Tin nóng trong ngày

Tin Tức Khắp Nơi Mới Nhất ngày 03 -12-2022 ( Cập nhật nhiều lần )

xxx


PhucLaiwar 2
***********
voatiengviet.com

Các quan chức Kherson tạo điều kiện cho việc vượt sông từ phía lãnh thổ do Nga nắm giữ

Reuters

Các quan chức ở khu vực Kherson, miền nam Ukraine, tuyên bố hôm thứ Bảy 3/12 rằng họ sẽ giúp công dân sơ tán khỏi các vùng lãnh thổ bị Nga chiếm đóng ở bờ đông sông Dnipro trong bối cảnh có những lo ngại về giao tranh gia tăng.

Yaroslav Yanushevych, thống đốc khu vực, cho biết các quan chức đang tạm thời dỡ bỏ lệnh cấm băng qua sông để cho phép người Ukraine sống ở các ngôi làng bên kia sông đi được qua dòng Dnipro vào ban ngày và đến một điểm được chỉ định.

"Việc sơ tán là điều cần thiết do khả năng gia tăng chiến sự trong khu vực này", ông viết trên ứng dụng nhắn tin Telegram.

Quân đội Ukraine đã giải phóng thành phố Kherson, nằm ở bờ tây của Dnipro, khỏi ách chiếm đóng của Nga vào ngày 11/11 nhưng lực lượng của Moscow vẫn kiểm soát phần còn lại của khu vực ở bờ đông.

Các quan chức Ukraine cho biết các lực lượng Nga đã tiếp tục pháo kích vào Kherson và các khu vực xung quanh kể từ ngày đó, giết hại dân thường.

Ông Yanushevych cho biết lệnh cấm vượt sông sẽ được dỡ bỏ cho đến thứ Hai 5/12.


**********

Tội ác chiến tranh: LHQ điều tra về các vụ Nga oanh kích màng lưới điện Ukraina

Thùy Dương

Một ủy ban điều tra đã được Liên Hiệp Quốc chỉ định để xác định xem liệu các vụ oanh kích của quân Nga, đặc biệt nhắm vào cơ sở hạ tầng năng lượng của Ukraina, có cấu thành tội ác chiến tranh hay không.

Le Monde ngày 02/12/2022 trích dẫn ông Pablo de Greiff, một trong các nhà điều tra của Liên Hiệp Quốc, theo đó nếu các vụ oanh kích của quân Nga nhắm vào cơ sở hạ tầng điện của Ukraina cấu thành tội ác chiến tranh, thì Nga chắc chắn sẽ bị trừng phạt. Phát biểu của điều tra viên Pablo de Greiff được đưa ra trong một cuộc họp báo từ Kiev.

Trong khi đó, Jasminka Dzumhur, một thành viên khác của ủy ban điều tra của Liên Hiệp Quốc, khẳng định :« Các cơ sở hạ tầng dân sự được bảo vệ bởi các đạo luật nhân đạo quốc tế. Ủy ban sẽ xem xét vụ thể vấn đề này ». Jasminka Dzumhur tỏ ý lo ngại là tình hình hiện nay sẽ tác động đến các quyền và cuộc sống của trẻ em Ukraina. Theo bà, các vụ oanh kích phá hủy mạng lưới điện của Ukraina cũng tác động đến việc di chuyển của người bệnh và gián tiếp khiến người dân mất quyền được chăm sóc y tế, đặc biệt đối với người bị bệnh mãn tính hoặc cần được cấp cứu.

Putin: Oanh kích cơ sở hạ tầng Ukraina là "không thể tránh khỏi"

Cũng trong ngày hôm qua 02/12, trong cuộc điện đàm đầu tiên với thủ tướng Đức Olaf Scholz kể từ giữa tháng 09, tổng thống Nga Vladimir Putin khẳng định các lực lượng vũ trang Nga trong một thời gian dài đã tránh dùng tên lửa có độ chính xác cao để oanh kích một số mục tiêu của Ukraina, thế nhưng những biện pháp đó đã trở nên « cần thiết và không thể tránh khỏi » để đối phó với các hành động « khiêu khích » của Kiev.

Về phát biểu của tổng thống Mỹ Joe Biden là ông sẵn sàng nói chuyện với Putin với điều kiện Putin phải rút quân Nga khỏi Ukraina, theo AFP, điện Kremlin hôm qua đã bác bỏ các « điều kiện » của Biden. Trong khi đó, John Kirby, phát ngôn viên Hội đồng an ninh quốc gia, trực thuộc Nhà Trắng, tuyên bố tổng thống Biden « hiện giờ không hề có ý định » thảo luận với Putin về hồ sơ Ukraina.


*************
rfi.fr

Merkel có lỗi để Nga gây chiến với Ukraina ?

Thu Hằng

Chuyến công du Washington của tổng thống Pháp là chủ đề được tất cả các báo đề cập ngày 02/12/2022. Tuy nhiên, trang nhất các báo lại chú ý đến thời sự Pháp : « cắt điện, nỗi sợ lớn vào tháng Giêng » trên Le Figaro, « báo động về giá cả tăng mạnh ở các siêu thị lớn » trên Le Monde. Hai nhật báo Le Figaro và Libération chú ý đến cuộc đua giành chức chủ tịch đảng cánh hữu Những người Cộng hòa.

Riêng La Croix quan tâm đến chủ đề văn hóa, nói về « Louvre-Lens, một bảo tàng dấn thân », sau 10 năm thành lập, đã thu hút được một lượng công chúng trước đó không quan tâm đến văn hóa và thực hiện sứ mệnh công ích xã hội.

Cựu thủ tướng Đức Merkel đã có thể giúp Ukraina tránh bị Nga xâm lược ?

Chiến tranh ở Ukraina tiếp tục là chủ đề thời sự quốc tế chính của các báo. Nhật báo Le Monde đã phỏng vấn thứ trưởng Ngoại Giao Ukraina Andrij Melnyk, trước làm đại sứ ở Đức, về chính sách của Berlin với Kiev. Ông đánh giá cao tình tương ái của người Đức mà Ukraina từng sợ rằng « khủng hoảng năng lượng sẽ làm xẹp đi », vì theo ông « đa số người dân Đức hiểu rằng Putin không chỉ tìm cách hủy hoại chúng tôi, người dân Ukraina, mà cả châu Âu và xa hơn là toàn bộ cộng đồng phương Tây với những giá trị mà ông Putin muốn biến thành tro bụi ».

Tuy nhiên, đối với chính phủ, ông thấy « Berlin « thiếu ý chí chính trị » trong việc giao vũ khí cho Kiev ». Trong giai đoạn làm đại sứ ở Đức, ông đã không ngừng vận động để Berlin, từ đầu cuộc chiến chỉ muốn giao 5.000 mũ bảo hiểm, đã chuyển cho Kiev rất nhiều vũ khí, khí tài hiện đại (súng cối Pzh-2000, xe tăng Gepard, hệ thống phòng không IRIS-T ba ngày trước khi ông rời chức vụ, máy phát điện). Nhưng Berlin vẫn từ chối giao xe tăng chiến đấu Leopard 2 do « sợ leo thang căng thẳng », một lý do mà thứ trưởng Ngoại Giao Ukraina thấy « bí hiểm ».

Ông Andrij Melnyk không đồng tình với những phát biểu của cựu thủ tướng Đức Angela Merkel khi bà khẳng định không hề hối tiếc về những lựa chọn của bà đối với Nga. Ngày 30/11/2022, Đức công nhận « Holodomor » (nạn đói do chế độ Stalin gây ra năm 1932-1933). Theo ông Andrij Melnyk, nếu Berlin công nhận nạn đói này sớm hơn, như vào năm 2019 khi Quốc Hội Đức nhận được bản kiến nghị có hơn 70.000 chữ ký song bị « liên minh » của thủ tướng Merkel phớt lờ, thì có lẽ Berlin cũng công nhận kế hoạch diệt chủng của Vladimir Putin đối với người dân Ukraina và như vậy, có thể đã tránh được cuộc chiến man rợ này.

Đáp lại phát biểu của bà Merkel cho rằng thỏa thuận Minsk năm 2015 đã giúp Kiev có thời gian tái vũ trang, thứ trưởng Ngoại Giao Ukraina đánh giá « lời biện bạch đó, giống như chính sách « xoa dịu » của thủ tướng Anh Chamberlain năm 1938, là phi lý và vô liêm sỉ ».

Theo ông, rất nhiều lý do giải thích cho thái độ hòa hoãn của bà Merkel với tổng thống Nga : « Trước tiên là lý do lịch sử, liên quan đến kí ức Thế Chiến II và cảm giác tội lỗi (nhưng lầm) mà Berlin thể hiện với Nga. Tiếp theo là lý do kinh tế mà mọi người đều biết. Cuối cùng là lý do văn hóa. Cho đến đầu cuộc chiến, Đức vẫn xếp người Ukraina trong cùng cánh văn hóa với Nga. Nói chung, tất cả chúng tôi là người Slave. Thế nhưng, ít nhất là từ cuộc cách mạng Maidan năm 2014, người Ukraina, không chỉ người dân ở miền tây, mà còn cả ở miền đông và miền nam, đã chọn một con đường khác, con đường của châu Âu. Dù rất nhiều người nói tiếng Nga, nhưng họ chiến đấu chống Nga với tinh thần quyết tâm không lay chuyển ».

Ông Andrij Melnyk cho rằng sẽ có hòa giải trong tương lai nếu thỏa mãn được 6 điều kiện của Kiev : Nga phải chấm dứt cuộc chiến, rút hết quân khỏi tất cả các vùng chiếm đóng trái phép, kể cả bán đảo Crimée ; Matxcơva phải trả vài tỉ euro sửa chữa tội ác của họ và tái thiết Ukraina ; tất cả tội phạm chiến tranh Nga phải bị đưa ra xét xử ; Nga phải phi vũ trang và phi hạt nhân để không còn khả năng tấn công Ukraina ; xã hội Nga phải chữa khỏi mọi tham vọng bá quyền ; người Nga phải xin lỗi Ukraina. Tuy nhiên, ông thừa nhận « nói thẳng ra, việc đó sẽ mất đến vài thập niên ».

Tại sao lại lập một tòa án đặc biệt tại Ukraina ? 

Về việc xét xử tội phạm chiến tranh và những tội ác do Nga gây ra tại Ukraina, ngày 30/11, chủ tịch Ủy Ban Châu Âu ủng hộ lập một tòa án đặc biệt. Nhật báo Công giáo La Croix có bài giải thích « Tại sao lại lập một tòa án đặc biệt tại Ukraina ? »

Ủy Ban Châu Âu đưa ra hai đề xuất : hoặc là một tòa án quốc tế đặc biệt, dựa trên một hiệp ước đa phương ; hoặc một tòa án hỗn hợp gồm các thẩm phán quốc gia và quốc tế. Cả hai trường hợp đều cần « sự ủng hộ mạnh mẽ của Liên Hiệp Quốc ». Ủy Ban giải thích : « tội xâm lược - một tội do các nhà lãnh đạo chính trị và quân sự cấp cao vi phạm - không thể bị Tòa án Hình sự Quốc tế (CPI) truy tố » vì Nga không ký hiệp ước Roma thành lập CPI. Điều 8 bis của hiệp ước Roma định nghĩa « tội xâm lược » giống khái niệm « tội ác chống hòa bình ».

Liệu đề xuất của Ủy Ban Châu Âu có tăng khả năng xét xử tổng thống Nga không ? Theo giải thích của La Croix, về lý thuyết là có, vì tội xâm lược là cáo trạng duy nhất, trực tiếp dẫn đến ông Putin và những cộng tác thân cận của ông. Về tội ác chiến tranh hay tội ác chống nhân loại do thẩm phán của CPI điều tra, quá trình quản lý và phân bổ trách nhiệm sẽ khó thiết lập hơn nhiều.

Ngoài ra, còn phải vượt qua nhiều trở ngại thực tiễn, pháp luật và chính trị để lập một tòa án đặc biệt. Hơn 10 nước châu Âu ủng hộ đề xuất, nhưng chưa đủ để tòa án này mang tính chính đáng quốc tế. Trong khi những nước như Mỹ, Anh và Pháp lại sợ tạo một tiền lệ có thể sẽ hình sự hóa việc sử dụng vũ lực.

Ủy Ban Châu Âu khuyến nghị nộp dự thảo lên Hội Đồng Bảo An. Trong trường hợp Nga phủ quyết, dự thảo sẽ được đưa ra thảo luận trước Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc và không chắc sẽ có được ủng hộ. Ngoài ra, tổng thống, ngoại trưởng và bộ trưởng Quốc Phòng Nga có thể nêu nguyên tắc miễn trừ truy tố của các nhà lãnh đạo đương nhiệm. Một khó khăn khác là làm thế nào bắt giữ các nhà lãnh đạo Nga bị cáo buộc ? Việc này cần đến quyết tâm chính trị của đội tân lãnh đạo tại Nga nếu có sự thay đổi chế độ ở Matxcơva, như trường hợp của Serbia trước đây.

Dù có rất nhiều khó khăn, dự án này có hai lợi ích cho Kiev : hối thúc Tòa án Hình sự Quốc tế đẩy mạnh các cuộc điều tra tội ác chiến tranh và tội ác chống nhân loại và mang lại sự thay đổi ở Nga. Theo luật sư Philippe Sands, được La Croix trích dẫn, « việc này có thể khiến một số thành viên thân cận của ông Putin rút lui để tránh bị điều tra hoặc bị kết tội. Điều đó đã xảy ra năm 1945 với việc thành lập tòa án Nuremberg. Nhiều nhà lãnh đạo cấp cao của Phát xít Đức đã bắt đầu hợp tác với quân đồng minh để tránh bị truy tố ».

Putin so găng với Ủy ban Thế vận Quốc tế

Tổng thống Putin đang sử dụng một nhân vật thân cận để so gang với Ủy ban Thế vận Quốc tế(IOC) sau tai tiếng « doping cấp Nhà nước » bị phát giác trong Thế vận hội Sotchi. Quá trình thăng tiến của Umar Kremlev, 40 tuổi, được nhật báo Le Monde miêu tả trong bài « điện Kremlin trên võ đài ».

Từ quá khứ bất hảo (bị kết án có « hành vi bạo lực » năm 2004 và 2006), cựu vận động viên đấm bốc làm giầu trong ngành taxi, xây dựng và an ninh và nổi tiếng có quan hệ gần gũi nhóm xe mô tô yêu nước « Sói đêm ». Là một người trung thành với ông Putin, được trao Huân chương Thánh Georgy (huân chương quân sự cao nhất của Liên bang Nga), Umar Kremlev làm chủ tịch Liên đoàn đấm bốc nghiệp dư quốc tế (IBA) từ năm 2020. Đây là liên đoàn thể thao quốc tế duy nhất mà Nga còn điều hành.

Tổng thống Putin muốn dùng IBA phục vụ mục đích cá nhân : thách thức Ủy ban Thế vận Quốc tế và tỉ thí từ xa với chủ tịch Thomas Bach nhằm trả đũa IOC trừng phạt Nga. Theo Le Monde, quản lý đấm bốc nghiệp dư trở thành « của trời cho » đối với quyền lực mềm và là công cụ gây ảnh hưởng của Nga trên thế giới

Nga bắt trẻ em và trẻ mồ côi Ukraina

Tội ác chiến tranh của Nga được nhật báo Le Figaro nêu trong phóng sự xúc động : « Ở Kherson, nhiều bác sĩ phải cho trẻ sơ sinh thở bằng ống thở để cứu chúng khỏi yêu tinh Nga ».

Từ giữa tháng 10, chỉ trong vài ngày, quân chiếm đóng đã tập hợp vài nghìn trẻ em Ukraina trong các trường học ở Kherson để đưa « đi nghỉ » bên kia sông Dnipro, nơi quân Nga rút lui. Hiện giờ, các em bị kẹt, bị chia cắt với gia đình vì chiến tranh. Nga hứa đưa các em về Ukraina « vào mùa xuân » nhưng các gia đình sẽ còn phải chờ rất lâu để Kiev và Matxcơva đạt được một thỏa thuận đoàn tụ gia đình. Ngoài ra, phóng sự cho biết nhiều trẻ mồ côi đã may mắn không bị bắt đi nhờ một số nhân viên trung tâm trẻ mồ côi giấu các em trong nhà, giả làm con của họ. Hoặc trường hợp của nhiều bác sĩ một bệnh viện đã cứu được 9 bé khi cho những bé này thở bằng ống thở để viện cớ sức khỏe yếu và ngăn quân Nga đưa các bé đi.

Tình hình chiến sự căng thẳng và những khó khăn ở miền nam được Le Monde phản ánh trong phóng sự : « Ở Kherson, trong « vùng xám » sông Dnipro ». Lực lượng Ukraina và Nga đối đầu từ xa ở hai bên bờ sông. Một thành viên phản gián Ukraina cho đặc phái viên Le Monde biết : « Vượt sông Dniepro là cả một vấn đề với họ cũng như chúng tôi, nhưng ở mức độ khác nhau. Chúng tôi ở nhà mình, chúng tôi không cần cầu xin người dân trợ giúp. Họ thì có. Họ rời đi vì nguồn tiếp viện bị cắt. Họ buộc phải chuyển hàng hóa từ Crimée, trong khi chúng tôi được cung ứng dồi dào. Hơn nữa, chúng tôi cũng oanh kích liên tục hậu cần của họ bằng pháo Himars ».

Theo một quân nhân khác, cả hai bên đều khó khăn trong vấn đề hậu cần : « Oanh kích các vị trí của họ (Nga) bên kia sông thì dễ, tiến hành các cuộc tấn công đêm bằng thuyền nhỏ, chúng tôi cũng đã làm. Vì thế, người Nga đã củng cố các tuyến phòng phủ theo các cấp, xa bờ sông Dnipro. Ngược lại, rất rủi ro nếu đổ bộ với vũ khí hạng nặng và sẽ bị bắn ngay lập tức ».

Những biện pháp của Nga để lách cấm vận 

Nhật báo Libération quan tâm đến « Những biện pháp của Nga để lách cấm vận » và bán dầu lửa cho nước thứ ba. Trước chiến tranh, Liên Hiệp Châu mua đến hơn một nửa tổng số dầu xuất khẩu của Nga, từ 2,5 triệu thùng mỗi ngày vào tháng 01/2022 xuống còn hơn 1,4 triệu thùng vào tháng 10 để cắt nguồn thu của Nga phục vụ chiến tranh.

Nhưng ba nước Ấn Độ, Trung Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ đã mua 1,2 triệu thùng bù cho phần giảm này. Tuy nhiên, theo nhà phân tích Richard Bronze của một văn phòng nghiên cứu thị trường năng lượng, ba nước này « không còn nhiều khả năng để tăng lượng nhập khẩu ». Ví dụ Ấn Độ khó có thể vượt mức 1 triệu thùng mỗi ngày « do có những hạn chế về kỹ thuật. Những nhà máy lọc dầu của Ấn Độ không được thiết kế cho loại dầu thô của Nga và có thể gây hư hại ».

Chỉ mình Trung Quốc có thể nhập khẩu thêm, « nhưng chỉ khi nào nền kinh tế nước này được cải thiện và tăng nhu cầu về dầu lửa nhưng trường hợp này hiện chưa đến ». Dĩ nhiên còn có một số nước khác ở Trung Đông hoặc ở châu Á (Sri Lanka, Indonesia) có thể mua một khối lượng nào đó, tuy nhiên « rất khó cho Nga có thể tìm được các khách hàng mới và Nga sẽ còn phải giảm giá nhiều hơn » để thu hút khách hàng.

Sức mạnh liên minh Mỹ - Liên Âu được thử nghiệm ở Washington

« Chiến tranh Ukraina cho thấy sự liên kết hoàn hảo giữa hai đồng minh » Liên Hiệp Châu Âu và Mỹ. Thế nhưng, hai bên còn rất nhiều bất đồng, đặc biệt là đạo luật chống lạm phát của Mỹ, ưu đãi cho chuyển đổi năng lượng, bị đánh giá là « rất hung hăng » và gây hại cho kinh tế của khối 27 nước.

Theo xã luận của Le Monde, « chủ quyền của châu Âu được mang ra trắc nghiệm ở Washington » khi phân ích những thách thức trong chuyến công du cấp Nhà nước của tổng thống Pháp Emmnuel Macron. Xã luận của La Croix hoanh nghênh tổng thống Pháp tỏ ra cứng rắn với đồng nhiệm Mỹ khi cho rằng luật RIA « gây rạn nứt phương Tây ». Chính quyền của tổng thống Biden kêu gọi châu Âu gia tăng nỗ lực giúp Ukraina nhưng vờ quên rằng các nước châu Âu cũng đang phải trả giá cho cuộc chiến vì cuộc khủng hoảng năng lượng. Trong khi đó, Mỹ sẵn sàng bán chất đốt cho châu Âu với giá gấp 4 lần so với giá thị trường nội địa. Một hành động mà La Croix đánh giá là « vô liêm sỉ » và cho rằng Mỹ đang áp dụng « luật của kẻ giàu hơn ».

Thông qua chuyến công du của tổng thống Pháp, nhật báo kinh tế Les Echos cho rằng « Macron và Biden trắc nghiệm sức mạnh liên minh của họ ở Washington ». Le Figaro có nhận xét tương tự : « Tại Washington, tổng thống Pháp và Mỹ thể hiện sự vững chắc của liên minh cho dù vẫn có bất đồng ». Tuy nhiên, theo nhật báo thiên hữu « Macron và Biden, tình hữu nghị căng thẳng ».

**************

Thông điệp từ quốc yến đầu tiên của Tổng thống Biden


Dành quốc yến đầu tiên trong nhiệm kỳ để đón người đồng cấp Pháp, Tổng thống Biden dường như muốn trấn an Paris và gửi đi thông điệp hòa giải.

Tổng thống Mỹ Joe Biden tối 1/12 tiếp Tổng thống Pháp Emmanuel Macron tại Nhà Trắng bằng quốc yến đầu tiên trong nhiệm kỳ của ông. Bữa tiệc được cho là biểu hiện thiện chí từ ông chủ Nhà Trắng nhằm hồi sinh mối quan hệ với một đồng minh chủ chốt mà cho tới gần đây, tình bạn giữa đôi bên vẫn còn nhiều rạn nứt.

Bữa tiệc được tổ chức trong khuôn khổ chuyến công du ba ngày của Tổng thống Macron tới Mỹ, bắt đầu hôm 29/11. Chuyến thăm diễn ra một năm sau khi Mỹ bất ngờ công bố thỏa thuận hợp tác chế tạo tàu ngầm với Australia, làm sụp đổ một thỏa thuận mua tàu ngầm trị giá hàng tỷ USD mà Australia ký với Pháp trước đó, khiến giới chức Pháp tức giận.

Vợ chồng Tổng thống Mỹ và Tổng thống Pháp chụp ảnh chung bên trong Nhà Trắng trước khi bước vào quốc yến tối 1/12. Ảnh: Reuters.

Vợ chồng Tổng thống Mỹ và Tổng thống Pháp chụp ảnh chung bên trong Nhà Trắng trước khi bước vào quốc yến tối 1/12. Ảnh: Reuters.

Theo các cố vấn cho Tổng thống Biden, quốc yến tại Nhà Trắng là một phần nỗ lực của Washington nhằm "hàn gắn" với Paris bởi bất kỳ rạn nứt nào trong mối quan hệ đồng minh cũng đều sẽ ảnh hưởng tới mặt trận thống nhất chung của phương Tây trước hàng loạt vấn đề nghiêm trọng đang đối mặt, đặc biệt là cuộc xung đột Nga - Ukraine.

"Nếu bạn nhìn vào những gì đang diễn ra ở Ukraine, ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương và những căng thẳng với Trung Quốc, thì Pháp thực sự là trung tâm của tất cả những điều đó", John Kirby, điều phối viên của Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ về truyền thông chiến lược, cho hay. "Tổng thống Macron là một lãnh đạo năng động trong G7, vì vậy, ông cảm thấy Mỹ chính xác là quốc gia phù hợp nhất để khởi đầu các chuyến thăm cấp nhà nước".

Bữa tiệc chiêu đãi có thể là cách chính quyền Tổng thống Biden gửi lời xin lỗi đến Pháp sau những tranh cãi liên quan đến thỏa thuận tàu ngầm Australia. "Đó là một sơ suất ngoại giao. Chúng ta nợ người Pháp một lời xin lỗi", Daniel Fried, cựu trợ lý ngoại trưởng phụ trách châu Âu dưới thời chính quyền tổng thống George W. Bush, nói.

Vợ chồng ông Biden và Macron ăn tối tại nhà hàng Fiola Mare bên bờ sông Georgetown tối 30/11. Ảnh: Twitter/POTUS.

Vợ chồng ông Biden và Macron ăn tối tại nhà hàng Fiola Mare bên bờ sông Georgetown tối 30/11. Ảnh: Twitter/POTUS.

Thực tế, những tương tác ngoại giao cá nhân đã diễn ra từ tối 30/11, khi vợ chồng Tổng thống Biden ăn tối với vợ chồng Tổng thống Macron tại nhà hàng sang trọng chuyên phục vụ món Italy Fiola Mare bên bờ sông Georgetown. Dù vậy, quốc yến tại Nhà Trắng vẫn trở thành tâm điểm trong chuyến thăm của Tổng thống Pháp, là cơ hội để hai lãnh đạo nâng ly chúc mừng lẫn nhau, cũng như ổn định mối quan hệ đang lung lay vì những tranh chấp về thương mại và an ninh quốc gia.

Tổng thống Biden có thể muốn gửi đi một thông điệp trấn an Tổng thống Macron rằng bất kể những bất đồng đang tồn tại, Pháp luôn là đối tác lâu dài với Mỹ. "Có những giai đoạn, đặc biệt là gần đây, chúng ta chưa đối xử thực sự tốt và thể hiện tôn trọng với các đồng minh. Bữa tối này sẽ tập trung rất nhiều vào mối quan hệ lịch sử giữa Pháp và Mỹ, cũng như tương lai của chúng ta", Rufus Gifford, giám đốc phụ trách nghi thức ngoại giao của Mỹ, nói trong một cuộc phỏng vấn trước buổi tiệc.

Theo một quan chức cấp cao chính quyền, các nghi lễ tiếp đón cấp cao nhất được thực hiện là hoàn toàn "phù hợp" vì Pháp đóng vai trò "đối tác quan trọng của Mỹ trước mọi thách thức toàn cầu".

"Việc ông Biden tiếp cận người Pháp theo cách này là hoàn toàn đúng đắn", Fried nói. "Người Pháp và người Mỹ có thể làm cho nhau phát điên nhưng chúng ta vẫn cần nhau".

"Chính quyền Biden dường như hiểu rõ rằng để đối phó với Trung Quốc và Nga, Mỹ cần một châu Âu mạnh mẽ đồng hành cùng mình", ông nói thêm. "Chúng ta cần Pháp".

Bàn tiệc trải khăn xanh, trang trí bằng nến và hoa tượng trưng cho màu sắc của Mỹ và Pháp. Ảnh: AFP.

Bàn tiệc trải khăn xanh, trang trí bằng nến và hoa tượng trưng cho màu sắc của Mỹ và Pháp. Ảnh: AFP.

Quốc yến thường phản ánh sở thích cá nhân và cả nhu cầu chính trị của gia đình tổng thống Mỹ. Truyền thống tôn vinh nguyên thủ quốc gia đến thăm được khởi xướng từ năm 1874, khi tổng thống Ulysses S. Grant tiếp đón vua Kalakaua của Hawaii.

Tại quốc yến gần đây nhất vào năm 2019, nơi tổng thống Donald Trump tiếp thủ tướng Australia lúc bấy giờ là ông Scott Morrison, trong số những vị khách khác được mời có hai nhà bình luận chính trị Lou Dobbs và Maria Bartiromo từ kênh Fox News, mạng lưới truyền thông bảo thủ ủng hộ ông Trump.

Theo CNN, bữa tiệc của ông Biden mang âm hưởng chính trị trong nước. Có thông tin rằng ông chuẩn bị tổ chức thêm hai quốc yến cùng một số sự kiện xã giao khác.

Các nguồn tin am hiểu vấn đề cho hay những bữa tiệc tương tự, nếu được tổ chức trong tương lai, có thể là dấu hiệu cho thấy Tổng thống Biden thực sự muốn tranh cử nhiệm kỳ thứ hai.

Danh sách khách mời cho quốc yến đầu tiên của Tổng thống Biden lên đến 400 người, từ Cánh Đông, Cánh Tây Nhà Trắng đến Bộ Ngoại giao, Hội đồng An ninh Quốc gia và cả những nhà ủng hộ đảng Dân chủ. Bữa tiệc là cơ hội để Tổng thống Biden thể hiện thành ý đối với các VIP, những nhà ngoại giao, thành viên quốc hội và các nhà tài trợ giàu tiềm lực kinh tế.

Quy mô của bữa tiệc cũng được thể hiện qua việc nó được tổ chức trong lều ở Bãi cỏ phía Nam, nơi có không gian rộng hơn nhiều so với Phòng Quốc yến của Nhà Trắng, chỉ có thể đón tiếp khoảng 120 khách.

"Đây là sự kiện phức tạp và tốn kém", một cựu nhân viên Nhà Trắng mô tả về những sự kiện quốc yến. "Nếu chính quyền sẵn sàng đổ ngân sách vào chúng, có lẽ họ đang hướng tới một chiến lược lớn hơn".

Vũ Hoàng (Theo CNN, NBC News)


************

Nga suy giảm ảnh hưởng với Trung Á


Các nước Trung Á như Kazakhstan hay Tajikistan đang tăng cường tìm kiếm đối tác mới, cho thấy ảnh hưởng của Nga dần nhạt phai trong khu vực.

Kazakhstan, cường quốc dầu mỏ ở Trung Á, gần đây thắt chặt quan hệ với Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ và châu Âu, đồng thời thu hút hàng trăm công ty phương Tây đã rời khỏi Nga. Quốc gia này cũng cho phép hàng chục nghìn người Nga nhập cảnh sau khi Moskva ban bố lệnh động viên một phần.

Tổng thống Kazakhstan Kassym-Jomart Tokayev hôm 29/11 gặp người đồng cấp Pháp Emmanuel Macron ở Paris, thảo luận về tăng cường quan hệ song phương trong các lĩnh vực kinh tế, năng lượng và giáo dục. Đây là chuyến thăm Pháp đầu tiên của một lãnh đạo Kazakhstan trong 7 năm qua, được giới quan sát coi là động thái mang tính biểu tượng mạnh mẽ cho việc quốc gia này hướng tới các đối tác có thể thay thế Nga.

Tuần trước, một lãnh đạo Trung Á khác là Tổng thống Uzbekistan Shavkat Mirziyoyev cũng tới Paris gặp ông Macron. Hội nghị của Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể (CSTO) do Nga dẫn đầu hôm 23/11 cũng kết thúc trong căng thẳng, khi Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan bày tỏ bất bình, cho rằng quốc gia của ông không nhận được sự ủng hộ tương xứng của CSTO trong xung đột với Azerbaihjan.

Trong phiên chụp ảnh chung tại hội nghị, Thủ tướng Armenia dường như còn cố tạo khoảng cách với Tổng thống Nga Vladimir Putin.

Nga suy giảm ảnh hưởng với Trung Á

Các lãnh đạo CSTO trong phiên chụp ảnh chung ở Yerevan, Armenia hôm 23/11. Video: Guardian

Tổng thống Tokayev tái đắc cử nhiệm kỳ 7 năm ngày 20/11. Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu cho rằng cuộc bầu cử này là "thiếu tính cạnh tranh", nhưng châu Âu gần đây đang tìm cách thu hút các quốc gia Trung Á, đặc biệt là Kazakhstan, trở thành nguồn cung năng lượng thay thế cho khí đốt Nga.

Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel hồi tháng 10 tới thăm Trung Á để gặp lãnh đạo các nước trong khu vực. Người đứng đầu chính sách đối ngoại châu Âu Josep Borrell cũng có chuyến thăm tương tự trong tháng này.

Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Donald Lu tới Trung Á đầu tháng 11, cam kết cung cấp 25 triệu USD để thúc đẩy các tuyến thương mại và thu hút đầu tư. Bộ Ngoại giao Mỹ nói đây là chuyến đi nhằm hỗ trợ nền độc lập và toàn vẹn lãnh thổ cho các nước Trung Á.

Tổng thống Putin từng cảnh báo các đối tác Trung Á về "những người ngoài", ám chỉ phương Tây, sẽ hủy hoại lòng tin giữa họ. Tuy nhiên, Nga dường như đang dần đánh mất ảnh hưởng trong khu vực sau khi tiến hành chiến dịch quân sự ở Ukraine.

Tổng thống Tokayev đã nhiều lần lên tiếng ủng hộ toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine, dấu hiệu cho thấy các nước láng giềng Nga bất an trước cuộc xung đột. Nga ban đầu từng cố gây sức ép với Tokayev khi ông từ chối ủng hộ cuộc chiến, hỗ trợ Nga vượt qua các lệnh trừng phạt của phương Tây hay công nhận các vùng ly khai ở miền đông Ukraine.

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron (trái) bắt tay Tổng thống Kazakhstan Kassym-Jomart Tokayev tại Paris hôm 29/11. Ảnh: AFP.

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron (trái) bắt tay Tổng thống Kazakhstan Kassym-Jomart Tokayev tại Paris hôm 29/11. Ảnh: AFP.

Moskva đã tạm đình chỉ đường ống dẫn dầu Caspi từ Kazakhstan tới Biển Đen hồi mùa hè, trong khi một số người có quan điểm cứng rắn ở Nga thậm chí cảnh báo quốc gia Trung Á này có thể là nước tiếp theo trong danh sách phát động chiến dịch quân sự của Moskva.

Ông Putin nhiều lần đọc sai tên Tổng thống Kazakhstan trong các cuộc họp và không hội đàm riêng với ông Tokayev trong hội nghị thượng đỉnh ở Uzbekistan.

Temur Umarov, nhà phân tích về Trung Á tại Quỹ Endowment vì Hòa bình Quốc tế, cho rằng ông Putin đã "cố tình" phát âm sai tên của Tổng thống Kazakhstan.

Tuy nhiên, Tổng thống Tokayev không bận tâm. Ông đã đón tiếp những vị khách quyền lực khác vào tháng 9, khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình có chuyến công du nước ngoài đầu tiên kể từ đại dịch tới Astana và cam kết ủng hộ toàn vẹn lãnh thổ của Kazakhstan. Cam kết tương tự được Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đưa ra trong chuyến thăm hồi tháng 10.

"Điều rất quan trọng với Astana là ông Tập đã đến và thông báo rằng Trung Quốc sẽ tiếp tục ủng hộ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ Kazakhstan", chuyên gia Umarov nói.

Nhà phân tích thêm rằng nó cũng gửi thông điệp tới Nga rằng "tất cả những luận điệu gay gắt mà Moskva đưa ra với Kazakhstan là không thể chấp nhận được".

Tổng thống Tokayev yêu cầu chính phủ tìm cách đa dạng hóa các tuyến vận chuyển dầu mỏ, đóng băng một số dự án với Nga liên quan tới lệnh trừng phạt và mở biên giới cho những người dân Nga muốn né lệnh động viên một phần.

Nhiều người Kazakhstan cũng đứng về phía Ukraine trong cuộc xung đột, bởi cũng giống như Kiev, quốc gia Trung Á này là nơi sinh sống của nhiều người Nga, theo nhà phân tích Dimash Alzhanov, người sáng lập tổ chức ủng hộ dân chủ Erkin Qazaqstan.

"Về cơ bản, chúng tôi có thể nói rằng xã hội Kazakhstan đứng về phía Ukraine. Sau tất cả những lời chỉ trích mà quan chức Nga dành cho Kazakhstan, chống lại toàn vẹn lãnh thổ của Kazakhstan, mọi người rất dè chừng. Xung đột Ukraine cũng ảnh hưởng tới công chúng Kazakhstan, vì họ lo sợ điều tương tự có thể xảy ra với đất nước của mình, đặc biệt là lãnh thổ miền bắc", Alzhanov nói.

Tổng thống Tokayev không phải lãnh đạo duy nhất trong khu vực có những động thái thờ ơ với ông Putin. Tuần trước, Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan từ chối ký tuyên bố chung của hội nghị CTSO.

Hồi tháng 10, Tổng thống Kyrgyzstan Sadyr Japarov đã không chúc mừng sinh nhật 70 tuổi của ông Putin và từ chối tham gia hội nghị thượng đỉnh Khối thịnh vượng chung các quốc gia độc lập ở St. Petersburg. Japarov cũng từ chối tham dự các cuộc tập trận chung của CSTO.

Lời chỉ trích gây bất ngờ nhất đến từ Tổng thống Tajikistan Emomali Rahmon, đồng minh thân cận của ông Putin. Tại hội nghị ở Astana hồi tháng 10, ông cảnh báo lãnh đạo Nga không nên phớt lờ các nước nhỏ. Tuyên bố Tajikistan luôn tôn trọng Nga, ông nói "chúng tôi cũng muốn được tôn trọng".

Vị trí các nước Trung Á. Đồ họa: Euractiv.

Vị trí các nước Trung Á ở phía nam nước Nga. Đồ họa: Euractiv.

Nga vốn được xem là cường quốc thống trị khu vực. Nhưng cuộc chiến ở Ukraine ở phơi bày những rủi ro khi quá phụ thuộc vào Nga về an ninh và thương mại, do khả năng suy giảm kinh tế vì lệnh trừng phạt.

Umarov nói Trung Quốc chưa thể gạt Nga sang một bên trong cuộc cạnh tranh ảnh hưởng ở Trung Á, nhưng thương mại và đầu tư của Trung Quốc vào hệ thống đường sắt và đường ống dẫn dầu khí ở khu vực đang tăng lên. "Về lâu dài, tôi nghĩ vị thế của Nga ở Trung Á bị suy giảm là điều không thể tránh khỏi", ông nói.

Vai trò ngày càng lớn của phương Tây trong khu vực cũng khiến Moskva lo ngại. Khi ủy viên chính sách đối ngoại châu Âu Josep Borrell thăm Kazakhstan, ông cảnh báo rủi ro khi quá phụ thuộc vào một đối tác "bất kể về lịch sử hay địa lý". Đầu tháng 11, EU ký biên bản ghi nhớ với Kazakhstan về cung cấp đất hiếm và hydro.

Tổng thống Kazakhstan Tokayev (trái) và ông Putin tại Moskva hôm 28/11. Ảnh: Sputnik

Tổng thống Kazakhstan Tokayev (trái) và ông Putin tại Moskva hôm 28/11. Ảnh: Sputnik

"Nga đang cần Trung Á hơn bất kỳ lúc nào, bởi Moskva đang bị phương Tây cô lập và mọi quốc gia tiếp tục giữ mối quan hệ đồng minh với Nga đều trở nên có giá trị hơn rất nhiều", ông Umarov nói.

Khi mời Tổng thống Tokayev dừng chân ở Moskva trên đường tới Paris, ông Putin dường như muốn chứng minh tầm quan trọng của Nga với Kazakhstan. Lãnh đạo Nga đã nhiệt tình chúc mừng người đồng cấp Kazakhstan đã tái đắc cử. Ông Putin lúc đó hơi lưỡng lự khi phát âm tên của Tổng thống Tokayev, nhưng lần này ông đã đọc đúng.

Thanh Tâm (Theo Washington Post)


**************

EU tạm thời chốt mức giá trần với dầu Nga


Các thành viên EU tạm thời đồng ý với mức giá trần 60 USD/thùng đối với dầu vận chuyển bằng đường biển của Nga

Theo Reuters, trong ngày 1/12, Liên minh châu Âu (EU) đã tạm thời nhất trí áp mức giá trần 60 USD/thùng với dầu thô vận chuyển bằng đường biển của Nga. Bên cạnh đó, các nước thành viên EU cũng thống nhất cơ chế điều chỉnh để giữ trần ở thấp hơn giá thị trường 5%.

"Giá trần được đặt ở mức 60 USD với điều kiện giữ mức giá này thấp hơn 5% dựa trên số liệu của Cơ quan Năng lượng Quốc tế”, một quan chức ngoại giao EU cho biết.

EU tạm chốt áp giá trần 60 USD/ thùng với dầu Nga. Ảnh: Reuters

Thỏa thuận về mức giá trần vẫn cần phải được tất cả các nước thành viên EU phê chuẩn bằng văn bản trước ngày 3/12. Hiện tại, Ba Lan - nước thúc đẩy mức trần càng thấp càng tốt - vẫn chưa xác nhận liệu họ có ủng hộ thỏa thuận hay không.

Trước đó, G7 đã đề nghị mức giá trần với dầu Nga là 65 - 70 USD/thùng mà không có cơ chế điều chỉnh. Tuy vậy, mức giá này bị Ba Lan, Litva và Estonia phản đối vì "không đủ khả năng làm giảm năng lực tài trợ cho chiến dịch đặc biệt của Moscow".

Trang Bloomberg nhận xét, mức giá 60 USD là vừa đủ để hạn chế nguồn thu của Nga, nhưng cũng đủ cao để nước này tiếp tục giao dịch, tránh việc giá dầu thế giới bị đẩy lên quá cao. Hiện Moscow chưa đưa ra bình luận chính thức nào về mức giá trần của EU với dầu thô vận chuyển bằng đường biển của Nga.

Việt Dũng


***********

Tin thế giới 3-12: Áp mức trần giá dầu của Nga; WHO cảnh báo biến thể COVID-19 mới


Tin thế giới 3-12: Áp mức trần giá dầu của Nga; WHO cảnh báo biến thể COVID-19 mới - Ảnh 1.

Một con tàu rời giàn khoan dầu Orlan ở mỏ Chaivo, cách bờ biển phía đông của đảo Sakhalin (Nga) khoảng 11km hồi tháng 10-2006 - Ảnh: REUTERS

* Mỹ hoan nghênh, Matxcơva chỉ trích EU áp mức trần giá dầu Nga. Ngày 2-12, Nhà Trắng hoan nghênh thông tin Liên minh châu Âu (EU) "nhất trí" áp mức trần giá 60 USD/thùng đối với dầu vận chuyển bằng đường biển của Nga, đồng thời cho biết thỏa thuận này sẽ giúp hạn chế doanh thu của Nga.

Phát ngôn viên an ninh quốc gia John Kirby nói với các phóng viên: "Chúng tôi vẫn tin rằng mức trần giá sẽ giúp hạn chế khả năng (Tổng thống Nga Vladimir) Putin hưởng lợi từ thị trường dầu mỏ để tiếp tục tài trợ cho cỗ máy chiến tranh" tại Ukraine.

Song, theo Hãng tin TASS, Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại của Duma Quốc gia Nga (Hạ viện) Leonid Slutsky cho rằng EU đang đe dọa an ninh năng lượng của chính mình khi áp giá trần dầu Nga.

Ông Slutsky cũng khẳng định động thái này đã vi phạm luật thị trường.

* Nga sơ tán dân ở bờ đông sông Dnipro. Ngày 2-12, chính quyền do Nga bổ nhiệm ở khu vực Kherson phía nam Ukraine cho biết họ sẽ bắt đầu sơ tán những người bị suy giảm khả năng di chuyển khỏi thị trấn Kakhovka của Ukraine. Đây là một phần trong kế hoạch di dời dân thường ở bờ đông sông Dnipro.

Theo Hãng tin Reuters, Nga tháng trước đã từ bỏ bờ tây sông Dnipro, bao gồm cả thành phố Kherson. Đó được xem là một trong những đợt rút lui lớn nhất của Nga trong "chiến dịch quân sự đặc biệt" tại Ukraine.

Chính quyền thân Nga ở Kakhovka cho biết những người nằm liệt giường hoặc tàn tật sẽ được đưa đến quận Henichesk ở phía đông nam. "Hãy chăm sóc bản thân và những người thân thiết với bạn!", chính quyền này kêu gọi trong một bài đăng trên Telegram, khuyến khích mọi người đăng ký sơ tán.

* Thẩm phán Mỹ bác cáo trạng đối với giám đốc tài chính Huawei. Ngày 2-12, một thẩm phán Mỹ đã bác bỏ bản cáo trạng đối với giám đốc tài chính của Hãng công nghệ Huawei Technologies Mạnh Vãn Chu. Phán quyết này chính thức chấm dứt vụ kiện trừng phạt hình sự từng gây ra căng thẳng trong quan hệ Mỹ - Trung.

Bà Mạnh, con gái nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi, đã ký một thỏa thuận với các công tố viên Mỹ vào năm ngoái để hủy bỏ vụ án bốn năm sau khi bà bị bắt vào tháng 12-2018.

Các công tố viên cáo buộc bà Mạnh lừa đảo ngân hàng và các tội danh khác, với lý do bà đã lừa dối Ngân hàng HSBC và các ngân hàng khác về mối quan hệ của Huawei với một công ty hoạt động ở Iran.

Tin thế giới 3-12: Áp mức trần giá dầu của Nga; WHO cảnh báo biến thể COVID-19 mới - Ảnh 3.

Một nhân viên chống dịch tiếp cận một căn hộ trong tòa nhà đã bị phong tỏa ở Bắc Kinh ngày 2-12 - Ảnh: REUTERS

* Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WTO) cảnh báo biến thể COVID-19 mới xuất hiện. Người đứng đầu WTO cho biết những sai sót trong các chiến lược đối phó với COVID-19 năm nay tiếp tục tạo điều kiện hoàn hảo cho một biến thể mới chết người xuất hiện, khi số ca nhiễm ở nhiều khu vực của Trung Quốc gia tăng.

Bình luận mới nhất của Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus đánh dấu sự thay đổi về giọng điệu của ông chỉ vài tháng sau khi ông tuyên bố thế giới chưa bao giờ ở vị trí tốt hơn để chấm dứt đại dịch.

"Chúng ta đã gần có thể nói rằng giai đoạn khẩn cấp của đại dịch đã kết thúc, nhưng chúng ta vẫn chưa đến đó", ông Tedros nói vào ngày 2-12.

Theo Reuters, WHO trước đó ước tính rằng khoảng 90% dân số thế giới hiện có một mức độ miễn dịch nhất định đối với SARS-COV-2 do từng nhiễm bệnh hoặc tiêm chủng.

"Khoảng trống trong khâu xét nghiệm và tiêm chủng đang tiếp tục tạo ra điều kiện hoàn hảo cho một biến thể đáng lo ngại xuất hiện, có thể gây ra con số tử vong đáng kể", ông Tedros cảnh báo.

* Mỹ áp đặt lệnh trừng phạt với nghị sĩ Haiti. Bộ Tài chính Mỹ tuyên bố áp trừng phạt đối với một thượng nghị sĩ và một cựu thượng nghị sĩ Haiti, cáo buộc hai chính trị gia này tham gia vào các hoạt động buôn bán ma túy quốc tế. Đây là động thái mới nhất của Washington nhắm vào nạn tham nhũng ở Haiti.

Hai nhân vật bị trừng phạt là thượng nghị sĩ Haiti Rony Celestin và cựu thượng nghị sĩ Richard Lenine Hervé Fourcand.

* Mỹ đưa Trung Quốc, Iran và Nga vào danh sách cần theo dõi theo Đạo luật tự do tôn giáo. Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cho biết quốc gia của ông đã chỉ định Trung Quốc, Iran và Nga, trong số những quốc gia khác, là các quốc gia cần quan tâm đặc biệt theo Đạo luật tự do tôn giáo vì những vi phạm nghiêm trọng.

Cũng theo ông Blinken, những quốc gia được chỉ định là quốc gia cần quan tâm đặc biệt đã tham gia hoặc dung túng cho những vi phạm nghiêm trọng về tự do tôn giáo. Danh sách này còn có Triều Tiên và Myanmar.

Tin thế giới 3-12: Áp mức trần giá dầu của Nga; WHO cảnh báo biến thể COVID-19 mới - Ảnh 5.

Quang cảnh sau một trận lở đất trên đảo Ischia của Ý ngày 28-11 - Ảnh: REUTERS

* Ý sơ tán hơn 1.000 người để phòng ngừa nguy cơ sạt lở đất. Ngày 2-12, chính quyền đảo Ischia, vùng Campania, miền trung nước Ý, đã sơ tán khoảng 1.100 người sau khi Cơ quan Bảo vệ dân sự vùng đưa ra mức cảnh báo vàng cho dự báo mưa lớn.

Giám đốc Cơ quan Bảo vệ dân sự vùng Campania, ông Italo Giulivo, cho biết: "Kế hoạch sơ tán là biện pháp phòng ngừa. Dự báo lượng mưa là 40-50mm, ít hơn nhiều so với ngày 26-11, nhưng rõ ràng đợt mưa này hiện đè nặng lên khu vực bị ảnh hưởng có nhiều bùn đang chờ xử lý. Do đó, sơ tán để đảm bảo an toàn cho người dân là biện pháp phòng ngừa tuyệt đối".

* Mỹ liệt Taliban và al-Qaeda ở Pakistan vào danh sách khủng bố toàn cầu. Theo TTXVN, Mỹ đã bổ sung nhóm phiến quân Taliban và nhánh al-Qaeda ở Pakistan vào "danh sách các nhóm khủng bố toàn cầu".

Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết nước này sẽ sử dụng mọi công cụ chống khủng bố để chống lại mối đe dọa do các nhóm khủng bố hoạt động ở Afghanistan gây ra, bao gồm al-Qaeda ở Tiểu lục địa Ấn Độ (AQIS) và Tehrik-e Taliban ở Pakistan (TTP), nhằm ngăn các phiến quân sử dụng Afghanistan làm cơ sở cho chủ nghĩa khủng bố quốc tế.

Tuyên bố trên cũng nêu rõ toàn bộ tài sản và lợi ích đến từ tài sản của 2 nhóm trên thuộc quyền tài phán của Mỹ đều bị phong tỏa và công dân Mỹ không được giao dịch với 2 nhóm này.


Bơi trong hồ đóng băng

32WY7NB-highres

Bức không ảnh cho thấy một phụ nữ bơi trong hồ nước bị đóng băng một phần ở thành phố Thẩm Dương, tỉnh Liêu Ninh cuối tháng 11 - Ảnh: REUTERS


*************

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Tin Tức Khắp Nơi Mới Nhất ngày 03 -12-2022 ( Cập nhật nhiều lần )

xxx


PhucLaiwar 2
***********
voatiengviet.com

Các quan chức Kherson tạo điều kiện cho việc vượt sông từ phía lãnh thổ do Nga nắm giữ

Reuters

Các quan chức ở khu vực Kherson, miền nam Ukraine, tuyên bố hôm thứ Bảy 3/12 rằng họ sẽ giúp công dân sơ tán khỏi các vùng lãnh thổ bị Nga chiếm đóng ở bờ đông sông Dnipro trong bối cảnh có những lo ngại về giao tranh gia tăng.

Yaroslav Yanushevych, thống đốc khu vực, cho biết các quan chức đang tạm thời dỡ bỏ lệnh cấm băng qua sông để cho phép người Ukraine sống ở các ngôi làng bên kia sông đi được qua dòng Dnipro vào ban ngày và đến một điểm được chỉ định.

"Việc sơ tán là điều cần thiết do khả năng gia tăng chiến sự trong khu vực này", ông viết trên ứng dụng nhắn tin Telegram.

Quân đội Ukraine đã giải phóng thành phố Kherson, nằm ở bờ tây của Dnipro, khỏi ách chiếm đóng của Nga vào ngày 11/11 nhưng lực lượng của Moscow vẫn kiểm soát phần còn lại của khu vực ở bờ đông.

Các quan chức Ukraine cho biết các lực lượng Nga đã tiếp tục pháo kích vào Kherson và các khu vực xung quanh kể từ ngày đó, giết hại dân thường.

Ông Yanushevych cho biết lệnh cấm vượt sông sẽ được dỡ bỏ cho đến thứ Hai 5/12.


**********

Tội ác chiến tranh: LHQ điều tra về các vụ Nga oanh kích màng lưới điện Ukraina

Thùy Dương

Một ủy ban điều tra đã được Liên Hiệp Quốc chỉ định để xác định xem liệu các vụ oanh kích của quân Nga, đặc biệt nhắm vào cơ sở hạ tầng năng lượng của Ukraina, có cấu thành tội ác chiến tranh hay không.

Le Monde ngày 02/12/2022 trích dẫn ông Pablo de Greiff, một trong các nhà điều tra của Liên Hiệp Quốc, theo đó nếu các vụ oanh kích của quân Nga nhắm vào cơ sở hạ tầng điện của Ukraina cấu thành tội ác chiến tranh, thì Nga chắc chắn sẽ bị trừng phạt. Phát biểu của điều tra viên Pablo de Greiff được đưa ra trong một cuộc họp báo từ Kiev.

Trong khi đó, Jasminka Dzumhur, một thành viên khác của ủy ban điều tra của Liên Hiệp Quốc, khẳng định :« Các cơ sở hạ tầng dân sự được bảo vệ bởi các đạo luật nhân đạo quốc tế. Ủy ban sẽ xem xét vụ thể vấn đề này ». Jasminka Dzumhur tỏ ý lo ngại là tình hình hiện nay sẽ tác động đến các quyền và cuộc sống của trẻ em Ukraina. Theo bà, các vụ oanh kích phá hủy mạng lưới điện của Ukraina cũng tác động đến việc di chuyển của người bệnh và gián tiếp khiến người dân mất quyền được chăm sóc y tế, đặc biệt đối với người bị bệnh mãn tính hoặc cần được cấp cứu.

Putin: Oanh kích cơ sở hạ tầng Ukraina là "không thể tránh khỏi"

Cũng trong ngày hôm qua 02/12, trong cuộc điện đàm đầu tiên với thủ tướng Đức Olaf Scholz kể từ giữa tháng 09, tổng thống Nga Vladimir Putin khẳng định các lực lượng vũ trang Nga trong một thời gian dài đã tránh dùng tên lửa có độ chính xác cao để oanh kích một số mục tiêu của Ukraina, thế nhưng những biện pháp đó đã trở nên « cần thiết và không thể tránh khỏi » để đối phó với các hành động « khiêu khích » của Kiev.

Về phát biểu của tổng thống Mỹ Joe Biden là ông sẵn sàng nói chuyện với Putin với điều kiện Putin phải rút quân Nga khỏi Ukraina, theo AFP, điện Kremlin hôm qua đã bác bỏ các « điều kiện » của Biden. Trong khi đó, John Kirby, phát ngôn viên Hội đồng an ninh quốc gia, trực thuộc Nhà Trắng, tuyên bố tổng thống Biden « hiện giờ không hề có ý định » thảo luận với Putin về hồ sơ Ukraina.


*************
rfi.fr

Merkel có lỗi để Nga gây chiến với Ukraina ?

Thu Hằng

Chuyến công du Washington của tổng thống Pháp là chủ đề được tất cả các báo đề cập ngày 02/12/2022. Tuy nhiên, trang nhất các báo lại chú ý đến thời sự Pháp : « cắt điện, nỗi sợ lớn vào tháng Giêng » trên Le Figaro, « báo động về giá cả tăng mạnh ở các siêu thị lớn » trên Le Monde. Hai nhật báo Le Figaro và Libération chú ý đến cuộc đua giành chức chủ tịch đảng cánh hữu Những người Cộng hòa.

Riêng La Croix quan tâm đến chủ đề văn hóa, nói về « Louvre-Lens, một bảo tàng dấn thân », sau 10 năm thành lập, đã thu hút được một lượng công chúng trước đó không quan tâm đến văn hóa và thực hiện sứ mệnh công ích xã hội.

Cựu thủ tướng Đức Merkel đã có thể giúp Ukraina tránh bị Nga xâm lược ?

Chiến tranh ở Ukraina tiếp tục là chủ đề thời sự quốc tế chính của các báo. Nhật báo Le Monde đã phỏng vấn thứ trưởng Ngoại Giao Ukraina Andrij Melnyk, trước làm đại sứ ở Đức, về chính sách của Berlin với Kiev. Ông đánh giá cao tình tương ái của người Đức mà Ukraina từng sợ rằng « khủng hoảng năng lượng sẽ làm xẹp đi », vì theo ông « đa số người dân Đức hiểu rằng Putin không chỉ tìm cách hủy hoại chúng tôi, người dân Ukraina, mà cả châu Âu và xa hơn là toàn bộ cộng đồng phương Tây với những giá trị mà ông Putin muốn biến thành tro bụi ».

Tuy nhiên, đối với chính phủ, ông thấy « Berlin « thiếu ý chí chính trị » trong việc giao vũ khí cho Kiev ». Trong giai đoạn làm đại sứ ở Đức, ông đã không ngừng vận động để Berlin, từ đầu cuộc chiến chỉ muốn giao 5.000 mũ bảo hiểm, đã chuyển cho Kiev rất nhiều vũ khí, khí tài hiện đại (súng cối Pzh-2000, xe tăng Gepard, hệ thống phòng không IRIS-T ba ngày trước khi ông rời chức vụ, máy phát điện). Nhưng Berlin vẫn từ chối giao xe tăng chiến đấu Leopard 2 do « sợ leo thang căng thẳng », một lý do mà thứ trưởng Ngoại Giao Ukraina thấy « bí hiểm ».

Ông Andrij Melnyk không đồng tình với những phát biểu của cựu thủ tướng Đức Angela Merkel khi bà khẳng định không hề hối tiếc về những lựa chọn của bà đối với Nga. Ngày 30/11/2022, Đức công nhận « Holodomor » (nạn đói do chế độ Stalin gây ra năm 1932-1933). Theo ông Andrij Melnyk, nếu Berlin công nhận nạn đói này sớm hơn, như vào năm 2019 khi Quốc Hội Đức nhận được bản kiến nghị có hơn 70.000 chữ ký song bị « liên minh » của thủ tướng Merkel phớt lờ, thì có lẽ Berlin cũng công nhận kế hoạch diệt chủng của Vladimir Putin đối với người dân Ukraina và như vậy, có thể đã tránh được cuộc chiến man rợ này.

Đáp lại phát biểu của bà Merkel cho rằng thỏa thuận Minsk năm 2015 đã giúp Kiev có thời gian tái vũ trang, thứ trưởng Ngoại Giao Ukraina đánh giá « lời biện bạch đó, giống như chính sách « xoa dịu » của thủ tướng Anh Chamberlain năm 1938, là phi lý và vô liêm sỉ ».

Theo ông, rất nhiều lý do giải thích cho thái độ hòa hoãn của bà Merkel với tổng thống Nga : « Trước tiên là lý do lịch sử, liên quan đến kí ức Thế Chiến II và cảm giác tội lỗi (nhưng lầm) mà Berlin thể hiện với Nga. Tiếp theo là lý do kinh tế mà mọi người đều biết. Cuối cùng là lý do văn hóa. Cho đến đầu cuộc chiến, Đức vẫn xếp người Ukraina trong cùng cánh văn hóa với Nga. Nói chung, tất cả chúng tôi là người Slave. Thế nhưng, ít nhất là từ cuộc cách mạng Maidan năm 2014, người Ukraina, không chỉ người dân ở miền tây, mà còn cả ở miền đông và miền nam, đã chọn một con đường khác, con đường của châu Âu. Dù rất nhiều người nói tiếng Nga, nhưng họ chiến đấu chống Nga với tinh thần quyết tâm không lay chuyển ».

Ông Andrij Melnyk cho rằng sẽ có hòa giải trong tương lai nếu thỏa mãn được 6 điều kiện của Kiev : Nga phải chấm dứt cuộc chiến, rút hết quân khỏi tất cả các vùng chiếm đóng trái phép, kể cả bán đảo Crimée ; Matxcơva phải trả vài tỉ euro sửa chữa tội ác của họ và tái thiết Ukraina ; tất cả tội phạm chiến tranh Nga phải bị đưa ra xét xử ; Nga phải phi vũ trang và phi hạt nhân để không còn khả năng tấn công Ukraina ; xã hội Nga phải chữa khỏi mọi tham vọng bá quyền ; người Nga phải xin lỗi Ukraina. Tuy nhiên, ông thừa nhận « nói thẳng ra, việc đó sẽ mất đến vài thập niên ».

Tại sao lại lập một tòa án đặc biệt tại Ukraina ? 

Về việc xét xử tội phạm chiến tranh và những tội ác do Nga gây ra tại Ukraina, ngày 30/11, chủ tịch Ủy Ban Châu Âu ủng hộ lập một tòa án đặc biệt. Nhật báo Công giáo La Croix có bài giải thích « Tại sao lại lập một tòa án đặc biệt tại Ukraina ? »

Ủy Ban Châu Âu đưa ra hai đề xuất : hoặc là một tòa án quốc tế đặc biệt, dựa trên một hiệp ước đa phương ; hoặc một tòa án hỗn hợp gồm các thẩm phán quốc gia và quốc tế. Cả hai trường hợp đều cần « sự ủng hộ mạnh mẽ của Liên Hiệp Quốc ». Ủy Ban giải thích : « tội xâm lược - một tội do các nhà lãnh đạo chính trị và quân sự cấp cao vi phạm - không thể bị Tòa án Hình sự Quốc tế (CPI) truy tố » vì Nga không ký hiệp ước Roma thành lập CPI. Điều 8 bis của hiệp ước Roma định nghĩa « tội xâm lược » giống khái niệm « tội ác chống hòa bình ».

Liệu đề xuất của Ủy Ban Châu Âu có tăng khả năng xét xử tổng thống Nga không ? Theo giải thích của La Croix, về lý thuyết là có, vì tội xâm lược là cáo trạng duy nhất, trực tiếp dẫn đến ông Putin và những cộng tác thân cận của ông. Về tội ác chiến tranh hay tội ác chống nhân loại do thẩm phán của CPI điều tra, quá trình quản lý và phân bổ trách nhiệm sẽ khó thiết lập hơn nhiều.

Ngoài ra, còn phải vượt qua nhiều trở ngại thực tiễn, pháp luật và chính trị để lập một tòa án đặc biệt. Hơn 10 nước châu Âu ủng hộ đề xuất, nhưng chưa đủ để tòa án này mang tính chính đáng quốc tế. Trong khi những nước như Mỹ, Anh và Pháp lại sợ tạo một tiền lệ có thể sẽ hình sự hóa việc sử dụng vũ lực.

Ủy Ban Châu Âu khuyến nghị nộp dự thảo lên Hội Đồng Bảo An. Trong trường hợp Nga phủ quyết, dự thảo sẽ được đưa ra thảo luận trước Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc và không chắc sẽ có được ủng hộ. Ngoài ra, tổng thống, ngoại trưởng và bộ trưởng Quốc Phòng Nga có thể nêu nguyên tắc miễn trừ truy tố của các nhà lãnh đạo đương nhiệm. Một khó khăn khác là làm thế nào bắt giữ các nhà lãnh đạo Nga bị cáo buộc ? Việc này cần đến quyết tâm chính trị của đội tân lãnh đạo tại Nga nếu có sự thay đổi chế độ ở Matxcơva, như trường hợp của Serbia trước đây.

Dù có rất nhiều khó khăn, dự án này có hai lợi ích cho Kiev : hối thúc Tòa án Hình sự Quốc tế đẩy mạnh các cuộc điều tra tội ác chiến tranh và tội ác chống nhân loại và mang lại sự thay đổi ở Nga. Theo luật sư Philippe Sands, được La Croix trích dẫn, « việc này có thể khiến một số thành viên thân cận của ông Putin rút lui để tránh bị điều tra hoặc bị kết tội. Điều đó đã xảy ra năm 1945 với việc thành lập tòa án Nuremberg. Nhiều nhà lãnh đạo cấp cao của Phát xít Đức đã bắt đầu hợp tác với quân đồng minh để tránh bị truy tố ».

Putin so găng với Ủy ban Thế vận Quốc tế

Tổng thống Putin đang sử dụng một nhân vật thân cận để so gang với Ủy ban Thế vận Quốc tế(IOC) sau tai tiếng « doping cấp Nhà nước » bị phát giác trong Thế vận hội Sotchi. Quá trình thăng tiến của Umar Kremlev, 40 tuổi, được nhật báo Le Monde miêu tả trong bài « điện Kremlin trên võ đài ».

Từ quá khứ bất hảo (bị kết án có « hành vi bạo lực » năm 2004 và 2006), cựu vận động viên đấm bốc làm giầu trong ngành taxi, xây dựng và an ninh và nổi tiếng có quan hệ gần gũi nhóm xe mô tô yêu nước « Sói đêm ». Là một người trung thành với ông Putin, được trao Huân chương Thánh Georgy (huân chương quân sự cao nhất của Liên bang Nga), Umar Kremlev làm chủ tịch Liên đoàn đấm bốc nghiệp dư quốc tế (IBA) từ năm 2020. Đây là liên đoàn thể thao quốc tế duy nhất mà Nga còn điều hành.

Tổng thống Putin muốn dùng IBA phục vụ mục đích cá nhân : thách thức Ủy ban Thế vận Quốc tế và tỉ thí từ xa với chủ tịch Thomas Bach nhằm trả đũa IOC trừng phạt Nga. Theo Le Monde, quản lý đấm bốc nghiệp dư trở thành « của trời cho » đối với quyền lực mềm và là công cụ gây ảnh hưởng của Nga trên thế giới

Nga bắt trẻ em và trẻ mồ côi Ukraina

Tội ác chiến tranh của Nga được nhật báo Le Figaro nêu trong phóng sự xúc động : « Ở Kherson, nhiều bác sĩ phải cho trẻ sơ sinh thở bằng ống thở để cứu chúng khỏi yêu tinh Nga ».

Từ giữa tháng 10, chỉ trong vài ngày, quân chiếm đóng đã tập hợp vài nghìn trẻ em Ukraina trong các trường học ở Kherson để đưa « đi nghỉ » bên kia sông Dnipro, nơi quân Nga rút lui. Hiện giờ, các em bị kẹt, bị chia cắt với gia đình vì chiến tranh. Nga hứa đưa các em về Ukraina « vào mùa xuân » nhưng các gia đình sẽ còn phải chờ rất lâu để Kiev và Matxcơva đạt được một thỏa thuận đoàn tụ gia đình. Ngoài ra, phóng sự cho biết nhiều trẻ mồ côi đã may mắn không bị bắt đi nhờ một số nhân viên trung tâm trẻ mồ côi giấu các em trong nhà, giả làm con của họ. Hoặc trường hợp của nhiều bác sĩ một bệnh viện đã cứu được 9 bé khi cho những bé này thở bằng ống thở để viện cớ sức khỏe yếu và ngăn quân Nga đưa các bé đi.

Tình hình chiến sự căng thẳng và những khó khăn ở miền nam được Le Monde phản ánh trong phóng sự : « Ở Kherson, trong « vùng xám » sông Dnipro ». Lực lượng Ukraina và Nga đối đầu từ xa ở hai bên bờ sông. Một thành viên phản gián Ukraina cho đặc phái viên Le Monde biết : « Vượt sông Dniepro là cả một vấn đề với họ cũng như chúng tôi, nhưng ở mức độ khác nhau. Chúng tôi ở nhà mình, chúng tôi không cần cầu xin người dân trợ giúp. Họ thì có. Họ rời đi vì nguồn tiếp viện bị cắt. Họ buộc phải chuyển hàng hóa từ Crimée, trong khi chúng tôi được cung ứng dồi dào. Hơn nữa, chúng tôi cũng oanh kích liên tục hậu cần của họ bằng pháo Himars ».

Theo một quân nhân khác, cả hai bên đều khó khăn trong vấn đề hậu cần : « Oanh kích các vị trí của họ (Nga) bên kia sông thì dễ, tiến hành các cuộc tấn công đêm bằng thuyền nhỏ, chúng tôi cũng đã làm. Vì thế, người Nga đã củng cố các tuyến phòng phủ theo các cấp, xa bờ sông Dnipro. Ngược lại, rất rủi ro nếu đổ bộ với vũ khí hạng nặng và sẽ bị bắn ngay lập tức ».

Những biện pháp của Nga để lách cấm vận 

Nhật báo Libération quan tâm đến « Những biện pháp của Nga để lách cấm vận » và bán dầu lửa cho nước thứ ba. Trước chiến tranh, Liên Hiệp Châu mua đến hơn một nửa tổng số dầu xuất khẩu của Nga, từ 2,5 triệu thùng mỗi ngày vào tháng 01/2022 xuống còn hơn 1,4 triệu thùng vào tháng 10 để cắt nguồn thu của Nga phục vụ chiến tranh.

Nhưng ba nước Ấn Độ, Trung Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ đã mua 1,2 triệu thùng bù cho phần giảm này. Tuy nhiên, theo nhà phân tích Richard Bronze của một văn phòng nghiên cứu thị trường năng lượng, ba nước này « không còn nhiều khả năng để tăng lượng nhập khẩu ». Ví dụ Ấn Độ khó có thể vượt mức 1 triệu thùng mỗi ngày « do có những hạn chế về kỹ thuật. Những nhà máy lọc dầu của Ấn Độ không được thiết kế cho loại dầu thô của Nga và có thể gây hư hại ».

Chỉ mình Trung Quốc có thể nhập khẩu thêm, « nhưng chỉ khi nào nền kinh tế nước này được cải thiện và tăng nhu cầu về dầu lửa nhưng trường hợp này hiện chưa đến ». Dĩ nhiên còn có một số nước khác ở Trung Đông hoặc ở châu Á (Sri Lanka, Indonesia) có thể mua một khối lượng nào đó, tuy nhiên « rất khó cho Nga có thể tìm được các khách hàng mới và Nga sẽ còn phải giảm giá nhiều hơn » để thu hút khách hàng.

Sức mạnh liên minh Mỹ - Liên Âu được thử nghiệm ở Washington

« Chiến tranh Ukraina cho thấy sự liên kết hoàn hảo giữa hai đồng minh » Liên Hiệp Châu Âu và Mỹ. Thế nhưng, hai bên còn rất nhiều bất đồng, đặc biệt là đạo luật chống lạm phát của Mỹ, ưu đãi cho chuyển đổi năng lượng, bị đánh giá là « rất hung hăng » và gây hại cho kinh tế của khối 27 nước.

Theo xã luận của Le Monde, « chủ quyền của châu Âu được mang ra trắc nghiệm ở Washington » khi phân ích những thách thức trong chuyến công du cấp Nhà nước của tổng thống Pháp Emmnuel Macron. Xã luận của La Croix hoanh nghênh tổng thống Pháp tỏ ra cứng rắn với đồng nhiệm Mỹ khi cho rằng luật RIA « gây rạn nứt phương Tây ». Chính quyền của tổng thống Biden kêu gọi châu Âu gia tăng nỗ lực giúp Ukraina nhưng vờ quên rằng các nước châu Âu cũng đang phải trả giá cho cuộc chiến vì cuộc khủng hoảng năng lượng. Trong khi đó, Mỹ sẵn sàng bán chất đốt cho châu Âu với giá gấp 4 lần so với giá thị trường nội địa. Một hành động mà La Croix đánh giá là « vô liêm sỉ » và cho rằng Mỹ đang áp dụng « luật của kẻ giàu hơn ».

Thông qua chuyến công du của tổng thống Pháp, nhật báo kinh tế Les Echos cho rằng « Macron và Biden trắc nghiệm sức mạnh liên minh của họ ở Washington ». Le Figaro có nhận xét tương tự : « Tại Washington, tổng thống Pháp và Mỹ thể hiện sự vững chắc của liên minh cho dù vẫn có bất đồng ». Tuy nhiên, theo nhật báo thiên hữu « Macron và Biden, tình hữu nghị căng thẳng ».

**************

Thông điệp từ quốc yến đầu tiên của Tổng thống Biden


Dành quốc yến đầu tiên trong nhiệm kỳ để đón người đồng cấp Pháp, Tổng thống Biden dường như muốn trấn an Paris và gửi đi thông điệp hòa giải.

Tổng thống Mỹ Joe Biden tối 1/12 tiếp Tổng thống Pháp Emmanuel Macron tại Nhà Trắng bằng quốc yến đầu tiên trong nhiệm kỳ của ông. Bữa tiệc được cho là biểu hiện thiện chí từ ông chủ Nhà Trắng nhằm hồi sinh mối quan hệ với một đồng minh chủ chốt mà cho tới gần đây, tình bạn giữa đôi bên vẫn còn nhiều rạn nứt.

Bữa tiệc được tổ chức trong khuôn khổ chuyến công du ba ngày của Tổng thống Macron tới Mỹ, bắt đầu hôm 29/11. Chuyến thăm diễn ra một năm sau khi Mỹ bất ngờ công bố thỏa thuận hợp tác chế tạo tàu ngầm với Australia, làm sụp đổ một thỏa thuận mua tàu ngầm trị giá hàng tỷ USD mà Australia ký với Pháp trước đó, khiến giới chức Pháp tức giận.

Vợ chồng Tổng thống Mỹ và Tổng thống Pháp chụp ảnh chung bên trong Nhà Trắng trước khi bước vào quốc yến tối 1/12. Ảnh: Reuters.

Vợ chồng Tổng thống Mỹ và Tổng thống Pháp chụp ảnh chung bên trong Nhà Trắng trước khi bước vào quốc yến tối 1/12. Ảnh: Reuters.

Theo các cố vấn cho Tổng thống Biden, quốc yến tại Nhà Trắng là một phần nỗ lực của Washington nhằm "hàn gắn" với Paris bởi bất kỳ rạn nứt nào trong mối quan hệ đồng minh cũng đều sẽ ảnh hưởng tới mặt trận thống nhất chung của phương Tây trước hàng loạt vấn đề nghiêm trọng đang đối mặt, đặc biệt là cuộc xung đột Nga - Ukraine.

"Nếu bạn nhìn vào những gì đang diễn ra ở Ukraine, ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương và những căng thẳng với Trung Quốc, thì Pháp thực sự là trung tâm của tất cả những điều đó", John Kirby, điều phối viên của Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ về truyền thông chiến lược, cho hay. "Tổng thống Macron là một lãnh đạo năng động trong G7, vì vậy, ông cảm thấy Mỹ chính xác là quốc gia phù hợp nhất để khởi đầu các chuyến thăm cấp nhà nước".

Bữa tiệc chiêu đãi có thể là cách chính quyền Tổng thống Biden gửi lời xin lỗi đến Pháp sau những tranh cãi liên quan đến thỏa thuận tàu ngầm Australia. "Đó là một sơ suất ngoại giao. Chúng ta nợ người Pháp một lời xin lỗi", Daniel Fried, cựu trợ lý ngoại trưởng phụ trách châu Âu dưới thời chính quyền tổng thống George W. Bush, nói.

Vợ chồng ông Biden và Macron ăn tối tại nhà hàng Fiola Mare bên bờ sông Georgetown tối 30/11. Ảnh: Twitter/POTUS.

Vợ chồng ông Biden và Macron ăn tối tại nhà hàng Fiola Mare bên bờ sông Georgetown tối 30/11. Ảnh: Twitter/POTUS.

Thực tế, những tương tác ngoại giao cá nhân đã diễn ra từ tối 30/11, khi vợ chồng Tổng thống Biden ăn tối với vợ chồng Tổng thống Macron tại nhà hàng sang trọng chuyên phục vụ món Italy Fiola Mare bên bờ sông Georgetown. Dù vậy, quốc yến tại Nhà Trắng vẫn trở thành tâm điểm trong chuyến thăm của Tổng thống Pháp, là cơ hội để hai lãnh đạo nâng ly chúc mừng lẫn nhau, cũng như ổn định mối quan hệ đang lung lay vì những tranh chấp về thương mại và an ninh quốc gia.

Tổng thống Biden có thể muốn gửi đi một thông điệp trấn an Tổng thống Macron rằng bất kể những bất đồng đang tồn tại, Pháp luôn là đối tác lâu dài với Mỹ. "Có những giai đoạn, đặc biệt là gần đây, chúng ta chưa đối xử thực sự tốt và thể hiện tôn trọng với các đồng minh. Bữa tối này sẽ tập trung rất nhiều vào mối quan hệ lịch sử giữa Pháp và Mỹ, cũng như tương lai của chúng ta", Rufus Gifford, giám đốc phụ trách nghi thức ngoại giao của Mỹ, nói trong một cuộc phỏng vấn trước buổi tiệc.

Theo một quan chức cấp cao chính quyền, các nghi lễ tiếp đón cấp cao nhất được thực hiện là hoàn toàn "phù hợp" vì Pháp đóng vai trò "đối tác quan trọng của Mỹ trước mọi thách thức toàn cầu".

"Việc ông Biden tiếp cận người Pháp theo cách này là hoàn toàn đúng đắn", Fried nói. "Người Pháp và người Mỹ có thể làm cho nhau phát điên nhưng chúng ta vẫn cần nhau".

"Chính quyền Biden dường như hiểu rõ rằng để đối phó với Trung Quốc và Nga, Mỹ cần một châu Âu mạnh mẽ đồng hành cùng mình", ông nói thêm. "Chúng ta cần Pháp".

Bàn tiệc trải khăn xanh, trang trí bằng nến và hoa tượng trưng cho màu sắc của Mỹ và Pháp. Ảnh: AFP.

Bàn tiệc trải khăn xanh, trang trí bằng nến và hoa tượng trưng cho màu sắc của Mỹ và Pháp. Ảnh: AFP.

Quốc yến thường phản ánh sở thích cá nhân và cả nhu cầu chính trị của gia đình tổng thống Mỹ. Truyền thống tôn vinh nguyên thủ quốc gia đến thăm được khởi xướng từ năm 1874, khi tổng thống Ulysses S. Grant tiếp đón vua Kalakaua của Hawaii.

Tại quốc yến gần đây nhất vào năm 2019, nơi tổng thống Donald Trump tiếp thủ tướng Australia lúc bấy giờ là ông Scott Morrison, trong số những vị khách khác được mời có hai nhà bình luận chính trị Lou Dobbs và Maria Bartiromo từ kênh Fox News, mạng lưới truyền thông bảo thủ ủng hộ ông Trump.

Theo CNN, bữa tiệc của ông Biden mang âm hưởng chính trị trong nước. Có thông tin rằng ông chuẩn bị tổ chức thêm hai quốc yến cùng một số sự kiện xã giao khác.

Các nguồn tin am hiểu vấn đề cho hay những bữa tiệc tương tự, nếu được tổ chức trong tương lai, có thể là dấu hiệu cho thấy Tổng thống Biden thực sự muốn tranh cử nhiệm kỳ thứ hai.

Danh sách khách mời cho quốc yến đầu tiên của Tổng thống Biden lên đến 400 người, từ Cánh Đông, Cánh Tây Nhà Trắng đến Bộ Ngoại giao, Hội đồng An ninh Quốc gia và cả những nhà ủng hộ đảng Dân chủ. Bữa tiệc là cơ hội để Tổng thống Biden thể hiện thành ý đối với các VIP, những nhà ngoại giao, thành viên quốc hội và các nhà tài trợ giàu tiềm lực kinh tế.

Quy mô của bữa tiệc cũng được thể hiện qua việc nó được tổ chức trong lều ở Bãi cỏ phía Nam, nơi có không gian rộng hơn nhiều so với Phòng Quốc yến của Nhà Trắng, chỉ có thể đón tiếp khoảng 120 khách.

"Đây là sự kiện phức tạp và tốn kém", một cựu nhân viên Nhà Trắng mô tả về những sự kiện quốc yến. "Nếu chính quyền sẵn sàng đổ ngân sách vào chúng, có lẽ họ đang hướng tới một chiến lược lớn hơn".

Vũ Hoàng (Theo CNN, NBC News)


************

Nga suy giảm ảnh hưởng với Trung Á


Các nước Trung Á như Kazakhstan hay Tajikistan đang tăng cường tìm kiếm đối tác mới, cho thấy ảnh hưởng của Nga dần nhạt phai trong khu vực.

Kazakhstan, cường quốc dầu mỏ ở Trung Á, gần đây thắt chặt quan hệ với Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ và châu Âu, đồng thời thu hút hàng trăm công ty phương Tây đã rời khỏi Nga. Quốc gia này cũng cho phép hàng chục nghìn người Nga nhập cảnh sau khi Moskva ban bố lệnh động viên một phần.

Tổng thống Kazakhstan Kassym-Jomart Tokayev hôm 29/11 gặp người đồng cấp Pháp Emmanuel Macron ở Paris, thảo luận về tăng cường quan hệ song phương trong các lĩnh vực kinh tế, năng lượng và giáo dục. Đây là chuyến thăm Pháp đầu tiên của một lãnh đạo Kazakhstan trong 7 năm qua, được giới quan sát coi là động thái mang tính biểu tượng mạnh mẽ cho việc quốc gia này hướng tới các đối tác có thể thay thế Nga.

Tuần trước, một lãnh đạo Trung Á khác là Tổng thống Uzbekistan Shavkat Mirziyoyev cũng tới Paris gặp ông Macron. Hội nghị của Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể (CSTO) do Nga dẫn đầu hôm 23/11 cũng kết thúc trong căng thẳng, khi Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan bày tỏ bất bình, cho rằng quốc gia của ông không nhận được sự ủng hộ tương xứng của CSTO trong xung đột với Azerbaihjan.

Trong phiên chụp ảnh chung tại hội nghị, Thủ tướng Armenia dường như còn cố tạo khoảng cách với Tổng thống Nga Vladimir Putin.

Nga suy giảm ảnh hưởng với Trung Á

Các lãnh đạo CSTO trong phiên chụp ảnh chung ở Yerevan, Armenia hôm 23/11. Video: Guardian

Tổng thống Tokayev tái đắc cử nhiệm kỳ 7 năm ngày 20/11. Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu cho rằng cuộc bầu cử này là "thiếu tính cạnh tranh", nhưng châu Âu gần đây đang tìm cách thu hút các quốc gia Trung Á, đặc biệt là Kazakhstan, trở thành nguồn cung năng lượng thay thế cho khí đốt Nga.

Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel hồi tháng 10 tới thăm Trung Á để gặp lãnh đạo các nước trong khu vực. Người đứng đầu chính sách đối ngoại châu Âu Josep Borrell cũng có chuyến thăm tương tự trong tháng này.

Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Donald Lu tới Trung Á đầu tháng 11, cam kết cung cấp 25 triệu USD để thúc đẩy các tuyến thương mại và thu hút đầu tư. Bộ Ngoại giao Mỹ nói đây là chuyến đi nhằm hỗ trợ nền độc lập và toàn vẹn lãnh thổ cho các nước Trung Á.

Tổng thống Putin từng cảnh báo các đối tác Trung Á về "những người ngoài", ám chỉ phương Tây, sẽ hủy hoại lòng tin giữa họ. Tuy nhiên, Nga dường như đang dần đánh mất ảnh hưởng trong khu vực sau khi tiến hành chiến dịch quân sự ở Ukraine.

Tổng thống Tokayev đã nhiều lần lên tiếng ủng hộ toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine, dấu hiệu cho thấy các nước láng giềng Nga bất an trước cuộc xung đột. Nga ban đầu từng cố gây sức ép với Tokayev khi ông từ chối ủng hộ cuộc chiến, hỗ trợ Nga vượt qua các lệnh trừng phạt của phương Tây hay công nhận các vùng ly khai ở miền đông Ukraine.

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron (trái) bắt tay Tổng thống Kazakhstan Kassym-Jomart Tokayev tại Paris hôm 29/11. Ảnh: AFP.

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron (trái) bắt tay Tổng thống Kazakhstan Kassym-Jomart Tokayev tại Paris hôm 29/11. Ảnh: AFP.

Moskva đã tạm đình chỉ đường ống dẫn dầu Caspi từ Kazakhstan tới Biển Đen hồi mùa hè, trong khi một số người có quan điểm cứng rắn ở Nga thậm chí cảnh báo quốc gia Trung Á này có thể là nước tiếp theo trong danh sách phát động chiến dịch quân sự của Moskva.

Ông Putin nhiều lần đọc sai tên Tổng thống Kazakhstan trong các cuộc họp và không hội đàm riêng với ông Tokayev trong hội nghị thượng đỉnh ở Uzbekistan.

Temur Umarov, nhà phân tích về Trung Á tại Quỹ Endowment vì Hòa bình Quốc tế, cho rằng ông Putin đã "cố tình" phát âm sai tên của Tổng thống Kazakhstan.

Tuy nhiên, Tổng thống Tokayev không bận tâm. Ông đã đón tiếp những vị khách quyền lực khác vào tháng 9, khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình có chuyến công du nước ngoài đầu tiên kể từ đại dịch tới Astana và cam kết ủng hộ toàn vẹn lãnh thổ của Kazakhstan. Cam kết tương tự được Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đưa ra trong chuyến thăm hồi tháng 10.

"Điều rất quan trọng với Astana là ông Tập đã đến và thông báo rằng Trung Quốc sẽ tiếp tục ủng hộ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ Kazakhstan", chuyên gia Umarov nói.

Nhà phân tích thêm rằng nó cũng gửi thông điệp tới Nga rằng "tất cả những luận điệu gay gắt mà Moskva đưa ra với Kazakhstan là không thể chấp nhận được".

Tổng thống Tokayev yêu cầu chính phủ tìm cách đa dạng hóa các tuyến vận chuyển dầu mỏ, đóng băng một số dự án với Nga liên quan tới lệnh trừng phạt và mở biên giới cho những người dân Nga muốn né lệnh động viên một phần.

Nhiều người Kazakhstan cũng đứng về phía Ukraine trong cuộc xung đột, bởi cũng giống như Kiev, quốc gia Trung Á này là nơi sinh sống của nhiều người Nga, theo nhà phân tích Dimash Alzhanov, người sáng lập tổ chức ủng hộ dân chủ Erkin Qazaqstan.

"Về cơ bản, chúng tôi có thể nói rằng xã hội Kazakhstan đứng về phía Ukraine. Sau tất cả những lời chỉ trích mà quan chức Nga dành cho Kazakhstan, chống lại toàn vẹn lãnh thổ của Kazakhstan, mọi người rất dè chừng. Xung đột Ukraine cũng ảnh hưởng tới công chúng Kazakhstan, vì họ lo sợ điều tương tự có thể xảy ra với đất nước của mình, đặc biệt là lãnh thổ miền bắc", Alzhanov nói.

Tổng thống Tokayev không phải lãnh đạo duy nhất trong khu vực có những động thái thờ ơ với ông Putin. Tuần trước, Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan từ chối ký tuyên bố chung của hội nghị CTSO.

Hồi tháng 10, Tổng thống Kyrgyzstan Sadyr Japarov đã không chúc mừng sinh nhật 70 tuổi của ông Putin và từ chối tham gia hội nghị thượng đỉnh Khối thịnh vượng chung các quốc gia độc lập ở St. Petersburg. Japarov cũng từ chối tham dự các cuộc tập trận chung của CSTO.

Lời chỉ trích gây bất ngờ nhất đến từ Tổng thống Tajikistan Emomali Rahmon, đồng minh thân cận của ông Putin. Tại hội nghị ở Astana hồi tháng 10, ông cảnh báo lãnh đạo Nga không nên phớt lờ các nước nhỏ. Tuyên bố Tajikistan luôn tôn trọng Nga, ông nói "chúng tôi cũng muốn được tôn trọng".

Vị trí các nước Trung Á. Đồ họa: Euractiv.

Vị trí các nước Trung Á ở phía nam nước Nga. Đồ họa: Euractiv.

Nga vốn được xem là cường quốc thống trị khu vực. Nhưng cuộc chiến ở Ukraine ở phơi bày những rủi ro khi quá phụ thuộc vào Nga về an ninh và thương mại, do khả năng suy giảm kinh tế vì lệnh trừng phạt.

Umarov nói Trung Quốc chưa thể gạt Nga sang một bên trong cuộc cạnh tranh ảnh hưởng ở Trung Á, nhưng thương mại và đầu tư của Trung Quốc vào hệ thống đường sắt và đường ống dẫn dầu khí ở khu vực đang tăng lên. "Về lâu dài, tôi nghĩ vị thế của Nga ở Trung Á bị suy giảm là điều không thể tránh khỏi", ông nói.

Vai trò ngày càng lớn của phương Tây trong khu vực cũng khiến Moskva lo ngại. Khi ủy viên chính sách đối ngoại châu Âu Josep Borrell thăm Kazakhstan, ông cảnh báo rủi ro khi quá phụ thuộc vào một đối tác "bất kể về lịch sử hay địa lý". Đầu tháng 11, EU ký biên bản ghi nhớ với Kazakhstan về cung cấp đất hiếm và hydro.

Tổng thống Kazakhstan Tokayev (trái) và ông Putin tại Moskva hôm 28/11. Ảnh: Sputnik

Tổng thống Kazakhstan Tokayev (trái) và ông Putin tại Moskva hôm 28/11. Ảnh: Sputnik

"Nga đang cần Trung Á hơn bất kỳ lúc nào, bởi Moskva đang bị phương Tây cô lập và mọi quốc gia tiếp tục giữ mối quan hệ đồng minh với Nga đều trở nên có giá trị hơn rất nhiều", ông Umarov nói.

Khi mời Tổng thống Tokayev dừng chân ở Moskva trên đường tới Paris, ông Putin dường như muốn chứng minh tầm quan trọng của Nga với Kazakhstan. Lãnh đạo Nga đã nhiệt tình chúc mừng người đồng cấp Kazakhstan đã tái đắc cử. Ông Putin lúc đó hơi lưỡng lự khi phát âm tên của Tổng thống Tokayev, nhưng lần này ông đã đọc đúng.

Thanh Tâm (Theo Washington Post)


**************

EU tạm thời chốt mức giá trần với dầu Nga


Các thành viên EU tạm thời đồng ý với mức giá trần 60 USD/thùng đối với dầu vận chuyển bằng đường biển của Nga

Theo Reuters, trong ngày 1/12, Liên minh châu Âu (EU) đã tạm thời nhất trí áp mức giá trần 60 USD/thùng với dầu thô vận chuyển bằng đường biển của Nga. Bên cạnh đó, các nước thành viên EU cũng thống nhất cơ chế điều chỉnh để giữ trần ở thấp hơn giá thị trường 5%.

"Giá trần được đặt ở mức 60 USD với điều kiện giữ mức giá này thấp hơn 5% dựa trên số liệu của Cơ quan Năng lượng Quốc tế”, một quan chức ngoại giao EU cho biết.

EU tạm chốt áp giá trần 60 USD/ thùng với dầu Nga. Ảnh: Reuters

Thỏa thuận về mức giá trần vẫn cần phải được tất cả các nước thành viên EU phê chuẩn bằng văn bản trước ngày 3/12. Hiện tại, Ba Lan - nước thúc đẩy mức trần càng thấp càng tốt - vẫn chưa xác nhận liệu họ có ủng hộ thỏa thuận hay không.

Trước đó, G7 đã đề nghị mức giá trần với dầu Nga là 65 - 70 USD/thùng mà không có cơ chế điều chỉnh. Tuy vậy, mức giá này bị Ba Lan, Litva và Estonia phản đối vì "không đủ khả năng làm giảm năng lực tài trợ cho chiến dịch đặc biệt của Moscow".

Trang Bloomberg nhận xét, mức giá 60 USD là vừa đủ để hạn chế nguồn thu của Nga, nhưng cũng đủ cao để nước này tiếp tục giao dịch, tránh việc giá dầu thế giới bị đẩy lên quá cao. Hiện Moscow chưa đưa ra bình luận chính thức nào về mức giá trần của EU với dầu thô vận chuyển bằng đường biển của Nga.

Việt Dũng


***********

Tin thế giới 3-12: Áp mức trần giá dầu của Nga; WHO cảnh báo biến thể COVID-19 mới


Tin thế giới 3-12: Áp mức trần giá dầu của Nga; WHO cảnh báo biến thể COVID-19 mới - Ảnh 1.

Một con tàu rời giàn khoan dầu Orlan ở mỏ Chaivo, cách bờ biển phía đông của đảo Sakhalin (Nga) khoảng 11km hồi tháng 10-2006 - Ảnh: REUTERS

* Mỹ hoan nghênh, Matxcơva chỉ trích EU áp mức trần giá dầu Nga. Ngày 2-12, Nhà Trắng hoan nghênh thông tin Liên minh châu Âu (EU) "nhất trí" áp mức trần giá 60 USD/thùng đối với dầu vận chuyển bằng đường biển của Nga, đồng thời cho biết thỏa thuận này sẽ giúp hạn chế doanh thu của Nga.

Phát ngôn viên an ninh quốc gia John Kirby nói với các phóng viên: "Chúng tôi vẫn tin rằng mức trần giá sẽ giúp hạn chế khả năng (Tổng thống Nga Vladimir) Putin hưởng lợi từ thị trường dầu mỏ để tiếp tục tài trợ cho cỗ máy chiến tranh" tại Ukraine.

Song, theo Hãng tin TASS, Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại của Duma Quốc gia Nga (Hạ viện) Leonid Slutsky cho rằng EU đang đe dọa an ninh năng lượng của chính mình khi áp giá trần dầu Nga.

Ông Slutsky cũng khẳng định động thái này đã vi phạm luật thị trường.

* Nga sơ tán dân ở bờ đông sông Dnipro. Ngày 2-12, chính quyền do Nga bổ nhiệm ở khu vực Kherson phía nam Ukraine cho biết họ sẽ bắt đầu sơ tán những người bị suy giảm khả năng di chuyển khỏi thị trấn Kakhovka của Ukraine. Đây là một phần trong kế hoạch di dời dân thường ở bờ đông sông Dnipro.

Theo Hãng tin Reuters, Nga tháng trước đã từ bỏ bờ tây sông Dnipro, bao gồm cả thành phố Kherson. Đó được xem là một trong những đợt rút lui lớn nhất của Nga trong "chiến dịch quân sự đặc biệt" tại Ukraine.

Chính quyền thân Nga ở Kakhovka cho biết những người nằm liệt giường hoặc tàn tật sẽ được đưa đến quận Henichesk ở phía đông nam. "Hãy chăm sóc bản thân và những người thân thiết với bạn!", chính quyền này kêu gọi trong một bài đăng trên Telegram, khuyến khích mọi người đăng ký sơ tán.

* Thẩm phán Mỹ bác cáo trạng đối với giám đốc tài chính Huawei. Ngày 2-12, một thẩm phán Mỹ đã bác bỏ bản cáo trạng đối với giám đốc tài chính của Hãng công nghệ Huawei Technologies Mạnh Vãn Chu. Phán quyết này chính thức chấm dứt vụ kiện trừng phạt hình sự từng gây ra căng thẳng trong quan hệ Mỹ - Trung.

Bà Mạnh, con gái nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi, đã ký một thỏa thuận với các công tố viên Mỹ vào năm ngoái để hủy bỏ vụ án bốn năm sau khi bà bị bắt vào tháng 12-2018.

Các công tố viên cáo buộc bà Mạnh lừa đảo ngân hàng và các tội danh khác, với lý do bà đã lừa dối Ngân hàng HSBC và các ngân hàng khác về mối quan hệ của Huawei với một công ty hoạt động ở Iran.

Tin thế giới 3-12: Áp mức trần giá dầu của Nga; WHO cảnh báo biến thể COVID-19 mới - Ảnh 3.

Một nhân viên chống dịch tiếp cận một căn hộ trong tòa nhà đã bị phong tỏa ở Bắc Kinh ngày 2-12 - Ảnh: REUTERS

* Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WTO) cảnh báo biến thể COVID-19 mới xuất hiện. Người đứng đầu WTO cho biết những sai sót trong các chiến lược đối phó với COVID-19 năm nay tiếp tục tạo điều kiện hoàn hảo cho một biến thể mới chết người xuất hiện, khi số ca nhiễm ở nhiều khu vực của Trung Quốc gia tăng.

Bình luận mới nhất của Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus đánh dấu sự thay đổi về giọng điệu của ông chỉ vài tháng sau khi ông tuyên bố thế giới chưa bao giờ ở vị trí tốt hơn để chấm dứt đại dịch.

"Chúng ta đã gần có thể nói rằng giai đoạn khẩn cấp của đại dịch đã kết thúc, nhưng chúng ta vẫn chưa đến đó", ông Tedros nói vào ngày 2-12.

Theo Reuters, WHO trước đó ước tính rằng khoảng 90% dân số thế giới hiện có một mức độ miễn dịch nhất định đối với SARS-COV-2 do từng nhiễm bệnh hoặc tiêm chủng.

"Khoảng trống trong khâu xét nghiệm và tiêm chủng đang tiếp tục tạo ra điều kiện hoàn hảo cho một biến thể đáng lo ngại xuất hiện, có thể gây ra con số tử vong đáng kể", ông Tedros cảnh báo.

* Mỹ áp đặt lệnh trừng phạt với nghị sĩ Haiti. Bộ Tài chính Mỹ tuyên bố áp trừng phạt đối với một thượng nghị sĩ và một cựu thượng nghị sĩ Haiti, cáo buộc hai chính trị gia này tham gia vào các hoạt động buôn bán ma túy quốc tế. Đây là động thái mới nhất của Washington nhắm vào nạn tham nhũng ở Haiti.

Hai nhân vật bị trừng phạt là thượng nghị sĩ Haiti Rony Celestin và cựu thượng nghị sĩ Richard Lenine Hervé Fourcand.

* Mỹ đưa Trung Quốc, Iran và Nga vào danh sách cần theo dõi theo Đạo luật tự do tôn giáo. Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cho biết quốc gia của ông đã chỉ định Trung Quốc, Iran và Nga, trong số những quốc gia khác, là các quốc gia cần quan tâm đặc biệt theo Đạo luật tự do tôn giáo vì những vi phạm nghiêm trọng.

Cũng theo ông Blinken, những quốc gia được chỉ định là quốc gia cần quan tâm đặc biệt đã tham gia hoặc dung túng cho những vi phạm nghiêm trọng về tự do tôn giáo. Danh sách này còn có Triều Tiên và Myanmar.

Tin thế giới 3-12: Áp mức trần giá dầu của Nga; WHO cảnh báo biến thể COVID-19 mới - Ảnh 5.

Quang cảnh sau một trận lở đất trên đảo Ischia của Ý ngày 28-11 - Ảnh: REUTERS

* Ý sơ tán hơn 1.000 người để phòng ngừa nguy cơ sạt lở đất. Ngày 2-12, chính quyền đảo Ischia, vùng Campania, miền trung nước Ý, đã sơ tán khoảng 1.100 người sau khi Cơ quan Bảo vệ dân sự vùng đưa ra mức cảnh báo vàng cho dự báo mưa lớn.

Giám đốc Cơ quan Bảo vệ dân sự vùng Campania, ông Italo Giulivo, cho biết: "Kế hoạch sơ tán là biện pháp phòng ngừa. Dự báo lượng mưa là 40-50mm, ít hơn nhiều so với ngày 26-11, nhưng rõ ràng đợt mưa này hiện đè nặng lên khu vực bị ảnh hưởng có nhiều bùn đang chờ xử lý. Do đó, sơ tán để đảm bảo an toàn cho người dân là biện pháp phòng ngừa tuyệt đối".

* Mỹ liệt Taliban và al-Qaeda ở Pakistan vào danh sách khủng bố toàn cầu. Theo TTXVN, Mỹ đã bổ sung nhóm phiến quân Taliban và nhánh al-Qaeda ở Pakistan vào "danh sách các nhóm khủng bố toàn cầu".

Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết nước này sẽ sử dụng mọi công cụ chống khủng bố để chống lại mối đe dọa do các nhóm khủng bố hoạt động ở Afghanistan gây ra, bao gồm al-Qaeda ở Tiểu lục địa Ấn Độ (AQIS) và Tehrik-e Taliban ở Pakistan (TTP), nhằm ngăn các phiến quân sử dụng Afghanistan làm cơ sở cho chủ nghĩa khủng bố quốc tế.

Tuyên bố trên cũng nêu rõ toàn bộ tài sản và lợi ích đến từ tài sản của 2 nhóm trên thuộc quyền tài phán của Mỹ đều bị phong tỏa và công dân Mỹ không được giao dịch với 2 nhóm này.


Bơi trong hồ đóng băng

32WY7NB-highres

Bức không ảnh cho thấy một phụ nữ bơi trong hồ nước bị đóng băng một phần ở thành phố Thẩm Dương, tỉnh Liêu Ninh cuối tháng 11 - Ảnh: REUTERS


*************

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm