Tin nóng trong ngày
Tin Tức ngày 17 - 12 -2024:
*******
Quốc Hội Đức bỏ phiếu về tín nhiệm thủ tướng Olaf Scholz
Hôm nay, 16/12/2024, thủ tướng Đức Olaf Scholz đối mặt với cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm, bước cuối cùng để có thể đi đến một cuộc bầu cử Quốc Hội sớm vào tháng 2/2025.
Đăng ngày:
2 phút
Từ Berlin, thông tín viên đài RFI, Pascal Thibaut giải thích :
« Không có đa số ở Quốc Hội, thủ tướng Olaf Scholz không còn có thể hy vọng thông qua bất cứ văn bản luật nào ở Nghị Viện. Để chấm dứt tình trạng này, Hiến Pháp của Đức dự trù một phương pháp: Nếu thua trong một cuộc bỏ phiếu tín nhiệm, thủ tướng có thể yêu cầu tổng thống giải tán Quốc Hội. Đây cũng là phương pháp mà thủ tướng đảng Dân Chủ Xã hội (SDP), Gerhard Schröder, sử dụng vào năm 2005.
Hơn hai tháng trước cuộc bỏ phiếu, Olaf Scholz đã bị tê liệt. Thủ tướng mất đi sự ủng hộ, và đảng SPD của ông thấp hơn 15 điểm so với đảng Liên minh Dân chủ Thiên Chúa giáo Đức (CDU), theo các cuộc thăm dò. Chủ tịch đảng CDU, Friedrich Merz, hiện là ứng viên sáng giá cho chức thủ tướng.
Tuy nhiên, nhà chính trị học Julia Reuschenbach cho rằng vẫn còn quá sớm để nói về việc thay đổi lãnh đạo đất nước. Bà nói : « Tôi không loại trừ khả năng ông Olaf Scholz có thể thắng cuộc bầu cử này. Ông ta luôn bị đánh giá thấp, ví dụ như trong cuộc bầu cử năm 2021. Ba tháng trước cuộc bầu cử, đảng của ông ấy chỉ giành được 14 % ủng hộ, theo các cuộc thăm dò. Ai cũng nói rằng đảng SPD đã đến hồi kết, nhưng cuối cùng, lại là đảng đến được vạch đích và ông Scholz trở thành thủ tướng. »
Đảng Xanh, hiện vẫn là đồng minh của Olaf Scholz, có thể sẽ bỏ phiếu trắng chiều nay. Chỉ có phe Dân Chủ Xã Hội bỏ phiếu tín nhiệm thủ tướng, như vậy là ông sẽ mất tín nhiệm. Kết quả sẽ chẳng có gì gây cấn. Các đảng đã chuẩn bị cho cuộc bầu cử vào ngày 23/02/2025.
Đảng Xã Hội và Liên minh Dân Chủ Thiên Chúa Giáo sẽ phải trình bày chương trình tranh cử của họ vào ngày mai. »
**********
Đài Loan tiếp nhận lô xe tăng Abrams đầu tiên của Mỹ
Bộ Quốc Phòng Đài Loan, hôm nay, 16/12/2024, thông báo đã nhận 38 xe tăng chiến đấu Abrams từ Mỹ. Đợt tiếp nhận vũ khí này nằm trong nỗ lực của Đài Loan củng cố năng lực quân sự đối phó với khả năng xảy ra cuộc tấn công từ Trung Quốc.
Đăng ngày: Sửa đổi ngày:
2 phút
Theo bộ Quốc Phòng Đài Loan, số xe tăng M1A2 Abrams đã đến Đài Loan vào cuối ngày hôm qua và đã được đưa về căn cứ quân sự Tân Trúc (Hsinchu), phía nam thủ đô Đài Bắc. Hăng thông tấn Đài Loan CNA cho biết thêm, loại vũ khí mới này, được giao cho Đài Loan lần đầu tiên từ 30 năm qua, là trong khuôn khổ hợp đồng đặt mua 108 chiếc xe tăng hồi năm 2019, trị giá tộng cộng hơn 1,2 tỷ đô la. Số xe tăng còn lại sẽ được giao lần lượt trong các năm 2025 và 2026, theo lời một quan chức quân sự Đài Loan với hãng tin Pháp AFP.
Quân đội Đài Loan hiện có đến 1.000 xe tăng, loại CM Brave Tiger sản xuất trong nước, hay M60A3 do Mỹ thiết kế nhưng công nghệ đã lỗi thời. Đầu tháng 11/2024, Đài Loan đã nhận từ Mỹ lô rốc-kết đa nòng Himars đầu tiên , loại tên lửa được dùng trên chiến trường Ukraina.
Trong vòng năm thập niên gần đây, Hoa Kỳ đã bán cho Đài Loan nhiều loại trang thiết bị quân sự và đạn dược trị giá nhiều tỷ đô la, đặc biệt là loại chiến đấu cơ F-16 và các loại tầu chiến. Năm 2024, Đài Loan dành một khoản ngân sách kỷ lục 19 tỷ đô la cho quốc phòng. Con số này có lẽ sẽ đạt đỉnh mới trong năm 2025.
Washington từ lâu là đồng minh quan trọng nhất và là nguồn cung cấp vũ khí lớn nhất cho Đài Loan. Điều này đã khiến Bắc Kinh nổi giận, vì họ vẫn xem hòn đảo này là một phần lãnh thổ của Trung Quốc. Hôm nay, bộ Ngoại Giao Trung Quốc đã có phản ứng, hối thúc Mỹ « ngừng trang bị vũ khí cho Đài Loan và hậu thuẫn các thế lực ly khai đòi độc lập ở Đài Loan ». Phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Lâm Kiếm tuyên bố : « Ý đồ của chính quyền Đài Loan tìm cách có được nền độc lập bằng vũ lực và trợ giúp từ ngoại bang sẽ gặp thất bại » và «Trung Quốc kiên quyết bảo vệ chủ quyền quốc gia, an ninh đất nước và toàn vẹn lãnh thổ ».
**********
TIN TỔNG HỢP
Đăng ngày:
4 phút
(AFP) – Na Uy viện trợ 230 triệu euro cho Hải Quân Ukraina vì mục tiêu tăng cường an ninh tại Hắc Hải. Thông cáo được Oslo đưa ra hôm nay, 16/12/2024. Một phần lớn số tiền nói trên được dùng để giúp Ukraina tháo gỡ mìn. Na Uy sẽ bắt đầu giải ngân khoản viện trợ nói trên từ năm tới.
(AFP) – Tổng thống Sri Lanka Anura Kumara Dissanayake dành chuyến xuất ngoại đầu tiên sang Ấn Độ. Chuyến viếng thăm chính thức bắt đầu vào hôm nay, 16/12/2024. Theo dự kiến, tổng thống cánh tả của Sri Lanka sẽ hội kiến thủ tướng Narendra Modi tại New Delhi trong ngày và sẽ tập trung bàn về hợp tác kinh tế, cải thiện môi trường đầu tư, hợp tác trong các lĩnh vực năng lượng, du lịch. An ninh khu vực cũng là trọng tâm các cuộc đối thoại giữa lãnh đạo Sri Lanka và Ấn Độ.
(AFP) – Philippines thông qua một thỏa thuận tăng cường quốc phòng với Nhật Bản. Hôm nay, 16/12/2024, Philippines đã phê chuẩn một hiệp ước quốc phòng với Nhật Bản cho phép triển khai lực lượng trên lãnh thổ hai nước, trong bối cảnh Trung Quốc gia tăng áp lực trong khu vực. Thỏa thuận cũng dự trù gia tăng các cuộc diễn tập quân sự chung, cũng như mở rộng các hợp tác quốc phòng khác, đặc biệt là trong lĩnh vực hải quân, “trong bối cảnh có nhiều thách thức về an ninh”. Phía Nhật Bản cho biết Tokyo vẫn cần bỏ phiếu để thông qua thỏa thuận này, trước khi văn bản có hiệu lực.
(Reuters) – Ukraina khẳng định gần 30 lính Bắc Triều Tiên bỏ mạng ở vùng Kursk. Thông tin này được đăng tải trong một thông cáo, được công bố sáng nay 16/12/2024, của cơ quan tình báo Ukraina. Đây là lần đầu tiên Ukraina công bố số lính Bắc Triều Tiên thiệt hại lớn đến như vậy, trong các cuộc giao tranh tại các làng như Plekhovo, Vorojba và Martynovka. Phía Nga không xác nhận thông tin này và cũng như không xác nhận sự hiện diện của lính Bắc Triều Tiên tại đây. Thông tin chiến sự cũng khó có thể được kiểm chứng bằng các nguồn tin độc lập. Ukraina và Hàn Quốc gần đây tố cáo 10.000 lính của Bình Nhưỡng được điều động đến chiến đấu cho Nga chống Ukraina.
(AFP) – Thăm đảo Corse của Pháp, giáo hoàng Phanxicô kêu gọi hòa bình trên thế giới. Trong chuyến thăm đầu tiên đến đảo Corse của Pháp hôm qua, 15/12/2024, giáo hoàng Phanxicô đã chủ trì một thánh lễ lớn, quy tụ khoảng 9.000 người. Ngài kêu gọi xây dựng một "hình thức thế tục năng động hơn". Trong chuyến thăm 9 giờ, giáo hoàng cũng đã trao đổi với tổng thống Emmanuel Macron về các vấn đề quốc tế như xung đột ở Ukraina và Trung Đông, kêu gọi ngừng bắn và hỗ trợ nhân đạo. Tổng thống Pháp cũng đã tặng giáo hoàng hai cuốn sách về Nhà thờ Đức Bà Paris nhân dịp này.
(AP) – Amnesty International tố cáo Serbia bị theo dõi bất hợp pháp các đối thủ chính trị. Báo cáo của tổ chức nhân quyền này, tựa đề "Nhà tù kỹ thuật số: Giám sát và đàn áp xã hội dân sự tại Serbia", được công bố hôm nay, 16/12/2024, cho biết các quan mật vụ và cảnh sát Serbia đã cài phần mềm gián điệp vào điện thoại của phe đối lập và cả nhà báo. Phần mềm này có thể mở khóa điện thoại, chụp ảnh màn hình và sao chép danh sách liên lạc, sau đó tải dữ liệu lên máy chủ do chính phủ kiểm soát. Cảnh sát Serbia đã bác bỏ báo cáo của Amnesty International, nhưng cũng nói thêm rằng Serbia sử dụng những công cụ "mà các lực lượng cảnh sát khác trên khắp thế giới sử dụn theo cùng một cách". Báo cáo này được công bố trong bối cảnh tổng thống Aleksandar Vucic đang phải đối mặt với các cuộc biểu tình chống chính phủ ngày càng lan rộng, mà cho đến nay, phần lớn vẫn diễn ra một cách ôn hòa.
(AFP) – Đức kêu gọi Israel từ bỏ kế hoạch « mở rộng » lãnh thổ trên cao nguyên Golan. Chính phủ Đức hôm nay, 16/12/2024, nhấn mạnh rằng « chiếu theo luật quốc tế, vùng lãnh thổ do Israel kiểm soát thuộc về Syria ». Phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Đức kêu gọi chính phủ Israel nên từ bỏ kế hoạch « mở rộng lãnh thổ » mà họ đã thông qua hôm Chủ Nhật 15/12. Bộ Ngoại Giao Thổ Nhĩ Kỳ hôm nay trong thông cáo khẳng định Israel đang tìm cách « mở rộng biên giới » với dự án gia tăng dân số tại vùng cao nguyên Golan bị sáp nhập và bị « Israel chiếm đóng bất hợp pháp từ năm 1967 ».
*********
Hàn Quốc: Đảng cầm quyền bị chia rẽ sau khi Quốc Hội biểu quyết truất phế tổng thống
Sau khi Quốc Hội Hàn Quốc bỏ phiếu thông qua kiến nghị phế truất tổng thống Yoon Suk Yeol vào cuối tuần qua, hôm nay, 16/12/2024, Tòa Bảo Hiến nước này bắt đầu xem xét các thủ tục để cách chức tổng thống. Trong lúc tổng thống vẫn từ chối hợp tác điều tra, đảng Quyền lực Nhân dân (PPP) của ông ngày càng bị chia rẽ. Sáng nay, chủ tịch đảng cầm quyền, ông Han Dong-hoon, đã từ chức, xem việc ban hành thiết quân luật là đi ngược lại với các giá trị của đảng.
Đăng ngày: Sửa đổi ngày:
2 phút
Từ Seoul, thông tín viên Celio Fioretti cho biết cụ thể :
“Một chính đảng trở nên hoang tàn: 12 dân biểu thuộc đảng cầm quyền đã đưa lá phiếu của mình cho phe đối lập, khiến cuộc biểu quyết tại Quốc Hội hôm thứ Bảy đã có thể thông qua kiến nghị phế truất tổng thống Hàn Quốc. Thế nhưng, 85 nghị sĩ vẫn đứng về phe tổng thống, bất chấp mưu toan ban hành thiết quân luật. Bị chia rẽ nội bộ như vậy, đảng PPP nay đã trở thành giống như cái bóng của chính mình.
Ngoài chủ tịch đảng PPP, các quan chức cao cấp khác trong đảng cũng đã thông báo ý định rời khỏi vị trí lãnh đạo.
Hôm nay, trong khi Tòa Bảo Hiến đã bắt đầu họp để xem xét việc phế truất tổng thống, đảng cầm quyền không biết liệu có thể hoạt động bình thường cho cuộc bầu cử tổng thống tiếp theo hay không.
Tòa có sáu tháng để quyết định có cách chức tổng thống hay không. Ông Yoon Suk Yeol đã tuyên bố từ chối trình diện trước các cơ quan chức năng để bị thẩm vấn. Nếu các thẩm phán xác nhận việc cách chức ông Yoon, một cuộc bầu cử tổng thống mới sẽ được tổ chức. Phe đối lập đã bắt đầu chuẩn bị cho cuộc bầu cử này, với lợi thế đang dẫn trước đảng của tổng thống, hiện đang bị chia rẽ.”
Theo AFP, chánh án Tòa Bảo Hiến Hàn Quốc Moon Hyung-bae hứa sẽ thực hiện các thủ tục một cách “nhanh chóng và công bằng”. Trong thời gian này, thủ tướng Hàn Quốc Han Duck-soo sẽ tạm thời điều hành đất nước thay ông Yoon Suk Yeol. Ông có thể giữ chức tổng thống lâm thời trong thời hạn tối đa là 8 tháng.
Tư pháp Hàn Quốc cho biết tổng thống Yoon Suk Yeol tiếp tục từ chối các cuộc triệu tập của các cơ quan điều tra, họ có thể xin tòa án cấp lệnh bắt giữ tổng thống.
********
Syria : Phương Tây bắt đầu « tiếp xúc » trực tiếp với chính quyền mới ở Damas
Sau thái độ thận trọng ban đầu, phương Tây bắt đầu liên lạc trực tiếp với chính quyền mới của Syria cho dù Hayat Tahrir Al Sham - HTS vẫn nằm trong danh sách "các tổ chức khủng bố". Đi tiên phong là Mỹ và Anh. Đặc sứ Liên Hiệp Quốc về Syria đã tiếp xúc với thủ lĩnh của HTS hôm Chủ Nhật 15/12/2024. Phái đoàn ngoại giao của Pháp sẽ đến Damas vào ngày mai 17/12/2024.
Đăng ngày:
Lãnh đạo ngoại giao Liên Hiệp Châu Âu Kaja Kallas, đến Bruxelles dự hội nghị ngoại trưởng 27 nước thành viên, hôm nay cho biết « đại diện cao cấp của châu Âu về Syria sẽ đến Damas hôm nay» tiếp xúc với giới lãnh đạo mới tại Syria để thảo luận về những biện pháp cụ thể « cho phép thiết lập quan hệ với họ ».
Liên Hiệp Châu Âu đã cắt đứt các kênh ngoại giao với Syria từ tháng 5/2011 để phản đối việc chính quyền Damas đàn áp thẳng tay người biểu tình chống chế độ Bachar al-Assad.
Hôm 08/12/2024, liên minh nổi dậy Syria, đứng đầu là tổ chức Hồi Giáo cực đoan HTS, đã lật đổ chế độ của tổng thống al-Assad. Đúng một tuần sau, thủ lĩnh tổ chức này, Abu Mohammed al-Golani, tiếp đặc sứ Liên Hiệp Quốc về Syria, Geir Pedersen để thảo luận về « vấn đề nhân đạo và khả năng người tị nạn Syria hồi hương ». Trong hai ngày cuối tuần Mỹ và Anh lần lượt thông báo « đã có các cuộc tiếp xúc ngoại giao » với HTS. Thổ Nhĩ Kỳ, thành viên NATO, đã mở cửa trở lại đại sứ quán tại Syria.
Thông tín viên RFI Jean-Jaques Hery từ Bruxelles cho biết hiện vẫn còn nhiều nghi vấn về những ý đồ của giới lãnh đạo mới ở Damas :
« Hiện tại, lập trường của Liên Âu về Syria vẫn dựa trên một số những nguyên tắc cơ bản. Các phát biểu của lãnh đạo ngoại giao châu Âu Kaja Kallas, hay của chủ tịch Ủy Ban Châu Âu, Ursula von der Leyen từ một tuần lễ qua đều nhấn mạnh Liên Âu mong muốn một tiến trình chuyển đổi dân chủ ôn hòa và bao gồm tất cả các chính đảng, các cộng đồng tôn giáo ở Syria.
Hiện giờ, theo lời một quan chức cao cấp châu Âu hôm thứ Sáu tuần trước, Bruxelles đang chờ xem giới lãnh đạo mới ở Damas hành xử như thế nào. HTS đến nay vẫn bị Liên Hiệp Quốc xếp trọng danh sách các tổ chức khủng bố và do vậy vẫn bị Liên Âu trừng phạt.
Theo ông Julien Barnes-Dacey, giám đốc đặc trách về hồ sơ Trung Đông của tổ chức tư vấn Hội Đồng Châu Âu về Quan hệ Quốc tế, thái độ chần chừ đó không có lợi cho cả Syria lẫn Bruxelles. Theo chuyên gia này, "có nhiều việc cần phải làm cùng với sự hỗ trợ của Liên Hiệp Quốc để giúp Syria thúc đẩy tiến trình chuyển tiếp chính trị, chẳng hạn như cải thiện tình hình kinh tế, dỡ bỏ một số lệnh cấm vận trong những lĩnh vực then chốt. HTS giờ đây là lực lượng đang chiếm thế áp đảo, cần phải đối thoại với họ".
Cuối
tuần qua, bà Kallas cho rằng hãy còn quá sớm để Liên Âu dỡ bỏ các biện
pháp trừng phạt. Trong khi Hoa Kỳ đã liên lạc trực tiếp với HTS. Liên Âu
thì vẫn thận trọng loan báo là chỉ "sắp sửa" liên lạc với các giới chức
ở Damas và chỉ trong khuôn khổ "các chương trình hoạt động" chứ không
phải ở cấp "chính trị"».
******
Đặc phái viên LHQ ủng hộ quá trình chuyển giao do Syria lãnh đạo trong các cuộc đàm phán với thủ lĩnh phiến quân
Văn phòng đặc phái viên Liên Hợp Quốc về Syria cho biết hôm 16/12 rằng ông nhấn mạnh nhu cầu về một quá trình chuyển giao chính trị do Syria lãnh đạo khi ông gặp thủ lĩnh nhóm phiến quân đã tiến hành cuộc lật đổ Tổng thống lâu đời Bashar al-Assad tại Damascus.
Văn phòng của đặc phái viên Geir Pederson cho biết trong tuyên bố rằng quá trình chuyển giao nên dựa trên các nguyên tắc của nghị quyết năm 2015 của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, vốn kêu gọi "quản trị đáng tin cậy, toàn diện và phi giáo phái" trong vòng sáu tháng, cũng như thiết lập một quy trình soạn thảo hiến pháp mới với các cuộc bầu cử sau đó.
Trong các cuộc đàm phán với thủ lĩnh phiến quân Ahmad al-Sharaa, ông Pederson cũng "nhấn mạnh ý định của Liên hợp quốc là cung cấp mọi hỗ trợ cho người dân Syria".
Một tuyên bố của phiến quân cho biết ông al-Sharaa đã thảo luận về nhu cầu cập nhật nghị quyết để phản ánh tình hình hiện tại ở Syria.
Chuyến thăm của ông Pederson là một phần trong hoạt động giao lưu quốc tế rộng rãi với quân nổi dậy kể từ khi ông Assad bị lật đổ, trong bối cảnh Syria phải đối mặt với biến động chính trị sau hơn 50 năm gia đình ông Assad cai trị và nhu cầu tái thiết lớn sau cuộc nội chiến đẫm máu.
Trưởng phòng nhân đạo của Liên hợp quốc Tom Fletcher hôm 16/12 cho biết rằng ông đã đến Beirut và sẽ đến Damascus.
Ông Fletcher cho biết trên X rằng "Một tuần thay đổi cả năm thập kỷ, và sau đó là năm thập kỷ thay đổi trong một tuần".
Trưởng phòng chính sách đối ngoại của Liên minh châu Âu Kaja Kallas cho biết đặc phái viên của EU tại Syria sẽ đến Damascus vào ngày 16/12 để đàm phán.
Nhóm Haya Tahrir al-Sham (HTS) của ông al-Sharaa bị Hoa Kỳ và các nước khác định danh là một nhóm khủng bố.
Khi các chính phủ thương thảo với quân nổi dậy, các quan chức đã ra tín hiệu sẵn sàng xem xét lại tình trạng đó, nhưng đã cảnh báo rằng chính hành động của nhóm này sẽ bị đánh giá trong bất kỳ quá trình xem xét lại nào.
"Đối với chúng tôi, không chỉ là lời nói, mà chúng tôi muốn thấy hành động đi đúng hướng", bà Kallas nói với các phóng viên tại Brussels.
"Syria đang đối mặt với tương lai lạc quan, tích cực, nhưng khá bất định và chúng tôi phải đảm bảo rằng điều này đi đúng hướng", bà Kallas nói thêm.
(Một số thông tin trong bản tin do AP, AFP và Reuters cung cấp)
**********
Bộ trưởng Quốc phòng Nga kêu gọi đất nước sẵn sàng đối đầu với NATO
Bộ trưởng Quốc phòng Nga hôm 16/12 kêu gọi đất nước phải sẵn sàng đối đầu với liên minh quân sự NATO ở châu Âu trong thập niên tới, giữa lúc Tổng thống Vladimir Putin cho rằng cuộc chiến ở Ukraine đang có lợi cho Moscow.
Ông Andrei Belousov, người đứng đầu Bộ Quốc phòng, viện dẫn một hội nghị thượng đỉnh NATO vào tháng 7 cùng các học thuyết quân sự của Mỹ và của các thành viên NATO khác như là bằng chứng cho thấy Moscow cần chuẩn bị cho cuộc xung đột trực tiếp với NATO trong những năm tới.
“Hoạt động của Bộ Quốc phòng dựa trên... đảm bảo sự sẵn sàng hoàn toàn cho mọi kịch bản trong trung hạn, bao gồm cả khả năng xảy ra xung đột quân sự với NATO ở châu Âu trong thập niên tới,” ông Belousov nói trước một hội trường có sự tham dự của ông Putin.
Ông Belousov vạch ra một loạt các thay đổi và cải cách mà ông cho là cần thiết, “dựa trên đặc điểm của các cuộc xung đột quân sự trong tương lai.”
Ông viện dẫn các kế hoạch hiện đại hóa lực lượng hạt nhân của Mỹ, việc mở một căn cứ phòng thủ phi đạn của Mỹ ở Ba Lan, các kế hoạch sẵn sàng tác chiến mới của NATO, và các kế hoạch được công bố tại hội nghị thượng đỉnh NATO để triển khai tên lửa tầm trung của Mỹ tại Đức vào năm 2026.
Ông cảnh báo rằng Mỹ có thể sớm có các phi đạn siêu thanh có thể đáp xuống Moscow trong vòng tám phút.
Ông Putin nói số lượng lớn các tình nguyện viên nhập ngũ đang giúp xoay chuyển cục diện cuộc chiến Ukraine theo hướng có lợi cho Moscow, khi các bản đồ nguồn mở cho thấy quân đội của ông đang tiến quân với tốc độ nhanh nhất kể từ năm 2022.
Ông cho biết khoảng 430.000 người Nga đã ký hợp đồng nhập ngũ trong năm nay, tăng so với khoảng 300.000 người vào năm ngoái.
Ông Belousov cho biết Nga đã đẩy lùi lực lượng Ukraine ra khỏi gần 4.500 km vuông lãnh thổ trong năm nay, và đang chiếm khoảng 30 km vuông mỗi ngày.
Tổng thống Nga cáo buộc phương Tây đã đẩy Nga đến ‘lằn ranh đỏ’, những tình huống mà Nga đã công khai tuyên bố sẽ không dung thứ, và nói rằng Moscow buộc phải phản ứng.
“Họ (các nhà lãnh đạo phương Tây) chỉ đang làm cho dân chúng của họ sợ hãi rằng chúng ta sẽ tấn công ai đó ở đó, với cái cớ của mối đe dọa hão huyền từ Nga,” ông Putin nói.
“Chiến thuật rất đơn giản: họ đẩy chúng tôi đến ‘lằn ranh đỏ’, từ đó chúng tôi không thể lùi bước, chúng tôi bắt đầu phản ứng và ngay lập tức họ lại làm cho dân chúng của họ sợ hãi.”
Ông nói rằng Nga đang theo dõi sự phát triển của phi đạn tầm ngắn và tầm trung của Mỹ với sự lo ngại lớn và sẽ dỡ bỏ các hạn chế tự nguyện của mình về việc triển khai các loại phi đạn này nếu Mỹ quyết định đưa chúng vào sử dụng.
*********
Trump, Ngũ Giác Đài tranh cãi về các máy bay không người lái xuất hiện trên bầu trời Mỹ
- VOA
Tổng thống đắc cử Hoa Kỳ Donald Trump hôm 16/12 cho rằng quân đội Mỹ ‘vì lý do nào đó’ đang giữ bí mật về các chi tiết liên quan đến các máy bay không người lái bay qua bầu trời miền Đông Hoa Kỳ, nhưng Ngũ Giác Đài đã nhanh chóng bác bỏ tuyên bố của ông.
“Quân đội của chúng ta biết… có điều gì đó lạ đang xảy ra,” ông Trump nói với các phóng viên trong cuộc họp báo đầu tiên kể từ khi ông tái đắc cử vào Tòa Bạch Ốc cho nhiệm kỳ bốn năm bắt đầu vào tháng tới.
Sau khi ông Trump phát biểu, Thiếu tướng Không quân Pat Ryder, phát ngôn viên của Ngũ Giác Đài tuyên bố với báo giới “không có bằng chứng nào tại thời điểm này cho thấy các báo cáo về việc phát hiện máy bay không người lái đe dọa tới an ninh quốc gia hay an toàn công cộng, hoặc có mối liên hệ với nước ngoài.”
“Chúng tôi cũng cam kết sẽ cung cấp càng nhiều thông tin càng nhanh càng tốt về vấn đề này,” ông nói.
Quân đội Mỹ có lý do để không bắn hạ các máy bay không người lái, vẫn theo lời ông Ryder. Ông đưa ra một “sự so sánh không chặt chẽ” rằng “một ngày nào đó, một chiếc xe hoặc một xe tải không được phép mà họ lại tiếp cận cổng của một căn cứ, thường là do tai nạn,” và rằng “99% là những chiếc xe đó sẽ bị từ chối cho vào mà không xảy ra sự cố gì.”
“Điều cần lưu ý là việc bay máy bay không người lái không phải là bất hợp pháp,” ông Ryder nói. “Có hàng ngàn chiếc máy bay không người lái bay xung quanh Hoa Kỳ mỗi ngày. Không có gì bất thường khi thấy máy bay không người lái trên bầu trời, cũng không phải là dấu hiệu của hoạt động xấu hoặc mối đe dọa an toàn công cộng.”
Trong suốt nhiều tuần qua, cư dân ở bang New Jersey, giáp ranh với thành phố New York, và các bang khác ở phía bắc và nam dọc theo bờ biển Đại Tây Dương đã báo cáo nhìn thấy hơn 5.000 chiếc máy bay không người lái, một con số mà các quan chức Mỹ cho rằng đã bị phóng đại quá mức.
Họ cho rằng hầu hết các máy bay không người lái bị cáo giác đó thực ra là máy bay có người lái, và rằng chưa tới 100 trong số các vụ này cần được điều tra thêm.
Mọi loại thuyết âm mưu đã được đưa ra để giải thích hiện tượng này, bao gồm việc các quốc gia nước ngoài điều khiển máy bay không người lái và triển khai các máy bay không người lái được phóng từ Iran từ một tàu mẹ đặt ngoài khơi vùng biển phía Đông Hoa Kỳ.
Trong những ngày gần đây, các quan chức thuộc cả đảng Cộng hòa và Dân chủ đã kêu gọi chính quyền Tổng thống Joe Biden cung cấp thông tin rõ ràng hơn về những gì họ biết về các máy bay không người lái này. Đại diện đảng Cộng hòa Michael Waltz của bang Florida, người sẽ trở thành cố vấn an ninh quốc gia của ông Trump khi ông Trump trở lại Tòa Bạch Ốc vào ngày 20/1, nói trong chương trình ‘Face the Nation’ của CBS hôm 15/12 rằng: “Chúng ta cần làm rõ chuyện này.”
Trong cuộc họp báo kéo dài một giờ hôm 16/12, ông Trump đã đề cập đến nhiều vấn đề khác nhau.
Ông cho biết sự đón chào từ các lãnh đạo thế giới đối với ông lần này rất khác biệt so với năm 2017, sau chiến thắng tổng thống đầu tiên của ông. “Thực sự, nó hoàn toàn trái ngược với thái độ thù địch. Họ gọi cho tôi,” ông nói. “Tôi đã nói chuyện với hơn 100 quốc gia.”
Ông cho biết ông đang làm hết sức mình để ngừng cuộc chiến kéo dài gần ba năm của Nga ở Ukraine, và rằng ông sẽ tiếp tục các cuộc trò chuyện với Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy về việc ngừng chiến sự.
Ông nói phần lớn Ukraine là ‘một bãi hoang tàn’ do các cuộc tấn công của Nga. “Mọi người không thể quay lại đó.”
Ông cũng chỉ trích các phương tiện truyền thông của Mỹ là ‘rất tham nhũng’ sau khi ông giành được một khoản bồi thường 15 triệu đô la trong vụ kiện phỉ báng nhắm vào đài ABC News vào cuối tuần qua. Ông cho biết sẽ khởi kiện các phương tiện truyền thông khác và các nhà báo đơn lẻ vì những gì ông cho là tường thuật sai sự thật, dù ông đã thua các vụ kiện khác liên quan đến truyền thông.
Tổng thống đắc cử cũng nhắc lại kế hoạch áp thuế đối với hàng nhập khẩu từ một số đối tác thương mại lớn nhất của Mỹ.
“Thuế nhập khẩu sẽ làm cho đất nước chúng ta giàu có,” ông khẳng định, mặc dù các nhà nhập khẩu thường là bên phải trả phí cao hơn rồi sau đó nâng giá thành để rồi túi tiền của người tiêu dùng sẽ bị tổn hao hơn.
***********
Tàu chiến Mỹ thăm cảng của Campuchia
Một tàu của Hải quân Mỹ vừa đến cảng Sihanoukville của Campuchia vào ngày 16/12 trong chuyến thăm đầu tiên của tàu chiến Mỹ tới đây kể từ năm 2016 vào khi Hoa Kỳ đang tìm cách cải thiện mối quan hệ quốc phòng với xứ Chùa tháp giữa những lo ngại về việc Trung Quốc đang thiết lập một căn cứ hải quân trá hình tại đây.
Tàu USS Savannah (LCS 28) sẽ có mặt ở cảng Sihanoukville trong vòng năm ngày, đến ngày 20/12. Cảng này cách căn cứ hải quân Ream nơi hai tàu chiến Trung Quốc đang có mặt ở đó nhiều tháng trời chỉ 20 km.
Theo hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ, tàu chiến lớp Independence có 100 thuyền viên và đang trong chương trình hoạt động định kỳ ở Biển Đông.
Bộ Quốc phòng Campuchia cho biết chuyến thăm này được thực hiện theo yêu cầu của phía Mỹ nhằm mục đích tăng cường và mở rộng tình hữu nghị và thúc đẩy hợp tác song phương giữa Mỹ và Campuchia”.
“Chuyến thăm mang tính biểu tượng cao khi Mỹ đang cố gắng xây dựng mối quan hệ quốc phòng trở lại với Campuchia, nhất là với lãnh đạo mới của Campuchia” – Ông Rahman Yaacob, một chuyên gia nghiên cứu thuộc Viện Lowy ở Sydney, Úc, nói với RFA.
Thủ tướng Campcuhia Hun Sen đã thôi không giữ chức vụ này vào năm 2023 và con trai ông là Hun Manet lên thay.
Tuy nhiên, cho đến lúc này, tàu USS Savannah, cũng giống như bất cứ tàu chiến không có nguồn gốc Trung Quốc nào khác, đều không thể tiếp cận căn cứ hải quân Ream. Căn cứ này hiện đang trong giai đoạn xây dựng cuối trước khi được chuyển giao cho hải quân Campuchia. Một số nguồn tin cho biết căn cứ đang gần hoàn tất.
Trong số những công trình tại căn cứ hải quân, có một cảng nước sâu có thể chứa tàu chiến lớn hơn tàu USS Savannah.
“Phía Campuchia đã thoogn báo cho phía Mỹ biết rằng công việc tại cảng và các cơ sở khác để tiếp nhận tàu nước ngoài vẫn đang được tiến hành” – ông Rahman cho biết sau khi đã có những nghiên cứu gần đây về căn cứ Ream.
“Hai tàu chiến Trung Quốc tại căn cứ Ream có mục đích đào tạo nhân sự cho hải quân Campuchia và để thử các cơ sở” – ông Rahman nói với RFA.
“Một khi các công việc đã hoàn tất và bàn giao, Ream sẽ mở cửa cho hải quân tất cả các nước” – ông Rahman dẫn thông tin từ các nguồn của Campuchia.
Căn cứ hải quân trá hình
Campuchia đã nhiều lần bác bỏ thông tin là quân đội Trung Quốc sẽ đóng quân vĩnh viễn tại đây, và nói rằng điều này là vi hiến.
Tuy nhiên, vẫn có những lo ngại từ phía quốc phòng Mỹ rằng Bắc Kinh đang tạo một tiền lệ tại Ream vốn rất gần với khu vực Biển Đông đang có tranh chấp và các đường vận chuyển hàng hải của nước này.
Một quan chức quốc phòng cấp cao của Mỹ nói với RFA trong điều kiện ẩn danh rằng, mặc dù Ream khó có thể tăng cường đáng kể khả năng của Trung Quốc ở Biển Đông, “chúng tôi lo ngại về tiền lệ Trung Quốc thiết lập các căn cứ ở nước ngoài”.
Với sự hiện diện lâu dài và quyền tiếp cận ưu tiên, Trung Quốc đã thiết lập một căn cứ hải quân trá hình tại Ream.
“Chúng tôi không thể thay đổi được điều đó” – quân chức quân sự Mỹ nói.
Hoa Kỳ từ lâu đã phàn nàn về sự thiếu minh bạch về dự án tại Ream. Vấn đề này đã gây thêm căng thẳng trong quan hệ giữa Mỹ với Campuchia.
Campuchia đã hoãn tập trận chung hàng năm có tên Angkor Sentinel với Mỹ vào năm 2017. Căn cứ Ream do Mỹ tại trợ bị phá bỏ vào năm 2020.
Vào năm 2021, Mỹ bỏ một chương trình học bổng cho phép công dân Campuchia vào học tại Học viện quân sự West Point, nơi ông Hun Manet đã theo học. Lý do được đưa ra là vì “mối hợp tác yếu trong nhiều lĩnh vực quân sự song phương truyền thống”.
Washington cũng chỉ trích Phnom Penh vì những vi phạm nhân quyền và việc đàn áp phe chính trị đối lập.
Quan hệ song phương đã nồng ấm trở lại vào hè năm nay sau chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin tới Phnom Penh. Hai nước đã đồng ý sẽ khởi động lại các tập trận quân sự và chấp nhận sinh viên của Campuchia vào lại West Point, nhưng chưa quyết định vào khi nào và bằng cách nào.
Các quốc gia có đồng chí hướng với Mỹ nên tiếp tục có quan hệ với Campuchia để đối trọng lại ảnh hưởng đang lên của Trung Quốc trong khu vực, chuyên gia Rahman nói.
Ông cho rằng Ream, trước tiên, sẽ cho Trung Quốc một lợi thế không thể chối cãi là thu thập tin tình báo chống lại các quốc gia khác.
Việt Nam, nước láng giềng của Campuchia và là nước có quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với Mỹ hiện đang lo lắng về hệ thống radar tại Ream, ông Rahman cho biết.
“Hệ thống radar này có thể vươn tới TP. HCM và các nhân viên Trung Quốc đang vận hành nó có thể theo dõi không lưu ở phần phía nam của Việt Nam” – vị chuyên gia nói.
***
Dự án 88: Lo sợ cách mạng màu, Chính phủ ra Nghị định 126 bóp nghẹt hơn quyền lập hội
Nghị định 126 "Quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội" trao cho Chính phủ quyền đình chỉ và giải thể các hội - một quyền sinh sát mà trước đây Chính phủ không có, tổ chức Dự án 88 (Project 88) viết trong bản phân tích công bố ngày 16/12.
Tổ chức phi chính phủ chuyên về nhân quyền Việt Nam nói rằng văn bản có hiệu lực từ ngày 26/11/2024 được xây dựng nhằm hiện thực hoá Chỉ thị mật số 24 của Bộ Chính trị Đảng CSVN ban hành hồi năm ngoái vốn nhằm hạn chế hoạt động của xã hội dân sự.
Dự án 88 chỉ ra Nghị định trên trao quyền cho cơ quan hành pháp tuỳ nghi diễn giải và ra quyết định về bất cứ hội nào, ví dụ như quy định “không được lợi dụng hoạt động của hội để làm phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự xã hội…” nhưng lại không quy định chi tiết.
Theo chính phủ, Nghị định 126 là cần thiết để đảm bảo sự kiểm soát của Đảng đối với các hội, ngăn chặn ảnh hưởng của nước ngoài vào các vấn đề trong nước và làm rõ vai trò của các hội trong việc hoạch định chính sách.
Ông Lê Thân, chủ nhiệm Câu Lạc bộ Lê Hiếu Đằng, cho rằng điểm đáng chú ý trong văn bản quy phạm pháp luật này nằm ở khoản 2 Điều 10 về Điều kiện thành lập hội, quy định: "Lĩnh vực hoạt động chính không trùng lặp với lĩnh vực hoạt động chính của hội đã được thành lập hợp pháp trước đó cùng phạm vi hoạt động".
Ông khẳng định, chính điều này đã phá vỡ căn nguyên chính của nghị định này là căn cứ theo Điều 25 của Hiến pháp "Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình". Ông nói thêm với phóng viên RFA:
"Có anh em đề nghị câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng nên ra đời một tổ chức hội, nhưng tôi chưa có ý nghĩ tới vì luật pháp chưa có gì rõ ràng."
Ông Phil Robertson, Giám đốc của tổ chức Những người vận động Nhân quyền và Lao động Châu Á (Asia Human Rights and Labor Advocates- AHRLA), nhận định cho hay chế độ độc đảng ở Việt Nam coi tất cả các tổ chức xã hội dân sự mà họ không trực tiếp kiểm soát là kẻ thù tiềm tàng, vì vậy Nghị định 126 phù hợp kế hoạch của Hà Nội nhằm xóa sổ mọi nhóm độc lập hoạt động trong nước.
Ông cho rằng văn bản dưới luật mới là một rào cản khác của chế độ toàn trị ở Việt Nam với mục tiêu kiểm soát mọi khía cạnh của xã hội Việt Nam, cả trong cuộc sống hàng ngày và trực tuyến, giống như hiện đang thấy ở Trung Quốc.
Phóng viên gửi email cho Chính phủ Việt Nam với yêu cầu bình luận về lời kêu gọi rút lại Nghị định 126 của Dự án 88, nhưng chưa nhận được phản hồi.
*****
Tin Tức ngày 17 - 12 -2024:
*******
Quốc Hội Đức bỏ phiếu về tín nhiệm thủ tướng Olaf Scholz
Hôm nay, 16/12/2024, thủ tướng Đức Olaf Scholz đối mặt với cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm, bước cuối cùng để có thể đi đến một cuộc bầu cử Quốc Hội sớm vào tháng 2/2025.
Đăng ngày:
2 phút
Từ Berlin, thông tín viên đài RFI, Pascal Thibaut giải thích :
« Không có đa số ở Quốc Hội, thủ tướng Olaf Scholz không còn có thể hy vọng thông qua bất cứ văn bản luật nào ở Nghị Viện. Để chấm dứt tình trạng này, Hiến Pháp của Đức dự trù một phương pháp: Nếu thua trong một cuộc bỏ phiếu tín nhiệm, thủ tướng có thể yêu cầu tổng thống giải tán Quốc Hội. Đây cũng là phương pháp mà thủ tướng đảng Dân Chủ Xã hội (SDP), Gerhard Schröder, sử dụng vào năm 2005.
Hơn hai tháng trước cuộc bỏ phiếu, Olaf Scholz đã bị tê liệt. Thủ tướng mất đi sự ủng hộ, và đảng SPD của ông thấp hơn 15 điểm so với đảng Liên minh Dân chủ Thiên Chúa giáo Đức (CDU), theo các cuộc thăm dò. Chủ tịch đảng CDU, Friedrich Merz, hiện là ứng viên sáng giá cho chức thủ tướng.
Tuy nhiên, nhà chính trị học Julia Reuschenbach cho rằng vẫn còn quá sớm để nói về việc thay đổi lãnh đạo đất nước. Bà nói : « Tôi không loại trừ khả năng ông Olaf Scholz có thể thắng cuộc bầu cử này. Ông ta luôn bị đánh giá thấp, ví dụ như trong cuộc bầu cử năm 2021. Ba tháng trước cuộc bầu cử, đảng của ông ấy chỉ giành được 14 % ủng hộ, theo các cuộc thăm dò. Ai cũng nói rằng đảng SPD đã đến hồi kết, nhưng cuối cùng, lại là đảng đến được vạch đích và ông Scholz trở thành thủ tướng. »
Đảng Xanh, hiện vẫn là đồng minh của Olaf Scholz, có thể sẽ bỏ phiếu trắng chiều nay. Chỉ có phe Dân Chủ Xã Hội bỏ phiếu tín nhiệm thủ tướng, như vậy là ông sẽ mất tín nhiệm. Kết quả sẽ chẳng có gì gây cấn. Các đảng đã chuẩn bị cho cuộc bầu cử vào ngày 23/02/2025.
Đảng Xã Hội và Liên minh Dân Chủ Thiên Chúa Giáo sẽ phải trình bày chương trình tranh cử của họ vào ngày mai. »
**********
Đài Loan tiếp nhận lô xe tăng Abrams đầu tiên của Mỹ
Bộ Quốc Phòng Đài Loan, hôm nay, 16/12/2024, thông báo đã nhận 38 xe tăng chiến đấu Abrams từ Mỹ. Đợt tiếp nhận vũ khí này nằm trong nỗ lực của Đài Loan củng cố năng lực quân sự đối phó với khả năng xảy ra cuộc tấn công từ Trung Quốc.
Đăng ngày: Sửa đổi ngày:
2 phút
Theo bộ Quốc Phòng Đài Loan, số xe tăng M1A2 Abrams đã đến Đài Loan vào cuối ngày hôm qua và đã được đưa về căn cứ quân sự Tân Trúc (Hsinchu), phía nam thủ đô Đài Bắc. Hăng thông tấn Đài Loan CNA cho biết thêm, loại vũ khí mới này, được giao cho Đài Loan lần đầu tiên từ 30 năm qua, là trong khuôn khổ hợp đồng đặt mua 108 chiếc xe tăng hồi năm 2019, trị giá tộng cộng hơn 1,2 tỷ đô la. Số xe tăng còn lại sẽ được giao lần lượt trong các năm 2025 và 2026, theo lời một quan chức quân sự Đài Loan với hãng tin Pháp AFP.
Quân đội Đài Loan hiện có đến 1.000 xe tăng, loại CM Brave Tiger sản xuất trong nước, hay M60A3 do Mỹ thiết kế nhưng công nghệ đã lỗi thời. Đầu tháng 11/2024, Đài Loan đã nhận từ Mỹ lô rốc-kết đa nòng Himars đầu tiên , loại tên lửa được dùng trên chiến trường Ukraina.
Trong vòng năm thập niên gần đây, Hoa Kỳ đã bán cho Đài Loan nhiều loại trang thiết bị quân sự và đạn dược trị giá nhiều tỷ đô la, đặc biệt là loại chiến đấu cơ F-16 và các loại tầu chiến. Năm 2024, Đài Loan dành một khoản ngân sách kỷ lục 19 tỷ đô la cho quốc phòng. Con số này có lẽ sẽ đạt đỉnh mới trong năm 2025.
Washington từ lâu là đồng minh quan trọng nhất và là nguồn cung cấp vũ khí lớn nhất cho Đài Loan. Điều này đã khiến Bắc Kinh nổi giận, vì họ vẫn xem hòn đảo này là một phần lãnh thổ của Trung Quốc. Hôm nay, bộ Ngoại Giao Trung Quốc đã có phản ứng, hối thúc Mỹ « ngừng trang bị vũ khí cho Đài Loan và hậu thuẫn các thế lực ly khai đòi độc lập ở Đài Loan ». Phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Lâm Kiếm tuyên bố : « Ý đồ của chính quyền Đài Loan tìm cách có được nền độc lập bằng vũ lực và trợ giúp từ ngoại bang sẽ gặp thất bại » và «Trung Quốc kiên quyết bảo vệ chủ quyền quốc gia, an ninh đất nước và toàn vẹn lãnh thổ ».
**********
TIN TỔNG HỢP
Đăng ngày:
4 phút
(AFP) – Na Uy viện trợ 230 triệu euro cho Hải Quân Ukraina vì mục tiêu tăng cường an ninh tại Hắc Hải. Thông cáo được Oslo đưa ra hôm nay, 16/12/2024. Một phần lớn số tiền nói trên được dùng để giúp Ukraina tháo gỡ mìn. Na Uy sẽ bắt đầu giải ngân khoản viện trợ nói trên từ năm tới.
(AFP) – Tổng thống Sri Lanka Anura Kumara Dissanayake dành chuyến xuất ngoại đầu tiên sang Ấn Độ. Chuyến viếng thăm chính thức bắt đầu vào hôm nay, 16/12/2024. Theo dự kiến, tổng thống cánh tả của Sri Lanka sẽ hội kiến thủ tướng Narendra Modi tại New Delhi trong ngày và sẽ tập trung bàn về hợp tác kinh tế, cải thiện môi trường đầu tư, hợp tác trong các lĩnh vực năng lượng, du lịch. An ninh khu vực cũng là trọng tâm các cuộc đối thoại giữa lãnh đạo Sri Lanka và Ấn Độ.
(AFP) – Philippines thông qua một thỏa thuận tăng cường quốc phòng với Nhật Bản. Hôm nay, 16/12/2024, Philippines đã phê chuẩn một hiệp ước quốc phòng với Nhật Bản cho phép triển khai lực lượng trên lãnh thổ hai nước, trong bối cảnh Trung Quốc gia tăng áp lực trong khu vực. Thỏa thuận cũng dự trù gia tăng các cuộc diễn tập quân sự chung, cũng như mở rộng các hợp tác quốc phòng khác, đặc biệt là trong lĩnh vực hải quân, “trong bối cảnh có nhiều thách thức về an ninh”. Phía Nhật Bản cho biết Tokyo vẫn cần bỏ phiếu để thông qua thỏa thuận này, trước khi văn bản có hiệu lực.
(Reuters) – Ukraina khẳng định gần 30 lính Bắc Triều Tiên bỏ mạng ở vùng Kursk. Thông tin này được đăng tải trong một thông cáo, được công bố sáng nay 16/12/2024, của cơ quan tình báo Ukraina. Đây là lần đầu tiên Ukraina công bố số lính Bắc Triều Tiên thiệt hại lớn đến như vậy, trong các cuộc giao tranh tại các làng như Plekhovo, Vorojba và Martynovka. Phía Nga không xác nhận thông tin này và cũng như không xác nhận sự hiện diện của lính Bắc Triều Tiên tại đây. Thông tin chiến sự cũng khó có thể được kiểm chứng bằng các nguồn tin độc lập. Ukraina và Hàn Quốc gần đây tố cáo 10.000 lính của Bình Nhưỡng được điều động đến chiến đấu cho Nga chống Ukraina.
(AFP) – Thăm đảo Corse của Pháp, giáo hoàng Phanxicô kêu gọi hòa bình trên thế giới. Trong chuyến thăm đầu tiên đến đảo Corse của Pháp hôm qua, 15/12/2024, giáo hoàng Phanxicô đã chủ trì một thánh lễ lớn, quy tụ khoảng 9.000 người. Ngài kêu gọi xây dựng một "hình thức thế tục năng động hơn". Trong chuyến thăm 9 giờ, giáo hoàng cũng đã trao đổi với tổng thống Emmanuel Macron về các vấn đề quốc tế như xung đột ở Ukraina và Trung Đông, kêu gọi ngừng bắn và hỗ trợ nhân đạo. Tổng thống Pháp cũng đã tặng giáo hoàng hai cuốn sách về Nhà thờ Đức Bà Paris nhân dịp này.
(AP) – Amnesty International tố cáo Serbia bị theo dõi bất hợp pháp các đối thủ chính trị. Báo cáo của tổ chức nhân quyền này, tựa đề "Nhà tù kỹ thuật số: Giám sát và đàn áp xã hội dân sự tại Serbia", được công bố hôm nay, 16/12/2024, cho biết các quan mật vụ và cảnh sát Serbia đã cài phần mềm gián điệp vào điện thoại của phe đối lập và cả nhà báo. Phần mềm này có thể mở khóa điện thoại, chụp ảnh màn hình và sao chép danh sách liên lạc, sau đó tải dữ liệu lên máy chủ do chính phủ kiểm soát. Cảnh sát Serbia đã bác bỏ báo cáo của Amnesty International, nhưng cũng nói thêm rằng Serbia sử dụng những công cụ "mà các lực lượng cảnh sát khác trên khắp thế giới sử dụn theo cùng một cách". Báo cáo này được công bố trong bối cảnh tổng thống Aleksandar Vucic đang phải đối mặt với các cuộc biểu tình chống chính phủ ngày càng lan rộng, mà cho đến nay, phần lớn vẫn diễn ra một cách ôn hòa.
(AFP) – Đức kêu gọi Israel từ bỏ kế hoạch « mở rộng » lãnh thổ trên cao nguyên Golan. Chính phủ Đức hôm nay, 16/12/2024, nhấn mạnh rằng « chiếu theo luật quốc tế, vùng lãnh thổ do Israel kiểm soát thuộc về Syria ». Phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Đức kêu gọi chính phủ Israel nên từ bỏ kế hoạch « mở rộng lãnh thổ » mà họ đã thông qua hôm Chủ Nhật 15/12. Bộ Ngoại Giao Thổ Nhĩ Kỳ hôm nay trong thông cáo khẳng định Israel đang tìm cách « mở rộng biên giới » với dự án gia tăng dân số tại vùng cao nguyên Golan bị sáp nhập và bị « Israel chiếm đóng bất hợp pháp từ năm 1967 ».
*********
Hàn Quốc: Đảng cầm quyền bị chia rẽ sau khi Quốc Hội biểu quyết truất phế tổng thống
Sau khi Quốc Hội Hàn Quốc bỏ phiếu thông qua kiến nghị phế truất tổng thống Yoon Suk Yeol vào cuối tuần qua, hôm nay, 16/12/2024, Tòa Bảo Hiến nước này bắt đầu xem xét các thủ tục để cách chức tổng thống. Trong lúc tổng thống vẫn từ chối hợp tác điều tra, đảng Quyền lực Nhân dân (PPP) của ông ngày càng bị chia rẽ. Sáng nay, chủ tịch đảng cầm quyền, ông Han Dong-hoon, đã từ chức, xem việc ban hành thiết quân luật là đi ngược lại với các giá trị của đảng.
Đăng ngày: Sửa đổi ngày:
2 phút
Từ Seoul, thông tín viên Celio Fioretti cho biết cụ thể :
“Một chính đảng trở nên hoang tàn: 12 dân biểu thuộc đảng cầm quyền đã đưa lá phiếu của mình cho phe đối lập, khiến cuộc biểu quyết tại Quốc Hội hôm thứ Bảy đã có thể thông qua kiến nghị phế truất tổng thống Hàn Quốc. Thế nhưng, 85 nghị sĩ vẫn đứng về phe tổng thống, bất chấp mưu toan ban hành thiết quân luật. Bị chia rẽ nội bộ như vậy, đảng PPP nay đã trở thành giống như cái bóng của chính mình.
Ngoài chủ tịch đảng PPP, các quan chức cao cấp khác trong đảng cũng đã thông báo ý định rời khỏi vị trí lãnh đạo.
Hôm nay, trong khi Tòa Bảo Hiến đã bắt đầu họp để xem xét việc phế truất tổng thống, đảng cầm quyền không biết liệu có thể hoạt động bình thường cho cuộc bầu cử tổng thống tiếp theo hay không.
Tòa có sáu tháng để quyết định có cách chức tổng thống hay không. Ông Yoon Suk Yeol đã tuyên bố từ chối trình diện trước các cơ quan chức năng để bị thẩm vấn. Nếu các thẩm phán xác nhận việc cách chức ông Yoon, một cuộc bầu cử tổng thống mới sẽ được tổ chức. Phe đối lập đã bắt đầu chuẩn bị cho cuộc bầu cử này, với lợi thế đang dẫn trước đảng của tổng thống, hiện đang bị chia rẽ.”
Theo AFP, chánh án Tòa Bảo Hiến Hàn Quốc Moon Hyung-bae hứa sẽ thực hiện các thủ tục một cách “nhanh chóng và công bằng”. Trong thời gian này, thủ tướng Hàn Quốc Han Duck-soo sẽ tạm thời điều hành đất nước thay ông Yoon Suk Yeol. Ông có thể giữ chức tổng thống lâm thời trong thời hạn tối đa là 8 tháng.
Tư pháp Hàn Quốc cho biết tổng thống Yoon Suk Yeol tiếp tục từ chối các cuộc triệu tập của các cơ quan điều tra, họ có thể xin tòa án cấp lệnh bắt giữ tổng thống.
********
Syria : Phương Tây bắt đầu « tiếp xúc » trực tiếp với chính quyền mới ở Damas
Sau thái độ thận trọng ban đầu, phương Tây bắt đầu liên lạc trực tiếp với chính quyền mới của Syria cho dù Hayat Tahrir Al Sham - HTS vẫn nằm trong danh sách "các tổ chức khủng bố". Đi tiên phong là Mỹ và Anh. Đặc sứ Liên Hiệp Quốc về Syria đã tiếp xúc với thủ lĩnh của HTS hôm Chủ Nhật 15/12/2024. Phái đoàn ngoại giao của Pháp sẽ đến Damas vào ngày mai 17/12/2024.
Đăng ngày:
Lãnh đạo ngoại giao Liên Hiệp Châu Âu Kaja Kallas, đến Bruxelles dự hội nghị ngoại trưởng 27 nước thành viên, hôm nay cho biết « đại diện cao cấp của châu Âu về Syria sẽ đến Damas hôm nay» tiếp xúc với giới lãnh đạo mới tại Syria để thảo luận về những biện pháp cụ thể « cho phép thiết lập quan hệ với họ ».
Liên Hiệp Châu Âu đã cắt đứt các kênh ngoại giao với Syria từ tháng 5/2011 để phản đối việc chính quyền Damas đàn áp thẳng tay người biểu tình chống chế độ Bachar al-Assad.
Hôm 08/12/2024, liên minh nổi dậy Syria, đứng đầu là tổ chức Hồi Giáo cực đoan HTS, đã lật đổ chế độ của tổng thống al-Assad. Đúng một tuần sau, thủ lĩnh tổ chức này, Abu Mohammed al-Golani, tiếp đặc sứ Liên Hiệp Quốc về Syria, Geir Pedersen để thảo luận về « vấn đề nhân đạo và khả năng người tị nạn Syria hồi hương ». Trong hai ngày cuối tuần Mỹ và Anh lần lượt thông báo « đã có các cuộc tiếp xúc ngoại giao » với HTS. Thổ Nhĩ Kỳ, thành viên NATO, đã mở cửa trở lại đại sứ quán tại Syria.
Thông tín viên RFI Jean-Jaques Hery từ Bruxelles cho biết hiện vẫn còn nhiều nghi vấn về những ý đồ của giới lãnh đạo mới ở Damas :
« Hiện tại, lập trường của Liên Âu về Syria vẫn dựa trên một số những nguyên tắc cơ bản. Các phát biểu của lãnh đạo ngoại giao châu Âu Kaja Kallas, hay của chủ tịch Ủy Ban Châu Âu, Ursula von der Leyen từ một tuần lễ qua đều nhấn mạnh Liên Âu mong muốn một tiến trình chuyển đổi dân chủ ôn hòa và bao gồm tất cả các chính đảng, các cộng đồng tôn giáo ở Syria.
Hiện giờ, theo lời một quan chức cao cấp châu Âu hôm thứ Sáu tuần trước, Bruxelles đang chờ xem giới lãnh đạo mới ở Damas hành xử như thế nào. HTS đến nay vẫn bị Liên Hiệp Quốc xếp trọng danh sách các tổ chức khủng bố và do vậy vẫn bị Liên Âu trừng phạt.
Theo ông Julien Barnes-Dacey, giám đốc đặc trách về hồ sơ Trung Đông của tổ chức tư vấn Hội Đồng Châu Âu về Quan hệ Quốc tế, thái độ chần chừ đó không có lợi cho cả Syria lẫn Bruxelles. Theo chuyên gia này, "có nhiều việc cần phải làm cùng với sự hỗ trợ của Liên Hiệp Quốc để giúp Syria thúc đẩy tiến trình chuyển tiếp chính trị, chẳng hạn như cải thiện tình hình kinh tế, dỡ bỏ một số lệnh cấm vận trong những lĩnh vực then chốt. HTS giờ đây là lực lượng đang chiếm thế áp đảo, cần phải đối thoại với họ".
Cuối
tuần qua, bà Kallas cho rằng hãy còn quá sớm để Liên Âu dỡ bỏ các biện
pháp trừng phạt. Trong khi Hoa Kỳ đã liên lạc trực tiếp với HTS. Liên Âu
thì vẫn thận trọng loan báo là chỉ "sắp sửa" liên lạc với các giới chức
ở Damas và chỉ trong khuôn khổ "các chương trình hoạt động" chứ không
phải ở cấp "chính trị"».
******
Đặc phái viên LHQ ủng hộ quá trình chuyển giao do Syria lãnh đạo trong các cuộc đàm phán với thủ lĩnh phiến quân
Văn phòng đặc phái viên Liên Hợp Quốc về Syria cho biết hôm 16/12 rằng ông nhấn mạnh nhu cầu về một quá trình chuyển giao chính trị do Syria lãnh đạo khi ông gặp thủ lĩnh nhóm phiến quân đã tiến hành cuộc lật đổ Tổng thống lâu đời Bashar al-Assad tại Damascus.
Văn phòng của đặc phái viên Geir Pederson cho biết trong tuyên bố rằng quá trình chuyển giao nên dựa trên các nguyên tắc của nghị quyết năm 2015 của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, vốn kêu gọi "quản trị đáng tin cậy, toàn diện và phi giáo phái" trong vòng sáu tháng, cũng như thiết lập một quy trình soạn thảo hiến pháp mới với các cuộc bầu cử sau đó.
Trong các cuộc đàm phán với thủ lĩnh phiến quân Ahmad al-Sharaa, ông Pederson cũng "nhấn mạnh ý định của Liên hợp quốc là cung cấp mọi hỗ trợ cho người dân Syria".
Một tuyên bố của phiến quân cho biết ông al-Sharaa đã thảo luận về nhu cầu cập nhật nghị quyết để phản ánh tình hình hiện tại ở Syria.
Chuyến thăm của ông Pederson là một phần trong hoạt động giao lưu quốc tế rộng rãi với quân nổi dậy kể từ khi ông Assad bị lật đổ, trong bối cảnh Syria phải đối mặt với biến động chính trị sau hơn 50 năm gia đình ông Assad cai trị và nhu cầu tái thiết lớn sau cuộc nội chiến đẫm máu.
Trưởng phòng nhân đạo của Liên hợp quốc Tom Fletcher hôm 16/12 cho biết rằng ông đã đến Beirut và sẽ đến Damascus.
Ông Fletcher cho biết trên X rằng "Một tuần thay đổi cả năm thập kỷ, và sau đó là năm thập kỷ thay đổi trong một tuần".
Trưởng phòng chính sách đối ngoại của Liên minh châu Âu Kaja Kallas cho biết đặc phái viên của EU tại Syria sẽ đến Damascus vào ngày 16/12 để đàm phán.
Nhóm Haya Tahrir al-Sham (HTS) của ông al-Sharaa bị Hoa Kỳ và các nước khác định danh là một nhóm khủng bố.
Khi các chính phủ thương thảo với quân nổi dậy, các quan chức đã ra tín hiệu sẵn sàng xem xét lại tình trạng đó, nhưng đã cảnh báo rằng chính hành động của nhóm này sẽ bị đánh giá trong bất kỳ quá trình xem xét lại nào.
"Đối với chúng tôi, không chỉ là lời nói, mà chúng tôi muốn thấy hành động đi đúng hướng", bà Kallas nói với các phóng viên tại Brussels.
"Syria đang đối mặt với tương lai lạc quan, tích cực, nhưng khá bất định và chúng tôi phải đảm bảo rằng điều này đi đúng hướng", bà Kallas nói thêm.
(Một số thông tin trong bản tin do AP, AFP và Reuters cung cấp)
**********
Bộ trưởng Quốc phòng Nga kêu gọi đất nước sẵn sàng đối đầu với NATO
Bộ trưởng Quốc phòng Nga hôm 16/12 kêu gọi đất nước phải sẵn sàng đối đầu với liên minh quân sự NATO ở châu Âu trong thập niên tới, giữa lúc Tổng thống Vladimir Putin cho rằng cuộc chiến ở Ukraine đang có lợi cho Moscow.
Ông Andrei Belousov, người đứng đầu Bộ Quốc phòng, viện dẫn một hội nghị thượng đỉnh NATO vào tháng 7 cùng các học thuyết quân sự của Mỹ và của các thành viên NATO khác như là bằng chứng cho thấy Moscow cần chuẩn bị cho cuộc xung đột trực tiếp với NATO trong những năm tới.
“Hoạt động của Bộ Quốc phòng dựa trên... đảm bảo sự sẵn sàng hoàn toàn cho mọi kịch bản trong trung hạn, bao gồm cả khả năng xảy ra xung đột quân sự với NATO ở châu Âu trong thập niên tới,” ông Belousov nói trước một hội trường có sự tham dự của ông Putin.
Ông Belousov vạch ra một loạt các thay đổi và cải cách mà ông cho là cần thiết, “dựa trên đặc điểm của các cuộc xung đột quân sự trong tương lai.”
Ông viện dẫn các kế hoạch hiện đại hóa lực lượng hạt nhân của Mỹ, việc mở một căn cứ phòng thủ phi đạn của Mỹ ở Ba Lan, các kế hoạch sẵn sàng tác chiến mới của NATO, và các kế hoạch được công bố tại hội nghị thượng đỉnh NATO để triển khai tên lửa tầm trung của Mỹ tại Đức vào năm 2026.
Ông cảnh báo rằng Mỹ có thể sớm có các phi đạn siêu thanh có thể đáp xuống Moscow trong vòng tám phút.
Ông Putin nói số lượng lớn các tình nguyện viên nhập ngũ đang giúp xoay chuyển cục diện cuộc chiến Ukraine theo hướng có lợi cho Moscow, khi các bản đồ nguồn mở cho thấy quân đội của ông đang tiến quân với tốc độ nhanh nhất kể từ năm 2022.
Ông cho biết khoảng 430.000 người Nga đã ký hợp đồng nhập ngũ trong năm nay, tăng so với khoảng 300.000 người vào năm ngoái.
Ông Belousov cho biết Nga đã đẩy lùi lực lượng Ukraine ra khỏi gần 4.500 km vuông lãnh thổ trong năm nay, và đang chiếm khoảng 30 km vuông mỗi ngày.
Tổng thống Nga cáo buộc phương Tây đã đẩy Nga đến ‘lằn ranh đỏ’, những tình huống mà Nga đã công khai tuyên bố sẽ không dung thứ, và nói rằng Moscow buộc phải phản ứng.
“Họ (các nhà lãnh đạo phương Tây) chỉ đang làm cho dân chúng của họ sợ hãi rằng chúng ta sẽ tấn công ai đó ở đó, với cái cớ của mối đe dọa hão huyền từ Nga,” ông Putin nói.
“Chiến thuật rất đơn giản: họ đẩy chúng tôi đến ‘lằn ranh đỏ’, từ đó chúng tôi không thể lùi bước, chúng tôi bắt đầu phản ứng và ngay lập tức họ lại làm cho dân chúng của họ sợ hãi.”
Ông nói rằng Nga đang theo dõi sự phát triển của phi đạn tầm ngắn và tầm trung của Mỹ với sự lo ngại lớn và sẽ dỡ bỏ các hạn chế tự nguyện của mình về việc triển khai các loại phi đạn này nếu Mỹ quyết định đưa chúng vào sử dụng.
*********
Trump, Ngũ Giác Đài tranh cãi về các máy bay không người lái xuất hiện trên bầu trời Mỹ
- VOA
Tổng thống đắc cử Hoa Kỳ Donald Trump hôm 16/12 cho rằng quân đội Mỹ ‘vì lý do nào đó’ đang giữ bí mật về các chi tiết liên quan đến các máy bay không người lái bay qua bầu trời miền Đông Hoa Kỳ, nhưng Ngũ Giác Đài đã nhanh chóng bác bỏ tuyên bố của ông.
“Quân đội của chúng ta biết… có điều gì đó lạ đang xảy ra,” ông Trump nói với các phóng viên trong cuộc họp báo đầu tiên kể từ khi ông tái đắc cử vào Tòa Bạch Ốc cho nhiệm kỳ bốn năm bắt đầu vào tháng tới.
Sau khi ông Trump phát biểu, Thiếu tướng Không quân Pat Ryder, phát ngôn viên của Ngũ Giác Đài tuyên bố với báo giới “không có bằng chứng nào tại thời điểm này cho thấy các báo cáo về việc phát hiện máy bay không người lái đe dọa tới an ninh quốc gia hay an toàn công cộng, hoặc có mối liên hệ với nước ngoài.”
“Chúng tôi cũng cam kết sẽ cung cấp càng nhiều thông tin càng nhanh càng tốt về vấn đề này,” ông nói.
Quân đội Mỹ có lý do để không bắn hạ các máy bay không người lái, vẫn theo lời ông Ryder. Ông đưa ra một “sự so sánh không chặt chẽ” rằng “một ngày nào đó, một chiếc xe hoặc một xe tải không được phép mà họ lại tiếp cận cổng của một căn cứ, thường là do tai nạn,” và rằng “99% là những chiếc xe đó sẽ bị từ chối cho vào mà không xảy ra sự cố gì.”
“Điều cần lưu ý là việc bay máy bay không người lái không phải là bất hợp pháp,” ông Ryder nói. “Có hàng ngàn chiếc máy bay không người lái bay xung quanh Hoa Kỳ mỗi ngày. Không có gì bất thường khi thấy máy bay không người lái trên bầu trời, cũng không phải là dấu hiệu của hoạt động xấu hoặc mối đe dọa an toàn công cộng.”
Trong suốt nhiều tuần qua, cư dân ở bang New Jersey, giáp ranh với thành phố New York, và các bang khác ở phía bắc và nam dọc theo bờ biển Đại Tây Dương đã báo cáo nhìn thấy hơn 5.000 chiếc máy bay không người lái, một con số mà các quan chức Mỹ cho rằng đã bị phóng đại quá mức.
Họ cho rằng hầu hết các máy bay không người lái bị cáo giác đó thực ra là máy bay có người lái, và rằng chưa tới 100 trong số các vụ này cần được điều tra thêm.
Mọi loại thuyết âm mưu đã được đưa ra để giải thích hiện tượng này, bao gồm việc các quốc gia nước ngoài điều khiển máy bay không người lái và triển khai các máy bay không người lái được phóng từ Iran từ một tàu mẹ đặt ngoài khơi vùng biển phía Đông Hoa Kỳ.
Trong những ngày gần đây, các quan chức thuộc cả đảng Cộng hòa và Dân chủ đã kêu gọi chính quyền Tổng thống Joe Biden cung cấp thông tin rõ ràng hơn về những gì họ biết về các máy bay không người lái này. Đại diện đảng Cộng hòa Michael Waltz của bang Florida, người sẽ trở thành cố vấn an ninh quốc gia của ông Trump khi ông Trump trở lại Tòa Bạch Ốc vào ngày 20/1, nói trong chương trình ‘Face the Nation’ của CBS hôm 15/12 rằng: “Chúng ta cần làm rõ chuyện này.”
Trong cuộc họp báo kéo dài một giờ hôm 16/12, ông Trump đã đề cập đến nhiều vấn đề khác nhau.
Ông cho biết sự đón chào từ các lãnh đạo thế giới đối với ông lần này rất khác biệt so với năm 2017, sau chiến thắng tổng thống đầu tiên của ông. “Thực sự, nó hoàn toàn trái ngược với thái độ thù địch. Họ gọi cho tôi,” ông nói. “Tôi đã nói chuyện với hơn 100 quốc gia.”
Ông cho biết ông đang làm hết sức mình để ngừng cuộc chiến kéo dài gần ba năm của Nga ở Ukraine, và rằng ông sẽ tiếp tục các cuộc trò chuyện với Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy về việc ngừng chiến sự.
Ông nói phần lớn Ukraine là ‘một bãi hoang tàn’ do các cuộc tấn công của Nga. “Mọi người không thể quay lại đó.”
Ông cũng chỉ trích các phương tiện truyền thông của Mỹ là ‘rất tham nhũng’ sau khi ông giành được một khoản bồi thường 15 triệu đô la trong vụ kiện phỉ báng nhắm vào đài ABC News vào cuối tuần qua. Ông cho biết sẽ khởi kiện các phương tiện truyền thông khác và các nhà báo đơn lẻ vì những gì ông cho là tường thuật sai sự thật, dù ông đã thua các vụ kiện khác liên quan đến truyền thông.
Tổng thống đắc cử cũng nhắc lại kế hoạch áp thuế đối với hàng nhập khẩu từ một số đối tác thương mại lớn nhất của Mỹ.
“Thuế nhập khẩu sẽ làm cho đất nước chúng ta giàu có,” ông khẳng định, mặc dù các nhà nhập khẩu thường là bên phải trả phí cao hơn rồi sau đó nâng giá thành để rồi túi tiền của người tiêu dùng sẽ bị tổn hao hơn.
***********
Tàu chiến Mỹ thăm cảng của Campuchia
Một tàu của Hải quân Mỹ vừa đến cảng Sihanoukville của Campuchia vào ngày 16/12 trong chuyến thăm đầu tiên của tàu chiến Mỹ tới đây kể từ năm 2016 vào khi Hoa Kỳ đang tìm cách cải thiện mối quan hệ quốc phòng với xứ Chùa tháp giữa những lo ngại về việc Trung Quốc đang thiết lập một căn cứ hải quân trá hình tại đây.
Tàu USS Savannah (LCS 28) sẽ có mặt ở cảng Sihanoukville trong vòng năm ngày, đến ngày 20/12. Cảng này cách căn cứ hải quân Ream nơi hai tàu chiến Trung Quốc đang có mặt ở đó nhiều tháng trời chỉ 20 km.
Theo hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ, tàu chiến lớp Independence có 100 thuyền viên và đang trong chương trình hoạt động định kỳ ở Biển Đông.
Bộ Quốc phòng Campuchia cho biết chuyến thăm này được thực hiện theo yêu cầu của phía Mỹ nhằm mục đích tăng cường và mở rộng tình hữu nghị và thúc đẩy hợp tác song phương giữa Mỹ và Campuchia”.
“Chuyến thăm mang tính biểu tượng cao khi Mỹ đang cố gắng xây dựng mối quan hệ quốc phòng trở lại với Campuchia, nhất là với lãnh đạo mới của Campuchia” – Ông Rahman Yaacob, một chuyên gia nghiên cứu thuộc Viện Lowy ở Sydney, Úc, nói với RFA.
Thủ tướng Campcuhia Hun Sen đã thôi không giữ chức vụ này vào năm 2023 và con trai ông là Hun Manet lên thay.
Tuy nhiên, cho đến lúc này, tàu USS Savannah, cũng giống như bất cứ tàu chiến không có nguồn gốc Trung Quốc nào khác, đều không thể tiếp cận căn cứ hải quân Ream. Căn cứ này hiện đang trong giai đoạn xây dựng cuối trước khi được chuyển giao cho hải quân Campuchia. Một số nguồn tin cho biết căn cứ đang gần hoàn tất.
Trong số những công trình tại căn cứ hải quân, có một cảng nước sâu có thể chứa tàu chiến lớn hơn tàu USS Savannah.
“Phía Campuchia đã thoogn báo cho phía Mỹ biết rằng công việc tại cảng và các cơ sở khác để tiếp nhận tàu nước ngoài vẫn đang được tiến hành” – ông Rahman cho biết sau khi đã có những nghiên cứu gần đây về căn cứ Ream.
“Hai tàu chiến Trung Quốc tại căn cứ Ream có mục đích đào tạo nhân sự cho hải quân Campuchia và để thử các cơ sở” – ông Rahman nói với RFA.
“Một khi các công việc đã hoàn tất và bàn giao, Ream sẽ mở cửa cho hải quân tất cả các nước” – ông Rahman dẫn thông tin từ các nguồn của Campuchia.
Căn cứ hải quân trá hình
Campuchia đã nhiều lần bác bỏ thông tin là quân đội Trung Quốc sẽ đóng quân vĩnh viễn tại đây, và nói rằng điều này là vi hiến.
Tuy nhiên, vẫn có những lo ngại từ phía quốc phòng Mỹ rằng Bắc Kinh đang tạo một tiền lệ tại Ream vốn rất gần với khu vực Biển Đông đang có tranh chấp và các đường vận chuyển hàng hải của nước này.
Một quan chức quốc phòng cấp cao của Mỹ nói với RFA trong điều kiện ẩn danh rằng, mặc dù Ream khó có thể tăng cường đáng kể khả năng của Trung Quốc ở Biển Đông, “chúng tôi lo ngại về tiền lệ Trung Quốc thiết lập các căn cứ ở nước ngoài”.
Với sự hiện diện lâu dài và quyền tiếp cận ưu tiên, Trung Quốc đã thiết lập một căn cứ hải quân trá hình tại Ream.
“Chúng tôi không thể thay đổi được điều đó” – quân chức quân sự Mỹ nói.
Hoa Kỳ từ lâu đã phàn nàn về sự thiếu minh bạch về dự án tại Ream. Vấn đề này đã gây thêm căng thẳng trong quan hệ giữa Mỹ với Campuchia.
Campuchia đã hoãn tập trận chung hàng năm có tên Angkor Sentinel với Mỹ vào năm 2017. Căn cứ Ream do Mỹ tại trợ bị phá bỏ vào năm 2020.
Vào năm 2021, Mỹ bỏ một chương trình học bổng cho phép công dân Campuchia vào học tại Học viện quân sự West Point, nơi ông Hun Manet đã theo học. Lý do được đưa ra là vì “mối hợp tác yếu trong nhiều lĩnh vực quân sự song phương truyền thống”.
Washington cũng chỉ trích Phnom Penh vì những vi phạm nhân quyền và việc đàn áp phe chính trị đối lập.
Quan hệ song phương đã nồng ấm trở lại vào hè năm nay sau chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin tới Phnom Penh. Hai nước đã đồng ý sẽ khởi động lại các tập trận quân sự và chấp nhận sinh viên của Campuchia vào lại West Point, nhưng chưa quyết định vào khi nào và bằng cách nào.
Các quốc gia có đồng chí hướng với Mỹ nên tiếp tục có quan hệ với Campuchia để đối trọng lại ảnh hưởng đang lên của Trung Quốc trong khu vực, chuyên gia Rahman nói.
Ông cho rằng Ream, trước tiên, sẽ cho Trung Quốc một lợi thế không thể chối cãi là thu thập tin tình báo chống lại các quốc gia khác.
Việt Nam, nước láng giềng của Campuchia và là nước có quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với Mỹ hiện đang lo lắng về hệ thống radar tại Ream, ông Rahman cho biết.
“Hệ thống radar này có thể vươn tới TP. HCM và các nhân viên Trung Quốc đang vận hành nó có thể theo dõi không lưu ở phần phía nam của Việt Nam” – vị chuyên gia nói.
***
Dự án 88: Lo sợ cách mạng màu, Chính phủ ra Nghị định 126 bóp nghẹt hơn quyền lập hội
Nghị định 126 "Quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội" trao cho Chính phủ quyền đình chỉ và giải thể các hội - một quyền sinh sát mà trước đây Chính phủ không có, tổ chức Dự án 88 (Project 88) viết trong bản phân tích công bố ngày 16/12.
Tổ chức phi chính phủ chuyên về nhân quyền Việt Nam nói rằng văn bản có hiệu lực từ ngày 26/11/2024 được xây dựng nhằm hiện thực hoá Chỉ thị mật số 24 của Bộ Chính trị Đảng CSVN ban hành hồi năm ngoái vốn nhằm hạn chế hoạt động của xã hội dân sự.
Dự án 88 chỉ ra Nghị định trên trao quyền cho cơ quan hành pháp tuỳ nghi diễn giải và ra quyết định về bất cứ hội nào, ví dụ như quy định “không được lợi dụng hoạt động của hội để làm phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự xã hội…” nhưng lại không quy định chi tiết.
Theo chính phủ, Nghị định 126 là cần thiết để đảm bảo sự kiểm soát của Đảng đối với các hội, ngăn chặn ảnh hưởng của nước ngoài vào các vấn đề trong nước và làm rõ vai trò của các hội trong việc hoạch định chính sách.
Ông Lê Thân, chủ nhiệm Câu Lạc bộ Lê Hiếu Đằng, cho rằng điểm đáng chú ý trong văn bản quy phạm pháp luật này nằm ở khoản 2 Điều 10 về Điều kiện thành lập hội, quy định: "Lĩnh vực hoạt động chính không trùng lặp với lĩnh vực hoạt động chính của hội đã được thành lập hợp pháp trước đó cùng phạm vi hoạt động".
Ông khẳng định, chính điều này đã phá vỡ căn nguyên chính của nghị định này là căn cứ theo Điều 25 của Hiến pháp "Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình". Ông nói thêm với phóng viên RFA:
"Có anh em đề nghị câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng nên ra đời một tổ chức hội, nhưng tôi chưa có ý nghĩ tới vì luật pháp chưa có gì rõ ràng."
Ông Phil Robertson, Giám đốc của tổ chức Những người vận động Nhân quyền và Lao động Châu Á (Asia Human Rights and Labor Advocates- AHRLA), nhận định cho hay chế độ độc đảng ở Việt Nam coi tất cả các tổ chức xã hội dân sự mà họ không trực tiếp kiểm soát là kẻ thù tiềm tàng, vì vậy Nghị định 126 phù hợp kế hoạch của Hà Nội nhằm xóa sổ mọi nhóm độc lập hoạt động trong nước.
Ông cho rằng văn bản dưới luật mới là một rào cản khác của chế độ toàn trị ở Việt Nam với mục tiêu kiểm soát mọi khía cạnh của xã hội Việt Nam, cả trong cuộc sống hàng ngày và trực tuyến, giống như hiện đang thấy ở Trung Quốc.
Phóng viên gửi email cho Chính phủ Việt Nam với yêu cầu bình luận về lời kêu gọi rút lại Nghị định 126 của Dự án 88, nhưng chưa nhận được phản hồi.
*****