Tin nóng trong ngày

Tin Tức ngày 14 - 12 -2024:

xxx

hoaluc-7
**************

Lãnh đạo Pháp, Ba Lan nêu khả năng đưa quân châu Âu đến Ukraina

Tối qua, 12/12/2024, tổng thống Emmanuel Macron đã trở về Pháp sau chuyến đi Ba Lan trong ngày, nhằm tìm kiếm khả năng đàm phán hòa bình cho Ukraina. Trong cuộc hội đàm tại Vacxava, lãnh đạo Pháp và Ba Lan đã thảo luận về khả năng đưa quân đội châu Âu tới Ukraina, đồng thời nhấn mạnh không thể có một nền hòa bình bất lợi cho người Ukraina.

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron (T) và thủ tướng Ba Lan Donald Tusk ở Vacxava, Ba Lan, ngày 12/12/2024.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron (T) và thủ tướng Ba Lan Donald Tusk ở Vacxava, Ba Lan, ngày 12/12/2024. © Czarek Sokolowski / AP
Quảng cáo

Sau cuộc gặp tổng thống Emmanuel Macron, thủ tướng Donald Tusk khẳng định khả năng đưa quân đội châu Âu đến Ukraina đã được hai bên đề cập đến trong cuộc hội đàm, nhưng nhấn mạnh « hiện tại » Vacxava chưa có dự trù nào theo hướng này. Đây chính là đề xuất mà tổng thống Pháp đưa ra hồi đầu năm nay mà không được hưởng ứng.

Thông tín viên Adrien Sarlat tại Vacxava tường trình về cuộc gặp giữa lãnh đạo Pháp và Ba Lan :

Đoàn kết chính là điều mà lãnh đạo đạo Pháp và Ba Lan đã chứng minh trong cuộc gặp sáng qua. Ông Donald Tusk và Emmanuel Macron muốn nhắc lại vai trò của Châu Âu trong một nền hòa bình có thể cho Ukraina. Theo cách nói của lãnh đạo Ba lan, đó sẽ phải là một nền “hòa bình công bằng”, do người dân Ukraina quyết định và cho người dân Ukraina.

Ông Donald Tusk nói: “ Nếu bạn cho phép, tôi muốn nhân cơ hội này để chấm dứt những đồn đoán về khả năng hiện diện quân sự của bất kỳ quốc gia nước ngoài nào tại Ukraina sau khi ký kết hòa bình”.

Tuy nhiên, ông Emmanuel Macron đáp lại, nền hòa bình đó chỉ có thể có được nếu Châu Âu tự lo được an ninh cho mình. Niềm tin đó được củng cố khi tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump tuyên bố dự tính rút Hoa kỳ khỏi Liên minh Bắc Đại Tây Dương. Ông Macron tuyên bố: 

“ Các nước Châu Âu tất nhiên còn phải gia tăng đầu tư trong lĩnh vực an ninh, cũng như đầu tư để phát triển nền công nghiệp quốc phòng và giảm bớt sự lệ thuộc chiến lược của chúng ta. Tôi biết nhiều nước mạnh về quốc phòng như Ba Lan chia sẻ quyết tâm đó ».

Từ đầu cuộc chiến tranh tại Ukraina, Ba Lan đã làm gương cho các đồng minh với việc dành 4% GDP mỗi năm cho chi tiêu quân sự. Tháng Ba tới đây, Pháp và Ba Lan sẽ ký một hiệp định hợp tác mới tại Nancy (Pháp).

Bảo đảm an ninh tập thể của các đồng minh

Trước viễn cảnh Ukraina không thể nhanh chóng gia nhập NATO (Washington và Berlin vẫn phản đối), những đội quân được đề cập đến sẽ chỉ có thể dưới hình thức lực lượng duy trì hòa bình nhằm bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của Ukraina một khi ngừng bắn có hiệu lực.

Một quan chức Ukraina xác nhận với AFP rằng,việc triển khai một đội quân của Châu Âu có thể  là « một trong những bảo đảm » cho nền hòa bình trong tương lai với Nga. Quan chức này cũng nói thêm, đó là « một ý tưởng của các nước châu Âu », không phải của Kiev và rõ ràng tổng thống Macron là người chỉ đạo.

Gần đây tổng thống Ukraina cũng đã ngỏ ý sẵn sàng chờ lấy lại  sau các vùng lãnh thổ bị Nga chiếm đóng. Nhưng ông yêu cầu Ukraina phải được bảo đảm an ninh từ tập thể các đồng minh để tránh bị Nga tấn công trở lại, sau khi có thỏa thuận hòa bình.


************

Nguyễn Xuân Phúc, Trương Hòa Bình và bà Trương Thị Mai bị kỷ luật

RFA

Bộ Chính trị tiếp tục tạo ra tiền lệ mới khi thi hành kỷ luật đối với cựu Chủ tịch nước, cựu Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, trước đó cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng đã cảnh cáo cựu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhưng tạm tha cho cựu Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng. 

Thông tấn xã Việt Nam hôm 13/12 loan tin cho biết, Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam đã thi hành kỷ luật cảnh cáo ông Nguyễn Xuân Phúc, cựu Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình và khiển trách cựu Thường trực Ban bí thư Trương Thị Mai sau kỳ họp thứ 52 của Uỷ ban Kiểm tra Trung ương Đảng do ông Trần Cẩm Tú chủ trì. 

Cơ quan thường trực của Ban chấp hành trung ương Đảng cho rằng ông Nguyễn Xuân Phúc, trong thời gian giữ chức vụ Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Ban cán sự đảng, Thủ tướng Chính phủ đã vi phạm quy định của Đảng, Nhà nước trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao, trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; vi phạm quy định những điều đảng viên không được làm và trách nhiệm nêu gương; gây hậu quả nghiêm trọng, dư luận xấu, ảnh hưởng đến uy tín của Đảng và Nhà nước.


*********

Công nghệ : Phương Tây có nguy cơ bị Trung Quốc soán ngôi

Phan Minh

Trung Quốc phát triển vượt bậc về công nghệ, Syria thời hậu Bachar al-Assad, chiến tranh Ukraina là những chủ đề được các tờ báo Pháp quan tâm hôm nay, 13/12/2024.

Trang nhất và bài xã luận của tờ Les Echos nói về việc Trung Quốc, vốn là một quốc gia giá rẻ, giờ đã trở thành một nhà vô địch về công nghệ cao. Từ một nhà máy của thế giới, giờ đã trở thành phòng thí nghiệm của hành tinh.

Trong một số lĩnh vực, như ngành năng lượng mặt trời, sản phẩm "Made in China" đã đánh bại tất cả các đối thủ. Trong những lĩnh vực khác, mối đe dọa từ Bắc Kinh ngày càng hiện hữu. Các nhà sản xuất xe hơi phương Tây thừa nhận ô tô điện do Trung Quốc sản xuất gần như không thua kém sản phẩm phương Tây. Tương tự như tàu siêu tốc hay các lĩnh vực khác.

Trong lĩnh vực điện tử, mặc dù hứng chịu những lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ, được ban hành trong nhiệm kỳ tổng thống đầu tiên của Donald Trump, các đại tập đoàn từ Thâm Quyến đã vượt qua mọi khó khăn. Doanh thu của Hoa Vi (Huawei) đã vượt qua mức 100 tỷ đô la và tập đoàn này vẫn là nhà cung cấp viễn thông số một thế giới, ngày càng ít phụ thuộc vào các linh kiện và phần mềm của Mỹ.

Trong ngành dược phẩm và công nghệ sinh học, hàng không vũ trụ, trí tuệ nhân tạo và năng lượng hạt nhân, Bắc Kinh chưa dẫn đầu, nhưng những thành công của TikTok, Alibaba hay Bách Độ (Baidu) đã cho thấy họ có khả năng cạnh tranh trực tiếp với Silicon Valley, và phương Tây không còn độc quyền về đổi mới sáng tạo.

Công thức của Bắc Kinh rất đơn giản. Sản phẩm của họ trước đây chỉ rẻ, nay vừa rẻ lại vừa hiệu quả hơn. Để thành công trong việc nâng cấp chất lượng, Trung Quốc, vốn bị cho là nhà vô địch hàng giả, trên thực tế đã sao chép Nhật Bản trong những năm 1970-1980 và Hàn Quốc trong các thập kỷ tiếp theo.

Nhật báo kinh tế cũng nhấn mạnh bí quyết giúp Bắc Kinh thành công, đó là họ không dàn trải, mà chỉ tập trung làm tốt trong những lĩnh vực chiến lược, cho dù cuộc khủng hoảng bất động sản ảnh hưởng đến nhiều nơi trong nước hay tỷ lệ thanh niên thất nghiệp gia tăng là những yếu tố đang đè nặng lên chủ tịch Tập Cận Bình.

Les Echos kết luận đây là thời điểm mà châu Âu, đang tụt lại phía sau, phải thức tỉnh, không bao giờ được đánh giá thấp Trung Quốc, và chính Bắc Kinh đang ngần ngại chuyển giao công nghệ quan trọng cho lục địa già.

Syria : Thái độ đạo đức giả của phương Tây

Nhìn sang Trung Đông, nhật báo Le Monde dành trang nhất và bài xã luận cho Syria thời hậu Bachar al-Assad. Một số quốc gia châu Âu đã phản ứng rất nhanh sau khi chế độ này sụp đổ hôm 08/12. Chỉ 24 giờ sau, Đức, nước tiếp nhận chính di dân Syria, chạy trốn cuộc chiến tranh khốc liệt, tàn phá đất nước từ năm 2011, đã thông báo tạm dừng xử lý các đơn xin tị nạn, trong khi có khoảng 47.000 hồ sơ đang chờ được giải quyết. Đan Mạch, Thụy Điển, Na Uy và Ý cũng đã có hành động tương tự. Văn phòng bảo vệ người tị nạn và người không quốc tịch của Pháp (Ofpra) cũng thông báo sẽ "hoãn" xem xét những đơn xin tị nạn này.

Trong bối cảnh bầu cử Quốc Hội Đức diễn ra ngày 23/02/2025, một số nhân vật cánh hữu và cực hữu đã đề xuất đưa những người tị nạn trở về Syria, hoặc ít nhất là không tiếp nhận thêm những di dân mới. Jens Spahn, dân biểu thuộc đảng CDU (Liên minh Dân chủ Thiên chúa giáo), đã đề xuất tổ chức các chuyến bay đặc biệt để đưa người Syria về nước với khoản hỗ trợ 1.000 euro cho mỗi người. Áo cũng đã thông báo một chương trình hồi hương và trục xuất.

Le Monde nhận định sự vội vàng này là điều gây sốc. Thuần túy về mặt pháp lý, sự sụp đổ đột ngột của chế độ Bachar al-Assad có thể giải thích cho việc các nước tạm dừng những thủ tục tiếp đón di dân, song vẫn còn quá sớm để biết lực lượng chính trị nào sẽ xuất hiện ở Damas. Hơn nữa, không ai có thể khẳng định lực lượng đang chiếm thế thượng phong sẽ tôn trọng các quyền cơ bản của người dân Syria.

Thái độ đạo đức giả của các nước châu Âu trở nên rõ ràng khi vào tháng 07/2023, mười quốc gia, trong đó có Áo và Ý, đã kêu gọi bình thường hóa quan hệ với Syria, khi tưởng rằng chế độ Bachar al-Assad vững như bàn thạch. Mục đích của những nước này là "tạo điều kiện thuận lợi cho người Syria tự nguyện trở về một cách an toàn". Tuy nhiên, cảnh tượng địa ngục trần gian trong các nhà tù Syria, được tiết lộ gần đây, khiến người ta nghĩ rằng các nước châu Âu sẵn sàng đang tâm đẩy người Syria, muốn chạy trốn khỏi sự tàn bạo của chế độ, vào một hoàn cảnh thảm khốc, điều mà nhiều tổ chức bảo vệ nhân quyền đã khẳng định.

Không ai có thể phủ nhận làn sóng di dân Syria tràn vào châu Âu vào giữa những năm 2010 đã khiến tư tưởng bài ngoại gia tăng và giúp tiếng nói của những đảng cực hữu ngày càng có trọng lượng, đồng thời thúc đẩy lập trường cứng rắn hơn đối với vấn đề nhập cư, cho dù các quốc gia láng giềng của Syria, như Thổ Nhĩ Kỳ hay Liban, đã tăng cường việc tiếp nhận di dân chạy loạn.

Le Monde kết luận ý định bình thường hóa quan hệ với một chế độ khát máu, không thể cải cách, là một sai lầm chính trị không thể chối cãi. Giờ đây, tất cả các quốc gia châu Âu đều phải tìm cách giúp cho sự ổn định xuất hiện trở lại ở thủ đô Damas cũng như trên toàn quốc. Chính sự ổn định đó sẽ giúp những người tị nạn có thể trở về nước.

Phương Tây lo ngại quân đội Ukraina "sụp đổ"

Về chiến tranh Ukraina, trang nhất của nhật báo thiên hữu Le Figaro chạy tựa "Phương Tây lo ngại trước sự 'sụp đổ' của quân đội Ukraina".

Vài ngày trước, thông báo về việc Nga đóng không phận gần căn cứ Kapustin Yar đã khiến giới chuyên gia quân sự thân Ukraina lo ngại. Chính tại căn cứ này, vào cuối tháng 11, Nga đã phóng tên lửa Orechnik vào Ukraina. Mặc dù về mặt kỹ thuật, vụ thử tên lửa này không có gì nổi bật, nhưng đây là thông điệp cho thấy khả năng và quyết tâm của Nga trong việc phá vỡ mọi hệ thống phòng thủ. Giới quân sự phương Tây, bao gồm cả Lầu Năm Góc, đã cảnh báo Nga có thể tiếp tục tiến hành những cuộc tấn công nhằm làm tê liệt Ukraina.

Tổng thư ký Liên Minh Bắc Đại Tây Dương (NATO), Mark Rutte, tuần trước đã cảnh báo năm nay Kiev có thể sẽ phải đối mặt với mùa đông khắc nghiệt nhất kể từ năm 2022, đặc biệt do những bước tiến đáng kể của quân đội Nga. Từ vài tuần qua, tình hình trên chiến trường đã thay đổi, quân đội Nga đã gia tăng cường độ các cuộc tấn công và đạt được những chiến thắng đáng kể. Đặc biệt, họ đã tiến gần đến khu vực ngoại ô của Pokrovsk, một thành phố chiến lược đối với Ukraina.

Ở phía Bắc, tại khu vực Kursk, Nga tuyên bố đã "giải phóng" Novoivanovka, tiếp tục giành lại những khu vực đã để mất vào tay Ukraina mùa hè vừa qua. Nga cũng tiếp tục tiến về phía Kramatorsk ở miền đông Ukraina và đang tìm cách vượt sông Oskil. Matxcơva cũng có thể sẽ phát động một cuộc tấn công mới ở phía Nam, cụ thể là Robotyne. Theo một chuyên gia quân sự của Pháp, điện Kremlin đang làm mọi cách để Ukraina phải phân tán lực lượng để có thể hiện diện ở mọi mặt trận. Theo Viện Nghiên cứu Chiến tranh (ISW) của Mỹ, quân đội Nga có thể tiến hành đến 30 cuộc oanh kích mỗi ngày ở khu vực Pokrovsk. Nếu tình hình này tiếp diễn, tuyến phòng thủ của Ukraina có thể sẽ sụp đổ, tạo cơ hội cho Nga tiến thêm vài cây số.

Mặc dù chiến dịch của quân đội Nga rất tốn kém về nhân mạng, với con số lên tới 1.500 lính Nga thiệt mạng hay bị thương mỗi ngày trong tháng 11, Matxcơva vẫn có thể huy động khoảng 30.000 binh sĩ mỗi tháng, đủ để duy trì áp lực trên chiến trường. Tổn thất của quân đội Ukraina được cho là thấp hơn, nhưng con số chính xác vẫn chưa được tiết lộ. Tổng thống Volodymyr Zelensky đã đề cập đến con số 40.000 người chết kể từ khi chiến tranh bắt đầu.

Giờ đây, quân đội Ukraina chỉ có thể phản ứng bằng những cuộc tấn công bằng tên lửa tầm xa hay drone nhắm vào các căn cứ quân sự và cơ sở năng lượng của Nga. Tuy nhiên, do thiếu nguồn lực và lo ngại leo thang xung đột, Kiev dường như không thể giành lại thế công. Trong tuần này, lãnh đạo Ukraina lại kêu gọi các đối tác cung cấp thêm hệ thống phòng thủ Patriot và tìm kiếm những bảo đảm an ninh để có thể hướng đến một thỏa thuận ngưng bắn trong tương lai.

Pháp : Những thách thức đối với tân thủ tướng

Về thời sự nước Pháp, tờ Libération dành trang nhất chú ý đến những thách thức mà thủ tướng tương lai sẽ phải đối mặt. Bài xã luận của nhật báo thiên tả chạy tựa "Địa ngục", ngụ ý rằng điện Matignon (dinh thủ tướng) giờ đây đã trở thành nơi không chính khách nào muốn làm chủ.

Việc bổ nhiệm thủ tướng mới, ban đầu dự kiến sẽ diễn ra trong vòng 48 giờ, đã bị trì hoãn thêm. Sự kéo dài này cho thấy nhiệm vụ khó khăn của tổng thống Emmanuel Macron trong việc tìm một nhân vật có thể làm vừa lòng tất cả các chính đảng. Vấn đề không chỉ là tìm một cái tên, mà là liệu tân thủ tướng có thể giúp đất nước thoát khỏi cuộc khủng hoảng chính trị mà chủ nhân điện Elysée đã gây ra hay không.

Chủ nhân tương lai của điện Matignon sẽ có nhiều hồ sơ phải giải quyết nhanh chóng như vấn đề ngân sách, khủng hoảng nông nghiệp... Tuy nhiên, theo Libération, nhiệm vụ chính của người được chọn là tìm lại một sự ổn định chính trị tối thiểu, tránh để xảy ra hiện tượng hỗn loạn dân chủ.

Vấn đề quan trọng hơn là tái thiết lập sự liên kết giữa người dân Pháp với giới chính trị. Một phần lớn đã mất niềm tin từ lâu và ngay cả những người trước đây quan tâm đến chính trị cũng bắt đầu "ngán ngẩm". Tờ báo thiên tả kết luận, hơn bao giờ hết, chính quyền cần khôi phục niềm tin cho giới trẻ, ngày càng xa rời chính trị.

Cúm gia cầm gây lo ngại trở lại

Về lĩnh vực y tế, nhật báo Công Giáo La Croix có bài viết về việc Hoa Kỳ đã ghi nhận một số trường hợp cúm gia cầm ở người mà không tiếp xúc với động vật. Virus này, sau khi đột biến và lây lan giữa các đàn bò sữa, có khả năng lây lan sang người cao hơn, khiến các chuyên gia hết sức lo ngại.

Tại Pháp, mức độ rủi ro đã tăng từ "vừa phải" lên "cao". Cúm H5N1 đã gây tử vong cho gần một nửa số ca bệnh ở người. Việc tiêm vac-xin bắt buộc cho vịt ở Pháp đã cho thấy kết quả tích cực và các chuyên gia nhấn mạnh phải theo dõi chặt chẽ sự lây lan của virus và cải thiện hệ thống chăn nuôi, để ngăn chặn các dịch bệnh trong tương lai.


**********

Pháp: Tổng thống bổ nhiệm chính trị gia cánh trung François Bayrou làm tân thủ tướng

Phủ tổng thống Pháp trưa nay, 13/12/2024, thông báo tổng thống Emmanuel Macron bổ nhiệm một nhân vật cánh trung, ông François Bayrou, làm tân thủ tướng, thay thế ông Michel Barnier bị các đảng đối lập bỏ phiếu bất tín nhiệm lật đổ hôm 04/12.

French President Emmanuel Macron (R) poses with French President of the Modem party Francois Bayrou and mayor of Pau Francois Bayrou (L) on the balcony of the city hall during a visit in Pau, southwes
Tổng thống Emmanuel Macron (P) và lãnh đạo đảng MoDem Francois Bayrou, tại Pau, miền nam nước Pháp, ngày 6/7/2023. AFP - GAIZKA IROZ
Quảng cáo

Ông François Bayrou là lãnh đạo đảng MoDem (Phong trào Dân Chủ), một đảng trung hữu, đồng minh với đảng Phục Hưng ( Renaissance ) của tổng thống. Sáng nay ông Bayrou đã được mời đến Điện Elysée để gặp tổng thống Macron và quyết định đã được thông báo sau đó ít giờ.

Lễ chuyển giao chức vụ diễn ra chiều nay tại phủ thủ tướng Pháp ( Điện Matignon ).

Ông François Bayrou, năm nay 73 tuổi, là một chính trị gia dày dạn kinh nghiệm. Theo học ngành văn chương, nhưng ông đã quyết định chọn con đường chính trị. Năm 1986, ông trở thành dân biểu thuộc đảng UDF (Liên Minh Dân Chủ Pháp), sau đó nhiều lần làm bộ trưởng trong các chính phủ cánh hữu. Năm 1998, ông Bayrou được bầu làm chủ của đảng UDF,  sau này đổi tên thành MoDem. Từ 2002, đến 2012, ông liên tục ra ứng cử tổng thống Pháp, nhưng chưa bao giờ vào được vòng hai.

Đến kỳ bầu cử tổng thống 2017, Bayrou lại ra ứng cử, nhưng giữa chừng đã rút lui để ủng hộ ứng cử viên Emmanuel Macron. Sau chiến thắng của ông Macron, ông Bayrou được bổ nhiệm làm bộ trưởng Tư Pháp, nhưng đã phải từ chức chỉ sau 34 ngày, vì bị nghi ngờ dính líu đến một vụ bê bối gian lận trong đảng, tuy đã được minh oan sau đó. Tuy ra khỏi chính phủ, ông vẫn giữ quan hệ gần gũi với tổng thống Macron.  

Ngay sau khi chính phủ Barnier bị đổ, tổng thống Pháp đã tiến hành hàng loạt cuộc tham vấn, trao đổi với các đảng để chỉ định một thủ tướng mới đứng ra thành lập chính phủ.

Tên của nhiều nhân vật cánh tả, cánh hữu hay thuộc phe của tổng thống đã được báo chí Pháp đồn đoán từ nhiều ngày qua. Việc lựa chọn tân thủ tướng để tránh rơi vào vết xe đổ dường như không hề dễ dàng cho tổng thống Emmanuel Macron cho đến phút chót.

Phản ứng các chính đảng Pháp

Ngay sau khi điện Elysée công bố tên của tân thủ tướng, chủ tịch đảng cực hữu Tập hợp Dân tộc RN Jordan Bardela cho biết trong trước mắt « sẽ không có bỏ phiếu bất tín nhiệm ». AFP lưu ý, năm 2022, trong một cử chỉ nhằm bảo vệ sự « đa dạng » mầu sắc chính trị, ông François Bayrou đã từng đứng ra bảo lãnh cho bà Marine Le Pen để tranh cử tổng thống.

Đảng cực tả Nước Pháp Bất Khuất LFI, qua lời điều phối viên toàn quốc Manuel Bompard đe dọa, « đánh đổ chính phủ Bayrou sẽ đánh đổ cả Macron », xem quyết định bổ nhiệm này là một « hành động thách đố nền dân chủ ». Về phần mình, đảng Xã hội PS cánh tả, một ngày trước khi có quyết định bổ nhiệm thủ tướng, đã cảnh báo sẽ khai trừ tất cả những thành viên nào tham gia một chính phủ không do cánh tả điều hành.


***********

Nghị sĩ Nga đề xuất đưa cựu Tổng thống Syria Assad đến vùng chiến sự Ukraine, đổi lấy một ân huệ

Hữu Hiển

Cựu Tổng thống Bashar al-Assad - người nắm quyền tại Syria trong gần 25 năm - đã bị lật đổ vào cuối tuần trước, khi liên minh các nhóm vũ trang đối lập do tổ chức Hồi giáo Hayat Tahrir al-Sham (HTS) dẫn đầu đã chiếm được thủ đô Damascus trong cuộc tấn công chớp nhoáng.

Theo Điện Kremlin, ông Assad và gia đình đã được cấp quyền tị nạn tại Nga.


Cựu Tổng thống Syria Bashar al-Assad tại Điện Kremlin vào ngày 24/7/2024. Ảnh: Sputnik

Đài RT (Nga) đưa tin, cựu Tổng thống Syria không xuất hiện trước công chúng hoặc đưa ra tuyên bố nào kể từ khi chính quyền của ông sụp đổ vào ngày 8/12. Hiện chưa rõ các dự định tiếp theo của ông.

“Tôi tin rằng Bashar al-Assad và gia đình ông ấy có thể trở thành ân nhân của một trong những khu vực của Donbass bị chiến tranh tàn phá, và có thể chuyển đến một trong những ngôi nhà mới xây ở Mariupol”, nghị sĩ Dmitry Kuznetsov thuộc Ủy ban Quan hệ Đối ngoại của Quốc hội Nga nói với trang tin Gazeta.ru hôm 12/12.

Theo RT, thành phố cảng Mariupol bên bờ Biển Đen ở miền đông Ukraine hiện là một phần của Cộng hòa Nhân dân Donetsk (DPR) tự xưng, do Nga kiểm soát từ tháng 10/2022 sau cuộc bao vây kéo dài 3 tháng. Giới chức địa phương đang tiến hành tái thiết thành phố này.

“Tôi ủng hộ [ông Assad] chứng minh rằng mình phục vụ nhân dân Nga. Sau đó, với những đóng góp của ông ấy cho việc giành lại Donbass, chúng ta có thể xem xét vấn đề cấp quyền công dân [Nga]”, nghị sĩ Kuznetsov cho biết.

Trước đó, theo RT, Phó Chủ tịch thứ nhất Ủy ban Quốc phòng của Quốc hội Nga Aleksey Zhuravlyov từng lập luận rằng cựu Tổng thống Syria Assad xứng đáng được cấp quyền công dân Nga vì ông “đã làm đủ cho nước Nga”.

Theo các quan chức Nga, ông Assad đã quyết định từ chức sau các cuộc đàm phán với các nhóm đối lập.

Đại diện thường trực của Nga tại các Tổ chức quốc tế ở Vienna (Áo) Mikhail Ulyanov mô tả quyết định cấp quy chế tị nạn cho ông Assad là bằng chứng cho thấy Moscow "không phản bội bạn bè của mình trong những tình huống khó khăn".

Nga duy trì liên lạc với chính quyền mới tại Syria

Trong cuộc họp báo hôm 11/12, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì liên lạc với chính quyền mới do HTS lãnh đạo tại Damascus, lưu ý đến sự hiện diện của nhân sự và tài sản của Nga tại Syria.

"Tất nhiên, chúng tôi không thể tránh liên lạc với những người kiểm soát tình hình trên thực địa vì trước hết và quan trọng nhất là chúng tôi có cơ sở vật chất và nhân sự của mình tại đó", ông Peskov tuyên bố.

Khi được hỏi về số lượng quân nhân Nga vẫn đang đồn trú tại Syria, người phát ngôn Điện Kremlin từ chối cung cấp thông tin chi tiết, cho biết rằng thông tin như vậy chỉ có thể được tiết lộ bởi các quan chức quân sự.

Theo RT, lực lượng quân sự Nga hiện đang đồn trú tại Căn cứ Không quân Khmeimim và một trung tâm hỗ trợ hậu cần ven biển Địa Trung Hải tại Tartus, phía tây Syria.

Sau khi Tổng thống Assad bị phế truất và rời khỏi Syria, các nguồn tin nói với truyền thông Nga rằng các lực lượng đối lập đã cam kết tôn trọng các cơ sở quân sự và phái bộ ngoại giao của Nga tại Syria.


Tiêm kích Su-25 của Nga tại Căn cứ Không quân Khmeimim ở tỉnh Latakia, Syria. Ảnh: Sputnik

Trong cuộc họp báo hôm 11/12, ông Peskov nhắc lại rằng Nga đang duy trì đối thoại với tất cả các quốc gia Trung Đông và cho rằng các cuộc không kích gần đây của Israel xung quanh Cao nguyên Golan và các vùng đệm có thể làm trầm trọng thêm tình hình vốn đã bất ổn ở Syria.

Người phát ngôn Điện Kremlin cũng bày tỏ mong muốn tình hình trong khu vực được ổn định nhanh chóng và tìm kiếm một giải pháp ổn thỏa cho cuộc xung đột.

"Từng có thời điểm Nga hỗ trợ Cộng hòa Ả Rập Syria đối phó với khủng bố và giúp ổn định tình hình đang đe dọa toàn bộ khu vực. Rất nhiều nỗ lực đã được dành cho việc này. Nga đã hoàn thành nhiệm vụ của mình", ông Peskov nhận xét.

"Và sau đó, chính quyền Assad đã làm việc tại đất nước này [Syria], tập trung vào việc phát triển đất nước. Nhưng thật không may, những diễn biến đã dẫn đến tình hình chúng ta đang có hiện nay. Và bây giờ chúng ta cần dựa trên thực tế trên thực địa vào thời điểm này để đưa ra các hành động của mình", ông Peskov nói thêm.


*********

Cố vấn ông Trump cảnh báo Bắc Kinh đừng thao túng đồng nhân dân tệ

Reuters

Một cố vấn thương mại hàng đầu của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump nói với Reuters hôm 12/12 rằng chính quyền mới sẽ không để yên bất kỳ nỗ lực nào của Trung Quốc nhằm thao túng đồng nhân dân tệ của họ, sau khi có tin tức của Reuters rằng giới chức Bắc kinh đang nghiên cứu để cho đồng nhân dân tệ mất giá vào năm tới.

Ông Peter Navarro, cố vấn cấp cao sắp tới của ông Trump về thương mại và sản xuất, cho biết Nhà Trắng sẽ không can thiệp vào công việc của Bộ Tài chính xem xét định kỳ hai năm một lần liệu các đối tác thương mại nước ngoài có thao túng tiền tệ của họ hay không.

Tuy nhiên, ông nói thêm: “Tôi không tin rằng Bộ Tài chính của ông Trump sẽ hân hoan chào đón việc Trung Quốc thao túng tiền tệ. Trung Quốc có lịch sử thao túng tiền tệ được nhiều người biết.”

Đại sứ quán Trung Quốc tại Washington, được yêu cầu bình luận, nói rằng phát ngôn của ông Navarro ‘không có cơ sở thực tế’ và quốc gia họ không phải là một nước thao túng tiền tệ.

“Là một nước lớn có trách nhiệm, Trung Quốc đã nhiều lần nhắc lại rằng họ sẽ không tham gia vào việc tranh nhau phá giá đồng tiền,” đại sứ quán cho biết.

Chính quyền Trump đã gọi Trung Quốc là một nước thao túng tiền tệ vào năm 2019, lần đầu tiên chính phủ Mỹ có quyết định đó kể từ năm 1994. Quyết định này đã bị thu hồi vào năm sau.

Động thái này mang tính biểu tượng hơn là thực chất, nhưng dù sao nó cũng báo hiệu rằng ông Trump sẵn sàng tham gia vào một cuộc chiến thương mại chưa từng có với Trung Quốc, nền kinh tế số 2 thế giới, như ông thường xuyên đe dọa trong chiến dịch tranh cử.

Quyết định của Bộ Tài chính hồi năm 2019 được đưa ra sau một giai đoạn mà chính phủ Trung Quốc cho phép đồng tiền của họ giảm giá so với đồng đô la.

Hôm 11/12, Reuters đưa tin rằng các nhà lãnh đạo hàng đầu và các nhà hoạch định chính sách của Trung Quốc đang xem xét cho phép đồng nhân dân tệ giảm giá vào năm 2025 khi họ chuẩn bị cho thuế quan cao hơn khi ông Trump trở lại Nhà Trắng vào tháng tới.

Động thái này cho thấy sự thừa nhận của Trung Quốc rằng họ cần gói kích thích kinh tế lớn hơn để chống lại các lời đe dọa của ông Trump về trừng phạt thương mại, Reuters đưa tin. Ông Trump cho biết ông có kế hoạch áp đặt thuế nhập khẩu phổ quát 10% và mức thuế 60% đối với hàng nhập khẩu của Trung Quốc vào Mỹ.

Ông Navarro, người cũng từng là cố vấn kinh tế trong nhiệm kỳ đầu tiên của ông Trump, cho biết ông Trump có thể chọn leo thang cuộc chiến thuế quan hơn nữa nếu Trung Quốc làm suy yếu đồng tiền của mình, thay vì chờ đợi báo cáo hai năm một lần của Bộ Tài chính.


**********

Tổng thống Pháp bổ nhiệm ông Francois Bayrou làm thủ tướng


Ông Francois Bayrou (trái) là vị thủ tướng thứ tư trong nhiệm kỳ thứ hai của Tổng thống Macron
Ông Francois Bayrou (trái) là vị thủ tướng thứ tư trong nhiệm kỳ thứ hai của Tổng thống Macron

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron hôm 13/12 đã bổ nhiệm ông Francois Bayrou làm thủ tướng thứ tư của ông, giao cho chính trị gia trung dung kỳ cựu này nhiệm vụ đưa đất nước ra khỏi khủng hoảng chính trị lần thứ hai trong sáu tháng qua.

Ưu tiên của ông Bayrou, đồng minh thân cận của ông Macron, sẽ thông qua đạo luật đặc biệt để chuyển ngân sách năm 2024 sang năm sau, với cuộc chiến căng thẳng hơn về luật ngân sách năm 2025 sẽ diễn ra vào đầu năm tới. Việc Quốc hội phản đối dự luật ngân sách năm 2025 đã dẫn đến sự sụp đổ của chính phủ của Thủ tướng Michel Barnier.

Ông Bayrou, 73 tuổi, dự kiến sẽ đưa ra danh sách các bộ trưởng trong nội các của ông trong những ngày tới, nhưng có khả năng phải đối mặt với những khó khăn giống như ông Barnier trong việc lèo lái cho dự luật được thông qua Quốc hội với ba nhóm nghị sỹ đối đầu nhau. Sự gần gũi của ông với ông Macron cũng sẽ trở thành điểm yếu dễ bị tấn công của ông.

Ông Jordan Bardella, chủ tịch đảng cực hữu Tập hợp Dân tộc (RN), cho biết họ sẽ không kêu gọi kiến nghị bất tín nhiệm thủ tướng ngay lập tức, còn bà Marine Le Pen, một lãnh đạo khác của RN, nói rằng ông Bayrou nên lắng nghe mong muốn của phe đối lập về ngân sách.

Phản ứng đối với việc bổ nhiệm Bayrou ở cánh tả có nhiều ý kiến trái chiều hơn.

Lãnh đạo Đảng Cộng sản, ông Fabien Roussel, cho biết đảng của ông kiềm chế tấn công ông Bayrou, miễn là ông không đẩy dự luật ngân sách qua Quốc hội.

Tuy nhiên, các lãnh đạo đảng cực tả Nước Pháp Bất khuất cho biết họ sẽ tìm cách truất phế ông Bayrou, và lãnh đạo Marine Tondelier của Đảng Xanh cho biết bà sẽ ủng hộ đề xuất bất tín nhiệm nếu ông Bayrou phớt lờ những lo ngại về thuế và lương hưu của họ.

Tình trạng bất ổn chính trị dai dẳng của Pháp đã làm dấy lên nghi ngờ về việc liệu ông Macron có đi hết nhiệm kỳ tổng thống thứ hai, vốn kết thúc vào năm 2027, hay không. Nó cũng khiến lãi suất vay mượn đối với Pháp tăng cao và để lại khoảng trống quyền lực ngay giữa châu Âu, ngay khi ông Donald Trump chuẩn bị trở lại Nhà Trắng.

Ông Macron đã dành những ngày sau khi Thủ tướng Barnier bị lật đổ để nói chuyện với các lãnh đạo từ phe bảo thủ đến phe cộng sản trong nỗ lực tìm sự ủng hộ cho ông Bayrou. Các đảng RN và Nước Pháp bất khuất đã bị gạt ra

Đảng Những người Cộng hòa bảo thủ vốn ủng hộ chính phủ tiền nhiệm cũng như các lãnh đạo Đảng Xã hội không có bình luận ngay lập tức. Sự tham gia của Đảng Xã hội vào liên minh của ông Bayrou có thể khiến họ trả giá đắt trong cuộc chiến ngân sách năm tới.

“Bây giờ chúng ta sẽ xem sự ủng hộ của Đảng Xã hội sẽ mất bao nhiêu tỷ,” một cố vấn chính phủ cho biết hôm 13/12.

Ông Macron sẽ hy vọng ông Bayrou có thể ngăn chặn các cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm cho đến ít nhất là tháng 7, khi Pháp có thể tổ chức một cuộc bầu cử Quốc hội mới, nhưng tương lai nhiệm kỳ tổng thống của ông chắc chắn sẽ bị đặt dấu hỏi nếu chính phủ sụp đổ một lần nữa.

Ông Bayrou, người sáng lập đảng Phong trào Dân chủ (MoDem) nằm trong liên minh cầm quyền của ông Macron từ năm 2017, đã ra ứng cử tổng thống ba lần với chỗ dựa là xuất thân nông thôn của ông với tư cách là thị trưởng lâu năm của thị trấn Pau ở tây nam.


***************

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Tin Tức ngày 14 - 12 -2024:

xxx

hoaluc-7
**************

Lãnh đạo Pháp, Ba Lan nêu khả năng đưa quân châu Âu đến Ukraina

Tối qua, 12/12/2024, tổng thống Emmanuel Macron đã trở về Pháp sau chuyến đi Ba Lan trong ngày, nhằm tìm kiếm khả năng đàm phán hòa bình cho Ukraina. Trong cuộc hội đàm tại Vacxava, lãnh đạo Pháp và Ba Lan đã thảo luận về khả năng đưa quân đội châu Âu tới Ukraina, đồng thời nhấn mạnh không thể có một nền hòa bình bất lợi cho người Ukraina.

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron (T) và thủ tướng Ba Lan Donald Tusk ở Vacxava, Ba Lan, ngày 12/12/2024.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron (T) và thủ tướng Ba Lan Donald Tusk ở Vacxava, Ba Lan, ngày 12/12/2024. © Czarek Sokolowski / AP
Quảng cáo

Sau cuộc gặp tổng thống Emmanuel Macron, thủ tướng Donald Tusk khẳng định khả năng đưa quân đội châu Âu đến Ukraina đã được hai bên đề cập đến trong cuộc hội đàm, nhưng nhấn mạnh « hiện tại » Vacxava chưa có dự trù nào theo hướng này. Đây chính là đề xuất mà tổng thống Pháp đưa ra hồi đầu năm nay mà không được hưởng ứng.

Thông tín viên Adrien Sarlat tại Vacxava tường trình về cuộc gặp giữa lãnh đạo Pháp và Ba Lan :

Đoàn kết chính là điều mà lãnh đạo đạo Pháp và Ba Lan đã chứng minh trong cuộc gặp sáng qua. Ông Donald Tusk và Emmanuel Macron muốn nhắc lại vai trò của Châu Âu trong một nền hòa bình có thể cho Ukraina. Theo cách nói của lãnh đạo Ba lan, đó sẽ phải là một nền “hòa bình công bằng”, do người dân Ukraina quyết định và cho người dân Ukraina.

Ông Donald Tusk nói: “ Nếu bạn cho phép, tôi muốn nhân cơ hội này để chấm dứt những đồn đoán về khả năng hiện diện quân sự của bất kỳ quốc gia nước ngoài nào tại Ukraina sau khi ký kết hòa bình”.

Tuy nhiên, ông Emmanuel Macron đáp lại, nền hòa bình đó chỉ có thể có được nếu Châu Âu tự lo được an ninh cho mình. Niềm tin đó được củng cố khi tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump tuyên bố dự tính rút Hoa kỳ khỏi Liên minh Bắc Đại Tây Dương. Ông Macron tuyên bố: 

“ Các nước Châu Âu tất nhiên còn phải gia tăng đầu tư trong lĩnh vực an ninh, cũng như đầu tư để phát triển nền công nghiệp quốc phòng và giảm bớt sự lệ thuộc chiến lược của chúng ta. Tôi biết nhiều nước mạnh về quốc phòng như Ba Lan chia sẻ quyết tâm đó ».

Từ đầu cuộc chiến tranh tại Ukraina, Ba Lan đã làm gương cho các đồng minh với việc dành 4% GDP mỗi năm cho chi tiêu quân sự. Tháng Ba tới đây, Pháp và Ba Lan sẽ ký một hiệp định hợp tác mới tại Nancy (Pháp).

Bảo đảm an ninh tập thể của các đồng minh

Trước viễn cảnh Ukraina không thể nhanh chóng gia nhập NATO (Washington và Berlin vẫn phản đối), những đội quân được đề cập đến sẽ chỉ có thể dưới hình thức lực lượng duy trì hòa bình nhằm bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của Ukraina một khi ngừng bắn có hiệu lực.

Một quan chức Ukraina xác nhận với AFP rằng,việc triển khai một đội quân của Châu Âu có thể  là « một trong những bảo đảm » cho nền hòa bình trong tương lai với Nga. Quan chức này cũng nói thêm, đó là « một ý tưởng của các nước châu Âu », không phải của Kiev và rõ ràng tổng thống Macron là người chỉ đạo.

Gần đây tổng thống Ukraina cũng đã ngỏ ý sẵn sàng chờ lấy lại  sau các vùng lãnh thổ bị Nga chiếm đóng. Nhưng ông yêu cầu Ukraina phải được bảo đảm an ninh từ tập thể các đồng minh để tránh bị Nga tấn công trở lại, sau khi có thỏa thuận hòa bình.


************

Nguyễn Xuân Phúc, Trương Hòa Bình và bà Trương Thị Mai bị kỷ luật

RFA

Bộ Chính trị tiếp tục tạo ra tiền lệ mới khi thi hành kỷ luật đối với cựu Chủ tịch nước, cựu Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, trước đó cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng đã cảnh cáo cựu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhưng tạm tha cho cựu Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng. 

Thông tấn xã Việt Nam hôm 13/12 loan tin cho biết, Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam đã thi hành kỷ luật cảnh cáo ông Nguyễn Xuân Phúc, cựu Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình và khiển trách cựu Thường trực Ban bí thư Trương Thị Mai sau kỳ họp thứ 52 của Uỷ ban Kiểm tra Trung ương Đảng do ông Trần Cẩm Tú chủ trì. 

Cơ quan thường trực của Ban chấp hành trung ương Đảng cho rằng ông Nguyễn Xuân Phúc, trong thời gian giữ chức vụ Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Ban cán sự đảng, Thủ tướng Chính phủ đã vi phạm quy định của Đảng, Nhà nước trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao, trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; vi phạm quy định những điều đảng viên không được làm và trách nhiệm nêu gương; gây hậu quả nghiêm trọng, dư luận xấu, ảnh hưởng đến uy tín của Đảng và Nhà nước.


*********

Công nghệ : Phương Tây có nguy cơ bị Trung Quốc soán ngôi

Phan Minh

Trung Quốc phát triển vượt bậc về công nghệ, Syria thời hậu Bachar al-Assad, chiến tranh Ukraina là những chủ đề được các tờ báo Pháp quan tâm hôm nay, 13/12/2024.

Trang nhất và bài xã luận của tờ Les Echos nói về việc Trung Quốc, vốn là một quốc gia giá rẻ, giờ đã trở thành một nhà vô địch về công nghệ cao. Từ một nhà máy của thế giới, giờ đã trở thành phòng thí nghiệm của hành tinh.

Trong một số lĩnh vực, như ngành năng lượng mặt trời, sản phẩm "Made in China" đã đánh bại tất cả các đối thủ. Trong những lĩnh vực khác, mối đe dọa từ Bắc Kinh ngày càng hiện hữu. Các nhà sản xuất xe hơi phương Tây thừa nhận ô tô điện do Trung Quốc sản xuất gần như không thua kém sản phẩm phương Tây. Tương tự như tàu siêu tốc hay các lĩnh vực khác.

Trong lĩnh vực điện tử, mặc dù hứng chịu những lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ, được ban hành trong nhiệm kỳ tổng thống đầu tiên của Donald Trump, các đại tập đoàn từ Thâm Quyến đã vượt qua mọi khó khăn. Doanh thu của Hoa Vi (Huawei) đã vượt qua mức 100 tỷ đô la và tập đoàn này vẫn là nhà cung cấp viễn thông số một thế giới, ngày càng ít phụ thuộc vào các linh kiện và phần mềm của Mỹ.

Trong ngành dược phẩm và công nghệ sinh học, hàng không vũ trụ, trí tuệ nhân tạo và năng lượng hạt nhân, Bắc Kinh chưa dẫn đầu, nhưng những thành công của TikTok, Alibaba hay Bách Độ (Baidu) đã cho thấy họ có khả năng cạnh tranh trực tiếp với Silicon Valley, và phương Tây không còn độc quyền về đổi mới sáng tạo.

Công thức của Bắc Kinh rất đơn giản. Sản phẩm của họ trước đây chỉ rẻ, nay vừa rẻ lại vừa hiệu quả hơn. Để thành công trong việc nâng cấp chất lượng, Trung Quốc, vốn bị cho là nhà vô địch hàng giả, trên thực tế đã sao chép Nhật Bản trong những năm 1970-1980 và Hàn Quốc trong các thập kỷ tiếp theo.

Nhật báo kinh tế cũng nhấn mạnh bí quyết giúp Bắc Kinh thành công, đó là họ không dàn trải, mà chỉ tập trung làm tốt trong những lĩnh vực chiến lược, cho dù cuộc khủng hoảng bất động sản ảnh hưởng đến nhiều nơi trong nước hay tỷ lệ thanh niên thất nghiệp gia tăng là những yếu tố đang đè nặng lên chủ tịch Tập Cận Bình.

Les Echos kết luận đây là thời điểm mà châu Âu, đang tụt lại phía sau, phải thức tỉnh, không bao giờ được đánh giá thấp Trung Quốc, và chính Bắc Kinh đang ngần ngại chuyển giao công nghệ quan trọng cho lục địa già.

Syria : Thái độ đạo đức giả của phương Tây

Nhìn sang Trung Đông, nhật báo Le Monde dành trang nhất và bài xã luận cho Syria thời hậu Bachar al-Assad. Một số quốc gia châu Âu đã phản ứng rất nhanh sau khi chế độ này sụp đổ hôm 08/12. Chỉ 24 giờ sau, Đức, nước tiếp nhận chính di dân Syria, chạy trốn cuộc chiến tranh khốc liệt, tàn phá đất nước từ năm 2011, đã thông báo tạm dừng xử lý các đơn xin tị nạn, trong khi có khoảng 47.000 hồ sơ đang chờ được giải quyết. Đan Mạch, Thụy Điển, Na Uy và Ý cũng đã có hành động tương tự. Văn phòng bảo vệ người tị nạn và người không quốc tịch của Pháp (Ofpra) cũng thông báo sẽ "hoãn" xem xét những đơn xin tị nạn này.

Trong bối cảnh bầu cử Quốc Hội Đức diễn ra ngày 23/02/2025, một số nhân vật cánh hữu và cực hữu đã đề xuất đưa những người tị nạn trở về Syria, hoặc ít nhất là không tiếp nhận thêm những di dân mới. Jens Spahn, dân biểu thuộc đảng CDU (Liên minh Dân chủ Thiên chúa giáo), đã đề xuất tổ chức các chuyến bay đặc biệt để đưa người Syria về nước với khoản hỗ trợ 1.000 euro cho mỗi người. Áo cũng đã thông báo một chương trình hồi hương và trục xuất.

Le Monde nhận định sự vội vàng này là điều gây sốc. Thuần túy về mặt pháp lý, sự sụp đổ đột ngột của chế độ Bachar al-Assad có thể giải thích cho việc các nước tạm dừng những thủ tục tiếp đón di dân, song vẫn còn quá sớm để biết lực lượng chính trị nào sẽ xuất hiện ở Damas. Hơn nữa, không ai có thể khẳng định lực lượng đang chiếm thế thượng phong sẽ tôn trọng các quyền cơ bản của người dân Syria.

Thái độ đạo đức giả của các nước châu Âu trở nên rõ ràng khi vào tháng 07/2023, mười quốc gia, trong đó có Áo và Ý, đã kêu gọi bình thường hóa quan hệ với Syria, khi tưởng rằng chế độ Bachar al-Assad vững như bàn thạch. Mục đích của những nước này là "tạo điều kiện thuận lợi cho người Syria tự nguyện trở về một cách an toàn". Tuy nhiên, cảnh tượng địa ngục trần gian trong các nhà tù Syria, được tiết lộ gần đây, khiến người ta nghĩ rằng các nước châu Âu sẵn sàng đang tâm đẩy người Syria, muốn chạy trốn khỏi sự tàn bạo của chế độ, vào một hoàn cảnh thảm khốc, điều mà nhiều tổ chức bảo vệ nhân quyền đã khẳng định.

Không ai có thể phủ nhận làn sóng di dân Syria tràn vào châu Âu vào giữa những năm 2010 đã khiến tư tưởng bài ngoại gia tăng và giúp tiếng nói của những đảng cực hữu ngày càng có trọng lượng, đồng thời thúc đẩy lập trường cứng rắn hơn đối với vấn đề nhập cư, cho dù các quốc gia láng giềng của Syria, như Thổ Nhĩ Kỳ hay Liban, đã tăng cường việc tiếp nhận di dân chạy loạn.

Le Monde kết luận ý định bình thường hóa quan hệ với một chế độ khát máu, không thể cải cách, là một sai lầm chính trị không thể chối cãi. Giờ đây, tất cả các quốc gia châu Âu đều phải tìm cách giúp cho sự ổn định xuất hiện trở lại ở thủ đô Damas cũng như trên toàn quốc. Chính sự ổn định đó sẽ giúp những người tị nạn có thể trở về nước.

Phương Tây lo ngại quân đội Ukraina "sụp đổ"

Về chiến tranh Ukraina, trang nhất của nhật báo thiên hữu Le Figaro chạy tựa "Phương Tây lo ngại trước sự 'sụp đổ' của quân đội Ukraina".

Vài ngày trước, thông báo về việc Nga đóng không phận gần căn cứ Kapustin Yar đã khiến giới chuyên gia quân sự thân Ukraina lo ngại. Chính tại căn cứ này, vào cuối tháng 11, Nga đã phóng tên lửa Orechnik vào Ukraina. Mặc dù về mặt kỹ thuật, vụ thử tên lửa này không có gì nổi bật, nhưng đây là thông điệp cho thấy khả năng và quyết tâm của Nga trong việc phá vỡ mọi hệ thống phòng thủ. Giới quân sự phương Tây, bao gồm cả Lầu Năm Góc, đã cảnh báo Nga có thể tiếp tục tiến hành những cuộc tấn công nhằm làm tê liệt Ukraina.

Tổng thư ký Liên Minh Bắc Đại Tây Dương (NATO), Mark Rutte, tuần trước đã cảnh báo năm nay Kiev có thể sẽ phải đối mặt với mùa đông khắc nghiệt nhất kể từ năm 2022, đặc biệt do những bước tiến đáng kể của quân đội Nga. Từ vài tuần qua, tình hình trên chiến trường đã thay đổi, quân đội Nga đã gia tăng cường độ các cuộc tấn công và đạt được những chiến thắng đáng kể. Đặc biệt, họ đã tiến gần đến khu vực ngoại ô của Pokrovsk, một thành phố chiến lược đối với Ukraina.

Ở phía Bắc, tại khu vực Kursk, Nga tuyên bố đã "giải phóng" Novoivanovka, tiếp tục giành lại những khu vực đã để mất vào tay Ukraina mùa hè vừa qua. Nga cũng tiếp tục tiến về phía Kramatorsk ở miền đông Ukraina và đang tìm cách vượt sông Oskil. Matxcơva cũng có thể sẽ phát động một cuộc tấn công mới ở phía Nam, cụ thể là Robotyne. Theo một chuyên gia quân sự của Pháp, điện Kremlin đang làm mọi cách để Ukraina phải phân tán lực lượng để có thể hiện diện ở mọi mặt trận. Theo Viện Nghiên cứu Chiến tranh (ISW) của Mỹ, quân đội Nga có thể tiến hành đến 30 cuộc oanh kích mỗi ngày ở khu vực Pokrovsk. Nếu tình hình này tiếp diễn, tuyến phòng thủ của Ukraina có thể sẽ sụp đổ, tạo cơ hội cho Nga tiến thêm vài cây số.

Mặc dù chiến dịch của quân đội Nga rất tốn kém về nhân mạng, với con số lên tới 1.500 lính Nga thiệt mạng hay bị thương mỗi ngày trong tháng 11, Matxcơva vẫn có thể huy động khoảng 30.000 binh sĩ mỗi tháng, đủ để duy trì áp lực trên chiến trường. Tổn thất của quân đội Ukraina được cho là thấp hơn, nhưng con số chính xác vẫn chưa được tiết lộ. Tổng thống Volodymyr Zelensky đã đề cập đến con số 40.000 người chết kể từ khi chiến tranh bắt đầu.

Giờ đây, quân đội Ukraina chỉ có thể phản ứng bằng những cuộc tấn công bằng tên lửa tầm xa hay drone nhắm vào các căn cứ quân sự và cơ sở năng lượng của Nga. Tuy nhiên, do thiếu nguồn lực và lo ngại leo thang xung đột, Kiev dường như không thể giành lại thế công. Trong tuần này, lãnh đạo Ukraina lại kêu gọi các đối tác cung cấp thêm hệ thống phòng thủ Patriot và tìm kiếm những bảo đảm an ninh để có thể hướng đến một thỏa thuận ngưng bắn trong tương lai.

Pháp : Những thách thức đối với tân thủ tướng

Về thời sự nước Pháp, tờ Libération dành trang nhất chú ý đến những thách thức mà thủ tướng tương lai sẽ phải đối mặt. Bài xã luận của nhật báo thiên tả chạy tựa "Địa ngục", ngụ ý rằng điện Matignon (dinh thủ tướng) giờ đây đã trở thành nơi không chính khách nào muốn làm chủ.

Việc bổ nhiệm thủ tướng mới, ban đầu dự kiến sẽ diễn ra trong vòng 48 giờ, đã bị trì hoãn thêm. Sự kéo dài này cho thấy nhiệm vụ khó khăn của tổng thống Emmanuel Macron trong việc tìm một nhân vật có thể làm vừa lòng tất cả các chính đảng. Vấn đề không chỉ là tìm một cái tên, mà là liệu tân thủ tướng có thể giúp đất nước thoát khỏi cuộc khủng hoảng chính trị mà chủ nhân điện Elysée đã gây ra hay không.

Chủ nhân tương lai của điện Matignon sẽ có nhiều hồ sơ phải giải quyết nhanh chóng như vấn đề ngân sách, khủng hoảng nông nghiệp... Tuy nhiên, theo Libération, nhiệm vụ chính của người được chọn là tìm lại một sự ổn định chính trị tối thiểu, tránh để xảy ra hiện tượng hỗn loạn dân chủ.

Vấn đề quan trọng hơn là tái thiết lập sự liên kết giữa người dân Pháp với giới chính trị. Một phần lớn đã mất niềm tin từ lâu và ngay cả những người trước đây quan tâm đến chính trị cũng bắt đầu "ngán ngẩm". Tờ báo thiên tả kết luận, hơn bao giờ hết, chính quyền cần khôi phục niềm tin cho giới trẻ, ngày càng xa rời chính trị.

Cúm gia cầm gây lo ngại trở lại

Về lĩnh vực y tế, nhật báo Công Giáo La Croix có bài viết về việc Hoa Kỳ đã ghi nhận một số trường hợp cúm gia cầm ở người mà không tiếp xúc với động vật. Virus này, sau khi đột biến và lây lan giữa các đàn bò sữa, có khả năng lây lan sang người cao hơn, khiến các chuyên gia hết sức lo ngại.

Tại Pháp, mức độ rủi ro đã tăng từ "vừa phải" lên "cao". Cúm H5N1 đã gây tử vong cho gần một nửa số ca bệnh ở người. Việc tiêm vac-xin bắt buộc cho vịt ở Pháp đã cho thấy kết quả tích cực và các chuyên gia nhấn mạnh phải theo dõi chặt chẽ sự lây lan của virus và cải thiện hệ thống chăn nuôi, để ngăn chặn các dịch bệnh trong tương lai.


**********

Pháp: Tổng thống bổ nhiệm chính trị gia cánh trung François Bayrou làm tân thủ tướng

Phủ tổng thống Pháp trưa nay, 13/12/2024, thông báo tổng thống Emmanuel Macron bổ nhiệm một nhân vật cánh trung, ông François Bayrou, làm tân thủ tướng, thay thế ông Michel Barnier bị các đảng đối lập bỏ phiếu bất tín nhiệm lật đổ hôm 04/12.

French President Emmanuel Macron (R) poses with French President of the Modem party Francois Bayrou and mayor of Pau Francois Bayrou (L) on the balcony of the city hall during a visit in Pau, southwes
Tổng thống Emmanuel Macron (P) và lãnh đạo đảng MoDem Francois Bayrou, tại Pau, miền nam nước Pháp, ngày 6/7/2023. AFP - GAIZKA IROZ
Quảng cáo

Ông François Bayrou là lãnh đạo đảng MoDem (Phong trào Dân Chủ), một đảng trung hữu, đồng minh với đảng Phục Hưng ( Renaissance ) của tổng thống. Sáng nay ông Bayrou đã được mời đến Điện Elysée để gặp tổng thống Macron và quyết định đã được thông báo sau đó ít giờ.

Lễ chuyển giao chức vụ diễn ra chiều nay tại phủ thủ tướng Pháp ( Điện Matignon ).

Ông François Bayrou, năm nay 73 tuổi, là một chính trị gia dày dạn kinh nghiệm. Theo học ngành văn chương, nhưng ông đã quyết định chọn con đường chính trị. Năm 1986, ông trở thành dân biểu thuộc đảng UDF (Liên Minh Dân Chủ Pháp), sau đó nhiều lần làm bộ trưởng trong các chính phủ cánh hữu. Năm 1998, ông Bayrou được bầu làm chủ của đảng UDF,  sau này đổi tên thành MoDem. Từ 2002, đến 2012, ông liên tục ra ứng cử tổng thống Pháp, nhưng chưa bao giờ vào được vòng hai.

Đến kỳ bầu cử tổng thống 2017, Bayrou lại ra ứng cử, nhưng giữa chừng đã rút lui để ủng hộ ứng cử viên Emmanuel Macron. Sau chiến thắng của ông Macron, ông Bayrou được bổ nhiệm làm bộ trưởng Tư Pháp, nhưng đã phải từ chức chỉ sau 34 ngày, vì bị nghi ngờ dính líu đến một vụ bê bối gian lận trong đảng, tuy đã được minh oan sau đó. Tuy ra khỏi chính phủ, ông vẫn giữ quan hệ gần gũi với tổng thống Macron.  

Ngay sau khi chính phủ Barnier bị đổ, tổng thống Pháp đã tiến hành hàng loạt cuộc tham vấn, trao đổi với các đảng để chỉ định một thủ tướng mới đứng ra thành lập chính phủ.

Tên của nhiều nhân vật cánh tả, cánh hữu hay thuộc phe của tổng thống đã được báo chí Pháp đồn đoán từ nhiều ngày qua. Việc lựa chọn tân thủ tướng để tránh rơi vào vết xe đổ dường như không hề dễ dàng cho tổng thống Emmanuel Macron cho đến phút chót.

Phản ứng các chính đảng Pháp

Ngay sau khi điện Elysée công bố tên của tân thủ tướng, chủ tịch đảng cực hữu Tập hợp Dân tộc RN Jordan Bardela cho biết trong trước mắt « sẽ không có bỏ phiếu bất tín nhiệm ». AFP lưu ý, năm 2022, trong một cử chỉ nhằm bảo vệ sự « đa dạng » mầu sắc chính trị, ông François Bayrou đã từng đứng ra bảo lãnh cho bà Marine Le Pen để tranh cử tổng thống.

Đảng cực tả Nước Pháp Bất Khuất LFI, qua lời điều phối viên toàn quốc Manuel Bompard đe dọa, « đánh đổ chính phủ Bayrou sẽ đánh đổ cả Macron », xem quyết định bổ nhiệm này là một « hành động thách đố nền dân chủ ». Về phần mình, đảng Xã hội PS cánh tả, một ngày trước khi có quyết định bổ nhiệm thủ tướng, đã cảnh báo sẽ khai trừ tất cả những thành viên nào tham gia một chính phủ không do cánh tả điều hành.


***********

Nghị sĩ Nga đề xuất đưa cựu Tổng thống Syria Assad đến vùng chiến sự Ukraine, đổi lấy một ân huệ

Hữu Hiển

Cựu Tổng thống Bashar al-Assad - người nắm quyền tại Syria trong gần 25 năm - đã bị lật đổ vào cuối tuần trước, khi liên minh các nhóm vũ trang đối lập do tổ chức Hồi giáo Hayat Tahrir al-Sham (HTS) dẫn đầu đã chiếm được thủ đô Damascus trong cuộc tấn công chớp nhoáng.

Theo Điện Kremlin, ông Assad và gia đình đã được cấp quyền tị nạn tại Nga.


Cựu Tổng thống Syria Bashar al-Assad tại Điện Kremlin vào ngày 24/7/2024. Ảnh: Sputnik

Đài RT (Nga) đưa tin, cựu Tổng thống Syria không xuất hiện trước công chúng hoặc đưa ra tuyên bố nào kể từ khi chính quyền của ông sụp đổ vào ngày 8/12. Hiện chưa rõ các dự định tiếp theo của ông.

“Tôi tin rằng Bashar al-Assad và gia đình ông ấy có thể trở thành ân nhân của một trong những khu vực của Donbass bị chiến tranh tàn phá, và có thể chuyển đến một trong những ngôi nhà mới xây ở Mariupol”, nghị sĩ Dmitry Kuznetsov thuộc Ủy ban Quan hệ Đối ngoại của Quốc hội Nga nói với trang tin Gazeta.ru hôm 12/12.

Theo RT, thành phố cảng Mariupol bên bờ Biển Đen ở miền đông Ukraine hiện là một phần của Cộng hòa Nhân dân Donetsk (DPR) tự xưng, do Nga kiểm soát từ tháng 10/2022 sau cuộc bao vây kéo dài 3 tháng. Giới chức địa phương đang tiến hành tái thiết thành phố này.

“Tôi ủng hộ [ông Assad] chứng minh rằng mình phục vụ nhân dân Nga. Sau đó, với những đóng góp của ông ấy cho việc giành lại Donbass, chúng ta có thể xem xét vấn đề cấp quyền công dân [Nga]”, nghị sĩ Kuznetsov cho biết.

Trước đó, theo RT, Phó Chủ tịch thứ nhất Ủy ban Quốc phòng của Quốc hội Nga Aleksey Zhuravlyov từng lập luận rằng cựu Tổng thống Syria Assad xứng đáng được cấp quyền công dân Nga vì ông “đã làm đủ cho nước Nga”.

Theo các quan chức Nga, ông Assad đã quyết định từ chức sau các cuộc đàm phán với các nhóm đối lập.

Đại diện thường trực của Nga tại các Tổ chức quốc tế ở Vienna (Áo) Mikhail Ulyanov mô tả quyết định cấp quy chế tị nạn cho ông Assad là bằng chứng cho thấy Moscow "không phản bội bạn bè của mình trong những tình huống khó khăn".

Nga duy trì liên lạc với chính quyền mới tại Syria

Trong cuộc họp báo hôm 11/12, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì liên lạc với chính quyền mới do HTS lãnh đạo tại Damascus, lưu ý đến sự hiện diện của nhân sự và tài sản của Nga tại Syria.

"Tất nhiên, chúng tôi không thể tránh liên lạc với những người kiểm soát tình hình trên thực địa vì trước hết và quan trọng nhất là chúng tôi có cơ sở vật chất và nhân sự của mình tại đó", ông Peskov tuyên bố.

Khi được hỏi về số lượng quân nhân Nga vẫn đang đồn trú tại Syria, người phát ngôn Điện Kremlin từ chối cung cấp thông tin chi tiết, cho biết rằng thông tin như vậy chỉ có thể được tiết lộ bởi các quan chức quân sự.

Theo RT, lực lượng quân sự Nga hiện đang đồn trú tại Căn cứ Không quân Khmeimim và một trung tâm hỗ trợ hậu cần ven biển Địa Trung Hải tại Tartus, phía tây Syria.

Sau khi Tổng thống Assad bị phế truất và rời khỏi Syria, các nguồn tin nói với truyền thông Nga rằng các lực lượng đối lập đã cam kết tôn trọng các cơ sở quân sự và phái bộ ngoại giao của Nga tại Syria.


Tiêm kích Su-25 của Nga tại Căn cứ Không quân Khmeimim ở tỉnh Latakia, Syria. Ảnh: Sputnik

Trong cuộc họp báo hôm 11/12, ông Peskov nhắc lại rằng Nga đang duy trì đối thoại với tất cả các quốc gia Trung Đông và cho rằng các cuộc không kích gần đây của Israel xung quanh Cao nguyên Golan và các vùng đệm có thể làm trầm trọng thêm tình hình vốn đã bất ổn ở Syria.

Người phát ngôn Điện Kremlin cũng bày tỏ mong muốn tình hình trong khu vực được ổn định nhanh chóng và tìm kiếm một giải pháp ổn thỏa cho cuộc xung đột.

"Từng có thời điểm Nga hỗ trợ Cộng hòa Ả Rập Syria đối phó với khủng bố và giúp ổn định tình hình đang đe dọa toàn bộ khu vực. Rất nhiều nỗ lực đã được dành cho việc này. Nga đã hoàn thành nhiệm vụ của mình", ông Peskov nhận xét.

"Và sau đó, chính quyền Assad đã làm việc tại đất nước này [Syria], tập trung vào việc phát triển đất nước. Nhưng thật không may, những diễn biến đã dẫn đến tình hình chúng ta đang có hiện nay. Và bây giờ chúng ta cần dựa trên thực tế trên thực địa vào thời điểm này để đưa ra các hành động của mình", ông Peskov nói thêm.


*********

Cố vấn ông Trump cảnh báo Bắc Kinh đừng thao túng đồng nhân dân tệ

Reuters

Một cố vấn thương mại hàng đầu của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump nói với Reuters hôm 12/12 rằng chính quyền mới sẽ không để yên bất kỳ nỗ lực nào của Trung Quốc nhằm thao túng đồng nhân dân tệ của họ, sau khi có tin tức của Reuters rằng giới chức Bắc kinh đang nghiên cứu để cho đồng nhân dân tệ mất giá vào năm tới.

Ông Peter Navarro, cố vấn cấp cao sắp tới của ông Trump về thương mại và sản xuất, cho biết Nhà Trắng sẽ không can thiệp vào công việc của Bộ Tài chính xem xét định kỳ hai năm một lần liệu các đối tác thương mại nước ngoài có thao túng tiền tệ của họ hay không.

Tuy nhiên, ông nói thêm: “Tôi không tin rằng Bộ Tài chính của ông Trump sẽ hân hoan chào đón việc Trung Quốc thao túng tiền tệ. Trung Quốc có lịch sử thao túng tiền tệ được nhiều người biết.”

Đại sứ quán Trung Quốc tại Washington, được yêu cầu bình luận, nói rằng phát ngôn của ông Navarro ‘không có cơ sở thực tế’ và quốc gia họ không phải là một nước thao túng tiền tệ.

“Là một nước lớn có trách nhiệm, Trung Quốc đã nhiều lần nhắc lại rằng họ sẽ không tham gia vào việc tranh nhau phá giá đồng tiền,” đại sứ quán cho biết.

Chính quyền Trump đã gọi Trung Quốc là một nước thao túng tiền tệ vào năm 2019, lần đầu tiên chính phủ Mỹ có quyết định đó kể từ năm 1994. Quyết định này đã bị thu hồi vào năm sau.

Động thái này mang tính biểu tượng hơn là thực chất, nhưng dù sao nó cũng báo hiệu rằng ông Trump sẵn sàng tham gia vào một cuộc chiến thương mại chưa từng có với Trung Quốc, nền kinh tế số 2 thế giới, như ông thường xuyên đe dọa trong chiến dịch tranh cử.

Quyết định của Bộ Tài chính hồi năm 2019 được đưa ra sau một giai đoạn mà chính phủ Trung Quốc cho phép đồng tiền của họ giảm giá so với đồng đô la.

Hôm 11/12, Reuters đưa tin rằng các nhà lãnh đạo hàng đầu và các nhà hoạch định chính sách của Trung Quốc đang xem xét cho phép đồng nhân dân tệ giảm giá vào năm 2025 khi họ chuẩn bị cho thuế quan cao hơn khi ông Trump trở lại Nhà Trắng vào tháng tới.

Động thái này cho thấy sự thừa nhận của Trung Quốc rằng họ cần gói kích thích kinh tế lớn hơn để chống lại các lời đe dọa của ông Trump về trừng phạt thương mại, Reuters đưa tin. Ông Trump cho biết ông có kế hoạch áp đặt thuế nhập khẩu phổ quát 10% và mức thuế 60% đối với hàng nhập khẩu của Trung Quốc vào Mỹ.

Ông Navarro, người cũng từng là cố vấn kinh tế trong nhiệm kỳ đầu tiên của ông Trump, cho biết ông Trump có thể chọn leo thang cuộc chiến thuế quan hơn nữa nếu Trung Quốc làm suy yếu đồng tiền của mình, thay vì chờ đợi báo cáo hai năm một lần của Bộ Tài chính.


**********

Tổng thống Pháp bổ nhiệm ông Francois Bayrou làm thủ tướng


Ông Francois Bayrou (trái) là vị thủ tướng thứ tư trong nhiệm kỳ thứ hai của Tổng thống Macron
Ông Francois Bayrou (trái) là vị thủ tướng thứ tư trong nhiệm kỳ thứ hai của Tổng thống Macron

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron hôm 13/12 đã bổ nhiệm ông Francois Bayrou làm thủ tướng thứ tư của ông, giao cho chính trị gia trung dung kỳ cựu này nhiệm vụ đưa đất nước ra khỏi khủng hoảng chính trị lần thứ hai trong sáu tháng qua.

Ưu tiên của ông Bayrou, đồng minh thân cận của ông Macron, sẽ thông qua đạo luật đặc biệt để chuyển ngân sách năm 2024 sang năm sau, với cuộc chiến căng thẳng hơn về luật ngân sách năm 2025 sẽ diễn ra vào đầu năm tới. Việc Quốc hội phản đối dự luật ngân sách năm 2025 đã dẫn đến sự sụp đổ của chính phủ của Thủ tướng Michel Barnier.

Ông Bayrou, 73 tuổi, dự kiến sẽ đưa ra danh sách các bộ trưởng trong nội các của ông trong những ngày tới, nhưng có khả năng phải đối mặt với những khó khăn giống như ông Barnier trong việc lèo lái cho dự luật được thông qua Quốc hội với ba nhóm nghị sỹ đối đầu nhau. Sự gần gũi của ông với ông Macron cũng sẽ trở thành điểm yếu dễ bị tấn công của ông.

Ông Jordan Bardella, chủ tịch đảng cực hữu Tập hợp Dân tộc (RN), cho biết họ sẽ không kêu gọi kiến nghị bất tín nhiệm thủ tướng ngay lập tức, còn bà Marine Le Pen, một lãnh đạo khác của RN, nói rằng ông Bayrou nên lắng nghe mong muốn của phe đối lập về ngân sách.

Phản ứng đối với việc bổ nhiệm Bayrou ở cánh tả có nhiều ý kiến trái chiều hơn.

Lãnh đạo Đảng Cộng sản, ông Fabien Roussel, cho biết đảng của ông kiềm chế tấn công ông Bayrou, miễn là ông không đẩy dự luật ngân sách qua Quốc hội.

Tuy nhiên, các lãnh đạo đảng cực tả Nước Pháp Bất khuất cho biết họ sẽ tìm cách truất phế ông Bayrou, và lãnh đạo Marine Tondelier của Đảng Xanh cho biết bà sẽ ủng hộ đề xuất bất tín nhiệm nếu ông Bayrou phớt lờ những lo ngại về thuế và lương hưu của họ.

Tình trạng bất ổn chính trị dai dẳng của Pháp đã làm dấy lên nghi ngờ về việc liệu ông Macron có đi hết nhiệm kỳ tổng thống thứ hai, vốn kết thúc vào năm 2027, hay không. Nó cũng khiến lãi suất vay mượn đối với Pháp tăng cao và để lại khoảng trống quyền lực ngay giữa châu Âu, ngay khi ông Donald Trump chuẩn bị trở lại Nhà Trắng.

Ông Macron đã dành những ngày sau khi Thủ tướng Barnier bị lật đổ để nói chuyện với các lãnh đạo từ phe bảo thủ đến phe cộng sản trong nỗ lực tìm sự ủng hộ cho ông Bayrou. Các đảng RN và Nước Pháp bất khuất đã bị gạt ra

Đảng Những người Cộng hòa bảo thủ vốn ủng hộ chính phủ tiền nhiệm cũng như các lãnh đạo Đảng Xã hội không có bình luận ngay lập tức. Sự tham gia của Đảng Xã hội vào liên minh của ông Bayrou có thể khiến họ trả giá đắt trong cuộc chiến ngân sách năm tới.

“Bây giờ chúng ta sẽ xem sự ủng hộ của Đảng Xã hội sẽ mất bao nhiêu tỷ,” một cố vấn chính phủ cho biết hôm 13/12.

Ông Macron sẽ hy vọng ông Bayrou có thể ngăn chặn các cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm cho đến ít nhất là tháng 7, khi Pháp có thể tổ chức một cuộc bầu cử Quốc hội mới, nhưng tương lai nhiệm kỳ tổng thống của ông chắc chắn sẽ bị đặt dấu hỏi nếu chính phủ sụp đổ một lần nữa.

Ông Bayrou, người sáng lập đảng Phong trào Dân chủ (MoDem) nằm trong liên minh cầm quyền của ông Macron từ năm 2017, đã ra ứng cử tổng thống ba lần với chỗ dựa là xuất thân nông thôn của ông với tư cách là thị trưởng lâu năm của thị trấn Pau ở tây nam.


***************

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm