(Reuters) - Indonesia sẽ tăng nhập khẩu từ Hoa Kỳ, giảm đặt hàng từ các nước khác. Bộ
trưởng Kinh Tế Indonesia, Airlangga Hartarto, tham gia phái đoàn đàm
phán mức thuế đối ứng 32% do chính quyền của tổng thống Donald Trump áp
đặt. Ngày 18/04/2025, ông cho biết Indonesia đã đề xuất tăng nhập khẩu
từ Hoa Kỳ lên tới 19 tỷ đô la, bao gồm khoảng 10 tỷ đô la nhập khẩu năng
lượng, “mua thêm nông phẩm Mỹ, bao gồm lúa mì, đậu nành và bột đậu nành”. Chính quyền Jakarta hứa “tạo điều kiện thuận lợi cho các công ty Hoa Kỳ đã và đang hoạt động tại Indonesia, liên quan đến giấy phép và ưu đãi”. Sau cuộc họp với phía Mỹ, hai bên nhất trí hoàn tất các cuộc đàm phán trong vòng 60 ngày tới.
(AFP) - Hai chiến hạm Nhật Bản cập cảng Ream của Cam Bốt. Hai
tàu Bungo và Etazima của Hải Quân Lực lượng phòng vệ Nhật Bản cập cảng
Ream, gần Vịnh Thái Lan, ngày 19/04/2025. Trong một thông cáo, đại sứ
quán Nhật Bản tại Phom Penh cho biết « vui mừng » về « sự kiện vô cùng quan trọng này ». Thông tin về chuyến thăm của chiến hạm của « các nước bạn của Cam Bốt »,
trong đó có Nhật Bản, được thông báo tại buổi lễ khánh thành cảng hôm
02/04 và có thủ tướng Cam Bốt Hun Manet và một phái đoàn quân sự Trung
Quốc tham dự. Cảng Ream được Trung Quốc tài trợ trùng tu và mở rộng.
(France 24) - Thương chiến Mỹ-Trung tiếp diễn, máy bay của tập đoàn Mỹ Boeing bị Trung Quốc « gửi trả về nơi sản xuất ».
Vụ việc diễn ra vào hôm 18/04/2025. Tập đoàn chế tạo máy bay Boeing của
Mỹ hiện giờ từ chối bình luận thông tin. Thông tin được loan báo chỉ 3
ngày sau khi chính quyền Trung Quốc, hôm 15/04, yêu cầu các công ty hàng
không ngừng tiếp nhận máy bay của tập đoàn Boeing. Phi cơ Boeing bị
Trung Quốc trả lại cho phía Mỹ là một trong nhiều máy bay đang đậu tại
trung tâm hoàn thiện Chu San (Zhoushan) để chờ cuộc kiểm tra cuối cùng
trước khi chuyển giao cho các hãng hàng không Trung Quốc khai thác.
(AFP)
- Mỹ và Nhật triển khai tuần tra chung sau nhiều vụ tấn công tình dục
do quân nhân Mỹ gây ra ở Okinawa, nơi đặt căn cứ không quân của Hoa Kỳ. Cuộc
tuần tra diễn ra vào đêm qua và kéo dài đến sáng sớm nay, 19/04/2025, ở
những nơi lính Mỹ thường lui tới, với sự tham gia của binh lính Hoa Kỳ
và các quan chức địa phương cùng người dân tại thành phố này. Những vụ
hiếp dâm do lính Mỹ thực hiện đã được ghi nhận từ nhiều năm qua tại đây,
trong đó nhiều nạn nhân là các bé gái.
(Reuters) - Philippines nhập khẩu thịt bò Nga. Ngày
18/04/2025, một cơ quan theo dõi nông nghiệp Nga cho biết Manila cho
phép hai công ty Nga nhập thịt bò và nội tạng bò của Nga vào thị trường
Philippines. Năm 2024, Philippines nhập khẩu 1,17 triệu tấn thịt, tăng
khoảng 10% so với năm 2023. Còn Nga đang tìm cách tăng xuất khẩu nông
phẩm thêm 50% từ nay đến năm 2030 và đa dạng hóa thị trường tiêu thụ.
Hiện tại, thịt bò Nga chủ yếu được xuất khẩu sang Trung Quốc, Belarus và
Ả Rập Xê Út.
(RFI) - Ấn Độ : Sonia et Rahul Gandhi bị cáo buộc rửa tiền. Cuộc
điều tra đang gây chấn động Ấn Độ và phiên tòa dự kiến diễn ra ngày
25/04/2025. Hai chính trị gia đối lập, bà Sonia (78 tuổi), chủ tịch đảng
Quốc Đại và con trai Rahul Gandhi, đứng đầu phe đối lập ở Quốc Hội Ấn
Độ, bị Cục Thi hành án (The Directorate of Enforcement) cáo buộc tổ chức
rửa tiền, theo đơn tố cáo do một quan chức đảng BJP của thủ tướng
Narendra Modi đệ trình. Theo các nhà điều tra, gia đình Gandhi dường như
đã lập một công ty bình phong để biển thủ một bất động sản trị giá 300
triệu đô la, thuộc về nhà xuất bản báo National Herald. Đảng Quốc Đại bác bỏ mọi cáo buộc và lên án một cuộc “truy bắt phù thủy”.
(AFP) - Nhà Trắng ủng hộ giả thuyết virus Covid-19 rò rỉ từ phòng thí nghiệm. Trang
web chính thức của Nhà Trắng hôm qua, 18/04/2025, đã đưa ra 5 lập luận
để bảo vệ cho giả thuyết này, bao gồm : (1) Đặc điểm sinh học của loại
virus này không có trong tự nhiên, (2) Dữ liệu cho thấy tất cả các
trường hợp COVID-19 đều bắt nguồn từ một lần lây nhiễm duy nhất, (3) Vũ
Hán là nơi đặt phòng thí nghiệm nghiên cứu SARS hàng đầu của Trung Quốc,
nơi từng tiến hành nghiên cứu về biến đổi gen và tăng cường sinh vật,
(4) Các nhà nghiên cứu tại Viện Virus học Vũ Hán (WIV) đã có các triệu
chứng giống COVID vào mùa thu năm 2019, nhiều tháng trước khi phát hiện
COVID-19 tại chợ Hoa Nam, (5) Nếu là nguồn gốc tự nhiên thì đã phải xuất
hiện các bằng chứng khoa học từ lâu.
(AFP) - Lần đầu tiên Trung Quốc tổ chức giải chạy bán việt dã cho robot hình người. Cuộc
đua diễn ra ở E-Town, khu phát triển công nghệ ở Bắc Kinh, ngày
19/04/2025 có cả các vận động viên chuyên nghiệp tham gia, nhằm « thu
thập dữ liệu từ những người chạy chuyên nghiệp và huấn luyện robot điều
chỉnh sải chân, nhịp độ, độ dài bước chân và tư thế sao cho giống với
vận động viên nhất có thể ». Robot về đích đầu tiên trong cuộc đua
21 km cũng là robot lớn nhất, cao 1m80 nặng 52 kg với thành tích
2h40’42’’ so với thành tích của vận động viên về đầu là 1h02’36’’. Cuộc
đua bán marathon « là động lực to lớn cho toàn bộ ngành robot » để « robot hình người có thể thực sự hòa nhập vào xã hội loài người và bắt đầu thực hiện các nhiệm vụ mà con người làm ».
(RFI) - Lầu Năm Góc thông báo rút một nửa quân số Mỹ khỏi Syria. Bộ
Quốc Phòng Mỹ hôm thứ Sáu 18/04/2025 thông báo sẽ cho rút khoảng 1000
binh sĩ Hoa Kỳ (trong tổng số 2.200) khỏi Syria trong những tháng tới.
Phát ngôn viên Lầu Năm Góc Sean Parnell nhận định điều này cũng cho
thấy Mỹ đã có những bước thành công quan trọng trong việc giảm sức thu
hút và hoạt động của tổ chức Nhà nước Hồi giáo trong khu vực và trên thế
giới. Khi chế độ Bachar Al Assad sụp đổ hồi cuối năm 2024, ông Trump
khi đó mới đắc cử tổng thống Mỹ, đã nhấn mạnh đến tình trạng hỗn loạn
tại đất nước Syria và nhắc lại rằng đó không phải là cuộc chiến trực
tiếp của Mỹ.
(RFI) - Phó tổng thống Mỹ JD Vance thăm Vatican. Phó
tổng thống Mỹ JD Vance đến Vatican vào sáng nay, 19/04/2025, và đã có
cuộc gặp với quốc vụ khanh và ngoại trưởng của Vatican. Theo tuyên bố
của Tòa Thánh, hai bên đã có cuộc "cuộc nói chuyện thân mật" về vấn đề
tự do tôn giáo, các sự kiện chính trị quốc tế, vấn đề nhân đạo và người
tị nạn, chỉ hai tháng sau khi Giáo hoàng Phanxicô thẳng thắn chỉ trích
chính sách nhập cư của chính quyền Trump. Ông Vance có mối liên hệ chặt
chẽ với phe bảo thủ trong Giáo hội Công giáo Hoa Kỳ, nhóm thường xuyên
chỉ trích Giáo hoàng Phanxicô về quan điểm ủng hộ người di cư, cộng đồng
người đồng tính LGBT+ cũng như một số vấn đề liên quan đến công lý xã
hội. Chủ Nhật 20/04, ông Vance sẽ tham dự thánh lễ Phục Sinh tại quảng
trường Thánh Phêrô.
(AP) - Mỹ giải mật khoảng 10.000 trang hồ sơ về vụ ám sát thượng nghị sĩ Robert F. Kennedy năm 1968. Các
tài liệu này được công bố vào thứ Sáu, 18/04/2025, theo lệnh của tổng
thống Trump, một tháng sau khi công bố các hồ sơ về vụ ám sát cựu tổng
thống John F. Kenedy. Hồ sơ bao gồm các ghi chú viết tay của tay súng,
người cho rằng ứng viên tổng thống đảng Dân Chủ khi đó "phải bị loại bỏ"
và thừa nhận nỗi ám ảnh muốn giết ông.
(Reuters) - Tòa án Tối cao Mỹ đình chỉ trục xuất người nhập cư Venezuela. Trong quyết định ngắn gọn và không có chữ ký vào sáng sớm 19/04/2025, các thẩm phán cho biết “chính phủ không được trục xuất bất kỳ thành viên nào bị giam giữ tại Mỹ cho đến khi có phán quyết mới của Tòa”.
Chính quyền tổng thống Trump viện dẫn luật năm 1798, từng được sử dụng
trong thời chiến, để cáo buộc những người này là thành viên các băng
đảng và để trục xuất. Trước đó, các luật sư của Liên đoàn Mỹ về các
quyền tự do dân sự (ACLU) đã đệ đơn khẩn cấp lên nhiều tòa án, trong đó
có Tòa Án Tối Cao Mỹ, sau khi được biết nhiều người Venezuela bị cơ quan
di trú bắt giữ đã bị đưa lên xe buýt để chuẩn bị trục xuất.
(Science) - 1/6 diện tích đất nông nghiệp trên toàn cầu ô nhiễm kim loại nặng, đe dọa sức khỏe con người.
Trên toàn cầu, ô nhiễm Cadmium là phổ biến nhất (9% đất nông nghiệp),
tiếp theo là Nikel (5,8%), Crom (3,2%), Asen (1,1%) và Cobalt (1,1%).
Theo kết quả nghiên cứu được công bố hôm 17/04/2025 trên tạp chí Khoa
học quốc tế Science, từ 900 triệu đến 1,4 tỷ người trên toàn thế giới có
thể tiếp xúc nhiều với ít nhất một loại kim loại độc hại. Nghiên cứu
cho thấy có một hành lang ô nhiễm trải từ Nam Âu đến miền nam Trung
Quốc, qua Thổ Nhĩ Kỳ, Trung Đông và miền bắc Ấn Độ. Steve McGrath, một
trong các tác giả nghiên cứu cho biết đó là những nơi có nền văn minh
lâu đời, sử dụng rất nhiều kim loại. Ngoài ra là một số yếu tố môi
trường, chẳng hạn địa chất, nhiệt độ, lượng mưa, sự phun trào núi lửa …
(RFI) - Ấn Độ và Pakistan bị nắng nóng sớm. Trong
hai ngày 14 và 15/04/2025, nhiệt độ tại tỉnh Baloschitan của Pakistan
đã lên tới 49°C, còn nhiệt độ ở thủ đô New Delhi của Ấn Độ cũng vượt mức
40°C, cao hơn 4°C so với mức độ trung bình của hai nước trong giai đoạn
tham chiếu từ 1950 đến 1986. Đây là những ngưỡng nhiệt độ đẩy đến giới
hạn khả năng sống sót của con người, tức là nhiệt độ mà cơ thể không còn
có thể đổ mồ hôi và do đó không còn khả năng tự làm mát. Theo tổ chức
ClimaMeter, biến đổi khí hậu là nguyên nhân chính cho những đợt nắng
nóng gần đây ở Ấn Độ và Pakistan.
(AFP) - Ukraina : Quân
đội Nga trong đêm 18/04/2025 đã phóng 8 tên lửa và 87 drone vào các tỉnh
Odessa, Kharkiv, Sumy, Donetsk và Zaporizhia. Kiev cho biết đã
bắn hạ được 33 drone. Về phần mình, Nga hôm nay tuyên bố đã gần như
hoàn tất việc chiếm lại vùng Kursk từ tay quân đội Ukraina, sau
khi chiếm được thị trấn áp chót vẫn nằm dưới sự kiểm soát của Kiev.
(AFP) - Nga : Các vụ tràn dầu đe dọa mùa du lịch ở Biển Đen. Cơ
quan y tế Nga đã phát hiện "các mẫu cát và nước biển không đáp ứng các
tiêu chuẩn vệ sinh" ở Anapa, một điểm đến nghỉ dưỡng mùa hè phổ biến ở
Nga, sau sự cố tràn dầu vào tháng 12 năm ngoái. Do vậy, chính quyền Nga
đã phải ban hành cảnh báo với du khách vào hôm qua, 18/04/2025. Khuyến
nghị này có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng cho Anapa, nơi đang chào đón
ngày càng nhiều khách du lịch, vì người Nga phải đối mặt với lệnh hạn
chế đi lại tới Liên Hiệp Châu Âu kể từ khi cuộc tấn công ở Ukraina nổ
ra.
(AFP) - Tổng thống Pháp chuẩn bị công du lãnh thổ hải ngoại Mayotte. Chuyến
thăm của ông Macron sẽ bắt đầu vào thứ Hai, 21/04/2025, và kéo dài 5
ngày, nhằm mục đích đẩy nhanh quá trình tái thiết quần đảo bị tàn phá
bởi cơn bão Chido hồi cuối năm ngoái và củng cố vị thế của Pháp tại khu
vực chiến lược này.
************
Ukraine kêu gọi kéo dài lệnh ngừng bắn 30 giờ thành 30 ngày
Hoài Linh
~3 minutes
Tổng thống Ukraine. Ảnh: EFE/EPA
Theo
CNN và RT, vài giờ sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố ngừng
bắn nhân dịp lễ Phục sinh từ 18h ngày 19/4 tới nửa đêm 21/4, các quan
chức Ukraine cáo buộc lực lượng Moscow vẫn tiếp tục tấn công tại một số
điểm ở tiền tuyến và pháo của Nga vẫn nhả đạn.
Cho tới hiện tại,
mức độ tuân thủ lệnh ngừng bắn vẫn chưa rõ ràng và các phương tiện
truyền thông đã đưa ra nhiều thông tin trái chiều từ thực địa. Phóng
viên mặt trận Andrey Filatov của đài RT đưa tin từ khu vực Pokrovsk ở
Donetsk cho biết, nhiều vụ vi phạm lệnh ngừng bắn được ghi nhận trong
vòng 1 giờ sau khi tuyên bố của Tổng thống Putin có hiệu lực. Ông
Filatov cũng cho biết, quân Ukraine tại khu vực đã dùng máy bay không
người lái (UAV) cảm tử và pháo binh để thả bom chùm vào các vị trí của
Nga.
Bình luận về tuyên bố ngừng bắn của Tổng thống Putin, người
đứng đầu Ukraine nói: "Nếu Nga đột nhiên sẵn sàng tham gia vào kế hoạch
ngừng bắn hoàn toàn và vô điều kiện, Ukraine sẽ hành động theo cách có
đi, có lại. Im lặng đáp lại im lặng, tấn công đáp lại tấn công".
Tổng
thống Zelensky cho biết thêm, nếu lệnh ngừng bắn được duy trì, ông sẵn
sàng kêu gọi gia hạn thời gian tạm dừng giao tranh lên 30 ngày. "Điều đó
sẽ cho thấy ý định thực sự của Nga vì 30 giờ là đủ cho các tiêu đề báo,
nhưng không đủ cho các biện pháp xây dựng lòng tin thực sự. 30 ngày có
thể tạo cơ hội cho hòa bình", lãnh đạo Kiev bày tỏ.
Tuyên bố ngừng bắn của Tổng thống Putin được đưa ra vào thời điểm quan trọng của cuộc xung đột Nga - Ukraine.
Quyết định được công bố một ngày sau khi chính quyền của Tổng thống Mỹ
Donald Trump cho biết đang hết kiên nhẫn với Nga và Ukraine và vài giờ
sau khi Bộ Quốc phòng Nga thông báo đã đẩy lùi quân Ukraine khỏi một
trong những vị trí cuối cùng còn lại ở vùng biên giới Kursk.
**********************
Tin tức thế giới 20-4: Ukraine tố Nga nói dối; Trung Quốc tài trợ Campuchia làm kênh Phù Nam Techo
TRẦN PHƯƠNG
6–8 minutes
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky phát biểu tại họp báo ở Kiev - Ảnh: REUTERS
Ukraine tố Nga tiếp tục tấn công dù tuyên bố ngừng bắn
Tổng
thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho biết Nga vẫn tiếp tục nã pháo và
tấn công dọc chiến tuyến. "Vì vậy, lời nói của Matxcơva chẳng đáng tin",
nhà lãnh đạo Ukraine tuyên bố vào ngày 19-4, giờ địa phương.
Ông
Zelensky cho rằng một lệnh ngừng bắn thực sự nên kéo dài qua lễ Phục
sinh và khoảng 30 ngày để "cho hòa bình một cơ hội"."Nếu Nga sẵn sàng
thực sự ngừng bắn hoàn toàn và vô điều kiện, Ukraine sẽ hành động tương
ứng theo hành động của Nga", Hãng tin AFP dẫn lời ông nói.
Trước
đó cùng ngày, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố nước này sẽ thực
hiện ngừng bắn đơn phương từ 18h chiều thứ bảy đến nửa đêm chủ nhật
(theo giờ Matxcơva) trong dịp lễ Phục sinh.
Nhà lãnh đạo Nga cho biết ông tuyên bố ngừng bắn như vậy "xuất phát từ những cân nhắc nhân đạo" và mong Ukraine cũng tuân thủ.
Đây
là khoảng lời gian ngừng bắn đáng kể nhất trong cuộc giao tranh kéo dài
3 năm qua. Tuy nhiên, ông Putin cũng nói rằng quân đội Nga "phải sẵn
sàng chống lại các hành vi vi phạm thỏa thuận ngừng bắn và khiêu khích
có thể xảy ra của kẻ thù".
Châu Âu kêu gọi ngừng bắn hoàn toàn
Liên
minh châu Âu (EU) phản ứng thận trọng trước tuyên bố ngừng bắn của Nga
đồng thời cho rằng Matxcơva có thể chấm dứt xung đột ngay lập tức nếu
quyết tâm.
Người phát ngôn về đối ngoại và an ninh của Ủy ban
châu Âu (EC) Anitta Hipper nói rằng EU cần thấy động thái thực tế của
Nga về việc chấm dứt xung đột cũng như những bước đi rõ ràng hướng tới
một lệnh ngừng bắn lâu dài.
Trong khi đó, Bộ Ngoại giao Anh cũng
kêu gọi Nga cam kết ngừng bắn hoàn toàn ở Ukraine thay vì chỉ tạm dừng
giao tranh trong một ngày, cho biết giờ là thời điểm để Nga thể hiện
thái độ nghiêm túc trong việc hướng tới hòa bình.
Nga - Ukraine trao đổi tù nhân
Nga và Ukraine đã tổ chức một cuộc trao đổi tù binh chiến tranh lớn vào ngày 19-4, Bộ Quốc phòng Nga cho biết.
"246
binh lính Nga đã được trả về từ vùng lãnh thổ do chính quyền Kiev kiểm
soát. Đổi lại, 246 tù binh chiến tranh Ukraine đã được trao trả", bộ này
tuyên bố.
Ngoài ra, 31 tù binh Ukraine bị thương đã được trao
đổi với 15 tù binh Nga bị thương cần được hỗ trợ y tế khẩn cấp. Cả hai
bên đều cảm ơn Các Tiểu vương quốc Ả-rập thống nhất đã giúp dàn xếp vụ
trao đổi.
Tù nhân người Ukraine đoàn tụ với người thân sau khi được Nga trao trả - Ảnh: REUTERS
Triều Tiên chỉ trích Mỹ nới lỏng xuất khẩu vũ khí
Ngày 20-4, Triều Tiên nói rằng việc ông Trump nới lỏng xuất khẩu vũ khí là "biện pháp leo thang chiến tranh".
"Một
mặt, Mỹ đang giả vờ là 'người hòa giải' bằng cách khuyến nghị đối thoại
và đàm phán, mặt khác, họ liên tục chuyển giao mọi loại vũ khí hủy diệt
hàng loạt để khuyến khích những kẻ hiếu chiến mở rộng và kéo dài chiến
tranh hơn nữa", Hãng thông tấn Trung ương Triều Tiên bình luận.
Trước
đó, ông Trump đã ký sắc lệnh hành pháp nới lỏng xuất khẩu vũ khí của Mỹ
vào ngày 9-4 giữa lúc đang thúc đẩy các cuộc đàm phán hòa bình giữa Nga
và Ukraine.
Thái Lan bắt người của nhà thầu Trung Quốc của tòa nhà bị sập do động đất
Cục
Điều tra đặc biệt (DSI) Thái Lan đã bắt giữ một giám đốc điều hành
người Trung Quốc Zhang Chuanling của công ty xây dựng đang xây dựng tòa
nhà bị sập trong trận động đất ngày 28-3 làm hàng chục người chết.
Ngoài
ra, nước này cũng đang truy nã 3 giám đốc người Thái Lan khác của Tập
đoàn Kỹ thuật đường sắt số 10 Trung Quốc (Thái Lan), chi nhánh của Tập
đoàn Đường sắt Trung Quốc (CREC), với nghi ngờ vi phạm Luật kinh doanh
nước ngoài 1999. Các nhà điều tra cũng tiếp tục đào sâu vấn đề chất
lượng thép sử dụng trong tòa nhà bị sập.
Thêm nhiều thi thể được
đưa ra khỏi tòa nhà trong tuần này, nâng tổng số người chết lên 47 và
vẫn còn 47 người khác chưa được tìm thấy, theo báo Bangkok Post.
Trung Quốc tài trợ 1,2 tỉ USD cho kênh đào Phù Nam Techo của Campuchia
Sau
chuyến thăm của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Campuchia cho biết
Phnom Penh và Bắc Kinh đã ký một thỏa thuận tài trợ trị giá 1,2 tỉ USD
cho kênh đào Phù Nam Techo (Funan Techo).
Thỏa thuận kênh đào
Funan Techo phản ánh mong muốn của hai nước trong việc xây dựng "chuỗi
cung ứng an toàn và ổn định... và tăng cường hợp tác trong cơ sở hạ tầng
giao thông", theo tuyên bố chung do Bộ ngoại giao Trung Quốc công bố
ngày 18-4.
Nguồn tài chính sẽ được chi trả thông qua hợp tác đối tác công tư.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vừa có chuyến thăm Campuchia - Ảnh: AFP
Tuyên
bố chấm dứt nhiều tháng không chắc chắn về kênh đào dài 150 km này sau
lễ động thổ từ tháng 8-2024 được cho là do phía Trung Quốc suy nghĩ lại
về số tiền đầu tư.
Dự án Phù Nam Techo ước tính trị giá 1,7 tỉ USD sẽ tạo ra tuyến đường thủy nối thủ đô Phnom Penh của Campchia ra Vịnh Thái Lan.
Mỹ nói đàm phán thuận lợi với Iran
Mỹ
và Iran đã đạt được tiến triển trong vòng đàm phán thứ hai về chương
trình hạt nhân của Tehran vào ngày 19-4 và đã nhất trí sẽ gặp lại nhau
vào tuần tới.
Sau cuộc đàm phán do Oman làm trung gian tại Rome ,
Ngoại trưởng Iran Abbas Araghchi nói rằng đã có tiến triển tiến triển.
"Lần này chúng tôi đã đạt được sự hiểu biết tốt hơn về một loạt các
nguyên tắc và mục tiêu", ông nói với truyền hình nhà nước Iran. Đồng
thời, Hãng tin AFP dẫn lời các quan chức Mỹ cũng đánh giá đã đạt được
"tiến triển rất tốt".
Hai bên sẽ đã nhất trí sẽ nối lại các cuộc
đàm phán gián tiếp ở cấp độ kỹ thuật trong vài ngày tới và sau đó tiếp
tục ở cấp độ hai nhà đàm phán cấp cao vào 26-4.
Nước mắt chiến tranh
Hai
người phụ nữ khóc bên thi thể của những người Palestine bị giết trong
các cuộc không kích của Israel, tại bệnh viện Nasser, ở thành phố Khan
Younis, phía nam Dải Gaza, ngày 19-4 - Ảnh: REUTERS
***********
Vũ khí tiềm năng gây nguy hiểm cho hạ tầng quân sự Nga ở bán đảo Crưm
Minh Thu
3–4 minutes
Thủ
tướng dự kiến của Đức Friedrich Merz đã đưa ra tuyên bố trên trong một
cuộc phỏng vấn với đài truyền hình ARD hôm 13/4. Ông Merz cũng nhấn mạnh
đến nhu cầu hỗ trợ cho Ukraine, đồng thời cho rằng Kiev cần được trang
bị để "định hình các sự kiện" và "đi trước tình hình".
Thủ tướng
Đức sắp mãn nhiệm Olaf Scholz đã nhiều lần từ chối chuyển giao tên lửa
Taurus cho Ukraine, do lo ngại leo thang căng thẳng với Nga. Song, ông
Merz từ lâu đã chỉ trích lập trường của ông Scholz.
Tên lửa tầm xa Taurus trang bị trên tiêm kích Đức. Ảnh: DW
Với
việc ông Merz chuẩn bị nhậm chức, hoạt động cung cấp tên lửa Taurus có
thể sớm được đưa trở lại trong chương trình nghị sự chính trị của Đức.
Song, hiện không rõ liệu các đối tác liên minh của ông Merz trong đảng
Dân chủ Xã hội (SPD) có ủng hộ chuyển giao vũ khí này cho Ukraine hay
không.
Tuy nhiên, ông Merz nhấn mạnh, ông không kêu gọi Đức tham gia trực tiếp vào cuộc xung đột ở Ukraine,
mà chỉ cung cấp vũ khí để Kiev có khả năng chủ động. Thủ tướng dự kiến
của Đức nói thêm, việc chuyển giao tên lửa cần có sự phối hợp với các
đồng minh châu Âu.
"Các đối tác châu Âu của chúng tôi đã cung cấp
tên lửa hành trình. Nếu đã thống nhất, thì Đức nên tham gia", ông Merz
nhắc tới nỗ lực của Anh, Pháp và Mỹ trong việc cung cấp tên lửa cho
Ukraine.
Ukraine đã nhận được tên lửa ATACMS của Mỹ
cùng tên lửa hành trình SCALP/Storm Shadow từ Pháp và Anh. Cả
Washington và London đều cho phép Kiev sử dụng các hệ thống này để tấn
công những khu vực trong lãnh thổ Ukraine đang nằm dưới sự kiểm soát
của Nga, bao gồm cả bán đảo Crưm.
Cuối năm 2024, chính quyền cựu
Tổng thống Mỹ Joe Biden và Anh đã cho phép Ukraine sử dụng các tên lửa
tầm xa viện trợ để tập kích các mục tiêu quân sự trên lãnh thổ Nga, cụ
thể ở các vùng biên giới Kursk và Bryansk. Song, Tổng thống Mỹ đương
nhiệm Donald Trump đã chỉ trích động thái này.
Cầu Kerch hay còn
gọi là cầu Crưm dài 19km, được Moscow cho xây dựng sau khi bán đảo Crưm
sáp nhập vào lãnh thổ Liên bang Nga năm 2014. Cây cầu được hoàn thành
vào năm 2018 và đóng vai trò là tuyến đường tiếp tế quan trọng cho các
lực lượng Nga. Tuy nhiên, công trình này từng nhiều lần bị quân đội
Ukraine tấn công và từng bị hư hại nặng nề trong các cuộc không kích vào
tháng 10/2022 và tháng 7/2023. Các vị trí quân sự và khí tài của quân
đội Nga ở bán đảo Crưm cũng bị phía Ukraine nhắm bắn nhiều lần.
**********
Le Point: Donald Trump, người chôn vùi đế chế Mỹ
Thụy My
12–16 minutes
Bài xã luận của Le Point gọi Trump là « người đào mồ chôn đế chế Mỹ ». Cách đây đúng 50 năm, Hoa Kỳ bị sỉ nhục ở Việt Nam nhưng ngày nay, chính Nhà Trắng đã tự làm cho nước Mỹ suy tàn.
L’Express tuần này đăng hình vẽ hai ông Donald Trump và Tập Cận Bình mặt đối mặt, chạy tít lớn « Cuộc song đấu làm thay đổi thế giới », The Economist dự báo « Cuộc khủng hoảng đồng đô la sẽ diễn ra như thế nào ». Le Point nói về « Groenland, đất hứa khó tin của băng giá ». Hòn đảo đang được Mỹ dòm ngó cũng là vùng đất mê hoặc các nhà khoa học.
Courrier International dành hồ sơ cho « Nước Nga do người Nga kể lại ».
Người dân Irkutsk ở Xibêri nghĩ gì về chiến tranh, chế độ biến cựu
chiến binh thành giới tinh hoa mới như thế nào ? Mức lạm phát thực sự là
bao nhiêu, và nền kinh tế Nga ra sao ? Tuần báo Pháp đi tìm câu trả lời
trên báo chí Nga. Le Nouvel Obs nói về một cuốn sách nói về
nhân vật thầy tu Pierre gây tranh cãi, nhưng tin bài bên trong dành phần
lớn cho tổng thống Mỹ đang khuynh đảo thế giới.
Thất bại ở Việt Nam, Mỹ khôi phục vị thế khi Liên Xô sụp đổ
Trong bài xã luận, Le Point gọi Trump là « người đào mồ chôn đế chế Mỹ ». Cách đây đúng 50 năm, Hoa Kỳ bị sỉ nhục ở Việt Nam nhưng ngày nay, chính Nhà Trắng đã tự làm cho nước Mỹ suy tàn.
Ngày
30 tháng Tư năm 1975, quân cộng sản Bắc Việt chiếm Sài Gòn, Miền Nam
đầu hàng, những người Mỹ cuối cùng di tản bằng trực thăng. Đây là nỗi
nhục cho nước Mỹ, hai năm trước đã ép buộc đồng minh Việt Nam Cộng Hòa
ký với Hà Nội hiệp định hòa bình Paris, chiến lược ngăn chận chủ nghĩa
cộng sản thất bại. Nhưng vài năm sau, đến lượt Liên Xô nếm mùi Việt Nam
của mình tại Afghanistan từ 1979 tới 1989. Các vệ tinh lần lượt đòi độc
lập và sau đó Liên bang Xô viết không còn tồn tại nữa. Hoa Kỳ ra khỏi
chiến tranh lạnh trong tư thế người chiến thắng.
Quyền bá chủ của
Mỹ vẫn tồn tại sau khi Sài Gòn thất thủ, nhưng 50 năm sau, cũng như La
Mã vào đầu Công nguyên, sự suy tàn bắt đầu từ trái tim quyền lực. Chưa
đầy 100 ngày ở Nhà Trắng, Donald Trump đã khiến cho các đồng minh của Mỹ
khắp năm châu trở nên bất an hơn bao giờ hết. Ông làm rung chuyển hệ
thống kinh tế thương mại thế giới, đảo ngược tiến trình toàn cầu hóa,
giảm bớt vai trò thống trị của đồng đô la xanh. Trump làm yếu đi « quyền
lực mềm » của Mỹ, giải thể USAID, làm suy yếu nền tảng của « pax
americana », cấu trúc an ninh toàn cầu với Mỹ là trung tâm.
Trump chôn vùi đế chế Mỹ ?
Ngược
về quá khứ, đây là cả một quá trình. Đưa quân sang Irak, tổng thống
George W. Bush làm mất đi tính chính danh cho sự can thiệp của Mỹ ; rồi
đến Barack Obama khẳng định Mỹ không còn là « hiến binh quốc tế », từ
chối tấn công Syria. Trong nhiệm kỳ đầu, Donald Trump thỏa thuận với
Taliban, mở đường cho việc Mỹ rút quân mà sau đó Joe Biden thực hiện
trong những điều kiện tệ hại. Quay lại với quyền lực, chỉ trong ba
tháng, Trump đã ra những quyết định dồn dập bằng cả bốn năm của những
người tiền nhiệm.
Ông áp dụng các biện pháp bảo hộ chưa từng thấy
một cách không nhất quán, đánh mạnh vào một số đồng minh trung thành
nhất. Trump làm tổn hại lòng tin vào kinh tế Mỹ, gia tăng nguy cơ suy
thoái toàn cầu. Donald Trump phá hoại hệ thống đa phương, rút khỏi nhiều
định chế và hiệp định quốc tế. Trump xích lại gần Nga, phản đối tính
chính danh của tổng thống Volodymyr Zelensky và từ chối coi Vladimir
Putin là kẻ xâm lược.
Tổng thống Hoa Kỳ tỏ ra cứng rắn với Canada,
Panama và Groenland. Đây là phác thảo của khái niệm quan hệ quốc tế dựa
trên vũ lực. Viễn cảnh này gây lo ngại cho châu Âu, vốn hiểu ra tình
hình của mình trước Putin một cách trễ tràng. Đồng thời khiến các đồng
minh châu Á của Washington như Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc phải lo sợ.
Nhiều năm nỗ lực cô lập Trung Quốc trở nên vô ích. Và Le Point cho rằng khác với năm 1975, lần này vị thế bá chủ của Hoa Kỳ khó thể khôi phục.
Uy tín tổng thống thứ 47 xuống dốc
Sau
ba tháng quay lại Nhà Trắng, chỉ còn 45 % người Mỹ ủng hộ chính sách
của Donald Trump, theo thăm dò mới nhất của Viện Gallup. Courrier
International trích dẫn The Hill cho biết chưa có tổng thống Mỹ nào có
tỉ lệ tệ hại như vậy ngoại trừ chính ông Trump, với 41 % tín nhiệm trong
quý đầu nhiệm kỳ 1 năm 2017. Tuy 90 % người Cộng Hòa ủng hộ, nhưng tỉ
lệ này đối với cử tri Dân Chủ là 4 % ; còn cử tri độc lập là 37 %, giảm 9
điểm.
Trung Quốc chấp nhận đối đầu thương mại, vì mục tiêu địa chính trị
Hồ sơ của L’Express giải thích « Trung Quốc chuẩn bị cho cú sốc lớn với Hoa Kỳ như thế nào ».
Liệu Bắc Kinh rốt cuộc sẽ chấp nhận một thỏa thuận, dù chỉ tượng trưng,
với Donald Trump hay không ? Trung Quốc vốn chưa bao giờ tôn trọng
những cam kết trong cuộc chiến tranh thương mại lần thứ nhất năm 2020,
nói rằng « sẵn sàng đối thoại ». Nhưng Tập Cận Bình - đã hứa
hẹn « sự phục hưng Trung Hoa » - sẽ không phủ phục trước nhà tỉ phú Mỹ.
Bà Alice Ekman, Viện nghiên cứu An ninh Liên Hiệp Châu Âu tóm tắt : « Trung
Quốc sẵn sàng trả giá cho việc leo thang. Bởi vì mục đích cuối cùng
không phải là kinh tế, mà là chính trị và địa chiến lược ».
Hai
người khổng lồ ra đòn ngày càng mạnh trên vũ đài, nhưng chế độ Bắc Kinh
tin rằng Washington sẽ bỏ cuộc trước. Nếu duy trì thuế quan, người tiêu
thụ Mỹ phải chịu đựng vật giá tăng vọt, khan hiếm hàng. Bước lùi đầu
tiên của Washington là tạm hoãn đánh thuế bổ sung cho máy tính, điện
thoại di động và một số mặt hàng công nghệ cao từ Trung Quốc. Trên mạng
xã hội ở Hoa lục, đã xuất hiện hình ảnh những người Mỹ béo phì ngồi sau
các máy may, do trí thông minh nhân tạo (AI) vẽ.
Trên lý thuyết,
Bắc Kinh có vẻ lệ thuộc Washington nhiều hơn : Năm ngoái bán sang Hoa Kỳ
439 tỉ đô la hàng hóa nhưng nhập của Mỹ chỉ 143 tỉ đô la. Nếu thương
chiến kéo dài, kinh tế Trung Quốc vốn đang chậm lại sẽ bị ảnh hưởng nặng
nề, với nguy cơ thất nghiệp. Tuy nhiên chế độ độc tài này có thể hạn
chế việc rút vốn, buộc dân chúng phải thắt lưng buộc bụng. Trung Quốc đã
lập một ê-kíp quốc gia để hỗ trợ thị trường chứng khoán, và guồng máy
tuyên truyền không ngớt tố cáo Donald Trump gây thiệt hại cho dân Hoa l.
Dù
không ngờ Trump đánh nhanh, đánh mạnh như vậy, Bắc Kinh đã chuẩn bị đối
phó ngay từ cuộc thương chiến thứ nhất. Xuất khẩu sang Mỹ từ 19,2 % nay
chỉ còn 14,7 %, và một loạt biện pháp trả đũa đã được nghiên cứu. Theo
bà Camille Boullenois của Rhodium Group, không chỉ thuế quan mà còn có
việc hạn chế hoạt động của một số công ty ngoại quốc ở Hoa lục, giới hạn
xuất khẩu đất hiếm.
Thương chiến của Trump ngang tầm chiến tranh Việt Nam
Nhưng
không chờ đến thời Donald Trump, từ khi lên ngôi năm 2012, Tập Cận Bình
đã gia tăng đối địch với Hoa Kỳ, với mưu đồ thống trị thế giới. Ông ta
khởi động dự án đại quy mô « Con đường tơ lụa mới » từ 2013, và đến 2015
là kế hoạch « China 2025 » nhằm tạo ra những nhà vô địch trong lãnh vực
công nghệ mới, đồng thời hiện đại hóa quân đội. Những năm gần đây Trung
Quốc có bước tiến lớn về xe điện và bình điện, trí thông minh nhân tạo,
chất bán dẫn. Tập Cận Bình tin rằng phương Tây đang suy tàn, với Brexit
năm 2016 và bầu ra nhà lãnh đạo dân túy Donald Trump trong cùng năm,
rồi đến đại dịch Covid. Sự hỗn loạn trên toàn thế giới do Trump II gây
ra càng củng cố niềm tin của ông Tập.
Nhìn lại lịch sử, việc thành
lập Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa năm 1949 là giai đoạn chống Mỹ đầu
tiên, Mao Trạch Đông gọi Hoa Kỳ là « cọp giấy ». Vào thời đó, Trung Quốc
nghèo đói không thể đạt được tham vọng. Trở thành cường quốc kinh tế
thứ nhì thế giới, chỉ đến thời Tập Cận Bình, Trung Quốc mới tìm cách qua
mặt Mỹ trên mọi phương diện, từ kinh tế, công nghệ cho đến hệ tư tưởng,
ngoại giao và quân sự. Nếu chống chọi được cuộc khủng hoảng hiện nay,
sẽ là cơ hội địa chính trị cho Bắc Kinh. Cho dù ông Trump có xoay chiều,
hậu quả khó thể khắc phục.
Ông Adam S. Posen, giám đốc Peterson Institute for International Economics ở Washington viết : « Chính
quyền Trump chọn lao vào một cuộc chiến tương đương với chiến tranh
Việt Nam về mặt kinh tế, sẽ sa lầy, gây mất lòng tin trong cũng như
ngoài nước, và chúng ta đều biết sẽ kết thúc như thế nào ». Trong
bối cảnh nóng bỏng này, cuộc đấu tranh làm bá chủ toàn cầu liệu có dẫn
đến xung đột vũ trang hay không ? Cả Trump lẫn Tập đều không muốn một
cuộc chiến giữa hai siêu cường nguyên tử, với hệ quả khó lường. Nhưng L’Express đặt
câu hỏi, chuyện gì sẽ diễn ra nếu ngày mai tàu Trung Quốc và Mỹ đụng độ
ở eo biển Đài Loan ? Với những gì quan sát được trên mặt trận thương
mại, không thể bác bỏ khả năng một sự leo thang.
Ukraina : Hy vọng hưu chiến lùi xa
Nhìn sang Ukraina, The Economist bình luận « Đánh và đàm : Viễn cảnh ngưng bắn ở Ukraina của Trump xa dần »,
tổng thống Mỹ ngày càng cho thấy đã bị Nga lừa bịp. Hứa chấm dứt chiến
tranh Ukraina trong một ngày, nay ông chỉ hy vọng đạt được ngưng bắn
trong 100 ngày, có nghĩa là trước cuối tháng. Tổng thống thứ 47 bắt đầu
gọi là « cuộc chiến của Biden », nhưng nếu kéo dài, ngày càng có thể trở
thành cuộc chiến của Trump.
Courrier International dẫn lời ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio tại Paris cảnh báo, nếu sự việc không tiến triển Hoa Kỳ có thể quay sang làm việc khác vì « có nhiều ưu tiên cần phải tập trung ».
Đáp lại, Kremlin nói rằng không gấp gáp đạt ngưng bắn – một cách nói
thường xuyên của Matxcơva trong suốt quá trình ông Trump cố gắng dàn xếp
chấm dứt chiến tranh – theo The New York Times.
The Washington Post nhận định, tuyên bố của ông Marco Rubio cho thấy « nỗ lực hòa bình của Hoa Kỳ đang bị sa lầy và tổng thống Trump ngày càng bực tức ».
Ba tháng sau khi nhậm chức, tiến bộ duy nhất mà tổng thống Mỹ đạt được
là thỏa thuận ngưng bắn một phần trong 30 ngày. Thế nhưng Kremlin vẫn
làm ngơ trước lời kêu gọi tôn trọng ngưng bắn của Mỹ - mà Ukraina đã
chấp nhận - và lại còn gia tăng tấn công.
Vụ thảm sát Sumy bộc lộ mặt thật Putin
Ngày
13/04, hai hỏa tiễn đạn đạo đã rơi xuống Sumy giết chết 35 người trong
đó có nhiều tín đồ đi dự lễ Lá, sau khi đã đánh vào Kryvyi Rih ngày
04/04 làm 20 người chết. Courrier International dịch bài phóng sự của The Guardian nhấn
mạnh, tại Sumy, Nga đã lộ rõ bộ mặt thật. Những hỏa tiễn này chứa đầy
bom bi để sát thương tối đa thường dân. Có những người bị thiêu sống
trong xe của mình, xác những trẻ em được tìm thấy tại một khu vui chơi…
L’Express nhắc
lại sự kiện ở Sarajevo ngày 28/08/1995, năm loạt mooc-chê đã tàn phá
ngôi chợ Markalé làm 37 người chết và 90 người bị thương. Vụ thảm sát
được cho là quân đội Serbia thực hiện gây sốc khiến cộng đồng quốc tế
can thiệp. Sau chiến dịch oanh tạc của NATO ; bốn tháng sau chiến tranh
Bosnia kết thúc.
Ngoại trưởng Ba Lan Radek Sikorski tuyên bố ê-kíp ông Trump cần phải hiểu rằng Kremlin đang « chế giễu thiện chí »
của họ. Tuy vậy Donald Trump có vẻ miễn nhiễm trước sự xấu hổ, ông đặc
biệt ưu ái Nga và thù địch với Ukraina, cho rằng đó chỉ là « sai sót ».
Đáng kinh ngạc là một ngày sau, 14/04, Trump cáo buộc Ukraina là kẻ gây
chiến và bác bỏ đề nghị mua hỏa tiễn Mỹ của Kiev. Hồi tháng Ba, Trump
ngưng cung cấp vũ khí và tin tình báo cho Ukraina trong một thời gian
ngắn để gây sức ép, ngược lại với Nga không có cây gậy nào mà chỉ toàn
những củ cà rốt. Le Nouvel Obs cho rằng « Donald Trump là người tập tành học việc theo Putin ».
Hai giải pháp của châu Âu cho hòa bình Ukraina
Các
viên chức Mỹ và Nga gặp gỡ hôm 10/04 tại Istanbul để thảo luận về việc
tu bổ các đại sứ quán, báo chí Matxcơva khẳng định hai bên tiếp tục xích
lại gần nhau hơn, không liên quan đến việc thương lượng về Ukraina.
Trump đánh « thuế đối ứng » cho toàn thế giới, Ukraina đang bị chiến
tranh tàn phá cũng chịu thuế 10 % còn Nga được miễn. Một niềm an ủi cho
Kiev là thương chiến làm giá dầu từ 80 đô la một thùng xuống còn 65 đô
la, làm vơi hẳn túi tiền của Putin.
Viện trợ quân sự cho Ukraina
hoàn toàn thiếu vắng trong các tuyên bố của Trump, và ông còn rút lực
lượng Mỹ khỏi Rzeszów, trung tâm chuyển tiếp vũ khí cho Ukraina ở Ba
Lan. Một dấu hiệu khác là các quan chức Lầu Năm Góc gần đây còn chất vấn
một đồng minh vì sao tiếp tục cung cấp vũ khí cho Kiev.
Hiện nay
đối với châu Âu có hai hướng. Thứ nhất, Anh và Pháp cố gắng thành lập
một lực lượng gìn giữ hòa bình ở Ukraina, chỉ tập trung vào việc huấn
luyện và tuần tra chung trên không phận. Như vậy việc răn đe Matxcơva
tiến hành theo ba trục : quân đội Ukraina đối mặt với Nga ở miền đông,
lực lượng châu Âu ở miền tây, và ít nhất là có sự hiện diện của Mỹ tại
các nước NATO. Nhưng việc thành lập một lực lượng như vậy tùy thuộc vào
ngưng bắn mà cho đến nay vẫn không đạt được.
Đặc sứ Mỹ Steve
Witkoff lại tuyên bố cách nhanh nhất để có hưu chiến là để cho Nga sở
hữu luôn bốn tỉnh của Ukraina mà Kremlin yêu sách kể cả các phần đất vẫn
chưa chiếm được. Tất nhiên Kiev và châu Âu không thể chấp nhận điều
này, dẫn đến con đường thứ hai : gia tăng viện trợ quân sự. David
Shimer, cựu cố vấn an ninh của ông Biden khẳng định không có thời gian
để mất. Châu Âu cần chuyển nhượng thêm vũ khí bất chấp các rủi ro, tài
trợ cho kỹ nghệ quốc phòng Ukraina và thương lượng với ông Trump mua hệ
thống phòng không Mỹ, sử dụng tài sản Nga bị đóng băng để chi trả.
*******************
Mỹ - Âu họp tại Paris: Nỗ lực vì hòa bình cho Ukraina có bước tiến lớn hay chỉ là ảo ảnh ?
Trọng Thành
16–20 minutes
Lần
đầu tiên kể từ khi Donald Trump lên cầm quyền, ba bên Mỹ, Ukraina và
các nước châu Âu họp lại để tìm giải pháp chấm dứt chiến tranh tại
Ukraina. Cuộc gặp mở ra cơ hội đạt giải pháp hòa bình, nhưng khác biệt
giữa lập trường hai bên tham chiến, Nga và Ukraina, còn rất lớn. Nỗ lực
vì hòa bình cho Ukraina có một bước tiến lớn hay chỉ là ảo ảnh ?
Theo đặc sứ Mỹ Steve Witkoff, sau cuộc gặp tổng thống Nga Vladimir Putin, « 5 vùng lãnh thổ »
của Ukraina mà Matxcơva đang kiểm soát sẽ phải là một nội dung chủ yếu
trong thỏa thuận chấm dứt xung đột tại Ukraina. Nhân nhượng lãnh thổ là
điều mà cho đến nay chính quyền Kiev không chấp nhận.
Cuộc họp lần
thứ 17 của nhóm Ramstein, gồm 50 nước hỗ trợ quân sự Ukraina, cam kết
huy động 21 tỉ euro để tăng cường sức mạnh quân sự của Ukraina nói
chung, và để hỗ trợ quốc gia này trong cuộc kháng chiến chống xâm lược
Nga nói riêng. Ủy Ban Châu Âu khuyến cáo các quốc gia thành viên và các
nước ứng cử vào Liên Âu không tham gia Ngày kỉ niệm chiến thắng phát xít
09/05 tại Matxcơva. Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc thông qua một nghị
quyết về quan hệ giữa Liên Hiệp Quốc và Hội đồng Toàn Châu Âu (Council
of Europe / Conseil de l’Europe), lên án cuộc xâm lược của Nga chống
Ukraina. Việt Nam bỏ phiếu thuận. Trên đây là các chủ đề chính của Tạp
chí Thế giới Đó đây tuần này.
Mỹ - Âu – Ukraina lần đầu tiên họp : Mỹ vừa tung ra « thỏa thuận khung », vừa đe đổ vỡ
Ngay
từ khi lên cầm quyền, tổng thống Mỹ Donald Trump khẳng định chủ trương
thúc đẩy đối thoại trực tiếp giữa Washington và Matxcơva, để một mặt
nhanh chóng bình thường hóa quan hệ song phương, và mặt khác, tìm giải
pháp chấm dứt cuộc chiến tranh Nga – Ukraina. Trong suốt thời gian vừa
qua, châu Âu bị gạt ra một bên. Hôm 17/04, lần đầu tiên các giới chức
cao cấp Mỹ, gồm ngoại trưởng Marco Rubio và đặc sứ của tổng thống Steve
Witkoff, có cuộc họp với các lãnh đạo Pháp, Anh, Đức cùng Ukraina tại
Paris. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron hoan nghênh một cuộc thảo luận « tích cực và mang tính xây dựng », với sự tham gia của châu Âu, và vấn đề bảo đảm an ninh cho Ukraina đã được phía Mỹ đề cập tới, theo phủ tổng thống Pháp. Một cuộc thảo luận với cùng thành phần tham dự dự kiến sẽ diễn ra tại Luân Đôn tuần tới.
Về
phía Mỹ, trả lời báo giới tại sân bay Bourget, ngoại ô Paris, trước khi
lên đường về nước, ngoại trưởng Rubio một mặt cho biết một thỏa thuận khung về hòa bình đã được « đón nhận tích cực »
tại Paris trong cuộc họp vừa qua, nhưng mặt khác cũng cảnh báo là nếu
đàm phán dậm chân tại chỗ, Mỹ sớm ra quyết định rút khỏi hòa đàm để tập
trung cho « nhiều ưu tiên quan trọng hơn ». Ngay sau cuộc họp tại Paris, ngoại trưởng Rubio điện đàm với người đồng cấp Nga Serguei Lavrov để « truyền đạt cùng một thông điệp mà phía Mỹ đã chuyển đến phái đoàn Ukraina và các đồng minh châu Âu tại Paris », theo bộ Ngoại Giao Mỹ.
Chiến thuật câu giờ và đổ lỗi của Nga: Putin tránh để Trump mất mặt
Sau cuộc điện đàm Rubio – Lavrov,
Matxcơva lập tức phản hồi. Báo cáo của bộ Ngoại Giao Nga về cuộc điện
đàm nhấn mạnh đến thiện chí của Nga, cùng với Mỹ, tìm giải pháp hòa
bình. Matxcơva tìm cách kéo dài thời gian đàm phán, và đổ lỗi thất bại
cho Ukraina và châu Âu trong trường hợp đàm phán bế tắc. Thông tín viên
Anissa el-Jabri từ Matxcơva giải thích :
« Báo cáo của bộ Ngoại Giao Nga tối qua về cuộc điện đàm giữa hai người đứng đầu ngành ngoại giao Nga, Mỹ, Sergei Lavrov và Marco Rubio, liên quan đến cuộc họp tại Paris, nêu rõ :‘‘Các tiếp xúc này diễn ra trong khuôn khổ các tham vấn giữa Washington và Matxcơva, bao gồm cả cuộc gặp gần đây giữa tổng thống Nga Vladimir Putin và đặc sứ Mỹ Steve Whitkoff."
Cuộc gặp trực tiếp giữa tổng thống Nga và đặc sứ Mỹ vẫn luôn là điều có lợi cho điện Kremlin. Chính vì vậy, phát ngôn viên điện Kremlin Dimitri Peskov đã phản ứng thận trọng trước các bình luận của ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio: ‘‘Vấn đề này cần phải được hỏi lại với Washington. Chúng tôi tin rằng đã có thể thấy một số tiến bộ. Tiến bộ này có liên quan đến lệnh ngừng bắn đối với các cơ sở hạ tầng năng lượng của đôi bên mà Nga đã tuân thủ. Liên bang Nga đã tham gia vào lệnh ngừng bắn này, còn phía Ukraina thì không. Đã có một số tiến triển, nhưng vẫn còn nhiều cuộc thảo luận khó khănphía trước.’’
Matxcơva đang kéo dài thời gian trong các đàm phán từ lâu nay với kịch bản: làm nản lòng người Mỹ, khiến Washington rút khỏi các đàm phán, và hệ quả tiếp theo là giảm hỗ trợ quân sự của Mỹ cho Ukraina. Với Matxcơva, điều này sẽ mở ra những cơ hội mới cho Nga trên chiến trường. Nhưng để làm được điều đó, Nga phải thận trọng để không bao giờ được làm Donald Trump tức giận, và cũng làm sao để đổ toàn bộ trách nhiệm của thất bại cho Ukraina, và cho châu Âu, đặc biệt là Pháp. »
«
Hòa bình cho thế giới », bức tranh do họa sĩ Nga Alexei Sergienko sáng
tác, kết hợp hai khuôn mặt của tổng thống Donald Trump và Vladimir
Putin, được trưng bày tại Saint-Pétersbourg (Nga) ngày 14/03/2025.AP - Dmitri Lovetsky
Ép nhượng « 5 vùng lãnh thổ »: Kiev lên án đặc sứ Mỹ là quân bài của Nga
Chính
quyền Trump tỏ ra là bên sốt sắng vì hòa bình cho Ukraina. Tuy nhiên,
nhìn từ Kiev, đặc sứ của tổng thống Mỹ Steve Witkoff tỏ rõ lập trường
thiên vị Matxcơva. Ngay trước cuộc họp đầu tiên giữa Mỹ, châu Âu và
Ukraina tại Paris hôm 17/04, từ Kiev, tổng thống Volodymyr Zelensky đã
cáo buộc đặc sứ của tổng thống Donald Trump về chiến tranh Ukraina,
Steve Witkoff, đang « làm theo chiến lược của Nga ». Trở về sau cuộc gặp Putin tại Saint Petersbourg, đặc sứ Steve Witkoff, trong cuộc trả lời đài Mỹ Fox News hôm 14/04, cho biết :
« Đây
là cuộc họp thứ ba của tôi với ông ấy. Cuộc họp kéo dài gần 5 giờ. Tham
dự cuộc họp, có hai cố vấn quan trọng, là Ushakov, cố vấn ngoại giao
của tổng thống Nga, và Kirill Dmitriyev, đặc phái viên kinh tế của ông
Putin. Đó là một cuộc họp nhiều ý nghĩa : Cuối cùng chúng tôi đã thực sự
hiểu yêu cầu của Putin, là có được hòa bình lâu dài ở đây, vượt ra
ngoài lệnh ngừng bắn. Chúng tôi đã có câu trả lời cho điều đó.
Ý
tôi là thỏa thuận hòa bình này liên quan đến cái gọi là « 5 vùng lãnh
thổ » của Ukraina, hiện Nga đang kiểm soát, nhưng ngoài ra, còn nhiều
điều khác. Có các thể thức bảo đảm an ninh, có điều 5 của NATO. Ý tôi là
có rất nhiều chi tiết kèm theo. Đây là một tình huống phức tạp do một
số vấn đề thực sự giữa hai nước, nhưng tôi nghĩ chúng ta có thể đang ở
trước ngưỡng cửa của thay đổi lớn.
Thay đổi này sẽ
rất, rất quan trọng đối với thế giới nói chung. Trên hết, tôi tin rằng
quan hệ Nga – Mỹ có khả năng tái lập thông qua một số cơ hội thương mại
rất hấp dẫn mà tôi nghĩ cũng mang lại sự ổn định thực sự cho khu vực.
Quan hệ đối tác tạo ra sự ổn định. »
Châu Âu: Vừa tăng hỗ trợ quân sự Ukraina, vừa cố giữ chân Mỹ
Kể
từ khi ông Trump lên cầm quyền, các nước châu Âu không đặt nhiều hy
vọng vào nước Mỹ. Nỗ lực vượt bậc để huy động các hỗ trợ quân sự cho
Ukraina là mục tiêu hàng đầu của châu Âu hiện nay. Ngày 11/04 vừa qua, nhóm Ramstein, gồm 50 nước hỗ trợ quân sự cho Ukraina họp tại Bruxelles, thông báo cam kết mới, đóng góp 21 tỉ euro vì Ukraina. Đứng đầu là Đức với 11 tỉ, Anh hơn 5 tỉ euro.
Tăng
cường nội lực của châu Âu, nhưng các nước châu Âu đồng thời cố gắng duy
trì quan hệ với Washington. Bộ trưởng Quốc Phòng Đức Boris Pistorius,
đồng chủ trì hội nghị cùng người đồng cấp Anh, tại trụ sở Liên Minh Bắc
Đại Tây Dương NATO ở Bruxelles, đã hoan nghênh việc người đồng cấp Mỹ
tham gia hội nghị qua hình thức trực tuyến, trong bối cảnh có nhiều đồn
đoán về khả năng ông Pete Hegseth vắng mặt trong cuộc họp đặc biệt quan
trọng với Ukraina này :
« Tôi rất vui khi nói rằng chúng ta có
bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Hegseth giúp bảo vệ chủ quyền của các bạn,
người dân của các bạn và để răn đe. Công việc của chúng tôi, với tư cách
bộ trưởng quốc phòng, là phải hành động khẩn trương, càng sớm càng tốt.
Các viện trợ quân sự hiện nay sẽ giúp các bạn bảo đảm hòa bình.
Nhìn
lại hồi tháng 2, đây là một thời điểm để các ngành công nghiệp quốc
phòng của chúng ta nỗ lực vượt bậc, và thực tế họ đang hành động như
vậy. Chúng tôi đang và sẽ tiếp tục sát cánh cùng các bạn trong cuộc
chiến này. Với các viện trợ cho Ukraina, các lực lượng vũ trang Ukraina
sẽ là lực lượng răn đe mạnh nhất để bảo vệ đất nước. Hôm nay, chúng tôi
sẽ cam kết đóng góp thêm hàng tỷ euro. »
Xác xuất 70% « có hòa bình » cho Ukraina theo Goldman Sachs: Hòa bình theo kịch bản Putin ?
Ít
ngày trước cuộc họp đầu tiên ba bên Mỹ, Ukraina và châu Âu, theo
Reuters, hôm 07/04, Ngân hàng Hoa Kỳ Goldman Sachs, một biểu tượng của
thị trường tài chính Wall Street, dựa trên việc phân tích giá cả trái
phiếu, suy ra là trong hiện tại, thị trường tin xác suất 70% đạt được « thỏa thuận hòa bình »
cho Ukraina, theo thông báo của Goldman Sachs gửi khách hàng. Tỉ lệ
tăng mạnh so với trước khi Trump đắc cử (chưa đến 50%), tuy có thấp hơn
chút ít so với tháng 2/2025 (với 76%).
Hành xử của chính quyền
Donald Trump trong việc tìm giải pháp chấm dứt xung đột Nga – Ukraina
tuy nhiên đang nhận được những đánh giá rất khác biệt, thậm chí trái
ngược. Trong lúc một số người coi nghệ thuật đàm phán của một doanh nhân
của tổng thống Trump, có khả năng giúp các bên có lợi ích khác biệt,
đối kháng, có thể đi đến một thỏa hiệp, thì tại châu Âu và Ukraina, rất
nhiều người hoài nghi về thiện chí và khả năng thực sự của tổng thống Mỹ
trong việc thúc đẩy một thỏa thuận hòa bình với Putin.
Theo
nhiều nhà quan sát, tổng thống Nga đã không hề nhân nhượng Trump điều
gì căn bản : Putin dường như không từ bỏ các tham vọng tối đa, trong đó
có việc tước đi cả quyền của Ukraina xây dựng một quân đội hùng mạnh để
đủ sức tự vệ. Ukraina khó lòng chấp nhận một « nền hòa bình » với dao kề cổ. Nền « hòa bình »
cho Ukraina theo Goldman Sachs cụ thể sẽ ra sao? Hòa bình theo kịch bản
của Putin hay Trump buộc phải bó tay chấp nhận thất bại trong những
ngày tới ? Liệu có cơ hội cho một nền hòa bình khác ?
Thành viên và ứng viên vào EU không dự lễ mừng thắng phát xít do Nga tổ chức: Bruxelles khuyến cáo
Trong
tuần qua, một diễn biến đáng chú ý khác là việc Liên Hiệp Châu Âu quyết
định tẩy chay lễ kỉ niệm mừng chiến thắng phát xít Đức, mà Nga dự kiến
tổ chức lớn tại Matxcơva ngày 09/05 tới, với lãnh đạo hơn 20 nước tham
dự. Ủy Ban Châu Âu khuyến cáo các nước thành viên và các ứng cử viên vào
Liên Âu không tham dự. Theo ngoại trưởng Latvia Baiba Braže, được trang
web Pravda Europe của Ukraina trích dẫn, cảnh báo được đưa ra trong một
bữa tối làm việc với đại diện các nước vùng Tây Balkan, với giải thích
« vì điều này không phù hợp với các giá trị của Liên Âu ». Lãnh đạo ngoại giao Liên Âu Kaja Kallas cảnh báo : Liên Âu sẽ « không coi nhẹ » hành động tham dự lễ kỷ niệm ở Matxcơva.
Mặc
dù không có lệnh trừng phạt nào được công bố rõ đối với những người
không tôn trọng khuyến cáo này, nhưng thông điệp đưa ra rất rõ: việc
tham dự cuộc diễu hành có thể được coi là « khoảnh khắc làm rõ thái độ chính trị ». Theo ông Jonathan Vseviov, quan chức cao cấp bộ Ngoại Giao Estonia, được Financial Times trích dẫn, « chúng tôi đang chờ xem ai ủng hộ, ai chống lại chúng tôi ».
Tuy
nhiên, quốc gia Tây Balkan Serbia thông báo sẽ cử đại diện tham gia.
Tổng thống Serbia Aleksandar Vucic đã xác nhận cá nhân ông sẽ có mặt tại
buổi lễ, và thậm chí đã quyết định cử một đơn vị quân đội tham gia
duyệt binh, theo điện Kremlin. Trong số các nước Liên Âu, chỉ có
Slovakia tham dự (trái ngược với hầu hết các lãnh đạo châu Âu, thủ tướng
Slovakia Robert Fico chưa hề đến Kiev kể từ đầu cuộc xâm lăng của Nga).
Cảnh
báo của lãnh đạo ngoại giao Liên Âu không thuyết phục được Armenia,
quốc gia đang ứng cử vào Liên Hiệp Châu Âu. Thủ tướng Nikol Pachinian
nhấn mạnh : việc tham gia kỉ niệm lễ chiến thắng phát xít ở Matxcơva
không hề mâu thuẫn với lý tưởng hướng về Liên Âu của Armenia. Armenia,
vốn có quan hệ phụ thuộc mật thiết vào Nga, bỏ phiếu trắng trong hầu hết
của nghị quyết của Liên Hiệp Quốc lên án Nga xâm lược, trừ nghị quyết
trong tuần qua (xem phần dưới).
Cùng ngày 09/05, Bruxelles cùng chính quyền Ukraina tổ chức trọng thể Ngày sinh nhật của Cộng đồng châu Âu tại thủ đô Kiev. Ngày Châu Âu
(Journée de l’Europe / Europe Day) vì Hòa bình và đoàn kết được tổ chức
hàng năm để kỷ niệm Tuyên bố Schuman, tên của ngoại trưởng Pháp Robert
Schuman (dẫn đến sự ra đời của Cộng đồng Than Thép châu Âu, gồm 6 nước
Pháp, Tây Đức, Ý, Bỉ, Hà Lan Luxembourg), thường được coi là thời điểm
khai sinh ra Liên Hiệp Châu Âu sau này.
Nghị quyết lên án Nga xâm lược: Việt Nam và các nước ASEAN bỏ phiếu thuận
Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc ngày 16/04 vừa qua bỏ phiếu thông qua một nghị quyết về « Hợp tác giữa Liên Hiệp Quốc và Hội đồng Toàn châu Âu»
(mang tên A/79/L.75), có nội dung lên án Nga xâm lược Ukraina. Nghị
quyết được 105 phiếu thuận. Mỹ bỏ phiếu chống cùng Nga và 7 nước khác
trong đó có Bắc Triều Tiên và Belarus. Điểm đặc biệt đáng chú ý là Việt
Nam và toàn bộ các nước ASEAN bỏ phiếu thuận. Trung Quốc bỏ phiếu trắng.
Việc
Việt Nam và toàn bộ các nước ASEAN lần đầu tiên bỏ phiếu thuận về nội
dung lên án Nga xâm lược là một sự kiện đặc biệt đáng chú ý trong bối
cảnh số lượng nước ủng hộ nghị quyết lên án Nga xâm lược có xu hướng sụt
giảm mạnh kể từ khi Trump trở lại nắm quyền (nghị quyết lên án Nga xâm
lược hồi tháng 2/2025 chỉ được 93 nước thông qua, so với hơn 140 phiếu
trong các nghị quyết trước).
Hội đồng Toàn châu Âu, thành lập năm
1949, bao gồm 46 quốc gia thành viên (không kể Nga, bị khai trừ từ khi
xâm lược Ukraina), gồm 27 thành viên Liên Âu, và nhiều quốc gia ngoài
châu Âu, có tổng dân số khoảng 700 triệu. Đây là lần thứ hai nghị quyết
về hợp tác giữa Liên Hiệp Quốc và Hội đồng Toàn châu Âu được thông qua
kể từ khi Nga xâm lược Ukraina. Trong cuộc bỏ phiếu lần trước, đầu năm
2023, chỉ có hai nước ASEAN ủng hộ nội dung lên án Nga xâm lược (Singapore và Philippines).
« Cơ chế đa phương quốc tế », linh hồn của Liên Hiệp Quốc : Ai bảo vệ, ai ngăn cản ?
Trong nghị quyết nói trên, Đại Hội Đồng ghi nhận « những thách thức chưa từng có mà châu Âu đang phải đối mặt do cuộc xâm lược của Liên bang Nga chống Ukraina, và trước đó là chống Gruzia, việc Liên bang Nga không còn là thành viên của Hội đồng Toàn châu Âu đòi hỏi Liên Hiệp Quốc và Hội đồng Toàn châu Âu phải tăng cường hợp tác, đặc biệt là nhằm khôi phục nhanh chóng hòa bình, và duy trì hòa bình và an ninh dựa trên sự tôn trọng chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và nền độc lập của mọi quốc gia… ». Đại Hội Đồng cũng lưu ý « Hội đồng Toàn châu Âu đang đóng góp vào công việc của một nhóm chuyên trách có trách nhiệm thành lập một Tòa án đặc biệt xét xử tội ác xâm lược chống lại Ukraina và sẵn sàng xem xét khả năng cung cấp chuyên môn và hỗ trợ kỹ thuật giúp cho việc thành lập và… hoạt động của Tòa án đặc biệt này ».
Hội đồng Toàn Châu Âu cho phép « tăng cường cơ chế đa phương quốc tế, thúc đẩy bảo vệ quyền con người và các quyền tự do căn bản », « chế độ dân chủ và Nhà nước pháp quyền », đóng góp nhiều cho « việc duy trì một châu Âu ổn định và hòa bình », theo Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc.
Trong
bối cảnh các chế độ độc đoán trỗi dậy khắp nơi, Hội đồng Toàn châu Âu
và Liên Hiệp Châu Âu nổi lên như ốc đảo của hòa bình và hợp tác. Trong
bối cảnh cơ chế « đa phương quốc tế », vốn được coi là « linh hồn » của Liên Hiệp Quốc (« Beating Heart », chữ dùng của tổng thư ký LHQ Antonio Guterres) nền tảng của hợp tác toàn cầu và « hệ thống an ninh thế giới »,
đang bị đe dọa nghiêm trọng, việc ủng hộ hợp tác giữa Liên Hiệp Quốc và
Hội đồng Toàn Châu Âu có thể coi là chất thử cho thiện chí của các
nước.
Việc toàn thể khối ASEAN ủng hộ nghị quyết nói trên của Liên
Hiệp Quốc trong lúc Trung Quốc – quốc gia vừa lớn tiếng khẳng định là
trụ cột của hệ thống quốc tế, với Liên Hiệp Quốc là nòng cốt - bỏ phiếu
trắng nói lên điều gì ?
*************
Chính quyền Trump tấn công giới học thuật, tổng thống Macron mời gọi các nhà nghiên cứu đến Pháp
Minh Phương
3–4 minutes
Hôm
qua, 18/04/2025, tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã mời gọi các nhà
nghiên cứu "từ khắp nơi trên thế giới" "chọn Pháp" và châu Âu, đồng thời
cho biết sẽ tổ chức một buổi gặp gỡ lớn với "cộng đồng nghiên cứu" vào
05/05 tới đây. Lời mời gọi của nguyên thủ Pháp được đưa ra vào lúc ngày
càng nhiều nhà nghiên cứu cân nhắc rời bỏ Mỹ, sau các hành động tấn công
của chính quyền Trump vào giới tinh hoa học thuật.
Đăng ngày: Sửa đổi ngày:
3 phút
Tổng thống Macron khẳng định trên mạng X : "Tại Pháp, nghiên cứu là một ưu tiên, đổi mới là một văn hóa, khoa học là một chân trời không giới hạn." Ngoài ra, theo hãng tin AFP, cựu tổng thống Pháp François Hollande, giờ là dân biểu, đã đề xuất một dự luật nhằm tạo tư cách "tị nạn khoa học" để thu hút các nhà nghiên cứu Mỹ bị chính quyền Trump nhắm tới.
Song song với đó, chính phủ Pháp hôm thứ Năm 17/04 đã ra mắt một dự án mang tên "Choose France for Science" (Hãy chọn nước Pháp để nghiên cứu khoa học), được mô tả như "bước khởi động để chuẩn bị chào đón các nhà nghiên cứu quốc tế đến sinh sống tại châu Âu." Các
chủ đề nghiên cứu của các dự án này chủ yếu xoay quanh các lĩnh vực như
sức khỏe, khí hậu và đa dạng sinh học, công nghệ số và trí tuệ nhân
tạo, không gian vũ trụ và nông nghiệp. Chính phủ Pháp cho biết thêm : "Mỗi
dự án tiếp nhận được tài trợ bởi các tổ chức, với sự hỗ trợ của chính
quyền địa phương và khu vực tư nhân nếu cần, và có thể nhận thêm tài trợ
từ nhà nước thông qua chương trình France 2030, với mức tối đa lên tới
50% tổng số tiền của dự án".
Trường đại học Aix-Marseille
(AMU), nơi đã phát động lời kêu gọi đối với các nhà nghiên cứu Mỹ từ đầu
tháng 3, cũng thông báo khởi xướng chương trình "Safe place for science" (Nơi
an toàn cho khoa học) với kế hoạch cấp từ 600.000 đến 800.000 euro
(tương đương gần 18-24 tỷ đồng) cho mỗi nhà nghiên cứu trong vòng 3 năm.
Pháp trở thành mục tiêu tấn công trên mạng của Nga
Pháp
trở thành mục tiêu ưu tiên của các chiến dịch gây ảnh hưởng kỹ thuật số
thân Nga. Trong báo cáo ngày 18/04/2025, được AFP trích dẫn, các tổ
chức chuyên về thao túng trực tuyến DFRLab và CheckFirst cho biết mạng
lưới các trang web có tên “Pravda” được các nhà nghiên cứu và
chính quyền xác định là kênh tuyên truyền thân Nga, đăng tràn ngập
internet hàng triệu nội dung, chủ đề được thiết kế riêng để làm giảm uy
tín và làm suy yếu sự ủng hộ của Pháp đối với Ukraina.
Ví dụ một
cuộc thăm dò giả khẳng định người Pháp thích tổng thống Nga Vladimir
Putin hơn là nguyên thủ Pháp Emmanuel Macron, hoặc nhiều bài viết “sỉ nhục”
tổng thống Pháp, và cũng có hàng trăm nội dung về các chủ đề gây chia
rẽ (bạo lực tình dục, di cư…). Trong số 3,7 triệu bài viết được mạng
lưới “Pravda” đăng kể từ tháng 08/2023 - được chia thành gần
200 trang web nhắm đến các quốc gia hoặc khu vực khác nhau - có 394.400
bài viết nhắm đến Pháp, 376.700 bài nhắm đến Đức và 270.300 bài nhắm đến
Ukraina.
**********
Trung Quốc và Cam Bốt ký thỏa thuận 1,2 tỉ đô la xây kênh Funan Techo
Thu Hằng
~3 minutes
Cam
Bốt là chặng dừng chân cuối cùng trong vòng công du ba nước Đông Nam Á
của chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Ngày 17/04/2025, Cam Bốt và Trung
Quốc đã ký thỏa thuận trị giá 1,2 tỉ đô la tài trợ cho dự án kênh đào
Funan Techo dài 151,2 km từ gần thủ đô Phnom Penh đến vịnh Thái Lan.
Đăng ngày: Sửa đổi ngày:
2 phút
Theo thông cáo ngày 18/04 của ban quản lý dự án chính phủ Cam Bốt, được AP trích dẫn, “kênh đào sẽ tạo ra một hành lang đường thủy nội địa mới có khả năng tiếp nhận tàu thuyền có trọng tải lên đến 3.000 tấn”. Công trình sẽ bao gồm việc đào kênh, xây dựng các âu tàu, cơ sở hạ tầng hàng hải và hậu cần. Dự án kênh đào sẽ tạo ra “đến 50.000 việc làm trực tiếp và gián tiếp tại Cam Bốt”.
Còn theo ông Vương Thông Châu (Wang Tongzhou), chủ tịch tập đoàn Xây dựng Giao thông Trung Quốc (CCCC), “sau
khi hoàn thành, kênh đào sẽ giảm đáng kể chi phí vận tải ở Cam Bốt và
thúc đẩy ngành công nghiệp của Cam Bốt lên mức trung bình đến cao của
chuỗi giá trị”. Tập đoàn CCCC nằm trong danh sách đen của Mỹ vì giúp quân đội Trung Quốc xây dựng và quân sự hóa các đảo nhân tạo ở Biển Đông.
Dự
án được khởi công ngày 05/08/2024 nhưng sau đó bị đình chỉ mà không rõ
lý do, dù thủ tướng Cam Bốt Hun Manet từng tuyên bố công trình sẽ được
thi công “bất kể chi phí là bao nhiêu” vì dự án thúc đẩy “uy tín quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ và sự phát triển của Cam Bốt”.
Được
mô tả là hợp đồng đối tác công tư, thỏa thuận được phó thủ tướng Sun
Chanthol thay mặt cho chính phủ Cam Bốt và Ieng Sunly của Công ty TNHH
Đường thủy nội địa ven biển Funan Techo, đối tác tư nhân, ký kết. Dự án
được phát triển theo hình thức xây dựng - vận hành - chuyển giao, trong
đó các nhà đầu tư Cam Bốt nắm 51% cổ phần và các nhà đầu tư Trung Quốc
nắm giữ 49%.
Giới chuyên gia lo ngại về tác động của dự án đến môi
trường, làm thay đổi dòng chảy của sông Mêkông, sinh kế của người dân,
đặc biệt là ở hạ nguồn. Tuy nhiên, thỏa thuận giữa Trung Quốc và Cam Bốt
khẳng định “đánh giá tác động môi trường nghiêm ngặt do 48 chuyên gia thực hiện đã xác nhận tác động môi trường là tối thiểu”. Ngoài ra, chính phủ Cam Bốt cũng nhấn mạnh đến nỗ lực nhằm giảm thiểu việc tái định cư và tiến hành “bồi thường và tham vấn một cách có trách nhiệm”.
(Reuters) - Indonesia sẽ tăng nhập khẩu từ Hoa Kỳ, giảm đặt hàng từ các nước khác. Bộ
trưởng Kinh Tế Indonesia, Airlangga Hartarto, tham gia phái đoàn đàm
phán mức thuế đối ứng 32% do chính quyền của tổng thống Donald Trump áp
đặt. Ngày 18/04/2025, ông cho biết Indonesia đã đề xuất tăng nhập khẩu
từ Hoa Kỳ lên tới 19 tỷ đô la, bao gồm khoảng 10 tỷ đô la nhập khẩu năng
lượng, “mua thêm nông phẩm Mỹ, bao gồm lúa mì, đậu nành và bột đậu nành”. Chính quyền Jakarta hứa “tạo điều kiện thuận lợi cho các công ty Hoa Kỳ đã và đang hoạt động tại Indonesia, liên quan đến giấy phép và ưu đãi”. Sau cuộc họp với phía Mỹ, hai bên nhất trí hoàn tất các cuộc đàm phán trong vòng 60 ngày tới.
(AFP) - Hai chiến hạm Nhật Bản cập cảng Ream của Cam Bốt. Hai
tàu Bungo và Etazima của Hải Quân Lực lượng phòng vệ Nhật Bản cập cảng
Ream, gần Vịnh Thái Lan, ngày 19/04/2025. Trong một thông cáo, đại sứ
quán Nhật Bản tại Phom Penh cho biết « vui mừng » về « sự kiện vô cùng quan trọng này ». Thông tin về chuyến thăm của chiến hạm của « các nước bạn của Cam Bốt »,
trong đó có Nhật Bản, được thông báo tại buổi lễ khánh thành cảng hôm
02/04 và có thủ tướng Cam Bốt Hun Manet và một phái đoàn quân sự Trung
Quốc tham dự. Cảng Ream được Trung Quốc tài trợ trùng tu và mở rộng.
(France 24) - Thương chiến Mỹ-Trung tiếp diễn, máy bay của tập đoàn Mỹ Boeing bị Trung Quốc « gửi trả về nơi sản xuất ».
Vụ việc diễn ra vào hôm 18/04/2025. Tập đoàn chế tạo máy bay Boeing của
Mỹ hiện giờ từ chối bình luận thông tin. Thông tin được loan báo chỉ 3
ngày sau khi chính quyền Trung Quốc, hôm 15/04, yêu cầu các công ty hàng
không ngừng tiếp nhận máy bay của tập đoàn Boeing. Phi cơ Boeing bị
Trung Quốc trả lại cho phía Mỹ là một trong nhiều máy bay đang đậu tại
trung tâm hoàn thiện Chu San (Zhoushan) để chờ cuộc kiểm tra cuối cùng
trước khi chuyển giao cho các hãng hàng không Trung Quốc khai thác.
(AFP)
- Mỹ và Nhật triển khai tuần tra chung sau nhiều vụ tấn công tình dục
do quân nhân Mỹ gây ra ở Okinawa, nơi đặt căn cứ không quân của Hoa Kỳ. Cuộc
tuần tra diễn ra vào đêm qua và kéo dài đến sáng sớm nay, 19/04/2025, ở
những nơi lính Mỹ thường lui tới, với sự tham gia của binh lính Hoa Kỳ
và các quan chức địa phương cùng người dân tại thành phố này. Những vụ
hiếp dâm do lính Mỹ thực hiện đã được ghi nhận từ nhiều năm qua tại đây,
trong đó nhiều nạn nhân là các bé gái.
(Reuters) - Philippines nhập khẩu thịt bò Nga. Ngày
18/04/2025, một cơ quan theo dõi nông nghiệp Nga cho biết Manila cho
phép hai công ty Nga nhập thịt bò và nội tạng bò của Nga vào thị trường
Philippines. Năm 2024, Philippines nhập khẩu 1,17 triệu tấn thịt, tăng
khoảng 10% so với năm 2023. Còn Nga đang tìm cách tăng xuất khẩu nông
phẩm thêm 50% từ nay đến năm 2030 và đa dạng hóa thị trường tiêu thụ.
Hiện tại, thịt bò Nga chủ yếu được xuất khẩu sang Trung Quốc, Belarus và
Ả Rập Xê Út.
(RFI) - Ấn Độ : Sonia et Rahul Gandhi bị cáo buộc rửa tiền. Cuộc
điều tra đang gây chấn động Ấn Độ và phiên tòa dự kiến diễn ra ngày
25/04/2025. Hai chính trị gia đối lập, bà Sonia (78 tuổi), chủ tịch đảng
Quốc Đại và con trai Rahul Gandhi, đứng đầu phe đối lập ở Quốc Hội Ấn
Độ, bị Cục Thi hành án (The Directorate of Enforcement) cáo buộc tổ chức
rửa tiền, theo đơn tố cáo do một quan chức đảng BJP của thủ tướng
Narendra Modi đệ trình. Theo các nhà điều tra, gia đình Gandhi dường như
đã lập một công ty bình phong để biển thủ một bất động sản trị giá 300
triệu đô la, thuộc về nhà xuất bản báo National Herald. Đảng Quốc Đại bác bỏ mọi cáo buộc và lên án một cuộc “truy bắt phù thủy”.
(AFP) - Nhà Trắng ủng hộ giả thuyết virus Covid-19 rò rỉ từ phòng thí nghiệm. Trang
web chính thức của Nhà Trắng hôm qua, 18/04/2025, đã đưa ra 5 lập luận
để bảo vệ cho giả thuyết này, bao gồm : (1) Đặc điểm sinh học của loại
virus này không có trong tự nhiên, (2) Dữ liệu cho thấy tất cả các
trường hợp COVID-19 đều bắt nguồn từ một lần lây nhiễm duy nhất, (3) Vũ
Hán là nơi đặt phòng thí nghiệm nghiên cứu SARS hàng đầu của Trung Quốc,
nơi từng tiến hành nghiên cứu về biến đổi gen và tăng cường sinh vật,
(4) Các nhà nghiên cứu tại Viện Virus học Vũ Hán (WIV) đã có các triệu
chứng giống COVID vào mùa thu năm 2019, nhiều tháng trước khi phát hiện
COVID-19 tại chợ Hoa Nam, (5) Nếu là nguồn gốc tự nhiên thì đã phải xuất
hiện các bằng chứng khoa học từ lâu.
(AFP) - Lần đầu tiên Trung Quốc tổ chức giải chạy bán việt dã cho robot hình người. Cuộc
đua diễn ra ở E-Town, khu phát triển công nghệ ở Bắc Kinh, ngày
19/04/2025 có cả các vận động viên chuyên nghiệp tham gia, nhằm « thu
thập dữ liệu từ những người chạy chuyên nghiệp và huấn luyện robot điều
chỉnh sải chân, nhịp độ, độ dài bước chân và tư thế sao cho giống với
vận động viên nhất có thể ». Robot về đích đầu tiên trong cuộc đua
21 km cũng là robot lớn nhất, cao 1m80 nặng 52 kg với thành tích
2h40’42’’ so với thành tích của vận động viên về đầu là 1h02’36’’. Cuộc
đua bán marathon « là động lực to lớn cho toàn bộ ngành robot » để « robot hình người có thể thực sự hòa nhập vào xã hội loài người và bắt đầu thực hiện các nhiệm vụ mà con người làm ».
(RFI) - Lầu Năm Góc thông báo rút một nửa quân số Mỹ khỏi Syria. Bộ
Quốc Phòng Mỹ hôm thứ Sáu 18/04/2025 thông báo sẽ cho rút khoảng 1000
binh sĩ Hoa Kỳ (trong tổng số 2.200) khỏi Syria trong những tháng tới.
Phát ngôn viên Lầu Năm Góc Sean Parnell nhận định điều này cũng cho
thấy Mỹ đã có những bước thành công quan trọng trong việc giảm sức thu
hút và hoạt động của tổ chức Nhà nước Hồi giáo trong khu vực và trên thế
giới. Khi chế độ Bachar Al Assad sụp đổ hồi cuối năm 2024, ông Trump
khi đó mới đắc cử tổng thống Mỹ, đã nhấn mạnh đến tình trạng hỗn loạn
tại đất nước Syria và nhắc lại rằng đó không phải là cuộc chiến trực
tiếp của Mỹ.
(RFI) - Phó tổng thống Mỹ JD Vance thăm Vatican. Phó
tổng thống Mỹ JD Vance đến Vatican vào sáng nay, 19/04/2025, và đã có
cuộc gặp với quốc vụ khanh và ngoại trưởng của Vatican. Theo tuyên bố
của Tòa Thánh, hai bên đã có cuộc "cuộc nói chuyện thân mật" về vấn đề
tự do tôn giáo, các sự kiện chính trị quốc tế, vấn đề nhân đạo và người
tị nạn, chỉ hai tháng sau khi Giáo hoàng Phanxicô thẳng thắn chỉ trích
chính sách nhập cư của chính quyền Trump. Ông Vance có mối liên hệ chặt
chẽ với phe bảo thủ trong Giáo hội Công giáo Hoa Kỳ, nhóm thường xuyên
chỉ trích Giáo hoàng Phanxicô về quan điểm ủng hộ người di cư, cộng đồng
người đồng tính LGBT+ cũng như một số vấn đề liên quan đến công lý xã
hội. Chủ Nhật 20/04, ông Vance sẽ tham dự thánh lễ Phục Sinh tại quảng
trường Thánh Phêrô.
(AP) - Mỹ giải mật khoảng 10.000 trang hồ sơ về vụ ám sát thượng nghị sĩ Robert F. Kennedy năm 1968. Các
tài liệu này được công bố vào thứ Sáu, 18/04/2025, theo lệnh của tổng
thống Trump, một tháng sau khi công bố các hồ sơ về vụ ám sát cựu tổng
thống John F. Kenedy. Hồ sơ bao gồm các ghi chú viết tay của tay súng,
người cho rằng ứng viên tổng thống đảng Dân Chủ khi đó "phải bị loại bỏ"
và thừa nhận nỗi ám ảnh muốn giết ông.
(Reuters) - Tòa án Tối cao Mỹ đình chỉ trục xuất người nhập cư Venezuela. Trong quyết định ngắn gọn và không có chữ ký vào sáng sớm 19/04/2025, các thẩm phán cho biết “chính phủ không được trục xuất bất kỳ thành viên nào bị giam giữ tại Mỹ cho đến khi có phán quyết mới của Tòa”.
Chính quyền tổng thống Trump viện dẫn luật năm 1798, từng được sử dụng
trong thời chiến, để cáo buộc những người này là thành viên các băng
đảng và để trục xuất. Trước đó, các luật sư của Liên đoàn Mỹ về các
quyền tự do dân sự (ACLU) đã đệ đơn khẩn cấp lên nhiều tòa án, trong đó
có Tòa Án Tối Cao Mỹ, sau khi được biết nhiều người Venezuela bị cơ quan
di trú bắt giữ đã bị đưa lên xe buýt để chuẩn bị trục xuất.
(Science) - 1/6 diện tích đất nông nghiệp trên toàn cầu ô nhiễm kim loại nặng, đe dọa sức khỏe con người.
Trên toàn cầu, ô nhiễm Cadmium là phổ biến nhất (9% đất nông nghiệp),
tiếp theo là Nikel (5,8%), Crom (3,2%), Asen (1,1%) và Cobalt (1,1%).
Theo kết quả nghiên cứu được công bố hôm 17/04/2025 trên tạp chí Khoa
học quốc tế Science, từ 900 triệu đến 1,4 tỷ người trên toàn thế giới có
thể tiếp xúc nhiều với ít nhất một loại kim loại độc hại. Nghiên cứu
cho thấy có một hành lang ô nhiễm trải từ Nam Âu đến miền nam Trung
Quốc, qua Thổ Nhĩ Kỳ, Trung Đông và miền bắc Ấn Độ. Steve McGrath, một
trong các tác giả nghiên cứu cho biết đó là những nơi có nền văn minh
lâu đời, sử dụng rất nhiều kim loại. Ngoài ra là một số yếu tố môi
trường, chẳng hạn địa chất, nhiệt độ, lượng mưa, sự phun trào núi lửa …
(RFI) - Ấn Độ và Pakistan bị nắng nóng sớm. Trong
hai ngày 14 và 15/04/2025, nhiệt độ tại tỉnh Baloschitan của Pakistan
đã lên tới 49°C, còn nhiệt độ ở thủ đô New Delhi của Ấn Độ cũng vượt mức
40°C, cao hơn 4°C so với mức độ trung bình của hai nước trong giai đoạn
tham chiếu từ 1950 đến 1986. Đây là những ngưỡng nhiệt độ đẩy đến giới
hạn khả năng sống sót của con người, tức là nhiệt độ mà cơ thể không còn
có thể đổ mồ hôi và do đó không còn khả năng tự làm mát. Theo tổ chức
ClimaMeter, biến đổi khí hậu là nguyên nhân chính cho những đợt nắng
nóng gần đây ở Ấn Độ và Pakistan.
(AFP) - Ukraina : Quân
đội Nga trong đêm 18/04/2025 đã phóng 8 tên lửa và 87 drone vào các tỉnh
Odessa, Kharkiv, Sumy, Donetsk và Zaporizhia. Kiev cho biết đã
bắn hạ được 33 drone. Về phần mình, Nga hôm nay tuyên bố đã gần như
hoàn tất việc chiếm lại vùng Kursk từ tay quân đội Ukraina, sau
khi chiếm được thị trấn áp chót vẫn nằm dưới sự kiểm soát của Kiev.
(AFP) - Nga : Các vụ tràn dầu đe dọa mùa du lịch ở Biển Đen. Cơ
quan y tế Nga đã phát hiện "các mẫu cát và nước biển không đáp ứng các
tiêu chuẩn vệ sinh" ở Anapa, một điểm đến nghỉ dưỡng mùa hè phổ biến ở
Nga, sau sự cố tràn dầu vào tháng 12 năm ngoái. Do vậy, chính quyền Nga
đã phải ban hành cảnh báo với du khách vào hôm qua, 18/04/2025. Khuyến
nghị này có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng cho Anapa, nơi đang chào đón
ngày càng nhiều khách du lịch, vì người Nga phải đối mặt với lệnh hạn
chế đi lại tới Liên Hiệp Châu Âu kể từ khi cuộc tấn công ở Ukraina nổ
ra.
(AFP) - Tổng thống Pháp chuẩn bị công du lãnh thổ hải ngoại Mayotte. Chuyến
thăm của ông Macron sẽ bắt đầu vào thứ Hai, 21/04/2025, và kéo dài 5
ngày, nhằm mục đích đẩy nhanh quá trình tái thiết quần đảo bị tàn phá
bởi cơn bão Chido hồi cuối năm ngoái và củng cố vị thế của Pháp tại khu
vực chiến lược này.
************
Ukraine kêu gọi kéo dài lệnh ngừng bắn 30 giờ thành 30 ngày
Hoài Linh
~3 minutes
Tổng thống Ukraine. Ảnh: EFE/EPA
Theo
CNN và RT, vài giờ sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố ngừng
bắn nhân dịp lễ Phục sinh từ 18h ngày 19/4 tới nửa đêm 21/4, các quan
chức Ukraine cáo buộc lực lượng Moscow vẫn tiếp tục tấn công tại một số
điểm ở tiền tuyến và pháo của Nga vẫn nhả đạn.
Cho tới hiện tại,
mức độ tuân thủ lệnh ngừng bắn vẫn chưa rõ ràng và các phương tiện
truyền thông đã đưa ra nhiều thông tin trái chiều từ thực địa. Phóng
viên mặt trận Andrey Filatov của đài RT đưa tin từ khu vực Pokrovsk ở
Donetsk cho biết, nhiều vụ vi phạm lệnh ngừng bắn được ghi nhận trong
vòng 1 giờ sau khi tuyên bố của Tổng thống Putin có hiệu lực. Ông
Filatov cũng cho biết, quân Ukraine tại khu vực đã dùng máy bay không
người lái (UAV) cảm tử và pháo binh để thả bom chùm vào các vị trí của
Nga.
Bình luận về tuyên bố ngừng bắn của Tổng thống Putin, người
đứng đầu Ukraine nói: "Nếu Nga đột nhiên sẵn sàng tham gia vào kế hoạch
ngừng bắn hoàn toàn và vô điều kiện, Ukraine sẽ hành động theo cách có
đi, có lại. Im lặng đáp lại im lặng, tấn công đáp lại tấn công".
Tổng
thống Zelensky cho biết thêm, nếu lệnh ngừng bắn được duy trì, ông sẵn
sàng kêu gọi gia hạn thời gian tạm dừng giao tranh lên 30 ngày. "Điều đó
sẽ cho thấy ý định thực sự của Nga vì 30 giờ là đủ cho các tiêu đề báo,
nhưng không đủ cho các biện pháp xây dựng lòng tin thực sự. 30 ngày có
thể tạo cơ hội cho hòa bình", lãnh đạo Kiev bày tỏ.
Tuyên bố ngừng bắn của Tổng thống Putin được đưa ra vào thời điểm quan trọng của cuộc xung đột Nga - Ukraine.
Quyết định được công bố một ngày sau khi chính quyền của Tổng thống Mỹ
Donald Trump cho biết đang hết kiên nhẫn với Nga và Ukraine và vài giờ
sau khi Bộ Quốc phòng Nga thông báo đã đẩy lùi quân Ukraine khỏi một
trong những vị trí cuối cùng còn lại ở vùng biên giới Kursk.
**********************
Tin tức thế giới 20-4: Ukraine tố Nga nói dối; Trung Quốc tài trợ Campuchia làm kênh Phù Nam Techo
TRẦN PHƯƠNG
6–8 minutes
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky phát biểu tại họp báo ở Kiev - Ảnh: REUTERS
Ukraine tố Nga tiếp tục tấn công dù tuyên bố ngừng bắn
Tổng
thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho biết Nga vẫn tiếp tục nã pháo và
tấn công dọc chiến tuyến. "Vì vậy, lời nói của Matxcơva chẳng đáng tin",
nhà lãnh đạo Ukraine tuyên bố vào ngày 19-4, giờ địa phương.
Ông
Zelensky cho rằng một lệnh ngừng bắn thực sự nên kéo dài qua lễ Phục
sinh và khoảng 30 ngày để "cho hòa bình một cơ hội"."Nếu Nga sẵn sàng
thực sự ngừng bắn hoàn toàn và vô điều kiện, Ukraine sẽ hành động tương
ứng theo hành động của Nga", Hãng tin AFP dẫn lời ông nói.
Trước
đó cùng ngày, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố nước này sẽ thực
hiện ngừng bắn đơn phương từ 18h chiều thứ bảy đến nửa đêm chủ nhật
(theo giờ Matxcơva) trong dịp lễ Phục sinh.
Nhà lãnh đạo Nga cho biết ông tuyên bố ngừng bắn như vậy "xuất phát từ những cân nhắc nhân đạo" và mong Ukraine cũng tuân thủ.
Đây
là khoảng lời gian ngừng bắn đáng kể nhất trong cuộc giao tranh kéo dài
3 năm qua. Tuy nhiên, ông Putin cũng nói rằng quân đội Nga "phải sẵn
sàng chống lại các hành vi vi phạm thỏa thuận ngừng bắn và khiêu khích
có thể xảy ra của kẻ thù".
Châu Âu kêu gọi ngừng bắn hoàn toàn
Liên
minh châu Âu (EU) phản ứng thận trọng trước tuyên bố ngừng bắn của Nga
đồng thời cho rằng Matxcơva có thể chấm dứt xung đột ngay lập tức nếu
quyết tâm.
Người phát ngôn về đối ngoại và an ninh của Ủy ban
châu Âu (EC) Anitta Hipper nói rằng EU cần thấy động thái thực tế của
Nga về việc chấm dứt xung đột cũng như những bước đi rõ ràng hướng tới
một lệnh ngừng bắn lâu dài.
Trong khi đó, Bộ Ngoại giao Anh cũng
kêu gọi Nga cam kết ngừng bắn hoàn toàn ở Ukraine thay vì chỉ tạm dừng
giao tranh trong một ngày, cho biết giờ là thời điểm để Nga thể hiện
thái độ nghiêm túc trong việc hướng tới hòa bình.
Nga - Ukraine trao đổi tù nhân
Nga và Ukraine đã tổ chức một cuộc trao đổi tù binh chiến tranh lớn vào ngày 19-4, Bộ Quốc phòng Nga cho biết.
"246
binh lính Nga đã được trả về từ vùng lãnh thổ do chính quyền Kiev kiểm
soát. Đổi lại, 246 tù binh chiến tranh Ukraine đã được trao trả", bộ này
tuyên bố.
Ngoài ra, 31 tù binh Ukraine bị thương đã được trao
đổi với 15 tù binh Nga bị thương cần được hỗ trợ y tế khẩn cấp. Cả hai
bên đều cảm ơn Các Tiểu vương quốc Ả-rập thống nhất đã giúp dàn xếp vụ
trao đổi.
Tù nhân người Ukraine đoàn tụ với người thân sau khi được Nga trao trả - Ảnh: REUTERS
Triều Tiên chỉ trích Mỹ nới lỏng xuất khẩu vũ khí
Ngày 20-4, Triều Tiên nói rằng việc ông Trump nới lỏng xuất khẩu vũ khí là "biện pháp leo thang chiến tranh".
"Một
mặt, Mỹ đang giả vờ là 'người hòa giải' bằng cách khuyến nghị đối thoại
và đàm phán, mặt khác, họ liên tục chuyển giao mọi loại vũ khí hủy diệt
hàng loạt để khuyến khích những kẻ hiếu chiến mở rộng và kéo dài chiến
tranh hơn nữa", Hãng thông tấn Trung ương Triều Tiên bình luận.
Trước
đó, ông Trump đã ký sắc lệnh hành pháp nới lỏng xuất khẩu vũ khí của Mỹ
vào ngày 9-4 giữa lúc đang thúc đẩy các cuộc đàm phán hòa bình giữa Nga
và Ukraine.
Thái Lan bắt người của nhà thầu Trung Quốc của tòa nhà bị sập do động đất
Cục
Điều tra đặc biệt (DSI) Thái Lan đã bắt giữ một giám đốc điều hành
người Trung Quốc Zhang Chuanling của công ty xây dựng đang xây dựng tòa
nhà bị sập trong trận động đất ngày 28-3 làm hàng chục người chết.
Ngoài
ra, nước này cũng đang truy nã 3 giám đốc người Thái Lan khác của Tập
đoàn Kỹ thuật đường sắt số 10 Trung Quốc (Thái Lan), chi nhánh của Tập
đoàn Đường sắt Trung Quốc (CREC), với nghi ngờ vi phạm Luật kinh doanh
nước ngoài 1999. Các nhà điều tra cũng tiếp tục đào sâu vấn đề chất
lượng thép sử dụng trong tòa nhà bị sập.
Thêm nhiều thi thể được
đưa ra khỏi tòa nhà trong tuần này, nâng tổng số người chết lên 47 và
vẫn còn 47 người khác chưa được tìm thấy, theo báo Bangkok Post.
Trung Quốc tài trợ 1,2 tỉ USD cho kênh đào Phù Nam Techo của Campuchia
Sau
chuyến thăm của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Campuchia cho biết
Phnom Penh và Bắc Kinh đã ký một thỏa thuận tài trợ trị giá 1,2 tỉ USD
cho kênh đào Phù Nam Techo (Funan Techo).
Thỏa thuận kênh đào
Funan Techo phản ánh mong muốn của hai nước trong việc xây dựng "chuỗi
cung ứng an toàn và ổn định... và tăng cường hợp tác trong cơ sở hạ tầng
giao thông", theo tuyên bố chung do Bộ ngoại giao Trung Quốc công bố
ngày 18-4.
Nguồn tài chính sẽ được chi trả thông qua hợp tác đối tác công tư.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vừa có chuyến thăm Campuchia - Ảnh: AFP
Tuyên
bố chấm dứt nhiều tháng không chắc chắn về kênh đào dài 150 km này sau
lễ động thổ từ tháng 8-2024 được cho là do phía Trung Quốc suy nghĩ lại
về số tiền đầu tư.
Dự án Phù Nam Techo ước tính trị giá 1,7 tỉ USD sẽ tạo ra tuyến đường thủy nối thủ đô Phnom Penh của Campchia ra Vịnh Thái Lan.
Mỹ nói đàm phán thuận lợi với Iran
Mỹ
và Iran đã đạt được tiến triển trong vòng đàm phán thứ hai về chương
trình hạt nhân của Tehran vào ngày 19-4 và đã nhất trí sẽ gặp lại nhau
vào tuần tới.
Sau cuộc đàm phán do Oman làm trung gian tại Rome ,
Ngoại trưởng Iran Abbas Araghchi nói rằng đã có tiến triển tiến triển.
"Lần này chúng tôi đã đạt được sự hiểu biết tốt hơn về một loạt các
nguyên tắc và mục tiêu", ông nói với truyền hình nhà nước Iran. Đồng
thời, Hãng tin AFP dẫn lời các quan chức Mỹ cũng đánh giá đã đạt được
"tiến triển rất tốt".
Hai bên sẽ đã nhất trí sẽ nối lại các cuộc
đàm phán gián tiếp ở cấp độ kỹ thuật trong vài ngày tới và sau đó tiếp
tục ở cấp độ hai nhà đàm phán cấp cao vào 26-4.
Nước mắt chiến tranh
Hai
người phụ nữ khóc bên thi thể của những người Palestine bị giết trong
các cuộc không kích của Israel, tại bệnh viện Nasser, ở thành phố Khan
Younis, phía nam Dải Gaza, ngày 19-4 - Ảnh: REUTERS
***********
Vũ khí tiềm năng gây nguy hiểm cho hạ tầng quân sự Nga ở bán đảo Crưm
Minh Thu
3–4 minutes
Thủ
tướng dự kiến của Đức Friedrich Merz đã đưa ra tuyên bố trên trong một
cuộc phỏng vấn với đài truyền hình ARD hôm 13/4. Ông Merz cũng nhấn mạnh
đến nhu cầu hỗ trợ cho Ukraine, đồng thời cho rằng Kiev cần được trang
bị để "định hình các sự kiện" và "đi trước tình hình".
Thủ tướng
Đức sắp mãn nhiệm Olaf Scholz đã nhiều lần từ chối chuyển giao tên lửa
Taurus cho Ukraine, do lo ngại leo thang căng thẳng với Nga. Song, ông
Merz từ lâu đã chỉ trích lập trường của ông Scholz.
Tên lửa tầm xa Taurus trang bị trên tiêm kích Đức. Ảnh: DW
Với
việc ông Merz chuẩn bị nhậm chức, hoạt động cung cấp tên lửa Taurus có
thể sớm được đưa trở lại trong chương trình nghị sự chính trị của Đức.
Song, hiện không rõ liệu các đối tác liên minh của ông Merz trong đảng
Dân chủ Xã hội (SPD) có ủng hộ chuyển giao vũ khí này cho Ukraine hay
không.
Tuy nhiên, ông Merz nhấn mạnh, ông không kêu gọi Đức tham gia trực tiếp vào cuộc xung đột ở Ukraine,
mà chỉ cung cấp vũ khí để Kiev có khả năng chủ động. Thủ tướng dự kiến
của Đức nói thêm, việc chuyển giao tên lửa cần có sự phối hợp với các
đồng minh châu Âu.
"Các đối tác châu Âu của chúng tôi đã cung cấp
tên lửa hành trình. Nếu đã thống nhất, thì Đức nên tham gia", ông Merz
nhắc tới nỗ lực của Anh, Pháp và Mỹ trong việc cung cấp tên lửa cho
Ukraine.
Ukraine đã nhận được tên lửa ATACMS của Mỹ
cùng tên lửa hành trình SCALP/Storm Shadow từ Pháp và Anh. Cả
Washington và London đều cho phép Kiev sử dụng các hệ thống này để tấn
công những khu vực trong lãnh thổ Ukraine đang nằm dưới sự kiểm soát
của Nga, bao gồm cả bán đảo Crưm.
Cuối năm 2024, chính quyền cựu
Tổng thống Mỹ Joe Biden và Anh đã cho phép Ukraine sử dụng các tên lửa
tầm xa viện trợ để tập kích các mục tiêu quân sự trên lãnh thổ Nga, cụ
thể ở các vùng biên giới Kursk và Bryansk. Song, Tổng thống Mỹ đương
nhiệm Donald Trump đã chỉ trích động thái này.
Cầu Kerch hay còn
gọi là cầu Crưm dài 19km, được Moscow cho xây dựng sau khi bán đảo Crưm
sáp nhập vào lãnh thổ Liên bang Nga năm 2014. Cây cầu được hoàn thành
vào năm 2018 và đóng vai trò là tuyến đường tiếp tế quan trọng cho các
lực lượng Nga. Tuy nhiên, công trình này từng nhiều lần bị quân đội
Ukraine tấn công và từng bị hư hại nặng nề trong các cuộc không kích vào
tháng 10/2022 và tháng 7/2023. Các vị trí quân sự và khí tài của quân
đội Nga ở bán đảo Crưm cũng bị phía Ukraine nhắm bắn nhiều lần.
**********
Le Point: Donald Trump, người chôn vùi đế chế Mỹ
Thụy My
12–16 minutes
Bài xã luận của Le Point gọi Trump là « người đào mồ chôn đế chế Mỹ ». Cách đây đúng 50 năm, Hoa Kỳ bị sỉ nhục ở Việt Nam nhưng ngày nay, chính Nhà Trắng đã tự làm cho nước Mỹ suy tàn.
L’Express tuần này đăng hình vẽ hai ông Donald Trump và Tập Cận Bình mặt đối mặt, chạy tít lớn « Cuộc song đấu làm thay đổi thế giới », The Economist dự báo « Cuộc khủng hoảng đồng đô la sẽ diễn ra như thế nào ». Le Point nói về « Groenland, đất hứa khó tin của băng giá ». Hòn đảo đang được Mỹ dòm ngó cũng là vùng đất mê hoặc các nhà khoa học.
Courrier International dành hồ sơ cho « Nước Nga do người Nga kể lại ».
Người dân Irkutsk ở Xibêri nghĩ gì về chiến tranh, chế độ biến cựu
chiến binh thành giới tinh hoa mới như thế nào ? Mức lạm phát thực sự là
bao nhiêu, và nền kinh tế Nga ra sao ? Tuần báo Pháp đi tìm câu trả lời
trên báo chí Nga. Le Nouvel Obs nói về một cuốn sách nói về
nhân vật thầy tu Pierre gây tranh cãi, nhưng tin bài bên trong dành phần
lớn cho tổng thống Mỹ đang khuynh đảo thế giới.
Thất bại ở Việt Nam, Mỹ khôi phục vị thế khi Liên Xô sụp đổ
Trong bài xã luận, Le Point gọi Trump là « người đào mồ chôn đế chế Mỹ ». Cách đây đúng 50 năm, Hoa Kỳ bị sỉ nhục ở Việt Nam nhưng ngày nay, chính Nhà Trắng đã tự làm cho nước Mỹ suy tàn.
Ngày
30 tháng Tư năm 1975, quân cộng sản Bắc Việt chiếm Sài Gòn, Miền Nam
đầu hàng, những người Mỹ cuối cùng di tản bằng trực thăng. Đây là nỗi
nhục cho nước Mỹ, hai năm trước đã ép buộc đồng minh Việt Nam Cộng Hòa
ký với Hà Nội hiệp định hòa bình Paris, chiến lược ngăn chận chủ nghĩa
cộng sản thất bại. Nhưng vài năm sau, đến lượt Liên Xô nếm mùi Việt Nam
của mình tại Afghanistan từ 1979 tới 1989. Các vệ tinh lần lượt đòi độc
lập và sau đó Liên bang Xô viết không còn tồn tại nữa. Hoa Kỳ ra khỏi
chiến tranh lạnh trong tư thế người chiến thắng.
Quyền bá chủ của
Mỹ vẫn tồn tại sau khi Sài Gòn thất thủ, nhưng 50 năm sau, cũng như La
Mã vào đầu Công nguyên, sự suy tàn bắt đầu từ trái tim quyền lực. Chưa
đầy 100 ngày ở Nhà Trắng, Donald Trump đã khiến cho các đồng minh của Mỹ
khắp năm châu trở nên bất an hơn bao giờ hết. Ông làm rung chuyển hệ
thống kinh tế thương mại thế giới, đảo ngược tiến trình toàn cầu hóa,
giảm bớt vai trò thống trị của đồng đô la xanh. Trump làm yếu đi « quyền
lực mềm » của Mỹ, giải thể USAID, làm suy yếu nền tảng của « pax
americana », cấu trúc an ninh toàn cầu với Mỹ là trung tâm.
Trump chôn vùi đế chế Mỹ ?
Ngược
về quá khứ, đây là cả một quá trình. Đưa quân sang Irak, tổng thống
George W. Bush làm mất đi tính chính danh cho sự can thiệp của Mỹ ; rồi
đến Barack Obama khẳng định Mỹ không còn là « hiến binh quốc tế », từ
chối tấn công Syria. Trong nhiệm kỳ đầu, Donald Trump thỏa thuận với
Taliban, mở đường cho việc Mỹ rút quân mà sau đó Joe Biden thực hiện
trong những điều kiện tệ hại. Quay lại với quyền lực, chỉ trong ba
tháng, Trump đã ra những quyết định dồn dập bằng cả bốn năm của những
người tiền nhiệm.
Ông áp dụng các biện pháp bảo hộ chưa từng thấy
một cách không nhất quán, đánh mạnh vào một số đồng minh trung thành
nhất. Trump làm tổn hại lòng tin vào kinh tế Mỹ, gia tăng nguy cơ suy
thoái toàn cầu. Donald Trump phá hoại hệ thống đa phương, rút khỏi nhiều
định chế và hiệp định quốc tế. Trump xích lại gần Nga, phản đối tính
chính danh của tổng thống Volodymyr Zelensky và từ chối coi Vladimir
Putin là kẻ xâm lược.
Tổng thống Hoa Kỳ tỏ ra cứng rắn với Canada,
Panama và Groenland. Đây là phác thảo của khái niệm quan hệ quốc tế dựa
trên vũ lực. Viễn cảnh này gây lo ngại cho châu Âu, vốn hiểu ra tình
hình của mình trước Putin một cách trễ tràng. Đồng thời khiến các đồng
minh châu Á của Washington như Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc phải lo sợ.
Nhiều năm nỗ lực cô lập Trung Quốc trở nên vô ích. Và Le Point cho rằng khác với năm 1975, lần này vị thế bá chủ của Hoa Kỳ khó thể khôi phục.
Uy tín tổng thống thứ 47 xuống dốc
Sau
ba tháng quay lại Nhà Trắng, chỉ còn 45 % người Mỹ ủng hộ chính sách
của Donald Trump, theo thăm dò mới nhất của Viện Gallup. Courrier
International trích dẫn The Hill cho biết chưa có tổng thống Mỹ nào có
tỉ lệ tệ hại như vậy ngoại trừ chính ông Trump, với 41 % tín nhiệm trong
quý đầu nhiệm kỳ 1 năm 2017. Tuy 90 % người Cộng Hòa ủng hộ, nhưng tỉ
lệ này đối với cử tri Dân Chủ là 4 % ; còn cử tri độc lập là 37 %, giảm 9
điểm.
Trung Quốc chấp nhận đối đầu thương mại, vì mục tiêu địa chính trị
Hồ sơ của L’Express giải thích « Trung Quốc chuẩn bị cho cú sốc lớn với Hoa Kỳ như thế nào ».
Liệu Bắc Kinh rốt cuộc sẽ chấp nhận một thỏa thuận, dù chỉ tượng trưng,
với Donald Trump hay không ? Trung Quốc vốn chưa bao giờ tôn trọng
những cam kết trong cuộc chiến tranh thương mại lần thứ nhất năm 2020,
nói rằng « sẵn sàng đối thoại ». Nhưng Tập Cận Bình - đã hứa
hẹn « sự phục hưng Trung Hoa » - sẽ không phủ phục trước nhà tỉ phú Mỹ.
Bà Alice Ekman, Viện nghiên cứu An ninh Liên Hiệp Châu Âu tóm tắt : « Trung
Quốc sẵn sàng trả giá cho việc leo thang. Bởi vì mục đích cuối cùng
không phải là kinh tế, mà là chính trị và địa chiến lược ».
Hai
người khổng lồ ra đòn ngày càng mạnh trên vũ đài, nhưng chế độ Bắc Kinh
tin rằng Washington sẽ bỏ cuộc trước. Nếu duy trì thuế quan, người tiêu
thụ Mỹ phải chịu đựng vật giá tăng vọt, khan hiếm hàng. Bước lùi đầu
tiên của Washington là tạm hoãn đánh thuế bổ sung cho máy tính, điện
thoại di động và một số mặt hàng công nghệ cao từ Trung Quốc. Trên mạng
xã hội ở Hoa lục, đã xuất hiện hình ảnh những người Mỹ béo phì ngồi sau
các máy may, do trí thông minh nhân tạo (AI) vẽ.
Trên lý thuyết,
Bắc Kinh có vẻ lệ thuộc Washington nhiều hơn : Năm ngoái bán sang Hoa Kỳ
439 tỉ đô la hàng hóa nhưng nhập của Mỹ chỉ 143 tỉ đô la. Nếu thương
chiến kéo dài, kinh tế Trung Quốc vốn đang chậm lại sẽ bị ảnh hưởng nặng
nề, với nguy cơ thất nghiệp. Tuy nhiên chế độ độc tài này có thể hạn
chế việc rút vốn, buộc dân chúng phải thắt lưng buộc bụng. Trung Quốc đã
lập một ê-kíp quốc gia để hỗ trợ thị trường chứng khoán, và guồng máy
tuyên truyền không ngớt tố cáo Donald Trump gây thiệt hại cho dân Hoa l.
Dù
không ngờ Trump đánh nhanh, đánh mạnh như vậy, Bắc Kinh đã chuẩn bị đối
phó ngay từ cuộc thương chiến thứ nhất. Xuất khẩu sang Mỹ từ 19,2 % nay
chỉ còn 14,7 %, và một loạt biện pháp trả đũa đã được nghiên cứu. Theo
bà Camille Boullenois của Rhodium Group, không chỉ thuế quan mà còn có
việc hạn chế hoạt động của một số công ty ngoại quốc ở Hoa lục, giới hạn
xuất khẩu đất hiếm.
Thương chiến của Trump ngang tầm chiến tranh Việt Nam
Nhưng
không chờ đến thời Donald Trump, từ khi lên ngôi năm 2012, Tập Cận Bình
đã gia tăng đối địch với Hoa Kỳ, với mưu đồ thống trị thế giới. Ông ta
khởi động dự án đại quy mô « Con đường tơ lụa mới » từ 2013, và đến 2015
là kế hoạch « China 2025 » nhằm tạo ra những nhà vô địch trong lãnh vực
công nghệ mới, đồng thời hiện đại hóa quân đội. Những năm gần đây Trung
Quốc có bước tiến lớn về xe điện và bình điện, trí thông minh nhân tạo,
chất bán dẫn. Tập Cận Bình tin rằng phương Tây đang suy tàn, với Brexit
năm 2016 và bầu ra nhà lãnh đạo dân túy Donald Trump trong cùng năm,
rồi đến đại dịch Covid. Sự hỗn loạn trên toàn thế giới do Trump II gây
ra càng củng cố niềm tin của ông Tập.
Nhìn lại lịch sử, việc thành
lập Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa năm 1949 là giai đoạn chống Mỹ đầu
tiên, Mao Trạch Đông gọi Hoa Kỳ là « cọp giấy ». Vào thời đó, Trung Quốc
nghèo đói không thể đạt được tham vọng. Trở thành cường quốc kinh tế
thứ nhì thế giới, chỉ đến thời Tập Cận Bình, Trung Quốc mới tìm cách qua
mặt Mỹ trên mọi phương diện, từ kinh tế, công nghệ cho đến hệ tư tưởng,
ngoại giao và quân sự. Nếu chống chọi được cuộc khủng hoảng hiện nay,
sẽ là cơ hội địa chính trị cho Bắc Kinh. Cho dù ông Trump có xoay chiều,
hậu quả khó thể khắc phục.
Ông Adam S. Posen, giám đốc Peterson Institute for International Economics ở Washington viết : « Chính
quyền Trump chọn lao vào một cuộc chiến tương đương với chiến tranh
Việt Nam về mặt kinh tế, sẽ sa lầy, gây mất lòng tin trong cũng như
ngoài nước, và chúng ta đều biết sẽ kết thúc như thế nào ». Trong
bối cảnh nóng bỏng này, cuộc đấu tranh làm bá chủ toàn cầu liệu có dẫn
đến xung đột vũ trang hay không ? Cả Trump lẫn Tập đều không muốn một
cuộc chiến giữa hai siêu cường nguyên tử, với hệ quả khó lường. Nhưng L’Express đặt
câu hỏi, chuyện gì sẽ diễn ra nếu ngày mai tàu Trung Quốc và Mỹ đụng độ
ở eo biển Đài Loan ? Với những gì quan sát được trên mặt trận thương
mại, không thể bác bỏ khả năng một sự leo thang.
Ukraina : Hy vọng hưu chiến lùi xa
Nhìn sang Ukraina, The Economist bình luận « Đánh và đàm : Viễn cảnh ngưng bắn ở Ukraina của Trump xa dần »,
tổng thống Mỹ ngày càng cho thấy đã bị Nga lừa bịp. Hứa chấm dứt chiến
tranh Ukraina trong một ngày, nay ông chỉ hy vọng đạt được ngưng bắn
trong 100 ngày, có nghĩa là trước cuối tháng. Tổng thống thứ 47 bắt đầu
gọi là « cuộc chiến của Biden », nhưng nếu kéo dài, ngày càng có thể trở
thành cuộc chiến của Trump.
Courrier International dẫn lời ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio tại Paris cảnh báo, nếu sự việc không tiến triển Hoa Kỳ có thể quay sang làm việc khác vì « có nhiều ưu tiên cần phải tập trung ».
Đáp lại, Kremlin nói rằng không gấp gáp đạt ngưng bắn – một cách nói
thường xuyên của Matxcơva trong suốt quá trình ông Trump cố gắng dàn xếp
chấm dứt chiến tranh – theo The New York Times.
The Washington Post nhận định, tuyên bố của ông Marco Rubio cho thấy « nỗ lực hòa bình của Hoa Kỳ đang bị sa lầy và tổng thống Trump ngày càng bực tức ».
Ba tháng sau khi nhậm chức, tiến bộ duy nhất mà tổng thống Mỹ đạt được
là thỏa thuận ngưng bắn một phần trong 30 ngày. Thế nhưng Kremlin vẫn
làm ngơ trước lời kêu gọi tôn trọng ngưng bắn của Mỹ - mà Ukraina đã
chấp nhận - và lại còn gia tăng tấn công.
Vụ thảm sát Sumy bộc lộ mặt thật Putin
Ngày
13/04, hai hỏa tiễn đạn đạo đã rơi xuống Sumy giết chết 35 người trong
đó có nhiều tín đồ đi dự lễ Lá, sau khi đã đánh vào Kryvyi Rih ngày
04/04 làm 20 người chết. Courrier International dịch bài phóng sự của The Guardian nhấn
mạnh, tại Sumy, Nga đã lộ rõ bộ mặt thật. Những hỏa tiễn này chứa đầy
bom bi để sát thương tối đa thường dân. Có những người bị thiêu sống
trong xe của mình, xác những trẻ em được tìm thấy tại một khu vui chơi…
L’Express nhắc
lại sự kiện ở Sarajevo ngày 28/08/1995, năm loạt mooc-chê đã tàn phá
ngôi chợ Markalé làm 37 người chết và 90 người bị thương. Vụ thảm sát
được cho là quân đội Serbia thực hiện gây sốc khiến cộng đồng quốc tế
can thiệp. Sau chiến dịch oanh tạc của NATO ; bốn tháng sau chiến tranh
Bosnia kết thúc.
Ngoại trưởng Ba Lan Radek Sikorski tuyên bố ê-kíp ông Trump cần phải hiểu rằng Kremlin đang « chế giễu thiện chí »
của họ. Tuy vậy Donald Trump có vẻ miễn nhiễm trước sự xấu hổ, ông đặc
biệt ưu ái Nga và thù địch với Ukraina, cho rằng đó chỉ là « sai sót ».
Đáng kinh ngạc là một ngày sau, 14/04, Trump cáo buộc Ukraina là kẻ gây
chiến và bác bỏ đề nghị mua hỏa tiễn Mỹ của Kiev. Hồi tháng Ba, Trump
ngưng cung cấp vũ khí và tin tình báo cho Ukraina trong một thời gian
ngắn để gây sức ép, ngược lại với Nga không có cây gậy nào mà chỉ toàn
những củ cà rốt. Le Nouvel Obs cho rằng « Donald Trump là người tập tành học việc theo Putin ».
Hai giải pháp của châu Âu cho hòa bình Ukraina
Các
viên chức Mỹ và Nga gặp gỡ hôm 10/04 tại Istanbul để thảo luận về việc
tu bổ các đại sứ quán, báo chí Matxcơva khẳng định hai bên tiếp tục xích
lại gần nhau hơn, không liên quan đến việc thương lượng về Ukraina.
Trump đánh « thuế đối ứng » cho toàn thế giới, Ukraina đang bị chiến
tranh tàn phá cũng chịu thuế 10 % còn Nga được miễn. Một niềm an ủi cho
Kiev là thương chiến làm giá dầu từ 80 đô la một thùng xuống còn 65 đô
la, làm vơi hẳn túi tiền của Putin.
Viện trợ quân sự cho Ukraina
hoàn toàn thiếu vắng trong các tuyên bố của Trump, và ông còn rút lực
lượng Mỹ khỏi Rzeszów, trung tâm chuyển tiếp vũ khí cho Ukraina ở Ba
Lan. Một dấu hiệu khác là các quan chức Lầu Năm Góc gần đây còn chất vấn
một đồng minh vì sao tiếp tục cung cấp vũ khí cho Kiev.
Hiện nay
đối với châu Âu có hai hướng. Thứ nhất, Anh và Pháp cố gắng thành lập
một lực lượng gìn giữ hòa bình ở Ukraina, chỉ tập trung vào việc huấn
luyện và tuần tra chung trên không phận. Như vậy việc răn đe Matxcơva
tiến hành theo ba trục : quân đội Ukraina đối mặt với Nga ở miền đông,
lực lượng châu Âu ở miền tây, và ít nhất là có sự hiện diện của Mỹ tại
các nước NATO. Nhưng việc thành lập một lực lượng như vậy tùy thuộc vào
ngưng bắn mà cho đến nay vẫn không đạt được.
Đặc sứ Mỹ Steve
Witkoff lại tuyên bố cách nhanh nhất để có hưu chiến là để cho Nga sở
hữu luôn bốn tỉnh của Ukraina mà Kremlin yêu sách kể cả các phần đất vẫn
chưa chiếm được. Tất nhiên Kiev và châu Âu không thể chấp nhận điều
này, dẫn đến con đường thứ hai : gia tăng viện trợ quân sự. David
Shimer, cựu cố vấn an ninh của ông Biden khẳng định không có thời gian
để mất. Châu Âu cần chuyển nhượng thêm vũ khí bất chấp các rủi ro, tài
trợ cho kỹ nghệ quốc phòng Ukraina và thương lượng với ông Trump mua hệ
thống phòng không Mỹ, sử dụng tài sản Nga bị đóng băng để chi trả.
*******************
Mỹ - Âu họp tại Paris: Nỗ lực vì hòa bình cho Ukraina có bước tiến lớn hay chỉ là ảo ảnh ?
Trọng Thành
16–20 minutes
Lần
đầu tiên kể từ khi Donald Trump lên cầm quyền, ba bên Mỹ, Ukraina và
các nước châu Âu họp lại để tìm giải pháp chấm dứt chiến tranh tại
Ukraina. Cuộc gặp mở ra cơ hội đạt giải pháp hòa bình, nhưng khác biệt
giữa lập trường hai bên tham chiến, Nga và Ukraina, còn rất lớn. Nỗ lực
vì hòa bình cho Ukraina có một bước tiến lớn hay chỉ là ảo ảnh ?
Theo đặc sứ Mỹ Steve Witkoff, sau cuộc gặp tổng thống Nga Vladimir Putin, « 5 vùng lãnh thổ »
của Ukraina mà Matxcơva đang kiểm soát sẽ phải là một nội dung chủ yếu
trong thỏa thuận chấm dứt xung đột tại Ukraina. Nhân nhượng lãnh thổ là
điều mà cho đến nay chính quyền Kiev không chấp nhận.
Cuộc họp lần
thứ 17 của nhóm Ramstein, gồm 50 nước hỗ trợ quân sự Ukraina, cam kết
huy động 21 tỉ euro để tăng cường sức mạnh quân sự của Ukraina nói
chung, và để hỗ trợ quốc gia này trong cuộc kháng chiến chống xâm lược
Nga nói riêng. Ủy Ban Châu Âu khuyến cáo các quốc gia thành viên và các
nước ứng cử vào Liên Âu không tham gia Ngày kỉ niệm chiến thắng phát xít
09/05 tại Matxcơva. Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc thông qua một nghị
quyết về quan hệ giữa Liên Hiệp Quốc và Hội đồng Toàn Châu Âu (Council
of Europe / Conseil de l’Europe), lên án cuộc xâm lược của Nga chống
Ukraina. Việt Nam bỏ phiếu thuận. Trên đây là các chủ đề chính của Tạp
chí Thế giới Đó đây tuần này.
Mỹ - Âu – Ukraina lần đầu tiên họp : Mỹ vừa tung ra « thỏa thuận khung », vừa đe đổ vỡ
Ngay
từ khi lên cầm quyền, tổng thống Mỹ Donald Trump khẳng định chủ trương
thúc đẩy đối thoại trực tiếp giữa Washington và Matxcơva, để một mặt
nhanh chóng bình thường hóa quan hệ song phương, và mặt khác, tìm giải
pháp chấm dứt cuộc chiến tranh Nga – Ukraina. Trong suốt thời gian vừa
qua, châu Âu bị gạt ra một bên. Hôm 17/04, lần đầu tiên các giới chức
cao cấp Mỹ, gồm ngoại trưởng Marco Rubio và đặc sứ của tổng thống Steve
Witkoff, có cuộc họp với các lãnh đạo Pháp, Anh, Đức cùng Ukraina tại
Paris. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron hoan nghênh một cuộc thảo luận « tích cực và mang tính xây dựng », với sự tham gia của châu Âu, và vấn đề bảo đảm an ninh cho Ukraina đã được phía Mỹ đề cập tới, theo phủ tổng thống Pháp. Một cuộc thảo luận với cùng thành phần tham dự dự kiến sẽ diễn ra tại Luân Đôn tuần tới.
Về
phía Mỹ, trả lời báo giới tại sân bay Bourget, ngoại ô Paris, trước khi
lên đường về nước, ngoại trưởng Rubio một mặt cho biết một thỏa thuận khung về hòa bình đã được « đón nhận tích cực »
tại Paris trong cuộc họp vừa qua, nhưng mặt khác cũng cảnh báo là nếu
đàm phán dậm chân tại chỗ, Mỹ sớm ra quyết định rút khỏi hòa đàm để tập
trung cho « nhiều ưu tiên quan trọng hơn ». Ngay sau cuộc họp tại Paris, ngoại trưởng Rubio điện đàm với người đồng cấp Nga Serguei Lavrov để « truyền đạt cùng một thông điệp mà phía Mỹ đã chuyển đến phái đoàn Ukraina và các đồng minh châu Âu tại Paris », theo bộ Ngoại Giao Mỹ.
Chiến thuật câu giờ và đổ lỗi của Nga: Putin tránh để Trump mất mặt
Sau cuộc điện đàm Rubio – Lavrov,
Matxcơva lập tức phản hồi. Báo cáo của bộ Ngoại Giao Nga về cuộc điện
đàm nhấn mạnh đến thiện chí của Nga, cùng với Mỹ, tìm giải pháp hòa
bình. Matxcơva tìm cách kéo dài thời gian đàm phán, và đổ lỗi thất bại
cho Ukraina và châu Âu trong trường hợp đàm phán bế tắc. Thông tín viên
Anissa el-Jabri từ Matxcơva giải thích :
« Báo cáo của bộ Ngoại Giao Nga tối qua về cuộc điện đàm giữa hai người đứng đầu ngành ngoại giao Nga, Mỹ, Sergei Lavrov và Marco Rubio, liên quan đến cuộc họp tại Paris, nêu rõ :‘‘Các tiếp xúc này diễn ra trong khuôn khổ các tham vấn giữa Washington và Matxcơva, bao gồm cả cuộc gặp gần đây giữa tổng thống Nga Vladimir Putin và đặc sứ Mỹ Steve Whitkoff."
Cuộc gặp trực tiếp giữa tổng thống Nga và đặc sứ Mỹ vẫn luôn là điều có lợi cho điện Kremlin. Chính vì vậy, phát ngôn viên điện Kremlin Dimitri Peskov đã phản ứng thận trọng trước các bình luận của ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio: ‘‘Vấn đề này cần phải được hỏi lại với Washington. Chúng tôi tin rằng đã có thể thấy một số tiến bộ. Tiến bộ này có liên quan đến lệnh ngừng bắn đối với các cơ sở hạ tầng năng lượng của đôi bên mà Nga đã tuân thủ. Liên bang Nga đã tham gia vào lệnh ngừng bắn này, còn phía Ukraina thì không. Đã có một số tiến triển, nhưng vẫn còn nhiều cuộc thảo luận khó khănphía trước.’’
Matxcơva đang kéo dài thời gian trong các đàm phán từ lâu nay với kịch bản: làm nản lòng người Mỹ, khiến Washington rút khỏi các đàm phán, và hệ quả tiếp theo là giảm hỗ trợ quân sự của Mỹ cho Ukraina. Với Matxcơva, điều này sẽ mở ra những cơ hội mới cho Nga trên chiến trường. Nhưng để làm được điều đó, Nga phải thận trọng để không bao giờ được làm Donald Trump tức giận, và cũng làm sao để đổ toàn bộ trách nhiệm của thất bại cho Ukraina, và cho châu Âu, đặc biệt là Pháp. »
«
Hòa bình cho thế giới », bức tranh do họa sĩ Nga Alexei Sergienko sáng
tác, kết hợp hai khuôn mặt của tổng thống Donald Trump và Vladimir
Putin, được trưng bày tại Saint-Pétersbourg (Nga) ngày 14/03/2025.AP - Dmitri Lovetsky
Ép nhượng « 5 vùng lãnh thổ »: Kiev lên án đặc sứ Mỹ là quân bài của Nga
Chính
quyền Trump tỏ ra là bên sốt sắng vì hòa bình cho Ukraina. Tuy nhiên,
nhìn từ Kiev, đặc sứ của tổng thống Mỹ Steve Witkoff tỏ rõ lập trường
thiên vị Matxcơva. Ngay trước cuộc họp đầu tiên giữa Mỹ, châu Âu và
Ukraina tại Paris hôm 17/04, từ Kiev, tổng thống Volodymyr Zelensky đã
cáo buộc đặc sứ của tổng thống Donald Trump về chiến tranh Ukraina,
Steve Witkoff, đang « làm theo chiến lược của Nga ». Trở về sau cuộc gặp Putin tại Saint Petersbourg, đặc sứ Steve Witkoff, trong cuộc trả lời đài Mỹ Fox News hôm 14/04, cho biết :
« Đây
là cuộc họp thứ ba của tôi với ông ấy. Cuộc họp kéo dài gần 5 giờ. Tham
dự cuộc họp, có hai cố vấn quan trọng, là Ushakov, cố vấn ngoại giao
của tổng thống Nga, và Kirill Dmitriyev, đặc phái viên kinh tế của ông
Putin. Đó là một cuộc họp nhiều ý nghĩa : Cuối cùng chúng tôi đã thực sự
hiểu yêu cầu của Putin, là có được hòa bình lâu dài ở đây, vượt ra
ngoài lệnh ngừng bắn. Chúng tôi đã có câu trả lời cho điều đó.
Ý
tôi là thỏa thuận hòa bình này liên quan đến cái gọi là « 5 vùng lãnh
thổ » của Ukraina, hiện Nga đang kiểm soát, nhưng ngoài ra, còn nhiều
điều khác. Có các thể thức bảo đảm an ninh, có điều 5 của NATO. Ý tôi là
có rất nhiều chi tiết kèm theo. Đây là một tình huống phức tạp do một
số vấn đề thực sự giữa hai nước, nhưng tôi nghĩ chúng ta có thể đang ở
trước ngưỡng cửa của thay đổi lớn.
Thay đổi này sẽ
rất, rất quan trọng đối với thế giới nói chung. Trên hết, tôi tin rằng
quan hệ Nga – Mỹ có khả năng tái lập thông qua một số cơ hội thương mại
rất hấp dẫn mà tôi nghĩ cũng mang lại sự ổn định thực sự cho khu vực.
Quan hệ đối tác tạo ra sự ổn định. »
Châu Âu: Vừa tăng hỗ trợ quân sự Ukraina, vừa cố giữ chân Mỹ
Kể
từ khi ông Trump lên cầm quyền, các nước châu Âu không đặt nhiều hy
vọng vào nước Mỹ. Nỗ lực vượt bậc để huy động các hỗ trợ quân sự cho
Ukraina là mục tiêu hàng đầu của châu Âu hiện nay. Ngày 11/04 vừa qua, nhóm Ramstein, gồm 50 nước hỗ trợ quân sự cho Ukraina họp tại Bruxelles, thông báo cam kết mới, đóng góp 21 tỉ euro vì Ukraina. Đứng đầu là Đức với 11 tỉ, Anh hơn 5 tỉ euro.
Tăng
cường nội lực của châu Âu, nhưng các nước châu Âu đồng thời cố gắng duy
trì quan hệ với Washington. Bộ trưởng Quốc Phòng Đức Boris Pistorius,
đồng chủ trì hội nghị cùng người đồng cấp Anh, tại trụ sở Liên Minh Bắc
Đại Tây Dương NATO ở Bruxelles, đã hoan nghênh việc người đồng cấp Mỹ
tham gia hội nghị qua hình thức trực tuyến, trong bối cảnh có nhiều đồn
đoán về khả năng ông Pete Hegseth vắng mặt trong cuộc họp đặc biệt quan
trọng với Ukraina này :
« Tôi rất vui khi nói rằng chúng ta có
bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Hegseth giúp bảo vệ chủ quyền của các bạn,
người dân của các bạn và để răn đe. Công việc của chúng tôi, với tư cách
bộ trưởng quốc phòng, là phải hành động khẩn trương, càng sớm càng tốt.
Các viện trợ quân sự hiện nay sẽ giúp các bạn bảo đảm hòa bình.
Nhìn
lại hồi tháng 2, đây là một thời điểm để các ngành công nghiệp quốc
phòng của chúng ta nỗ lực vượt bậc, và thực tế họ đang hành động như
vậy. Chúng tôi đang và sẽ tiếp tục sát cánh cùng các bạn trong cuộc
chiến này. Với các viện trợ cho Ukraina, các lực lượng vũ trang Ukraina
sẽ là lực lượng răn đe mạnh nhất để bảo vệ đất nước. Hôm nay, chúng tôi
sẽ cam kết đóng góp thêm hàng tỷ euro. »
Xác xuất 70% « có hòa bình » cho Ukraina theo Goldman Sachs: Hòa bình theo kịch bản Putin ?
Ít
ngày trước cuộc họp đầu tiên ba bên Mỹ, Ukraina và châu Âu, theo
Reuters, hôm 07/04, Ngân hàng Hoa Kỳ Goldman Sachs, một biểu tượng của
thị trường tài chính Wall Street, dựa trên việc phân tích giá cả trái
phiếu, suy ra là trong hiện tại, thị trường tin xác suất 70% đạt được « thỏa thuận hòa bình »
cho Ukraina, theo thông báo của Goldman Sachs gửi khách hàng. Tỉ lệ
tăng mạnh so với trước khi Trump đắc cử (chưa đến 50%), tuy có thấp hơn
chút ít so với tháng 2/2025 (với 76%).
Hành xử của chính quyền
Donald Trump trong việc tìm giải pháp chấm dứt xung đột Nga – Ukraina
tuy nhiên đang nhận được những đánh giá rất khác biệt, thậm chí trái
ngược. Trong lúc một số người coi nghệ thuật đàm phán của một doanh nhân
của tổng thống Trump, có khả năng giúp các bên có lợi ích khác biệt,
đối kháng, có thể đi đến một thỏa hiệp, thì tại châu Âu và Ukraina, rất
nhiều người hoài nghi về thiện chí và khả năng thực sự của tổng thống Mỹ
trong việc thúc đẩy một thỏa thuận hòa bình với Putin.
Theo
nhiều nhà quan sát, tổng thống Nga đã không hề nhân nhượng Trump điều
gì căn bản : Putin dường như không từ bỏ các tham vọng tối đa, trong đó
có việc tước đi cả quyền của Ukraina xây dựng một quân đội hùng mạnh để
đủ sức tự vệ. Ukraina khó lòng chấp nhận một « nền hòa bình » với dao kề cổ. Nền « hòa bình »
cho Ukraina theo Goldman Sachs cụ thể sẽ ra sao? Hòa bình theo kịch bản
của Putin hay Trump buộc phải bó tay chấp nhận thất bại trong những
ngày tới ? Liệu có cơ hội cho một nền hòa bình khác ?
Thành viên và ứng viên vào EU không dự lễ mừng thắng phát xít do Nga tổ chức: Bruxelles khuyến cáo
Trong
tuần qua, một diễn biến đáng chú ý khác là việc Liên Hiệp Châu Âu quyết
định tẩy chay lễ kỉ niệm mừng chiến thắng phát xít Đức, mà Nga dự kiến
tổ chức lớn tại Matxcơva ngày 09/05 tới, với lãnh đạo hơn 20 nước tham
dự. Ủy Ban Châu Âu khuyến cáo các nước thành viên và các ứng cử viên vào
Liên Âu không tham dự. Theo ngoại trưởng Latvia Baiba Braže, được trang
web Pravda Europe của Ukraina trích dẫn, cảnh báo được đưa ra trong một
bữa tối làm việc với đại diện các nước vùng Tây Balkan, với giải thích
« vì điều này không phù hợp với các giá trị của Liên Âu ». Lãnh đạo ngoại giao Liên Âu Kaja Kallas cảnh báo : Liên Âu sẽ « không coi nhẹ » hành động tham dự lễ kỷ niệm ở Matxcơva.
Mặc
dù không có lệnh trừng phạt nào được công bố rõ đối với những người
không tôn trọng khuyến cáo này, nhưng thông điệp đưa ra rất rõ: việc
tham dự cuộc diễu hành có thể được coi là « khoảnh khắc làm rõ thái độ chính trị ». Theo ông Jonathan Vseviov, quan chức cao cấp bộ Ngoại Giao Estonia, được Financial Times trích dẫn, « chúng tôi đang chờ xem ai ủng hộ, ai chống lại chúng tôi ».
Tuy
nhiên, quốc gia Tây Balkan Serbia thông báo sẽ cử đại diện tham gia.
Tổng thống Serbia Aleksandar Vucic đã xác nhận cá nhân ông sẽ có mặt tại
buổi lễ, và thậm chí đã quyết định cử một đơn vị quân đội tham gia
duyệt binh, theo điện Kremlin. Trong số các nước Liên Âu, chỉ có
Slovakia tham dự (trái ngược với hầu hết các lãnh đạo châu Âu, thủ tướng
Slovakia Robert Fico chưa hề đến Kiev kể từ đầu cuộc xâm lăng của Nga).
Cảnh
báo của lãnh đạo ngoại giao Liên Âu không thuyết phục được Armenia,
quốc gia đang ứng cử vào Liên Hiệp Châu Âu. Thủ tướng Nikol Pachinian
nhấn mạnh : việc tham gia kỉ niệm lễ chiến thắng phát xít ở Matxcơva
không hề mâu thuẫn với lý tưởng hướng về Liên Âu của Armenia. Armenia,
vốn có quan hệ phụ thuộc mật thiết vào Nga, bỏ phiếu trắng trong hầu hết
của nghị quyết của Liên Hiệp Quốc lên án Nga xâm lược, trừ nghị quyết
trong tuần qua (xem phần dưới).
Cùng ngày 09/05, Bruxelles cùng chính quyền Ukraina tổ chức trọng thể Ngày sinh nhật của Cộng đồng châu Âu tại thủ đô Kiev. Ngày Châu Âu
(Journée de l’Europe / Europe Day) vì Hòa bình và đoàn kết được tổ chức
hàng năm để kỷ niệm Tuyên bố Schuman, tên của ngoại trưởng Pháp Robert
Schuman (dẫn đến sự ra đời của Cộng đồng Than Thép châu Âu, gồm 6 nước
Pháp, Tây Đức, Ý, Bỉ, Hà Lan Luxembourg), thường được coi là thời điểm
khai sinh ra Liên Hiệp Châu Âu sau này.
Nghị quyết lên án Nga xâm lược: Việt Nam và các nước ASEAN bỏ phiếu thuận
Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc ngày 16/04 vừa qua bỏ phiếu thông qua một nghị quyết về « Hợp tác giữa Liên Hiệp Quốc và Hội đồng Toàn châu Âu»
(mang tên A/79/L.75), có nội dung lên án Nga xâm lược Ukraina. Nghị
quyết được 105 phiếu thuận. Mỹ bỏ phiếu chống cùng Nga và 7 nước khác
trong đó có Bắc Triều Tiên và Belarus. Điểm đặc biệt đáng chú ý là Việt
Nam và toàn bộ các nước ASEAN bỏ phiếu thuận. Trung Quốc bỏ phiếu trắng.
Việc
Việt Nam và toàn bộ các nước ASEAN lần đầu tiên bỏ phiếu thuận về nội
dung lên án Nga xâm lược là một sự kiện đặc biệt đáng chú ý trong bối
cảnh số lượng nước ủng hộ nghị quyết lên án Nga xâm lược có xu hướng sụt
giảm mạnh kể từ khi Trump trở lại nắm quyền (nghị quyết lên án Nga xâm
lược hồi tháng 2/2025 chỉ được 93 nước thông qua, so với hơn 140 phiếu
trong các nghị quyết trước).
Hội đồng Toàn châu Âu, thành lập năm
1949, bao gồm 46 quốc gia thành viên (không kể Nga, bị khai trừ từ khi
xâm lược Ukraina), gồm 27 thành viên Liên Âu, và nhiều quốc gia ngoài
châu Âu, có tổng dân số khoảng 700 triệu. Đây là lần thứ hai nghị quyết
về hợp tác giữa Liên Hiệp Quốc và Hội đồng Toàn châu Âu được thông qua
kể từ khi Nga xâm lược Ukraina. Trong cuộc bỏ phiếu lần trước, đầu năm
2023, chỉ có hai nước ASEAN ủng hộ nội dung lên án Nga xâm lược (Singapore và Philippines).
« Cơ chế đa phương quốc tế », linh hồn của Liên Hiệp Quốc : Ai bảo vệ, ai ngăn cản ?
Trong nghị quyết nói trên, Đại Hội Đồng ghi nhận « những thách thức chưa từng có mà châu Âu đang phải đối mặt do cuộc xâm lược của Liên bang Nga chống Ukraina, và trước đó là chống Gruzia, việc Liên bang Nga không còn là thành viên của Hội đồng Toàn châu Âu đòi hỏi Liên Hiệp Quốc và Hội đồng Toàn châu Âu phải tăng cường hợp tác, đặc biệt là nhằm khôi phục nhanh chóng hòa bình, và duy trì hòa bình và an ninh dựa trên sự tôn trọng chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và nền độc lập của mọi quốc gia… ». Đại Hội Đồng cũng lưu ý « Hội đồng Toàn châu Âu đang đóng góp vào công việc của một nhóm chuyên trách có trách nhiệm thành lập một Tòa án đặc biệt xét xử tội ác xâm lược chống lại Ukraina và sẵn sàng xem xét khả năng cung cấp chuyên môn và hỗ trợ kỹ thuật giúp cho việc thành lập và… hoạt động của Tòa án đặc biệt này ».
Hội đồng Toàn Châu Âu cho phép « tăng cường cơ chế đa phương quốc tế, thúc đẩy bảo vệ quyền con người và các quyền tự do căn bản », « chế độ dân chủ và Nhà nước pháp quyền », đóng góp nhiều cho « việc duy trì một châu Âu ổn định và hòa bình », theo Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc.
Trong
bối cảnh các chế độ độc đoán trỗi dậy khắp nơi, Hội đồng Toàn châu Âu
và Liên Hiệp Châu Âu nổi lên như ốc đảo của hòa bình và hợp tác. Trong
bối cảnh cơ chế « đa phương quốc tế », vốn được coi là « linh hồn » của Liên Hiệp Quốc (« Beating Heart », chữ dùng của tổng thư ký LHQ Antonio Guterres) nền tảng của hợp tác toàn cầu và « hệ thống an ninh thế giới »,
đang bị đe dọa nghiêm trọng, việc ủng hộ hợp tác giữa Liên Hiệp Quốc và
Hội đồng Toàn Châu Âu có thể coi là chất thử cho thiện chí của các
nước.
Việc toàn thể khối ASEAN ủng hộ nghị quyết nói trên của Liên
Hiệp Quốc trong lúc Trung Quốc – quốc gia vừa lớn tiếng khẳng định là
trụ cột của hệ thống quốc tế, với Liên Hiệp Quốc là nòng cốt - bỏ phiếu
trắng nói lên điều gì ?
*************
Chính quyền Trump tấn công giới học thuật, tổng thống Macron mời gọi các nhà nghiên cứu đến Pháp
Minh Phương
3–4 minutes
Hôm
qua, 18/04/2025, tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã mời gọi các nhà
nghiên cứu "từ khắp nơi trên thế giới" "chọn Pháp" và châu Âu, đồng thời
cho biết sẽ tổ chức một buổi gặp gỡ lớn với "cộng đồng nghiên cứu" vào
05/05 tới đây. Lời mời gọi của nguyên thủ Pháp được đưa ra vào lúc ngày
càng nhiều nhà nghiên cứu cân nhắc rời bỏ Mỹ, sau các hành động tấn công
của chính quyền Trump vào giới tinh hoa học thuật.
Đăng ngày: Sửa đổi ngày:
3 phút
Tổng thống Macron khẳng định trên mạng X : "Tại Pháp, nghiên cứu là một ưu tiên, đổi mới là một văn hóa, khoa học là một chân trời không giới hạn." Ngoài ra, theo hãng tin AFP, cựu tổng thống Pháp François Hollande, giờ là dân biểu, đã đề xuất một dự luật nhằm tạo tư cách "tị nạn khoa học" để thu hút các nhà nghiên cứu Mỹ bị chính quyền Trump nhắm tới.
Song song với đó, chính phủ Pháp hôm thứ Năm 17/04 đã ra mắt một dự án mang tên "Choose France for Science" (Hãy chọn nước Pháp để nghiên cứu khoa học), được mô tả như "bước khởi động để chuẩn bị chào đón các nhà nghiên cứu quốc tế đến sinh sống tại châu Âu." Các
chủ đề nghiên cứu của các dự án này chủ yếu xoay quanh các lĩnh vực như
sức khỏe, khí hậu và đa dạng sinh học, công nghệ số và trí tuệ nhân
tạo, không gian vũ trụ và nông nghiệp. Chính phủ Pháp cho biết thêm : "Mỗi
dự án tiếp nhận được tài trợ bởi các tổ chức, với sự hỗ trợ của chính
quyền địa phương và khu vực tư nhân nếu cần, và có thể nhận thêm tài trợ
từ nhà nước thông qua chương trình France 2030, với mức tối đa lên tới
50% tổng số tiền của dự án".
Trường đại học Aix-Marseille
(AMU), nơi đã phát động lời kêu gọi đối với các nhà nghiên cứu Mỹ từ đầu
tháng 3, cũng thông báo khởi xướng chương trình "Safe place for science" (Nơi
an toàn cho khoa học) với kế hoạch cấp từ 600.000 đến 800.000 euro
(tương đương gần 18-24 tỷ đồng) cho mỗi nhà nghiên cứu trong vòng 3 năm.
Pháp trở thành mục tiêu tấn công trên mạng của Nga
Pháp
trở thành mục tiêu ưu tiên của các chiến dịch gây ảnh hưởng kỹ thuật số
thân Nga. Trong báo cáo ngày 18/04/2025, được AFP trích dẫn, các tổ
chức chuyên về thao túng trực tuyến DFRLab và CheckFirst cho biết mạng
lưới các trang web có tên “Pravda” được các nhà nghiên cứu và
chính quyền xác định là kênh tuyên truyền thân Nga, đăng tràn ngập
internet hàng triệu nội dung, chủ đề được thiết kế riêng để làm giảm uy
tín và làm suy yếu sự ủng hộ của Pháp đối với Ukraina.
Ví dụ một
cuộc thăm dò giả khẳng định người Pháp thích tổng thống Nga Vladimir
Putin hơn là nguyên thủ Pháp Emmanuel Macron, hoặc nhiều bài viết “sỉ nhục”
tổng thống Pháp, và cũng có hàng trăm nội dung về các chủ đề gây chia
rẽ (bạo lực tình dục, di cư…). Trong số 3,7 triệu bài viết được mạng
lưới “Pravda” đăng kể từ tháng 08/2023 - được chia thành gần
200 trang web nhắm đến các quốc gia hoặc khu vực khác nhau - có 394.400
bài viết nhắm đến Pháp, 376.700 bài nhắm đến Đức và 270.300 bài nhắm đến
Ukraina.
**********
Trung Quốc và Cam Bốt ký thỏa thuận 1,2 tỉ đô la xây kênh Funan Techo
Thu Hằng
~3 minutes
Cam
Bốt là chặng dừng chân cuối cùng trong vòng công du ba nước Đông Nam Á
của chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Ngày 17/04/2025, Cam Bốt và Trung
Quốc đã ký thỏa thuận trị giá 1,2 tỉ đô la tài trợ cho dự án kênh đào
Funan Techo dài 151,2 km từ gần thủ đô Phnom Penh đến vịnh Thái Lan.
Đăng ngày: Sửa đổi ngày:
2 phút
Theo thông cáo ngày 18/04 của ban quản lý dự án chính phủ Cam Bốt, được AP trích dẫn, “kênh đào sẽ tạo ra một hành lang đường thủy nội địa mới có khả năng tiếp nhận tàu thuyền có trọng tải lên đến 3.000 tấn”. Công trình sẽ bao gồm việc đào kênh, xây dựng các âu tàu, cơ sở hạ tầng hàng hải và hậu cần. Dự án kênh đào sẽ tạo ra “đến 50.000 việc làm trực tiếp và gián tiếp tại Cam Bốt”.
Còn theo ông Vương Thông Châu (Wang Tongzhou), chủ tịch tập đoàn Xây dựng Giao thông Trung Quốc (CCCC), “sau
khi hoàn thành, kênh đào sẽ giảm đáng kể chi phí vận tải ở Cam Bốt và
thúc đẩy ngành công nghiệp của Cam Bốt lên mức trung bình đến cao của
chuỗi giá trị”. Tập đoàn CCCC nằm trong danh sách đen của Mỹ vì giúp quân đội Trung Quốc xây dựng và quân sự hóa các đảo nhân tạo ở Biển Đông.
Dự
án được khởi công ngày 05/08/2024 nhưng sau đó bị đình chỉ mà không rõ
lý do, dù thủ tướng Cam Bốt Hun Manet từng tuyên bố công trình sẽ được
thi công “bất kể chi phí là bao nhiêu” vì dự án thúc đẩy “uy tín quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ và sự phát triển của Cam Bốt”.
Được
mô tả là hợp đồng đối tác công tư, thỏa thuận được phó thủ tướng Sun
Chanthol thay mặt cho chính phủ Cam Bốt và Ieng Sunly của Công ty TNHH
Đường thủy nội địa ven biển Funan Techo, đối tác tư nhân, ký kết. Dự án
được phát triển theo hình thức xây dựng - vận hành - chuyển giao, trong
đó các nhà đầu tư Cam Bốt nắm 51% cổ phần và các nhà đầu tư Trung Quốc
nắm giữ 49%.
Giới chuyên gia lo ngại về tác động của dự án đến môi
trường, làm thay đổi dòng chảy của sông Mêkông, sinh kế của người dân,
đặc biệt là ở hạ nguồn. Tuy nhiên, thỏa thuận giữa Trung Quốc và Cam Bốt
khẳng định “đánh giá tác động môi trường nghiêm ngặt do 48 chuyên gia thực hiện đã xác nhận tác động môi trường là tối thiểu”. Ngoài ra, chính phủ Cam Bốt cũng nhấn mạnh đến nỗ lực nhằm giảm thiểu việc tái định cư và tiến hành “bồi thường và tham vấn một cách có trách nhiệm”.
tơ bào này toàn dich tin tưc tui liberal AU CHAU khong à chỉ đung 1/2tụi AU CHAU cư sưvoi nươc MY kong băng và dân AU CHAU lười biêng , tôi đả đi choi AU CHAU mừoi ngày ròi thừ bay chăng cò cửa tiệm mở ...dân AU CHAU lười như hủi .
Đây là một bài viết thú vị nêu bật tầm quan trọng của việc bảo tồn bản sắc văn hóa thông qua ngôn ngữ. Sự thay đổi về thuật ngữ có thể mang tính tích cực nếu chúng vẫn giữ được mối liên hệ với truyền thống và lịch sử địa phương. Văn bản này cũng gợi lên những cảm xúc và suy nghĩ tương tự như những gì bạn trải qua khi mua bất động sản. Quá trình này cũng tràn đầy sự phấn khích và niềm vui. Điều này đặc biệt đúng đối với các dự án mới của Al Sharq Investment https://dubai-new-developments.com/al-sharq-investment, cung cấp các lựa chọn nhà ở hiện đại và tiện lợi để giúp bạn tìm được ngôi nhà lý tưởng.
Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !
Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !
Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?
Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?
Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông
Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng
Mặt mày ai lại đi hồ hởi
Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông
Phải chăng “quý” mặt đã thành mông
Con mắt nay đà có nhưng không
Nên mới chổng khu vào hải đảo
Gia tài gấm vóc của tổ tông?