Nhân Vật
Tiểu vương quốc của Sùng
Chuyện nghe giống phim nhưng đó là chuyện thật của anh Sùng, ở bản Phiêng Đén, xã Tân Lập huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn. Tuy mới 35 tuổi nhưng Sùng đã có cháu nội, cháu ngoại đề huề và khi đến thăm gia đình của Sùng, người ta không khỏi ngạc nhiên bởi điệu sống rất vua chúa, cứ tưởng như đang vào thăm một tiểu vương quốc của vua Mèo trong căn nhà tuềnh toàng, gió thông thốc từ đằng trước ra đằng sau và nhà chỉ có đúng một chiếc xe gắn máy Honda hiệu Win, có một chiếc tủ thờ bằng gỗ, một bộ bàn ghế ngồi uống nước, thêm hai cái nồi làm vốn liếng, còn lại chẳng có gì khác!
“Tôi là một ông vua”
Nguyên văn Sùng đã nói khi chúng tôi hỏi thăm về đời sống của anh. Ngoài ra, anh còn nói rằng “Muốn làm vua không phải là khó, vấn đề có đủ sức làm vua hay không mà thôi!”.
“Vậy anh có gặp khó khăn gì khi cho các con của anh đi học?”.
“Có chứ, ban đầu nhà nước không cho mình đăng ký kết hôn với cả ba cô vợ, bởi vì luật hôn nhân Việt Nam thì một vợ một chồng. Nhưng mình đẻ ra lúc đó là sáu đứa con, mỗi cô hai đứa. Giờ nếu không cho đăng ký kết hôn thì làm sao mà làm giấy khai sinh, mà cho con đi học, cuối cùng mình có giấy đăng ký kết hôn cả ba cô. Các con của mình đi học bình thường mà!”.
“Anh có bí quyết gì mà có được một lần ba cô vợ, anh có thể dạy tôi với không?”
“Mình là giống đẹp, đàn ông là giống đẹp, đàn bà là giống mạnh. Từ con sư tử cho đến con gà trống hay con chim, con trống, con đực bao giờ cũng đẹp, con cái thì rất mạnh. Mình cứ đẹp vào thì các cô thương thôi! Lúc xưa mình còn định cưới thêm hai cô nhưng nhà nước cấm đấy chứ!”.
“Lúc anh cưới cô vợ sau, cô vợ cả có nói gì không? Có buồn không?”
“Buồn thì không biết, vì thấy cô cũng cười tươi mà! Nhưng chắc chắn không cô nào nói gì hết, cô trước đi cưới cô sau cho tôi! Tôi nghĩ là chẳng cô nào vui đâu, nhất là đi cưới vợ cho chồng. Nhưng mỗi người mỗi số phận, số tôi là số làm vua, mà dân tộc H’Mong của tôi không còn vua nữa, cũng đã tan tác từ lâu, tứ tán. Chính vì các cô vợ tôi tin vào thầy mo, tin vào khả năng làm vua và làm chồng của tôi nên các cô đi theo tôi. Bằng chứng là tất cả vợ con tôi đều thấy sung sướng, hạnh phúc!”
Ðúng như lời Sùng đã khoe, cả ba cô vợ của Sùng, cô lớn nhất 35 tuổi, cô nhỏ nhất 24 tuổi (cô 35 tuổi đã có con đầu 18 tuổi, cô vợ út hai mươi bốn tuổi nhưng đã có con mười tuổi, nghĩa là các cô đều bị tảo hôn và con của Sùng cũng trong tình trạng tảo hôn) khi nghe chúng tôi hỏi cô thấy đời sống gia đình như thế nào thì cả ba cô đều gật đầu nói rằng mình rất hạnh phúc.
Không biết khi nói mình hạnh phúc, các cô vợ của Sùng có biết rằng họ đã là nạn nhân của lề thói tảo hôn và các con họ cũng vậy? Và họ có biết rằng cách nơi họ đang sống khoảng 60km, thấp hơn họ chừng 500 mét, có những con đường bằng nhựa, bằng bê tông, nhà xây bằng gạch, thậm chí bằng bê tông cốt thép, có điện để thắp, có tivi để xem, có bia để uống và mỗi bữa ăn, người ta ăn có đến ba món, bốn món, thậm chí cả chục món thức ăn trên bàn, cơm chỉ là một phần nhỏ trong bữa ăn… Chứ không giống như đại gia đình của họ với một nồi cơm to tổ chảng và một nồi canh chủ yếu là rau rừng, bữa nào khá thì có thêm vài lát thịt lợn trôi lỏng bỏng và cả nhà vừa thổi cơm, vừa húp canh xì xụp?
Tuy vậy, Sùng cũng có cái quyền để anh ta tự hào về sự giàu có của mình. Bởi trong lúc hầu hết người dân trong bản Phiêng Ðén đều phải ăn ngô (bắp), ăn củ sắn thế bữa. Bởi đời sống ở đây còn quá nghèo, không có đường bê tông, chỉ riêng việc lội bộ từ trong bản ra tới đường xã đã mất hết gần hai giờ đồng hồ để đi bộ gần 6km đường rừng, trời nắng thì còn đỡ, trời mưa thì trơn trợt, không may trợt thẳng xuống hố sâu hàng trăm mét thì khỏi phải nói! Trong bản chẳng có gì ngoài đèn dầu tù mù, không tivi, không quán xá, không có bất kỳ thứ gì ngoài những mái nhà và chắc chắn nhà nào cũng có được hai cái nồi, một cái ấm nấu nước.
Và Sùng cũng có quyền tự xem anh là vua bởi đời sống hạnh phúc khép kín của anh với ba cô vợ, mười đứa con, trong đó có ba đứa đã dựng vợ, gả chồng, có cháu nội, cháu ngoại đầy đủ. Các bà vợ vẫn cứ tiếp tục đẻ, cô vợ thứ ba đang mang thai. Bộ bàn của anh ngồi uống rượu ngô và chè xanh đặt giữa, nhìn sang trái là buồng của cô vợ cả, nhìn sang phải là buồng của hai cô vợ còn lại. Mỗi buồng được che bằng một tấm vải có in nhiều hình bông hoa đỏ chói. Tối đến, anh như một ông vua ngồi giữa nhà uống rượu để ba cô vợ phục vụ.
Duy trì dòng máu vua Mèo
Ngồi uống rượu, trò chuyện một lúc, con người đầy tự mãn và hãnh tiến của Sùng bay đâu mất tiêu mà thay vào đó là một gã đàn ông chân chất, đầy nỗi niềm. Mặc dù nhỏ hơn tôi vài tuổi nhưng Sùng bắt tôi phải gọi anh ta bằng anh hoặc chú bởi vì anh ta đã có sui, mà tục lệ người H’Mong thì phải kính lão đắc thọ, lão ở đây là đã có cháu, có chắt, tôi chưa có nên phải đặt anh ở vế trên. Tôi vui vẻ đồng ý. Sùng buồn bã choàng vai tôi: “Mày biết không, tao buồn lắm nhưng chẳng qua tao cười vậy thôi. Chỉ tội cho mấy con vợ của tao thôi!”.
“Lúc nãy anh mới nói là họ hạnh phúc lắm mà!”.
“Không phải vậy đâu mày ơi, cái giấc mộng tự do của người Mèo đã xô dạt tao từ ATK (an toàn khu – còn gọi là khu tự trị) ở Cao Bằng về đây! Mày biết không, ATK là cái gì mày biết không? Ðó là nơi không có chợ, không có thứ gì hết ngoài cái quyền tự trị, không ai thèm ngó ngàng tới. Về sau, mình được phép tự trị trong căn nhà của mình, chữa bệnh cũng khó mà rừng thì của nhà nước. Sống không nổi đâu! Hiện tại vẫn còn gọi là ATK nhưng thực ra thì bỏ lâu rồi. Nghiệt nỗi vẫn chưa có gì!”.
“Anh tới đây bao lâu rồi?”.
“À, tao mới tới đây chưa đầy hai năm, sống cũng đỡ hơn trước. Trên đó tao được quyền lấy vợ, bởi tao mang dòng máu vua Mèo, tao phải có nhiều vợ để duy trì dòng máu này. Tao cũng mệt mỏi lắm chứ có sướng sung gì đâu mày ơi! Giờ về đây khó đủ thứ. Mình sống ngay trên rừng mà muốn cất cái nhà phải xin phép khắp nơi mới lấy được một ít gỗ tạp để làm nhà đó mày”.
“Anh có trồng rừng không? Nghe nói ở đây nhà nước giao rừng cho dân mà?”.
“Ừ đúng rồi đó, ở đây người ta trồng rừng nhiều lắm, chính vì trồng rừng mà chúng nó nghèo. Vì suốt ngày bỏ công sức đi trồng rừng, nhà nước hỗ trợ cây giống, trồng mà chết thì phải đền đó mày! Hỗ trợ thêm 70% tiền công lao động. Tao đéo hiểu cái 70% là gì mà thấy trồng suốt ba năm, nó cho được 5 triệu đồng. Hỏi mày ba năm mà năm triệu đồng thì sống con mẹ gì được chứ?! Tao đéo trồng rừng, tao chấp nhận làm phu vác gỗ cho bọn kiểm lâm để kiếm tiền nuôi con. Nếu mà tao không vác thì bọn khác cũng vác. Giờ tao kiếm tiền nuôi con trước đã!”.
“Có lúc tao cũng kiếm tí gỗ để bán, có vậy mới sống nổi. Chứ hỏi mày bà con ở đây trồng rừng cả chục năm nay, nhà nước chúng không cho khai thác, chúng bảo ông Tổng thống Việt Nam (tức ông Chủ tịch hoặc Thủ tướng nhưng Sùng gọi là Tổng thống) đã ra lệnh đóng cửa rừng. Dân đói mốc đói meo, bọn nhà kiểm lâm và lâm tặc thi nhau chặt hết gỗ quý. Chúng nó đéo có lương tâm mày ơi!”.
“Giờ tao chỉ biết buồn, vì người H’Mong chúng tao bị xô dạt từ nơi này đến nơi khác, nghèo đói muôn năm sống mãi trong sự nghiệp của chúng tao. Ở đâu có người H’Mong ở đó có sự nghèo mày ạ! Dù rằng chúng tao đã cố gắng rất nhiều nhưng làm không ra mày ạ!”.
Câu chuyện cứ như vậy kéo dài theo cơn mưa rả rích trước hiên nhà của Sùng. Một căn nhà tuềnh toàng, gió lộng bốn bề, lợp tôn prociment và nổi bật nhất vẫn là ba căn buồng của ba bà vợ cùng với hai cái nồi trên bếp. Bữa cơm được dọn ra, một nồi canh đặt giữa nhà, nồi cơm đặt ở gần cô vợ út, mọi người ăn lấy ăn để một cách ngon lành.
Vì không chuẩn bị nhiều tiền, chúng tôi chỉ tặng cho các con của Sùng mỗi đứa vài chục ngàn đồng trước khi chia tay. Sùng cảm động gần khóc: “Sao mày tốt thế hả thằng người Kinh này. Bù cho bọn người kinh suốt ngày bắt nạt và lừa bịp chúng tao! Mày nhớ giữ cái mạnh khỏe trong người nhé!”.
Tự dưng, câu chúc hơi kỳ quặc của Sùng lại ám nhớ chúng tôi trên suốt quãng đường 6km băng rừng đi ngược ra đường làng bằng bê tông. Ðôi khi một buổi trưa lạ khiến mình cảm giác đã trôi qua vài thế kỷ!
HL
( Trẻ )
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- Huỳnh Ngọc Chênh - Hôm nay đón Nguyễn Thúy Hạnh về nhà, kịch tính như phim
- "Sư Minh Tuệ" - by Đỗ Duy Ngọc / Trần Văn Giang (ghi lại)
- "Thế lực nào đã đầu độc tướng vi-xi Nguyễn Chí Vịnh?" - Lê Văn Đoành / Trần Văn Giang (ghi lại)
- NHỮNG NỮ LƯU LỪNG DANH Ở MỸ & THẾ GIỚI - TRẦN VĂN NGÀ
- Putin tiến thoái lưỡng nan vì đã tính sai nước cờ _ Hoài Việt
Tiểu vương quốc của Sùng
Chuyện nghe giống phim nhưng đó là chuyện thật của anh Sùng, ở bản Phiêng Đén, xã Tân Lập huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn. Tuy mới 35 tuổi nhưng Sùng đã có cháu nội, cháu ngoại đề huề và khi đến thăm gia đình của Sùng, người ta không khỏi ngạc nhiên bởi điệu sống rất vua chúa, cứ tưởng như đang vào thăm một tiểu vương quốc của vua Mèo trong căn nhà tuềnh toàng, gió thông thốc từ đằng trước ra đằng sau và nhà chỉ có đúng một chiếc xe gắn máy Honda hiệu Win, có một chiếc tủ thờ bằng gỗ, một bộ bàn ghế ngồi uống nước, thêm hai cái nồi làm vốn liếng, còn lại chẳng có gì khác!
“Tôi là một ông vua”
Nguyên văn Sùng đã nói khi chúng tôi hỏi thăm về đời sống của anh. Ngoài ra, anh còn nói rằng “Muốn làm vua không phải là khó, vấn đề có đủ sức làm vua hay không mà thôi!”.
“Vậy anh có gặp khó khăn gì khi cho các con của anh đi học?”.
“Có chứ, ban đầu nhà nước không cho mình đăng ký kết hôn với cả ba cô vợ, bởi vì luật hôn nhân Việt Nam thì một vợ một chồng. Nhưng mình đẻ ra lúc đó là sáu đứa con, mỗi cô hai đứa. Giờ nếu không cho đăng ký kết hôn thì làm sao mà làm giấy khai sinh, mà cho con đi học, cuối cùng mình có giấy đăng ký kết hôn cả ba cô. Các con của mình đi học bình thường mà!”.
“Anh có bí quyết gì mà có được một lần ba cô vợ, anh có thể dạy tôi với không?”
“Mình là giống đẹp, đàn ông là giống đẹp, đàn bà là giống mạnh. Từ con sư tử cho đến con gà trống hay con chim, con trống, con đực bao giờ cũng đẹp, con cái thì rất mạnh. Mình cứ đẹp vào thì các cô thương thôi! Lúc xưa mình còn định cưới thêm hai cô nhưng nhà nước cấm đấy chứ!”.
“Lúc anh cưới cô vợ sau, cô vợ cả có nói gì không? Có buồn không?”
“Buồn thì không biết, vì thấy cô cũng cười tươi mà! Nhưng chắc chắn không cô nào nói gì hết, cô trước đi cưới cô sau cho tôi! Tôi nghĩ là chẳng cô nào vui đâu, nhất là đi cưới vợ cho chồng. Nhưng mỗi người mỗi số phận, số tôi là số làm vua, mà dân tộc H’Mong của tôi không còn vua nữa, cũng đã tan tác từ lâu, tứ tán. Chính vì các cô vợ tôi tin vào thầy mo, tin vào khả năng làm vua và làm chồng của tôi nên các cô đi theo tôi. Bằng chứng là tất cả vợ con tôi đều thấy sung sướng, hạnh phúc!”
Ðúng như lời Sùng đã khoe, cả ba cô vợ của Sùng, cô lớn nhất 35 tuổi, cô nhỏ nhất 24 tuổi (cô 35 tuổi đã có con đầu 18 tuổi, cô vợ út hai mươi bốn tuổi nhưng đã có con mười tuổi, nghĩa là các cô đều bị tảo hôn và con của Sùng cũng trong tình trạng tảo hôn) khi nghe chúng tôi hỏi cô thấy đời sống gia đình như thế nào thì cả ba cô đều gật đầu nói rằng mình rất hạnh phúc.
Không biết khi nói mình hạnh phúc, các cô vợ của Sùng có biết rằng họ đã là nạn nhân của lề thói tảo hôn và các con họ cũng vậy? Và họ có biết rằng cách nơi họ đang sống khoảng 60km, thấp hơn họ chừng 500 mét, có những con đường bằng nhựa, bằng bê tông, nhà xây bằng gạch, thậm chí bằng bê tông cốt thép, có điện để thắp, có tivi để xem, có bia để uống và mỗi bữa ăn, người ta ăn có đến ba món, bốn món, thậm chí cả chục món thức ăn trên bàn, cơm chỉ là một phần nhỏ trong bữa ăn… Chứ không giống như đại gia đình của họ với một nồi cơm to tổ chảng và một nồi canh chủ yếu là rau rừng, bữa nào khá thì có thêm vài lát thịt lợn trôi lỏng bỏng và cả nhà vừa thổi cơm, vừa húp canh xì xụp?
Tuy vậy, Sùng cũng có cái quyền để anh ta tự hào về sự giàu có của mình. Bởi trong lúc hầu hết người dân trong bản Phiêng Ðén đều phải ăn ngô (bắp), ăn củ sắn thế bữa. Bởi đời sống ở đây còn quá nghèo, không có đường bê tông, chỉ riêng việc lội bộ từ trong bản ra tới đường xã đã mất hết gần hai giờ đồng hồ để đi bộ gần 6km đường rừng, trời nắng thì còn đỡ, trời mưa thì trơn trợt, không may trợt thẳng xuống hố sâu hàng trăm mét thì khỏi phải nói! Trong bản chẳng có gì ngoài đèn dầu tù mù, không tivi, không quán xá, không có bất kỳ thứ gì ngoài những mái nhà và chắc chắn nhà nào cũng có được hai cái nồi, một cái ấm nấu nước.
Và Sùng cũng có quyền tự xem anh là vua bởi đời sống hạnh phúc khép kín của anh với ba cô vợ, mười đứa con, trong đó có ba đứa đã dựng vợ, gả chồng, có cháu nội, cháu ngoại đầy đủ. Các bà vợ vẫn cứ tiếp tục đẻ, cô vợ thứ ba đang mang thai. Bộ bàn của anh ngồi uống rượu ngô và chè xanh đặt giữa, nhìn sang trái là buồng của cô vợ cả, nhìn sang phải là buồng của hai cô vợ còn lại. Mỗi buồng được che bằng một tấm vải có in nhiều hình bông hoa đỏ chói. Tối đến, anh như một ông vua ngồi giữa nhà uống rượu để ba cô vợ phục vụ.
Duy trì dòng máu vua Mèo
Ngồi uống rượu, trò chuyện một lúc, con người đầy tự mãn và hãnh tiến của Sùng bay đâu mất tiêu mà thay vào đó là một gã đàn ông chân chất, đầy nỗi niềm. Mặc dù nhỏ hơn tôi vài tuổi nhưng Sùng bắt tôi phải gọi anh ta bằng anh hoặc chú bởi vì anh ta đã có sui, mà tục lệ người H’Mong thì phải kính lão đắc thọ, lão ở đây là đã có cháu, có chắt, tôi chưa có nên phải đặt anh ở vế trên. Tôi vui vẻ đồng ý. Sùng buồn bã choàng vai tôi: “Mày biết không, tao buồn lắm nhưng chẳng qua tao cười vậy thôi. Chỉ tội cho mấy con vợ của tao thôi!”.
“Lúc nãy anh mới nói là họ hạnh phúc lắm mà!”.
“Không phải vậy đâu mày ơi, cái giấc mộng tự do của người Mèo đã xô dạt tao từ ATK (an toàn khu – còn gọi là khu tự trị) ở Cao Bằng về đây! Mày biết không, ATK là cái gì mày biết không? Ðó là nơi không có chợ, không có thứ gì hết ngoài cái quyền tự trị, không ai thèm ngó ngàng tới. Về sau, mình được phép tự trị trong căn nhà của mình, chữa bệnh cũng khó mà rừng thì của nhà nước. Sống không nổi đâu! Hiện tại vẫn còn gọi là ATK nhưng thực ra thì bỏ lâu rồi. Nghiệt nỗi vẫn chưa có gì!”.
“Anh tới đây bao lâu rồi?”.
“À, tao mới tới đây chưa đầy hai năm, sống cũng đỡ hơn trước. Trên đó tao được quyền lấy vợ, bởi tao mang dòng máu vua Mèo, tao phải có nhiều vợ để duy trì dòng máu này. Tao cũng mệt mỏi lắm chứ có sướng sung gì đâu mày ơi! Giờ về đây khó đủ thứ. Mình sống ngay trên rừng mà muốn cất cái nhà phải xin phép khắp nơi mới lấy được một ít gỗ tạp để làm nhà đó mày”.
“Anh có trồng rừng không? Nghe nói ở đây nhà nước giao rừng cho dân mà?”.
“Ừ đúng rồi đó, ở đây người ta trồng rừng nhiều lắm, chính vì trồng rừng mà chúng nó nghèo. Vì suốt ngày bỏ công sức đi trồng rừng, nhà nước hỗ trợ cây giống, trồng mà chết thì phải đền đó mày! Hỗ trợ thêm 70% tiền công lao động. Tao đéo hiểu cái 70% là gì mà thấy trồng suốt ba năm, nó cho được 5 triệu đồng. Hỏi mày ba năm mà năm triệu đồng thì sống con mẹ gì được chứ?! Tao đéo trồng rừng, tao chấp nhận làm phu vác gỗ cho bọn kiểm lâm để kiếm tiền nuôi con. Nếu mà tao không vác thì bọn khác cũng vác. Giờ tao kiếm tiền nuôi con trước đã!”.
“Có lúc tao cũng kiếm tí gỗ để bán, có vậy mới sống nổi. Chứ hỏi mày bà con ở đây trồng rừng cả chục năm nay, nhà nước chúng không cho khai thác, chúng bảo ông Tổng thống Việt Nam (tức ông Chủ tịch hoặc Thủ tướng nhưng Sùng gọi là Tổng thống) đã ra lệnh đóng cửa rừng. Dân đói mốc đói meo, bọn nhà kiểm lâm và lâm tặc thi nhau chặt hết gỗ quý. Chúng nó đéo có lương tâm mày ơi!”.
“Giờ tao chỉ biết buồn, vì người H’Mong chúng tao bị xô dạt từ nơi này đến nơi khác, nghèo đói muôn năm sống mãi trong sự nghiệp của chúng tao. Ở đâu có người H’Mong ở đó có sự nghèo mày ạ! Dù rằng chúng tao đã cố gắng rất nhiều nhưng làm không ra mày ạ!”.
Câu chuyện cứ như vậy kéo dài theo cơn mưa rả rích trước hiên nhà của Sùng. Một căn nhà tuềnh toàng, gió lộng bốn bề, lợp tôn prociment và nổi bật nhất vẫn là ba căn buồng của ba bà vợ cùng với hai cái nồi trên bếp. Bữa cơm được dọn ra, một nồi canh đặt giữa nhà, nồi cơm đặt ở gần cô vợ út, mọi người ăn lấy ăn để một cách ngon lành.
Vì không chuẩn bị nhiều tiền, chúng tôi chỉ tặng cho các con của Sùng mỗi đứa vài chục ngàn đồng trước khi chia tay. Sùng cảm động gần khóc: “Sao mày tốt thế hả thằng người Kinh này. Bù cho bọn người kinh suốt ngày bắt nạt và lừa bịp chúng tao! Mày nhớ giữ cái mạnh khỏe trong người nhé!”.
Tự dưng, câu chúc hơi kỳ quặc của Sùng lại ám nhớ chúng tôi trên suốt quãng đường 6km băng rừng đi ngược ra đường làng bằng bê tông. Ðôi khi một buổi trưa lạ khiến mình cảm giác đã trôi qua vài thế kỷ!
HL
( Trẻ )