Tin nóng trong ngày
Tin Tức Khắp Nơi Mới Nhát 15 - 6 -2024
Vắng các nước ‘‘phương Nam’’ chủ chốt, Hội nghị hòa bình cho Ukraina khó đạt mục tiêu
Hội nghị vì hòa bình cho Ukraina, tổ chức tại Thụy Sĩ, sẽ diễn ra trong hai ngày, 15 và 16/06/2024. Hội nghị dự kiến, sẽ có sự tham dự của đại diện khoảng 90 quốc gia, từng được kỳ vọng sẽ là một bước tiến đáng kể trong quá trình tìm kiếm hòa bình cho Ukraina, nạn nhân của cuộc xâm lược Nga. Tuy nhiên, theo giới quan sát, sự vắng mặt của nhiều quốc gia ‘‘phương Nam’’ chủ chốt khiến cho mục tiêu gia tăng áp lực với Nga là điều khó thực thi.
Đăng ngày:
5 phút
Kể từ khi Thụy Sĩ chấp nhận đăng cai tổ chức Hội nghị vì Hòa bình cho Ukraina, chính quyền Kiev đã gia tăng các nỗ lực ngoại giao để thu hút sự tham gia của đông đảo các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc. Ukraina hy vọng sự hiện diện của các cường quốc ‘‘phương Nam’’, bên ngoài đồng minh phương Tây, tại hội nghị ở Bürgenstock, sẽ làm gia tăng áp lực lên Nga.
Tuy nhiên, các vận động ngoại giao của Kiev đã không mang lại kết quả mong muốn. Khoảng một nửa trong số 90 quốc gia tham gia hội nghị là các nước châu Âu, vốn là đồng minh của Ukraina. Đa số các quốc gia phương Nam chủ chốt không nhận lời mời tham dự hội nghị, cụ thể là Indonessia, Ai Cập, Nam Phi, Ả Rập Xê Út…. Ấn Độ cũng vắng mặt. Brazil chỉ cử đại diện ở cấp đại sứ, với tư cách quan sát viên. Trung Quốc tuyên bố một hội nghị tìm kiếm hòa bình vắng mặt một bên tham chiến, là Nga, sẽ không có ý nghĩa gì. Trừ phi có bất ngờ vào phút chót, hiện tại Bắc Kinh không có ý định cử đại diện tham gia.
Kỳ vọng của Kiev
Kỳ vọng của Kiev là hội nghị ở Thụy Sĩ sẽ là cơ hội để các bên tham dự ‘‘thống nhất về các nguyên tắc’’ giúp chấm dứt chiến tranh. Đối với tổng thống Ukraina, hội nghị Thụy Sĩ chính là ‘‘cơ hội thực sự đầu tiên để xác lập một nền hòa bình công bằng’’, và Matxcơva có thể tham gia vào các đàm phán tìm giải pháp để kết thúc chiến tranh tại Ukraina trong giai đoạn tiếp theo, sau khi quốc tế ‘‘thống nhất một kế hoạch chung’’ tại hội nghị Thụy Sĩ. Sự vắng mặt của các quốc gia chủ chốt ‘‘phương Nam’’ khiến kế hoạch dự kiến nói trên ít mang tính đại diện cho cộng đồng quốc tế hơn.
Hố sâu ngăn cách ngày càng lớn giữa các nước phương Tây với phần còn lại của thế giới. Đại đa số các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc lên án cuộc xâm lược Ukraina của Nga, nhưng đại đa số các nước phương Nam không tham gia vào các biện pháp trừng phạt của phương Tây chống Nga. Đa số các quốc gia phương Nam chủ chốt không muốn chọn bên, mà chỉ có ý định đóng vai trò trung gian cho các đàm phán giữa Ukraina và Nga.
Đa số các nước ''phương Nam'' không muốn chọn bên
Thổ Nhĩ Kỳ có mặt tại Hội nghị. Ankara từng là quốc gia chủ nhà nơi diễn ra các đàm phán giữa Nga và Ukraina trong những tháng đầu chiến tranh. Theo chuyên gia Anna Jacob, viện tư vấn International Crisis Group, Ả Rập Xê Út muốn ‘‘duy trì vị thế của một nước trung lập, để có thể đóng vai trò trung gian trong các đàm phán’’ giữa Ukraina và Nga sau này. Trước thềm hội nghị, ngày 23/05, Brazil và Trung Quốc ra một tuyên bố chung 6 điểm về cuộc chiến Nga chống Ukrainna, nhấn mạnh đến việc ‘‘không mở rộng chiến sự’’, ‘‘không sử dụng vũ khí hủy diệt hàng loạt’’, nhưng không nói đòi Nga rút quân khỏi các vùng chiếm đóng tại Ukraina.
Tuy nhiên sự vắng mặt của nhiều quốc gia phương Nam chủ chốt không có nghĩa là Hội nghị vì Hòa bình cho Ukraina, do Thụy Sĩ đăng cai là vô nghĩa. Hội nghị này ít nhất cũng là dịp để Kiev và các đồng minh siết chặt đoàn kết, để khẳng định một số điểm, trong ‘‘kế hoạch hòa bình của Kiev’’, được coi là có khả năng đạt đồng thuận cao. Cụ thể trong các vấn đề dễ nhận được sự ủng hộ của các nước phương Nam, như bảo đảm an toàn cho lưu thông hàng hải tại Biển Đen, để Ukraina có thể tiếp tục xuất khẩu ngũ cốc, điều có ý nghĩa quan trọng đối với an ninh lương thực toàn cầu, hay bảo đảm an toàn cho nhà máy điện nguyên tử lớn nhất châu Âu ở Zaporijjia.
Tương quan lực lượng trên chiến trường là căn bản
Chính quyền Thụy Sĩ dự kiến thông cáo chung của hội nghị vì hòa bình công bằng và bền vững cho Ukraina sẽ dựa trên kế hoạch 10 điểm của Kiev, và các nguyên tắc của Hiến chương Liên Hiệp Quốc. Tuy nhiên, Nga cương quyết không từ bỏ các yêu sách tại Ukraina, và chỉ chấp nhận thương thuyết nếu Kiev chấp nhận từ bỏ chủ quyền với các vùng đất mà Matxcơva đã chiếm. Bình luận về vấn đề này, nhật báo Pháp Les Echos, nhận xét các tuyên bố về hòa bình cho Ukraina chắc chắn không mang lại thay đổi đáng kể, triển vọng của xung đột hiện nay phụ thuộc nhiều vào tương quan lực lượng trên chiến trường.
Les Echos dẫn lại nhận định của thủ tướng Phổ Otto von Bismarck (cuối thế kỷ 19) : ‘‘Ngoại giao mà thiếu vũ khí cũng giống như âm nhạc mà không có nhạc cụ’’. Thỏa thuận an ninh 10 năm với Mỹ, mà Ukraina vừa ký kết hôm qua bên lề thượng đỉnh G7 ở Ý, chắc chắn có ý nghĩa quan trọng với Kiev hơn là tuyên bố của Hội nghị Hòa bình tại Bürgenstock, Thụy Sĩ.
****
Tô Lâm kêu gọi xây dựng nền tư pháp hiện đại XHCN, không làm oan người vô tội
Tân Chủ tịch nước Tô Lâm kêu gọi xây dựng một nền tư pháp hiện đại, chuyên nghiệp để xây dựng thành công Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, đồng thời kêu gọi tuyệt đối không làm oan người vô tội, không bỏ lọt tội phạm và người phạm tội.
Theo truyền thông Nhà nước, ông Tô Lâm phát biểu điều này trong cuộc gặp với Toà án nhân dân tối cao ở Hà Nội hôm 14/6. Cuộc gặp được kết nối trực tuyến với hệ thống Toà án nhân dân toàn quốc.
Ông Tô Lâm được báo chí trong nước trích dẫn phát biểu rằng, chất lượng, hiệu quả công tác xét xử của các tòa án ngày càng được nâng lên, góp phần quan trọng giữ vững ổn định chính trị, trật tự, an toàn xã hội, tạo môi trường lành mạnh, ổn định cho sự phát triển của đất nước.
Tân Chủ tịch nước vốn là cựu Bộ trưởng Công an cũng yêu cầu phải tập trung xây dựng nền tư pháp hiện đại, chuyên nghiệp, pháp quyền, góp phần xây dựng thành công Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.
“Tập trung nâng cao chất lượng xét xử, tuyệt đối không làm oan người vô tội, không bỏ lọt tội phạm và người phạm tội; hạn chế, tiến tới không để xảy ra các bản án bị hủy, bị sửa do lỗi chủ quan” - báo trong nước trích lời ông Tô Lâm cho biết.
Theo tổ chức Ân Xá Quốc Tế, trong năm 2023, Việt Nam đã thi hành ít nhất 122 án tử hình.
Trong số những người bị tử hình trong năm 2023 có trường hợp tử tù đã kêu oan nhiều năm là Lê Văn Mạnh. Vụ thi hành án tử hình của Việt Nam đã bị quốc tế lên án là không minh bạch vào khi quá trình điều tra án bị cho là có nhiều sai sót và tử tù bị bức cung.
Ngoài Lê Văn Mạnh, còn hai tử tù kêu oan nhiều năm khác được quốc tế quan tâm là Nguyễn Văn Chưởng và Hồ Duy Hải.
************
Bầu cử Quốc Hội Pháp : Cuộc chiến giành quyền lực xé nát các đảng
Chính trường Pháp tiếp tục sôi sục với các cuộc mặc cả, thỏa thuận liên minh làm các đảng phái từ tả đến hữu chia rẽ, trước thềm cuộc bầu cử lập pháp trước thời hạn là chủ đề phủ kín các báo Pháp ra ngày 14/06/2024.
Nhật báo Le Figaro dành sự chú ý đến sự kiện tối thứ Năm (13/06), sau nhiều giờ mặc cả căng thẳng, các đảng cánh tả Xã Hội (PS), Sinh Thái (EELV), Cộng Sản Pháp (PCF) và Nước Pháp Bất Khuất (LFI) đã tìm được thỏa thuận thành lập được liên minh gọi là Mặt trận Bình dân Mới, trong đó đảng cực tả LFI giữ vai trò chủ đạo. Mục đích là để ngăn chặn đảng cực hữu Tập Hợp Dân Tộc (Rassemblement National – RN), nhưng mục tiêu tối thượng là giành quyền lãnh đạo chính phủ. Bởi thế nên cuộc tranh cãi và mặc cả mới trở nên căng thẳng hơn bao giờ, từ trong nội bộ các đảng.
Le Figaro cho hay : Vào đầu buổi tối qua, thỏa thuận cuối cùng đã được ký kết. Phải nói rằng thời gian không còn nhiều. Hạn chót nộp hồ sơ các ứng viên tranh cử là chiều Chủ Nhật này. Không giống như liên minh cánh tả Nupes lập nên trong kỷ bầu cử tổng thống 2022, các cuộc thảo luận trở nên khó khăn hơn nhiều khi người người ta nhắm đến chiếc ghế thủ tướng, trong trường hợp liên minh cánh tả này thắng cử.
Jean-Luc Mélenchon, người sáng lập LFI và là một lãnh đạo kỳ cựu của đảng đã tạm rút vào hậu trường, nay bỗng nổi lên, tuyên bố có đủ năng lực để làm thủ tướng, nhưng bị đa số các đảng cánh tả không chấp nhận. Nhân vật số 2 của đảng này François Ruffin, được nhiều phe ủng hộ, cũng tuyên bố sẵn sàng trở thành thủ tướng. Một chiếc ghế thủ tướng chưa có nhưng đã có cuộc chiến mở giữa hai nhân vật trên.
Le Figaro ghi nhận, « Sau thỏa thuận của cánh tả là cuộc chiến giành ảnh hưởng giữa đảng Xã Hội và Nước Pháp Bất Khuất ».
Trong khi đó nhật báo thiên tả Libération nhận định : « Thỏa thuận về Mặt trận Bình dân Mới : sự giải thoát sau các cuộc thương lượng gay go ».
Tham vọng quyền lực xé nát cánh hữu truyền thống
Trong khi đó cuộc chiến tranh giành quyền lực cũng diễn ra không kém phần căng thẳng, với đầy những biến động làm xé nát các đảng với những vụ « đào ngũ », chọn phe cánh, chạy theo đảng cực hữu RN.
Sự kiện được các báo chú ý nhất là chủ tịch đảng cánh hữu truyền thống Những người Cộng hòa (LR), ông Eric Ciotti bị Bộ Chính trị đảng khai trừ vì đã tự ý liên minh với đảng Tập hợp Dân tộc hôm đầu tuần. Nhưng có điều ông Ciotti đã phản ứng quyết liệt cho rằng quyết định của đảng là bất hợp pháp và kiện ra tòa. Le Figaro chạy tựa : « Bên cánh hữu, cuộc chiến trong đường hào không hồi kết ». Libération bình luận qua hàng tựa bài báo : « Bị loại khỏi LR, Eric Ciotti đẩy trò hề đi hơi xa ».
Về đảng Phục Hưng (Renaissance) cầm quyền hiện nay, quyết định giải tán Quốc Hội để bầu lại của tổng thống là một cú sốc mạnh. Chấp nhận thực tế phũ phàng, giờ là lúc đa số phải định thần lại tổ tập hợp lực lượng lao vào cuộc đua nước rút với hy vọng còn nước còn tát.
Thủ tướng Pháp bị đẩy lên tuyến đầu trong chiến dịch tranh cử. Le Figaro có bài ghi nhận thủ tướng Pháp « Gabriel Attal chỉ huy chiến dịch giữ Matignon (phủ thủ tướng) ». Từ hai ngày nay, ông Attal đang ngược xuôi các địa phương cố gắng thuyết phục cử tri về nguy cơ phe cực hữu hay cực tả lên nắm quyền, đồng thời bảo vệ những chương trình dự án của chính phủ Pháp. Trong thế thực sự khó ăn khó nói, đảng cầm quyền đang cố thuyết phục lại những cử tri quá thất vọng với 7 năm cầm quyền của tổng thống Macron, đã rời bỏ Renaissance, mặt khác đa số cũng tìm cách lôi kéo những cử tri của các phe cánh đối lập như LR hay PS đang bị chia rẽ mất phương hướng vì các cuộc đấu đá quyền lực. Le Figaro ghi nhận : Tìm kiếm mở rộng, phe Macron chờ dấu hiệu các phe đối lập « ôn hòa ».
Ukraina : Đi tìm một nền hòa bình không thể có
Chuyển sang với thời sự quốc tế. Dù bị sự kiên nội bộ chính trị Pháp lấn át. Hồ sơ chiến tranh Ukraina vẫn được nhiều báo quan tâm. Trang nhất của La Croix chạy tựa : « Ukraina : Một nền hòa bình quá xa vời » để đề cập hội nghị quốc tế về hòa bình tại Ukraina diễn ra tại thủ đô Berne của Thụy Sĩ.
Trong hai hai ngày 15 và 16/06/2024, Thụy Sĩ đón đại diện của 90 quốc gia và tổ chức đến thảo luận về cuộc chiến ở Ukraina. Nhưng « hội nghị cấp cao về hòa bình ở Ukraina » đầu tiên này sẽ diễn ra mà không có sự hiện diện của Nga, Trung Quốc và Brazil.
Theo La Croix, nước chủ nhà Thụy Sĩ muốn tránh biến cuộc họp thành hội nghị thượng đỉnh về Ukraina và hội nghị chống Nga. Thực tế, các nhà tổ chức không dự trù ký kết được văn kiện nào sau các cuộc thảo luận mà chỉ hy vọng đặt ra một lộ trình, một khuôn khổ để định hướng cho các cuộc đàm phán từng phần trong tương lai. Cụ thể, những người tham gia hội nghị sẽ làm việc về an ninh lương thực, tự do hàng hải ở Biển Đen, an ninh của các nhà máy điện hạt nhân, rà phá bom mìn và thậm chí cả trao đổi tù nhân. Theo các nhà ngoại giao, vấn đề là tìm ra những điểm gần nhau để tạo ra niềm tin hướng tới một tiến trình hòa bình. Có điều, đến giờ lập trường giữa hai nước quá đối lập nhau khiến cho khó có thể thấy được những nhượng bộ.
Kiev vẫn giữ các nội dung mà họ đã đề xuất từ năm 2022 : Nga rút quân, tái lập toàn vẹn lãnh thổ Ukraina, lập một tòa án quốc tế xét xử tối ác chiến tranh của Nga, thiết lập một cơ chế quốc tế bảo vệ an ninh cho Ukraina, cũng như an ninh lương thực và hạt nhân... Nhưng trên thực tế, theo La Croix, viễn cảnh đàm phán hòa bình bế tắc đơn giản chỉ vì những đòi hỏi của Nga hoàn toàn trái ngược. Nga khẳng định sẵn sàng thương lượng, nhưng với điều kiện, Ukraina thừa nhận « những thực trạng lãnh thổ hiện nay. Đó là điều Kiev không bao giờ chấp nhận. Ngoài ra, tổng thống Putin đã tỏ cho thấy ông ta không thấy có lý do gì để thương lượng vì Nga đang trên thế mạnh.
La Croix nhận định Hội nghị cấp cao ở Thụy Sĩ này trước hết với Ukraina là để thể hiện họ có sự ủng hộ rông rãi của các quốc gia Nam bán cầu, không chỉ có các nước phương Tây. Số lượng nước tham gia và đại diện cấp cao càng nhiều thì hoạt động sẽ càng thành công. Ngược lại, Nga đang cố gắng can ngăn các nước khác tham gia hội nghị thượng đỉnh này càng nhiều càng tốt.
Về sự kiên này nhật báo Les Echos ghi nhận « Ukraina : hội nghị thượng đỉnh hòa bình tối giản được tổ chức tại Thụy Sĩ ». Tờ báo nhận xét, trên lý thuyết, hội nghị có thể coi như là một bước đi đầu tiên tiến tới hòa bình tại Ukraina, nhưng « một hội nghị hòa bình mà không có sự tham gia của một trong hai bên tham chiến thì ít cơ cơ may phác họa được chấm dứt chiến tranh ».
Liên Âu tuyên chiến với xe điện Trung Quốc
Trang kinh tế của Le Monde chạy tựa : Xe hơi Trung Quốc dưới sức ép của Liên Hiệp Châu Âu. Tờ báo trở lại sự kiện hôm 12/06 vừa rồi Ủy ban Châu Âu quyết định áp thuế 48% đối với vào xe hơi điện Trung Quốc nhập khẩu, thay cho mức thuế 10% trước đây.
Quyết định này của Bruxelles là dưới áp lực của Paris được cho là đã chín mùi. Tuy nhiên, thủ tướng Đức Olaf Scholz lại lo ngại Bắc Kinh sẽ trả đũa và như vậy sẽ có hậu quả đối với ngành công nghiệp ô tô hùng mạnh của Đức. Đức không phải là nước duy nhất lo lắng về hậu quả của việc tăng thuế hải quan đối với ô tô điện nhập khẩu từ Trung Quốc vào châu Âu. Thụy Điển, nước có tập đoàn Volvo, cũng bày tỏ mối lo ngại với Bruxelles. Còn Hungary của thủ tướng Viktor Orban, nước đang tìm cách thu hút đầu tư của Trung Quốc vào đất của mình trong đó có lĩnh vực xe hơi điện, cũng phản đối điều đó.
Bắc Kinh dọa sẽ đáp trả đồng thời kêu gọi tìm kiếm giải pháp thỏa hiệp có thể để dàn xếp. Le Monde cho biết thêm, ngày càng nhiều quốc gia quyết định tự bảo vệ mình và tăng thuế hải quan đối với ô tô điện nhập khẩu từ Trung Quốc. Brazil, cho đến nay vẫn miễn thuế, đã quyết định đánh thuế 18% vào tháng 7 năm 2024, sau đó là 35% vào năm 2026. Về phần mình, Thổ Nhĩ Kỳ đã thông báo hôm 8 tháng 6 rằng xe hơi điện Trung QUốc sẽ phải chịu mức thuế 40%. Ấn Độ, tùy theo mẫu mã, đánh thuế từ 70% đến 100%.
EURO 2024 khai cuộc
Hôm nay, tại Đức Vòng chung kết giải vô địch bóng đá Châu Âu EURO 2024 khai mạc tại Đức. Sự kiện được hầu hết các báo đăng tải với nhiều góc độ khác nhau. Le Figaro tại sân vận động Allianz Arena tại ở Munich, vào lúc 9 giờ tối, trái bóng EURO 2024 bắt đầu lăn với trận khai mạc giữa Đức và Scotland. Người hâm mộ sẽ có một tháng sống trong không khí bóng đá với những cảm xúc khác nhau. 24 quốc gia, 46 trận đấu để tìm ra một đội chiến thắng duy nhất, được mong đợi được biết đến vào ngày 14 tháng 7 trên sân Olympiastadion ở Berlin.
La Croix gắn EURO với vấn đễ xã hội Pháp với tiêu đề « xã hội rạn nứt tìm kiếm cơ hội đồng cảm ». Theo bài báo, trong một bối cảnh chính trị căng thẳng, người dân Pháp đang chuẩn bị bước vào một mùa hè thể thao, bắt đầu là EURO 2024. Tờ báo trích dẫn nhiều nhà xã hội học, đều nhất trí cho rằng đây sẽ là cơ hội tốt nhất để xã hội Pháp đang bị chia rẽ để có thể được hàn gắn.
Nhật báo kinh tế Les Echos thì nhất ghi nhận : « EURO : Cỗ máy in tiền của UEFA nhưng mang lại cho nước Đức không bao nhiêu »
***************
Tàu ngầm tấn công của Mỹ, tàu tuần tra của hải quân Canada đến Cuba theo sau tàu chiến Nga
Một tàu tuần tra của hải quân Canada đã tới Havana vào sáng sớm ngày 14/6, chỉ vài giờ sau khi Hoa Kỳ thông báo một tàu ngầm tấn công nhanh đã cập cảng căn cứ hải quân Guantanamo của Mỹ ở Cuba – cả hai tàu đều theo sau các tàu chiến Nga đã đến hòn đảo hồi đầu tuần này.
Sự tập hợp của các tàu Nga, Canada và Mỹ ở Cuba – một quốc đảo do Cộng sản cai trị chỉ cách Florida 160km – gợi nhớ lại những căng thẳng trong Chiến tranh Lạnh và mối quan hệ căng thẳng hiện nay giữa Nga và các quốc gia phương Tây về cuộc chiến ở Ukraine.
Tuy nhiên, cả Mỹ và Cuba đều khẳng định các tàu chiến Nga không gây ra mối đe dọa nào cho khu vực. Nga cũng coi việc các tàu chiến của họ đến nước đồng minh Cuba là chuyện thường lệ.
Tàu khu trục Đô đốc Gorshkov và tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân Kazan đã nổi lên mặt nước với các thủy thủ đứng trên boong, và tiến vào cảng Havana hôm 12/6 sau cuộc huấn luyện "tên lửa có độ chính xác cao" ở Đại Tây Dương.
Tàu tuần tra Margaret Brooke của Canada di chuyển vào sáng sớm ngày 14/6 để vào cảng Havana, một phần trong hoạt động mà Bộ Tư lệnh Tác chiến Canada gọi là “chuyến thăm cảng…để ghi nhận mối quan hệ song phương lâu dài giữa Canada và Cuba”.
Vài giờ trước đó, Bộ Tư lệnh miền Nam Hoa Kỳ cho biết tàu ngầm tấn công nhanh Helena đã có chuyến thăm cảng thường kỳ ở Vịnh Guantanamo, một căn cứ hải quân của Mỹ ở mũi phía đông nam của hòn đảo cách Havana khoảng 850km.
“Vị trí và việc quá cảnh của tàu đã được lên kế hoạch trước đó”, Bộ Tư lệnh miền Nam cho biết trên X.
Một nhà ngoại giao Canada mô tả việc tàu Margaret Brooke đến đây là "thường lệ và là một phần của sự hợp tác lâu dài giữa hai nước chúng tôi", đồng thời nói thêm rằng việc này "không liên quan đến sự hiện diện của các tàu Nga".
Nga và Cuba là những đồng minh thân cận dưới thời Liên Xô cũ và căng thẳng với Washington về Chủ nghĩa Cộng sản ở "sân sau" của Mỹ. Căng thẳng lên đến đỉnh điểm với Cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba năm 1962. Moscow, vốn vẫn duy trì quan hệ với Havana, đã đặt câu hỏi về sự lo lắng rõ ràng của phương Tây đối với sự hiện diện của các tàu chiến của họ trong tuần này.
Khi được hỏi Moscow đang gửi tín hiệu gì, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova hôm 13/6 cho biết phương Tây dường như chưa bao giờ chú ý đến việc Nga gửi tín hiệu qua các kênh ngoại giao.
“Ngay khi nói đến các cuộc tập trận hoặc các chuyến hải hành, chúng tôi lập tức nghe thấy những câu hỏi và mong muốn được biết những thông điệp đó là gì,” bà Zakharova nói. "Tại sao chỉ có những tín hiệu liên quan đến quân đội và hải quân của chúng tôi mới truyền tới phương Tây?"
Các tàu chiến Nga dự kiến sẽ ở lại cảng Havana cho đến ngày 17/6.
***********
Tỷ phú Phạm Nhật Vượng trong một lần trả lời phỏng vấn của Bloomberg mới đây khẳng định niềm tin rằng hãng xe điện VinFast sẽ hoà vốn trong tương lai gần, đồng thời cam kết sẽ tiếp tục đầu tư vào hãng xe điện non trẻ này cho đến khi ông hết sạch tiền.
Trong buổi phỏng vấn của Bloomberg TV từ văn phòng mình tại Hà Nội, ông Phạm Nhật Vượng (55 tuổi) được phóng viên Bloomberg mô tả là “đối với một người đã đầu tư đến hai tỷ đô la vào một doanh nghiệp xe điện mới mẻ, ông Phạm Nhật Vượng dường như trông điềm tĩnh đến không ngờ”.
Chỉ mới sản xuất xe điện năm năm về trước, nhưng hiện VinFast đang phải cạnh tranh với các hãng tên tuổi quốc tế khác như Tesla hay Hyundai, chưa kể những hãng xe điện Trung Quốc đang có kế hoạch xuất xe vào thị trường Việt Nam.
Theo Bloomberg, ông Vượng - người có tài sản ước tính 5,3 tỷ đô la - rất tự tin có thể lèo lái công ty đến thành công bất chấp những khó khăn và trong khi các hãng xe lớn khác như Toyota hay Volkwagen cũng đang phải vật lộn.
Cổ phiếu của VinFast mới được giao dịch ở thị trường chứng khoán Mỹ vào tháng 8 năm ngoái và chỉ trong vòng hai tuần đầu đã chứng kiến mức tăng 700%, nhưng sau đó giá cổ phiếu đã giảm nhanh chóng đến 95%. Theo Bloomberg, hiện chỉ có khoảng 2% cổ phiếu của VinFast đang được giao dịch trên thị trường và giá cổ phiếu rất dễ biến động khó lường.
Mặc dù vậy, người đứng đầu Vingroup - công ty mẹ của VinFast - vẫn tự tin nói với Bloomberg rằng ông không quan tâm đến giá cổ phiếu hiện tại của VinFast trên thị trường Mỹ và cũng không vội vã đưa thêm cổ phiếu ra thị trường.
VinFast bắt đầu bán xe vào thị trường Mỹ hồi năm ngoái. Trong ba tháng đầu năm nay hãng mới chỉ giao được 9.689 xe, thấp hơn rất nhiều so với chỉ tiêu đặt ra cả năm là 100.000 chiếc. Trong năm 2023, hãng chỉ bán được 35.000 xe, chủ yếu là cho hãng taxi của ông Vượng.
Tại thị trường Mỹ, xe của VinFast đối mặt với những đánh giá không mấy tích cực của các chuyên gia xe, đồng thời đang phải đối mặt với vụ kiện tập thể liên quan đến cáo buộc vi phạm luật chứng khoán liên bang Mỹ, vụ kiện cáo buộc vi phạm bản quyền đối với mẫu xe VF8, và vụ kiện không trả tiền thuê cửa hàng trưng bày.
Hiện VinFast đã động thổ xây dựng nhà máy pin và lắp ráp xe ở bang North Carolina, Mỹ, ở Ấn Độ và có dự kiến sẽ xây dựng nhà máy tại Indonesia. Tuy nhiên, việc xây dựng nhà máy trị giá đến bốn tỷ đô la ở Mỹ đang bị trì hoãn để điều chỉnh quy mô nhà xưởng.
Công ty mẹ Vingroup đã đầu tư khoảng 12,9 tỷ đô la vào VinFast cho đến lúc này, theo Bloomberg.
Trong trả lời phỏng vấn với Bloomberg, ông Phạm Nhật Vượng cho biết ông ngủ tám tiếng mỗi ngày mà không phải lo nghĩ gì cả và sáng dậy ông chơi với cháu.
“VinFast sẽ đạt điểm hoà vốn sớm và có thể tự đứng trên đôi chân của mình” - tỷ phú người Việt nói với Bloomberg.
***********
Chuyến thăm quê hương bị an ninh sân bay 'khủng bố' của ba mẹ con Việt kiều Mỹ
Bà Nguyễn Thị Bích Hạnh, từng là một nhà giáo dạy Văn, được biết đến với việc giúp học sinh tìm hiểu thông tin trên mạng để có kiến thức đa chiều về lãnh tụ cộng sản. Bà kết hôn với nhà hoạt động Thái Văn Tự và định cư tại Hoa Kỳ. Bà cho biết, ba mẹ con bà đã bị an ninh sân bay Tân Sơn Nhất đánh đập và nhốt trong phòng kín, khi bà không chịu rời Việt Nam ngay khi bị từ chối nhập cảnh, vì con bà đang bệnh suyễn nặng cần cấp cứu. RFA phỏng vấn bà, vài ngày sau khi bà về lại Mỹ.
RFA: Thưa bà, xin bà kể lại câu chuyện của bà khi đến sân bay Tân Sơn Nhất một tuần trước ạ?
Bà Nguyễn Thị Bích Hạnh: Đêm ngày 7 tháng 6 năm 2024, tôi cùng với con trai, một cháu 12 tuổi và một cháu 4 tuổi đến sân bay Tân Sơn Nhất lúc 11 giờ để nhập cảnh vào Việt Nam sau 28 tiếng đồng hồ với 3 chặng bay.
Khi làm thủ tục nhập cảnh vào Việt Nam, tôi đưa hộ chiếu Mỹ và visa Việt Nam để nhân viên an ninh kiểm tra thì tôi chờ một lúc, họ hướng dẫn chúng tôi đi vào một nơi khác và họ đưa hộ chiếu Mỹ và visa Việt Nam của chúng cho một nhân viên an ninh khác kiểm tra. Tôi phải chờ khoảng 30 phút. Lúc đó con nhỏ 4 tuổi của tôi rất mệt vì đang bị hen suyễn nặng và phổi gần như bị nghẹn, khó thở. Tôi giục họ giải quyết nhanh để tôi có thể lấy thuốc cho con tôi hoặc hít bình khí dung. Nhưng họ không cho nhập cảnh và yêu cầu mẹ con tôi phải trở về Mỹ trong vòng 20 phút nữa. Tức là lên máy bay quay trở lại Hàn Quốc, rồi từ đó mới về lại Mỹ.
Tôi xin họ là không thể bay trở lại Hàn Quốc ngay vì con tôi đã bay một chặng quá dài và hiện tại con tôi đang trong tình trạng cấp cứu. Điều đầu tiên là cứu người, còn tất cả những chuyện khác thì sẽ tính sau. Nhưng họ không đồng ý. Tôi xin hãy cho tôi một bác sĩ kiểm tra sức khỏe của con tôi để chứng minh điều tôi là đúng. Họ cũng đưa một bác sĩ đến nhưng bác sĩ đó chỉ đứng nhìn và không làm gì cả. Tôi phải mở vali lấy thuốc cho con tôi đem từ Mỹ về và lấy máy trợ thở cho con tôi.
Khi đó điện thoại của tôi cũng không hoạt động được, tôi nói con trai lớn tôi lại cửa hàng Viettel để mua một cái sim điện thoại, nhưng tôi cũng không liên lạc được với chồng tôi. May lúc đó có một du khách nước ngoài thấy sự việc gia đình tôi như vậy thì cho tôi có mượn điện thoại để gọi điện thoại về Mỹ báo cho chồng tôi. Đó là cuộc liên lạc duy nhất tôi có thể thực hiện được lúc đó vì ngay sau đó họ cướp cái điện thoại của tôi. Họ bắt tôi ra máy bay, khống chế tôi bằng cách bẻ tay, bẻ chân tôi và khiêng tôi đi. Họ giật con tôi khỏi tay tôi và đưa cho người khác giữ.
Khi đó hàng chục nhân viên an ninh ở sân bay đã khống chế tôi bằng cách bẻ tay tôi, bóp cổ chân của tôi và họ đánh tôi, lôi tôi đi sềnh sệch. Tôi giãy giụa một lúc thì tôi kiệt sức và ngất xỉu. Lúc đó tôi không biết chuyện gì xảy ra trong khi tôi ngất xỉu. Khi tôi tỉnh lại thì điều đầu tiên tôi hỏi là con tôi đâu rồi, trả lại con cho tôi, thì khi đó họ đưa lại con cho tôi và họ thả tôi nằm dưới sàn nhà.
RFA: Vì sao an ninh sân bay Tân Sơn Nhất lại cấm bà nhập cảnh vào Việt Nam, lại còn hành hung và nhốt gia đình bà?
Bà Nguyễn Thị Bích Hạnh: Sở dĩ họ đánh tôi vì tôi không chịu lên máy bay trở về Mỹ ngay theo yêu cần của họ. Họ đẩy tôi trở lại máy bay bằng mọi cách trong khi tôi cầu xin họ là tôi sẽ rời khỏi đây, nhưng hãy cứu chữa cho con tôi trước vì con tôi cần cấp cứu, nhưng họ không quan tâm và họ bằng mọi cách bắt mẹ con tôi phải lên máy bay trở về Hàn Quốc. Lý do chúng tôi không được nhập cảnh họ chỉ nói chung chung là do vấn đề an ninh. Họ không giải thích lý do an ninh là gì và tôi bảo rằng, tôi chẳng làm gì nguy hại đến an ninh của Việt Nam; tôi không làm gì ảnh hưởng đến an ninh Mỹ thì tại sao lại cấm tôi nhập cảnh. Họ chỉ trả lời là thời điểm này tôi chưa được nhập cảnh Việt Nam. Họ chỉ nói như vậy và không giải thích gì thêm mà bắt ba mẹ con tôi phải trở về Hàn Quốc trong đêm hôm đó.
RFA: Khi nhốt gia đình bà như thế thì họ đối xử như thế nào, thưa bà?
Bà Nguyễn Thị Bích Hạnh: Khi chúng tôi không đồng ý lên máy bay vì con tôi cần cấp cứu, họ không đẩy mẹ con tôi lên máy bay trong đêm hôm đấy nữa và họ bắt tôi, khiêng tôi và nhốt vào một căn phòng. Trong căn phòng đó chỉ có một ô cửa rất nhỏ để nhìn ra phía ngoài. Tôi gõ cửa xin nước thì họ không cho nước, tôi ra lấy nước thì họ đánh tôi. Họ đánh cả con tôi, ném thằng bé xuống dưới sàn nhà. Họ nhốt chúng tôi trong căn phòng đó suốt hai ngày hai đêm và không cho bất cứ đồ ăn thức uống gì cả.
Khi tôi hỏi, khi các anh đã nhốt chúng tôi vào đây thì các anh phải có trách nhiệm giữ gìn mạng sống của chúng tôi, thì họ bảo rằng họ không có nghĩa vụ phải cung cấp đồ ăn thức uống cho tôi và cho con của tôi. Tôi nói rằng vì con tôi cần uống sữa và sữa thì nằm trong vali. Họ cho người mang các kiện hành lý của tôi lên và tôi có thể lấy sữa cho con uống để cháu không bị đói.
Họ nhốt chúng tôi lại và không cách gì chúng tôi mở cửa được. Tôi phải gõ cửa cả tiếng đồng hồ họ mới mở. Đã có lúc tôi sợ rằng con tôi bị chết trong cái phòng đó. Thật là một trải nghiệm kinh khủng mà tôi chưa bao giờ nghĩ đến.
Có rất nhiều nhân viên an ninh làm việc với tôi nhưng có những người họ không mặc sắc phục, họ chỉ mặc thường phục cho nên tôi không biết tên. Nhưng tôi nhớ một nhân viên tên Hải làm việc với tôi trong ngày đầu và ngày hôm sau nữa, khi họ đã nhốt chúng tôi lại.
Tôi cũng không biết chức vụ của anh ta là gì ở sân bay Tân Sơn Nhất. Còn một người nữa cũng làm việc với tôi nhưng tôi không nhớ tên. Lúc đầu anh ta nói chuyện nhẹ nhàng nhưng sau đó thì họ chửi tôi, xúc phạm tôi. Có một người mà tôi không bao giờ quên được tên và mặt. Anh ta tên là Trịnh Đình Luận. Anh này là người rất là hống hách và độc ác. Khi con tôi đang dùng máy trợ thở thì anh ta chính là người giật cái ổ cắm ra khỏi cái máy thở để con tôi không thể dùng máy thở được nữa. Còn rất nhiều người khác tôi không biết tên.
RFA: Theo bà, vì sao họ thả gia đình bà ra để trở về Mỹ sau hai ngày giữ trong phòng kín?
Bà Nguyễn Thị Bích Hạnh: Chúng tôi được rời căn phòng đó để trở về Hoa Kỳ là do có sự can thiệp thiệp của lãnh sự quán Mỹ tại Sài Gòn. Sự can thiệp của lãnh sự quán Mỹ tại Sài Gòn bắt nguồn từ việc liên lạc của chồng tôi với lãnh sự quán. Chồng tôi gọi điện liên tục và báo mất tích người. Đến ngày thứ ba thì họ thay đổi thái độ. Hành động họ không còn độc ác của chúng tôi nữa; không còn la hét, đánh đập chúng tôi nữa và họ tỏ ra rất thân thiện với chúng tôi. Tôi biết rằng đã có sự can thiệp của lãnh sự quán Mỹ.
Buổi chiều hôm đó lãnh sự quán Mỹ tại Sài Gòn có gọi điện thoại cho tôi để hỏi thăm sức khỏe cũng như tình trạng của mẹ con tôi. Tôi cũng nói với lãnh sự quán Mỹ rằng chúng tôi bị nhốt ở đây ba ngày rồi; bị bỏ đói bỏ khát, bị đánh đập, bị sỉ nhục, hăm dọa và nguy hiểm nhất là con tôi không được tiếp cận y tế. Con tôi không được tiếp cận bác sĩ để được chăm sóc về mặt y tế. May mà có một bác sĩ tốt sau đó cho con tôi mượn máy trợ thở và hết ca trực thì ông có viết lại cái note dặn người sau cho con tôi mượn máy.
RFA: Bà có bất ngờ khi công an sân bay Tân Sơn Nhất không cho gia đình bà nhập cảnh Việt Nam không?
Bà Nguyễn Thị Bích Hạnh: Tôi thật sự ngạc nhiên và bất ngờ khi họ không cho tôi nhập cảnh Việt Nam đợt này, tại vì sáu tháng trước đó tôi có về Việt Nam thăm mẹ tôi trong vòng một tháng. Mọi chuyện diễn ra rất là bình thường. Khi tôi đưa hộ chiếu Mỹ và visa Việt Nam thì họ đóng dấu cho tôi vào Việt Nam. Nhưng khi tôi về Nghệ an thì tôi bị công an Nghệ an tên Hoàn, yêu cầu tôi phải ra công an làm việc, nhưng tôi bảo tôi không có việc gì phải làm việc với anh cả. Tôi về thăm mẹ của tôi. Tôi phải đưa hộ chiếu Mỹ và visa Việt Nam cho công an quản lý hộ khẩu tại địa phương. Lúc đó anh ta nói rằng, chị cứ về Việt Nam thoải mái. Chúng tôi tạo điều kiện cho chị về thăm mẹ. Lần này mẹ tôi ốm nặng, đã 89 tuổi cho nên tôi mới đưa con tôi về thăm. Tôi rất ngạc nhiên và bất ngờ khi họ giữ tôi tại sân bay Tân Sơn Nhất với lý do họ nói là an ninh.
RFA: Khi bà và hai con ra máy bay để trở về Mỹ, bà có gặp rắc rối gì nữa không?
Bà Nguyễn Thị Bích Hạnh:
Hôm ra máy bay về Hàn Quốc từ căn phòng bị nhốt, tôi hét lên ở sân bay là cảnh sát Việt Nam bắt cóc phụ nữ, trẻ em; cảnh sát Việt Nam đàn áp trẻ em… thì họ bóp cổ tôi không cho tôi nói. Những nhân viên an ninh đã gô cổ, bẻ chân bẻ tay tôi đưa tôi ra máy bay chứ không cho tôi tự đi, dù tôi có xin là cho tôi tự đi. Thậm chí lên tới máy bay họ còn dọa là họ sẽ cùm chân tay tôi lại để tôi khỏi di chuyển.
Họ đánh tôi, họ làm đủ các cái trò bạo lực đối với tôi ngay tại sân bay. Còn lúc bị nhốt trong phòng kín thì rất nhiều người hành hung tôi, hành hung cả con tôi làm cháu có một trải nghiệm rất là kinh khủng. Cháu đã thu âm video để công bố cho mọi người thì cái nỗi ám ảnh ghê rợn nhất. Con tôi không ngờ cảnh sát Việt Nam lại độc ác như vậy, khác hẳn với cảnh sát mà cháu thấy ở Mỹ là thân thiện và giúp đỡ mọi người. Lần đầu tiên cháu về Việt Nam cháu đã chuẩn bị quà cáp cho những người nghèo, cho ông bà nội, bà ngoại nhưng cháu không có cơ hội đưa. Cháu nói là sau này cháu chỉ giúp Việt Nam từ xa chứ không bao giờ về Việt Nam nữa.
RFA gọi điện thoại cho Công an cửa khẩu Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất để hỏi câu chuyện này, thì được một công an không muốn nêu danh tánh cho biết:
Thật ra theo quy định thì chúng tôi không được trả lời báo chí, nhưng mà chị hỏi vậy thì chúng tôi cũng trả lời cho chị biết. Quy định của luật Việt Nam nó gần như theo thông lệ quốc tế. Khi một người đến Việt Nam mà không được nhập cảnh Việt Nam thì chúng tôi sẽ nói lý do vì sao chính phủ Việt Nam không cho vào. Có rất nhiều lý do không được nhập cảnh.
Khi hãng hàng không chuyên chở bỏ khách xuống thì khi máy bay đó cũng ở lại khoảng một tiếng mà thôi. Nếu không được nhập cảnh thì chúng tôi sẽ làm thủ tục, giải thích với hãng hàng không và đẩy khách ra tàu bay trong một tiếng đồng hồ. Rất là nhanh, không có nhiều thời gian. Hơn nữa, đây là sân bay quốc tế cho nên tôi chắc chắn không có chuyện đánh đập. Khi có trường hợp không được nhập cảnh thì chúng tôi cũng gọi nhiều ban ngành đến để chứng kiến cho nên không có chuyện đánh đập và nhốt ở đây. Mà chúng tôi cũng không có phòng để nhốt ở sân bay.
RFA gọi vào Hotline Cảng Hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất để hỏi, thì một nhân viên cho hay:
Theo tôi thì thông tin đó là không chính xác. Bởi vì khi không cho ai nhập cảnh, tức là người đó không có đủ điều kiện để nhập cảnh. Lúc đó chúng tôi sẽ trục xuất họ trở lại quốc gia gần nhất mà gọ vừa qua cảnh khi đến Việt Nam. Chẳng hạn như Hàn Quốc, Singapore hay Nhật…
Nhưng thông thường, nếu chị đó là quốc tịch Mỹ thì chúng tôi sẽ gọi lãnh sự quán Mỹ hỗ trợ, chứ không có chuyện đánh đập hay nhốt lại. Chỉ có giữ lại để chờ chuyến bay đi tiếp. Còn nếu chị đó quốc tịch Việt Nam, có thẻ xanh thì vẫn nhập cảnh Việt Nam được bình thường. Có một số trường hợp có tên trong danh sách phản động chẳng hạn, thì an ninh làm thủ tục nhập cảnh sẽ xem xét, nhưng không có chuyện đánh đập hay bắt nhốt.
***********
TKT Stoltenberg: NATO đảm nhận vai trò lớn hơn trong việc điều phối viện trợ quân sự cho Kyiv
NATO sẽ đảm nhận vai trò lớn hơn trong việc điều phối cung cấp vũ khí cho Ukraine, liên minh này cho biết hôm 14/6, nhắm thay thế Hoa Kỳ trong nỗ lực bảo vệ quá trình này trong khi ông Donald Trump, người hoài nghi về NATO, đang tranh cử nhiệm kỳ tổng thống Mỹ lần thứ 2.
“Những nỗ lực này không biến NATO trở thành một bên trong cuộc xung đột nhưng chúng sẽ tăng cường sự hỗ trợ của chúng tôi đối với Ukraine để duy trì quyền tự vệ của nước này,” Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg nói với các phóng viên ở Brussels.
Hôm 12/6, Hungary đã thôi phản đối gói hỗ trợ Ukraine mà NATO nhắm mục đích đạt được tại hội nghị thượng đỉnh ở Washington vào tháng 7, bao gồm một cam kết tài chính và chuyển giao cho NATO quyền điều phối cung cấp vũ khí và đào tạo.
Trong chuyến thăm của ông Stoltenberg tới Budapest, Thủ tướng Viktor Orban cho biết đất nước của ông sẽ không ngăn chặn các quyết định của NATO về việc hỗ trợ cho Ukraine nhưng đã đồng ý rằng Hungary sẽ không tham gia.
Sau cuộc xâm lược toàn diện của Nga vào Ukraine vào năm 2022, Hoa Kỳ đã tập hợp các quốc gia có cùng chí hướng tại căn cứ không quân Ramstein ở Đức, thành lập một nhóm gồm khoảng 50 quốc gia gặp nhau thường xuyên để đáp ứng các nhu cầu vũ khí của Kyiv với cam kết của các nhà tài trợ.
Nhóm được gọi là Ramstein này sẽ tiếp tục tồn tại như một diễn đàn chính trị do Mỹ lãnh đạo nhưng NATO sẽ đảm nhận cấp độ hợp tác quân sự dưới mức điều phối việc cung cấp vũ khí và huấn luyện cho quân đội Ukraine.
Động thái này được nhiều người coi là một nỗ lực nhằm tạo ra một mức độ "kháng Trump" bằng cách đặt sự phối hợp dưới sự bảo đảm của NATO, trao cho liên minh này một vai trò trực tiếp hơn trong cuộc chiến chống lại cuộc xâm lược của Nga nhưng không đưa quân của mình trực tiếp tham gia.
Tuy nhiên, các nhà ngoại giao thừa nhận động thái như vậy có thể có hạn chế về tác dụng vì Mỹ vẫn thống trị NATO và cung cấp phần lớn vũ khí cho Ukraine. Vì vậy, nếu Washington muốn cắt giảm viện trợ của phương Tây cho Kyiv, thì Mỹ vẫn có thể làm như vậy.
Ông Stoltenberg cũng yêu cầu các đồng minh tiếp tục viện trợ quân sự cho Ukraine ở mức tương tự như họ đã làm kể từ năm 2022, bổ sung thêm khoảng 40 tỷ euro (43 tỷ USD) mỗi năm.
Nhưng chỉ còn chưa đầy một tháng nữa là đến hội nghị thượng đỉnh Washington ngày 9-11/7, các đồng minh vẫn đang nỗ lực hoàn thiện các chi tiết của một cam kết như vậy trong khi cố gắng khắc phục những khác biệt về mức độ đóng góp của mỗi quốc gia và mức độ đóng góp này nên được công khai ở mức độ nào.
Một số đồng minh cho rằng đóng góp nên gắn liền với GDP quốc gia, tương tự như mục tiêu chi tiêu quân sự 2% của NATO, với một tỷ lệ nhất định dành cho viện trợ quân sự cho Ukraine mỗi năm.
Họ cũng muốn những đóng góp được công khai để khuyến khích những thành viên tụt hậu tăng cường nỗ lực.
Trước thềm hội nghị thượng đỉnh ở Washington, các đồng minh vẫn còn tranh cãi về việc liệu có nên củng cố cách diễn đạt của NATO về tư cách thành viên tương lai của Ukraine trong liên minh này hay không và bằng cách nào.
Quan điểm chính thức của NATO là Ukraine sẽ gia nhập liên minh vào một ngày nào đó, nhưng không phải khi nước này đang có chiến tranh. Các nhà lãnh đạo NATO tuyên bố tại hội nghị thượng đỉnh Vilnius năm ngoái rằng “Tương lai của Ukraine là ở NATO”.
Theo các nhà ngoại giao, một số đồng minh muốn ngôn ngữ này được củng cố, đề nghị hội nghị thượng đỉnh tuyên bố rằng con đường trở thành thành viên của Ukraine là "không thể đảo ngược".
********
Bàn ra tán vào (0)
Tin Tức Khắp Nơi Mới Nhát 15 - 6 -2024
Vắng các nước ‘‘phương Nam’’ chủ chốt, Hội nghị hòa bình cho Ukraina khó đạt mục tiêu
Hội nghị vì hòa bình cho Ukraina, tổ chức tại Thụy Sĩ, sẽ diễn ra trong hai ngày, 15 và 16/06/2024. Hội nghị dự kiến, sẽ có sự tham dự của đại diện khoảng 90 quốc gia, từng được kỳ vọng sẽ là một bước tiến đáng kể trong quá trình tìm kiếm hòa bình cho Ukraina, nạn nhân của cuộc xâm lược Nga. Tuy nhiên, theo giới quan sát, sự vắng mặt của nhiều quốc gia ‘‘phương Nam’’ chủ chốt khiến cho mục tiêu gia tăng áp lực với Nga là điều khó thực thi.
Đăng ngày:
5 phút
Kể từ khi Thụy Sĩ chấp nhận đăng cai tổ chức Hội nghị vì Hòa bình cho Ukraina, chính quyền Kiev đã gia tăng các nỗ lực ngoại giao để thu hút sự tham gia của đông đảo các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc. Ukraina hy vọng sự hiện diện của các cường quốc ‘‘phương Nam’’, bên ngoài đồng minh phương Tây, tại hội nghị ở Bürgenstock, sẽ làm gia tăng áp lực lên Nga.
Tuy nhiên, các vận động ngoại giao của Kiev đã không mang lại kết quả mong muốn. Khoảng một nửa trong số 90 quốc gia tham gia hội nghị là các nước châu Âu, vốn là đồng minh của Ukraina. Đa số các quốc gia phương Nam chủ chốt không nhận lời mời tham dự hội nghị, cụ thể là Indonessia, Ai Cập, Nam Phi, Ả Rập Xê Út…. Ấn Độ cũng vắng mặt. Brazil chỉ cử đại diện ở cấp đại sứ, với tư cách quan sát viên. Trung Quốc tuyên bố một hội nghị tìm kiếm hòa bình vắng mặt một bên tham chiến, là Nga, sẽ không có ý nghĩa gì. Trừ phi có bất ngờ vào phút chót, hiện tại Bắc Kinh không có ý định cử đại diện tham gia.
Kỳ vọng của Kiev
Kỳ vọng của Kiev là hội nghị ở Thụy Sĩ sẽ là cơ hội để các bên tham dự ‘‘thống nhất về các nguyên tắc’’ giúp chấm dứt chiến tranh. Đối với tổng thống Ukraina, hội nghị Thụy Sĩ chính là ‘‘cơ hội thực sự đầu tiên để xác lập một nền hòa bình công bằng’’, và Matxcơva có thể tham gia vào các đàm phán tìm giải pháp để kết thúc chiến tranh tại Ukraina trong giai đoạn tiếp theo, sau khi quốc tế ‘‘thống nhất một kế hoạch chung’’ tại hội nghị Thụy Sĩ. Sự vắng mặt của các quốc gia chủ chốt ‘‘phương Nam’’ khiến kế hoạch dự kiến nói trên ít mang tính đại diện cho cộng đồng quốc tế hơn.
Hố sâu ngăn cách ngày càng lớn giữa các nước phương Tây với phần còn lại của thế giới. Đại đa số các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc lên án cuộc xâm lược Ukraina của Nga, nhưng đại đa số các nước phương Nam không tham gia vào các biện pháp trừng phạt của phương Tây chống Nga. Đa số các quốc gia phương Nam chủ chốt không muốn chọn bên, mà chỉ có ý định đóng vai trò trung gian cho các đàm phán giữa Ukraina và Nga.
Đa số các nước ''phương Nam'' không muốn chọn bên
Thổ Nhĩ Kỳ có mặt tại Hội nghị. Ankara từng là quốc gia chủ nhà nơi diễn ra các đàm phán giữa Nga và Ukraina trong những tháng đầu chiến tranh. Theo chuyên gia Anna Jacob, viện tư vấn International Crisis Group, Ả Rập Xê Út muốn ‘‘duy trì vị thế của một nước trung lập, để có thể đóng vai trò trung gian trong các đàm phán’’ giữa Ukraina và Nga sau này. Trước thềm hội nghị, ngày 23/05, Brazil và Trung Quốc ra một tuyên bố chung 6 điểm về cuộc chiến Nga chống Ukrainna, nhấn mạnh đến việc ‘‘không mở rộng chiến sự’’, ‘‘không sử dụng vũ khí hủy diệt hàng loạt’’, nhưng không nói đòi Nga rút quân khỏi các vùng chiếm đóng tại Ukraina.
Tuy nhiên sự vắng mặt của nhiều quốc gia phương Nam chủ chốt không có nghĩa là Hội nghị vì Hòa bình cho Ukraina, do Thụy Sĩ đăng cai là vô nghĩa. Hội nghị này ít nhất cũng là dịp để Kiev và các đồng minh siết chặt đoàn kết, để khẳng định một số điểm, trong ‘‘kế hoạch hòa bình của Kiev’’, được coi là có khả năng đạt đồng thuận cao. Cụ thể trong các vấn đề dễ nhận được sự ủng hộ của các nước phương Nam, như bảo đảm an toàn cho lưu thông hàng hải tại Biển Đen, để Ukraina có thể tiếp tục xuất khẩu ngũ cốc, điều có ý nghĩa quan trọng đối với an ninh lương thực toàn cầu, hay bảo đảm an toàn cho nhà máy điện nguyên tử lớn nhất châu Âu ở Zaporijjia.
Tương quan lực lượng trên chiến trường là căn bản
Chính quyền Thụy Sĩ dự kiến thông cáo chung của hội nghị vì hòa bình công bằng và bền vững cho Ukraina sẽ dựa trên kế hoạch 10 điểm của Kiev, và các nguyên tắc của Hiến chương Liên Hiệp Quốc. Tuy nhiên, Nga cương quyết không từ bỏ các yêu sách tại Ukraina, và chỉ chấp nhận thương thuyết nếu Kiev chấp nhận từ bỏ chủ quyền với các vùng đất mà Matxcơva đã chiếm. Bình luận về vấn đề này, nhật báo Pháp Les Echos, nhận xét các tuyên bố về hòa bình cho Ukraina chắc chắn không mang lại thay đổi đáng kể, triển vọng của xung đột hiện nay phụ thuộc nhiều vào tương quan lực lượng trên chiến trường.
Les Echos dẫn lại nhận định của thủ tướng Phổ Otto von Bismarck (cuối thế kỷ 19) : ‘‘Ngoại giao mà thiếu vũ khí cũng giống như âm nhạc mà không có nhạc cụ’’. Thỏa thuận an ninh 10 năm với Mỹ, mà Ukraina vừa ký kết hôm qua bên lề thượng đỉnh G7 ở Ý, chắc chắn có ý nghĩa quan trọng với Kiev hơn là tuyên bố của Hội nghị Hòa bình tại Bürgenstock, Thụy Sĩ.
****
Tô Lâm kêu gọi xây dựng nền tư pháp hiện đại XHCN, không làm oan người vô tội
Tân Chủ tịch nước Tô Lâm kêu gọi xây dựng một nền tư pháp hiện đại, chuyên nghiệp để xây dựng thành công Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, đồng thời kêu gọi tuyệt đối không làm oan người vô tội, không bỏ lọt tội phạm và người phạm tội.
Theo truyền thông Nhà nước, ông Tô Lâm phát biểu điều này trong cuộc gặp với Toà án nhân dân tối cao ở Hà Nội hôm 14/6. Cuộc gặp được kết nối trực tuyến với hệ thống Toà án nhân dân toàn quốc.
Ông Tô Lâm được báo chí trong nước trích dẫn phát biểu rằng, chất lượng, hiệu quả công tác xét xử của các tòa án ngày càng được nâng lên, góp phần quan trọng giữ vững ổn định chính trị, trật tự, an toàn xã hội, tạo môi trường lành mạnh, ổn định cho sự phát triển của đất nước.
Tân Chủ tịch nước vốn là cựu Bộ trưởng Công an cũng yêu cầu phải tập trung xây dựng nền tư pháp hiện đại, chuyên nghiệp, pháp quyền, góp phần xây dựng thành công Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.
“Tập trung nâng cao chất lượng xét xử, tuyệt đối không làm oan người vô tội, không bỏ lọt tội phạm và người phạm tội; hạn chế, tiến tới không để xảy ra các bản án bị hủy, bị sửa do lỗi chủ quan” - báo trong nước trích lời ông Tô Lâm cho biết.
Theo tổ chức Ân Xá Quốc Tế, trong năm 2023, Việt Nam đã thi hành ít nhất 122 án tử hình.
Trong số những người bị tử hình trong năm 2023 có trường hợp tử tù đã kêu oan nhiều năm là Lê Văn Mạnh. Vụ thi hành án tử hình của Việt Nam đã bị quốc tế lên án là không minh bạch vào khi quá trình điều tra án bị cho là có nhiều sai sót và tử tù bị bức cung.
Ngoài Lê Văn Mạnh, còn hai tử tù kêu oan nhiều năm khác được quốc tế quan tâm là Nguyễn Văn Chưởng và Hồ Duy Hải.
************
Bầu cử Quốc Hội Pháp : Cuộc chiến giành quyền lực xé nát các đảng
Chính trường Pháp tiếp tục sôi sục với các cuộc mặc cả, thỏa thuận liên minh làm các đảng phái từ tả đến hữu chia rẽ, trước thềm cuộc bầu cử lập pháp trước thời hạn là chủ đề phủ kín các báo Pháp ra ngày 14/06/2024.
Nhật báo Le Figaro dành sự chú ý đến sự kiện tối thứ Năm (13/06), sau nhiều giờ mặc cả căng thẳng, các đảng cánh tả Xã Hội (PS), Sinh Thái (EELV), Cộng Sản Pháp (PCF) và Nước Pháp Bất Khuất (LFI) đã tìm được thỏa thuận thành lập được liên minh gọi là Mặt trận Bình dân Mới, trong đó đảng cực tả LFI giữ vai trò chủ đạo. Mục đích là để ngăn chặn đảng cực hữu Tập Hợp Dân Tộc (Rassemblement National – RN), nhưng mục tiêu tối thượng là giành quyền lãnh đạo chính phủ. Bởi thế nên cuộc tranh cãi và mặc cả mới trở nên căng thẳng hơn bao giờ, từ trong nội bộ các đảng.
Le Figaro cho hay : Vào đầu buổi tối qua, thỏa thuận cuối cùng đã được ký kết. Phải nói rằng thời gian không còn nhiều. Hạn chót nộp hồ sơ các ứng viên tranh cử là chiều Chủ Nhật này. Không giống như liên minh cánh tả Nupes lập nên trong kỷ bầu cử tổng thống 2022, các cuộc thảo luận trở nên khó khăn hơn nhiều khi người người ta nhắm đến chiếc ghế thủ tướng, trong trường hợp liên minh cánh tả này thắng cử.
Jean-Luc Mélenchon, người sáng lập LFI và là một lãnh đạo kỳ cựu của đảng đã tạm rút vào hậu trường, nay bỗng nổi lên, tuyên bố có đủ năng lực để làm thủ tướng, nhưng bị đa số các đảng cánh tả không chấp nhận. Nhân vật số 2 của đảng này François Ruffin, được nhiều phe ủng hộ, cũng tuyên bố sẵn sàng trở thành thủ tướng. Một chiếc ghế thủ tướng chưa có nhưng đã có cuộc chiến mở giữa hai nhân vật trên.
Le Figaro ghi nhận, « Sau thỏa thuận của cánh tả là cuộc chiến giành ảnh hưởng giữa đảng Xã Hội và Nước Pháp Bất Khuất ».
Trong khi đó nhật báo thiên tả Libération nhận định : « Thỏa thuận về Mặt trận Bình dân Mới : sự giải thoát sau các cuộc thương lượng gay go ».
Tham vọng quyền lực xé nát cánh hữu truyền thống
Trong khi đó cuộc chiến tranh giành quyền lực cũng diễn ra không kém phần căng thẳng, với đầy những biến động làm xé nát các đảng với những vụ « đào ngũ », chọn phe cánh, chạy theo đảng cực hữu RN.
Sự kiện được các báo chú ý nhất là chủ tịch đảng cánh hữu truyền thống Những người Cộng hòa (LR), ông Eric Ciotti bị Bộ Chính trị đảng khai trừ vì đã tự ý liên minh với đảng Tập hợp Dân tộc hôm đầu tuần. Nhưng có điều ông Ciotti đã phản ứng quyết liệt cho rằng quyết định của đảng là bất hợp pháp và kiện ra tòa. Le Figaro chạy tựa : « Bên cánh hữu, cuộc chiến trong đường hào không hồi kết ». Libération bình luận qua hàng tựa bài báo : « Bị loại khỏi LR, Eric Ciotti đẩy trò hề đi hơi xa ».
Về đảng Phục Hưng (Renaissance) cầm quyền hiện nay, quyết định giải tán Quốc Hội để bầu lại của tổng thống là một cú sốc mạnh. Chấp nhận thực tế phũ phàng, giờ là lúc đa số phải định thần lại tổ tập hợp lực lượng lao vào cuộc đua nước rút với hy vọng còn nước còn tát.
Thủ tướng Pháp bị đẩy lên tuyến đầu trong chiến dịch tranh cử. Le Figaro có bài ghi nhận thủ tướng Pháp « Gabriel Attal chỉ huy chiến dịch giữ Matignon (phủ thủ tướng) ». Từ hai ngày nay, ông Attal đang ngược xuôi các địa phương cố gắng thuyết phục cử tri về nguy cơ phe cực hữu hay cực tả lên nắm quyền, đồng thời bảo vệ những chương trình dự án của chính phủ Pháp. Trong thế thực sự khó ăn khó nói, đảng cầm quyền đang cố thuyết phục lại những cử tri quá thất vọng với 7 năm cầm quyền của tổng thống Macron, đã rời bỏ Renaissance, mặt khác đa số cũng tìm cách lôi kéo những cử tri của các phe cánh đối lập như LR hay PS đang bị chia rẽ mất phương hướng vì các cuộc đấu đá quyền lực. Le Figaro ghi nhận : Tìm kiếm mở rộng, phe Macron chờ dấu hiệu các phe đối lập « ôn hòa ».
Ukraina : Đi tìm một nền hòa bình không thể có
Chuyển sang với thời sự quốc tế. Dù bị sự kiên nội bộ chính trị Pháp lấn át. Hồ sơ chiến tranh Ukraina vẫn được nhiều báo quan tâm. Trang nhất của La Croix chạy tựa : « Ukraina : Một nền hòa bình quá xa vời » để đề cập hội nghị quốc tế về hòa bình tại Ukraina diễn ra tại thủ đô Berne của Thụy Sĩ.
Trong hai hai ngày 15 và 16/06/2024, Thụy Sĩ đón đại diện của 90 quốc gia và tổ chức đến thảo luận về cuộc chiến ở Ukraina. Nhưng « hội nghị cấp cao về hòa bình ở Ukraina » đầu tiên này sẽ diễn ra mà không có sự hiện diện của Nga, Trung Quốc và Brazil.
Theo La Croix, nước chủ nhà Thụy Sĩ muốn tránh biến cuộc họp thành hội nghị thượng đỉnh về Ukraina và hội nghị chống Nga. Thực tế, các nhà tổ chức không dự trù ký kết được văn kiện nào sau các cuộc thảo luận mà chỉ hy vọng đặt ra một lộ trình, một khuôn khổ để định hướng cho các cuộc đàm phán từng phần trong tương lai. Cụ thể, những người tham gia hội nghị sẽ làm việc về an ninh lương thực, tự do hàng hải ở Biển Đen, an ninh của các nhà máy điện hạt nhân, rà phá bom mìn và thậm chí cả trao đổi tù nhân. Theo các nhà ngoại giao, vấn đề là tìm ra những điểm gần nhau để tạo ra niềm tin hướng tới một tiến trình hòa bình. Có điều, đến giờ lập trường giữa hai nước quá đối lập nhau khiến cho khó có thể thấy được những nhượng bộ.
Kiev vẫn giữ các nội dung mà họ đã đề xuất từ năm 2022 : Nga rút quân, tái lập toàn vẹn lãnh thổ Ukraina, lập một tòa án quốc tế xét xử tối ác chiến tranh của Nga, thiết lập một cơ chế quốc tế bảo vệ an ninh cho Ukraina, cũng như an ninh lương thực và hạt nhân... Nhưng trên thực tế, theo La Croix, viễn cảnh đàm phán hòa bình bế tắc đơn giản chỉ vì những đòi hỏi của Nga hoàn toàn trái ngược. Nga khẳng định sẵn sàng thương lượng, nhưng với điều kiện, Ukraina thừa nhận « những thực trạng lãnh thổ hiện nay. Đó là điều Kiev không bao giờ chấp nhận. Ngoài ra, tổng thống Putin đã tỏ cho thấy ông ta không thấy có lý do gì để thương lượng vì Nga đang trên thế mạnh.
La Croix nhận định Hội nghị cấp cao ở Thụy Sĩ này trước hết với Ukraina là để thể hiện họ có sự ủng hộ rông rãi của các quốc gia Nam bán cầu, không chỉ có các nước phương Tây. Số lượng nước tham gia và đại diện cấp cao càng nhiều thì hoạt động sẽ càng thành công. Ngược lại, Nga đang cố gắng can ngăn các nước khác tham gia hội nghị thượng đỉnh này càng nhiều càng tốt.
Về sự kiên này nhật báo Les Echos ghi nhận « Ukraina : hội nghị thượng đỉnh hòa bình tối giản được tổ chức tại Thụy Sĩ ». Tờ báo nhận xét, trên lý thuyết, hội nghị có thể coi như là một bước đi đầu tiên tiến tới hòa bình tại Ukraina, nhưng « một hội nghị hòa bình mà không có sự tham gia của một trong hai bên tham chiến thì ít cơ cơ may phác họa được chấm dứt chiến tranh ».
Liên Âu tuyên chiến với xe điện Trung Quốc
Trang kinh tế của Le Monde chạy tựa : Xe hơi Trung Quốc dưới sức ép của Liên Hiệp Châu Âu. Tờ báo trở lại sự kiện hôm 12/06 vừa rồi Ủy ban Châu Âu quyết định áp thuế 48% đối với vào xe hơi điện Trung Quốc nhập khẩu, thay cho mức thuế 10% trước đây.
Quyết định này của Bruxelles là dưới áp lực của Paris được cho là đã chín mùi. Tuy nhiên, thủ tướng Đức Olaf Scholz lại lo ngại Bắc Kinh sẽ trả đũa và như vậy sẽ có hậu quả đối với ngành công nghiệp ô tô hùng mạnh của Đức. Đức không phải là nước duy nhất lo lắng về hậu quả của việc tăng thuế hải quan đối với ô tô điện nhập khẩu từ Trung Quốc vào châu Âu. Thụy Điển, nước có tập đoàn Volvo, cũng bày tỏ mối lo ngại với Bruxelles. Còn Hungary của thủ tướng Viktor Orban, nước đang tìm cách thu hút đầu tư của Trung Quốc vào đất của mình trong đó có lĩnh vực xe hơi điện, cũng phản đối điều đó.
Bắc Kinh dọa sẽ đáp trả đồng thời kêu gọi tìm kiếm giải pháp thỏa hiệp có thể để dàn xếp. Le Monde cho biết thêm, ngày càng nhiều quốc gia quyết định tự bảo vệ mình và tăng thuế hải quan đối với ô tô điện nhập khẩu từ Trung Quốc. Brazil, cho đến nay vẫn miễn thuế, đã quyết định đánh thuế 18% vào tháng 7 năm 2024, sau đó là 35% vào năm 2026. Về phần mình, Thổ Nhĩ Kỳ đã thông báo hôm 8 tháng 6 rằng xe hơi điện Trung QUốc sẽ phải chịu mức thuế 40%. Ấn Độ, tùy theo mẫu mã, đánh thuế từ 70% đến 100%.
EURO 2024 khai cuộc
Hôm nay, tại Đức Vòng chung kết giải vô địch bóng đá Châu Âu EURO 2024 khai mạc tại Đức. Sự kiện được hầu hết các báo đăng tải với nhiều góc độ khác nhau. Le Figaro tại sân vận động Allianz Arena tại ở Munich, vào lúc 9 giờ tối, trái bóng EURO 2024 bắt đầu lăn với trận khai mạc giữa Đức và Scotland. Người hâm mộ sẽ có một tháng sống trong không khí bóng đá với những cảm xúc khác nhau. 24 quốc gia, 46 trận đấu để tìm ra một đội chiến thắng duy nhất, được mong đợi được biết đến vào ngày 14 tháng 7 trên sân Olympiastadion ở Berlin.
La Croix gắn EURO với vấn đễ xã hội Pháp với tiêu đề « xã hội rạn nứt tìm kiếm cơ hội đồng cảm ». Theo bài báo, trong một bối cảnh chính trị căng thẳng, người dân Pháp đang chuẩn bị bước vào một mùa hè thể thao, bắt đầu là EURO 2024. Tờ báo trích dẫn nhiều nhà xã hội học, đều nhất trí cho rằng đây sẽ là cơ hội tốt nhất để xã hội Pháp đang bị chia rẽ để có thể được hàn gắn.
Nhật báo kinh tế Les Echos thì nhất ghi nhận : « EURO : Cỗ máy in tiền của UEFA nhưng mang lại cho nước Đức không bao nhiêu »
***************
Tàu ngầm tấn công của Mỹ, tàu tuần tra của hải quân Canada đến Cuba theo sau tàu chiến Nga
Một tàu tuần tra của hải quân Canada đã tới Havana vào sáng sớm ngày 14/6, chỉ vài giờ sau khi Hoa Kỳ thông báo một tàu ngầm tấn công nhanh đã cập cảng căn cứ hải quân Guantanamo của Mỹ ở Cuba – cả hai tàu đều theo sau các tàu chiến Nga đã đến hòn đảo hồi đầu tuần này.
Sự tập hợp của các tàu Nga, Canada và Mỹ ở Cuba – một quốc đảo do Cộng sản cai trị chỉ cách Florida 160km – gợi nhớ lại những căng thẳng trong Chiến tranh Lạnh và mối quan hệ căng thẳng hiện nay giữa Nga và các quốc gia phương Tây về cuộc chiến ở Ukraine.
Tuy nhiên, cả Mỹ và Cuba đều khẳng định các tàu chiến Nga không gây ra mối đe dọa nào cho khu vực. Nga cũng coi việc các tàu chiến của họ đến nước đồng minh Cuba là chuyện thường lệ.
Tàu khu trục Đô đốc Gorshkov và tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân Kazan đã nổi lên mặt nước với các thủy thủ đứng trên boong, và tiến vào cảng Havana hôm 12/6 sau cuộc huấn luyện "tên lửa có độ chính xác cao" ở Đại Tây Dương.
Tàu tuần tra Margaret Brooke của Canada di chuyển vào sáng sớm ngày 14/6 để vào cảng Havana, một phần trong hoạt động mà Bộ Tư lệnh Tác chiến Canada gọi là “chuyến thăm cảng…để ghi nhận mối quan hệ song phương lâu dài giữa Canada và Cuba”.
Vài giờ trước đó, Bộ Tư lệnh miền Nam Hoa Kỳ cho biết tàu ngầm tấn công nhanh Helena đã có chuyến thăm cảng thường kỳ ở Vịnh Guantanamo, một căn cứ hải quân của Mỹ ở mũi phía đông nam của hòn đảo cách Havana khoảng 850km.
“Vị trí và việc quá cảnh của tàu đã được lên kế hoạch trước đó”, Bộ Tư lệnh miền Nam cho biết trên X.
Một nhà ngoại giao Canada mô tả việc tàu Margaret Brooke đến đây là "thường lệ và là một phần của sự hợp tác lâu dài giữa hai nước chúng tôi", đồng thời nói thêm rằng việc này "không liên quan đến sự hiện diện của các tàu Nga".
Nga và Cuba là những đồng minh thân cận dưới thời Liên Xô cũ và căng thẳng với Washington về Chủ nghĩa Cộng sản ở "sân sau" của Mỹ. Căng thẳng lên đến đỉnh điểm với Cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba năm 1962. Moscow, vốn vẫn duy trì quan hệ với Havana, đã đặt câu hỏi về sự lo lắng rõ ràng của phương Tây đối với sự hiện diện của các tàu chiến của họ trong tuần này.
Khi được hỏi Moscow đang gửi tín hiệu gì, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova hôm 13/6 cho biết phương Tây dường như chưa bao giờ chú ý đến việc Nga gửi tín hiệu qua các kênh ngoại giao.
“Ngay khi nói đến các cuộc tập trận hoặc các chuyến hải hành, chúng tôi lập tức nghe thấy những câu hỏi và mong muốn được biết những thông điệp đó là gì,” bà Zakharova nói. "Tại sao chỉ có những tín hiệu liên quan đến quân đội và hải quân của chúng tôi mới truyền tới phương Tây?"
Các tàu chiến Nga dự kiến sẽ ở lại cảng Havana cho đến ngày 17/6.
***********
Tỷ phú Phạm Nhật Vượng trong một lần trả lời phỏng vấn của Bloomberg mới đây khẳng định niềm tin rằng hãng xe điện VinFast sẽ hoà vốn trong tương lai gần, đồng thời cam kết sẽ tiếp tục đầu tư vào hãng xe điện non trẻ này cho đến khi ông hết sạch tiền.
Trong buổi phỏng vấn của Bloomberg TV từ văn phòng mình tại Hà Nội, ông Phạm Nhật Vượng (55 tuổi) được phóng viên Bloomberg mô tả là “đối với một người đã đầu tư đến hai tỷ đô la vào một doanh nghiệp xe điện mới mẻ, ông Phạm Nhật Vượng dường như trông điềm tĩnh đến không ngờ”.
Chỉ mới sản xuất xe điện năm năm về trước, nhưng hiện VinFast đang phải cạnh tranh với các hãng tên tuổi quốc tế khác như Tesla hay Hyundai, chưa kể những hãng xe điện Trung Quốc đang có kế hoạch xuất xe vào thị trường Việt Nam.
Theo Bloomberg, ông Vượng - người có tài sản ước tính 5,3 tỷ đô la - rất tự tin có thể lèo lái công ty đến thành công bất chấp những khó khăn và trong khi các hãng xe lớn khác như Toyota hay Volkwagen cũng đang phải vật lộn.
Cổ phiếu của VinFast mới được giao dịch ở thị trường chứng khoán Mỹ vào tháng 8 năm ngoái và chỉ trong vòng hai tuần đầu đã chứng kiến mức tăng 700%, nhưng sau đó giá cổ phiếu đã giảm nhanh chóng đến 95%. Theo Bloomberg, hiện chỉ có khoảng 2% cổ phiếu của VinFast đang được giao dịch trên thị trường và giá cổ phiếu rất dễ biến động khó lường.
Mặc dù vậy, người đứng đầu Vingroup - công ty mẹ của VinFast - vẫn tự tin nói với Bloomberg rằng ông không quan tâm đến giá cổ phiếu hiện tại của VinFast trên thị trường Mỹ và cũng không vội vã đưa thêm cổ phiếu ra thị trường.
VinFast bắt đầu bán xe vào thị trường Mỹ hồi năm ngoái. Trong ba tháng đầu năm nay hãng mới chỉ giao được 9.689 xe, thấp hơn rất nhiều so với chỉ tiêu đặt ra cả năm là 100.000 chiếc. Trong năm 2023, hãng chỉ bán được 35.000 xe, chủ yếu là cho hãng taxi của ông Vượng.
Tại thị trường Mỹ, xe của VinFast đối mặt với những đánh giá không mấy tích cực của các chuyên gia xe, đồng thời đang phải đối mặt với vụ kiện tập thể liên quan đến cáo buộc vi phạm luật chứng khoán liên bang Mỹ, vụ kiện cáo buộc vi phạm bản quyền đối với mẫu xe VF8, và vụ kiện không trả tiền thuê cửa hàng trưng bày.
Hiện VinFast đã động thổ xây dựng nhà máy pin và lắp ráp xe ở bang North Carolina, Mỹ, ở Ấn Độ và có dự kiến sẽ xây dựng nhà máy tại Indonesia. Tuy nhiên, việc xây dựng nhà máy trị giá đến bốn tỷ đô la ở Mỹ đang bị trì hoãn để điều chỉnh quy mô nhà xưởng.
Công ty mẹ Vingroup đã đầu tư khoảng 12,9 tỷ đô la vào VinFast cho đến lúc này, theo Bloomberg.
Trong trả lời phỏng vấn với Bloomberg, ông Phạm Nhật Vượng cho biết ông ngủ tám tiếng mỗi ngày mà không phải lo nghĩ gì cả và sáng dậy ông chơi với cháu.
“VinFast sẽ đạt điểm hoà vốn sớm và có thể tự đứng trên đôi chân của mình” - tỷ phú người Việt nói với Bloomberg.
***********
Chuyến thăm quê hương bị an ninh sân bay 'khủng bố' của ba mẹ con Việt kiều Mỹ
Bà Nguyễn Thị Bích Hạnh, từng là một nhà giáo dạy Văn, được biết đến với việc giúp học sinh tìm hiểu thông tin trên mạng để có kiến thức đa chiều về lãnh tụ cộng sản. Bà kết hôn với nhà hoạt động Thái Văn Tự và định cư tại Hoa Kỳ. Bà cho biết, ba mẹ con bà đã bị an ninh sân bay Tân Sơn Nhất đánh đập và nhốt trong phòng kín, khi bà không chịu rời Việt Nam ngay khi bị từ chối nhập cảnh, vì con bà đang bệnh suyễn nặng cần cấp cứu. RFA phỏng vấn bà, vài ngày sau khi bà về lại Mỹ.
RFA: Thưa bà, xin bà kể lại câu chuyện của bà khi đến sân bay Tân Sơn Nhất một tuần trước ạ?
Bà Nguyễn Thị Bích Hạnh: Đêm ngày 7 tháng 6 năm 2024, tôi cùng với con trai, một cháu 12 tuổi và một cháu 4 tuổi đến sân bay Tân Sơn Nhất lúc 11 giờ để nhập cảnh vào Việt Nam sau 28 tiếng đồng hồ với 3 chặng bay.
Khi làm thủ tục nhập cảnh vào Việt Nam, tôi đưa hộ chiếu Mỹ và visa Việt Nam để nhân viên an ninh kiểm tra thì tôi chờ một lúc, họ hướng dẫn chúng tôi đi vào một nơi khác và họ đưa hộ chiếu Mỹ và visa Việt Nam của chúng cho một nhân viên an ninh khác kiểm tra. Tôi phải chờ khoảng 30 phút. Lúc đó con nhỏ 4 tuổi của tôi rất mệt vì đang bị hen suyễn nặng và phổi gần như bị nghẹn, khó thở. Tôi giục họ giải quyết nhanh để tôi có thể lấy thuốc cho con tôi hoặc hít bình khí dung. Nhưng họ không cho nhập cảnh và yêu cầu mẹ con tôi phải trở về Mỹ trong vòng 20 phút nữa. Tức là lên máy bay quay trở lại Hàn Quốc, rồi từ đó mới về lại Mỹ.
Tôi xin họ là không thể bay trở lại Hàn Quốc ngay vì con tôi đã bay một chặng quá dài và hiện tại con tôi đang trong tình trạng cấp cứu. Điều đầu tiên là cứu người, còn tất cả những chuyện khác thì sẽ tính sau. Nhưng họ không đồng ý. Tôi xin hãy cho tôi một bác sĩ kiểm tra sức khỏe của con tôi để chứng minh điều tôi là đúng. Họ cũng đưa một bác sĩ đến nhưng bác sĩ đó chỉ đứng nhìn và không làm gì cả. Tôi phải mở vali lấy thuốc cho con tôi đem từ Mỹ về và lấy máy trợ thở cho con tôi.
Khi đó điện thoại của tôi cũng không hoạt động được, tôi nói con trai lớn tôi lại cửa hàng Viettel để mua một cái sim điện thoại, nhưng tôi cũng không liên lạc được với chồng tôi. May lúc đó có một du khách nước ngoài thấy sự việc gia đình tôi như vậy thì cho tôi có mượn điện thoại để gọi điện thoại về Mỹ báo cho chồng tôi. Đó là cuộc liên lạc duy nhất tôi có thể thực hiện được lúc đó vì ngay sau đó họ cướp cái điện thoại của tôi. Họ bắt tôi ra máy bay, khống chế tôi bằng cách bẻ tay, bẻ chân tôi và khiêng tôi đi. Họ giật con tôi khỏi tay tôi và đưa cho người khác giữ.
Khi đó hàng chục nhân viên an ninh ở sân bay đã khống chế tôi bằng cách bẻ tay tôi, bóp cổ chân của tôi và họ đánh tôi, lôi tôi đi sềnh sệch. Tôi giãy giụa một lúc thì tôi kiệt sức và ngất xỉu. Lúc đó tôi không biết chuyện gì xảy ra trong khi tôi ngất xỉu. Khi tôi tỉnh lại thì điều đầu tiên tôi hỏi là con tôi đâu rồi, trả lại con cho tôi, thì khi đó họ đưa lại con cho tôi và họ thả tôi nằm dưới sàn nhà.
RFA: Vì sao an ninh sân bay Tân Sơn Nhất lại cấm bà nhập cảnh vào Việt Nam, lại còn hành hung và nhốt gia đình bà?
Bà Nguyễn Thị Bích Hạnh: Sở dĩ họ đánh tôi vì tôi không chịu lên máy bay trở về Mỹ ngay theo yêu cần của họ. Họ đẩy tôi trở lại máy bay bằng mọi cách trong khi tôi cầu xin họ là tôi sẽ rời khỏi đây, nhưng hãy cứu chữa cho con tôi trước vì con tôi cần cấp cứu, nhưng họ không quan tâm và họ bằng mọi cách bắt mẹ con tôi phải lên máy bay trở về Hàn Quốc. Lý do chúng tôi không được nhập cảnh họ chỉ nói chung chung là do vấn đề an ninh. Họ không giải thích lý do an ninh là gì và tôi bảo rằng, tôi chẳng làm gì nguy hại đến an ninh của Việt Nam; tôi không làm gì ảnh hưởng đến an ninh Mỹ thì tại sao lại cấm tôi nhập cảnh. Họ chỉ trả lời là thời điểm này tôi chưa được nhập cảnh Việt Nam. Họ chỉ nói như vậy và không giải thích gì thêm mà bắt ba mẹ con tôi phải trở về Hàn Quốc trong đêm hôm đó.
RFA: Khi nhốt gia đình bà như thế thì họ đối xử như thế nào, thưa bà?
Bà Nguyễn Thị Bích Hạnh: Khi chúng tôi không đồng ý lên máy bay vì con tôi cần cấp cứu, họ không đẩy mẹ con tôi lên máy bay trong đêm hôm đấy nữa và họ bắt tôi, khiêng tôi và nhốt vào một căn phòng. Trong căn phòng đó chỉ có một ô cửa rất nhỏ để nhìn ra phía ngoài. Tôi gõ cửa xin nước thì họ không cho nước, tôi ra lấy nước thì họ đánh tôi. Họ đánh cả con tôi, ném thằng bé xuống dưới sàn nhà. Họ nhốt chúng tôi trong căn phòng đó suốt hai ngày hai đêm và không cho bất cứ đồ ăn thức uống gì cả.
Khi tôi hỏi, khi các anh đã nhốt chúng tôi vào đây thì các anh phải có trách nhiệm giữ gìn mạng sống của chúng tôi, thì họ bảo rằng họ không có nghĩa vụ phải cung cấp đồ ăn thức uống cho tôi và cho con của tôi. Tôi nói rằng vì con tôi cần uống sữa và sữa thì nằm trong vali. Họ cho người mang các kiện hành lý của tôi lên và tôi có thể lấy sữa cho con uống để cháu không bị đói.
Họ nhốt chúng tôi lại và không cách gì chúng tôi mở cửa được. Tôi phải gõ cửa cả tiếng đồng hồ họ mới mở. Đã có lúc tôi sợ rằng con tôi bị chết trong cái phòng đó. Thật là một trải nghiệm kinh khủng mà tôi chưa bao giờ nghĩ đến.
Có rất nhiều nhân viên an ninh làm việc với tôi nhưng có những người họ không mặc sắc phục, họ chỉ mặc thường phục cho nên tôi không biết tên. Nhưng tôi nhớ một nhân viên tên Hải làm việc với tôi trong ngày đầu và ngày hôm sau nữa, khi họ đã nhốt chúng tôi lại.
Tôi cũng không biết chức vụ của anh ta là gì ở sân bay Tân Sơn Nhất. Còn một người nữa cũng làm việc với tôi nhưng tôi không nhớ tên. Lúc đầu anh ta nói chuyện nhẹ nhàng nhưng sau đó thì họ chửi tôi, xúc phạm tôi. Có một người mà tôi không bao giờ quên được tên và mặt. Anh ta tên là Trịnh Đình Luận. Anh này là người rất là hống hách và độc ác. Khi con tôi đang dùng máy trợ thở thì anh ta chính là người giật cái ổ cắm ra khỏi cái máy thở để con tôi không thể dùng máy thở được nữa. Còn rất nhiều người khác tôi không biết tên.
RFA: Theo bà, vì sao họ thả gia đình bà ra để trở về Mỹ sau hai ngày giữ trong phòng kín?
Bà Nguyễn Thị Bích Hạnh: Chúng tôi được rời căn phòng đó để trở về Hoa Kỳ là do có sự can thiệp thiệp của lãnh sự quán Mỹ tại Sài Gòn. Sự can thiệp của lãnh sự quán Mỹ tại Sài Gòn bắt nguồn từ việc liên lạc của chồng tôi với lãnh sự quán. Chồng tôi gọi điện liên tục và báo mất tích người. Đến ngày thứ ba thì họ thay đổi thái độ. Hành động họ không còn độc ác của chúng tôi nữa; không còn la hét, đánh đập chúng tôi nữa và họ tỏ ra rất thân thiện với chúng tôi. Tôi biết rằng đã có sự can thiệp của lãnh sự quán Mỹ.
Buổi chiều hôm đó lãnh sự quán Mỹ tại Sài Gòn có gọi điện thoại cho tôi để hỏi thăm sức khỏe cũng như tình trạng của mẹ con tôi. Tôi cũng nói với lãnh sự quán Mỹ rằng chúng tôi bị nhốt ở đây ba ngày rồi; bị bỏ đói bỏ khát, bị đánh đập, bị sỉ nhục, hăm dọa và nguy hiểm nhất là con tôi không được tiếp cận y tế. Con tôi không được tiếp cận bác sĩ để được chăm sóc về mặt y tế. May mà có một bác sĩ tốt sau đó cho con tôi mượn máy trợ thở và hết ca trực thì ông có viết lại cái note dặn người sau cho con tôi mượn máy.
RFA: Bà có bất ngờ khi công an sân bay Tân Sơn Nhất không cho gia đình bà nhập cảnh Việt Nam không?
Bà Nguyễn Thị Bích Hạnh: Tôi thật sự ngạc nhiên và bất ngờ khi họ không cho tôi nhập cảnh Việt Nam đợt này, tại vì sáu tháng trước đó tôi có về Việt Nam thăm mẹ tôi trong vòng một tháng. Mọi chuyện diễn ra rất là bình thường. Khi tôi đưa hộ chiếu Mỹ và visa Việt Nam thì họ đóng dấu cho tôi vào Việt Nam. Nhưng khi tôi về Nghệ an thì tôi bị công an Nghệ an tên Hoàn, yêu cầu tôi phải ra công an làm việc, nhưng tôi bảo tôi không có việc gì phải làm việc với anh cả. Tôi về thăm mẹ của tôi. Tôi phải đưa hộ chiếu Mỹ và visa Việt Nam cho công an quản lý hộ khẩu tại địa phương. Lúc đó anh ta nói rằng, chị cứ về Việt Nam thoải mái. Chúng tôi tạo điều kiện cho chị về thăm mẹ. Lần này mẹ tôi ốm nặng, đã 89 tuổi cho nên tôi mới đưa con tôi về thăm. Tôi rất ngạc nhiên và bất ngờ khi họ giữ tôi tại sân bay Tân Sơn Nhất với lý do họ nói là an ninh.
RFA: Khi bà và hai con ra máy bay để trở về Mỹ, bà có gặp rắc rối gì nữa không?
Bà Nguyễn Thị Bích Hạnh:
Hôm ra máy bay về Hàn Quốc từ căn phòng bị nhốt, tôi hét lên ở sân bay là cảnh sát Việt Nam bắt cóc phụ nữ, trẻ em; cảnh sát Việt Nam đàn áp trẻ em… thì họ bóp cổ tôi không cho tôi nói. Những nhân viên an ninh đã gô cổ, bẻ chân bẻ tay tôi đưa tôi ra máy bay chứ không cho tôi tự đi, dù tôi có xin là cho tôi tự đi. Thậm chí lên tới máy bay họ còn dọa là họ sẽ cùm chân tay tôi lại để tôi khỏi di chuyển.
Họ đánh tôi, họ làm đủ các cái trò bạo lực đối với tôi ngay tại sân bay. Còn lúc bị nhốt trong phòng kín thì rất nhiều người hành hung tôi, hành hung cả con tôi làm cháu có một trải nghiệm rất là kinh khủng. Cháu đã thu âm video để công bố cho mọi người thì cái nỗi ám ảnh ghê rợn nhất. Con tôi không ngờ cảnh sát Việt Nam lại độc ác như vậy, khác hẳn với cảnh sát mà cháu thấy ở Mỹ là thân thiện và giúp đỡ mọi người. Lần đầu tiên cháu về Việt Nam cháu đã chuẩn bị quà cáp cho những người nghèo, cho ông bà nội, bà ngoại nhưng cháu không có cơ hội đưa. Cháu nói là sau này cháu chỉ giúp Việt Nam từ xa chứ không bao giờ về Việt Nam nữa.
RFA gọi điện thoại cho Công an cửa khẩu Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất để hỏi câu chuyện này, thì được một công an không muốn nêu danh tánh cho biết:
Thật ra theo quy định thì chúng tôi không được trả lời báo chí, nhưng mà chị hỏi vậy thì chúng tôi cũng trả lời cho chị biết. Quy định của luật Việt Nam nó gần như theo thông lệ quốc tế. Khi một người đến Việt Nam mà không được nhập cảnh Việt Nam thì chúng tôi sẽ nói lý do vì sao chính phủ Việt Nam không cho vào. Có rất nhiều lý do không được nhập cảnh.
Khi hãng hàng không chuyên chở bỏ khách xuống thì khi máy bay đó cũng ở lại khoảng một tiếng mà thôi. Nếu không được nhập cảnh thì chúng tôi sẽ làm thủ tục, giải thích với hãng hàng không và đẩy khách ra tàu bay trong một tiếng đồng hồ. Rất là nhanh, không có nhiều thời gian. Hơn nữa, đây là sân bay quốc tế cho nên tôi chắc chắn không có chuyện đánh đập. Khi có trường hợp không được nhập cảnh thì chúng tôi cũng gọi nhiều ban ngành đến để chứng kiến cho nên không có chuyện đánh đập và nhốt ở đây. Mà chúng tôi cũng không có phòng để nhốt ở sân bay.
RFA gọi vào Hotline Cảng Hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất để hỏi, thì một nhân viên cho hay:
Theo tôi thì thông tin đó là không chính xác. Bởi vì khi không cho ai nhập cảnh, tức là người đó không có đủ điều kiện để nhập cảnh. Lúc đó chúng tôi sẽ trục xuất họ trở lại quốc gia gần nhất mà gọ vừa qua cảnh khi đến Việt Nam. Chẳng hạn như Hàn Quốc, Singapore hay Nhật…
Nhưng thông thường, nếu chị đó là quốc tịch Mỹ thì chúng tôi sẽ gọi lãnh sự quán Mỹ hỗ trợ, chứ không có chuyện đánh đập hay nhốt lại. Chỉ có giữ lại để chờ chuyến bay đi tiếp. Còn nếu chị đó quốc tịch Việt Nam, có thẻ xanh thì vẫn nhập cảnh Việt Nam được bình thường. Có một số trường hợp có tên trong danh sách phản động chẳng hạn, thì an ninh làm thủ tục nhập cảnh sẽ xem xét, nhưng không có chuyện đánh đập hay bắt nhốt.
***********
TKT Stoltenberg: NATO đảm nhận vai trò lớn hơn trong việc điều phối viện trợ quân sự cho Kyiv
NATO sẽ đảm nhận vai trò lớn hơn trong việc điều phối cung cấp vũ khí cho Ukraine, liên minh này cho biết hôm 14/6, nhắm thay thế Hoa Kỳ trong nỗ lực bảo vệ quá trình này trong khi ông Donald Trump, người hoài nghi về NATO, đang tranh cử nhiệm kỳ tổng thống Mỹ lần thứ 2.
“Những nỗ lực này không biến NATO trở thành một bên trong cuộc xung đột nhưng chúng sẽ tăng cường sự hỗ trợ của chúng tôi đối với Ukraine để duy trì quyền tự vệ của nước này,” Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg nói với các phóng viên ở Brussels.
Hôm 12/6, Hungary đã thôi phản đối gói hỗ trợ Ukraine mà NATO nhắm mục đích đạt được tại hội nghị thượng đỉnh ở Washington vào tháng 7, bao gồm một cam kết tài chính và chuyển giao cho NATO quyền điều phối cung cấp vũ khí và đào tạo.
Trong chuyến thăm của ông Stoltenberg tới Budapest, Thủ tướng Viktor Orban cho biết đất nước của ông sẽ không ngăn chặn các quyết định của NATO về việc hỗ trợ cho Ukraine nhưng đã đồng ý rằng Hungary sẽ không tham gia.
Sau cuộc xâm lược toàn diện của Nga vào Ukraine vào năm 2022, Hoa Kỳ đã tập hợp các quốc gia có cùng chí hướng tại căn cứ không quân Ramstein ở Đức, thành lập một nhóm gồm khoảng 50 quốc gia gặp nhau thường xuyên để đáp ứng các nhu cầu vũ khí của Kyiv với cam kết của các nhà tài trợ.
Nhóm được gọi là Ramstein này sẽ tiếp tục tồn tại như một diễn đàn chính trị do Mỹ lãnh đạo nhưng NATO sẽ đảm nhận cấp độ hợp tác quân sự dưới mức điều phối việc cung cấp vũ khí và huấn luyện cho quân đội Ukraine.
Động thái này được nhiều người coi là một nỗ lực nhằm tạo ra một mức độ "kháng Trump" bằng cách đặt sự phối hợp dưới sự bảo đảm của NATO, trao cho liên minh này một vai trò trực tiếp hơn trong cuộc chiến chống lại cuộc xâm lược của Nga nhưng không đưa quân của mình trực tiếp tham gia.
Tuy nhiên, các nhà ngoại giao thừa nhận động thái như vậy có thể có hạn chế về tác dụng vì Mỹ vẫn thống trị NATO và cung cấp phần lớn vũ khí cho Ukraine. Vì vậy, nếu Washington muốn cắt giảm viện trợ của phương Tây cho Kyiv, thì Mỹ vẫn có thể làm như vậy.
Ông Stoltenberg cũng yêu cầu các đồng minh tiếp tục viện trợ quân sự cho Ukraine ở mức tương tự như họ đã làm kể từ năm 2022, bổ sung thêm khoảng 40 tỷ euro (43 tỷ USD) mỗi năm.
Nhưng chỉ còn chưa đầy một tháng nữa là đến hội nghị thượng đỉnh Washington ngày 9-11/7, các đồng minh vẫn đang nỗ lực hoàn thiện các chi tiết của một cam kết như vậy trong khi cố gắng khắc phục những khác biệt về mức độ đóng góp của mỗi quốc gia và mức độ đóng góp này nên được công khai ở mức độ nào.
Một số đồng minh cho rằng đóng góp nên gắn liền với GDP quốc gia, tương tự như mục tiêu chi tiêu quân sự 2% của NATO, với một tỷ lệ nhất định dành cho viện trợ quân sự cho Ukraine mỗi năm.
Họ cũng muốn những đóng góp được công khai để khuyến khích những thành viên tụt hậu tăng cường nỗ lực.
Trước thềm hội nghị thượng đỉnh ở Washington, các đồng minh vẫn còn tranh cãi về việc liệu có nên củng cố cách diễn đạt của NATO về tư cách thành viên tương lai của Ukraine trong liên minh này hay không và bằng cách nào.
Quan điểm chính thức của NATO là Ukraine sẽ gia nhập liên minh vào một ngày nào đó, nhưng không phải khi nước này đang có chiến tranh. Các nhà lãnh đạo NATO tuyên bố tại hội nghị thượng đỉnh Vilnius năm ngoái rằng “Tương lai của Ukraine là ở NATO”.
Theo các nhà ngoại giao, một số đồng minh muốn ngôn ngữ này được củng cố, đề nghị hội nghị thượng đỉnh tuyên bố rằng con đường trở thành thành viên của Ukraine là "không thể đảo ngược".
********