Khoa Học Thực Nghiệm & Tâm Linh
Tìm thấy hài cốt người thời Đồ Sắt ở Cánh Đồng Chum
Một toán khảo cứu gồm các chuyên gia Lào và Australia đã tìm thấy một bộ hài cốt mới ở Cánh Đồng Chum mà họ tin là từ thời Đồ Sắt, cách nay khoảng 2.500 năm. Theo tường thuật của thông tín viên Ron Corben của đài VOA tại Bangkok, các nhà khoa học nói rằng cuộc khảo cứu này đã góp phần đáng kể cho việc khám phá những bí ẩn của khoảng 100 nơi chôn cất với những cái chum đá khổng lồ trong khu vực này.
Cánh đồng Chum, trong tỉnh Xieng Khouang ở miền trung nước Lào, cho tới nay là một bí ẩn đối với các nhà khảo cổ học.
Ông Douglas O’Reilly, giảng viên Đại học Quốc gia Australia, là người dẫn đầu cuộc khảo cứu này. Ông cho biết: "Đây là một trong những bí ẩn lớn nhất của Cánh đồng Chum. Những cái chum đá khổng lồ này, trong đó có những cái nặng tới 10 tấn, đã được đưa tới và dựng lên thành từng nhóm từ một mỏ đá cách đó 10 kilomét".
Người ta không biết rõ ai đã đẽo những cái chum, và vào lúc ban đầu những cái chum đó chứa đựng những gì, và những địa điểm này được lập ra để làm gì.
Ông O’Reilly nói một vấn đề then chốt là người ta không biết có những địa điểm khác tương tự như vậy để tìm kiếm manh mối về sắc tộc và lai lịch của những người đã đẽo những cái chum đá này.
Hiện có khoảng 100 địa điểm, mỗi nơi có từ một tới 400 cái chum đá. Cuộc khảo cứu thực địa mới nhất đã phát giác một nơi chôn cất trong vùng được đặt tên là Địa điểm 1 ở tỉnh Xieng Khouang, trong đó có hơn 300 cái chum, đĩa và bia bằng đá.
Cuộc khai quật phát giác nhiều cách mai táng khác nhau, trong đó có chôn cả xác, chôn các bó xương và chôn những hũ sành đựng xương.
Cuộc khảo cứu được thực hiện bởi một nhóm chuyên gia do nhà khảo cổ Louise Shewan của Đại học Monash dẫn đầu, cùng với một nhóm các nhà nghiên cứu của Lào nằm dưới sự hướng dẫn của ông Thonglith Luangkhoth, giám đốc phòng khảo cổ của Bộ Thông tin, Văn hóa và Du lịch.
Ông Thonglith cho báo chí biết rằng những hài cốt và di vật mới được tìm thấy này nằm cách trung tâm quận Phonsavanh khoảng 8 kilomét. Ông nói: "Khám phá này là một dấu mốc quan trọng kể từ khi công tác khai quật khảo cổ được bắt đầu trong khu vực này trong thập niên 1930 với sự hợp tác của một nhà khảo cổ người Pháp".
Nhà khảo cổ Pháp, bà Madeleine Colani, đã xuất bản hai cuốn sách từ kết quả khảo cứu của bà và những ấn phẩm này đã đóng góp rất nhiều cho hoạt động khảo cổ hiện nay.
Những cuộc khảo cứu trong vài thập niên qua đã gặp nhiều khó khăn vì hàng tấn bom đạn chưa nổ từ cuộc Chiến tranh Đông dương trong thập niên 1970.
Nhưng ông O’Reilly cho biết ông hy vọng tình hình sẽ thay đổi. Ông phát biểu: "Với cuộc nghiên cứu của chúng tôi, vì chúng tôi đã có thể tìm thấy một số khá nhiều xương người, chúng tôi tìm thấy 7 nơi chôn cất và 4 nơi có thể là những nơi chôn cất với những chiếc hũ sành, tổng cộng là 11 vụ mai táng. Chúng tôi hy vọng chúng tôi sẽ có thể có được những thông tin thật sự rõ ràng về những người ở đây".
Các cuộc phân tích hóa học và phóng xạ đồng vị đối với những hài cốt này có thể cho biết sắc tộc của những người có liên hệ với Cánh Đồng Chum.
Ông O’Reilly nói: "Chúng tôi có thể thật sự gia tăng sự hiểu biết và trong lúc dự án được xúc tiến có lẽ chúng tôi sẽ có thêm nhiều thông tin để trả lời những câu hỏi đó.
Ông cho biết có người suy đoán là những địa điểm ở Lào có thể có liên hệ tới những địa điểm tương tự trong tiểu bang Assam ở đông bắc Ấn Độ".
Ông O’Reilly nói những khám phá ở Lào làm cho mọi người cảm thấy phấn khởi. Ông O’Reilly cho biết: "Tất cả những người tham gia dự án ai nấy cũng đều cảm thấy phấn khởi vì có cơ hội để làm việc tại một trong những địa điểm khảo cổ quan trọng nhất ở Đông Nam Á và có lẽ là một trong những địa điểm khảo cổ còn có nhiều bí ẩn nhất trong khu vực".
Dự án do Hội đồng Nghiên cứu Australia tài trợ sẽ tiếp tục trong 5 năm với những hoạt động nghiên cứu thực địa tại những nơi hẻo lánh hơn ở Lào cũng như tại những địa điểm ở đông bắc Ấn Độ với sự hợp tác của các nhà khảo cổ Ấn Độ.
Kết quả của cuộc nghiên cứu đối chiếu này có thể mang lại một cơ hội để khám phá một trong những bí ẩn văn hóa lớn nhất của vùng Đông Nam Á.
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Sinh thái học dưới góc nhìn của Tam giáo" - Gs Thái Công Tụng / Trần Văn Giang (ghi lại)
- Chuyện Ukraine : Mặt trận không tiếng súng Cyberwar (Chiến tranh mạng) – Trần Lý ( TVQ chuyển )
- Tàu thăm dò Perseverance hạ cánh sao Hỏa sau '7 phút kinh hoàng'
- Các nhà nghiên cứu tìm ra công nghệ mới cho phép sạc điện thoại thông qua sóng Wi-Fi
- Các nhà nghiên cứu tìm ra công nghệ mới cho phép sạc điện thoại thông qua sóng Wi-Fi
Tìm thấy hài cốt người thời Đồ Sắt ở Cánh Đồng Chum
Một toán khảo cứu gồm các chuyên gia Lào và Australia đã tìm thấy một bộ hài cốt mới ở Cánh Đồng Chum mà họ tin là từ thời Đồ Sắt, cách nay khoảng 2.500 năm. Theo tường thuật của thông tín viên Ron Corben của đài VOA tại Bangkok, các nhà khoa học nói rằng cuộc khảo cứu này đã góp phần đáng kể cho việc khám phá những bí ẩn của khoảng 100 nơi chôn cất với những cái chum đá khổng lồ trong khu vực này.
Cánh đồng Chum, trong tỉnh Xieng Khouang ở miền trung nước Lào, cho tới nay là một bí ẩn đối với các nhà khảo cổ học.
Ông Douglas O’Reilly, giảng viên Đại học Quốc gia Australia, là người dẫn đầu cuộc khảo cứu này. Ông cho biết: "Đây là một trong những bí ẩn lớn nhất của Cánh đồng Chum. Những cái chum đá khổng lồ này, trong đó có những cái nặng tới 10 tấn, đã được đưa tới và dựng lên thành từng nhóm từ một mỏ đá cách đó 10 kilomét".
Người ta không biết rõ ai đã đẽo những cái chum, và vào lúc ban đầu những cái chum đó chứa đựng những gì, và những địa điểm này được lập ra để làm gì.
Ông O’Reilly nói một vấn đề then chốt là người ta không biết có những địa điểm khác tương tự như vậy để tìm kiếm manh mối về sắc tộc và lai lịch của những người đã đẽo những cái chum đá này.
Hiện có khoảng 100 địa điểm, mỗi nơi có từ một tới 400 cái chum đá. Cuộc khảo cứu thực địa mới nhất đã phát giác một nơi chôn cất trong vùng được đặt tên là Địa điểm 1 ở tỉnh Xieng Khouang, trong đó có hơn 300 cái chum, đĩa và bia bằng đá.
Cuộc khai quật phát giác nhiều cách mai táng khác nhau, trong đó có chôn cả xác, chôn các bó xương và chôn những hũ sành đựng xương.
Cuộc khảo cứu được thực hiện bởi một nhóm chuyên gia do nhà khảo cổ Louise Shewan của Đại học Monash dẫn đầu, cùng với một nhóm các nhà nghiên cứu của Lào nằm dưới sự hướng dẫn của ông Thonglith Luangkhoth, giám đốc phòng khảo cổ của Bộ Thông tin, Văn hóa và Du lịch.
Ông Thonglith cho báo chí biết rằng những hài cốt và di vật mới được tìm thấy này nằm cách trung tâm quận Phonsavanh khoảng 8 kilomét. Ông nói: "Khám phá này là một dấu mốc quan trọng kể từ khi công tác khai quật khảo cổ được bắt đầu trong khu vực này trong thập niên 1930 với sự hợp tác của một nhà khảo cổ người Pháp".
Nhà khảo cổ Pháp, bà Madeleine Colani, đã xuất bản hai cuốn sách từ kết quả khảo cứu của bà và những ấn phẩm này đã đóng góp rất nhiều cho hoạt động khảo cổ hiện nay.
Những cuộc khảo cứu trong vài thập niên qua đã gặp nhiều khó khăn vì hàng tấn bom đạn chưa nổ từ cuộc Chiến tranh Đông dương trong thập niên 1970.
Nhưng ông O’Reilly cho biết ông hy vọng tình hình sẽ thay đổi. Ông phát biểu: "Với cuộc nghiên cứu của chúng tôi, vì chúng tôi đã có thể tìm thấy một số khá nhiều xương người, chúng tôi tìm thấy 7 nơi chôn cất và 4 nơi có thể là những nơi chôn cất với những chiếc hũ sành, tổng cộng là 11 vụ mai táng. Chúng tôi hy vọng chúng tôi sẽ có thể có được những thông tin thật sự rõ ràng về những người ở đây".
Các cuộc phân tích hóa học và phóng xạ đồng vị đối với những hài cốt này có thể cho biết sắc tộc của những người có liên hệ với Cánh Đồng Chum.
Ông O’Reilly nói: "Chúng tôi có thể thật sự gia tăng sự hiểu biết và trong lúc dự án được xúc tiến có lẽ chúng tôi sẽ có thêm nhiều thông tin để trả lời những câu hỏi đó.
Ông cho biết có người suy đoán là những địa điểm ở Lào có thể có liên hệ tới những địa điểm tương tự trong tiểu bang Assam ở đông bắc Ấn Độ".
Ông O’Reilly nói những khám phá ở Lào làm cho mọi người cảm thấy phấn khởi. Ông O’Reilly cho biết: "Tất cả những người tham gia dự án ai nấy cũng đều cảm thấy phấn khởi vì có cơ hội để làm việc tại một trong những địa điểm khảo cổ quan trọng nhất ở Đông Nam Á và có lẽ là một trong những địa điểm khảo cổ còn có nhiều bí ẩn nhất trong khu vực".
Dự án do Hội đồng Nghiên cứu Australia tài trợ sẽ tiếp tục trong 5 năm với những hoạt động nghiên cứu thực địa tại những nơi hẻo lánh hơn ở Lào cũng như tại những địa điểm ở đông bắc Ấn Độ với sự hợp tác của các nhà khảo cổ Ấn Độ.
Kết quả của cuộc nghiên cứu đối chiếu này có thể mang lại một cơ hội để khám phá một trong những bí ẩn văn hóa lớn nhất của vùng Đông Nam Á.