Cà Kê Dê Ngỗng
Tin Trung Quốc, khác gì “đổ thóc giống…”!
(Minh họa: Ngọc Diệp)
Những
ngày qua, Trung Quốc lại tiếp tục có những hành động trái phép trên
Biển Đông. Không chỉ gây hấn với ngư dân trên biển, ngày 2/9, tàu
Coconut Princess của Trung Quốc rời bến với dự định đưa 216 hành khách
tới các đảo trong Nhóm Lưỡi Liềm gồm bãi Xà Cừ, đảo Ba Ba và đảo Ốc Hoa
tại quần đảo Hoàng Sa cúa Việt Nam.
Đây không phải là chuyến “du lịch trá hình” đầu tiên bởi trước đó, vào tháng 4/2013, Công ty TNHH cổ phần vận tải biển Hải Hiệp đã đưa hơn 3.000 du khách tới tham quan một số đảo thuộc chủ quyền của Việt Nam tại Hoàng Sa.
Tuy nhiên, hành động “du lịch” của Trung Quốc không đánh lừa được dư luận quốc tế. Tạp chí Diplomat có trụ sở ở Tokyo chuyên viết về khu vực châu Á Thái Bình Dương nhận định đây thực chất là những toan tính chính trị.
“Bằng cách đưa các tàu du lịch thường xuyên tới Hoàng Sa, Trung Quốc đã củng cố tuyên bố kiểm soát tuyệt đối khu vực. Các tàu du lịch cung cấp nơi ăn ở của du khách, cho phép Trung Quốc đưa được một lượng lớn người tới mà không cần phải xây dựng hạ tầng cơ sở như yêu cầu ở trên mặt đất”. Tờ Diplomat nhận định.
Ngày4/9, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình đã tuyên bố “yêu cầu Trung Quốc chấm dứt ngay các hoạt động sai trái này.”
Thực ra, hành động của Trung Quốc không lạ. Họ đã nhiều và rất nhiều lần có những hoạt động trái phép trên lãnh thổ Việt Nam.
Tuy nhiên, điều đáng “ngạc nhiên” là hình như đã thành thông lệ, cứ khi nào có cuộc gặp gỡ cấp cao của lãnh đạo hai nước thì phía Trung Quốc lại tiến hành những hành động khiêu khích hoặc xâm lấn trái phép.
Nhớ lại dịp 10/2011, trong chuyến thăm Trung Quốc của TBT Nguyễn Phú Trọng, hai bên đã ra Tuyên bố chung, trong đó có đoạn: “Trước khi giải quyết dứt điểm tranh chấp trên biển, hai bên cùng giữ gìn hòa bình, ổn định trên Biển Đông, giữ thái độ bình tĩnh và kiềm chế, không áp dụng hành động làm phức tạp hóa hoặc mở rộng thêm tranh chấp…”. Thế nhưng sau đó, họ thành lập các cơ quan hành chính trên đảo Hoàng Sa của ta và tiến tới thành lập cái gọi là “TP. Tam Sa”.
Trong chuyến thăm Trung Quốc của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tháng 6/2013, Việt Nam và Trung Quốc đã ra Tuyên bố chung khẳng định: “Hai bên đã nhìn lại quá trình phát triển quan hệ Việt-Trung, nhất trí cho rằng tình hữu nghị Việt-Trung là tài sản chung quý báu của nhân dân hai nước…” thì ngoài biển họ gây hấn, giở trò bắt giữ trái phép tàu thuyền của ngư dân ta.
Mới chiều ngày 27/8/2014 vừa qua, trong cuộc gặp tại Đại lễ đường Nhân dân Trung Quốc với ông Lê Hồng Anh, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư - Đặc phái viên của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng; Tổng Bí thư - Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình còn khẳng định: “Đảng, Chính phủ và nhân dân Trung Quốc hết sức coi trọng phát triển quan hệ với Việt Nam, luôn kiên trì phương châm hợp tác hữu nghị với Việt Nam và sẽ cùng với Đảng, Nhà nước, Chính phủ Việt Nam cố gắng thúc đẩy quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt - Trung tiếp tục phát triển…”
Thế mà ngay sau đó, Trung Quốc lại có những hành động du lịch đầy “kỳ quặc” kiểu nói một đằng, làm một nẻo.
Cứ trên nói một kiểu, dưới làm một kiểu, bất nhất thế này, lươn lẹo thế này thì làm sao có được niềm tin để “phát triển quan hệ” như lời ông Chủ tịch Tập Cận Bình?
Tin vào những điều Trung Quốc nói, khác gì “đổ thóc giống ra mà ăn” như câu thành ngữ ngàn đời tổ tiên ta để lại.
Bùi Hoàng Tám
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Tin Trung Quốc, khác gì “đổ thóc giống…”!
(Minh họa: Ngọc Diệp)
Những
ngày qua, Trung Quốc lại tiếp tục có những hành động trái phép trên
Biển Đông. Không chỉ gây hấn với ngư dân trên biển, ngày 2/9, tàu
Coconut Princess của Trung Quốc rời bến với dự định đưa 216 hành khách
tới các đảo trong Nhóm Lưỡi Liềm gồm bãi Xà Cừ, đảo Ba Ba và đảo Ốc Hoa
tại quần đảo Hoàng Sa cúa Việt Nam.
Đây không phải là chuyến “du lịch trá hình” đầu tiên bởi trước đó, vào tháng 4/2013, Công ty TNHH cổ phần vận tải biển Hải Hiệp đã đưa hơn 3.000 du khách tới tham quan một số đảo thuộc chủ quyền của Việt Nam tại Hoàng Sa.
Tuy nhiên, hành động “du lịch” của Trung Quốc không đánh lừa được dư luận quốc tế. Tạp chí Diplomat có trụ sở ở Tokyo chuyên viết về khu vực châu Á Thái Bình Dương nhận định đây thực chất là những toan tính chính trị.
“Bằng cách đưa các tàu du lịch thường xuyên tới Hoàng Sa, Trung Quốc đã củng cố tuyên bố kiểm soát tuyệt đối khu vực. Các tàu du lịch cung cấp nơi ăn ở của du khách, cho phép Trung Quốc đưa được một lượng lớn người tới mà không cần phải xây dựng hạ tầng cơ sở như yêu cầu ở trên mặt đất”. Tờ Diplomat nhận định.
Ngày4/9, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình đã tuyên bố “yêu cầu Trung Quốc chấm dứt ngay các hoạt động sai trái này.”
Thực ra, hành động của Trung Quốc không lạ. Họ đã nhiều và rất nhiều lần có những hoạt động trái phép trên lãnh thổ Việt Nam.
Tuy nhiên, điều đáng “ngạc nhiên” là hình như đã thành thông lệ, cứ khi nào có cuộc gặp gỡ cấp cao của lãnh đạo hai nước thì phía Trung Quốc lại tiến hành những hành động khiêu khích hoặc xâm lấn trái phép.
Nhớ lại dịp 10/2011, trong chuyến thăm Trung Quốc của TBT Nguyễn Phú Trọng, hai bên đã ra Tuyên bố chung, trong đó có đoạn: “Trước khi giải quyết dứt điểm tranh chấp trên biển, hai bên cùng giữ gìn hòa bình, ổn định trên Biển Đông, giữ thái độ bình tĩnh và kiềm chế, không áp dụng hành động làm phức tạp hóa hoặc mở rộng thêm tranh chấp…”. Thế nhưng sau đó, họ thành lập các cơ quan hành chính trên đảo Hoàng Sa của ta và tiến tới thành lập cái gọi là “TP. Tam Sa”.
Trong chuyến thăm Trung Quốc của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tháng 6/2013, Việt Nam và Trung Quốc đã ra Tuyên bố chung khẳng định: “Hai bên đã nhìn lại quá trình phát triển quan hệ Việt-Trung, nhất trí cho rằng tình hữu nghị Việt-Trung là tài sản chung quý báu của nhân dân hai nước…” thì ngoài biển họ gây hấn, giở trò bắt giữ trái phép tàu thuyền của ngư dân ta.
Mới chiều ngày 27/8/2014 vừa qua, trong cuộc gặp tại Đại lễ đường Nhân dân Trung Quốc với ông Lê Hồng Anh, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư - Đặc phái viên của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng; Tổng Bí thư - Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình còn khẳng định: “Đảng, Chính phủ và nhân dân Trung Quốc hết sức coi trọng phát triển quan hệ với Việt Nam, luôn kiên trì phương châm hợp tác hữu nghị với Việt Nam và sẽ cùng với Đảng, Nhà nước, Chính phủ Việt Nam cố gắng thúc đẩy quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt - Trung tiếp tục phát triển…”
Thế mà ngay sau đó, Trung Quốc lại có những hành động du lịch đầy “kỳ quặc” kiểu nói một đằng, làm một nẻo.
Cứ trên nói một kiểu, dưới làm một kiểu, bất nhất thế này, lươn lẹo thế này thì làm sao có được niềm tin để “phát triển quan hệ” như lời ông Chủ tịch Tập Cận Bình?
Tin vào những điều Trung Quốc nói, khác gì “đổ thóc giống ra mà ăn” như câu thành ngữ ngàn đời tổ tiên ta để lại.
Bùi Hoàng Tám