Trang lá cải
Tin Tức Khắp Nơi Mới Nhất Ngày 05 -9 -2023:
Malaysia kêu gọi ASEAN có 'biện pháp mạnh’ đối với Myanmar
Malaysia hôm thứ Hai kêu gọi các đối tác Đông Nam Á có biện pháp “mạnh” đối với các tướng lĩnh cầm quyền của Myanmar, vì “những trở ngại” mà họ tạo ra đã ngăn cản kế hoạch hòa bình cho đất nước đang bị xung đột tàn phá này.
Thông điệp thẳng thừng bất thường từ Malaysia được đưa ra khi các nhà ngoại giao hàng đầu Đông Nam Á nhóm họp để xem xét kế hoạch hòa bình của ASEAN đối với Myanmar bình bị đình trệ, với sự thất vọng ngày càng gia tăng trước việc quân đội không chấm dứt bạo lực hơn hai năm sau khi họ lên nắm quyền trong một cuộc đảo chính.
Ngoại trưởng Malaysia Zambry Abdul Kadir nói với các phóng viên sau cuộc họp ở thủ đô Indonesia: “Malaysia và các nước thành viên khác nêu lên quan điểm rằng chúng tôi không thể cho phép tình trạng này tiếp diễn nếu không có các biện pháp mạnh mẽ và hiệu quả đối với chính quyền quân sự”.
Ông không nêu tên các thành viên khác của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) có chung quan điểm với ông.
Các nhà lãnh đạo ASEAN sẽ nhóm họp tại Jakarta trong tuần này để thảo luận về Myanmar, bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông, nền kinh tế khu vực, tội phạm xuyên quốc gia và các vấn đề khác.
Myanmar là một thành viên của ASEAN mặc dù các lãnh đạo chính quyền quân sự của nước này đã bị loại khỏi các cuộc họp của khối kể từ khi họ lật đổ chính phủ dân cử do bà Aung San Suu Kyi lãnh đạo vào năm 2021.
ASEAN đã đồng ý về một kế hoạch hòa bình, được gọi là đồng thuận năm điểm, kêu gọi chấm dứt bạo lực và đối thoại giữa tất cả các bên nhưng các tướng lĩnh hầu như không có hành động gì ngoài việc nói suông.
Ngoại trưởng Zambry cho biết kế hoạch hòa bình đã không được thực hiện hiệu quả vì "những trở ngại do chính quyền tạo ra".
Người phát ngôn của chính quyền Myanmar chưa đưa ra bình luận ngay lập tức nhưng các nhà lãnh đạo quân sự bác bỏ những chỉ trích từ bên ngoài và nói rằng họ phải hành động để bảo vệ đất nước khỏi kẻ thù, cả trong và ngoài nước.
Cuộc khủng hoảng ở Myanmar đã đặt ra câu hỏi về tính hiệu quả và sự thống nhất của khối ASEAN đa dạng về chính trị, được thành lập vào đỉnh điểm của Chiến tranh Lạnh vào những năm 1960 để chống lại sự lan rộng của chủ nghĩa cộng sản.
Trong nhiều năm, ASEAN đã thúc đẩy "đối thoại mang tính xây dựng" với quân đội Myanmar trước sức ép của phương Tây nhằm cô lập các tướng lĩnh cầm quyền lâu năm và ép họ bằng các biện pháp trừng phạt để cải cách.
Cuộc đảo chính đầu năm 2021 đã kết thúc một thập kỷ cải cách sơ khởi, trong đó có hai cuộc bầu cử mà khôi nguyên giải Nobel Hòa bình Suu Kyi đều giành chiến thắng, đồng thời đặt lại hy vọng trong và ngoài ASEAN rằng Myanmar đang tiến tới chính phủ dân sự, ổn định chính trị và tăng trưởng kinh tế.
Thủ tướng mới của Campuchia, Hun Manet, xuất hiện lần đầu tại một cuộc họp quốc tế với tư cách là lãnh đạo, đã đề cập đến “đối thoại mang tính xây dựng”, kể lại việc cha ông, cựu Thủ tướng Hun Sen, đã đến thăm Myanmar vào năm 2022 “để ủng hộ việc giảm căng thẳng leo thang và tạo điều kiện cho các hoạt động mang tính xây dựng, đối thoại giữa các bên liên quan để đạt được hòa bình lâu dài”.
ASEAN hàng chục năm nay đã hoạt động theo nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau và đạt được thỏa thuận trên cơ sở đồng thuận.
Ông Hun Manet nói hiệp hội phải ngăn chặn việc sử dụng vũ lực chống lại các quốc gia có chủ quyền trong một thế giới ngày càng nguy hiểm:
“Chúng ta đang ở trong thời kỳ khó khăn với nhiều bất ổn lớn, sự cạnh tranh địa chính trị giữa các cường quốc ngày càng gay gắt, gây ra những thay đổi liên tục trong nền kinh tế, thương mại khu vực và toàn cầu, đồng thời gây áp lực lớn hơn đối với hòa bình, an ninh và thịnh vượng cho toàn thể ASEAN.
“Cộng đồng ASEAN và quốc tế phải thể hiện vai trò lãnh đạo trong việc phản đối việc sử dụng vũ lực đe dọa một quốc gia có chủ quyền.”
Ngoại trưởng Indonesia Retno Marsudi, trong bài phát biểu khai mạc với tư cách là chủ tịch ASEAN năm nay, cho biết bản đánh giá về kế hoạch hòa bình của Myanmar sẽ được trình lên các lãnh đạo nhóm vào cuối tuần này.
Bà nói: “ASEAN chỉ có thể tiến lên với toàn bộ sức mạnh nếu chúng ta có thể đảm bảo một giải pháp hòa bình và lâu dài ở Myanmar”.
Indonesia, quốc gia kêu gọi đoàn kết trong bối cảnh hoài nghi ngày càng tăng về độ tin cậy của khối, đã và đang tiến hành những nỗ lực ngầm để tìm giải pháp cho tình trạng hỗn loạn ở Myanmar nhưng hầu như không đạt được tiến bộ gì đáng kể.
Cuối tuần này, các nhà lãnh đạo và quan chức hàng đầu từ các nước đối tác như Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia và các nước khác sẽ đến Jakarta họp với các đối tác ASEAN.
Tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ không tham dự. Phó Tổng thống Kamala Harris, phó tổng thống người Mỹ gốc Á đầu tiên, sẽ thay thế ông.
Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường sẽ tham dự*********
Quân đội Manila hôm thứ Hai 4/9 cho biết các tàu hải quân của Philippines và Mỹ đã tiến hành một cuộc tuần tra chung qua các khu vực trên Biển Đông nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines.
Lực lượng vũ trang thuộc Bộ Tư lệnh miền Tây của Philippines cho biết đây là lần đầu tiên Philippines và Washington thực hiện cuộc tuần tra chung ở vùng biển phía tây đảo Palawan.
Cuộc tuần tra chung phản ánh sự hợp tác giữa Mỹ và Philippines diễn ra vào thời điểm căng thẳng gia tăng giữa Manila và Trung Quốc, quốc gia tuyên bố chủ quyền phần lớn Biển Đông.
Tàu khu trục trang bị tên lửa dẫn đường BRP Jose Rizal của Hải quân Philippines và tàu khu trục trang bị tên lửa lớp Alrleigh Burke USS Ralph Johnson của Hải quân Hoa Kỳ đã diễn tập tuần tra chung, trong đó các tàu thực hành chuyển động gần các tàu khác.
Bộ Tư lệnh miền Tây tuyên bố: “Sự kiện này nhằm tạo cơ hội cho Hải quân Philippines và Hải quân Hoa Kỳ ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương thử nghiệm và hoàn thiện học thuyết hàng hải hiện có”.
Manila đã nhiều lần phàn nàn về điều mà họ mô tả là các hành động "hung hăng" của Trung Quốc ở Biển Đông, bao gồm việc lực lượng tuần dương Trung Quốc bắn vòi rồng vào một tàu của Philippines đang làm nhiệm vụ tiếp tế vào ngày 5/8.
**********
Chiến sự ngày 558: Tranh cãi UAV rơi xuống đất NATO; tướng Nga tái xuất?
Ukraine thông báo tiến triển trong phản công
Thứ trưởng Quốc phòng Ukraine Hanna Maliar ngày 4.9 cho biết các lực lượng vũ trang đã giành được tiến triển tại miền nam và gần thành phố Bakhmut ở miền đông. AFP dẫn lời bà Maliar nói rằng Nga đang ở thế phòng thủ tại hai tỉnh Zaporizhzhia và Kherson tại miền nam. Lực lượng Ukraine đạt thành công gần các thị trấn Novodanylivka và Novoprokopivka ở phía nam, đồng thời cũng đã giành lại được 3 km2 gần Bakhmut trong tuần qua.
Xem nhanh: Ngày 557 chiến dịch, Nga phải chia sức đối phó; Ukraine thay bộ trưởng quốc phòng
Tính từ khi phản công vào đầu tháng 6, Ukraine đã giành lại khu vực rộng khoảng 47 km2 quanh Bakhmut. Tuần trước, Ukraine xuyên qua được lớp phòng thủ đầu tiên của Nga và các chuyên gia quân sự dự báo Kyiv sẽ có thể tiến lên nhanh hơn.
Nga chưa bình luận gì về những tuyên bố trên. Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 4.9 đưa ra đánh giá tổng quan rằng cuộc phản công của Ukraine là một thất bại, không phải sự bế tắc, theo hãng tin Sputnik.
Bộ Quốc phòng Nga ngày 4.9 đưa ra báo cáo cập nhật tình hình chiến sự hằng ngày, nhắc đến diễn biến tại Kharkiv, Donetsk, Zaporizhzhia, Kherson. Sputnik dẫn thông báo cho biết máy bay Nga đã phá hủy 4 xuồng cao tốc chở lực lượng đặc nhiệm của Ukraine ở khu vực tây bắc biển Đen.
Nga cũng nói đã ngăn chặn 24 máy bay không người lái (UAV) của Ukraine và sử dụng UAV để tấn công một xưởng tàu, nơi lắp ráp các xuồng không người lái của Ukraine.
Tranh cãi thông tin UAV rơi xuống lãnh thổ NATO
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Ukraine Oleg Nikolenko ngày 4.9 cho biết Nga đã thực hiện một cuộc tấn công lớn trong đêm gần cảng Izmail ở tỉnh Odessa, trong đó các UAV "Shakhed" đã rơi xuống và phát nổ trên lãnh thổ Romania, một thành viên NATO. Izmail là cảng xuất khẩu ngũ cốc của Ukraine nằm bên bờ sông Danube, giáp với Romania ở bên kia sông.
Theo Reuters, Bộ Quốc phòng Romania ngay lập tức phủ nhận thông tin nói trên và tuyên bố các phương tiện tấn công của Nga không bao giờ là mối đe dọa quân sự trực tiếp cho lãnh thổ hay lãnh hải Romania. Bộ Ngoại giao Mỹ nói có hay tin nhưng không bình luận mà khuyến nghị nên nghe thông tin từ chính quyền Romania.
Ukraine tiến hành tấn công sân bay Nga ngay ngay trong lãnh thổ Nga
NATO có cơ chế phòng vệ tập thể và một cuộc tấn công lên một thành viên đồng nghĩa là hành động tấn công toàn bộ liên minh. Nghị sĩ Ukraine Oksana Savchuk nói trên truyền hình rằng việc Romania phủ nhận có thể là nỗ lực của NATO nhằm ngăn xung đột trực tiếp với Nga.
Ukraine đã nhiều lần thông tin về các vụ việc khả nghi vũ khí Nga bay qua hoặc rơi xuống các nước láng giềng, gồm các thành viên NATO. Vụ đáng chú ý nhất là hồi tháng 11.2022, khi một tên lửa rơi xuống Ba Lan làm 2 người thiệt mạng. Ba Lan và NATO sau đó nói đó là một tên lửa phòng không của Ukraine bị trục trặc.
Tướng Nga tái xuất?
Một bức ảnh mới được cho là chụp tướng Nga Sergei Surovikin, người chưa xuất hiện trước công chúng kể từ cuộc nổi loạn của nhóm lính đánh thuê Wagner hồi tháng 6, đã được một nhân vật nổi tiếng trên truyền thông Nga đăng tải trên mạng xã hội ngày 4.9, theo Reuters.
"Tướng Sergei Surovikin đã ra ngoài. Còn sống, khỏe mạnh, ở nhà cùng gia đình ở Moscow. Ảnh chụp hôm nay", nhân vật Ksenia Sobchak viết chú thích cho bức ảnh.
Ông Surovikin là Tư lệnh lực lượng không gian vũ trụ Nga, Phó chỉ huy chiến dịch quân sự tại Ukraine. Ông Surovikin xuất hiện lần cuối cùng trước công chúng là trong một đoạn video kêu gọi lực lượng đánh thuê Wagner chấm dứt cuộc nổi loạn chống Bộ Quốc phòng Nga hôm 24.6.
Truyền thông phương Tây đưa tin ông Surovikin không còn được Điện Kremlin ủng hộ sau cuộc nổi loạn và đang bị điều tra khả năng đồng lõa. Hãng thông tấn nhà nước RIA cho biết vào tháng trước ông Surovikin đã bị bãi nhiệm với cương vị ở lực lượng không gian vũ trụ, và cấp phó Viktor Afzalov sẽ tạm thời thay thế. Hồi tháng 7, một nghị sĩ Nga nói ông Surovikin đang "nghỉ ngơi".
Wagner có thủ lĩnh mới sau ông Prigozhin?
Thỏa thuận ngũ cốc có thể được khôi phục
Vụ tấn công của Nga vào cảng tại Odessa gây nhiều thiệt hại về cơ sở vật chất. Hành động xảy ra chỉ vài giờ trước cuộc gặp của Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan tại thành phố Sochi (Nga).
Sau cuộc gặp kéo dài hơn 3 giờ, Tổng thống Erdogan nói ông tin rằng có thể sớm tìm được giải pháp khôi phục thỏa thuận xuất khẩu ngũ cốc qua biển Đen, vốn hết hiệu lực hồi tháng 7, theo Reuters. Nhà lãnh đạo cho rằng Ukraine cần làm mềm cách tiếp cận để có thể khôi phục thỏa thuận. Mặt khác, ông Erdogan nói nên có thêm ngũ cốc chuyển đến châu Phi hơn là các nước châu Âu.
Tổng thống Putin nói Nga có thể quay lại thỏa thuận chỉ khi phương Tây ngừng hạn chế việc xuất khẩu nông nghiệp của Nga. Ông cáo buộc phương Tây đã lừa gạt Nga về thỏa thuận bởi các nước giàu nhận hơn 70% nguồn ngũ cốc được xuất khẩu trong khuôn khổ thỏa thuận.
Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba cùng ngày nói kỳ vọng Tổng thống Volodymyr Zelensky sẽ đối thoại với Tổng thống Erdogan sau chuyến công du của nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ tại Nga.
Nga thảo luận tập trận với CHDCND Triều Tiên
Cơ quan Tình báo Hàn Quốc ngày 4.9 cho hay trong chuyến thăm Bình Nhưỡng hồi tháng 7, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu đã đề xuất tổ chức cuộc tập trận chung giữa 3 nước Nga, CHDCND Triều Tiên và Trung Quốc. Nghị sĩ Yoo Sang-bum của Hàn Quốc đã công bố thông tin này sau cuộc họp với cơ quan tình báo.
Cùng ngày, Bộ trưởng Shoigu nói rằng khả năng tập trận chung giữa Nga và Triều Tiên "đương nhiên đang được thảo luận". "Tại sao không, họ là láng giềng của chúng tôi", Reuters dẫn lại lời ông Shoigu nói trên truyền thông Nga.
Mặt khác, vị bộ trưởng thông báo Nga sẽ không tổ chức cuộc tập trận Zapad trong năm nay vì chiến sự tại Ukraine. Lần gần nhất cuộc tập trận này diễn ra là vào tháng 9.2021 với sự tham gia của Belarus và 200.000 binh sĩ.
********
Lãnh tụ Kim Jong Un sẽ đến Nga gặp Tổng thống Putin trong tháng này
Tờ New York Times hôm thứ Hai dẫn các nguồn tin từ Mỹ và đồng minh cho biết lãnh tụ Triều Tiên Kim Jong Un có kế hoạch tới Nga trong tháng này để gặp Tổng thống Nga Vladimir Putin nhằm bàn về khả năng Triều Tiên cung cấp vũ khí cho Nga xâm lược Ukraine.
Tờ báo cho biết ông Kim sẽ đi từ Bình Nhưỡng, có thể bằng tàu lửa bọc thép, đến thành phố trên bờ biển Thái Bình Dương Vladivostok của Nga, nơi ông sẽ gặp Tổng thống Putin.
Nhà Trắng không trả lời ngay lập tức yêu cầu bình luận về tin tức này.
Chuyến đi theo kế hoạch sẽ diễn ra khi Nga đang thảo luận về việc tổ chức các cuộc tập trận chung với Triều Tiên và sau khi Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu đến thăm Triều Tiên để thuyết phục Bình Nhưỡng bán đạn pháo cho Nga.
Hoa Kỳ trước đó đã cảnh báo rằng Triều Tiên có thể cung cấp thêm vũ khí cho Nga, nước đã xua quân xâm lược Ukraine vào tháng 2 năm 2022, một cuộc chiến mà Hoa Kỳ và các đồng minh châu Âu kịch liệt phản đối và Moscow gọi là một “chiến dịch quân sự đặc biệt”.
Người phát ngôn an ninh quốc gia Nhà Trắng John Kirby ngày 30/8 cho biết Mỹ lo ngại các cuộc đàm phán vũ khí giữa hai nước đang tiến triển mạnh.
**********
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ: thỏa thuận ngũ cốc Biển Đen có thể sớm được khôi phục
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan cho biết sau cuộc hội đàm với Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm thứ Hai 4/9 rằng sẽ sớm có thể khôi phục thỏa thuận ngũ cốc mà Liên Hợp Quốc cho là đã giúp hạ giảm cuộc khủng hoảng lương thực bằng cách đưa ngũ cốc Ukraine ra thị trường.
Nga đã rút khỏi thỏa thuận này vào tháng 7 - một năm sau khi được Liên Hợp Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ làm trung gian - phàn nàn rằng việc xuất khẩu phân bón và lương thực của Nga gặp phải những trở ngại nghiêm trọng.
Tổng thống Erdogan, người trước đây đóng vai trò tích cực trong việc thuyết phục ông Putin thực hiện thỏa thuận, và Liên Hợp Quốc đều đang cố gắng thuyết phục Tổng thống Putin quay lại với thỏa thuận.
“Với tư cách là Thổ Nhĩ Kỳ, chúng tôi tin rằng chúng tôi sẽ sớm đạt được giải pháp đáp ứng mong đợi”, Tổng thống Erdogan nói tại thành phố du lịch Sochi ở Biển Đen sau cuộc gặp trực tiếp đầu tiên với ông Putin kể từ năm 2022.
Ông Erdogan nói rằng tất cả mọi người đều biết những kỳ vọng của Nga và những thiếu sót cần được loại bỏ, đồng thời cho biết Thổ Nhĩ Kỳ và Liên hợp quốc đã nghiên cứu một loạt đề xuất mới để giảm bớt những lo ngại của Nga.
Tổng thống Putin cho biết Nga có thể quay trở lại thỏa thuận ngũ cốc nếu phương Tây đồng thời thực hiện một bản ghi nhớ riêng đã được thống nhất với Liên hợp quốc nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc xuất khẩu phân bón và lương thực của Nga.
Đứng cạnh ông Erdogan, Tổng thống Putin nói Nga có thể quay lại thỏa thuận nhưng chỉ khi phương Tây ngừng hạn chế nông sản xuất khẩu của Nga tiếp cận thị trường toàn cầu.
"Chúng tôi sẽ sẵn sàng xem xét khả năng khôi phục thỏa thuận ngũ cốc và tôi đã nói với Tổng thống [Erdogan] về điều này một lần nữa hôm nay - chúng tôi sẽ thực hiện việc này ngay khi tất cả các thỏa thuận dỡ bỏ hạn chế nông sản xuất khẩu Nga được thực hiện đầy đủ", ông Putin nói.
Ông cho biết tuyên bố của phương Tây rằng Nga đã gây ra cuộc khủng hoảng lương thực bằng cách rút khỏi thỏa thuận ngũ cốc là không đúng vì giá không tăng khi nước ông rút khỏi thỏa thuận.
Tổng thống Putin nói: “Không hề có tình trạng thiếu lương thực về mặt vật chất”.
Trong khi xuất khẩu phân bón và thực phẩm của Nga không phải chịu lệnh trừng phạt của phương Tây sau khi Nga xâm chiếm Ukraine và Nga đã xuất khẩu lượng lúa mì kỷ lục vào năm ngoái, Moscow và các nhà xuất khẩu nông sản cho biết các hạn chế về thanh toán, hậu cần và bảo hiểm đã cản trở việc vận chuyển.
“Phương Tây tiếp tục chặn việc cung cấp ngũ cốc và phân bón từ Liên bang Nga cho thị trường thế giới”, ông Putin nói và cho biết thêm rằng phương Tây đã “lừa dối” Nga trong thỏa thuận này vì các nước giàu nhận hơn 70% lượng ngũ cốc xuất khẩu theo thỏa thuận.
Nga và Ukraine là hai trong số những nhà sản xuất nông nghiệp quan trọng của thế giới và là những nhà sản xuất chính trên thị trường lúa mì, lúa mạch, ngô, hạt cải dầu, dầu hạt cải, hạt hướng dương và dầu hướng dương.
Ông Putin cho biết Nga dự kiến thu hoạch 130 triệu tấn ngũ cốc trong năm nay, trong đó 60 triệu tấn có thể được xuất khẩu.
Tổng thư ký Liên hợp quốc António Guterres hôm thứ Năm cho biết ông đã gửi cho Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov "một loạt đề xuất cụ thể" nhằm khôi phục thỏa thuận.
Một trong những yêu cầu chính của Moscow là Ngân hàng Nông nghiệp Nga được kết nối lại với hệ thống thanh toán quốc tế SWIFT. EU đã loại Nga ra khỏi SWIFT vào tháng 6 năm 2022 trong khuôn khổ các biện pháp trừng phạt sâu rộng để đáp trả cuộc xâm lược Ukraine của Nga.
Tổng thống Putin cho biết kế hoạch cung cấp tới 1 triệu tấn ngũ cốc cho Thổ Nhĩ Kỳ với giá giảm để được tiếp tục chế biến tại các nhà máy của Thổ Nhĩ Kỳ và vận chuyển đến các nước đang cần lương thực nhất không phải là giải pháp thay thế cho thỏa thuận ngũ cốc.
Ông cũng cho biết Nga sắp đạt được thỏa thuận với 6 quốc gia châu Phi về kế hoạch cung cấp miễn phí cho Burkina Faso, Zimbabwe, Mali, Somalia, Cộng hòa Trung Phi và Eritrea với số lượng lên tới 50.000 tấn ngũ cốc cho mỗi nước.
*******
Bàn ra tán vào (0)
Tin Tức Khắp Nơi Mới Nhất Ngày 05 -9 -2023:
Malaysia kêu gọi ASEAN có 'biện pháp mạnh’ đối với Myanmar
Malaysia hôm thứ Hai kêu gọi các đối tác Đông Nam Á có biện pháp “mạnh” đối với các tướng lĩnh cầm quyền của Myanmar, vì “những trở ngại” mà họ tạo ra đã ngăn cản kế hoạch hòa bình cho đất nước đang bị xung đột tàn phá này.
Thông điệp thẳng thừng bất thường từ Malaysia được đưa ra khi các nhà ngoại giao hàng đầu Đông Nam Á nhóm họp để xem xét kế hoạch hòa bình của ASEAN đối với Myanmar bình bị đình trệ, với sự thất vọng ngày càng gia tăng trước việc quân đội không chấm dứt bạo lực hơn hai năm sau khi họ lên nắm quyền trong một cuộc đảo chính.
Ngoại trưởng Malaysia Zambry Abdul Kadir nói với các phóng viên sau cuộc họp ở thủ đô Indonesia: “Malaysia và các nước thành viên khác nêu lên quan điểm rằng chúng tôi không thể cho phép tình trạng này tiếp diễn nếu không có các biện pháp mạnh mẽ và hiệu quả đối với chính quyền quân sự”.
Ông không nêu tên các thành viên khác của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) có chung quan điểm với ông.
Các nhà lãnh đạo ASEAN sẽ nhóm họp tại Jakarta trong tuần này để thảo luận về Myanmar, bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông, nền kinh tế khu vực, tội phạm xuyên quốc gia và các vấn đề khác.
Myanmar là một thành viên của ASEAN mặc dù các lãnh đạo chính quyền quân sự của nước này đã bị loại khỏi các cuộc họp của khối kể từ khi họ lật đổ chính phủ dân cử do bà Aung San Suu Kyi lãnh đạo vào năm 2021.
ASEAN đã đồng ý về một kế hoạch hòa bình, được gọi là đồng thuận năm điểm, kêu gọi chấm dứt bạo lực và đối thoại giữa tất cả các bên nhưng các tướng lĩnh hầu như không có hành động gì ngoài việc nói suông.
Ngoại trưởng Zambry cho biết kế hoạch hòa bình đã không được thực hiện hiệu quả vì "những trở ngại do chính quyền tạo ra".
Người phát ngôn của chính quyền Myanmar chưa đưa ra bình luận ngay lập tức nhưng các nhà lãnh đạo quân sự bác bỏ những chỉ trích từ bên ngoài và nói rằng họ phải hành động để bảo vệ đất nước khỏi kẻ thù, cả trong và ngoài nước.
Cuộc khủng hoảng ở Myanmar đã đặt ra câu hỏi về tính hiệu quả và sự thống nhất của khối ASEAN đa dạng về chính trị, được thành lập vào đỉnh điểm của Chiến tranh Lạnh vào những năm 1960 để chống lại sự lan rộng của chủ nghĩa cộng sản.
Trong nhiều năm, ASEAN đã thúc đẩy "đối thoại mang tính xây dựng" với quân đội Myanmar trước sức ép của phương Tây nhằm cô lập các tướng lĩnh cầm quyền lâu năm và ép họ bằng các biện pháp trừng phạt để cải cách.
Cuộc đảo chính đầu năm 2021 đã kết thúc một thập kỷ cải cách sơ khởi, trong đó có hai cuộc bầu cử mà khôi nguyên giải Nobel Hòa bình Suu Kyi đều giành chiến thắng, đồng thời đặt lại hy vọng trong và ngoài ASEAN rằng Myanmar đang tiến tới chính phủ dân sự, ổn định chính trị và tăng trưởng kinh tế.
Thủ tướng mới của Campuchia, Hun Manet, xuất hiện lần đầu tại một cuộc họp quốc tế với tư cách là lãnh đạo, đã đề cập đến “đối thoại mang tính xây dựng”, kể lại việc cha ông, cựu Thủ tướng Hun Sen, đã đến thăm Myanmar vào năm 2022 “để ủng hộ việc giảm căng thẳng leo thang và tạo điều kiện cho các hoạt động mang tính xây dựng, đối thoại giữa các bên liên quan để đạt được hòa bình lâu dài”.
ASEAN hàng chục năm nay đã hoạt động theo nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau và đạt được thỏa thuận trên cơ sở đồng thuận.
Ông Hun Manet nói hiệp hội phải ngăn chặn việc sử dụng vũ lực chống lại các quốc gia có chủ quyền trong một thế giới ngày càng nguy hiểm:
“Chúng ta đang ở trong thời kỳ khó khăn với nhiều bất ổn lớn, sự cạnh tranh địa chính trị giữa các cường quốc ngày càng gay gắt, gây ra những thay đổi liên tục trong nền kinh tế, thương mại khu vực và toàn cầu, đồng thời gây áp lực lớn hơn đối với hòa bình, an ninh và thịnh vượng cho toàn thể ASEAN.
“Cộng đồng ASEAN và quốc tế phải thể hiện vai trò lãnh đạo trong việc phản đối việc sử dụng vũ lực đe dọa một quốc gia có chủ quyền.”
Ngoại trưởng Indonesia Retno Marsudi, trong bài phát biểu khai mạc với tư cách là chủ tịch ASEAN năm nay, cho biết bản đánh giá về kế hoạch hòa bình của Myanmar sẽ được trình lên các lãnh đạo nhóm vào cuối tuần này.
Bà nói: “ASEAN chỉ có thể tiến lên với toàn bộ sức mạnh nếu chúng ta có thể đảm bảo một giải pháp hòa bình và lâu dài ở Myanmar”.
Indonesia, quốc gia kêu gọi đoàn kết trong bối cảnh hoài nghi ngày càng tăng về độ tin cậy của khối, đã và đang tiến hành những nỗ lực ngầm để tìm giải pháp cho tình trạng hỗn loạn ở Myanmar nhưng hầu như không đạt được tiến bộ gì đáng kể.
Cuối tuần này, các nhà lãnh đạo và quan chức hàng đầu từ các nước đối tác như Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia và các nước khác sẽ đến Jakarta họp với các đối tác ASEAN.
Tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ không tham dự. Phó Tổng thống Kamala Harris, phó tổng thống người Mỹ gốc Á đầu tiên, sẽ thay thế ông.
Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường sẽ tham dự*********
Quân đội Manila hôm thứ Hai 4/9 cho biết các tàu hải quân của Philippines và Mỹ đã tiến hành một cuộc tuần tra chung qua các khu vực trên Biển Đông nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines.
Lực lượng vũ trang thuộc Bộ Tư lệnh miền Tây của Philippines cho biết đây là lần đầu tiên Philippines và Washington thực hiện cuộc tuần tra chung ở vùng biển phía tây đảo Palawan.
Cuộc tuần tra chung phản ánh sự hợp tác giữa Mỹ và Philippines diễn ra vào thời điểm căng thẳng gia tăng giữa Manila và Trung Quốc, quốc gia tuyên bố chủ quyền phần lớn Biển Đông.
Tàu khu trục trang bị tên lửa dẫn đường BRP Jose Rizal của Hải quân Philippines và tàu khu trục trang bị tên lửa lớp Alrleigh Burke USS Ralph Johnson của Hải quân Hoa Kỳ đã diễn tập tuần tra chung, trong đó các tàu thực hành chuyển động gần các tàu khác.
Bộ Tư lệnh miền Tây tuyên bố: “Sự kiện này nhằm tạo cơ hội cho Hải quân Philippines và Hải quân Hoa Kỳ ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương thử nghiệm và hoàn thiện học thuyết hàng hải hiện có”.
Manila đã nhiều lần phàn nàn về điều mà họ mô tả là các hành động "hung hăng" của Trung Quốc ở Biển Đông, bao gồm việc lực lượng tuần dương Trung Quốc bắn vòi rồng vào một tàu của Philippines đang làm nhiệm vụ tiếp tế vào ngày 5/8.
**********
Chiến sự ngày 558: Tranh cãi UAV rơi xuống đất NATO; tướng Nga tái xuất?
Ukraine thông báo tiến triển trong phản công
Thứ trưởng Quốc phòng Ukraine Hanna Maliar ngày 4.9 cho biết các lực lượng vũ trang đã giành được tiến triển tại miền nam và gần thành phố Bakhmut ở miền đông. AFP dẫn lời bà Maliar nói rằng Nga đang ở thế phòng thủ tại hai tỉnh Zaporizhzhia và Kherson tại miền nam. Lực lượng Ukraine đạt thành công gần các thị trấn Novodanylivka và Novoprokopivka ở phía nam, đồng thời cũng đã giành lại được 3 km2 gần Bakhmut trong tuần qua.
Xem nhanh: Ngày 557 chiến dịch, Nga phải chia sức đối phó; Ukraine thay bộ trưởng quốc phòng
Tính từ khi phản công vào đầu tháng 6, Ukraine đã giành lại khu vực rộng khoảng 47 km2 quanh Bakhmut. Tuần trước, Ukraine xuyên qua được lớp phòng thủ đầu tiên của Nga và các chuyên gia quân sự dự báo Kyiv sẽ có thể tiến lên nhanh hơn.
Nga chưa bình luận gì về những tuyên bố trên. Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 4.9 đưa ra đánh giá tổng quan rằng cuộc phản công của Ukraine là một thất bại, không phải sự bế tắc, theo hãng tin Sputnik.
Bộ Quốc phòng Nga ngày 4.9 đưa ra báo cáo cập nhật tình hình chiến sự hằng ngày, nhắc đến diễn biến tại Kharkiv, Donetsk, Zaporizhzhia, Kherson. Sputnik dẫn thông báo cho biết máy bay Nga đã phá hủy 4 xuồng cao tốc chở lực lượng đặc nhiệm của Ukraine ở khu vực tây bắc biển Đen.
Nga cũng nói đã ngăn chặn 24 máy bay không người lái (UAV) của Ukraine và sử dụng UAV để tấn công một xưởng tàu, nơi lắp ráp các xuồng không người lái của Ukraine.
Tranh cãi thông tin UAV rơi xuống lãnh thổ NATO
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Ukraine Oleg Nikolenko ngày 4.9 cho biết Nga đã thực hiện một cuộc tấn công lớn trong đêm gần cảng Izmail ở tỉnh Odessa, trong đó các UAV "Shakhed" đã rơi xuống và phát nổ trên lãnh thổ Romania, một thành viên NATO. Izmail là cảng xuất khẩu ngũ cốc của Ukraine nằm bên bờ sông Danube, giáp với Romania ở bên kia sông.
Theo Reuters, Bộ Quốc phòng Romania ngay lập tức phủ nhận thông tin nói trên và tuyên bố các phương tiện tấn công của Nga không bao giờ là mối đe dọa quân sự trực tiếp cho lãnh thổ hay lãnh hải Romania. Bộ Ngoại giao Mỹ nói có hay tin nhưng không bình luận mà khuyến nghị nên nghe thông tin từ chính quyền Romania.
Ukraine tiến hành tấn công sân bay Nga ngay ngay trong lãnh thổ Nga
NATO có cơ chế phòng vệ tập thể và một cuộc tấn công lên một thành viên đồng nghĩa là hành động tấn công toàn bộ liên minh. Nghị sĩ Ukraine Oksana Savchuk nói trên truyền hình rằng việc Romania phủ nhận có thể là nỗ lực của NATO nhằm ngăn xung đột trực tiếp với Nga.
Ukraine đã nhiều lần thông tin về các vụ việc khả nghi vũ khí Nga bay qua hoặc rơi xuống các nước láng giềng, gồm các thành viên NATO. Vụ đáng chú ý nhất là hồi tháng 11.2022, khi một tên lửa rơi xuống Ba Lan làm 2 người thiệt mạng. Ba Lan và NATO sau đó nói đó là một tên lửa phòng không của Ukraine bị trục trặc.
Tướng Nga tái xuất?
Một bức ảnh mới được cho là chụp tướng Nga Sergei Surovikin, người chưa xuất hiện trước công chúng kể từ cuộc nổi loạn của nhóm lính đánh thuê Wagner hồi tháng 6, đã được một nhân vật nổi tiếng trên truyền thông Nga đăng tải trên mạng xã hội ngày 4.9, theo Reuters.
"Tướng Sergei Surovikin đã ra ngoài. Còn sống, khỏe mạnh, ở nhà cùng gia đình ở Moscow. Ảnh chụp hôm nay", nhân vật Ksenia Sobchak viết chú thích cho bức ảnh.
Ông Surovikin là Tư lệnh lực lượng không gian vũ trụ Nga, Phó chỉ huy chiến dịch quân sự tại Ukraine. Ông Surovikin xuất hiện lần cuối cùng trước công chúng là trong một đoạn video kêu gọi lực lượng đánh thuê Wagner chấm dứt cuộc nổi loạn chống Bộ Quốc phòng Nga hôm 24.6.
Truyền thông phương Tây đưa tin ông Surovikin không còn được Điện Kremlin ủng hộ sau cuộc nổi loạn và đang bị điều tra khả năng đồng lõa. Hãng thông tấn nhà nước RIA cho biết vào tháng trước ông Surovikin đã bị bãi nhiệm với cương vị ở lực lượng không gian vũ trụ, và cấp phó Viktor Afzalov sẽ tạm thời thay thế. Hồi tháng 7, một nghị sĩ Nga nói ông Surovikin đang "nghỉ ngơi".
Wagner có thủ lĩnh mới sau ông Prigozhin?
Thỏa thuận ngũ cốc có thể được khôi phục
Vụ tấn công của Nga vào cảng tại Odessa gây nhiều thiệt hại về cơ sở vật chất. Hành động xảy ra chỉ vài giờ trước cuộc gặp của Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan tại thành phố Sochi (Nga).
Sau cuộc gặp kéo dài hơn 3 giờ, Tổng thống Erdogan nói ông tin rằng có thể sớm tìm được giải pháp khôi phục thỏa thuận xuất khẩu ngũ cốc qua biển Đen, vốn hết hiệu lực hồi tháng 7, theo Reuters. Nhà lãnh đạo cho rằng Ukraine cần làm mềm cách tiếp cận để có thể khôi phục thỏa thuận. Mặt khác, ông Erdogan nói nên có thêm ngũ cốc chuyển đến châu Phi hơn là các nước châu Âu.
Tổng thống Putin nói Nga có thể quay lại thỏa thuận chỉ khi phương Tây ngừng hạn chế việc xuất khẩu nông nghiệp của Nga. Ông cáo buộc phương Tây đã lừa gạt Nga về thỏa thuận bởi các nước giàu nhận hơn 70% nguồn ngũ cốc được xuất khẩu trong khuôn khổ thỏa thuận.
Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba cùng ngày nói kỳ vọng Tổng thống Volodymyr Zelensky sẽ đối thoại với Tổng thống Erdogan sau chuyến công du của nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ tại Nga.
Nga thảo luận tập trận với CHDCND Triều Tiên
Cơ quan Tình báo Hàn Quốc ngày 4.9 cho hay trong chuyến thăm Bình Nhưỡng hồi tháng 7, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu đã đề xuất tổ chức cuộc tập trận chung giữa 3 nước Nga, CHDCND Triều Tiên và Trung Quốc. Nghị sĩ Yoo Sang-bum của Hàn Quốc đã công bố thông tin này sau cuộc họp với cơ quan tình báo.
Cùng ngày, Bộ trưởng Shoigu nói rằng khả năng tập trận chung giữa Nga và Triều Tiên "đương nhiên đang được thảo luận". "Tại sao không, họ là láng giềng của chúng tôi", Reuters dẫn lại lời ông Shoigu nói trên truyền thông Nga.
Mặt khác, vị bộ trưởng thông báo Nga sẽ không tổ chức cuộc tập trận Zapad trong năm nay vì chiến sự tại Ukraine. Lần gần nhất cuộc tập trận này diễn ra là vào tháng 9.2021 với sự tham gia của Belarus và 200.000 binh sĩ.
********
Lãnh tụ Kim Jong Un sẽ đến Nga gặp Tổng thống Putin trong tháng này
Tờ New York Times hôm thứ Hai dẫn các nguồn tin từ Mỹ và đồng minh cho biết lãnh tụ Triều Tiên Kim Jong Un có kế hoạch tới Nga trong tháng này để gặp Tổng thống Nga Vladimir Putin nhằm bàn về khả năng Triều Tiên cung cấp vũ khí cho Nga xâm lược Ukraine.
Tờ báo cho biết ông Kim sẽ đi từ Bình Nhưỡng, có thể bằng tàu lửa bọc thép, đến thành phố trên bờ biển Thái Bình Dương Vladivostok của Nga, nơi ông sẽ gặp Tổng thống Putin.
Nhà Trắng không trả lời ngay lập tức yêu cầu bình luận về tin tức này.
Chuyến đi theo kế hoạch sẽ diễn ra khi Nga đang thảo luận về việc tổ chức các cuộc tập trận chung với Triều Tiên và sau khi Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu đến thăm Triều Tiên để thuyết phục Bình Nhưỡng bán đạn pháo cho Nga.
Hoa Kỳ trước đó đã cảnh báo rằng Triều Tiên có thể cung cấp thêm vũ khí cho Nga, nước đã xua quân xâm lược Ukraine vào tháng 2 năm 2022, một cuộc chiến mà Hoa Kỳ và các đồng minh châu Âu kịch liệt phản đối và Moscow gọi là một “chiến dịch quân sự đặc biệt”.
Người phát ngôn an ninh quốc gia Nhà Trắng John Kirby ngày 30/8 cho biết Mỹ lo ngại các cuộc đàm phán vũ khí giữa hai nước đang tiến triển mạnh.
**********
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ: thỏa thuận ngũ cốc Biển Đen có thể sớm được khôi phục
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan cho biết sau cuộc hội đàm với Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm thứ Hai 4/9 rằng sẽ sớm có thể khôi phục thỏa thuận ngũ cốc mà Liên Hợp Quốc cho là đã giúp hạ giảm cuộc khủng hoảng lương thực bằng cách đưa ngũ cốc Ukraine ra thị trường.
Nga đã rút khỏi thỏa thuận này vào tháng 7 - một năm sau khi được Liên Hợp Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ làm trung gian - phàn nàn rằng việc xuất khẩu phân bón và lương thực của Nga gặp phải những trở ngại nghiêm trọng.
Tổng thống Erdogan, người trước đây đóng vai trò tích cực trong việc thuyết phục ông Putin thực hiện thỏa thuận, và Liên Hợp Quốc đều đang cố gắng thuyết phục Tổng thống Putin quay lại với thỏa thuận.
“Với tư cách là Thổ Nhĩ Kỳ, chúng tôi tin rằng chúng tôi sẽ sớm đạt được giải pháp đáp ứng mong đợi”, Tổng thống Erdogan nói tại thành phố du lịch Sochi ở Biển Đen sau cuộc gặp trực tiếp đầu tiên với ông Putin kể từ năm 2022.
Ông Erdogan nói rằng tất cả mọi người đều biết những kỳ vọng của Nga và những thiếu sót cần được loại bỏ, đồng thời cho biết Thổ Nhĩ Kỳ và Liên hợp quốc đã nghiên cứu một loạt đề xuất mới để giảm bớt những lo ngại của Nga.
Tổng thống Putin cho biết Nga có thể quay trở lại thỏa thuận ngũ cốc nếu phương Tây đồng thời thực hiện một bản ghi nhớ riêng đã được thống nhất với Liên hợp quốc nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc xuất khẩu phân bón và lương thực của Nga.
Đứng cạnh ông Erdogan, Tổng thống Putin nói Nga có thể quay lại thỏa thuận nhưng chỉ khi phương Tây ngừng hạn chế nông sản xuất khẩu của Nga tiếp cận thị trường toàn cầu.
"Chúng tôi sẽ sẵn sàng xem xét khả năng khôi phục thỏa thuận ngũ cốc và tôi đã nói với Tổng thống [Erdogan] về điều này một lần nữa hôm nay - chúng tôi sẽ thực hiện việc này ngay khi tất cả các thỏa thuận dỡ bỏ hạn chế nông sản xuất khẩu Nga được thực hiện đầy đủ", ông Putin nói.
Ông cho biết tuyên bố của phương Tây rằng Nga đã gây ra cuộc khủng hoảng lương thực bằng cách rút khỏi thỏa thuận ngũ cốc là không đúng vì giá không tăng khi nước ông rút khỏi thỏa thuận.
Tổng thống Putin nói: “Không hề có tình trạng thiếu lương thực về mặt vật chất”.
Trong khi xuất khẩu phân bón và thực phẩm của Nga không phải chịu lệnh trừng phạt của phương Tây sau khi Nga xâm chiếm Ukraine và Nga đã xuất khẩu lượng lúa mì kỷ lục vào năm ngoái, Moscow và các nhà xuất khẩu nông sản cho biết các hạn chế về thanh toán, hậu cần và bảo hiểm đã cản trở việc vận chuyển.
“Phương Tây tiếp tục chặn việc cung cấp ngũ cốc và phân bón từ Liên bang Nga cho thị trường thế giới”, ông Putin nói và cho biết thêm rằng phương Tây đã “lừa dối” Nga trong thỏa thuận này vì các nước giàu nhận hơn 70% lượng ngũ cốc xuất khẩu theo thỏa thuận.
Nga và Ukraine là hai trong số những nhà sản xuất nông nghiệp quan trọng của thế giới và là những nhà sản xuất chính trên thị trường lúa mì, lúa mạch, ngô, hạt cải dầu, dầu hạt cải, hạt hướng dương và dầu hướng dương.
Ông Putin cho biết Nga dự kiến thu hoạch 130 triệu tấn ngũ cốc trong năm nay, trong đó 60 triệu tấn có thể được xuất khẩu.
Tổng thư ký Liên hợp quốc António Guterres hôm thứ Năm cho biết ông đã gửi cho Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov "một loạt đề xuất cụ thể" nhằm khôi phục thỏa thuận.
Một trong những yêu cầu chính của Moscow là Ngân hàng Nông nghiệp Nga được kết nối lại với hệ thống thanh toán quốc tế SWIFT. EU đã loại Nga ra khỏi SWIFT vào tháng 6 năm 2022 trong khuôn khổ các biện pháp trừng phạt sâu rộng để đáp trả cuộc xâm lược Ukraine của Nga.
Tổng thống Putin cho biết kế hoạch cung cấp tới 1 triệu tấn ngũ cốc cho Thổ Nhĩ Kỳ với giá giảm để được tiếp tục chế biến tại các nhà máy của Thổ Nhĩ Kỳ và vận chuyển đến các nước đang cần lương thực nhất không phải là giải pháp thay thế cho thỏa thuận ngũ cốc.
Ông cũng cho biết Nga sắp đạt được thỏa thuận với 6 quốc gia châu Phi về kế hoạch cung cấp miễn phí cho Burkina Faso, Zimbabwe, Mali, Somalia, Cộng hòa Trung Phi và Eritrea với số lượng lên tới 50.000 tấn ngũ cốc cho mỗi nước.
*******