Đoạn Đường Chiến Binh
Tìm hiểu về hình Tiếc Thương và Vá Cờ
Khoảng năm 1965, Việt Cộng tấn công vào một đồn lính ở Củ Chi, ngoại thành Sài Gòn. Chúng tôi đến giải vây. Khi Việt Cộng rút đi, họ để lại 6 xác chế
TIẾC THƯƠNG
... Khoảng năm 1965, Việt Cộng tấn công vào một đồn lính ở Củ Chi, ngoại thành Sài Gòn. Chúng tôi đến giải vây. Khi Việt Cộng rút đi, họ để lại 6 xác chết không đầu của những người Nhân Dân Tự Vệ. Chúng tôi đến chỗ để xác thì thấy một cô gái khóc lóc thảm thương, đang lần mò tìm xác chồng. Tôi giúp cô tìm thẻ bài để nhận diện, sau đó cho cuốn xác tất cả lại đem về.
Hôm sau tôi đến nhà cô gái mong có thể chụp một tấm hình của cô nhưng cô vẫn khóc lóc thảm thương quá nên không thực hiện được. Khi về dưỡng quân ở rừng cao su Ngã Ba Ông Tạ, tôi nhờ con gái tôi, lúc đó 11 tuổi tìm giúp một người bạn gái nào đó có một hoàn cảnh tương tự như cô gái ở Củ Chi để dựng tấm hình ‘Tiếc thương’.
Cô Tâm là người con gái mà con tôi tìm được. Hiện nay cô đang sống tại thành phố Oklahoma. Lúc đó cô mới 19 tuổi, ý trung nhân của cô trong một chuyến bay nhảy toán ngoài Bắc bị Bắc Việt bắn rơi máy bay và bị bắt làm tù binh.
Tôi đến gặp gia đình cô và xin phép được mời cô đi chụp hình với tôi. Gia đình cô đồng ý. Chỗ chụp hình là một quán bia ở xa lộ Biên Hòa. Tôi nhờ một anh bạn biết thổi sáo và nói anh ta ngồi phòng bên cạnh chơi những bản nhạc chiêu hồn như chương trình đài Saigon. Con tôi cũng ở đó, đọc những lá thư của ý trung nhân cô Tâm viết cho cô. Tôi chải tóc cho cô như trong hình, đưa tấm thẻ bài cho cô cầm, tấm thẻ bài này tôi mua chợ đen, một tấm thẻ bài được làm từ thời Pháp.
Trong không khí u buồn, và bị tác động bởi tiếng sáo não lòng cùng với những lời lẽ trong bức thư của ý trung nhân, cô ta khóc nấc lên. Những giọt nước mắt lăn trên má, rớt xuống tay là những giọt nước mắt thật. Hai giọt nước mắt trên tấm thẻ bài là do tôi tạo ra. Chụp được 6 tấm thì cô tỉnh lại, không khóc nữa. Ðây là tấm hình lúc cao điểm nhất khi cô ấy nấc lên...
...Tôi quen với anh chị Hải Bằng, chị bằng lòng làm người mẫu cho tôi chụp bức hình ‘Vá cờ’ này.
Tôi mua một cái nón sắt ở chợ trời, mượn cây súng trường của anh bạn Bùi Ðức Lạc là cả một chuyện khó khăn. Tôi dùng hai thứ đó làm hậu cảnh. Lá cờ được tôi đốt lỗ chỗ để chị ấy vá. Chị cứ ngồi vá cờ và tôi cứ chụp. Ðến động tác như trong hình thì tôi nói chị giữ nguyên động tác đó, tôi mở hé cửa sổ chỉ cho một phần ánh sáng rọi vào lá cờ, rọi vào nón sắt. Tuyệt vời. Bức hình chỉ có một ý nghĩa duy nhất: Chúng ta hãy vá lại những mảnh đời, những mảnh tình, những đơn vị chia rẽ, vá lại tình đoàn kết...
TIẾC THƯƠNG
... Khoảng năm 1965, Việt Cộng tấn công vào một đồn lính ở Củ Chi, ngoại thành Sài Gòn. Chúng tôi đến giải vây. Khi Việt Cộng rút đi, họ để lại 6 xác chết không đầu của những người Nhân Dân Tự Vệ. Chúng tôi đến chỗ để xác thì thấy một cô gái khóc lóc thảm thương, đang lần mò tìm xác chồng. Tôi giúp cô tìm thẻ bài để nhận diện, sau đó cho cuốn xác tất cả lại đem về.
Hôm sau tôi đến nhà cô gái mong có thể chụp một tấm hình của cô nhưng cô vẫn khóc lóc thảm thương quá nên không thực hiện được. Khi về dưỡng quân ở rừng cao su Ngã Ba Ông Tạ, tôi nhờ con gái tôi, lúc đó 11 tuổi tìm giúp một người bạn gái nào đó có một hoàn cảnh tương tự như cô gái ở Củ Chi để dựng tấm hình ‘Tiếc thương’.
Cô Tâm là người con gái mà con tôi tìm được. Hiện nay cô đang sống tại thành phố Oklahoma. Lúc đó cô mới 19 tuổi, ý trung nhân của cô trong một chuyến bay nhảy toán ngoài Bắc bị Bắc Việt bắn rơi máy bay và bị bắt làm tù binh.
Tôi đến gặp gia đình cô và xin phép được mời cô đi chụp hình với tôi. Gia đình cô đồng ý. Chỗ chụp hình là một quán bia ở xa lộ Biên Hòa. Tôi nhờ một anh bạn biết thổi sáo và nói anh ta ngồi phòng bên cạnh chơi những bản nhạc chiêu hồn như chương trình đài Saigon. Con tôi cũng ở đó, đọc những lá thư của ý trung nhân cô Tâm viết cho cô. Tôi chải tóc cho cô như trong hình, đưa tấm thẻ bài cho cô cầm, tấm thẻ bài này tôi mua chợ đen, một tấm thẻ bài được làm từ thời Pháp.
Trong không khí u buồn, và bị tác động bởi tiếng sáo não lòng cùng với những lời lẽ trong bức thư của ý trung nhân, cô ta khóc nấc lên. Những giọt nước mắt lăn trên má, rớt xuống tay là những giọt nước mắt thật. Hai giọt nước mắt trên tấm thẻ bài là do tôi tạo ra. Chụp được 6 tấm thì cô tỉnh lại, không khóc nữa. Ðây là tấm hình lúc cao điểm nhất khi cô ấy nấc lên...
...Tôi quen với anh chị Hải Bằng, chị bằng lòng làm người mẫu cho tôi chụp bức hình ‘Vá cờ’ này.
Tôi mua một cái nón sắt ở chợ trời, mượn cây súng trường của anh bạn Bùi Ðức Lạc là cả một chuyện khó khăn. Tôi dùng hai thứ đó làm hậu cảnh. Lá cờ được tôi đốt lỗ chỗ để chị ấy vá. Chị cứ ngồi vá cờ và tôi cứ chụp. Ðến động tác như trong hình thì tôi nói chị giữ nguyên động tác đó, tôi mở hé cửa sổ chỉ cho một phần ánh sáng rọi vào lá cờ, rọi vào nón sắt. Tuyệt vời. Bức hình chỉ có một ý nghĩa duy nhất: Chúng ta hãy vá lại những mảnh đời, những mảnh tình, những đơn vị chia rẽ, vá lại tình đoàn kết...
Nguyễn Ngọc Hạnh (Nhiếp ảnh gia)
_http://batkhuat.net/
_http://batkhuat.net/
Bàn ra tán vào (1)
lâm tuấn Hiền
Đọc qua bài viết nầy thấy có khác lạ, dường như ko phải địa điềm nơi đây khi Nhiếp ảnh gia NNH thực hiện tác phẩm nầy?Vì năm 1965 khi cùng
đơn vị thụ huấn tại TTHL/Phù cát, tình cờ ghé vào nhà một cô theo bán hàng rong tại bãi tập, giữa nhà có treo một tấm ảnh to, người trong ảnh là cô ấy?Bức ảnh đó đạt huy chương vàng giải nhiếp ảnh của Ong NNH ai cũng biết,Tôi có hỏi qua câu chuyện nầy, lúc ấy Đ/uý Hạnh đang hành quân tại đây và thực hiện bức ảnh đó,câu chuyện còn nhiều chi tiết khác..Chẳng biết Ông NNH còn sống hôn để hỏi thử sự việc ra sao? Cám ơn.
Lâmtuấnhiền
Tpa,FL.Jan.03/01/17
----------------------------------------------------------------------------------
Tìm hiểu về hình Tiếc Thương và Vá Cờ
Khoảng năm 1965, Việt Cộng tấn công vào một đồn lính ở Củ Chi, ngoại thành Sài Gòn. Chúng tôi đến giải vây. Khi Việt Cộng rút đi, họ để lại 6 xác chế
TIẾC THƯƠNG
... Khoảng năm 1965, Việt Cộng tấn công vào một đồn lính ở Củ Chi, ngoại thành Sài Gòn. Chúng tôi đến giải vây. Khi Việt Cộng rút đi, họ để lại 6 xác chết không đầu của những người Nhân Dân Tự Vệ. Chúng tôi đến chỗ để xác thì thấy một cô gái khóc lóc thảm thương, đang lần mò tìm xác chồng. Tôi giúp cô tìm thẻ bài để nhận diện, sau đó cho cuốn xác tất cả lại đem về.
Hôm sau tôi đến nhà cô gái mong có thể chụp một tấm hình của cô nhưng cô vẫn khóc lóc thảm thương quá nên không thực hiện được. Khi về dưỡng quân ở rừng cao su Ngã Ba Ông Tạ, tôi nhờ con gái tôi, lúc đó 11 tuổi tìm giúp một người bạn gái nào đó có một hoàn cảnh tương tự như cô gái ở Củ Chi để dựng tấm hình ‘Tiếc thương’.
Cô Tâm là người con gái mà con tôi tìm được. Hiện nay cô đang sống tại thành phố Oklahoma. Lúc đó cô mới 19 tuổi, ý trung nhân của cô trong một chuyến bay nhảy toán ngoài Bắc bị Bắc Việt bắn rơi máy bay và bị bắt làm tù binh.
Tôi đến gặp gia đình cô và xin phép được mời cô đi chụp hình với tôi. Gia đình cô đồng ý. Chỗ chụp hình là một quán bia ở xa lộ Biên Hòa. Tôi nhờ một anh bạn biết thổi sáo và nói anh ta ngồi phòng bên cạnh chơi những bản nhạc chiêu hồn như chương trình đài Saigon. Con tôi cũng ở đó, đọc những lá thư của ý trung nhân cô Tâm viết cho cô. Tôi chải tóc cho cô như trong hình, đưa tấm thẻ bài cho cô cầm, tấm thẻ bài này tôi mua chợ đen, một tấm thẻ bài được làm từ thời Pháp.
Trong không khí u buồn, và bị tác động bởi tiếng sáo não lòng cùng với những lời lẽ trong bức thư của ý trung nhân, cô ta khóc nấc lên. Những giọt nước mắt lăn trên má, rớt xuống tay là những giọt nước mắt thật. Hai giọt nước mắt trên tấm thẻ bài là do tôi tạo ra. Chụp được 6 tấm thì cô tỉnh lại, không khóc nữa. Ðây là tấm hình lúc cao điểm nhất khi cô ấy nấc lên...
...Tôi quen với anh chị Hải Bằng, chị bằng lòng làm người mẫu cho tôi chụp bức hình ‘Vá cờ’ này.
Tôi mua một cái nón sắt ở chợ trời, mượn cây súng trường của anh bạn Bùi Ðức Lạc là cả một chuyện khó khăn. Tôi dùng hai thứ đó làm hậu cảnh. Lá cờ được tôi đốt lỗ chỗ để chị ấy vá. Chị cứ ngồi vá cờ và tôi cứ chụp. Ðến động tác như trong hình thì tôi nói chị giữ nguyên động tác đó, tôi mở hé cửa sổ chỉ cho một phần ánh sáng rọi vào lá cờ, rọi vào nón sắt. Tuyệt vời. Bức hình chỉ có một ý nghĩa duy nhất: Chúng ta hãy vá lại những mảnh đời, những mảnh tình, những đơn vị chia rẽ, vá lại tình đoàn kết...
Nguyễn Ngọc Hạnh (Nhiếp ảnh gia)
_http://batkhuat.net/
_http://batkhuat.net/