. Kế hoạch này nhằm đánh lạc hướng chú tâm phòng thủ của địch.
Ngày N. Lấy QL1 làm trục tiến quân, hai đơn vị Tổng Trừ Bị của QLVNCH tiến song song: SÐND bên trái, SÐ/TQLC bên phải, TĐ7KB tăng phái,. Hằng vạn quân rải từ bờ biển đến tận chân dãy Trường Sơn. Mục tiêu: cổ thành Quảng Trị.
Theo kế hoạch, SĐND sẽ được trực thăng vận qua sông Mỹ Chánh rồi dàn quân tấn công về hướng Bắc. Nhưng 5.00 giờ chiều ngày N-1, Trung Tướng Dư Quốc Đống, tư lệnh SĐND, bất ngờ thay đổi lệnh hành quân .

 


3.00 giờ sáng ngày N, 28/6, 3 Tiểu Ðoàn Nhảy Dù thuộc quyền BCH/Lữ Đoàn 3 âm thầm vượt sông Mỹ Chánh. TÐ2ND do Thiếu Tá Nguyễn Ðình Ngọc chỉ huy đi cánh trái, TÐ1ND do tân Tiểu Đoàn Trưởng là Thiếu Tá Lê Hồng chỉ huy đi giữa và TÐ3ND do Thiếu Tá Trần Văn Sơn làm Tiểu Ðoàn Trưởng đi cánh phải.
Tất cả súng phòng không của CSBV ở bên kia bờ sông sẵn sàng chĩa mũi lên trời dàn chào các “Thiên Thần Sát Địch” bằng lửa địa ngục của quỷ. Nhưng bất ngờ, hằng ngàn quân mũ đỏ nổ súng tấn công ngay các vị trí chỉ huy và phòng ngự của VC. TÐ2ND đánh thẳng vào BCH Trung Ðoàn 203 chiến xa của VC. TÐ1ND xung trận tiêu diệt hết các vị trí phòng không, tịch thu 14 súng phòng không 12.7 ly và 37 ly, 2 đại bác 57 ly phòng không, bắt sống 5 tù binh.
TÐ3ND đi cánh phải chiếm vùng Lương Ðiền, Tân Tường, Trường Vinh đến tận phía Nam sông Ô-Khê để bảo vệ bãi đáp cho 2 TÐ9ND và TÐ11ND. Sau đó TÐ3ND tiến về phía Bắc quét sạch các chốt địch dọc theo Quốc Lộ I (Ðại Lộ Kinh Hoàng) rồi hướng mũi dùi qua phía Ðông tái chiếm Quận Hải Lăng.

 

Bản đồ chiến trường Quảng Trị. (courtesy of NHAY DU VIETNAM web nhaydu.com)

 

Lữ Đoàn I Nhảy Dù xung trận:
Sáng ngày 2/7/1972, Trung Tá Lê Văn Ngọc tân LÐT/LÐIND chỉ huy 3 Tiểu Đoàn Nhảy Dù gồm:
TÐ9ND (Trung Tá Trần Hửu Phú TÐT), TÐ11ND (Thiếu Tá Lê Văn Mễ) và TĐ7ND (Thiếu Tá Trần Đăng Khôi TĐT) giữ trách nhiệm lùng quét địch trên trục phía Tây dưới chân dãy Trường Sơn, từ phía Bắc sông Mỹ Chánh qua sông Nhung đến La Vang, quét dọc theo bờ sông Thạch Hản rồi vào thị xã Quảng Trị.
TÐ9ND và TÐ11ND được trực thăng vận đổ xuống phía Bắc Sông Nhung, tiến song song diệt từng dãy chốt liên hoàn trên những dãy đồi trọc không một bóng cây, dưới ánh nắng cháy da của mùa hè đỏ lửa.
TÐ9ND chia quân thành 2 cánh tiến đánh vùng Tân Lê Phước Môn, tất cả 4 ÐÐT đều bị thương vì pháo địch. Ðại Úy Ngưu ÐÐT94 tử thương tại Tân Téo.
TÐ11ND là trục chính của cuộc tiến quân, từ Hải Lâm chia làm 2 cánh tiến chiếm mục tiêu nhà thờ La Vang, “Song kiếm trấn ải” (hai con số 1 song song) dàn quân phục kích một đoàn chiến xa BTR85 và PT76 chuyển quân của địch ngược chiều trên QL1. Sau 2 giờ quần thảo, chiến xa địch quay đầu bỏ chạy, hoảng loạn khi qua cầu. dồn đè lên nhau lật xuống sông. Tiểu Đoàn 7 Nhảy Dù do Thiếu Tá Trần Đăng Khôi làm TĐT được trực thăng vận xuống khu vực nhà thờ La Vang, lập tức tấn công bắn cháy 2 chiến xa T54 bố trí trước sân nhà thờ, làm chủ tình thế sau 3 giờ kịch chiến.
Trưa 7/7, TÐ3ND tấn công vào quận đường Hải Lăng sau 5 ngày bứng chốt. ÐÐ33ND xung phong, địch tháo chạy về hướng Bắc, quận đường Hải Lăng về tay ta lúc 4.00 giờ chiều.
Tiểu Đoàn 5 Nhảy Dù giã từ An Lộc, hẹn với Cổ Thành:

 

Ba Tiều đoàn Nhảy dù 5,6,8 thuộc BCH/Lữ đoàn 3 dưới quyền Đại tá Lê Quang Lưỡng tăng cường cho mặt trận Bình Long-An lộc, sát vai cùng nhiều đơn vị bạn quần thảo với trên 3 sư đoàn cộng quân từ trung tuần tháng 4 đến cuối tháng 6/1972. Tiểu Đoàn 5 Nhảy Dù dưới quyền Trung Tá Nguyễn Chí Hiếu,“Minh Hiếu”, từ An Lộc trở về căn cứ Ngô Xuân Soạn ở Tam Hiệp lúc gần cuối tháng 6. Tôi, lúc đó là trung uý Nguyễn Tiến Việt, “Đại Cồ Việt”, lên làm đại đội trưởng đại đội 51 trong An Lộc từ khi đại uý Trương đăng Sỹ “Sỹ Biên” bị thương, di tản. Lúc lên đường hành quân, đại đội 51 chất đầy 5 chiếc GMC, anh Sỹ và truyền tin đi xe Jeep. Cả tiểu đoàn hùng binh mũ đỏ, quân phục láng o, súng sạch đẹp như ngày khám xét, ngồi chật 30 xe quân vận, chưa nói đến xe tăng và pháo binh cùng cả một lữ đoàn hành quân bộ, khí thế đổ thành nghiêng nước. Một lần xuống xe lúc nửa đường tới Chơn Thành, một đợt tấn công, bóng dáng nhỏ thó của thiếu tá tiểu đoàn phó Lê Hồng đứng sừng sững trên mặt đường nhựa trong làn mưa đạn địch phất bản đồ thúc xung phong, hai đại đội 53,54 tung 200 quân hàng ngang tràn qua mặt đường như sóng vỡ bờ, diệt liên hoàn chốt gần 100 VC đóng sát quốc lộ 13, đếm trên 40 xác cộng quân và vô số vũ khí. Trực thăng võ trang UH-1B còn đuổi tàn quân VC tuốt trong rừng sâu, rocket, đại liên bắn xoẹt đùng tắc tắc như trống múa lân.
Sau đó là trận phản phục kích bắc Chơn Thành trên QL13, rồi gần ba tháng trường đánh trộn trấu vùi dập với địch quân quanh An Lộc và trong thành phố. Đổ trực thăng xuống chân đồi Gió hôm 17 tháng 4, sáng hôm sau TĐ5ND nhắm hướng tây hành quân vào An Lộc. Địch phục kích chặn đánh trong rừng cao su, bị đẩy lui lập tức. Tiểu đoàn chia đôi đóng thế ỷ dốc trên hai đồi cách thành phố chừng 2 km hướng đông nam. Đêm xuống hai trung đoàn địch tấn công. Trung uý cố vấn Cover gọi smart bomb 500 pound thả một trái một sát tuyến đại đội 51, dập tắt ngầm đợt xung phong của tiểu đoàn địch. Sáng ra đếm 30 xác sát tuyến và vô số súng ống. Vừa thu dọn rút về hướng tiểu đoàn, qua con suối giữa, thì địch gom một đại đội quay lại bất ngờ quật một mũi vu hồi. Khá khen cho địch quân thiện chiến, nhưng các con xung phong đông như kiến vào vị trí trống, lãnh M79 tơi bời, chạy ra không kịp. Lực lượng chính xung phong vào tuyến tiểu đoàn. “Minh Hiếu”, “Chí Bệu” (trưởng ban 3) đứng thẳng trên nóc hầm điều chỉnh air show. Phản lực và Cobra Mỹ luân phiên từng pass một đánh bom và rocket theo hướng thẳng góc với nhau block hai mặt tiểu đoàn, nhuyễn chưa từng thấy. Quân ta đứng nhìn VC chạy bom xuống suối, thì Cobra tọc tọc xịt rocket xoẹt đùng dọc lòng suối cạn. Quân ta ôm súng há mỏ sau cây cao su nhìn VC sinh Bắc tử Nam không đếm kịp. Địch tung xác đầy rừng, nhưng tiểu đoàn chưa lấy được bao nhiêu súng thì đã vội rút chạy marathon vào An Lộc, bỏ cả nồi niêu xoong chảo: B-52 trên đường bay tới đánh mục tiêu. Đến cạnh nam thành phố nhìn sang Xa Cam, chưa kịp đào hầm hố thì VC pháo kích, tấn công. Quân ta của hai đại đội 53,54 bám gốc cao su chống trả, may sao cối 82 pháo trật, ta lấn ra và tung quân phản xung phong truy kích. Đại uý Dũng 54, “Dũng Sĩ” hy sinh ngay trận này.

Ba đại đội 50, 52, 53 tổn thất nặng trong rừng cao su Xa Cam Xa Cát trong vòng nửa tháng. Tiểu đoàn phó Lê Hồng đã trúng thương trong trận đoạn chiến ở QL13 trên đường tới Tàu Ô. Năm đại đội trưởng, thì Dũng Sĩ 54 hy sinh, Từ Khánh Sinh 50, “Sỹ biên” 51 và Hồ Tường 52 bị thương, đều bị ở Xa Cam Xa Cát. ĐĐT53 Hải Thần cũng cùng số phận. 50, 52, 53 gom lại chưa bằng một đại đội lúc nhập trận, phải ở cạnh BCH tiểu đoàn làm trừ bị cuối.
Bồ Tát Quán Thế Âm, phải, chỉ có Ngài, đã ban phép lạ cho tôi đứng đội trời tới phút chót, sau hơn chục lần rách áo, thủng quần, đạn bứt quai nón sắt, mà chỉ xây sát chưa đủ báo cáo chiến thương, trong khi đồng đội ngã như rạ ở xung quanh. Đại đội 51 của tôi và 54 của trung uý Nguyễn Vũ Dương chỉ còn mỗi đơn vị từ 40 đến 60 quân khiển dụng, dựa nhau đội pháo đạp mìn đánh giặc, giải toả và giữ vững phòng tuyến nhà thương An Lộc ở phía tây, đối diện ty công chánh và toà nhà cải huấn kiên cố cách đó chừng 500 mét, bẻ gãy nhiều đợt tấn công của địch. Sau lúc trình diện đại tá Lê quang Lưỡng trong compound của tướng Nhựt, tôi và Dương dẫn đại đội đội pháo chạy qua ty cảnh sát và nhiều dãy phố đổ nát còn dính đầy máu vì pháo kích, vượt qua bộ tư lệnh chiến trường, nhắm tới nhà thương và ty công chánh. Tôi được chọn vị trí, bèn chọn phòng thủ chính diện hướng tây, làm tấm khiên thép cho bộ tư lệnh của tướng Lê Văn Hưng. Compound chỉ huy chiến trường của vị tướng anh hùng chỉ cách một con phố nhỏ phía sau. Dương thủ vị trí trừ bị bên trái. Một đêm 700 trái 105mm và 155mm toàn đạn delay từ hướng Cần Lê phóng về, ù ù vèo vèo sát mái tôn bệnh viện bên tôi tưởng chừng tốc mái, nhưng rớt qua nổ chìm sập nhà tơi bời bên Dương, Dương bị đè vẹo xương sống, không chịu knock-out, quỷ thần đếm chưa tới 10 đã lồm cồm bò dậy chỉ huy, giữ vững vị trí và tải thương anh em ra phía sau. Cộng quân mở hai đợt tấn công đêm, dùng chiến thuật đặc công. Chúng chưa biết đang đụng phải Nhảy dù mới vào trám tuyến, từng nắm tẩy các công trường cộng quân quá rõ. Anh em tôi thắp sáng đêm không ngủ bằng lửa đỏ của 12 thùng lựu đạn, bò ra sát đường ném qua, không nổ một tiếng súng, giết vô số địch bên kia đường, khu vực ty công chánh, chỉ tức là không thể qua lấy súng. Không tên nào lọt qua tới bên Dương 54. Gần sáng, C-130 bao vùng bắn spector và stinger. Từng phát từng phát, tóc tóc bùng bùng, lửa toé pháo bông đẹp như mơ. Cộng quân định dở trò một đợt gần sáng, phải bung hàng chạy tán loạn, làm mồi cho cây đại liên M60 thiện xạ của hạ sĩ Sơn và cây M79 bách phát bách trúng của trung sĩ Đổng, tới lúc đó mới khai hoả. Đang vui nhộn um sùm thì spector tóc bùng một phát cuối trúng ngay cái container chứa nước đặt trên bệ cao phía cạnh bắc của nhà thương, ngay phòng tuyến của chuẩn uý Ngưỡng. Hên quá, một em bị thương nhẹ. Xạ thủ Mỹ từ cao độ 12,000 feet báo là thấy chiến xa địch nằm ở đó!
Có đêm được lệnh chờ đánh xe tăng địch. Đại đội xé lẻ đóng chốt rộng và sâu, theo binh thư Sư đoàn Dù vừa huấn luyện. Ba toán chống tăng phục kích chân chim từ ngã tư trở vô. XM-202 bắn được 4 hoả tiễn liền nhau, cho lên tháp nước, nằm im chờ nổ liền 4 phát mà không bắn cháy được nó là phải đu dây phóng xuống. Sáu tổ hoả lực sẵn sàng bọc lưng cho khinh binh vác M72 đuổi bắn vào đuôi xe tăng. Nhưng chưa tới 11 giờ đêm, C-130 lên vùng, dập tóc tóc bùng bùng tưng bừng trong rừng cao su phía tây, minigun réo như bò rống tới gần sáng. Các bạn bộ binh nói có thấy lửa bùng như xe tăng cháy trong rừng. Sáng rõ, SA-7 từ mặt phía bắc phóng lên. Làn khói leo cao leo cao mãi. Hồi hộp sợ máy bay rớt, quân ta ngóng cổ nhìn theo, thấy cục lửa bám vào hông chiếc C-130. Nó bay vòng lại, xả mimigun “bò rống” xuống điểm phát pháo, rồi mang cả đốm lửa bay về. Hên quá!
Hai bên đối diện cầm cự suồt gần hai tháng qua con đường nhựa rộng chừng năm mét. Địch đánh kiểu gì cũng bể gáo với Nhảy dù. Tôi chưa là một đại đội trưởng đủ kinh nghiệm và tự tin để dám tung hơn 50 sinh mạng anh em tấn công một lực lượng địch có trừ bị mạnh, có ưu thế về hoả lực vá địa thế. Bên ta không có yểm trợ hoả lực pháo binh. Cả mặt trận An Lộc lúc đó chỉ có được đúng hai cây súng cối 81 ly, đạn dược hạn chế tối đa, nhưng hoả lực không yểm rất mạnh, giúp đỡ rất lớn cho việc phòng thủ. Tất cả các căn cứ hoả lực pháo binh từ An Lộc sang hướng tây đều lọt vào tay địch, chúng sử dụng để pháo bên ta suốt ngày đêm. Vậy mà mọi cuộc tấn công của địch đều bị quân Dù bẻ gãy. Trung đoàn địch đóng bộ chỉ huy trong trại cải huấn, điều động bổ sung quân số cho tuyến trước mặt tôi, nhưng mon men đánh vô bao nhiêu là bị anh em mũ đỏ chúng tôi tôi hốt gọn bấy nhiêu. Nhưng bên tôi bung ra cũng không được vì toà nhà trại cải huấn kiên cố với tường cao, hoả lực yểm trợ trực tiếp cho quân địch bằng súng không giựt và B-41 trực xạ từ trên cao xuống khu vực nhà đổ trống trải của ty công chánh, có lúc quân ta đã nhào qua chiếm được nhưng không thể giữ được tới một ngày, phải rút về để tránh tổn thất vô ích. Skyraider đánh bom nhà cải huấn bị trúng SA-7, phi công VN thiệt giỏi, còn xả bom và ngóc đầu máy bay lên, nhảy dù ra, rớt qua phía bộ binh ta ở hướng nam. Đại đội bộ binh tăng cường cho tôi, có được đâu hơn 20 quân, tôi nhờ đóng giữ sườn cánh phải, hướng bắc, ít khi phải nổ súng. Ông trung uý đại đội trưởng hơn tôi 10 tuổi, dong dỏng cao, có bộ râu đẹp, lúc nào cũng lạc quan và hài hước, thích nói chuyện về phụ nữ, có hôm anh làm cả hầm chỉ huy cười ầm ỹ giữa lúc đạn pháo kích bay ào ào qua mái tôn… Đại đội 51 của tôi cũng bị tổn thất trung bình. Ngoài giao chiến, bắn sẻ, đại bác và súng cối mỗi ngày pháo kích lai rai hằng trăm trái, không cách gì thoát nổi. Trên hai tháng trời, tôi mất nhiều em út thân yêu. Nhớ nhất là binh nhứt Hiền, người Quảng Trị, phụ xạ thủ đại liên, từng bắn lui cả một đại đội địch đang lấp ló xung phong lúc Lữ đoàn đoạn chiến ở QL13 để lên trực thăng vào An Lộc, tôi dành cây M60 bắn tiếp, để chú kéo M72 thảy tung một khẩu đội 75 li không giựt đang mon men đặt súng cách 200 mét để trực xạ trung đội tôi đang nằm lại chống cự quân truy kích, bao chót cho cả Lữ đoàn. Sau khi phản lực đánh tung lên trời đại đội địch trong đội hình tấn công từ bên kia đường QL13, chúng tôi mới khiêng được xác trung uý Kiều Nại vừa chết vì pháo cối ngay đó, còn nóng hổi, về tới căn cứ hoả lực. Trong An Lộc Hiền còn bắn sẻ hạ 7 tên địch phía bên ty công chánh. Rối em bỏ mình vì một viên bắn sẻ..
.. .An lộc an bình, Lữ đoàn Dù chúng tôi với ba tiểu đoàn 5,6,8 kéo ra, thay phiên nhau bứng chốt dọc QL13 tới căn cứ Tân Khai để về Sài Gòn… Đánh nhau trong rừng cao su rất “sòng phẳng”. Bên nào thiện chiến hơn là thắng, dù trong điều kiện yểm trợ tiếp vận chênh lệch. Trong số ba tiểu đoàn mũ đỏ này chỉ có Tiểu đoàn 6 Nhảy dù là gần đủ quân số, vừa từ Tân khai đánh ngược lên bắt tay với Lữ đoàn. Hai tiểu đoàn 5 và 8 chỉ còn chừng ¼ quân số. .. Nhưng chốt kiềng dọc đường đều bị nhổ sạch, hoặc địch buộc phải rút vào sâu tránh quân Dù, chờ Dù đi qua lại ra chặn đường trở lại… Tướng Hollingsworth ra lệnh cho trực thăng Mỹ phải bốc hết lữ đoàn trong ngày, ở cạnh phía nam căn cứ Tân Khai. Tiểu đoàn trưởng TĐ5ND, “Minh Hiếu”, chấp thuận ý kiến của tôi đề nghị bốc quân ngay trên quốc lộ, tránh được hoả tiễn 107 ly và 122 ly bắn qua đầu sang hết cánh rừng phía đông…
Đoàn xe Tiểu đoàn 5 chạy chậm hẳn lại khi vào cổng xã Tam Hiệp. Hai bên đường đầy những đồng bào và cả xứ đạo với ban nhạc kèn trống nghênh đón. Đại đội tôi chỉ còn 3 xe ngồi còn trống gần một nửa. Tôi không ngăn được dòng nước mắt tuôn trào. Tiếng hoan hô và quân nhạc đón chào như văng vẳng bên tai. Hình ảnh đồng bào hân hoan nhoà nhạt như lẫn vào những hình bóng chập chờn các anh em huynh đệ như thủ túc đã không còn quay lại nơi chốn thân yêu này để về trại gia binh tiều đoàn với vợ con được nữa.
Ngoài mặt trận không hề biết lo buồn, suy nghĩ, nay lễ tuyên dương đang tưng bừng giữa sân cờ Tiểu đoàn, tim tôi rướm máu. Anh em binh sĩ cũng đồng tâm trạng, lòng cứ hướng về phía những chiếc khăn tang mới của các quả phụ cô nhi tử sĩ dựa nhau khóc ngất dưới hàng phượng vĩ quanh sân cờ. Chồng và cha họ không bao giờ còn trở về trại gia binh ấm êm hạnh phúc kia…
Rồi hình ảnh mặt trận đầy chặt trong giấc ngủ chập chờn chờ sáng tung cánh về Sài Gòn với gia đình, lúc đó Sài Gòn chưa biết tiểu đoàn đã về hậu cứ.
*****

Lệnh Sư đoàn cho nghỉ ngơi bổ sung quân số 1 tuần lễ trước khi đi Quảng Trị. Nghỉ phép 4 ngày chưa hết thì hậu cứ phóng người về Sài Gòn triệu tập hết sĩ quan chúng tôi lên doanh trại. Tiểu đoàn nhận lệnh không vận ra Huế vào đúng 4 ngày sau đêm từ An Lộc trở về. Hầu hết quân nhân cơ hữu ở bên ngoài trại gia binh vẫn chưa trở về. Anh Sỹ bình phục, về nắm lại 51. Tôi qua làm đại đội trưởng 54, đem đại đội ra phi trường chỉ có gần 30 quân, toàn hạ sĩ quan và binh sĩ của ĐĐ54 ở trong trại gia binh.
Tiểu đoàn chuẩn bị lên phi cơ với khoảng 25% quân số, gồm bộ chỉ huy tiểu đoàn và các bộ chỉ huy của 5 đại đội cơ hữu, cộng thêm 52 tân binh bổ sung tại phi trường Tân Sơn Nhứt. Nhưng đó lại là lúc tôi phải luyến tiếc bàn giao đại đội 54 cho trung uý Dương vừa ra phi trường trình diện hành quân; trước đó ai cũng tưởng sau gần ba tháng An lộc anh chàng này phải trốn ở nhà với vợ thêm ít hôm rồi mới lên đường ra trận. Té ra anh chàng cũng ghiền đánh giặc không kém gì tôi.
Tôi trở về 51 với đại uý Sỹ. ĐĐ51 dưới quyền tôi sau hai tháng trong An Lộc chỉ còn hai sĩ quan khiển dụng: tôi với thiếu uý Vũ Văn Hợi (các trung đội trưởng Trung, Ngưỡng, Lượm đều bị thương, trung uý Tuyết tử trận) tuy quân số lúc kéo từ An Lộc ra đánh chốt dọc QL13 về tới Tân Khai vẫn còn được đâu khoảng 52 quân, nhiều nhất trong cả tiểu đoàn. Đại uý Trương Đăng Sỹ là đại đội trưởng duy nhất trong hàng ngũ chỉ huy kỳ cựu của tiểu đoàn mà còn sống sót sau An Lộc và trở lại hành quân. “Sỹ Biên” cùng đại đội 51 là element de choc của “Minh Hiếu” trong nhiều năm nay, tôi là cánh tay mặt của anh, nên anh lấy tôi về cho kỳ được.
Ra mặt trận Huế- Quảng Trị, tiểu đoàn trú đóng tại một căn cứ cũ khoảng một tuần lể. Thành phần quân nhân cơ hữu đi phép về lần lượt ra hành quân từ lúc đó đến lúc di hành đi Cổ thành thì đã được 90% quân số. Đó là tinh thần của nhảy dù: không bỏ đồng đội lúc gian nguy. Hai sĩ quan bổ sung ĐĐ51 là một chuẩn uý địa phương quân và một trung uý từ không quân đưa sang. Anh trung uý cao nghều, đeo cặp kính cận dày cộp, không biết về sau số phận ra sao trong cơn bão lửa. Tôi ngồi suốt ngày trên nóc một căn hầm cao, trong nắng gắt, bên cạnh là hai chiếc bi đông nước, gói thuốc lá Bastos de Luxe, máy truyền tin PRC 25, dùng ống dòm theo dõi các trung đội trưởng tân đáo thực tập điều động hành quân vùng làng mạc và đồi trọc, đánh trận giả với nhau, thao dượt tác chiến trong làng mạc đông dân và thành phố. Tiểu đoàn huấn luyện và thực tập bắn các loại hỏa tiển TOW, M72, XM202 chống chiến xa.
Ngày 5/7/1972, TĐ5ND di chuyển bằng đường bộ đến La Vang Tả rồi tiến về hướng Tây. Sau khi B52 trải thảm dọc bờ sông, TĐ5ND tung quân vào lục soát đến tận bờ sông Thạch Hản, thấy rất nhiều xác cộng quân, tịch thu 2 khẩu phòng không 37 ly.
Ngày 9/7/1972, bàn giao khu vực lại cho TĐ7ND, TĐ5ND di chuyển về hướng Đông, băng ngang QL1, hôm sau dừng quân tại khu vực thôn An Thái cách Cổ thành khoảng 3 km về hướng Đông Nam. Tại đây BCH/TĐ lập sa bàn chuẩn bị kế hoạch điều quân tấn công Cổ Thành.
Ngày 10/7/1972, “Minh Hiếu” ban lệnh hành quân. Di chuyển vòng xa lên hướng đông bắc qua nhiều làng mạc nhiều cây cối để tiếp cận Cổ Thành với yếu tố bất ngờ, TĐ5ND vây bọc diệt gọn những chốt lẻ tẻ nằm trong các làng canh giữ đường về thành cổ, không một tên nào chạy thoát về báo tin quân Dù đánh mặt đông bắc. Tôi dẫn quân đi, vừa đánh vừa nhai cơm sấy thịt hộp trong nỗi hân hoan như một viên tiểu tướng của vua Quang Trung vừa thần tốc diệt được chốt Hà hồi, Ngọc Hồi, chuẩn bị gươm giáo ngựa voi giết hết những tên Tôn Sĩ Nghị của giặc xâm lăng phương bắc mang tội tàn sát hằng ngàn đồng bào Huế trong Tết Mậu thân chưa xa.
Ngày 11/7/1972, bay qua đầu là TÐ1TQLC được trực thăng vận đổ xuống thị xã Quảng Trị 2 km về hướng đông bắc để chận đường tiếp vận của địch cho Cổ Thành, và có thể cũng để bảo mật cho đường tiến sát của quân Dù. Hai trực thăng chuyển quân CH53 của Mỹ bị hỏa tiển SA-7 bắn rơi, 30 quân nhân TQLC và phi hành đoàn tử trận.
2 giờ sáng 14/7/1972, le Quatorze de Juillet, TĐ5ND xuất phát, tiến về cổ thành. Pháo 130 mm của địch nổ lác đác cầm chừng về hướng quân ta. 51&52 “từng bước từng bước thầm” tiến qua cánh đồng 2 km quanh những ngôi mộ cao như đồi nhỏ, nhắm hướng làng Tri Bưu sát cạnh đông bắc cổ thành Đinh Công Tráng. Pháo thủ phòng không VC đang ngồi hút thuốc rê ngóng lên trời chờ phi cơ ta tới. Đại đội 52 hí hửng lặng lẽ dàn quân, Hồ Từơng tung 2 trung đội xung phong, bợ ngay mấy cây phòng không và súng cối ngon ơ, chiếm được bìa làng không tốn một giọt máu.
Đại đội 51 tiến vô theo, vượt qua 52 kiểu chân rết, bắt đầu đánh chốt. Tới đêm đó tôi mới tiến được gần 100 mét. Anh Sỹ hỏi thăm liên tục. Chưa quen địa thế, quân ta ăn đậm pháo, nhưng pháo trật chỉ trong vài chục một trăm mét qua hướng nam, ta chỉ tổn thất nhẹ, phải nghỉ đêm chờ phi pháo diệt địch. Sỹ Biên thức suốt đêm điều chỉnh phi pháo. Sáng hôm sau, tôi xin lệnh anh giao cho tôi dẫn quân bung ra phía trước thật nhanh để tránh cối 61 ly cấp tập bảo vệ chốt, anh cứ lo theo dõi để đánh phi pháo ở xa và phản pháo các vị trí cố. Tôi hô hào anh em “bám thắt lưng địch mà đánh” để tránh pháo, chính là huấn lệnh chiến trường của VC mà tôi bắt được trên xác cộng quân ở An lộc, mà chúng không bao giờ làm được. Chốt địch trong làng thường đóng rải ngoài sân, trong nhà; nằm quan sát thấy rõ cách bố trí, ta kín đáo dàn quân, mở tối đa hoả lực, VC chưa thò đầu khỏi hầm là xung phong liền, như vậy mới vượt mau khỏi vùng hoả tập dự phòng và địch không kịp kéo hoả lực cối về sát tuyến. Chiến thuật chốt kiềng của VC đã bể từ lâu. Xông xáo tới xế trưa, tôi chỉ có hai ba em bị thương. Cách đánh thật hiệu quả, thấy nguy hiểm nhưng lại ít tổn thất. Ai ai cũng hăng hái. Cộng quân vừa nhác thấy bóng áo hoa dù thấp thoáng là đã bị xung phong tràn ngập, tên nào sống sót chỉ kịp bương về hướng cổ thành. Đánh như quân Quang Trung diệt Tôn Sĩ Nghị, anh em ơi! Dân ta đã chạy giặc hết. Quân ta quan sát không thấy hầm chốt ngoài sân thì bắn M72, M79 vào cửa sổ những ngôi nhà chỉ cách nhau mảnh vườn, nhảy tới tung lựu đạn rồi ria M16 từ đất lên nóc. VC trốn núp trong nhà chịu không nổi, bỏ chạy tán loạn, quân ta cứ thế chiếm từng nhà, từng vườn. Đạn pháo lọt tọt rớt phía sau, rõ ràng nó bắn không kịp. Đại đội 52 của Hồ Tường bên cánh trái kêu oai oái. Thiếu uý Hợi đánh giặc rất hăng, tay trái móc lựu đạn, tay phải bắn M16 kẹp hông, nhảy ngang, ria sủi đất chém ngang miệng hầm (ông này là thiện xạ của khoá 24 Đà lạt, với tôi thân hơn anh em ruột), miệng chỉ huy hô hào như sấm, lăn bò và phóng qua rào lẹ hơn cả khinh binh. Trung đội của anh đeo sát bên tôi không nhường nửa bước. Lính Dù Tiểu đoàn 5 xung trận như xi-nê. Anh em tôi đánh giặc đẹp tuyệt vời, nhất là trong thế chủ động tấn công, sở trường của đoàn quân bách chiến. Nhưng… Một đợt xung phong nữa, một trái lựu đạn từ hầm VC trong mảnh vườn lọt giữa hai trung đội, ngang hông trái, nhắm ngay tôi thảy qua. Vừa nhác thấy cái gì lạ trên không thì nghe khinh binh hét vang “lựu đạn, trung uý!”. Bay đại vô một góc tường, mới được nửa ngực, liền cảm thấy chân trái tung lên cao, lật ngửa cả thân người, tưởng đâu nguyên cẳng trái đã đi chơi chỗ khác. Lính tôi chĩa M16 xả liên thanh hội đồng, nhào tới tông xuống hầm cái kẻ khờ khạo đáng thương kia hai trái lựu đạn, lấy 2 cây AK xong mới cõng tôi ra sau. Dọc đường tôi chợt thấy thiếu tá Bùi Quyền “Tố Quyên”, đã nghe danh từ lâu, vừa bổ sung làm tiểu đoàn phó, tay cầm combiné nhảy từ hầm này qua hầm khác giữa trận pháo dữ, điều động hai đại đội 51, 52. Lòng tôi đầy ấm ức, y như lúc cây fender đứt giây Mi giữa đoạn solo nóng bỏng trên sân khấu hội quán trường Võ Bị vào đêm có người yêu ở Nha Địa Dư vô coi. Anh Sỹ cầm tay tôi, không dấu được vẻ lo âu. Tôi nói uổng quá không cùng anh zô Cổ thành rồi lên Ti Vi được nữa rồi. “Sỹ biên” biểu tôi “thôi mày lo về dưỡng thương rồi ra sớm với tao”. Tôi chợt mỉm cười nhớ lại hồi trận Hạ Lào, anh Sỹ cũng cầm tay tôi dưới giao thông hào trong tiếng Cobra vần vũ, nói “thôi mày zìa zới con zợ mày cho rồi, bày đặt xin ở lại! Bị thương zô gân tay đêm lạnh chịu không nổi đâu em!”
Tới lúc đó quân Cộng từ bên kia sông Thạch hãn đã gấp rút ồ ạt bổ sung, đi ngờ ngờ giữa ban ngày, bắt đầu phản kích dữ dội với hoả lực yểm trợ tối đa. Quân ta đã hết yếu tố bất ngờ để tốc chiến tốc thắng. Tôi rời mặt trận, đúng lúc anh em tôi bắt đầu đổ đầy máu xương trên đoạn đường tiến vào cổ thành Đinh Công Tráng, nơi quân Dù đã giữ cả thị xã Quảng Trị vững như bàn thạch trong trận Mậu thân choáng váng.
Ngày 17/7/1972 ba tiểu đoàn Dù đã vây kín ba phía tây, nam, đông của cổ thành. Góc chính bắc qua sông Thạch hãn vẫn là đường tiếp vận của địch. Hướng đông bắc thì TĐ5ND dưới quyền “Minh Hiếu”, “Tố Quyên”, đánh rát qua nhà thờ Tri Bưu nhắm bức tường thành. “Minh Hiếu” ban lệnh tái chiếm thành Đinh Công Tráng với một toán tiền thám cảm tử xâm nhập vào thành trong đêm 18 tháng 7, quan sát và lập đầu cầu cho tiểu đoàn tung lực lượng tấn công, trong 2 ngày phải chiếm và cố thủ được ít nhất phân nửa chu vi bờ thành và nội thành.
Một toán “thám sát cảm tử” tình nguyện được thành lập, tuyển chọn ưu tiên các quân nhân gốc người Quảng Trị. Trong số đâu chừng hơn 20 người, 8 anh em được chọn đều thuộc đại đội 51. Hạ sĩ nhứt Trần Tâm làm trưởng toán, hai hiệu thính viên rất chăm chỉ của đại đội là hạ sĩ Hậu, người Nam, và hạ sĩ nhứt Lịch, người Quảng Trị, đều tình nguyện, binh nhứt Hồ Khang đòi mang lá quốc kỳ, thêm nữa là hạ sĩ Hồ Con, và ba binh sĩ khác. (Danh sách này dựa theo lời kể của đại uý Trương Đăng Sỹ).
Giờ G đêm 18. Từ điểm xuất phát đến mục tiêu cách hơn 200 mét, toán quân dũng cảm tiến vào đêm tối, mong lách chốt nhập thành. Gần sáng, Hậu thì thầm báo cáo đang lội qua hào nước sâu. 5 phút sau, đột nhiên cả tiểu đoàn chợt thấy lá cờ vụt nhô lên tung bay trên nền trời mờ tối, trên nền ánh hoả châu lập loè phía xa. Rồi lại giựt mình nghe tiếng Hồ Khang hô vang trong cái tĩnh lặng rợn người đúng vào khi chiến địa chợt im tiếng súng: “Việt Nam Cộng Hoà muôn năm – Nhảy dù cố gắng- Nhảy dù chiến thắng|” Hậu hét luôn trong máy báo cáo với đại uý Sỹ : “Quốc kỳ dựng rồi, đích thân ơi!” Lập tức lửa đạn vang ầm vĩnh viển cắt đứt tiếng Hậu. Đạn lửa thượng liên xanh lè hội tụ dập vùi toán anh hùng mũ đỏ, giữa những tảng lửa B40, B41 nổ tập trung vào giữa chân cờ. Tiểu đội cảm tử quân hoàn toàn mất liên lạc. Hai đại đội 51, 52 rùng rùng xuất phát. Pháo binh Dù bắn hằng trăm trái vào thành, yểm trợ và che chở cho lực lượng bạn. Ôi ván bài lộ tẩy quá sớm mất rồi các em ơi. Trần Tâm, Hồ Khang, Hồ Con, Hậu và Lịch vình viễn nằm lại trên mặt thành, chung quanh lá cờ tổ quốc. Ba em còn lại trúng thương lăn xuống chân thành, được quân bạn cứu sống. Quân ta đến nơi, không sao vượt được bức tường thành kiên cố có hoả lực bảo vệ vững chắc.
Ngày 21/7 lực lượng TĐ5ND được lịnh dãn lui để không quân Mỹ đánh bom lớn phá thành. Địch phản công hàng hàng lớp lớp, toàn tân binh mặc kaki còn mới. 51 và 52 bị hai tiểu đoàn địch tấn công, cắt hậu, chơi sang toàn trực xạ không giựt 82 ly. Quân Dù phải tử chiến và cứu ứng nhau, sử dụng phi pháo tối đa, phối hợp thọc mũi phản kích vào sườn quân địch để hoá giải sức tấn công, mới thoát khỏi vòng vây.
Ba ngày sau, 25/7, lực lượng đặc nhiệm nhảy dù bất ngờ phản kích. Tiểu đoàn phó TĐ5ND “Tố Quyên” trực tiếp điều động, được tăng cường Đại Đội 111/ND của Trung Úy Đinh Viết Trinh “Ba búa” đánh từ hướng Tây Bắc, đỡ đòn cánh trái. Sườn cánh phải, hướng Bắc Cổ Thành, có hai đại đội 81 biệt cách tăng cường, đều sa lầy trong biển chốt. Đại Đội 2/Trinh sát ND của Đại Úy “Út Bạch Lan” cũng vướng chốt địch bố trí chiều sâu. Địch quyết chiến, tăng cường đông như nêm, chốt dày như vỏ dừa, liều thân kháng cự. Út Bạch Lan trúng B40 “ép-phê một băng” qua cửa mả, may sao đạn trúng lớp áo giáp mà không nổ. ĐĐ2/TSND của đại ca Út bị hóc nặng, không theo kịp đà tiến nỗ lực chính, theo lời thuật của “Sỹ Biên”. Ngày 26, nỗ lực chính là hai ĐĐ51, 52 cũng tràn tới bờ hào, vì nỗi uất ức mất nguyên toán cảm tử. Phải lui lại đào hầm hố tránh hoả lực từ mặt thành cao nã xuống, điều chỉnh phi pháo, chờ bom phá thành, đánh đêm.
Tố Quyên thuật tiếp: “54 lo bảo vệ khu vực đông bắc Tri Bưu và tải thương, 51 và 52 nhào vào Cổ thành sau khi smart bomb của Mỹ đục một mảng tường lớn ở góc phía đông bắc để lấp đoạn hào sâu ở đây và do đó mà con cái trúng miểng” (Email này từ San Jose anh Quyền gửi tôi hôm mùng 9 tháng 9 năm 2009, quá sơ lược, vì anh đang gom góp tài liệu, ký ức và nhân chứng sống để viết lại đầy đủ).
Trong email này Tố Quyên cũng xác nhận vài chuyện trước đó: “Tôi theo Sĩ và Hồ Tường vào Tri Bưu ngay buổi sáng khi 2 ĐĐ từ làng Quy Thiện tờ mờ sáng sang chiếm khu mả ở phía đầu làng rồi từ đó bám được đầu cầu ven làng sau đó dánh dọc lên hướng nhà thờ Tri Bưu (đó là lúc Đại Cồ Việt bị tản thương ra như đã kể: LTG) v.v.. Khi Út Bạch Lan bị một trái B40 trúng vào thành mả rồi văng qua trúng áo giáp nên ê ẩm cả ngực, tôi có gọi anh hỏi có cần tản thương không. Cả Đinh Viết Trinh khi dẫn ĐĐ 111 vào găp tôi trong Tri Bưu đã xin lệnh tôi cho ra trấn khúc làng sát ngay góc con đường Duy Tân và Lê văn Duyệt ở ngay góc đông bắc Cổ Thành. Sau đó đại tá Trần Quốc Lịch còn cho tôi thêm 2 ĐĐ của 81 Biệt cách do 2 Trung úy Châu văn Tài và Nguyễn Đắc Lực sang Tri Bưu để tìm cách đột kích vào thành. Những người này còn sống và một ở Westminster,một ở Houston, Texas. Khi đó (ngày 25: LTG) viên cố vấn Mỹ cho tôi biết là mờ sáng hôm sau sẽ có phi cơ Mỹ dùng bom lớn do tia laser điều khiển để đánh từ trong ra cho tường lở lấp cái hào ở gần sát góc đông bắc thành để quân ta có thể xông vào. Nhờ thế 51 & 52 mới vào được. Sau đó phi tuần VN (phải là A-37 của KQVN, đánh rất bạo và chính xác: LTG) đánh vào cáí cột cờ chỗ kỳ đài rất tốt…
Sỹ Biên, từ Australia, cách đây mấy tháng, kể tiếp: Hai trung đội đầu của 51 vượt hào khá dễ, bám được góc thành đã vỡ, lựa thế tiến vào trong, trong khi anh kêu pháo binh Dù bắn đạn nổ và khói che phủ mục tiêu. Ta lên chiếm được mặt thành, bèn cắm cờ lần nữa, chuẩn bị xung phong. Nhưng khói vừa tan địch bắn trả dữ dội, nhất là từ hai lô cốt ở mặt tiền và giữa sân cờ còn hầm hố kiên cố. L19 bao vùng cho biết VC từ bên kia sông tràn qua như kiến. Sỹ Biên đòi phi pháo yểm trợ chặn viện và tung thêm một trung đội vào thành, nhứt quyết xả láng đánh bứt sân cờ trước khi viện binh địch ứng cứu. Một trái cối 82 nổ giữa Sỹ Biên và Hồ Tường, hai vị anh hùng bị thương đẫm máu, nhưng quyết không rời trận địa. Những ai từng xả thân cùng đồng ngũ anh em trên những chiến trường một mất một còn vì màu cờ sắc áo mới hiểu tại sao có những lúc người chiến sĩ coi cái chết nhẹ tựa lông hồng, đặt danh dự trách nhiệm lên trên hết. Nhưng, ai oán thay, ông trời cao kia chẳng chịu chiều người.
Tố Quyên, từ San Jose, viết tiếp: … phi tuần VN đánh vào cái cột cờ chỗ kỳ đài rất tốt, thì lúc đó tự nhiên có 2 phi tuần Mỹ ở đâu vào vùng. Cố vấn hỏi tôi có muốn xài không thì tôi nói cứ xài và bảo nó đánh ngay vào chỗ VN vừa đánh. Nhưng than ôi, trời nỡ hại TĐ5ND mình, khói bụi từ chỗ mới đánh vừa tỏa ra bị gió đưa về phía 2 ĐĐ 51, 52. Trời ơi thế là bom bên mình giáng xuống quân ta….
Ôi… Ai hiểu được nỗi uất hận của những người chiến binh Nhảy dù lúc ấy khi thành quả máu xương của cả đơn vị đã nằm trong tầm tay toàn đội… Đại đội 51 máu thịt của tôi chỉ còn 38 quân nhân sống sót; đại đội 52 tất cả 5 sĩ quan đều bị thương, gần 50 thương vong. TĐ5ND đã mất hết máu. Tố Quyên, Sĩ Biên, Hồ Tường, Ba búa, Út bạch Lan, Châu Văn Tài, Nguyễn Đắc Lực suy kiệt hết tâm lực, chỉ còn như những xác không hồn. Trung Tá Nguyễn Chí Hiếu lặng lẽ ôn tồn ban lệnh trở về tuyến xuất phát.
Sau đó, cùng ngày, trên hệ thống liên lạc siêu tần số cơ hữu của SĐND, sĩ quan truyền tin Võ Trung Tín nghe cuộc điện đàm ngắn giữa Trung Tướng Dư Quốc Đống, Tư Lịnh SĐND và Trung Tướng Ngô Quang Trưởng, Tư Lịnh Quân Đoàn I như sau:
- Trung Tướng Đống : Trưởng có thấy không, trước khi tấn công vào mục tiêu, Tổng Thống Thiệu ra lịnh tuyệt đối không cho phá hủy cổ thành, đến khi vừa vào được trong thành thì bom dội xuống trên đầu như thế nầy thì đánh giặc cái gì đây. Đánh giặc như thế nầy thì tôi không đánh nữa, Trưởng cứ cho ai vào đánh thì đánh đi.
- Trung Tướng Trưởng: Thưa Trung Tướng được rồi, để sáng ngày mai tôi bay ra Sally gặp Trung Tướng sẽ bàn định lại…
Ngày 27/7/1972 , ba lữ đoàn hùng binh quân mũ đỏ đã tận sức lót đường xương máu, bàn giao chiến trường cho Sư đoàn Thuỷ Quân Lục Chiến. Những người anh hùng mũ xanh của Quân lực Việt Nam Cộng Hoà cũng hy sinh máu xương không kém, lập nên kỳ tích dựng lá cờ vàng tổ quốc trên Cổ thành Quảng Trị lần thứ ba và là lần sau cuối.
23:40H, ngày 17 tháng 11, 2009
Việt-Long, GĐMĐ/D.C.

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm