Tin nóng trong ngày
Tin Tức ngày 15 - 12 -2024:
***********
Người chỉ trích kịch liệt phương Tây được bầu làm tổng thống mới của Georgia
Các nhà lập pháp Georgia hôm 14/12 bầu Mikheil Kavelashvili, một người chỉ trích kịch liệt phương Tây, làm tổng thống, đưa ông lên thay thế một người đương nhiệm thân phương Tây trong bối cảnh các cuộc biểu tình lớn chống lại chính phủ về việc dừng các cuộc đàm phán gia nhập Liên minh châu Âu của nước này vào tháng trước.
Động thái của đảng cầm quyền Giấc mơ Georgia nhằm đóng băng quá trình gia nhập EU cho đến năm 2028 đã đột ngột dừng một mục tiêu quốc gia lâu đời được ghi vào hiến pháp của nước này và việc đó đã gây ra sự phẫn nộ rộng rãi ở Georgia, nơi các cuộc thăm dò dư luận cho thấy sự ủng hộ áp đảo cho việc tìm kiếm tư cách thành viên EU.
Ông Kavelashvili, một cựu cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp, có quan điểm chống phương Tây mạnh mẽ, thường là thuyết âm mưu. Trong các bài phát biểu trước công chúng năm nay, ông đã nhiều lần cáo buộc rằng các cơ quan tình báo phương Tây đang tìm cách đẩy Georgia vào cuộc chiến với Nga, quốc gia đã cai trị Georgia trong 200 năm cho đến năm 1991.
Hàng trăm người biểu tình đã tụ tập trong khi tuyết rơi nhẹ bên ngoài quốc hội trước cuộc bỏ phiếu bầu tổng thống. Một số người chơi bóng đá trên phố bên ngoài và giơ thẻ đỏ hướng về phía tòa nhà quốc hội, một sự ám chỉ chế giễu đến sự nghiệp thể thao của ông Kavelashvili.
Một người biểu tình có tên Vezi Kokhodze mô tả cuộc bỏ phiếu là "phản quốc" chống lại những gì ông cho là mong muốn hòa nhập với phương Tây của người Georgia.
"Cuộc bầu cử hôm nay thể hiện mong muốn rõ ràng của hệ thống là đưa Georgia trở lại cội nguồn Liên Xô", ông nói.
Các tổng thống Georgia được bầu bởi một nhóm cử tri gồm các đại biểu quốc hội và đại diện của chính quyền địa phương. Trong số 225 cử tri có mặt, 224 người đã bỏ phiếu cho ông Kavelashvili, vốn là ứng cử viên duy nhất được đề cử.
Tất cả các đảng đối lập đã tẩy chay quốc hội kể từ cuộc bầu cử vào tháng 10, trong đó kết quả chính thức cho thấy đảng Giấc mơ Georgia giành được gần 54% số phiếu bầu, nhưng phe đối lập cho rằng đó là gian lận.
Ông Kavelashvili đã được Bidzina Ivanishvili, một cựu thủ tướng tỷ phú, đề cử vào chức vụ tổng thống mang tính nghi lễ vào tháng trước. Ông Ivanishvili được nhiều người coi là nhà lãnh đạo tối cao của đất nước và đã có động thái thắt chặt quan hệ với nước láng giềng Nga, điều mà các cuộc thăm dò cho thấy nhiều người Georgia không thích.
Ông Kavelashvili là lãnh đạo của nhóm Quyền lực Nhân dân, một nhóm ly khai chống phương Tây của đảng cầm quyền, và là đồng tác giả của luật về "các tác nhân nước ngoài" vốn yêu cầu các tổ chức nhận được hơn 20% nguồn tài trợ từ nước ngoài phải đăng ký là tác nhân nước ngoài gây ảnh hưởng và áp dụng các khoản tiền phạt nặng đối với các hành vi vi phạm.
Tổng thống sắp mãn nhiệm Salome Zourabichvili, một người thân EU và chỉ trích đảng cầm quyền Giấc mơ Georgia, đã tự định vị mình là một nhà lãnh đạo của phong trào phản đối và tuyên bố bà sẽ vẫn là tổng thống sau khi nhiệm kỳ của bà kết thúc. Bà coi quốc hội là bất hợp pháp do cáo buộc gian lận trong cuộc bầu cử tháng 10.
Trong một bài đăng trên X ngay trước cuộc bỏ phiếu, bà Zourabichvili nói rằng cuộc bầu cử của người kế nhiệm bà là "một sự chế nhạo đối với nền dân chủ".
Các đảng đối lập đã nói rằng họ sẽ tiếp tục coi bà Zourabichvili là tổng thống hợp pháp, ngay cả sau khi ông Kavelashvili nhậm chức vào ngày 29/12.
Trong một cuộc họp báo sau cuộc bỏ phiếu, Thủ tướng Irakli Kobakhidze đã chúc mừng ông Kavelashvili và gọi tổng thống sắp mãn nhiệm là "tác nhân" của các thế lực nước ngoài không xác định.
Quan hệ với phương Tây xấu đi
Georgia trong nhiều thập kỷ đã được coi là một trong những quốc gia kế thừa Liên Xô theo đường lối ủng hộ phương Tây và dân chủ nhất, nhưng mối quan hệ với phương Tây đã trở nên tồi tệ trong năm nay, với việc đảng Giấc mơ Georgia áp đặt luật lệ về các tác nhân nước ngoài và quyền của người LGBT mà những người chỉ trích cho rằng lấy cảm hứng từ Nga và hà khắc.
Các nước phương Tây đã lên tiếng báo động về sự thay đổi chính sách đối ngoại rõ ràng và sự chuyển hướng độc đoán của Georgia, với việc EU đe dọa trừng phạt vì đàn áp các cuộc biểu tình khiến hàng trăm người bị bắt.
Kể từ khi chiến tranh nổ ra ở Ukraine, đảng Giấc mơ Georgia đã có động thái cải thiện quan hệ với Nga, vốn là quốc gia ủng hộ hai khu vực ly khai của Georgia và đã đánh bại Georgia trong cuộc chiến kéo dài 5 ngày vào năm 2008.
Hàng chục nghìn người biểu tình đã tập trung bên ngoài tòa nhà quốc hội vào ban đêm trong hơn 2 tuần qua. Một số người đã ném pháo hoa vào cảnh sát trong khi lực lượng này đã sử dụng vòi rồng và hơi cay để giải tán các cuộc biểu tình.
Chính phủ đã nhiều lần tuyên bố các cuộc biểu tình là nỗ lực dàn dựng một cuộc cách mạng ủng hộ EU và giành quyền lực một cách bạo lực.
Bộ Nội vụ Georgia cho biết hơn 150 sĩ quan đã bị thương trong các cuộc biểu tình.
*********
Nhật Bản- Anh-Ý hợp tác chế tạo máy bay siêu thanh
Tại Luân Đôn hôm 13/12/2024 lãnh đạo ba tập đoàn công nghiệp hàng đầu của Nhật Bản, Anh Quốc và Ý chính thức ký kết thỏa thuận cùng chế tạo máy bay siêu thanh. « Sản phẩm mới » được trình làng vào quãng 2035 để thay thế máy bay tiếm kích lớp F-2 của Nhật và chiến đấu cơ Eurofighter của Anh và Ý. Đây là dự án cạnh tranh trực tiếp với một chương trình đang được Pháp, Đức và Tây Ban Nha phát triển.
Đăng ngày:
2 phút
Tập đoàn công nghiệp của Anh, BAE Systems, Leonardo của Ý và ông khổng lồ Nhật Bản JAIEC một chi nhánh của tập đoàn Mitsubishi Heavy Industries, chính thức thông báo cho ra đời thực thể mang tên GCAP (Global Combat Air Programme). Trụ sở được đặt tại Luân Đôn và mỗi bên tham gia nắm giữ 1/3 vốn. Anh, Ý và Nhật Bản đang đầu tư « hàng tỷ đô la cho dự án chung ».
GCAP là dự án ba bên được khởi xướng từ 2022 và sẽ chính thức đi vào hoạt động kể từ giữa năm 2025. Ba tập đoàn công nghiệp lớn này cùng nhau chế tạo chiến đấu cơ siêu thanh có đuôi cánh kép hình chữ V, với thời hạn sử dụng 70 năm. Các chiến đấu cơ siêu thanh của GCAP trong tương lai sẽ có cả một đội ngũ drone hộ tống. Tất cả sẽ được kết nối với các thiết bị quân sự khác của Nhật, Anh và Ý khi được huy động trong các « chiến dịch quân sự ».
Tổng giám đốc tập đoàn Ý Leonardo cho biết, Roma đã dành hẳn hơn 9 tỷ đô la cho chương trình này. Tham quan hội chợ hàng không Farnborough tháng 7/2024 thủ tướng Anh, Keir Starmer đặc biệt nhấn mạnh đến tầm mức quan trọng của dự án hợp tác với Ý và Nhật Bản trong lĩnh vực chế tạo máy bay quân sự siêu thanh đối với Anh Quốc.
Hãng tin Anh Reuters ghi nhận : « GCAP là công cụ làm đối trọng với các mối đe dọa mà Nga và Trung Quốc đang đặt ra ».
Giới trong ngành ghi nhận, chương trình hợp tác giữa Nhật Bản và Anh, Ý cạnh tranh trực tiếp với SCAF, một dự án tương tự giữa Pháp, Đức và Tây Ban Nha. Nhưng GCAP đang đi trước Paris, Berlin và Madrid « tối thiểu 5 năm ».**********
Chính phủ mới có giúp Syria vực dậy, hay chỉ là một phiên bản Taliban ?
Thời sự quốc tế, trong tuần vừa qua, đã bị chấn động bởi sự kiện phe nổi dậy Hồi giáo tại Syria lật đổ chế độ Bachar Al-Assad và những lo ngại về chế độ mới, liệu có thể giúp Syria vực dậy, hay chỉ là "huyền thoại Taliban". Tại Pháp, chính trường cũng không kém phần nóng bỏng, với tân thủ tướng và những thách thức thỏa hiệp với các đảng phái, đưa nước Pháp thoát khỏi "vũng lầy" về ngân sách. Nhìn sang châu Á, tổng thống Yoon vẫn bám trụ chức tổng thống, nền dân chủ nước này vẫn còn nhiều thử thách.
Đăng ngày: Sửa đổi ngày:
Nhìn từ Beirut, theo Courrier International, sự sụp đổ của chế độ Bachar Al-Assad gợi lại nhiều cảm xúc và ký ức đau thương tại đất nước có mối quan hệ chặt chẽ với Syria trong suốt nửa thế kỷ. Liban đã bị Syria xâm lược vào năm 1976, tiếp tục bị chi phối cho đến năm 2005, khi cuộc “Cách mạng cây tuyết tùng- Cèdre” buộc Syria rút quân.
Chế độ Al Assad chấm dứt cũng giáng một đòn mạnh vào Hezbollah, nhóm vũ trang có liên hệ chặt chẽ với Syria và Iran, vốn đã bị tổn thất nặng nề do chiến dịch quân sự của Israel. Đối với Nhà nước Do Thái, Al Assad ra đi là một chiến thắng lớn, khiến các mắt xích của Iran tại khu vực bị suy yếu.
Tuy nhiên, Israel cũng vẫn lo ngại về sự trỗi dậy của các lực lượng Hồi giáo Sunni, vốn không thân thiện với Nhà nước Do Thái và có thể làm thay đổi tình hình ở cao nguyên Golan, khu vực mà Israel đang chiếm giữ từ năm 1967. Lo ngại về biến động chính trị và quân sự trong khu vực, Israel đã điều quân đội vào vùng đệm tại Golan, khiến quốc tế lên án.
Nếu như tình hình tại Syria là một thất bại cho đồng minh Nga, hiện đang “cưu mang” gia đình Bachar Al -Assad, thì tại Thổ Nhì Kỳ, chiến thắng của lực lượng phiến quân Hồi giáo HTS được đón nhận nồng nhiệt. Các tờ báo của nhà nước coi đây là thành quả từ chính sách của tổng thống Recep Tayyip Erdogan, luôn đứng về phía các lực lượng đối lập tại Syria.
Về mặt kinh tế, sự sụp đổ của Al Assad cũng mở ra cơ hội lớn cho Thổ Nhĩ Kỳ tham gia vào việc tái thiết Syria. Các công ty Thổ Nhĩ Kỳ có thể đóng vai trò quan trọng trong công cuộc tái thiết, đặc biệt là trong lĩnh vực xây dựng, nếu có thỏa thuận giữa chính phủ hai nước.
Mặc dù Erdogan tuyên bố tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ của Syria, trên thực tế, Thổ Nhĩ Kỳ đã kiểm soát nhiều khu vực miền bắc Syria trong nhiều năm, đặc biệt là những khu vực giành được từ các lực lượng người Kurdistan. Thổ Nhĩ Kỳ cũng tiếp tục duy trì quyền kiểm soát và ảnh hưởng lớn đối với các khu vực này.
Người Syria bị ngó lơ, tự phó mặc cho số phận
Courrier International cũng đề cập đến phản ứng của các nước châu Âu mừng vui về tình hình ở Syria, nhưng ngay sau đó lại nhanh chóng thông báo ngừng xử lý đơn xin tị nạn của người Syria, để buộc họ hồi hương. Đó là những nước Áo, Đan Mạch, Na Uy, Bỉ, Ý, Hy Lạp, Anh Quốc, Thụy Sĩ, Thụy Điển và đặc biệt là Đức, nơi có cộng đồng người Syria hải ngoại lớn nhất ở châu Âu. Nhật báo L'Écho của Bỉ viết: “Trước sự phấn khích chính trị này, Cao ủy Liên Hiệp Quốc về người tị nạn đã kêu gọi ‘kiên nhẫn và cảnh giác.”
Xã luận của tuần báo L’Express thì đưa ra nhận xét về sự bất lực của phương Tây đối với các vấn đề ở Trung Đông. Nội chiến từ hơn chục năm qua, với các chính sách tàn bạo dã man của chế độ Al Assad, lần lượt vượt hết các lằn ranh đỏ, nhưng Mỹ, Pháp, Anh vẫn do dự, làm ngơ, để người dân Syria bị cô lập, phó mặc cho số phận. L’Express cũng đặt câu hỏi : Liệu việc Al Assad bị soán ngôi có thể khiến các nhà độc tài trong khu vực cũng phải e sợ hay không, khi làn sóng nổi dậy lật đổ chế độ có thể lan rộng ?
Trang nhất tuần san Le Nouvel Obs đăng bức chân dung của Bachar Al Assad bị giẫm đạp dưới đất, nát nhàu, bên cạnh dòng tựa “Những chủ nhân mới của Damas”. Trong hồ sơ về chủ đề này, Le Nouvel Obs viết : “Có ai mà lại không vui mừng khi chứng kiến sự kết thúc của cuộc chiến tranh kéo dài gần 14 năm, gây ra hàng trăm ngàn cái chết và tàn phá một đất nước từng là ngọn hải đăng của lịch sử văn hóa thế giới?”
Thế nhưng sự xuất hiện của lực lượng tiếp quản Syria, Hayat Tahrir al-Sham, cũng khiến người ta phải dè chừng. Ngay sau khi giành quyền kiểm soát thủ đô Damas, lãnh đạo HTS, Al-Goulani đã đến nhà thờ Hồi giáo Omeyyades, công khai tuyên bố rằng chiến thắng này sẽ mở ra một trang sử mới cho Hồi giáo của Syria. Hành động này “làm sống lại truyền thống của các vị vua và tiểu vương đã nhậm chức […] tại nhà thờ Hồi giáo”, “loại trừ phụ nữ khỏi đời sống chính trị, vì nhà thờ Hồi giáo là nơi ‘cấm’ phụ nữ”, quét dọn sạch “các nhóm thiểu số tôn giáo bao gồm cả những người Hồi giáo không theo hệ phái Sunni”.
HTS chỉ thay đổi chiến lược ?
Các tuần san đều lần lượt vẽ lại chân dung của Al Goulani theo ngòi bút của riêng mình, nhưng tựu trung lại đều phác họa một thủ lĩnh với lý lịch tư pháp dày đặc, bên cạnh con số 10 triệu euro mà Hoa Kỳ treo thưởng nếu bắt được kẻ “khủng bố” này. Al Goulani, từng là quân thánh chiến chống Mỹ, có liên hệ với các thủ lĩnh như Abou Bakr al-Baghdadi, lãnh đạo của Nhà nước Hồi giáo (Daech). Al-Goulani đã công khai tuyên bố rằng mình không còn là một chiến binh thánh chiến như trước và đã tách khỏi Daech vào năm 2013. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng đó chỉ là một chiến lược để “xóa bỏ hình ảnh khủng bố của nhóm HTS”, đồng thời tạo dựng mối quan hệ với phong trào dân tộc Syria.
Tại Idlib, nơi đặt trụ sở của HTS, lực lượng này tuyên bố bảo vệ các nhóm thiểu số tôn giáo, nhưng nhiều chuyên gia cho rằng nhóm này không thay đổi bản chất, tức là mục tiêu xây dựng một chế độ Hồi giáo cực đoan theo luật sharia, và hiện tại chỉ là một “bước ngoặt chiến lược”. Trên thực tế, theo Le Nouvel Obs, HTS vẫn duy trì các mối quan hệ chặt chẽ với Al-Qaida và các nhóm cực đoan khác, với nhiều chiến binh và phần tử nguy hiểm từ Daech hiện đang trú ẩn tại Idlib. Le Nouvel Obs kết luận rằng các nhà ngoại giao và nhà báo phương Tây đang “bị cám dỗ để thúc đẩy chế độ Hồi giáo mới này”. Họ muốn tin vào Al-Goulani mới, giống như những ai ngây thơ, đã tin vào “huyền thoại về Taliban ôn hòa ” bốn năm trước.
Các báo mô tả đất nước bị đè nặng bởi trang sử nhuốm máu từ chế độ Al Assad, trải qua 13 năm nội chiến, với hơn 500 000 người thiệt mạng, với những hình ảnh từ nhà tù Sednaya - địa ngục trần gian, nhiều tù nhân bị giam giữ vô cớ, tra tấn trong hàng năm, không thấy ánh sáng, đến tên tuổi của mình cũng không nhớ. Thế nhưng, L’Express đặc biệt lưu ý đến việc các tù nhân vừa được phóng thích, hàng trăm người trong số đó là những chiến binh thánh chiến.
Pháp : Nhiệm vụ tìm ra một chính phủ ổn định của Macron
Khủng hoảng chính trị ở Pháp là chủ đề được hầu hết các tuần san lớn của Pháp quan tâm. Sau nhiều ngày chờ đợi với các đồn đoán khác nhau, điện Élysée sáng thứ Sáu cuối cùng thông báo bổ nhiệm François Bayrou, lãnh đạo đảng cánh trung Modem, làm tân thủ tướng.
Các báo đưa ra những phân tích đằng sau hậu trường. Tuần san Le Nouvel Obs đặt câu hỏi lớn trên trang nhất, liệu tổng thống Emmanuel Macron có kế hoạch B hay không ? Nguyên thủ Pháp hy vọng nhờ “phương pháp mới” để tìm một thủ tướng có khả năng không xúc phạm ai, tránh được cuộc khủng hoảng chế độ hay hàng loạt lời kêu gọi ông từ chức ? Khi mà nước Pháp đang trong tình trạng “không có ngân sách cho năm 2025”, đối mặt với bất ổn tài chính.
Để tránh khủng hoảng chính trị ngày càng sâu sắc hơn sau sự sụp đổ của chính phủ Barnier, ông Macron muốn thiết lập một chính phủ đoàn kết, loại trừ đảng Tập Hợp Dân Tộc (RN), giảm phụ thuộc vào đảng cực hữu này, tránh để RN nắm vai trò quyết định trong chính sách và củng cố vị thế của các đảng truyền thống. Tổng thống cũng đề xuất một “thỏa thuận không bỏ phiếu bất tín nhiệm”, để các đảng không cản trở hoạt động của tân chính phủ, dù không hoàn toàn ủng hộ.
Để đạt được thỏa thuận này, các đảng cũng đặt ra các điều kiện. Đảng Xã hội yêu cầu “đóng băng cải cách hưu trí”, và tổ chức một hội nghị để thảo luận về quỹ hưu trí. Đảng cánh hữu Những người Cộng Hòa thì muốn loại bỏ các vấn đề “gây khó chịu”, như cải cách hưu trí và luật nhập cư.
Xã luận của Le Nouvel Obs đề cập đến “một cách tả có trách nhiệm”. Khi đối mặt với các vấn đề chính trị và kinh tế cấp bách, đảng Cộng Sản (PCF) và đảng Xã hội Pháp (PS) đã thay đổi chiến lược. Trong khi Jean-Luc Melenchon của đảng Nước Pháp Bất Khuất (LFI) ủng hộ cuộc khủng hoảng, để buộc tổng thống từ chức và tổ chức bầu tân lãnh đạo, thì đảng PCF và PS muốn tìm thỏa hiệp và thể hiện trách nhiệm chính trị, ví dụ như giải quyết tranh cãi về cải tổ hưu trí, thay vì yêu cầu bãi bỏ việc tăng tuổi nghỉ hưu lên 64.
Cây bút xã luận của tuần san cho rằng Macron đang cố gắng xây dựng một “chính phủ vì lợi ích chung” với sự tham gia của các đảng sẵn sàng thỏa hiệp, loại trừ LFI và RN. Nhưng thành công của chiến lược này phụ thuộc vào việc liệu ông Macron có thể từ bỏ quyền kiểm soát, và trao quyền cho một thủ tướng mới, mang lại sự ổn định chính trị về lâu về dài. Thế nhưng, Le Noubel Obs kết luận rằng “chính trị thì thường không sử dụng lý trí”.
Macron, tổng thống bị chỉ trích nhiều nhất trong nền Đệ Ngũ Cộng Hòa
Việc chính phủ của Michel Barnier bị lật đổ cũng tác động đáng kể đến hình ảnh của tổng thống Macron, vốn đã dần bị phai nhạt, ngày càng khiến người dân mất lòng tin, theo như nhận định từ Frédéric Dabi, giám đốc viện thăm dò IFOP của Pháp. Ông Frédéric cho rằng người dân Pháp hiện đang theo một logic - thờ ơ với các vấn đề quốc gia, hoặc khó hiểu, đặc biệt là trước hành động giải tán Quốc Hội của tổng thống hồi tháng Sáu, khiến ông Macron là “lãnh đạo bị chỉ trích nhiều nhất trong toàn bộ lịch sử của nền Đệ Ngũ Cộng Hòa”.
Nhìn từ quốc tế, tuần san của Courrier International đưa ra góc nhìn của báo El Pais, Tây Ban Nha, cho rằng sự mù quáng của Emmanuel Macron đã đẩy nước Pháp vào một cuộc khủng hoảng chưa từng có, thậm chí vượt ra ngoài biên giới nước Pháp”. Điều gì sẽ xảy ra ở châu Âu nếu không có ai chịu trách nhiệm ở Paris và Berlin, hai trụ cột của Lục địa Già, nhất là vào lúc Donald Trump quay lại Nhà Trắng ? Chưa kể đến cuộc chiến giữa Nga và Ukraina hay những căng thẳng nóng bỏng ở Trung Đông.
Đức đang trải qua một cuộc khủng hoảng đáng lo ngại, phải đối mặt với một cuộc thay đổi chính phủ, phải cân nhắc về mô hình hoạt động của chính phủ, sau khi đặt cược vào quốc phòng từ Mỹ, năng lượng giá rẻ từ Nga, hay xuất khẩu sang Trung Quốc. Tình hình ở Pháp thì “thảm khốc” không kém. Và thủ phạm gây ra cuộc khủng hoảng không phải là thủ tướng Michel Barnier, không thể đàm phán với ai, bị cánh tả hữu lật đổ, mà là vị tổng thống cầm quyền như một Jupiter (vị thần La Mã cai quản trời đất, với tích cách hống hách, thống trị).
Nếu như Macron từng được kỳ vọng mang lại sự đổi mới, thì nay ông bị chỉ trích vì quản lý yếu kém, với các chính sách không hiệu quả, đặc biệt là trong việc đối phó với các vấn đề xã hội và tài chính.
Chính trị Pháp “chao đảo”, châu Âu cũng lung lay
Ông Macron cũng bị cáo buộc đã “mở đường” cho cực hữu trỗi dậy, bằng những nhượng bộ trong chính sách nhập cư và an ninh, trong bối cảnh cực hữu ngày càng giành nhiều ảnh hưởng tại châu lục, hay các định chế của châu Âu. Nước Pháp bị đè nặng bởi nợ công và thâm hụt ngân sách, nhưng lại bế tắc trong việc tìm ra giải pháp, sẽ khiến thị trường tài chính lo ngại. Xếp hạng tín dụng của Pháp có thể bị hạ bậc, và điều này có nguy cơ gây bất ổn cho toàn khu vực euro. Nếu Paris không sớm tìm ra giải pháp, vấn đề này có thể làm suy yếu khả năng ứng phó của Liên Âu trước các cuộc khủng hoảng trong tương lai.
Theo Courrier International, nền Đệ Ngũ Cộng Hòa được thành lập từ thời tướng Charles De Gaule chỉ có thể hoạt động nếu giành được đa số tại Quốc Hội, vậy phải chăng đã đến lúc thay đổi chế độ này ?
Tuần san Pháp cũng đưa ra quan điểm từ Ý. “Nếu các nền dân chủ đại diện cho phương Tây gặp khó khăn thì đó không phải là một tai nạn mà là một hiện tượng mang tính cơ cấu”. Ý đã trải qua cuộc khủng hoảng mà Đức và Pháp đang phải đối mặt. Nếu tình hình ở Đức là giai đoạn đầu : các đảng truyền thống vẫn ngăn chặn được sự gia tăng của cực hữu, thì Pháp là giai đoạn hai : đối mặt với sự hỗn loạn khi phải tìm ra giải pháp trước các đảng cực đoan, và Ý là giai đoạn ba, tức là đảng cực hữu, từng có liên hệ với Đức Quốc Xã, lên nắm quyền, nhưng hiện lại là nước ổn định nhất châu Âu.
Quan hệ giữa Pháp và giáo hoàng Phanxicô : Lúc nóng lúc lạnh
Vẫn liên quan đến nước Pháp, tuần san của La Croix thì chú ý đến chuyến công du của giáo hoàng Phanxicô đến đảo Corse vào cuối tuần này. Tờ báo Công Giáo điểm lại quan hệ giữa Paris và Tòa thánh những năm qua, “giống như thời tiết nắng mưa thất thường ở vùng Bretagne”, một ngày âm u ảm đạm, nhưng tia nắng mặt trời nhiều lần le lói. Chọn ghé thăm lãnh thổ của Pháp, nhưng không phải Paris mà là Ajaccio ở đảo Corse, giáo hoàng người Achentina vừa giữ khoảng cách với Pháp, nhưng vừa tỏ ra thân mật.
Giáo hoàng đã khước từ lời mời từ phía Paris đến dự lễ mở cửa trở lại Nhà thờ Đức bà Notre-Dame, mà thay vào đó chỉ gửi một bức thư đến giáo dân Pháp. Bởi ngài “thích đến những vùng lãnh thổ nhỏ bé, hay những nơi mà ngài có thể gần với dân chúng” vì đó là sứ vụ truyền giáo của mình. Và Paris không đáp ứng tiêu chí này, nhất là với sự hiện diện của các lãnh đạo quốc gia lớn. Do đó, Ajaccio, thành phố biển đảo, với tín ngưỡng bình dân, phù hợp hơn và giáo hoàng mong muốn các giá trị tôn giáo ở vùng Địa Trung Hải sẽ được lan tỏa đến các cộng đồng Công giáo khác. Dưới góc độ địa chính trị, giáo hoàng quan tâm đến tam giác “Nga - Trung Quốc - Iran” hơn, và các khu vực ít được chú ý, các nước thuộc thế giới thứ ba, thay vì Pháp hay châu Âu.
La Croix cũng đề cập đến một số tranh cãi tại hậu trường về chuyến thăm, diễn ra một tuần sau khi Nhà thờ Đức Bà mở cửa trở lại, có thể gây hiểu lầm rằng giáo hoàng “ngó lơ” Paris. Hơn nữa, chuyến thăm diễn ra trong bối cảnh đảo Corse đang đàm phán về quyền tự trị, dẫn đến nhiều lo ngại rằng sự hiện diện của giáo hoàng có phần “chính trị”.
Mối quan hệ giữa Giáo hoàng và tổng thống Pháp Emmanuel Macron vẫn tốt đẹp, nhưng cũng tồn tại những khác biệt lớn về các vấn đề xã hội như hôn nhân đồng giới hay vấn đề trợ tử để kết thúc sự sống.
Yoon Suk Yeol, tổng thống “độc tài”, “mối nguy” cho nền dân chủ Hàn Quốc
Nhìn sang châu Á với những diễn biến chính trị tại Hàn Quốc sau vụ tổng thống Yoon Suk Yeol ban hành thiết quân luật nhưng bất thành. Tuần san The Economist đánh giá rằng hành động của tổng thống Yoon không chỉ gây sốc cho người dân Hàn Quốc, gợi lại ký ức đau thương về cuộc đảo chính quân sự những năm 1970, 1980, với cuộc thảm sát ở Gwangju, mà còn phơi bày cho thế giới một nền dân chủ mong manh và khả năng “phục hồi” của Hàn Quốc.
Tuần báo kinh tế nêu ra hai điểm yếu của Seoul. Đầu tiên là môi trường chính trị phân cực cao, khiến ông Yoon Suk Yeol, vốn không có nhiều kinh nghiệm chính trị có thể lên nắm quyền lãnh đạo. Yoon Suk Yeol, từng là một công tố viên, thiếu khả năng đối thoại, chỉ nhìn thấy hai loại người : tội phạm hoặc vô tội. Do đó, ông coi đối thủ chính trị của mình là những “kẻ thù”, cần loại bỏ. Với tư tưởng cực hữu cùng sự tự cao, ông Yoon Suk Yeol được cho là có những đặc điểm của các nhà độc tài trong lịch sử.
Theo The Economist, sự phân cực trong giới chính trị Hàn Quốc cũng cho phép phe bảo thủ bỏ qua tính cách độc đoán của ông, coi ông là ứng cử viên tổng thống để ngăn chặn một chính quyền tiến bộ khác. Ông Yoon cũng không ngần ngại bổ nhiệm những bạn học, những người thân cận vào mạng lưới tình báo hay quân đội, để thao túng các cơ quan này. Tổng thống Yoon đã sử dụng quyền lực của ông tấn công các đối thủ chính trị, bảo vệ bản thân và vợ khỏi những vấn đề pháp lý. Chính quyền của ông trở nên khét tiếng “ lạm dụng quyền công tố, trở thành một chính quyền của công tố, bởi công tố và vì công tố, theo một cách diễn đạt sai lệch câu nói nổi tiếng của Lincoln.” Ông Yoon lựa chọn khủng hoảng thay vì thỏa hiệp.
Courrier International thì đưa ra quan điểm của một tờ báo thuộc phe đối lập ở Hàn Quốc, chỉ trích tổng thống Yoon “là mối nguy của đất nước”, nhưng đã được đảng của ông, chấp nhận quay lưng với người dân, để cứu vớt chiếc ghế tổng thống của ông. Quốc Hội Hàn Quốc vừa qua đã không thể thông qua lệnh phế truất do vấp phải sự phản đối từ đảng cầm quyền Quyền lực Nhân dân (PPP)
Vụ việc cũng cho thấy sự kháng cự mạnh mẽ để “bảo vệ nền dân chủ” Hàn Quốc. Cả thế giới đã chứng kiến cảnh người dân tập trung quanh tòa nhà Quốc Hội, trở thành lực lượng tuyến đầu. Các nghị sĩ đảng đối lập vượt qua cảnh sát, leo hàng rào vào Quốc Hội để dỡ bỏ thiết quân luật.
Thế nhưng nền dân chủ tại Hàn Quốc vẫn mong manh, khi các thủ tục luận tội ông Yoon bị chặn lại, ông vẫn giữ vị trí quyền lực. Theo tuần san The Economist, ông Yoon cần phải từ chức và các cá nhân liên quan phải chịu trách nhiệm thì Hàn Quốc mới sang trang mới được. Ngoài ra, cũng cần phải xóa bỏ sự phân cực chính trị, phi chính trị hóa quân đội và tình báo, và thúc đẩy đối thoại chính trị để nền dân chủ Hàn Quốc không bị đe dọa trong tương lai.
Một cuộc khảo sát cho thấy 73,6% người dân ủng hộ việc luận tội Yoon. Đảng đối lập Dân Chủ cũng tiếp tục tổ chức các cuộc bỏ phiếu mỗi tuần để đẩy mạnh tiến trình luận tội. Hàng trăm nghìn người dân đã tập trung trước Quốc Hội yêu cầu Yoon từ chức, bất chấp thời tiết lạnh giá.
*********
Gruzia: Nguy cơ lún sâu vào khủng hoảng với cuộc bầu chọn một tổng thống mới
Khủng hoảng chính trị tại Gruzia có thể sẽ thêm căng thẳng với cuộc bầu chọn tổng thống tại Quốc Hội mà ứng viên duy nhất là cựu cầu thủ bóng đá Mikheil Kavelachvili. Đây là một nhân vật cực hữu, trung thành với chính phủ của đảng Giấc mơ Gruzia, bị làn sóng biểu tình thân châu Âu từ nhiều tuần qua chống đối gay gắt.
Đăng ngày: Sửa đổi ngày:
Cuộc bỏ phiếu tại Quốc Hội dự kiến diễn tra chiều nay. Nhiều đoàn người biểu tình từ sáng nay đã tụ tập trước nhà Quốc Hội tại thủ đô Tbilisi.
Mikheïl Kavelashvili là ứng viên duy nhất cho chứ tổng thống vì phe đối lập từ chối tham gia Quốc hội sau cuộc bầu cử lập pháp gây tranh cãi hồi tháng 10 nên không đề cử ai.
Quốc gia trong vùng Kavkaz này bị sa lầy trong cuộc khủng hoảng chính trị nghiêm trọng từ sau cuộc bầu cử Quốc Hội hôm 26/10 với chiến thắng của đảng cầm quyền Giấc mơ Gruzia mà phe đối lập tố cáo có gian lận và phản đối kết quả. Cuối tháng 11 vừa qua, quyết định của chính phủ hoãn tiến trình gia nhập Liên Hiệp Châu Âu của Gruzia đến năm 2028 đã làm bùng lên phong trào phản kháng từ ba tuần nay.
Thông tín viên Regis Genté tại Tbilisi ghi nhận tình hình tại chỗ:
Vào lúc phong trào phản kháng đã suy yếu từ một tuần nay thì thứ Bảy này được người biểu tình chờ đợi như là cơ hội để lấy lại khí thế cho phong trào.
Từ ngày thứ Sáu, hơn chục cuộc tập hợp đã được tổ chức tại Tbilisi theo các hội đoàn ngành nghề. Những người trồng nho, nhân viên trong lĩnh vực xã hội hay các luật sư tuần hành từng đoàn.
Buổi tối tất cả đều đổ về trụ sở Nghị Viện quốc gia, nơi các dân biểu của đảng cầm quyền Giác mơ Gruzia của nhà tài phiệt Bidzina Ivanichvili ngày thứ Bảy này sẽ bầu nguyên thủ quốc gia mới.
Chỉ riêng cái tên người kế nhiệm bà tổng thống hiện tại Salomé Zourabichvili cũng đã gây phẫn nộ cho những người thân Châu Âu. Bởi vì ông Mikheil Kavelachvili là một cựu cầu thủ bóng đá, không có bằng cấp cũng như ông thể hiện tất cả những gì thân Nga nhất trên chính trường Gruzia.
Nhưng đảng cầm quyền muốn áp đặt nhân vật này cũng như họ đã làm với luật về nhân viên nước ngoài hồi mùa xuân và cũng như đảng nay đang làm để trì hoãn tiến trình gia nhập Liên Hiệp Châu Âu bằng cách tuyên truyền mạnh mẽ cùng với trấn áp thô bạo của cảnh sát.
**************
Zelenskyy: Nga đang triển khai thêm quân đội Triều Tiên để đẩy lùi cuộc xâm nhập Kursk
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy hôm 14/12 cho biết rằng Moscow đã bắt đầu đưa "một số lượng đáng kể" quân đội Triều Tiên vào nỗ lực đẩy lùi quân đội Ukraine ra khỏi khu vực Kursk của Nga.
Quân đội Ukraine bắt đầu cuộc đột kích vào khu vực Kursk vào tháng 8 và vẫn kiểm soát một số khu định cư ở đó. Đây là một phần trong nỗ lực của Kyiv nhằm giảm bớt áp lực cho lực lượng của họ ở miền đông Ukraine, nơi Nga đã có những bước tiến ổn định.
"Hôm nay đã có dữ liệu sơ bộ cho thấy Nga đã bắt đầu sử dụng binh lính từ Triều Tiên trong các cuộc tấn công – một con số đáng chú ý", ông Zelenskyy cho biết trong bài phát biểu thường kỳ của mình trước toàn dân.
"Người Nga đưa họ vào các đơn vị hợp nhất và sử dụng họ trong các hoạt động ở khu vực Kursk. Hiện tại, chỉ có ở đó thôi".
Theo ông Zelenskyy, sự tham gia của quân đội Triều Tiên vào các hoạt động ở khu vực Kursk, giáp biên giới với Ukraine, đã làm leo thang thêm cuộc chiến kéo dài gần 34 tháng qua.
Ông Zelenskyy nói rằng Ukraine sẽ tiếp tục tự vệ, bao gồm cả chống lại quân đội Triều Tiên.
Các quan chức Ukraine và Hàn Quốc trước đây cho biết rằng có hơn 10.000 quân đội Triều Tiên có mặt ở Nga.
Theo ông Zelenskyy, Tổng thống Nga Vladimir Putin đang thực hiện các bước để mở rộng và tiếp tục chiến tranh.
Ông đã đưa ra lời kêu gọi mới tới các đồng minh phương Tây của Ukraine để tăng cường sự ủng hộ của họ đối với Kyiv, và nói rằng ông sẽ thảo luận vấn đề này với các đối tác châu Âu vào tuần tới.
Ông Zelenskyy có kế hoạch tham dự một cuộc họp với các nhà lãnh đạo Anh, Pháp, Đức, Ý, Ba Lan, NATO và EU tại Brussels vào vào ngày 18/12.
************
Jordanie tổ chức hội nghị quốc tế bàn về tương lai của Syria
Jordanie, hôm nay 14/12/2024, chủ trì cuộc họp hội tụ các quan chức ngoại giao Mỹ, Liên Hiệp châu Âu (EU), Thổ Nhĩ Kỳ và các quốc gia Ả Rẩp để thảo luận về tình hình ở Syria thời hậu Bachar al-Assad. Chế độ al-Assad sụp đổ đánh dấu sự chấm dứt của gần 14 năm chiến tranh đã cướp đi sinh mạng của hơn 500.000 người và khiến hàng triệu người phải sơ tán.
Đăng ngày: Sửa đổi ngày:
Tại Syria, người dân, hôm qua 13/12, tổ chức sự kiện mang tên "Ngày Thứ Sáu Chiến Thắng" và bắn pháo hoa để mừng sự sụp đổ của đế chế al-Assad. Từ Damas, đặc phái viên Murielle Paradon và Boris Vichith gửi về bài phóng sự :
Người dân Syria vẫn tiếp tục ăn mừng sự sụp đổ của chế độ Bachar al-Assad trên quảng trường Omeyyades. Với phe nổi dậy cầm quyền, giới trẻ mơ về một kỷ nguyên mới.
Người Syria phải tự quyết định vận mệnh, theo Malak, một sinh viên 19 tuổi. Cô không muốn sự can thiệp từ bên ngoài : "Làm ơn hãy để người Syria tự bày tỏ ý kiến của mình ! Chúng tôi đã bị tước quyền này và giờ muốn giành lại nó. Chúng tôi đã quá nhiều lần bị dội bom và Mỹ đã không làm gì trong suốt 14 năm qua. Giờ đây họ sẽ làm gì ?"
Zeinab thì cho rằng cộng đồng quốc tế phải giúp người dân Syria buộc những kẻ đứng sau chế độ đã sụp đổ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật : "Suốt những năm qua, có rất nhiều người đã bị giết và phải chịu đau khổ vì tên tội phạm Bachar al-Assad. Chúng tôi muốn công lý được thực thi cho toàn thể nhân dân Syria."
Sau 14 năm chiến tranh, đất nước sẽ cần được tái thiết. Tasnin, 21 tuổi, mong muốn nhận được sự trợ giúp tài chính quốc tế, đặc biệt là cho giới trẻ : "Tôi hy vọng họ sẽ giúp đỡ chúng tôi. Ví dụ như trong các trường đại học, về mặt trang thiết bị, chúng tôi gần như không có gì. Còn trẻ em thì không được đến trường, trong khi chúng phải được đi học. Giờ đây chiến tranh đã kết thúc, và chúng tôi cần phải tái thiết đất nước."
Người Syria cũng hy vọng các biện pháp trừng phạt quốc tế, được ban hành chống lại chế độ Bachar al-Assad, sẽ được dỡ bỏ. Những trừng phạt này đã khiến đất nước kiệt quệ.
Về phần mình, Thổ Nhĩ Kỳ hôm qua cho biết đã thuyết phục được Nga và Iran không can thiệp khi phe nổi dậy tấn công lật đổ chế độ Bachar al-Assad. Ankara cũng thông báo đã mở lại đại sứ quán ở Syria.
*******
Nguồn tin: Nga rút lui nhưng không rời khỏi Syria
Nga đang rút quân khỏi tiền tuyến ở miền bắc Syria và khỏi các đồn trú đóng ở dãy núi Alawite nhưng không rời khỏi hai căn cứ chính của họ tại quốc gia này sau khi Tổng thống Bashar al-Assad sụp đổ, theo bốn quan chức Syria nói với Reuters.
Việc lật đổ ông Assad, người cùng với người cha quá cố của mình – cựu Tổng thống Hafez al-Assad – tạo dựng lên một liên minh chặt chẽ với Moscow, đã đặt tương lai của các căn cứ của Nga, gồm căn cứ không quân Hmeimim ở Latakia và cơ sở hải quân Tartous, vào sự không chắc chắn.
Cảnh quay vệ tinh từ ngày 13/12 cho thấy có vẻ như có ít nhất hai chiếc Antonov AN-124, một trong những máy bay chở hàng lớn nhất thế giới, tại căn cứ Hmeimim với phần đầu máy bay mở ra, dường như đang chuẩn bị chất hàng.
Một quan chức an ninh Syria đồn trú bên ngoài cơ sở này cho biết rằng có ít nhất một máy bay chở hàng đã bay ra ngoài hôm 14/12 để đến Libya.
Các nguồn tin quân sự và an ninh Syria có liên lạc với phía Nga cho Reuters biết rằng Moscow đang rút quân khỏi tiền tuyến và rút một số thiết bị hạng nặng cùng các sĩ quan cấp cao của Syria.
Nhưng theo các nguồn tin, vốn yêu cầu giấu tên do tính nhạy cảm của sự việc, Nga không rút khỏi hai căn cứ chính và hiện không có ý định làm như vậy.
Một số thiết bị cũng như các sĩ quan cấp cao của quân đội Assad đang được chuyển trở lại Moscow nhưng mục tiêu ở giai đoạn này là tập hợp lại và triển khai lại theo diễn biến trên thực địa, theo một sĩ quan cấp cao của quân đội Syria có liên hệ với quân đội Nga cho Reuters biết.
Một quan chức cấp cao của phe nổi dậy thân cận với chính quyền lâm thời mới nói với Reuters rằng vấn đề về sự hiện diện của quân đội Nga tại Syria và các thỏa thuận trước đây giữa chính phủ Assad và Moscow không được thảo luận.
"Đây là vấn đề của các cuộc đàm phán trong tương lai và người dân Syria sẽ có tiếng nói cuối cùng", quan chức này cho biết, đồng thời nói thêm rằng Moscow đã thiết lập các kênh liên lạc.
"Các lực lượng của chúng tôi hiện cũng đang ở rất gần các căn cứ của Nga tại Latakia", quan chức này nói mà không giải thích thêm.
Điện Kremlin cho biết Nga đang thảo luận với những người cai trị mới của Syria về các căn cứ của họ ở đây. Bộ Quốc phòng Nga không trả lời yêu cầu bình luận về ghi nhận của Reuters.
Một nguồn tin giấu tên của Nga cho biết các cuộc thảo luận với những lãnh đạo mới của Syria vẫn đang diễn ra và Nga không rút khỏi các căn cứ của mình.
Reuters không thể ngay lập tức xác định được liệu thủ lĩnh phiến quân Syria Ahmad al-Sharaa – hay còn gọi là Abu Mohammed al-Golani – nhìn nhận tương lai lâu dài của các căn cứ của Nga như thế nào.
Tổng thống Nga Vladimir Putin, người đã can thiệp vào cuộc nội chiến Syria năm 2015 để hỗ trợ ông Assad khi phương Tây kêu gọi lật đổ ông, đã cấp cho ông Assad quyền tị nạn tại Nga sau khi Moscow giúp ông chạy khỏi Syria hôm 8/12.
Các căn cứ Nga ở Syria
Moscow đã ủng hộ Syria kể từ đầu Chiến tranh Lạnh và đã công nhận nền độc lập của nước này vào năm 1944 khi Damascus tìm cách lật đổ chế độ thực dân của Pháp. Phương Tây từ lâu đã coi Syria là vệ tinh của Liên Xô.
Các căn cứ ở Syria là một phần không thể thiếu trong sự hiện diện quân sự toàn cầu của Nga: căn cứ hải quân Tartous là trung tâm sửa chữa và tiếp tế duy nhất của Nga ở Địa Trung Hải, trong khi Hmeimim là một trạm trung chuyển chính cho hoạt động quân sự và lính đánh thuê ở Châu Phi.
Theo các nguồn tin tình báo phương Tây và quân đội Syria, Nga cũng có các trạm nghe lén ở Syria, được điều hành cùng với các trạm tín hiệu của Syria.
Cơ sở Tartous có từ năm 1971 và sau khi Nga can thiệp vào cuộc nội chiến để giúp ông Assad, Moscow đã được cấp hợp đồng thuê miễn phí trong 49 năm vào năm 2017.
Yoruk Isik, một nhà phân tích địa chính trị có trụ sở tại Istanbul và cũng là người điều hành trang tin Bosphorus Observer, nhận định rằng Nga có thể đã gửi máy bay chở hàng ra khỏi Syria qua Kavkaz, sau đó đến căn cứ không quân Al Khadim ở Libya.
Một nhà báo của Reuters cho biết rằng trên đường cao tốc nối căn cứ không quân Hmeimim với căn cứ ở Tartous, có thể nhìn thấy một đoàn xe chiến đấu bộ binh và xe hậu cần của Nga đang hướng về phía căn cứ không quân.
Đoàn xe đã dừng lại do một trong những chiếc xe của đoàn bị trục trặc, với những người lính đứng cạnh xe và đang sửa chữa sự cố.
"Cho dù là Nga, Iran hay chính phủ trước đây vốn đã áp bức chúng tôi và phủ nhận quyền của chúng tôi ... chúng tôi không muốn bất kỳ sự can thiệp nào từ Nga, Iran hay bất kỳ sự can thiệp nước ngoài nào khác", Ali Halloum, một người dân đến từ Latakia và sống tại Jablah, nói với Reuters.
Tại Hmeimim, Reuters nhìn thấy những người lính Nga đi bộ xung quanh căn cứ như bình thường và máy bay phản lực trong nhà chứa máy bay.
Hình ảnh vệ tinh do Planet Labs chụp vào ngày 9/12 cho thấy ít nhất ba tàu trong hạm đội Địa Trung Hải của Nga – gồm hai khinh hạm có tên lửa dẫn đường và một tàu chở dầu – neo đậu cách Tartous khoảng 13 km về phía tây bắc.
************
Khủng hoảng chính trị Hàn Quốc: Tòa án Hiến pháp sẽ quyết định số phận của tổng thống bị luận tội
Tòa án Hiến pháp Hàn Quốc sẽ quyết định số phận của Tổng thống Yoon Suk Yeol, sau khi quốc hội luận tội ông hôm 14/12 vì lệnh thiết quân luật trong vài giờ mà ông ban bố vào tuần trước.
Sau đây là những vấn đề chính đối với con đường phía trước của Hàn Quốc.
Tiếp theo là gì?
Quyền tổng thống của ông Yoon bị đình chỉ nhưng ông vẫn tại vị, giữ quyền miễn trừ đối với hầu hết các cáo buộc ngoại trừ tội nổi loạn hoặc phản quốc. Thủ tướng Han Duck-soo do ông Yoon bổ nhiệm sẽ lên nắm quyền tổng thống.
Tòa án Hiến pháp phải quyết định trong vòng 180 ngày xem có nên cách chức ông Yoon hay bác bỏ việc luận tội và khôi phục quyền lực của ông hay không. Nếu tòa án cách chức ông Yoon hoặc ông từ chức, một cuộc bầu cử tổng thống phải được tổ chức trong vòng 60 ngày.
Tòa án có thể tổ chức phiên điều trần đầu tiên bất kỳ lúc nào sau khi nhận được nghị quyết luận tội của quốc hội.
Nghị sĩ đảng Dân chủ đối lập Jung Chung-rae, người đứng đầu Ủy ban Lập pháp và Tư pháp của quốc hội, sẽ dẫn đầu vụ kiện bãi nhiệm Tổng thống Yoon.
Nhóm luật sư của ông Yoon vẫn chưa được công bố, nhưng lý lịch của ông với tư cách là công tố viên đã làm dấy lên các thông tin rằng ông có thể nhờ đến các đồng nghiệp cũ hoặc thậm chí tự đại diện cho mình.
Rào cản nào đối với phán quyết của tòa?
Theo hiến pháp Hàn Quốc, sáu thẩm phán phải đồng ý để có thể phế truất một tổng thống bị luận tội. Tòa án Hiến pháp gồm chín thành viên hiện có ba vị trí khuyết, vì vậy các thẩm phán hiện tại sẽ phải bỏ phiếu nhất trí để bãi nhiệm ông Yoon.
Ba vị trí khuyết này được phân bổ cho quốc hội để thay vào, nhưng phe đối lập và các đảng cầm quyền trong cơ quan lập pháp vẫn chưa nhất trí về các cuộc bổ nhiệm tư pháp.
Đảng Dân chủ đối lập chính, vốn chiếm đa số trong quốc hội, đang tìm cách giành lấy các vị trí khuyết. Còn Tổng thống tạm quyền Han, mặc dù được ông Yoon bổ nhiệm làm thủ tướng, đã làm việc trong nhiều chính quyền của Hàn Quốc và dường như sẽ không ngăn cản bất kỳ ứng cử viên phe đối lập nào.
Người phát ngôn của Đảng Dân chủ Jo Seoung-lae cho biết hôm 11/12 rằng quốc hội dự kiến sẽ bổ nhiệm các thẩm phán vào cuối năm nay.
Những gì sẽ diễn ra tại tòa?
Trong lần luận tội tổng thống duy nhất trước đây của Hàn Quốc, tòa án đã mất ba tháng để phế truất bà Park Geun-hye vào năm 2017.
Lần này, nhiệm kỳ của hai thẩm phán tòa án sẽ hết hạn vào tháng 4 và các chuyên gia pháp lý dự đoán tòa án có thể sẽ ra phán quyết trước thời điểm đó để giảm thiểu sự không chắc chắn.
Các học giả trước đây cho biết rằng các thẩm phán Tòa án Hiến pháp không bỏ phiếu theo khuynh hướng chính trị mà quyết định từng trường hợp cụ thể, dựa trên cách giải thích của họ về hiến pháp.
Những nỗ lực của phe bảo thủ nhằm tập hợp sự ủng hộ của người dân đối với ông Yoon dự kiến sẽ không ảnh hưởng đến phán quyết của tòa án, vì bà Park đã bị phế truất bất chấp các cuộc biểu tình của phe bảo thủ liên tục diễn ra để giữ bà tại vị cùng lúc với các cuộc biểu tình thắp nến nhằm phế truất bà.
Trong trường hợp của bà Park, người thuộc đảng bảo thủ, tòa án đã bỏ phiếu nhất trí phế truất bà. Trong số những người ra quyết định có một số thẩm phán được coi là bảo thủ và hai người được bà Park bổ nhiệm.
Ông Yoon cũng phải đối mặt với các cuộc điều tra hình sự liên quan đến quyết định thiết quân luật.
Nếu bị buộc tội, ông có thể yêu cầu Tòa án Hiến pháp đình chỉ thời hạn 180 ngày đối với phán quyết luận tội. Tòa án đã bác bỏ yêu cầu tương tự trong trường hợp của bà Park.
Năm 2004, Tổng thống khi đó là Roh Moo-hyun đã bị luận tội với cáo buộc không duy trì sự trung lập chính trị như yêu cầu đối với một quan chức công quyền cấp cao.
Tòa án đã bác bỏ động thái này sau khoảng hai tháng và ông Roh đã hoàn thành nhiệm kỳ 5 năm của mình.
********
Tin Tức ngày 15 - 12 -2024:
***********
Người chỉ trích kịch liệt phương Tây được bầu làm tổng thống mới của Georgia
Các nhà lập pháp Georgia hôm 14/12 bầu Mikheil Kavelashvili, một người chỉ trích kịch liệt phương Tây, làm tổng thống, đưa ông lên thay thế một người đương nhiệm thân phương Tây trong bối cảnh các cuộc biểu tình lớn chống lại chính phủ về việc dừng các cuộc đàm phán gia nhập Liên minh châu Âu của nước này vào tháng trước.
Động thái của đảng cầm quyền Giấc mơ Georgia nhằm đóng băng quá trình gia nhập EU cho đến năm 2028 đã đột ngột dừng một mục tiêu quốc gia lâu đời được ghi vào hiến pháp của nước này và việc đó đã gây ra sự phẫn nộ rộng rãi ở Georgia, nơi các cuộc thăm dò dư luận cho thấy sự ủng hộ áp đảo cho việc tìm kiếm tư cách thành viên EU.
Ông Kavelashvili, một cựu cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp, có quan điểm chống phương Tây mạnh mẽ, thường là thuyết âm mưu. Trong các bài phát biểu trước công chúng năm nay, ông đã nhiều lần cáo buộc rằng các cơ quan tình báo phương Tây đang tìm cách đẩy Georgia vào cuộc chiến với Nga, quốc gia đã cai trị Georgia trong 200 năm cho đến năm 1991.
Hàng trăm người biểu tình đã tụ tập trong khi tuyết rơi nhẹ bên ngoài quốc hội trước cuộc bỏ phiếu bầu tổng thống. Một số người chơi bóng đá trên phố bên ngoài và giơ thẻ đỏ hướng về phía tòa nhà quốc hội, một sự ám chỉ chế giễu đến sự nghiệp thể thao của ông Kavelashvili.
Một người biểu tình có tên Vezi Kokhodze mô tả cuộc bỏ phiếu là "phản quốc" chống lại những gì ông cho là mong muốn hòa nhập với phương Tây của người Georgia.
"Cuộc bầu cử hôm nay thể hiện mong muốn rõ ràng của hệ thống là đưa Georgia trở lại cội nguồn Liên Xô", ông nói.
Các tổng thống Georgia được bầu bởi một nhóm cử tri gồm các đại biểu quốc hội và đại diện của chính quyền địa phương. Trong số 225 cử tri có mặt, 224 người đã bỏ phiếu cho ông Kavelashvili, vốn là ứng cử viên duy nhất được đề cử.
Tất cả các đảng đối lập đã tẩy chay quốc hội kể từ cuộc bầu cử vào tháng 10, trong đó kết quả chính thức cho thấy đảng Giấc mơ Georgia giành được gần 54% số phiếu bầu, nhưng phe đối lập cho rằng đó là gian lận.
Ông Kavelashvili đã được Bidzina Ivanishvili, một cựu thủ tướng tỷ phú, đề cử vào chức vụ tổng thống mang tính nghi lễ vào tháng trước. Ông Ivanishvili được nhiều người coi là nhà lãnh đạo tối cao của đất nước và đã có động thái thắt chặt quan hệ với nước láng giềng Nga, điều mà các cuộc thăm dò cho thấy nhiều người Georgia không thích.
Ông Kavelashvili là lãnh đạo của nhóm Quyền lực Nhân dân, một nhóm ly khai chống phương Tây của đảng cầm quyền, và là đồng tác giả của luật về "các tác nhân nước ngoài" vốn yêu cầu các tổ chức nhận được hơn 20% nguồn tài trợ từ nước ngoài phải đăng ký là tác nhân nước ngoài gây ảnh hưởng và áp dụng các khoản tiền phạt nặng đối với các hành vi vi phạm.
Tổng thống sắp mãn nhiệm Salome Zourabichvili, một người thân EU và chỉ trích đảng cầm quyền Giấc mơ Georgia, đã tự định vị mình là một nhà lãnh đạo của phong trào phản đối và tuyên bố bà sẽ vẫn là tổng thống sau khi nhiệm kỳ của bà kết thúc. Bà coi quốc hội là bất hợp pháp do cáo buộc gian lận trong cuộc bầu cử tháng 10.
Trong một bài đăng trên X ngay trước cuộc bỏ phiếu, bà Zourabichvili nói rằng cuộc bầu cử của người kế nhiệm bà là "một sự chế nhạo đối với nền dân chủ".
Các đảng đối lập đã nói rằng họ sẽ tiếp tục coi bà Zourabichvili là tổng thống hợp pháp, ngay cả sau khi ông Kavelashvili nhậm chức vào ngày 29/12.
Trong một cuộc họp báo sau cuộc bỏ phiếu, Thủ tướng Irakli Kobakhidze đã chúc mừng ông Kavelashvili và gọi tổng thống sắp mãn nhiệm là "tác nhân" của các thế lực nước ngoài không xác định.
Quan hệ với phương Tây xấu đi
Georgia trong nhiều thập kỷ đã được coi là một trong những quốc gia kế thừa Liên Xô theo đường lối ủng hộ phương Tây và dân chủ nhất, nhưng mối quan hệ với phương Tây đã trở nên tồi tệ trong năm nay, với việc đảng Giấc mơ Georgia áp đặt luật lệ về các tác nhân nước ngoài và quyền của người LGBT mà những người chỉ trích cho rằng lấy cảm hứng từ Nga và hà khắc.
Các nước phương Tây đã lên tiếng báo động về sự thay đổi chính sách đối ngoại rõ ràng và sự chuyển hướng độc đoán của Georgia, với việc EU đe dọa trừng phạt vì đàn áp các cuộc biểu tình khiến hàng trăm người bị bắt.
Kể từ khi chiến tranh nổ ra ở Ukraine, đảng Giấc mơ Georgia đã có động thái cải thiện quan hệ với Nga, vốn là quốc gia ủng hộ hai khu vực ly khai của Georgia và đã đánh bại Georgia trong cuộc chiến kéo dài 5 ngày vào năm 2008.
Hàng chục nghìn người biểu tình đã tập trung bên ngoài tòa nhà quốc hội vào ban đêm trong hơn 2 tuần qua. Một số người đã ném pháo hoa vào cảnh sát trong khi lực lượng này đã sử dụng vòi rồng và hơi cay để giải tán các cuộc biểu tình.
Chính phủ đã nhiều lần tuyên bố các cuộc biểu tình là nỗ lực dàn dựng một cuộc cách mạng ủng hộ EU và giành quyền lực một cách bạo lực.
Bộ Nội vụ Georgia cho biết hơn 150 sĩ quan đã bị thương trong các cuộc biểu tình.
*********
Nhật Bản- Anh-Ý hợp tác chế tạo máy bay siêu thanh
Tại Luân Đôn hôm 13/12/2024 lãnh đạo ba tập đoàn công nghiệp hàng đầu của Nhật Bản, Anh Quốc và Ý chính thức ký kết thỏa thuận cùng chế tạo máy bay siêu thanh. « Sản phẩm mới » được trình làng vào quãng 2035 để thay thế máy bay tiếm kích lớp F-2 của Nhật và chiến đấu cơ Eurofighter của Anh và Ý. Đây là dự án cạnh tranh trực tiếp với một chương trình đang được Pháp, Đức và Tây Ban Nha phát triển.
Đăng ngày:
2 phút
Tập đoàn công nghiệp của Anh, BAE Systems, Leonardo của Ý và ông khổng lồ Nhật Bản JAIEC một chi nhánh của tập đoàn Mitsubishi Heavy Industries, chính thức thông báo cho ra đời thực thể mang tên GCAP (Global Combat Air Programme). Trụ sở được đặt tại Luân Đôn và mỗi bên tham gia nắm giữ 1/3 vốn. Anh, Ý và Nhật Bản đang đầu tư « hàng tỷ đô la cho dự án chung ».
GCAP là dự án ba bên được khởi xướng từ 2022 và sẽ chính thức đi vào hoạt động kể từ giữa năm 2025. Ba tập đoàn công nghiệp lớn này cùng nhau chế tạo chiến đấu cơ siêu thanh có đuôi cánh kép hình chữ V, với thời hạn sử dụng 70 năm. Các chiến đấu cơ siêu thanh của GCAP trong tương lai sẽ có cả một đội ngũ drone hộ tống. Tất cả sẽ được kết nối với các thiết bị quân sự khác của Nhật, Anh và Ý khi được huy động trong các « chiến dịch quân sự ».
Tổng giám đốc tập đoàn Ý Leonardo cho biết, Roma đã dành hẳn hơn 9 tỷ đô la cho chương trình này. Tham quan hội chợ hàng không Farnborough tháng 7/2024 thủ tướng Anh, Keir Starmer đặc biệt nhấn mạnh đến tầm mức quan trọng của dự án hợp tác với Ý và Nhật Bản trong lĩnh vực chế tạo máy bay quân sự siêu thanh đối với Anh Quốc.
Hãng tin Anh Reuters ghi nhận : « GCAP là công cụ làm đối trọng với các mối đe dọa mà Nga và Trung Quốc đang đặt ra ».
Giới trong ngành ghi nhận, chương trình hợp tác giữa Nhật Bản và Anh, Ý cạnh tranh trực tiếp với SCAF, một dự án tương tự giữa Pháp, Đức và Tây Ban Nha. Nhưng GCAP đang đi trước Paris, Berlin và Madrid « tối thiểu 5 năm ».**********
Chính phủ mới có giúp Syria vực dậy, hay chỉ là một phiên bản Taliban ?
Thời sự quốc tế, trong tuần vừa qua, đã bị chấn động bởi sự kiện phe nổi dậy Hồi giáo tại Syria lật đổ chế độ Bachar Al-Assad và những lo ngại về chế độ mới, liệu có thể giúp Syria vực dậy, hay chỉ là "huyền thoại Taliban". Tại Pháp, chính trường cũng không kém phần nóng bỏng, với tân thủ tướng và những thách thức thỏa hiệp với các đảng phái, đưa nước Pháp thoát khỏi "vũng lầy" về ngân sách. Nhìn sang châu Á, tổng thống Yoon vẫn bám trụ chức tổng thống, nền dân chủ nước này vẫn còn nhiều thử thách.
Đăng ngày: Sửa đổi ngày:
Nhìn từ Beirut, theo Courrier International, sự sụp đổ của chế độ Bachar Al-Assad gợi lại nhiều cảm xúc và ký ức đau thương tại đất nước có mối quan hệ chặt chẽ với Syria trong suốt nửa thế kỷ. Liban đã bị Syria xâm lược vào năm 1976, tiếp tục bị chi phối cho đến năm 2005, khi cuộc “Cách mạng cây tuyết tùng- Cèdre” buộc Syria rút quân.
Chế độ Al Assad chấm dứt cũng giáng một đòn mạnh vào Hezbollah, nhóm vũ trang có liên hệ chặt chẽ với Syria và Iran, vốn đã bị tổn thất nặng nề do chiến dịch quân sự của Israel. Đối với Nhà nước Do Thái, Al Assad ra đi là một chiến thắng lớn, khiến các mắt xích của Iran tại khu vực bị suy yếu.
Tuy nhiên, Israel cũng vẫn lo ngại về sự trỗi dậy của các lực lượng Hồi giáo Sunni, vốn không thân thiện với Nhà nước Do Thái và có thể làm thay đổi tình hình ở cao nguyên Golan, khu vực mà Israel đang chiếm giữ từ năm 1967. Lo ngại về biến động chính trị và quân sự trong khu vực, Israel đã điều quân đội vào vùng đệm tại Golan, khiến quốc tế lên án.
Nếu như tình hình tại Syria là một thất bại cho đồng minh Nga, hiện đang “cưu mang” gia đình Bachar Al -Assad, thì tại Thổ Nhì Kỳ, chiến thắng của lực lượng phiến quân Hồi giáo HTS được đón nhận nồng nhiệt. Các tờ báo của nhà nước coi đây là thành quả từ chính sách của tổng thống Recep Tayyip Erdogan, luôn đứng về phía các lực lượng đối lập tại Syria.
Về mặt kinh tế, sự sụp đổ của Al Assad cũng mở ra cơ hội lớn cho Thổ Nhĩ Kỳ tham gia vào việc tái thiết Syria. Các công ty Thổ Nhĩ Kỳ có thể đóng vai trò quan trọng trong công cuộc tái thiết, đặc biệt là trong lĩnh vực xây dựng, nếu có thỏa thuận giữa chính phủ hai nước.
Mặc dù Erdogan tuyên bố tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ của Syria, trên thực tế, Thổ Nhĩ Kỳ đã kiểm soát nhiều khu vực miền bắc Syria trong nhiều năm, đặc biệt là những khu vực giành được từ các lực lượng người Kurdistan. Thổ Nhĩ Kỳ cũng tiếp tục duy trì quyền kiểm soát và ảnh hưởng lớn đối với các khu vực này.
Người Syria bị ngó lơ, tự phó mặc cho số phận
Courrier International cũng đề cập đến phản ứng của các nước châu Âu mừng vui về tình hình ở Syria, nhưng ngay sau đó lại nhanh chóng thông báo ngừng xử lý đơn xin tị nạn của người Syria, để buộc họ hồi hương. Đó là những nước Áo, Đan Mạch, Na Uy, Bỉ, Ý, Hy Lạp, Anh Quốc, Thụy Sĩ, Thụy Điển và đặc biệt là Đức, nơi có cộng đồng người Syria hải ngoại lớn nhất ở châu Âu. Nhật báo L'Écho của Bỉ viết: “Trước sự phấn khích chính trị này, Cao ủy Liên Hiệp Quốc về người tị nạn đã kêu gọi ‘kiên nhẫn và cảnh giác.”
Xã luận của tuần báo L’Express thì đưa ra nhận xét về sự bất lực của phương Tây đối với các vấn đề ở Trung Đông. Nội chiến từ hơn chục năm qua, với các chính sách tàn bạo dã man của chế độ Al Assad, lần lượt vượt hết các lằn ranh đỏ, nhưng Mỹ, Pháp, Anh vẫn do dự, làm ngơ, để người dân Syria bị cô lập, phó mặc cho số phận. L’Express cũng đặt câu hỏi : Liệu việc Al Assad bị soán ngôi có thể khiến các nhà độc tài trong khu vực cũng phải e sợ hay không, khi làn sóng nổi dậy lật đổ chế độ có thể lan rộng ?
Trang nhất tuần san Le Nouvel Obs đăng bức chân dung của Bachar Al Assad bị giẫm đạp dưới đất, nát nhàu, bên cạnh dòng tựa “Những chủ nhân mới của Damas”. Trong hồ sơ về chủ đề này, Le Nouvel Obs viết : “Có ai mà lại không vui mừng khi chứng kiến sự kết thúc của cuộc chiến tranh kéo dài gần 14 năm, gây ra hàng trăm ngàn cái chết và tàn phá một đất nước từng là ngọn hải đăng của lịch sử văn hóa thế giới?”
Thế nhưng sự xuất hiện của lực lượng tiếp quản Syria, Hayat Tahrir al-Sham, cũng khiến người ta phải dè chừng. Ngay sau khi giành quyền kiểm soát thủ đô Damas, lãnh đạo HTS, Al-Goulani đã đến nhà thờ Hồi giáo Omeyyades, công khai tuyên bố rằng chiến thắng này sẽ mở ra một trang sử mới cho Hồi giáo của Syria. Hành động này “làm sống lại truyền thống của các vị vua và tiểu vương đã nhậm chức […] tại nhà thờ Hồi giáo”, “loại trừ phụ nữ khỏi đời sống chính trị, vì nhà thờ Hồi giáo là nơi ‘cấm’ phụ nữ”, quét dọn sạch “các nhóm thiểu số tôn giáo bao gồm cả những người Hồi giáo không theo hệ phái Sunni”.
HTS chỉ thay đổi chiến lược ?
Các tuần san đều lần lượt vẽ lại chân dung của Al Goulani theo ngòi bút của riêng mình, nhưng tựu trung lại đều phác họa một thủ lĩnh với lý lịch tư pháp dày đặc, bên cạnh con số 10 triệu euro mà Hoa Kỳ treo thưởng nếu bắt được kẻ “khủng bố” này. Al Goulani, từng là quân thánh chiến chống Mỹ, có liên hệ với các thủ lĩnh như Abou Bakr al-Baghdadi, lãnh đạo của Nhà nước Hồi giáo (Daech). Al-Goulani đã công khai tuyên bố rằng mình không còn là một chiến binh thánh chiến như trước và đã tách khỏi Daech vào năm 2013. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng đó chỉ là một chiến lược để “xóa bỏ hình ảnh khủng bố của nhóm HTS”, đồng thời tạo dựng mối quan hệ với phong trào dân tộc Syria.
Tại Idlib, nơi đặt trụ sở của HTS, lực lượng này tuyên bố bảo vệ các nhóm thiểu số tôn giáo, nhưng nhiều chuyên gia cho rằng nhóm này không thay đổi bản chất, tức là mục tiêu xây dựng một chế độ Hồi giáo cực đoan theo luật sharia, và hiện tại chỉ là một “bước ngoặt chiến lược”. Trên thực tế, theo Le Nouvel Obs, HTS vẫn duy trì các mối quan hệ chặt chẽ với Al-Qaida và các nhóm cực đoan khác, với nhiều chiến binh và phần tử nguy hiểm từ Daech hiện đang trú ẩn tại Idlib. Le Nouvel Obs kết luận rằng các nhà ngoại giao và nhà báo phương Tây đang “bị cám dỗ để thúc đẩy chế độ Hồi giáo mới này”. Họ muốn tin vào Al-Goulani mới, giống như những ai ngây thơ, đã tin vào “huyền thoại về Taliban ôn hòa ” bốn năm trước.
Các báo mô tả đất nước bị đè nặng bởi trang sử nhuốm máu từ chế độ Al Assad, trải qua 13 năm nội chiến, với hơn 500 000 người thiệt mạng, với những hình ảnh từ nhà tù Sednaya - địa ngục trần gian, nhiều tù nhân bị giam giữ vô cớ, tra tấn trong hàng năm, không thấy ánh sáng, đến tên tuổi của mình cũng không nhớ. Thế nhưng, L’Express đặc biệt lưu ý đến việc các tù nhân vừa được phóng thích, hàng trăm người trong số đó là những chiến binh thánh chiến.
Pháp : Nhiệm vụ tìm ra một chính phủ ổn định của Macron
Khủng hoảng chính trị ở Pháp là chủ đề được hầu hết các tuần san lớn của Pháp quan tâm. Sau nhiều ngày chờ đợi với các đồn đoán khác nhau, điện Élysée sáng thứ Sáu cuối cùng thông báo bổ nhiệm François Bayrou, lãnh đạo đảng cánh trung Modem, làm tân thủ tướng.
Các báo đưa ra những phân tích đằng sau hậu trường. Tuần san Le Nouvel Obs đặt câu hỏi lớn trên trang nhất, liệu tổng thống Emmanuel Macron có kế hoạch B hay không ? Nguyên thủ Pháp hy vọng nhờ “phương pháp mới” để tìm một thủ tướng có khả năng không xúc phạm ai, tránh được cuộc khủng hoảng chế độ hay hàng loạt lời kêu gọi ông từ chức ? Khi mà nước Pháp đang trong tình trạng “không có ngân sách cho năm 2025”, đối mặt với bất ổn tài chính.
Để tránh khủng hoảng chính trị ngày càng sâu sắc hơn sau sự sụp đổ của chính phủ Barnier, ông Macron muốn thiết lập một chính phủ đoàn kết, loại trừ đảng Tập Hợp Dân Tộc (RN), giảm phụ thuộc vào đảng cực hữu này, tránh để RN nắm vai trò quyết định trong chính sách và củng cố vị thế của các đảng truyền thống. Tổng thống cũng đề xuất một “thỏa thuận không bỏ phiếu bất tín nhiệm”, để các đảng không cản trở hoạt động của tân chính phủ, dù không hoàn toàn ủng hộ.
Để đạt được thỏa thuận này, các đảng cũng đặt ra các điều kiện. Đảng Xã hội yêu cầu “đóng băng cải cách hưu trí”, và tổ chức một hội nghị để thảo luận về quỹ hưu trí. Đảng cánh hữu Những người Cộng Hòa thì muốn loại bỏ các vấn đề “gây khó chịu”, như cải cách hưu trí và luật nhập cư.
Xã luận của Le Nouvel Obs đề cập đến “một cách tả có trách nhiệm”. Khi đối mặt với các vấn đề chính trị và kinh tế cấp bách, đảng Cộng Sản (PCF) và đảng Xã hội Pháp (PS) đã thay đổi chiến lược. Trong khi Jean-Luc Melenchon của đảng Nước Pháp Bất Khuất (LFI) ủng hộ cuộc khủng hoảng, để buộc tổng thống từ chức và tổ chức bầu tân lãnh đạo, thì đảng PCF và PS muốn tìm thỏa hiệp và thể hiện trách nhiệm chính trị, ví dụ như giải quyết tranh cãi về cải tổ hưu trí, thay vì yêu cầu bãi bỏ việc tăng tuổi nghỉ hưu lên 64.
Cây bút xã luận của tuần san cho rằng Macron đang cố gắng xây dựng một “chính phủ vì lợi ích chung” với sự tham gia của các đảng sẵn sàng thỏa hiệp, loại trừ LFI và RN. Nhưng thành công của chiến lược này phụ thuộc vào việc liệu ông Macron có thể từ bỏ quyền kiểm soát, và trao quyền cho một thủ tướng mới, mang lại sự ổn định chính trị về lâu về dài. Thế nhưng, Le Noubel Obs kết luận rằng “chính trị thì thường không sử dụng lý trí”.
Macron, tổng thống bị chỉ trích nhiều nhất trong nền Đệ Ngũ Cộng Hòa
Việc chính phủ của Michel Barnier bị lật đổ cũng tác động đáng kể đến hình ảnh của tổng thống Macron, vốn đã dần bị phai nhạt, ngày càng khiến người dân mất lòng tin, theo như nhận định từ Frédéric Dabi, giám đốc viện thăm dò IFOP của Pháp. Ông Frédéric cho rằng người dân Pháp hiện đang theo một logic - thờ ơ với các vấn đề quốc gia, hoặc khó hiểu, đặc biệt là trước hành động giải tán Quốc Hội của tổng thống hồi tháng Sáu, khiến ông Macron là “lãnh đạo bị chỉ trích nhiều nhất trong toàn bộ lịch sử của nền Đệ Ngũ Cộng Hòa”.
Nhìn từ quốc tế, tuần san của Courrier International đưa ra góc nhìn của báo El Pais, Tây Ban Nha, cho rằng sự mù quáng của Emmanuel Macron đã đẩy nước Pháp vào một cuộc khủng hoảng chưa từng có, thậm chí vượt ra ngoài biên giới nước Pháp”. Điều gì sẽ xảy ra ở châu Âu nếu không có ai chịu trách nhiệm ở Paris và Berlin, hai trụ cột của Lục địa Già, nhất là vào lúc Donald Trump quay lại Nhà Trắng ? Chưa kể đến cuộc chiến giữa Nga và Ukraina hay những căng thẳng nóng bỏng ở Trung Đông.
Đức đang trải qua một cuộc khủng hoảng đáng lo ngại, phải đối mặt với một cuộc thay đổi chính phủ, phải cân nhắc về mô hình hoạt động của chính phủ, sau khi đặt cược vào quốc phòng từ Mỹ, năng lượng giá rẻ từ Nga, hay xuất khẩu sang Trung Quốc. Tình hình ở Pháp thì “thảm khốc” không kém. Và thủ phạm gây ra cuộc khủng hoảng không phải là thủ tướng Michel Barnier, không thể đàm phán với ai, bị cánh tả hữu lật đổ, mà là vị tổng thống cầm quyền như một Jupiter (vị thần La Mã cai quản trời đất, với tích cách hống hách, thống trị).
Nếu như Macron từng được kỳ vọng mang lại sự đổi mới, thì nay ông bị chỉ trích vì quản lý yếu kém, với các chính sách không hiệu quả, đặc biệt là trong việc đối phó với các vấn đề xã hội và tài chính.
Chính trị Pháp “chao đảo”, châu Âu cũng lung lay
Ông Macron cũng bị cáo buộc đã “mở đường” cho cực hữu trỗi dậy, bằng những nhượng bộ trong chính sách nhập cư và an ninh, trong bối cảnh cực hữu ngày càng giành nhiều ảnh hưởng tại châu lục, hay các định chế của châu Âu. Nước Pháp bị đè nặng bởi nợ công và thâm hụt ngân sách, nhưng lại bế tắc trong việc tìm ra giải pháp, sẽ khiến thị trường tài chính lo ngại. Xếp hạng tín dụng của Pháp có thể bị hạ bậc, và điều này có nguy cơ gây bất ổn cho toàn khu vực euro. Nếu Paris không sớm tìm ra giải pháp, vấn đề này có thể làm suy yếu khả năng ứng phó của Liên Âu trước các cuộc khủng hoảng trong tương lai.
Theo Courrier International, nền Đệ Ngũ Cộng Hòa được thành lập từ thời tướng Charles De Gaule chỉ có thể hoạt động nếu giành được đa số tại Quốc Hội, vậy phải chăng đã đến lúc thay đổi chế độ này ?
Tuần san Pháp cũng đưa ra quan điểm từ Ý. “Nếu các nền dân chủ đại diện cho phương Tây gặp khó khăn thì đó không phải là một tai nạn mà là một hiện tượng mang tính cơ cấu”. Ý đã trải qua cuộc khủng hoảng mà Đức và Pháp đang phải đối mặt. Nếu tình hình ở Đức là giai đoạn đầu : các đảng truyền thống vẫn ngăn chặn được sự gia tăng của cực hữu, thì Pháp là giai đoạn hai : đối mặt với sự hỗn loạn khi phải tìm ra giải pháp trước các đảng cực đoan, và Ý là giai đoạn ba, tức là đảng cực hữu, từng có liên hệ với Đức Quốc Xã, lên nắm quyền, nhưng hiện lại là nước ổn định nhất châu Âu.
Quan hệ giữa Pháp và giáo hoàng Phanxicô : Lúc nóng lúc lạnh
Vẫn liên quan đến nước Pháp, tuần san của La Croix thì chú ý đến chuyến công du của giáo hoàng Phanxicô đến đảo Corse vào cuối tuần này. Tờ báo Công Giáo điểm lại quan hệ giữa Paris và Tòa thánh những năm qua, “giống như thời tiết nắng mưa thất thường ở vùng Bretagne”, một ngày âm u ảm đạm, nhưng tia nắng mặt trời nhiều lần le lói. Chọn ghé thăm lãnh thổ của Pháp, nhưng không phải Paris mà là Ajaccio ở đảo Corse, giáo hoàng người Achentina vừa giữ khoảng cách với Pháp, nhưng vừa tỏ ra thân mật.
Giáo hoàng đã khước từ lời mời từ phía Paris đến dự lễ mở cửa trở lại Nhà thờ Đức bà Notre-Dame, mà thay vào đó chỉ gửi một bức thư đến giáo dân Pháp. Bởi ngài “thích đến những vùng lãnh thổ nhỏ bé, hay những nơi mà ngài có thể gần với dân chúng” vì đó là sứ vụ truyền giáo của mình. Và Paris không đáp ứng tiêu chí này, nhất là với sự hiện diện của các lãnh đạo quốc gia lớn. Do đó, Ajaccio, thành phố biển đảo, với tín ngưỡng bình dân, phù hợp hơn và giáo hoàng mong muốn các giá trị tôn giáo ở vùng Địa Trung Hải sẽ được lan tỏa đến các cộng đồng Công giáo khác. Dưới góc độ địa chính trị, giáo hoàng quan tâm đến tam giác “Nga - Trung Quốc - Iran” hơn, và các khu vực ít được chú ý, các nước thuộc thế giới thứ ba, thay vì Pháp hay châu Âu.
La Croix cũng đề cập đến một số tranh cãi tại hậu trường về chuyến thăm, diễn ra một tuần sau khi Nhà thờ Đức Bà mở cửa trở lại, có thể gây hiểu lầm rằng giáo hoàng “ngó lơ” Paris. Hơn nữa, chuyến thăm diễn ra trong bối cảnh đảo Corse đang đàm phán về quyền tự trị, dẫn đến nhiều lo ngại rằng sự hiện diện của giáo hoàng có phần “chính trị”.
Mối quan hệ giữa Giáo hoàng và tổng thống Pháp Emmanuel Macron vẫn tốt đẹp, nhưng cũng tồn tại những khác biệt lớn về các vấn đề xã hội như hôn nhân đồng giới hay vấn đề trợ tử để kết thúc sự sống.
Yoon Suk Yeol, tổng thống “độc tài”, “mối nguy” cho nền dân chủ Hàn Quốc
Nhìn sang châu Á với những diễn biến chính trị tại Hàn Quốc sau vụ tổng thống Yoon Suk Yeol ban hành thiết quân luật nhưng bất thành. Tuần san The Economist đánh giá rằng hành động của tổng thống Yoon không chỉ gây sốc cho người dân Hàn Quốc, gợi lại ký ức đau thương về cuộc đảo chính quân sự những năm 1970, 1980, với cuộc thảm sát ở Gwangju, mà còn phơi bày cho thế giới một nền dân chủ mong manh và khả năng “phục hồi” của Hàn Quốc.
Tuần báo kinh tế nêu ra hai điểm yếu của Seoul. Đầu tiên là môi trường chính trị phân cực cao, khiến ông Yoon Suk Yeol, vốn không có nhiều kinh nghiệm chính trị có thể lên nắm quyền lãnh đạo. Yoon Suk Yeol, từng là một công tố viên, thiếu khả năng đối thoại, chỉ nhìn thấy hai loại người : tội phạm hoặc vô tội. Do đó, ông coi đối thủ chính trị của mình là những “kẻ thù”, cần loại bỏ. Với tư tưởng cực hữu cùng sự tự cao, ông Yoon Suk Yeol được cho là có những đặc điểm của các nhà độc tài trong lịch sử.
Theo The Economist, sự phân cực trong giới chính trị Hàn Quốc cũng cho phép phe bảo thủ bỏ qua tính cách độc đoán của ông, coi ông là ứng cử viên tổng thống để ngăn chặn một chính quyền tiến bộ khác. Ông Yoon cũng không ngần ngại bổ nhiệm những bạn học, những người thân cận vào mạng lưới tình báo hay quân đội, để thao túng các cơ quan này. Tổng thống Yoon đã sử dụng quyền lực của ông tấn công các đối thủ chính trị, bảo vệ bản thân và vợ khỏi những vấn đề pháp lý. Chính quyền của ông trở nên khét tiếng “ lạm dụng quyền công tố, trở thành một chính quyền của công tố, bởi công tố và vì công tố, theo một cách diễn đạt sai lệch câu nói nổi tiếng của Lincoln.” Ông Yoon lựa chọn khủng hoảng thay vì thỏa hiệp.
Courrier International thì đưa ra quan điểm của một tờ báo thuộc phe đối lập ở Hàn Quốc, chỉ trích tổng thống Yoon “là mối nguy của đất nước”, nhưng đã được đảng của ông, chấp nhận quay lưng với người dân, để cứu vớt chiếc ghế tổng thống của ông. Quốc Hội Hàn Quốc vừa qua đã không thể thông qua lệnh phế truất do vấp phải sự phản đối từ đảng cầm quyền Quyền lực Nhân dân (PPP)
Vụ việc cũng cho thấy sự kháng cự mạnh mẽ để “bảo vệ nền dân chủ” Hàn Quốc. Cả thế giới đã chứng kiến cảnh người dân tập trung quanh tòa nhà Quốc Hội, trở thành lực lượng tuyến đầu. Các nghị sĩ đảng đối lập vượt qua cảnh sát, leo hàng rào vào Quốc Hội để dỡ bỏ thiết quân luật.
Thế nhưng nền dân chủ tại Hàn Quốc vẫn mong manh, khi các thủ tục luận tội ông Yoon bị chặn lại, ông vẫn giữ vị trí quyền lực. Theo tuần san The Economist, ông Yoon cần phải từ chức và các cá nhân liên quan phải chịu trách nhiệm thì Hàn Quốc mới sang trang mới được. Ngoài ra, cũng cần phải xóa bỏ sự phân cực chính trị, phi chính trị hóa quân đội và tình báo, và thúc đẩy đối thoại chính trị để nền dân chủ Hàn Quốc không bị đe dọa trong tương lai.
Một cuộc khảo sát cho thấy 73,6% người dân ủng hộ việc luận tội Yoon. Đảng đối lập Dân Chủ cũng tiếp tục tổ chức các cuộc bỏ phiếu mỗi tuần để đẩy mạnh tiến trình luận tội. Hàng trăm nghìn người dân đã tập trung trước Quốc Hội yêu cầu Yoon từ chức, bất chấp thời tiết lạnh giá.
*********
Gruzia: Nguy cơ lún sâu vào khủng hoảng với cuộc bầu chọn một tổng thống mới
Khủng hoảng chính trị tại Gruzia có thể sẽ thêm căng thẳng với cuộc bầu chọn tổng thống tại Quốc Hội mà ứng viên duy nhất là cựu cầu thủ bóng đá Mikheil Kavelachvili. Đây là một nhân vật cực hữu, trung thành với chính phủ của đảng Giấc mơ Gruzia, bị làn sóng biểu tình thân châu Âu từ nhiều tuần qua chống đối gay gắt.
Đăng ngày: Sửa đổi ngày:
Cuộc bỏ phiếu tại Quốc Hội dự kiến diễn tra chiều nay. Nhiều đoàn người biểu tình từ sáng nay đã tụ tập trước nhà Quốc Hội tại thủ đô Tbilisi.
Mikheïl Kavelashvili là ứng viên duy nhất cho chứ tổng thống vì phe đối lập từ chối tham gia Quốc hội sau cuộc bầu cử lập pháp gây tranh cãi hồi tháng 10 nên không đề cử ai.
Quốc gia trong vùng Kavkaz này bị sa lầy trong cuộc khủng hoảng chính trị nghiêm trọng từ sau cuộc bầu cử Quốc Hội hôm 26/10 với chiến thắng của đảng cầm quyền Giấc mơ Gruzia mà phe đối lập tố cáo có gian lận và phản đối kết quả. Cuối tháng 11 vừa qua, quyết định của chính phủ hoãn tiến trình gia nhập Liên Hiệp Châu Âu của Gruzia đến năm 2028 đã làm bùng lên phong trào phản kháng từ ba tuần nay.
Thông tín viên Regis Genté tại Tbilisi ghi nhận tình hình tại chỗ:
Vào lúc phong trào phản kháng đã suy yếu từ một tuần nay thì thứ Bảy này được người biểu tình chờ đợi như là cơ hội để lấy lại khí thế cho phong trào.
Từ ngày thứ Sáu, hơn chục cuộc tập hợp đã được tổ chức tại Tbilisi theo các hội đoàn ngành nghề. Những người trồng nho, nhân viên trong lĩnh vực xã hội hay các luật sư tuần hành từng đoàn.
Buổi tối tất cả đều đổ về trụ sở Nghị Viện quốc gia, nơi các dân biểu của đảng cầm quyền Giác mơ Gruzia của nhà tài phiệt Bidzina Ivanichvili ngày thứ Bảy này sẽ bầu nguyên thủ quốc gia mới.
Chỉ riêng cái tên người kế nhiệm bà tổng thống hiện tại Salomé Zourabichvili cũng đã gây phẫn nộ cho những người thân Châu Âu. Bởi vì ông Mikheil Kavelachvili là một cựu cầu thủ bóng đá, không có bằng cấp cũng như ông thể hiện tất cả những gì thân Nga nhất trên chính trường Gruzia.
Nhưng đảng cầm quyền muốn áp đặt nhân vật này cũng như họ đã làm với luật về nhân viên nước ngoài hồi mùa xuân và cũng như đảng nay đang làm để trì hoãn tiến trình gia nhập Liên Hiệp Châu Âu bằng cách tuyên truyền mạnh mẽ cùng với trấn áp thô bạo của cảnh sát.
**************
Zelenskyy: Nga đang triển khai thêm quân đội Triều Tiên để đẩy lùi cuộc xâm nhập Kursk
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy hôm 14/12 cho biết rằng Moscow đã bắt đầu đưa "một số lượng đáng kể" quân đội Triều Tiên vào nỗ lực đẩy lùi quân đội Ukraine ra khỏi khu vực Kursk của Nga.
Quân đội Ukraine bắt đầu cuộc đột kích vào khu vực Kursk vào tháng 8 và vẫn kiểm soát một số khu định cư ở đó. Đây là một phần trong nỗ lực của Kyiv nhằm giảm bớt áp lực cho lực lượng của họ ở miền đông Ukraine, nơi Nga đã có những bước tiến ổn định.
"Hôm nay đã có dữ liệu sơ bộ cho thấy Nga đã bắt đầu sử dụng binh lính từ Triều Tiên trong các cuộc tấn công – một con số đáng chú ý", ông Zelenskyy cho biết trong bài phát biểu thường kỳ của mình trước toàn dân.
"Người Nga đưa họ vào các đơn vị hợp nhất và sử dụng họ trong các hoạt động ở khu vực Kursk. Hiện tại, chỉ có ở đó thôi".
Theo ông Zelenskyy, sự tham gia của quân đội Triều Tiên vào các hoạt động ở khu vực Kursk, giáp biên giới với Ukraine, đã làm leo thang thêm cuộc chiến kéo dài gần 34 tháng qua.
Ông Zelenskyy nói rằng Ukraine sẽ tiếp tục tự vệ, bao gồm cả chống lại quân đội Triều Tiên.
Các quan chức Ukraine và Hàn Quốc trước đây cho biết rằng có hơn 10.000 quân đội Triều Tiên có mặt ở Nga.
Theo ông Zelenskyy, Tổng thống Nga Vladimir Putin đang thực hiện các bước để mở rộng và tiếp tục chiến tranh.
Ông đã đưa ra lời kêu gọi mới tới các đồng minh phương Tây của Ukraine để tăng cường sự ủng hộ của họ đối với Kyiv, và nói rằng ông sẽ thảo luận vấn đề này với các đối tác châu Âu vào tuần tới.
Ông Zelenskyy có kế hoạch tham dự một cuộc họp với các nhà lãnh đạo Anh, Pháp, Đức, Ý, Ba Lan, NATO và EU tại Brussels vào vào ngày 18/12.
************
Jordanie tổ chức hội nghị quốc tế bàn về tương lai của Syria
Jordanie, hôm nay 14/12/2024, chủ trì cuộc họp hội tụ các quan chức ngoại giao Mỹ, Liên Hiệp châu Âu (EU), Thổ Nhĩ Kỳ và các quốc gia Ả Rẩp để thảo luận về tình hình ở Syria thời hậu Bachar al-Assad. Chế độ al-Assad sụp đổ đánh dấu sự chấm dứt của gần 14 năm chiến tranh đã cướp đi sinh mạng của hơn 500.000 người và khiến hàng triệu người phải sơ tán.
Đăng ngày: Sửa đổi ngày:
Tại Syria, người dân, hôm qua 13/12, tổ chức sự kiện mang tên "Ngày Thứ Sáu Chiến Thắng" và bắn pháo hoa để mừng sự sụp đổ của đế chế al-Assad. Từ Damas, đặc phái viên Murielle Paradon và Boris Vichith gửi về bài phóng sự :
Người dân Syria vẫn tiếp tục ăn mừng sự sụp đổ của chế độ Bachar al-Assad trên quảng trường Omeyyades. Với phe nổi dậy cầm quyền, giới trẻ mơ về một kỷ nguyên mới.
Người Syria phải tự quyết định vận mệnh, theo Malak, một sinh viên 19 tuổi. Cô không muốn sự can thiệp từ bên ngoài : "Làm ơn hãy để người Syria tự bày tỏ ý kiến của mình ! Chúng tôi đã bị tước quyền này và giờ muốn giành lại nó. Chúng tôi đã quá nhiều lần bị dội bom và Mỹ đã không làm gì trong suốt 14 năm qua. Giờ đây họ sẽ làm gì ?"
Zeinab thì cho rằng cộng đồng quốc tế phải giúp người dân Syria buộc những kẻ đứng sau chế độ đã sụp đổ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật : "Suốt những năm qua, có rất nhiều người đã bị giết và phải chịu đau khổ vì tên tội phạm Bachar al-Assad. Chúng tôi muốn công lý được thực thi cho toàn thể nhân dân Syria."
Sau 14 năm chiến tranh, đất nước sẽ cần được tái thiết. Tasnin, 21 tuổi, mong muốn nhận được sự trợ giúp tài chính quốc tế, đặc biệt là cho giới trẻ : "Tôi hy vọng họ sẽ giúp đỡ chúng tôi. Ví dụ như trong các trường đại học, về mặt trang thiết bị, chúng tôi gần như không có gì. Còn trẻ em thì không được đến trường, trong khi chúng phải được đi học. Giờ đây chiến tranh đã kết thúc, và chúng tôi cần phải tái thiết đất nước."
Người Syria cũng hy vọng các biện pháp trừng phạt quốc tế, được ban hành chống lại chế độ Bachar al-Assad, sẽ được dỡ bỏ. Những trừng phạt này đã khiến đất nước kiệt quệ.
Về phần mình, Thổ Nhĩ Kỳ hôm qua cho biết đã thuyết phục được Nga và Iran không can thiệp khi phe nổi dậy tấn công lật đổ chế độ Bachar al-Assad. Ankara cũng thông báo đã mở lại đại sứ quán ở Syria.
*******
Nguồn tin: Nga rút lui nhưng không rời khỏi Syria
Nga đang rút quân khỏi tiền tuyến ở miền bắc Syria và khỏi các đồn trú đóng ở dãy núi Alawite nhưng không rời khỏi hai căn cứ chính của họ tại quốc gia này sau khi Tổng thống Bashar al-Assad sụp đổ, theo bốn quan chức Syria nói với Reuters.
Việc lật đổ ông Assad, người cùng với người cha quá cố của mình – cựu Tổng thống Hafez al-Assad – tạo dựng lên một liên minh chặt chẽ với Moscow, đã đặt tương lai của các căn cứ của Nga, gồm căn cứ không quân Hmeimim ở Latakia và cơ sở hải quân Tartous, vào sự không chắc chắn.
Cảnh quay vệ tinh từ ngày 13/12 cho thấy có vẻ như có ít nhất hai chiếc Antonov AN-124, một trong những máy bay chở hàng lớn nhất thế giới, tại căn cứ Hmeimim với phần đầu máy bay mở ra, dường như đang chuẩn bị chất hàng.
Một quan chức an ninh Syria đồn trú bên ngoài cơ sở này cho biết rằng có ít nhất một máy bay chở hàng đã bay ra ngoài hôm 14/12 để đến Libya.
Các nguồn tin quân sự và an ninh Syria có liên lạc với phía Nga cho Reuters biết rằng Moscow đang rút quân khỏi tiền tuyến và rút một số thiết bị hạng nặng cùng các sĩ quan cấp cao của Syria.
Nhưng theo các nguồn tin, vốn yêu cầu giấu tên do tính nhạy cảm của sự việc, Nga không rút khỏi hai căn cứ chính và hiện không có ý định làm như vậy.
Một số thiết bị cũng như các sĩ quan cấp cao của quân đội Assad đang được chuyển trở lại Moscow nhưng mục tiêu ở giai đoạn này là tập hợp lại và triển khai lại theo diễn biến trên thực địa, theo một sĩ quan cấp cao của quân đội Syria có liên hệ với quân đội Nga cho Reuters biết.
Một quan chức cấp cao của phe nổi dậy thân cận với chính quyền lâm thời mới nói với Reuters rằng vấn đề về sự hiện diện của quân đội Nga tại Syria và các thỏa thuận trước đây giữa chính phủ Assad và Moscow không được thảo luận.
"Đây là vấn đề của các cuộc đàm phán trong tương lai và người dân Syria sẽ có tiếng nói cuối cùng", quan chức này cho biết, đồng thời nói thêm rằng Moscow đã thiết lập các kênh liên lạc.
"Các lực lượng của chúng tôi hiện cũng đang ở rất gần các căn cứ của Nga tại Latakia", quan chức này nói mà không giải thích thêm.
Điện Kremlin cho biết Nga đang thảo luận với những người cai trị mới của Syria về các căn cứ của họ ở đây. Bộ Quốc phòng Nga không trả lời yêu cầu bình luận về ghi nhận của Reuters.
Một nguồn tin giấu tên của Nga cho biết các cuộc thảo luận với những lãnh đạo mới của Syria vẫn đang diễn ra và Nga không rút khỏi các căn cứ của mình.
Reuters không thể ngay lập tức xác định được liệu thủ lĩnh phiến quân Syria Ahmad al-Sharaa – hay còn gọi là Abu Mohammed al-Golani – nhìn nhận tương lai lâu dài của các căn cứ của Nga như thế nào.
Tổng thống Nga Vladimir Putin, người đã can thiệp vào cuộc nội chiến Syria năm 2015 để hỗ trợ ông Assad khi phương Tây kêu gọi lật đổ ông, đã cấp cho ông Assad quyền tị nạn tại Nga sau khi Moscow giúp ông chạy khỏi Syria hôm 8/12.
Các căn cứ Nga ở Syria
Moscow đã ủng hộ Syria kể từ đầu Chiến tranh Lạnh và đã công nhận nền độc lập của nước này vào năm 1944 khi Damascus tìm cách lật đổ chế độ thực dân của Pháp. Phương Tây từ lâu đã coi Syria là vệ tinh của Liên Xô.
Các căn cứ ở Syria là một phần không thể thiếu trong sự hiện diện quân sự toàn cầu của Nga: căn cứ hải quân Tartous là trung tâm sửa chữa và tiếp tế duy nhất của Nga ở Địa Trung Hải, trong khi Hmeimim là một trạm trung chuyển chính cho hoạt động quân sự và lính đánh thuê ở Châu Phi.
Theo các nguồn tin tình báo phương Tây và quân đội Syria, Nga cũng có các trạm nghe lén ở Syria, được điều hành cùng với các trạm tín hiệu của Syria.
Cơ sở Tartous có từ năm 1971 và sau khi Nga can thiệp vào cuộc nội chiến để giúp ông Assad, Moscow đã được cấp hợp đồng thuê miễn phí trong 49 năm vào năm 2017.
Yoruk Isik, một nhà phân tích địa chính trị có trụ sở tại Istanbul và cũng là người điều hành trang tin Bosphorus Observer, nhận định rằng Nga có thể đã gửi máy bay chở hàng ra khỏi Syria qua Kavkaz, sau đó đến căn cứ không quân Al Khadim ở Libya.
Một nhà báo của Reuters cho biết rằng trên đường cao tốc nối căn cứ không quân Hmeimim với căn cứ ở Tartous, có thể nhìn thấy một đoàn xe chiến đấu bộ binh và xe hậu cần của Nga đang hướng về phía căn cứ không quân.
Đoàn xe đã dừng lại do một trong những chiếc xe của đoàn bị trục trặc, với những người lính đứng cạnh xe và đang sửa chữa sự cố.
"Cho dù là Nga, Iran hay chính phủ trước đây vốn đã áp bức chúng tôi và phủ nhận quyền của chúng tôi ... chúng tôi không muốn bất kỳ sự can thiệp nào từ Nga, Iran hay bất kỳ sự can thiệp nước ngoài nào khác", Ali Halloum, một người dân đến từ Latakia và sống tại Jablah, nói với Reuters.
Tại Hmeimim, Reuters nhìn thấy những người lính Nga đi bộ xung quanh căn cứ như bình thường và máy bay phản lực trong nhà chứa máy bay.
Hình ảnh vệ tinh do Planet Labs chụp vào ngày 9/12 cho thấy ít nhất ba tàu trong hạm đội Địa Trung Hải của Nga – gồm hai khinh hạm có tên lửa dẫn đường và một tàu chở dầu – neo đậu cách Tartous khoảng 13 km về phía tây bắc.
************
Khủng hoảng chính trị Hàn Quốc: Tòa án Hiến pháp sẽ quyết định số phận của tổng thống bị luận tội
Tòa án Hiến pháp Hàn Quốc sẽ quyết định số phận của Tổng thống Yoon Suk Yeol, sau khi quốc hội luận tội ông hôm 14/12 vì lệnh thiết quân luật trong vài giờ mà ông ban bố vào tuần trước.
Sau đây là những vấn đề chính đối với con đường phía trước của Hàn Quốc.
Tiếp theo là gì?
Quyền tổng thống của ông Yoon bị đình chỉ nhưng ông vẫn tại vị, giữ quyền miễn trừ đối với hầu hết các cáo buộc ngoại trừ tội nổi loạn hoặc phản quốc. Thủ tướng Han Duck-soo do ông Yoon bổ nhiệm sẽ lên nắm quyền tổng thống.
Tòa án Hiến pháp phải quyết định trong vòng 180 ngày xem có nên cách chức ông Yoon hay bác bỏ việc luận tội và khôi phục quyền lực của ông hay không. Nếu tòa án cách chức ông Yoon hoặc ông từ chức, một cuộc bầu cử tổng thống phải được tổ chức trong vòng 60 ngày.
Tòa án có thể tổ chức phiên điều trần đầu tiên bất kỳ lúc nào sau khi nhận được nghị quyết luận tội của quốc hội.
Nghị sĩ đảng Dân chủ đối lập Jung Chung-rae, người đứng đầu Ủy ban Lập pháp và Tư pháp của quốc hội, sẽ dẫn đầu vụ kiện bãi nhiệm Tổng thống Yoon.
Nhóm luật sư của ông Yoon vẫn chưa được công bố, nhưng lý lịch của ông với tư cách là công tố viên đã làm dấy lên các thông tin rằng ông có thể nhờ đến các đồng nghiệp cũ hoặc thậm chí tự đại diện cho mình.
Rào cản nào đối với phán quyết của tòa?
Theo hiến pháp Hàn Quốc, sáu thẩm phán phải đồng ý để có thể phế truất một tổng thống bị luận tội. Tòa án Hiến pháp gồm chín thành viên hiện có ba vị trí khuyết, vì vậy các thẩm phán hiện tại sẽ phải bỏ phiếu nhất trí để bãi nhiệm ông Yoon.
Ba vị trí khuyết này được phân bổ cho quốc hội để thay vào, nhưng phe đối lập và các đảng cầm quyền trong cơ quan lập pháp vẫn chưa nhất trí về các cuộc bổ nhiệm tư pháp.
Đảng Dân chủ đối lập chính, vốn chiếm đa số trong quốc hội, đang tìm cách giành lấy các vị trí khuyết. Còn Tổng thống tạm quyền Han, mặc dù được ông Yoon bổ nhiệm làm thủ tướng, đã làm việc trong nhiều chính quyền của Hàn Quốc và dường như sẽ không ngăn cản bất kỳ ứng cử viên phe đối lập nào.
Người phát ngôn của Đảng Dân chủ Jo Seoung-lae cho biết hôm 11/12 rằng quốc hội dự kiến sẽ bổ nhiệm các thẩm phán vào cuối năm nay.
Những gì sẽ diễn ra tại tòa?
Trong lần luận tội tổng thống duy nhất trước đây của Hàn Quốc, tòa án đã mất ba tháng để phế truất bà Park Geun-hye vào năm 2017.
Lần này, nhiệm kỳ của hai thẩm phán tòa án sẽ hết hạn vào tháng 4 và các chuyên gia pháp lý dự đoán tòa án có thể sẽ ra phán quyết trước thời điểm đó để giảm thiểu sự không chắc chắn.
Các học giả trước đây cho biết rằng các thẩm phán Tòa án Hiến pháp không bỏ phiếu theo khuynh hướng chính trị mà quyết định từng trường hợp cụ thể, dựa trên cách giải thích của họ về hiến pháp.
Những nỗ lực của phe bảo thủ nhằm tập hợp sự ủng hộ của người dân đối với ông Yoon dự kiến sẽ không ảnh hưởng đến phán quyết của tòa án, vì bà Park đã bị phế truất bất chấp các cuộc biểu tình của phe bảo thủ liên tục diễn ra để giữ bà tại vị cùng lúc với các cuộc biểu tình thắp nến nhằm phế truất bà.
Trong trường hợp của bà Park, người thuộc đảng bảo thủ, tòa án đã bỏ phiếu nhất trí phế truất bà. Trong số những người ra quyết định có một số thẩm phán được coi là bảo thủ và hai người được bà Park bổ nhiệm.
Ông Yoon cũng phải đối mặt với các cuộc điều tra hình sự liên quan đến quyết định thiết quân luật.
Nếu bị buộc tội, ông có thể yêu cầu Tòa án Hiến pháp đình chỉ thời hạn 180 ngày đối với phán quyết luận tội. Tòa án đã bác bỏ yêu cầu tương tự trong trường hợp của bà Park.
Năm 2004, Tổng thống khi đó là Roh Moo-hyun đã bị luận tội với cáo buộc không duy trì sự trung lập chính trị như yêu cầu đối với một quan chức công quyền cấp cao.
Tòa án đã bác bỏ động thái này sau khoảng hai tháng và ông Roh đã hoàn thành nhiệm kỳ 5 năm của mình.
********