Tin nóng trong ngày

Tin Tức ngày 23 tháng 04 -2025

xxx

Trumvayco 2

*********

TIN TỔNG HỢP

RFI

(AFP) - Chính phủ Hoa Kỳ hôm qua, 21/04/2025, thông báo ý định áp thuế lên tới 3.521% đối với các tấm pin năng lượng Mặt trời từ 4 nước Đông Nam Á, được sản xuất với sự hỗ trợ của Trung Quốc. Theo Cục Quản lý Thương mại Quốc tế (ITA), một cơ quan thuộc bộ Thương Mại Hoa Kỳ, mức thuế quan này sẽ được áp dụng đối với các công ty có trụ sở tại Cam Bốt, Malaysia, Thái Lan và Việt Nam, những công ty bị xem là đã « hưởng lợi một cách không công bằng từ các khoản trợ cấp chính phủ » để xuất khẩu tấm pin năng lượng Mặt trời. 

(NHK) - Thủ tướng Nhật Bản công du Việt Nam và Philippines bàn về thuế hải quan của Mỹ. Chuyến công du dự kiến diễn ra vào tuần tới nhưng chưa có thời gian cụ thể. Ngoài hồ sơ thuế quan của Mỹ, thủ tướng Nhật Bản cũng sẽ nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc duy trì trật tự quốc tế tự do và cởi mở, dựa trên Nhà nước pháp quyền, cũng như tầm quan trọng của việc tăng cường hợp tác an ninh với hai nước Việt Nam và Philippines trong bối cảnh Trung Quốc gia tăng hoạt động trên biển.

(AFP) - Mỹ - Ấn Độ hoan nghênh các tiến triển để đàm phán hiệp định thương mại song phương. Phó thủ tướng Hoa Kỳ J.D. Vance đã gặp thủ tướng Ấn Độ vào hôm qua, 21/04/2025. Cả hai cùng hoan nghênh những tiến triển đạt được để tiến tới thiết lập một hiệp định thương mại song phương. Trong bối cảnh Hoa Kỳ khai mào cuộc chiến thuế quan, hiệp định này sẽ là dịp “để đàm phán một thỏa thuận thương mại mới và hiện đại, tập trung vào thúc đẩy việc tạo việc làm và phúc lợi của người dân của cả hai nước”. Hoa Kỳ là đối tác thương mại lớn nhất của Ấn Độ. Thương mại song phương đạt 129 tỷ đô la vào năm 2024, với thặng dư 45,7 tỷ đô la về phía Ấn Độ. New Delhi hy vọng sẽ tận dụng được khoảng thời gian hoãn áp thuế 90 ngày để ký kết một hiệp định thương mại với Washington.  

(Tân Hoa xã) - Trung Quốc và Việt Nam tuần tra chung ở vịnh Bắc Bộ. Theo trang Tân Hoa xã, cuộc tuần tra chung đầu tiên của năm 2025 được tiến hành ngày 21/04. Hạm đội tuần tra chung gồm có tàu Yongxing và Xisha của Lực lượng bảo vệ bờ biển Trung Quốc (CCG) và hai tàu Cảnh sát biển 8004 và 8003 của Việt Nam. Hai bên tiến hành kiểm tra thực thi pháp luật đối với các tàu cá của cả hai nước hoạt động ở vịnh Bắc Bộ, « phối hợp quản lý các hoạt động đánh bắt cá trên biển, ứng phó hiệu quả với các trường hợp khẩn cấp trên biển và cùng nhau bảo vệ sự ổn định trên biển ».

(AP) - Trung Quốc và Indonesia họp 2+2 Quốc Phòng và Ngoại Giao. Cuộc họp diễn ra hôm qua 21/04/2025, tại Bắc Kinh. Bất chấp căng thẳng ở Biển Đông, hai bên nhất trí hợp tác xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển khoáng sản và an ninh chung. Indonesia luôn lo ngại về những hoạt động của Trung Quốc gần quần đảo Natuna, phía nam Biển Đông, nơi Bắc Kinh tuyên bố gần như toàn bộ chủ quyền. Còn theo ngoại trưởng Vương Nghị, hai bên đã nhất trí tăng cường hơn nữa hợp tác an ninh theo hướng toàn diện và bền vững.

(AFP) - Miến Điện : Tập đoàn quân sự triển hạn hưu chiến đến ngày 30/04/2025. Quyết định triển hạn được ban hành ngày 22/04, chỉ vài tiếng khi lệnh ngừng bắn sẽ hết hiệu lực vào nửa đêm (giờ địa phương). Mục đích là để tiếp tục hoạt động cứu trợ, tái thiết những khu vực bị trận động đất 7,7° Richter ngày 28/03 khiến hơn 3.700 người chết. Ngoài ra, hơn 60.000 thanh niên Miến Điện phải làm lại bài thi vào đại học, dự kiến diễn ra từ ngày 16-21/06, vì bài thi của họ bị hỏa hoạn thiêu rụi sau trận động đất. 

(AFP) - Động đất 6,2° Richter ở ngoài khơi Indonesia. Trận động đất xảy ra lúc 19 giờ 17 (giờ địa phương) ngày 22/04/2025 ở độ sâu 117 km, ở giữa quần đảo Moluccas của Indonesia và miền nam Philippines. Tuy nhiên, theo Cơ quan Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ (USGS), không có bất kỳ cảnh báo sóng thần nào được đưa ra.

(RFI/Le Figaro) - Pháp tài trợ hơn 3 tỉ euro cho đảo Mayotte và gia tăng chống di dân bất hợp pháp. Khoản ngân sách này nằm trong kế hoạch « tái thiết » trong 6 năm (2025-2031) đến từ các « quỹ của Nhà nước », « của châu Âu » « các nhà tài trợ quốc tế » được tổng thống Emmanuel Macron thông báo ngày 21/04/2025 tại đảo Mayotte, lãnh thổ hải ngoại nghèo nhất nước Pháp và bị bão Chido tàn phá vào tháng 12/2024. Ngoài ra, trong khuôn khổ chiến dịch « Bức tường sắt », tổng thống Macron đặt mục tiêu 35.000 vụ trục xuất di dân bất hợp pháp mỗi năm, so với khoảng 22.000 vụ vào năm 2023. 

(AFP) - Đả kích chủ tịch FED, tổng thống Mỹ lại khiến thị trường chứng khoán chao đảo. Trên mạng Truth Social ngày 21/04/2025, tổng thống Donald Trump đổ lỗi cho chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) Jerome Powell : « Nền kinh tế có thể sẽ CHẬM LẠI trừ khi « Ông chậm chạp», kẻ đại bại đó, hạ lãi suất NGAY BÂY GIỜ ». Tuyên bố đó khiến thị trường chứng khoán New York giảm mạnh vào giờ đóng cửa ngày 21/04 trong bối cảnh bất ổn dai dẳng liên quan đến chiến tranh thương mại : chỉ số Dow Jones giảm 2,48%, Nasdaq giảm 2,55%... Theo giới chuyên gia, thị trường lo ngại khả năng tổng thống Trump sẽ cách chức ông Powell, vì « quyết định như vậy có thể dẫn tới khủng hoảng lòng tin ».

(Le Figaro) - Người dân châu Âu được cảnh báo cẩn thận về điện thoại, máy tính xách tay khi đến Mỹ. Chính quyền nhiều nước khuyến khích công dân trang bị những thiết bị được cài đặt riêng nếu đến Mỹ. Trước đây, khuyến cáo này chỉ được áp dụng khi đi Trung Quốc. Bộ Ngoại Giao Pháp nhắc lại Mỹ có « toàn quyền » trong các vấn đề nhập cảnh và lưu trú của công dân nước ngoài trên lãnh thổ của họ. Ủy Ban Châu Âu yêu cầu nhân viên khi đi công tác Hoa Kỳ phải để lại điện thoại thông minh và máy tính làm việc và chỉ mang theo các thiết bị « dùng một lần ». Theo báo Le Figaro ngày 21/04/2025, những biện pháp này cho thấy rõ sự lo ngại ngày càng lớn về những hoạt động của chính quyền Mỹ hiện nay.

(AFP) - Trung Quốc chuẩn bị đưa một đội phi hành gia mới lên không gian. Tàu vũ trụ có người lái Thần Châu-20 (Shenzhou-20) dự kiến sẽ cất cánh từ trạm Jiuquan, tây bắc Trung Quốc, đưa ba phi hành gia vào không gian trong tuần này. Theo Cơ quan Vũ trụ có người lái Trung Quốc (CMSA), được AFP trích dẫn ngày 22/04/2025, « cơ sở, thiết bị tại địa điểm phóng trong tình trạng tốt. Các cuộc kiểm tra chức năng và thử nghiệm chung sẽ được tiến hành theo kế hoạch ». Với sứ mệnh mới, Trung Quốc tiếp tục theo đuổi mục tiêu đưa phi hành gia lên Mặt Trăng trong vòng 5 năm tới.

(Le Figaro) - Lịch sự với trí tuệ nhân tạo-AI gây tốn kém thêm. Trả lời một người sử dụng internet trong một buổi giao lưu ngày 17/04/2025, Sam Altman, ông chủ của ChatGPT, thừa nhận lịch sự với AI bằng những câu « cảm ơn », « làm ơn » khiến OpenAI (sở hữu ChatGPT) tốn thêm « vài chục triệu đô la » tiền điện. Lý dó là kể cả những từ đơn giản cũng khiến AI phải tính toán, tìm kiếm, nghiên cứu và như vậy làm tốn điện và nước. Tuy nhiên, ông cũng cho rằng số tiền đó « biết đâu lại được chi đúng cách » để ChatGPT học được phép lịch sự và để AI cư xử tốt trong tương lai. 

(AFP) -  Hoa Kỳ : Đại học Harvard đệ đơn kiện chính quyền Trump vì “đóng băng viện trợ liên bang”. Hôm qua, 21/04/2025, đại học Harvard nhận định rằng việc chính phủ Hoa Kỳ đình chỉ 2,2 tỷ đôla tài trợ liên bang của trường, giống như cách để “kiểm soát học thuật tại Harvard”. Trong đơn kiện, nộp lên tòa án liên bang Boston, Harvard chỉ trích chính quyền Trump hành động tùy tiện, “bất hợp pháp”, vi phạm quyền tự do ngôn luận được quy định trong Hiến Pháp Hoa Kỳ. Từ nhiều tuần qua, chính quyền của Donald Trump cáo buộc nhiều trường đại học danh tiếng dung dưỡng tình trạng bài Do Thái, đặc biệt là trong phong trào sinh viên phản đối chiến tranh Gaza. 

(AP) - Liên Hiệp Quốc cảnh báo các hoạt động lừa đảo ở châu Á đang lan rộng khắp thế giới. Theo báo cáo của do Văn phòng Liên Hiệp Quốc về Ma túy và Tội phạm (UNODC) được công bố hôm qua, 21/04/2025, các tổ chức tội phạm phát triển mạnh ở Đông Nam Á (Cam Bốt, Miến Điện, Lào), đã mở rộng hoạt động sâu hơn vào các khu vực xa xôi nơi mà luật pháp lỏng lẻo, chuyển từ khu vực này sang khu vực khác, đi trước cảnh sát một bước. Các hoạt động lừa đảo qua mạng do người châu Á cầm đầu còn được phát hiện đang hoạt động tại châu Phi, Nam Á, và Trung Đông và thậm chí tại một số đảo quốc ở Thái Bình Dương, hoặc châu Mỹ. Lợi nhuận từ các hoạt động lừa đảo này lên đến 40 tỷ đô la mỗi năm. 

(AFP) - Liên Hiệp Quốc cảnh báo Haiti tiến gần đến điểm “không thể quay lại được” vì bạo lực băng đảng. Hôm qua, 21/04/2025, trước Hội Đồng Bảo An, đại diện đặc biệt của Liên Hiệp Quốc tại Haiti, đã kêu gọi cộng đồng quốc tế có phản ứng để ngăn chặn Haiti chìm vào “khủng hoảng cục bộ”, trong bối cảnh tình trạng bạo lực băng đảng lan rộng tại nước này. Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc cũng cảnh báo nguy cơ sụp đổ của Nhà nước Haiti ở Port-au-Prince, thủ đô của Haiti, nơi mà các băng đảng đã kiểm soát được 80 %. 

(AFP) - Hà Lan lên án tin tặc Nga tấn công mạng. Cơ quan tình báo quân sự Hà Lan hôm qua, 21/04/2025, cho biết các tin tặc Nga đã tấn công mạng vào hệ thống điều khiển kỹ thuật số của một hạ tầng công của nước này vào năm 2024, nhưng không nói rõ là cơ sở nào. Theo cơ quan này, Hà Lan là một “mục tiêu thú vị với Matxcơva” vì nước này luôn ủng hộ Ukraina, là nơi đặt trụ sở của một số tổ chức quốc tế, và là nước có ngành công nghiệp công nghệ cao. Cơ quan tình báo Hà Lan cũng cho biết nhiều thực thể Nga đang lập bản đồ các hạ tầng ở biển Bắc, thực hiện các hoạt động dưới nước, cho thấy có thể Nga đang chuẩn bị các hoạt động gián điệp nhằm mục đích “gây rối, phá hoại”. 


******

Đại học Harvard kiện chính quyền Tổng thống Donald Trump

Huệ Bình

Đơn kiện dài 51 trang của Trường đại học Harvard nộp tại tòa án liên bang ở TP Boston, bang Massachusetts, ngày 21-4.

Trường ĐH Harvard cáo buộc hành động của chính quyền Tổng thống Donald Trump là "tùy tiện và thất thường", đồng thời vi phạm Tu chính án thứ nhất, các điều khoản theo luật định của Mục VI của Đạo luật Dân quyền.

Đơn kiện nêu rõ: "Vụ kiện này liên quan đến việc chính phủ sử dụng việc đình chỉ tài trợ liên bang như một công cụ gây áp lực nhằm kiểm soát các quyết định học thuật tại Harvard". Đồng thời, đơn kiện cho biết nhiều tổ chức khác cũng là mục tiêu của ông Donald Trump.

Theo đơn kiện, Harvard cho rằng "chính phủ đã không thể xác định mối liên hệ hợp lý nào giữa lo ngại về chủ nghĩa bài Do Thái và việc đóng băng các nghiên cứu y tế, khoa học, công nghệ nhằm cứu sống người Mỹ, thúc đẩy thành công, bảo vệ an ninh quốc gia và duy trì vị thế dẫn đầu toàn cầu về đổi mới sáng tạo của Mỹ".

Trường Đại học Harvard kiện chính quyền ông Donald Trump - Ảnh 1.

Sinh viên tại Trường ĐH Harvard ngày 25-4. Ảnh: AP

Theo hãng tin AP, trong vòng vài giờ, Nhà Trắng đã phản ứng dữ dội. Người phát ngôn Nhà Trắng Harrison Fields cho biết trong một email hôm 21-4 rằng hỗ trợ của liên bang cho các tổ chức như Harvard, nơi làm giàu cho các viên chức được trả lương cao bằng tiền thuế từ các gia đình Mỹ, đang gặp khó khăn và sắp kết thúc.

"Tiền của người nộp thuế là một đặc quyền và Harvard không đáp ứng được các điều kiện cơ bản cần thiết để tiếp cận đặc quyền đó" – ông Harrison Fields nêu rõ.

Trong khi đó, cựu sinh viên Anurima Bhargava ủng hộ trường Harvard, ca ngợi việc đệ đơn kiện và cáo buộc chính quyền ông Donald Trump "tấn công liều lĩnh và bất hợp pháp" vào Harvard.

Hội đồng Giáo dục Mỹ, đại diện cho hơn 1.600 trường cao đẳng và đại học tại nước này, cũng hoan nghênh hành động của trường Harvard, cho rằng chính phủ đã vi phạm quy trình tố tụng và pháp quyền.

Theo AP, trong một lá thư gửi trường Harvard đầu tháng 4, chính quyền Tổng thống Donald Trump yêu cầu trường cải tổ bộ máy lãnh đạo, thay đổi chính sách tuyển sinh, kiểm tra quan điểm đa dạng trong trường và ngừng công nhận một số câu lạc bộ sinh viên.

Hiệu trưởng Harvard Alan Garber sau đó khẳng định trường sẽ không khuất phục trước những yêu cầu này. Đáp lại, chính phủ đã đóng băng khoản tài trợ liên bang dành cho nhà trường.

Vụ kiện của trường Harvard diễn ra sau khi chính quyền ông Donald Trump lên kế hoạch cắt thêm 1 tỉ USD, bên cạnh khoản cắt 2,2 tỉ USD đã công bố trước đây.


*****************

TIN TỔNG HỢP

RFI

(AFP) - Chính phủ Hoa Kỳ hôm qua, 21/04/2025, thông báo ý định áp thuế lên tới 3.521% đối với các tấm pin năng lượng Mặt trời từ 4 nước Đông Nam Á, được sản xuất với sự hỗ trợ của Trung Quốc. Theo Cục Quản lý Thương mại Quốc tế (ITA), một cơ quan thuộc bộ Thương Mại Hoa Kỳ, mức thuế quan này sẽ được áp dụng đối với các công ty có trụ sở tại Cam Bốt, Malaysia, Thái Lan và Việt Nam, những công ty bị xem là đã « hưởng lợi một cách không công bằng từ các khoản trợ cấp chính phủ » để xuất khẩu tấm pin năng lượng Mặt trời. 

(NHK) - Thủ tướng Nhật Bản công du Việt Nam và Philippines bàn về thuế hải quan của Mỹ. Chuyến công du dự kiến diễn ra vào tuần tới nhưng chưa có thời gian cụ thể. Ngoài hồ sơ thuế quan của Mỹ, thủ tướng Nhật Bản cũng sẽ nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc duy trì trật tự quốc tế tự do và cởi mở, dựa trên Nhà nước pháp quyền, cũng như tầm quan trọng của việc tăng cường hợp tác an ninh với hai nước Việt Nam và Philippines trong bối cảnh Trung Quốc gia tăng hoạt động trên biển.

(AFP) - Mỹ - Ấn Độ hoan nghênh các tiến triển để đàm phán hiệp định thương mại song phương. Phó thủ tướng Hoa Kỳ J.D. Vance đã gặp thủ tướng Ấn Độ vào hôm qua, 21/04/2025. Cả hai cùng hoan nghênh những tiến triển đạt được để tiến tới thiết lập một hiệp định thương mại song phương. Trong bối cảnh Hoa Kỳ khai mào cuộc chiến thuế quan, hiệp định này sẽ là dịp “để đàm phán một thỏa thuận thương mại mới và hiện đại, tập trung vào thúc đẩy việc tạo việc làm và phúc lợi của người dân của cả hai nước”. Hoa Kỳ là đối tác thương mại lớn nhất của Ấn Độ. Thương mại song phương đạt 129 tỷ đô la vào năm 2024, với thặng dư 45,7 tỷ đô la về phía Ấn Độ. New Delhi hy vọng sẽ tận dụng được khoảng thời gian hoãn áp thuế 90 ngày để ký kết một hiệp định thương mại với Washington.  

(Tân Hoa xã) - Trung Quốc và Việt Nam tuần tra chung ở vịnh Bắc Bộ. Theo trang Tân Hoa xã, cuộc tuần tra chung đầu tiên của năm 2025 được tiến hành ngày 21/04. Hạm đội tuần tra chung gồm có tàu Yongxing và Xisha của Lực lượng bảo vệ bờ biển Trung Quốc (CCG) và hai tàu Cảnh sát biển 8004 và 8003 của Việt Nam. Hai bên tiến hành kiểm tra thực thi pháp luật đối với các tàu cá của cả hai nước hoạt động ở vịnh Bắc Bộ, « phối hợp quản lý các hoạt động đánh bắt cá trên biển, ứng phó hiệu quả với các trường hợp khẩn cấp trên biển và cùng nhau bảo vệ sự ổn định trên biển ».

(AP) - Trung Quốc và Indonesia họp 2+2 Quốc Phòng và Ngoại Giao. Cuộc họp diễn ra hôm qua 21/04/2025, tại Bắc Kinh. Bất chấp căng thẳng ở Biển Đông, hai bên nhất trí hợp tác xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển khoáng sản và an ninh chung. Indonesia luôn lo ngại về những hoạt động của Trung Quốc gần quần đảo Natuna, phía nam Biển Đông, nơi Bắc Kinh tuyên bố gần như toàn bộ chủ quyền. Còn theo ngoại trưởng Vương Nghị, hai bên đã nhất trí tăng cường hơn nữa hợp tác an ninh theo hướng toàn diện và bền vững.

(AFP) - Miến Điện : Tập đoàn quân sự triển hạn hưu chiến đến ngày 30/04/2025. Quyết định triển hạn được ban hành ngày 22/04, chỉ vài tiếng khi lệnh ngừng bắn sẽ hết hiệu lực vào nửa đêm (giờ địa phương). Mục đích là để tiếp tục hoạt động cứu trợ, tái thiết những khu vực bị trận động đất 7,7° Richter ngày 28/03 khiến hơn 3.700 người chết. Ngoài ra, hơn 60.000 thanh niên Miến Điện phải làm lại bài thi vào đại học, dự kiến diễn ra từ ngày 16-21/06, vì bài thi của họ bị hỏa hoạn thiêu rụi sau trận động đất. 

(AFP) - Động đất 6,2° Richter ở ngoài khơi Indonesia. Trận động đất xảy ra lúc 19 giờ 17 (giờ địa phương) ngày 22/04/2025 ở độ sâu 117 km, ở giữa quần đảo Moluccas của Indonesia và miền nam Philippines. Tuy nhiên, theo Cơ quan Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ (USGS), không có bất kỳ cảnh báo sóng thần nào được đưa ra.

(RFI/Le Figaro) - Pháp tài trợ hơn 3 tỉ euro cho đảo Mayotte và gia tăng chống di dân bất hợp pháp. Khoản ngân sách này nằm trong kế hoạch « tái thiết » trong 6 năm (2025-2031) đến từ các « quỹ của Nhà nước », « của châu Âu » « các nhà tài trợ quốc tế » được tổng thống Emmanuel Macron thông báo ngày 21/04/2025 tại đảo Mayotte, lãnh thổ hải ngoại nghèo nhất nước Pháp và bị bão Chido tàn phá vào tháng 12/2024. Ngoài ra, trong khuôn khổ chiến dịch « Bức tường sắt », tổng thống Macron đặt mục tiêu 35.000 vụ trục xuất di dân bất hợp pháp mỗi năm, so với khoảng 22.000 vụ vào năm 2023. 

(AFP) - Đả kích chủ tịch FED, tổng thống Mỹ lại khiến thị trường chứng khoán chao đảo. Trên mạng Truth Social ngày 21/04/2025, tổng thống Donald Trump đổ lỗi cho chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) Jerome Powell : « Nền kinh tế có thể sẽ CHẬM LẠI trừ khi « Ông chậm chạp», kẻ đại bại đó, hạ lãi suất NGAY BÂY GIỜ ». Tuyên bố đó khiến thị trường chứng khoán New York giảm mạnh vào giờ đóng cửa ngày 21/04 trong bối cảnh bất ổn dai dẳng liên quan đến chiến tranh thương mại : chỉ số Dow Jones giảm 2,48%, Nasdaq giảm 2,55%... Theo giới chuyên gia, thị trường lo ngại khả năng tổng thống Trump sẽ cách chức ông Powell, vì « quyết định như vậy có thể dẫn tới khủng hoảng lòng tin ».

(Le Figaro) - Người dân châu Âu được cảnh báo cẩn thận về điện thoại, máy tính xách tay khi đến Mỹ. Chính quyền nhiều nước khuyến khích công dân trang bị những thiết bị được cài đặt riêng nếu đến Mỹ. Trước đây, khuyến cáo này chỉ được áp dụng khi đi Trung Quốc. Bộ Ngoại Giao Pháp nhắc lại Mỹ có « toàn quyền » trong các vấn đề nhập cảnh và lưu trú của công dân nước ngoài trên lãnh thổ của họ. Ủy Ban Châu Âu yêu cầu nhân viên khi đi công tác Hoa Kỳ phải để lại điện thoại thông minh và máy tính làm việc và chỉ mang theo các thiết bị « dùng một lần ». Theo báo Le Figaro ngày 21/04/2025, những biện pháp này cho thấy rõ sự lo ngại ngày càng lớn về những hoạt động của chính quyền Mỹ hiện nay.

(AFP) - Trung Quốc chuẩn bị đưa một đội phi hành gia mới lên không gian. Tàu vũ trụ có người lái Thần Châu-20 (Shenzhou-20) dự kiến sẽ cất cánh từ trạm Jiuquan, tây bắc Trung Quốc, đưa ba phi hành gia vào không gian trong tuần này. Theo Cơ quan Vũ trụ có người lái Trung Quốc (CMSA), được AFP trích dẫn ngày 22/04/2025, « cơ sở, thiết bị tại địa điểm phóng trong tình trạng tốt. Các cuộc kiểm tra chức năng và thử nghiệm chung sẽ được tiến hành theo kế hoạch ». Với sứ mệnh mới, Trung Quốc tiếp tục theo đuổi mục tiêu đưa phi hành gia lên Mặt Trăng trong vòng 5 năm tới.

(Le Figaro) - Lịch sự với trí tuệ nhân tạo-AI gây tốn kém thêm. Trả lời một người sử dụng internet trong một buổi giao lưu ngày 17/04/2025, Sam Altman, ông chủ của ChatGPT, thừa nhận lịch sự với AI bằng những câu « cảm ơn », « làm ơn » khiến OpenAI (sở hữu ChatGPT) tốn thêm « vài chục triệu đô la » tiền điện. Lý dó là kể cả những từ đơn giản cũng khiến AI phải tính toán, tìm kiếm, nghiên cứu và như vậy làm tốn điện và nước. Tuy nhiên, ông cũng cho rằng số tiền đó « biết đâu lại được chi đúng cách » để ChatGPT học được phép lịch sự và để AI cư xử tốt trong tương lai. 

(AFP) -  Hoa Kỳ : Đại học Harvard đệ đơn kiện chính quyền Trump vì “đóng băng viện trợ liên bang”. Hôm qua, 21/04/2025, đại học Harvard nhận định rằng việc chính phủ Hoa Kỳ đình chỉ 2,2 tỷ đôla tài trợ liên bang của trường, giống như cách để “kiểm soát học thuật tại Harvard”. Trong đơn kiện, nộp lên tòa án liên bang Boston, Harvard chỉ trích chính quyền Trump hành động tùy tiện, “bất hợp pháp”, vi phạm quyền tự do ngôn luận được quy định trong Hiến Pháp Hoa Kỳ. Từ nhiều tuần qua, chính quyền của Donald Trump cáo buộc nhiều trường đại học danh tiếng dung dưỡng tình trạng bài Do Thái, đặc biệt là trong phong trào sinh viên phản đối chiến tranh Gaza. 

(AP) - Liên Hiệp Quốc cảnh báo các hoạt động lừa đảo ở châu Á đang lan rộng khắp thế giới. Theo báo cáo của do Văn phòng Liên Hiệp Quốc về Ma túy và Tội phạm (UNODC) được công bố hôm qua, 21/04/2025, các tổ chức tội phạm phát triển mạnh ở Đông Nam Á (Cam Bốt, Miến Điện, Lào), đã mở rộng hoạt động sâu hơn vào các khu vực xa xôi nơi mà luật pháp lỏng lẻo, chuyển từ khu vực này sang khu vực khác, đi trước cảnh sát một bước. Các hoạt động lừa đảo qua mạng do người châu Á cầm đầu còn được phát hiện đang hoạt động tại châu Phi, Nam Á, và Trung Đông và thậm chí tại một số đảo quốc ở Thái Bình Dương, hoặc châu Mỹ. Lợi nhuận từ các hoạt động lừa đảo này lên đến 40 tỷ đô la mỗi năm. 

(AFP) - Liên Hiệp Quốc cảnh báo Haiti tiến gần đến điểm “không thể quay lại được” vì bạo lực băng đảng. Hôm qua, 21/04/2025, trước Hội Đồng Bảo An, đại diện đặc biệt của Liên Hiệp Quốc tại Haiti, đã kêu gọi cộng đồng quốc tế có phản ứng để ngăn chặn Haiti chìm vào “khủng hoảng cục bộ”, trong bối cảnh tình trạng bạo lực băng đảng lan rộng tại nước này. Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc cũng cảnh báo nguy cơ sụp đổ của Nhà nước Haiti ở Port-au-Prince, thủ đô của Haiti, nơi mà các băng đảng đã kiểm soát được 80 %. 

(AFP) - Hà Lan lên án tin tặc Nga tấn công mạng. Cơ quan tình báo quân sự Hà Lan hôm qua, 21/04/2025, cho biết các tin tặc Nga đã tấn công mạng vào hệ thống điều khiển kỹ thuật số của một hạ tầng công của nước này vào năm 2024, nhưng không nói rõ là cơ sở nào. Theo cơ quan này, Hà Lan là một “mục tiêu thú vị với Matxcơva” vì nước này luôn ủng hộ Ukraina, là nơi đặt trụ sở của một số tổ chức quốc tế, và là nước có ngành công nghiệp công nghệ cao. Cơ quan tình báo Hà Lan cũng cho biết nhiều thực thể Nga đang lập bản đồ các hạ tầng ở biển Bắc, thực hiện các hoạt động dưới nước, cho thấy có thể Nga đang chuẩn bị các hoạt động gián điệp nhằm mục đích “gây rối, phá hoại”. 


**********

Ghế bộ trưởng quốc phòng Mỹ đang lung lay?

Phạm Nghĩa

Đài phát thanh Công cộng Quốc gia Mỹ (NPR) cho biết thông tin trên do một quan chức Mỹ giấu tên tiết lộ.

Theo quan chức này, Bộ trưởng Quốc phòng Pete Hegseth đang bị chỉ trích sau khi thừa nhận chia sẻ thông tin mật trong một nhóm chát trên Signal, trong nhóm có vợ, anh trai và luật sư của ông Hegseth.

Nguồn tin cho hay ông Hegseth đã sử dụng ứng dụng nhắn tin Signal trên điện thoại thông minh cá nhân, cung cấp thông tin chi tiết về các cuộc không kích vào các mục tiêu của phong trào Houthi ở Yemen. 

Mỹ chuẩn bị thay bộ trưởng quốc phòng?- Ảnh 1.

Bộ trưởng Quốc phòng Pete Hegseth. Ảnh: ANP

Hồi tháng 3, ông Hegseth cũng chia sẻ những thông tin chi tiết tương tự với các quan chức cấp cao của Nhà Trắng trong một nhóm trò chuyện Signal khác, vô tình bao gồm Tổng biên tập tờ The Atlantic.

Vụ rò rỉ đó diễn ra vài giờ trước khi các cuộc không kích xảy ra, có thể gây nguy hiểm cho phi công Mỹ nếu thông tin về thời điểm không kích bị đối thủ của Mỹ tiếp cận. Houthi được cho là đã 2 lần bắn hạ máy bay không người lái Predator của Mỹ.

Tuy nhiên, Thư ký báo chí Nhà Trắng Karoline Leavitt phủ nhận nỗ lực thay thế ông Hegseth, đồng thời nhấn mạnh Tổng thống Donald Trump "ủng hộ ông Hegseth một cách mạnh mẽ". 

Phát biểu với các phóng viên tại Nhà Trắng, Tổng thống Donald Trump cho rằng những lo ngại về các cuộc trò chuyện trên Signal là "lãng phí thời gian". Nhà lãnh đạo Mỹ nói thêm: “Ông Hegseth đang làm rất tốt. Hãy hỏi Houthi xem ông ấy thế nào”. 

Về phần mình, hôm 21-4, ông Hegseth tuyên bố: “Đây là những gì giới truyền thông làm. Họ lấy nguồn tin ẩn danh từ các cựu nhân viên bất mãn, cố gắng cắt xén và hủy hoại danh tiếng. Điều đó sẽ không hiệu quả với tôi. Tôi đã nói chuyện với tổng thống và chúng tôi sẽ tiếp tục chiến đấu”. 

Đài ABC News cho biết Tổng thanh tra độc lập của Lầu Năm Góc đang xem xét việc ông Hegseth sử dụng Signal để thảo luận về các hoạt động quân sự.

Hơn 30 đảng viên Dân chủ đã công khai kêu gọi ông Hegseth từ chức hoặc bị sa thải, bao gồm lãnh đạo phe thiểu số tại Thượng viện Chuck Schumer.

Trong khi đó, một nhóm giám sát đang gia hạn vụ kiện chống lại chính quyền Tổng thống Donald Trump về việc sử dụng Signal "rộng rãi". Họ lập luận rằng các quan chức cấp nội các đã không lưu giữ hồ sơ của chính phủ đúng luật. 

Tuần trước, 4 cố vấn cấp cao Mỹ đột ngột rời Lầu Năm Góc, bao gồm John Ullyot (xin từ chức), Dan Caldwell, Colin Carroll và Darin Selnick (3 người này bị sa thải với cáo buộc tiết lộ thông tin cho báo chí).


**********

Việt Nam cố ngăn chận nạn gian lận trong xuất khẩu sang Hoa Kỳ

Thanh Phương

Theo hãng tin Reuters hôm nay, 22/04/2025, bộ Công Thương Việt Nam vừa ban hành chỉ thị ngăn chận tình trạng chuyển tải hàng hóa bất hợp pháp sang Hoa Kỳ và các đối tác thương mại khác để tránh mức thuế quan cao của Hoa Kỳ.

Đăng ngày: Sửa đổi ngày:

4 phút

Theo chỉ thị đề ngày 15/04 mà Reuters tham khảo được, bộ Công Thương dự báo gian lận thương mại có khả năng gia tăng trong bối cảnh căng thẳng ngày càng tăng do chính sách thuế quan của Hoa Kỳ. Tình trạng này sẽ khiến việc tránh các lệnh trừng phạt mà các nước sẽ áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu trở nên « phức tạp hơn » nếu gian lận không được ngăn chặn. 

Theo chỉ thị này, các quan chức của Bộ Công Thương, Hải quan và các cơ quan khác được yêu cầu tăng cường giám sát và kiểm tra hàng hóa nhập khẩu để xác định nguồn gốc của chúng, « đặc biệt là nguyên liệu thô nhập khẩu dùng để sản xuất và xuất khẩu ».

Hiện nay gần 40% hàng nhập khẩu của Việt Nam là từ Trung Quốc và Washington đã công khai cáo buộc Bắc Kinh sử dụng Việt Nam làm trung tâm chuyển tải để tránh thuế của Hoa Kỳ. Cụ thể, hàng hóa xuất khẩu từ Trung Quốc bị cáo buộc được đưa sang Việt Nam để thay đổi giấy chứng nhận xuất xứ trước khi được xuất khẩu vào Hoa Kỳ, và như vậy có thể được hưởng mức thuế quan thấp hơn so với hàng được dán nhãn là sản phẩm của Trung Quốc. Các thủ tục mới nghiêm ngặt hơn sẽ được triển khai để kiểm tra các nhà máy và giám sát việc cấp nhãn « Made in Vietnam ».

Theo Cổng thông tin điện tử Chính phủ, hôm nay, thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính cũng đã chỉ thị cho các quan chức phải nỗ lực chống gian lận thương mại, hàng giả và giải quyết các vấn đề khác mà Hoa Kỳ quan tâm vào lúc Hà Nội chuẩn bị bắt đầu đàm phán với Washington về thuế quan.

Theo Reuters, việc chính quyền Trump áp mức thuế quan « đối ứng » lên đến 46% đối với ( tạm hoãn áp dụng cho đến tháng 7 ) có thể làm suy yếu nghiêm trọng mô hình tăng trưởng dựa nhiều vào xuất khẩu sang Hoa Kỳ và các khoản đầu tư lớn của các nhà sản xuất nước ngoài. 

Việt Nam tăng cường đàn áp các nhà bất đồng chính kiến

Trong lĩnh vực xã hội và nhân quyền, tổ chức Human Rights Watch, trong thông cáo công bố hôm nay 22/04/2025, tố cáo, « Việt Nam dưới thời Tô Lâm » tăng cường đàn áp những người bầy tỏ bất đồng chính kiến, chỉ trích chính quyền trên mạng.

Trong báo cáo dài 26 trang, được mở đầu bằng trích dẫn của nhà thơ Việt Nam Hoàng Nhuận Cầm : « Tất cả chúng ta đều bị theo dõi. Tất cả chúng ta sắp bị bắt rồi », tổ chức Human Rights Watch nêu ra những trường hợp mà chính phủ Việt Nam, sử dụng điều 331 của Luật Hình sự để trấn áp những người sử dụng mạng xã hội hoặc các phương tiện khác, để công khai chỉ trích các vi phạm quyền tự do tôn giáo, lạm dụng quyền sử dụng đất đai, tình trạng tham nhũng trong chính phủ.

Phó giám đốc của tổ chức, phụ trách khu vực châu Á khẳng định rằng điều 331 là công cụ mà chính phủ Việt Nam đã « lạm dụng để xâm phạm các quyền cơ bản của công dân », không chỉ đàn áp những nhà đối lập chính trị, mà nay, nhắm cả vào thường dân « phàn nàn về dịch vụ công kém chất lượng hay tố cáo tình trạng lạm quyền của cảnh sát ».

Từ năm 2018 đến 2025, theo ước tính của HRW, Việt Nam đã sử dụng điều 331 của luật hình sự, kết án tù nặng nề đối với 124 người vì có những hành vi « ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà nước ». Con số này cao hơn gấp 4 lần trong giai đoạn 2011-2017 (28 trường hợp).  

Theo HRW, cách cai trị đất nước 100 triệu dân, kiểu « không khoan dung đối với bất cứ chỉ trích nào », « phản ánh sự thất bại của chính phủ » trong việc giải quyết các vấn đề xã hội, mặc dù Hà Nội ngày càng có uy tín trên trường quốc tế và cũng là thành viên của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc.


**********

Tổng thống Putin phản ứng trước lời đe dọa của EU về Ngày Chiến thắng

Minh Thu

Tuần trước, Kaja Kallas, nhà ngoại giao hàng đầu EU khuyến cáo lãnh đạo của các nước thành viên và ứng viên gia nhập liên minh không nên đến Nga để tham gia sự kiện kỷ niệm Ngày chiến thắng, mà thay vào đó nên đến Kiev để thể hiện sự đoàn kết với Ukraine. Bà Kallas thậm chí cảnh báo "không được xem nhẹ" việc tham gia các sự kiện tại Moscow năm nay.

Theo hãng tin RT, bình luận về thông tin trên, ông Putin hôm 21/4 phát biểu: "Những người sẽ đến Nga có lòng dũng cảm hơn nhiều so với những người đang ẩn sau lưng ai đó và cố gắng đe dọa người khác. Trong trường hợp này là đe dọa những người muốn tôn vinh công lao lịch sử của các cá nhân đã hy sinh mạng sống trong cuộc chiến chống chủ nghĩa phát xít". 

putin ngay chien thang.jpg
Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ảnh: Tass

Hiện tại, Thủ tướng Slovakia Robert Fico là nhà lãnh đạo EU duy nhất công khai hứa sẽ tới thủ đô Nga dự sự kiện. Ông Fico chỉ trích lời đe dọa của bà Kallas là hoàn toàn “thiếu tôn trọng”.

“Lời cảnh báo của bà Kallas có phải là một hình thức tống tiền hay là tín hiệu cho thấy tôi sẽ bị trừng phạt hay không? Giờ là năm 2025, không phải là năm 1939”, ông Fico chia sẻ trên mạng xã hội X vào tuần trước.

Tổng thống Serbia Aleksandar Vucic cũng cho biết, ông sẽ không thay đổi kế hoạch tới Moscow dù chịu sức ép từ Brussels. Serbia đang là ứng cử viên gia nhập EU. 

Cũng trong ngày 21/4, hãng thông tấn Tass dẫn lời phát ngôn viên Điện Kremlin Dimitry Peskov nói, hiện "không có cuộc đối thoại" nào về việc Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ đến Moscow để dự lễ diễu binh kỷ niệm Ngày Chiến thắng 9/5. 

Ngày Chiến thắng là một trong những ngày lễ quốc gia quan trọng nhất ở Nga. Sự kiện được tổ chức hàng năm vào ngày 9/5 để kỷ niệm chiến thắng năm 1945 của Liên Xô trước Đức Quốc xã và các đồng minh, đồng thời tưởng niệm khoảng 26,6 triệu người Liên Xô, bao gồm cả 18 triệu thường dân, đã thiệt mạng trong Thế chiến II. Năm nay, Chính phủ Nga đã gửi lời mời đến nhiều nguyên thủ quốc gia, trong đó có cả các nhà lãnh đạo Trung Quốc, Ấn Độ và Brazil, cùng một số lãnh đạo quốc tế khác, tới Moscow để dự sự kiện.


***********

Nơi an nghỉ cuối cùng của Giáo hoàng Francis

Giáo hoàng Francis từ lâu bày tỏ mong muốn được an nghỉ tại Vương cung Thánh đường Đức Bà Cả, nơi ông thường lui tới cầu nguyện suốt nhiệm kỳ.

Vatican ngày 21/4 công bố di nguyện về nơi an nghỉ cuối cùng của Giáo hoàng Francis, vài giờ sau khi ông qua đời tại Nhà Thánh Marta, hưởng thọ 88 tuổi.

Không giống như nhiều người tiền nhiệm an nghỉ trong hầm mộ của Vương cung Thánh đường Thánh Peter, Giáo hoàng Francis muốn được chôn cất trong gian giữa nhà nguyện Pauline và nhà nguyện Sforza của Vương cung Thánh đường Đức Bà Cả tại Rome.

"Ngôi mộ nằm dưới đất, đơn giản, không có thêm món đồ trang trí đặc biệt nào và chỉ khắc dòng chữ Franciscus", Giáo hoàng viết trong di nguyện.

Vương cung Thánh đường Đức Bà Cả là nhà thờ có từ thế kỷ thứ năm và nằm tại trung tâm thủ đô Rome của Italy. Đây là một trong bốn vương cung thánh đường của Giáo hội ở Rome và là nhà thờ lớn nhất trong số các cơ sở thờ tự dành cho Đức Mẹ Đồng Trinh trong thành phố.

Giáo hoàng Francis tại Vương cung Thánh đường Đức Bà Cả tại thủ đô Rome, Italy hồi năm 2021. Ảnh: Reuters

Giáo hoàng Francis tại Vương cung Thánh đường Đức Bà Cả tại thủ đô Rome, Italy hồi năm 2021. Ảnh: Reuters

Giáo hoàng Francis rất tận tụy với việc thờ phụng Đức Mẹ Đồng Trinh. Ông thường cầu nguyện tại nhà thờ trước khi khởi hành các chuyến công du nước ngoài và khi trở lại Rome. Tháng 3/2020, trong đợt bùng phát đầu tiên của Covid-19, Giáo hoàng rời Tòa thánh Vatican, đến Vương cung Thánh đường Đức Bà Cả để cầu nguyện chấm dứt đại dịch.

Lần cuối ông đến nhà thờ và cầu nguyện trước Đức Mẹ là ngày 12/4, đánh dấu sự khởi đầu của Tuần Thánh với đỉnh điểm là Lễ Phục sinh.

"Ngài ấy đã đến đây 125 lần kể từ khi trở thành Giáo hoàng và luôn mang theo hoa", Cha Ivan Ricupero, người chủ trì các nghi lễ của vương cung thánh đường, nói.

Giáo hoàng đã bày tỏ mong muốn được chôn cất ở nhà thờ này từ năm 2023. Bảy giáo hoàng từng được chôn cất ở Vương cung Thánh đường Đức Bà Cả. Đây cũng là nơi lưu giữ thi hài của một số người nổi tiếng khác như kiến trúc sư kiêm nhà điêu khắc Gian Lorenzo Bernini, người thiết kế Quảng trường Thánh Peter và các cột xung quanh nó.

Truyền thuyết kể rằng một cặp vợ chồng La Mã giàu có không có con muốn hiến tặng tài sản cho Đức Mẹ Đồng Trinh. Bà hiện ra trong giấc mơ của họ và nói rằng hãy xây một nhà thờ để vinh danh bà tại nơi có phép lạ xảy ra. Vào một đêm mùa hè tháng 8/352, tuyết đã rơi trên ngọn đồi Esquiline, vị trí của nhà thờ hiện tại.

Một truyền thuyết khác cho hay Giáo hoàng Liberius đã mơ thấy Đức Mẹ, trong đó bà bảo ông xây nhà thờ nơi có trận tuyết rơi mùa hè tháng 8/352.

Tuy nhiên, Vatican cho hay những tàn tích của nhà thờ khi đó đã không còn. Vương cung Thánh đường Đức Bà Cả hiện nay bắt đầu được xây dựng dưới thời Giáo hoàng Sixtus III vào khoảng năm 432. Quyết định được đưa ra sau khi hội đồng giám mục Công đồng Ephesus II năm 431 khẳng định Đức Mẹ Maria thực sự là mẹ của Chúa Jesus.

Nhà thờ trải qua nhiều giai đoạn xây dựng, dù nội thất vẫn giữ được nhiều yếu tố nguyên bản của vương cung thánh đường. Gian giữa gồm 40 cột đá cẩm thạch cùng những bức tranh khảm tinh xảo màu xanh và vàng, có niên đại từ thời điểm nhà thờ được xây dựng và mô tả những câu chuyện từ thời Cựu Ước. Mái vòm cũng được trang trí nhiều bức tranh khảm có niên đại từ thế kỷ 5, miêu tả Chúa Jesus khi còn nhỏ.

Vào thế kỷ 13, Giáo hoàng Nicholas IV đã ủy quyền cho nghệ sĩ Jacopo Torriti tạo ra một loạt tranh khảm khác, mô tả hình ảnh trong cuộc đời của Đức Mẹ Maria, để trang trí các khu vực mới được xây dựng.

Bên ngoài Vương cung Thánh đường Đức Bà Cả tại thủ đô Rome, Italy ngày 21/4. Ảnh: Reuters

Bên ngoài Vương cung Thánh đường Đức Bà Cả tại thủ đô Rome, Italy ngày 21/4. Ảnh: Reuters

Vương cung Thánh đường Đức Bà Cả có một số nhà nguyện. Nhà nguyện Sistine do Domenico Fontana xây dựng giai đoạn 1585-87 và trở thành nhà nguyện lớn nhất Rome thời điểm đó. Nơi đây chứa các bức bích họa của Cesare Nebbia và Giovanni Guerra miêu tả cảnh thời thơ ấu của Chúa Jesus, cũng như một nhà bí tích bằng đồng mạ vàng của Ludovico del Duca.

Ngay bên ngoài Nhà nguyện Sistine là lăng mộ của hai nhà điêu khắc Pietro và Gian Lorenzo Bernini. Nơi làm việc của hai nhà điêu khắc được đặt phía sau Nhà nguyện Pauline. Hai nhà điêu khắc này đã đóng góp rất nhiều tác phẩm cho Vương cung Thánh đường Đức Bà Cả.

Mặt tiền của vương cung thánh đường được xây dựng vào giữa thế kỷ 18 bởi kiến trúc sư Italy Ferdinando Fuga. Phía bên ngoài là tháp chuông Romanesque cao gần 76 m, tháp cao nhất ở Rome.

Vương cung Thánh đường lưu giữ một số thánh tích quan trọng của Giáo hội, trong đó có bức tranh Đức Mẹ Đồng Trinh đang bế Chúa Jesus Hài Đồng. Nhà thờ cũng lưu giữ những mảnh gỗ được cho là từ cũi của Chúa Jesus.

Sau khi Giáo hoàng Francis qua đời, tang lễ của ông sẽ được tổ chức trong 9 ngày tại Vatican, với hàng loạt nghi thức truyền thống được tuân thủ nghiêm ngặt. Khác với truyền thống trước đây, thi thể Giáo hoàng sẽ không được đặt trên một bục cao hay nhà táng mà có thể vẫn nằm trong quan tài. Công chúng có thể tới ngắm nhìn và từ biệt ông lần cuối.

Điều này phù hợp với quan điểm đề cao những điều đơn giản của Giáo hoàng Francis và việc ông không thích những nghi lễ quá cầu kỳ cho cái chết của mình.

Thùy Lâm (Theo AFP, Britannica, NBC New York)


**********

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Tin Tức ngày 23 tháng 04 -2025

xxx

Trumvayco 2

*********

TIN TỔNG HỢP

RFI

(AFP) - Chính phủ Hoa Kỳ hôm qua, 21/04/2025, thông báo ý định áp thuế lên tới 3.521% đối với các tấm pin năng lượng Mặt trời từ 4 nước Đông Nam Á, được sản xuất với sự hỗ trợ của Trung Quốc. Theo Cục Quản lý Thương mại Quốc tế (ITA), một cơ quan thuộc bộ Thương Mại Hoa Kỳ, mức thuế quan này sẽ được áp dụng đối với các công ty có trụ sở tại Cam Bốt, Malaysia, Thái Lan và Việt Nam, những công ty bị xem là đã « hưởng lợi một cách không công bằng từ các khoản trợ cấp chính phủ » để xuất khẩu tấm pin năng lượng Mặt trời. 

(NHK) - Thủ tướng Nhật Bản công du Việt Nam và Philippines bàn về thuế hải quan của Mỹ. Chuyến công du dự kiến diễn ra vào tuần tới nhưng chưa có thời gian cụ thể. Ngoài hồ sơ thuế quan của Mỹ, thủ tướng Nhật Bản cũng sẽ nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc duy trì trật tự quốc tế tự do và cởi mở, dựa trên Nhà nước pháp quyền, cũng như tầm quan trọng của việc tăng cường hợp tác an ninh với hai nước Việt Nam và Philippines trong bối cảnh Trung Quốc gia tăng hoạt động trên biển.

(AFP) - Mỹ - Ấn Độ hoan nghênh các tiến triển để đàm phán hiệp định thương mại song phương. Phó thủ tướng Hoa Kỳ J.D. Vance đã gặp thủ tướng Ấn Độ vào hôm qua, 21/04/2025. Cả hai cùng hoan nghênh những tiến triển đạt được để tiến tới thiết lập một hiệp định thương mại song phương. Trong bối cảnh Hoa Kỳ khai mào cuộc chiến thuế quan, hiệp định này sẽ là dịp “để đàm phán một thỏa thuận thương mại mới và hiện đại, tập trung vào thúc đẩy việc tạo việc làm và phúc lợi của người dân của cả hai nước”. Hoa Kỳ là đối tác thương mại lớn nhất của Ấn Độ. Thương mại song phương đạt 129 tỷ đô la vào năm 2024, với thặng dư 45,7 tỷ đô la về phía Ấn Độ. New Delhi hy vọng sẽ tận dụng được khoảng thời gian hoãn áp thuế 90 ngày để ký kết một hiệp định thương mại với Washington.  

(Tân Hoa xã) - Trung Quốc và Việt Nam tuần tra chung ở vịnh Bắc Bộ. Theo trang Tân Hoa xã, cuộc tuần tra chung đầu tiên của năm 2025 được tiến hành ngày 21/04. Hạm đội tuần tra chung gồm có tàu Yongxing và Xisha của Lực lượng bảo vệ bờ biển Trung Quốc (CCG) và hai tàu Cảnh sát biển 8004 và 8003 của Việt Nam. Hai bên tiến hành kiểm tra thực thi pháp luật đối với các tàu cá của cả hai nước hoạt động ở vịnh Bắc Bộ, « phối hợp quản lý các hoạt động đánh bắt cá trên biển, ứng phó hiệu quả với các trường hợp khẩn cấp trên biển và cùng nhau bảo vệ sự ổn định trên biển ».

(AP) - Trung Quốc và Indonesia họp 2+2 Quốc Phòng và Ngoại Giao. Cuộc họp diễn ra hôm qua 21/04/2025, tại Bắc Kinh. Bất chấp căng thẳng ở Biển Đông, hai bên nhất trí hợp tác xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển khoáng sản và an ninh chung. Indonesia luôn lo ngại về những hoạt động của Trung Quốc gần quần đảo Natuna, phía nam Biển Đông, nơi Bắc Kinh tuyên bố gần như toàn bộ chủ quyền. Còn theo ngoại trưởng Vương Nghị, hai bên đã nhất trí tăng cường hơn nữa hợp tác an ninh theo hướng toàn diện và bền vững.

(AFP) - Miến Điện : Tập đoàn quân sự triển hạn hưu chiến đến ngày 30/04/2025. Quyết định triển hạn được ban hành ngày 22/04, chỉ vài tiếng khi lệnh ngừng bắn sẽ hết hiệu lực vào nửa đêm (giờ địa phương). Mục đích là để tiếp tục hoạt động cứu trợ, tái thiết những khu vực bị trận động đất 7,7° Richter ngày 28/03 khiến hơn 3.700 người chết. Ngoài ra, hơn 60.000 thanh niên Miến Điện phải làm lại bài thi vào đại học, dự kiến diễn ra từ ngày 16-21/06, vì bài thi của họ bị hỏa hoạn thiêu rụi sau trận động đất. 

(AFP) - Động đất 6,2° Richter ở ngoài khơi Indonesia. Trận động đất xảy ra lúc 19 giờ 17 (giờ địa phương) ngày 22/04/2025 ở độ sâu 117 km, ở giữa quần đảo Moluccas của Indonesia và miền nam Philippines. Tuy nhiên, theo Cơ quan Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ (USGS), không có bất kỳ cảnh báo sóng thần nào được đưa ra.

(RFI/Le Figaro) - Pháp tài trợ hơn 3 tỉ euro cho đảo Mayotte và gia tăng chống di dân bất hợp pháp. Khoản ngân sách này nằm trong kế hoạch « tái thiết » trong 6 năm (2025-2031) đến từ các « quỹ của Nhà nước », « của châu Âu » « các nhà tài trợ quốc tế » được tổng thống Emmanuel Macron thông báo ngày 21/04/2025 tại đảo Mayotte, lãnh thổ hải ngoại nghèo nhất nước Pháp và bị bão Chido tàn phá vào tháng 12/2024. Ngoài ra, trong khuôn khổ chiến dịch « Bức tường sắt », tổng thống Macron đặt mục tiêu 35.000 vụ trục xuất di dân bất hợp pháp mỗi năm, so với khoảng 22.000 vụ vào năm 2023. 

(AFP) - Đả kích chủ tịch FED, tổng thống Mỹ lại khiến thị trường chứng khoán chao đảo. Trên mạng Truth Social ngày 21/04/2025, tổng thống Donald Trump đổ lỗi cho chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) Jerome Powell : « Nền kinh tế có thể sẽ CHẬM LẠI trừ khi « Ông chậm chạp», kẻ đại bại đó, hạ lãi suất NGAY BÂY GIỜ ». Tuyên bố đó khiến thị trường chứng khoán New York giảm mạnh vào giờ đóng cửa ngày 21/04 trong bối cảnh bất ổn dai dẳng liên quan đến chiến tranh thương mại : chỉ số Dow Jones giảm 2,48%, Nasdaq giảm 2,55%... Theo giới chuyên gia, thị trường lo ngại khả năng tổng thống Trump sẽ cách chức ông Powell, vì « quyết định như vậy có thể dẫn tới khủng hoảng lòng tin ».

(Le Figaro) - Người dân châu Âu được cảnh báo cẩn thận về điện thoại, máy tính xách tay khi đến Mỹ. Chính quyền nhiều nước khuyến khích công dân trang bị những thiết bị được cài đặt riêng nếu đến Mỹ. Trước đây, khuyến cáo này chỉ được áp dụng khi đi Trung Quốc. Bộ Ngoại Giao Pháp nhắc lại Mỹ có « toàn quyền » trong các vấn đề nhập cảnh và lưu trú của công dân nước ngoài trên lãnh thổ của họ. Ủy Ban Châu Âu yêu cầu nhân viên khi đi công tác Hoa Kỳ phải để lại điện thoại thông minh và máy tính làm việc và chỉ mang theo các thiết bị « dùng một lần ». Theo báo Le Figaro ngày 21/04/2025, những biện pháp này cho thấy rõ sự lo ngại ngày càng lớn về những hoạt động của chính quyền Mỹ hiện nay.

(AFP) - Trung Quốc chuẩn bị đưa một đội phi hành gia mới lên không gian. Tàu vũ trụ có người lái Thần Châu-20 (Shenzhou-20) dự kiến sẽ cất cánh từ trạm Jiuquan, tây bắc Trung Quốc, đưa ba phi hành gia vào không gian trong tuần này. Theo Cơ quan Vũ trụ có người lái Trung Quốc (CMSA), được AFP trích dẫn ngày 22/04/2025, « cơ sở, thiết bị tại địa điểm phóng trong tình trạng tốt. Các cuộc kiểm tra chức năng và thử nghiệm chung sẽ được tiến hành theo kế hoạch ». Với sứ mệnh mới, Trung Quốc tiếp tục theo đuổi mục tiêu đưa phi hành gia lên Mặt Trăng trong vòng 5 năm tới.

(Le Figaro) - Lịch sự với trí tuệ nhân tạo-AI gây tốn kém thêm. Trả lời một người sử dụng internet trong một buổi giao lưu ngày 17/04/2025, Sam Altman, ông chủ của ChatGPT, thừa nhận lịch sự với AI bằng những câu « cảm ơn », « làm ơn » khiến OpenAI (sở hữu ChatGPT) tốn thêm « vài chục triệu đô la » tiền điện. Lý dó là kể cả những từ đơn giản cũng khiến AI phải tính toán, tìm kiếm, nghiên cứu và như vậy làm tốn điện và nước. Tuy nhiên, ông cũng cho rằng số tiền đó « biết đâu lại được chi đúng cách » để ChatGPT học được phép lịch sự và để AI cư xử tốt trong tương lai. 

(AFP) -  Hoa Kỳ : Đại học Harvard đệ đơn kiện chính quyền Trump vì “đóng băng viện trợ liên bang”. Hôm qua, 21/04/2025, đại học Harvard nhận định rằng việc chính phủ Hoa Kỳ đình chỉ 2,2 tỷ đôla tài trợ liên bang của trường, giống như cách để “kiểm soát học thuật tại Harvard”. Trong đơn kiện, nộp lên tòa án liên bang Boston, Harvard chỉ trích chính quyền Trump hành động tùy tiện, “bất hợp pháp”, vi phạm quyền tự do ngôn luận được quy định trong Hiến Pháp Hoa Kỳ. Từ nhiều tuần qua, chính quyền của Donald Trump cáo buộc nhiều trường đại học danh tiếng dung dưỡng tình trạng bài Do Thái, đặc biệt là trong phong trào sinh viên phản đối chiến tranh Gaza. 

(AP) - Liên Hiệp Quốc cảnh báo các hoạt động lừa đảo ở châu Á đang lan rộng khắp thế giới. Theo báo cáo của do Văn phòng Liên Hiệp Quốc về Ma túy và Tội phạm (UNODC) được công bố hôm qua, 21/04/2025, các tổ chức tội phạm phát triển mạnh ở Đông Nam Á (Cam Bốt, Miến Điện, Lào), đã mở rộng hoạt động sâu hơn vào các khu vực xa xôi nơi mà luật pháp lỏng lẻo, chuyển từ khu vực này sang khu vực khác, đi trước cảnh sát một bước. Các hoạt động lừa đảo qua mạng do người châu Á cầm đầu còn được phát hiện đang hoạt động tại châu Phi, Nam Á, và Trung Đông và thậm chí tại một số đảo quốc ở Thái Bình Dương, hoặc châu Mỹ. Lợi nhuận từ các hoạt động lừa đảo này lên đến 40 tỷ đô la mỗi năm. 

(AFP) - Liên Hiệp Quốc cảnh báo Haiti tiến gần đến điểm “không thể quay lại được” vì bạo lực băng đảng. Hôm qua, 21/04/2025, trước Hội Đồng Bảo An, đại diện đặc biệt của Liên Hiệp Quốc tại Haiti, đã kêu gọi cộng đồng quốc tế có phản ứng để ngăn chặn Haiti chìm vào “khủng hoảng cục bộ”, trong bối cảnh tình trạng bạo lực băng đảng lan rộng tại nước này. Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc cũng cảnh báo nguy cơ sụp đổ của Nhà nước Haiti ở Port-au-Prince, thủ đô của Haiti, nơi mà các băng đảng đã kiểm soát được 80 %. 

(AFP) - Hà Lan lên án tin tặc Nga tấn công mạng. Cơ quan tình báo quân sự Hà Lan hôm qua, 21/04/2025, cho biết các tin tặc Nga đã tấn công mạng vào hệ thống điều khiển kỹ thuật số của một hạ tầng công của nước này vào năm 2024, nhưng không nói rõ là cơ sở nào. Theo cơ quan này, Hà Lan là một “mục tiêu thú vị với Matxcơva” vì nước này luôn ủng hộ Ukraina, là nơi đặt trụ sở của một số tổ chức quốc tế, và là nước có ngành công nghiệp công nghệ cao. Cơ quan tình báo Hà Lan cũng cho biết nhiều thực thể Nga đang lập bản đồ các hạ tầng ở biển Bắc, thực hiện các hoạt động dưới nước, cho thấy có thể Nga đang chuẩn bị các hoạt động gián điệp nhằm mục đích “gây rối, phá hoại”. 


******

Đại học Harvard kiện chính quyền Tổng thống Donald Trump

Huệ Bình

Đơn kiện dài 51 trang của Trường đại học Harvard nộp tại tòa án liên bang ở TP Boston, bang Massachusetts, ngày 21-4.

Trường ĐH Harvard cáo buộc hành động của chính quyền Tổng thống Donald Trump là "tùy tiện và thất thường", đồng thời vi phạm Tu chính án thứ nhất, các điều khoản theo luật định của Mục VI của Đạo luật Dân quyền.

Đơn kiện nêu rõ: "Vụ kiện này liên quan đến việc chính phủ sử dụng việc đình chỉ tài trợ liên bang như một công cụ gây áp lực nhằm kiểm soát các quyết định học thuật tại Harvard". Đồng thời, đơn kiện cho biết nhiều tổ chức khác cũng là mục tiêu của ông Donald Trump.

Theo đơn kiện, Harvard cho rằng "chính phủ đã không thể xác định mối liên hệ hợp lý nào giữa lo ngại về chủ nghĩa bài Do Thái và việc đóng băng các nghiên cứu y tế, khoa học, công nghệ nhằm cứu sống người Mỹ, thúc đẩy thành công, bảo vệ an ninh quốc gia và duy trì vị thế dẫn đầu toàn cầu về đổi mới sáng tạo của Mỹ".

Trường Đại học Harvard kiện chính quyền ông Donald Trump - Ảnh 1.

Sinh viên tại Trường ĐH Harvard ngày 25-4. Ảnh: AP

Theo hãng tin AP, trong vòng vài giờ, Nhà Trắng đã phản ứng dữ dội. Người phát ngôn Nhà Trắng Harrison Fields cho biết trong một email hôm 21-4 rằng hỗ trợ của liên bang cho các tổ chức như Harvard, nơi làm giàu cho các viên chức được trả lương cao bằng tiền thuế từ các gia đình Mỹ, đang gặp khó khăn và sắp kết thúc.

"Tiền của người nộp thuế là một đặc quyền và Harvard không đáp ứng được các điều kiện cơ bản cần thiết để tiếp cận đặc quyền đó" – ông Harrison Fields nêu rõ.

Trong khi đó, cựu sinh viên Anurima Bhargava ủng hộ trường Harvard, ca ngợi việc đệ đơn kiện và cáo buộc chính quyền ông Donald Trump "tấn công liều lĩnh và bất hợp pháp" vào Harvard.

Hội đồng Giáo dục Mỹ, đại diện cho hơn 1.600 trường cao đẳng và đại học tại nước này, cũng hoan nghênh hành động của trường Harvard, cho rằng chính phủ đã vi phạm quy trình tố tụng và pháp quyền.

Theo AP, trong một lá thư gửi trường Harvard đầu tháng 4, chính quyền Tổng thống Donald Trump yêu cầu trường cải tổ bộ máy lãnh đạo, thay đổi chính sách tuyển sinh, kiểm tra quan điểm đa dạng trong trường và ngừng công nhận một số câu lạc bộ sinh viên.

Hiệu trưởng Harvard Alan Garber sau đó khẳng định trường sẽ không khuất phục trước những yêu cầu này. Đáp lại, chính phủ đã đóng băng khoản tài trợ liên bang dành cho nhà trường.

Vụ kiện của trường Harvard diễn ra sau khi chính quyền ông Donald Trump lên kế hoạch cắt thêm 1 tỉ USD, bên cạnh khoản cắt 2,2 tỉ USD đã công bố trước đây.


*****************

TIN TỔNG HỢP

RFI

(AFP) - Chính phủ Hoa Kỳ hôm qua, 21/04/2025, thông báo ý định áp thuế lên tới 3.521% đối với các tấm pin năng lượng Mặt trời từ 4 nước Đông Nam Á, được sản xuất với sự hỗ trợ của Trung Quốc. Theo Cục Quản lý Thương mại Quốc tế (ITA), một cơ quan thuộc bộ Thương Mại Hoa Kỳ, mức thuế quan này sẽ được áp dụng đối với các công ty có trụ sở tại Cam Bốt, Malaysia, Thái Lan và Việt Nam, những công ty bị xem là đã « hưởng lợi một cách không công bằng từ các khoản trợ cấp chính phủ » để xuất khẩu tấm pin năng lượng Mặt trời. 

(NHK) - Thủ tướng Nhật Bản công du Việt Nam và Philippines bàn về thuế hải quan của Mỹ. Chuyến công du dự kiến diễn ra vào tuần tới nhưng chưa có thời gian cụ thể. Ngoài hồ sơ thuế quan của Mỹ, thủ tướng Nhật Bản cũng sẽ nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc duy trì trật tự quốc tế tự do và cởi mở, dựa trên Nhà nước pháp quyền, cũng như tầm quan trọng của việc tăng cường hợp tác an ninh với hai nước Việt Nam và Philippines trong bối cảnh Trung Quốc gia tăng hoạt động trên biển.

(AFP) - Mỹ - Ấn Độ hoan nghênh các tiến triển để đàm phán hiệp định thương mại song phương. Phó thủ tướng Hoa Kỳ J.D. Vance đã gặp thủ tướng Ấn Độ vào hôm qua, 21/04/2025. Cả hai cùng hoan nghênh những tiến triển đạt được để tiến tới thiết lập một hiệp định thương mại song phương. Trong bối cảnh Hoa Kỳ khai mào cuộc chiến thuế quan, hiệp định này sẽ là dịp “để đàm phán một thỏa thuận thương mại mới và hiện đại, tập trung vào thúc đẩy việc tạo việc làm và phúc lợi của người dân của cả hai nước”. Hoa Kỳ là đối tác thương mại lớn nhất của Ấn Độ. Thương mại song phương đạt 129 tỷ đô la vào năm 2024, với thặng dư 45,7 tỷ đô la về phía Ấn Độ. New Delhi hy vọng sẽ tận dụng được khoảng thời gian hoãn áp thuế 90 ngày để ký kết một hiệp định thương mại với Washington.  

(Tân Hoa xã) - Trung Quốc và Việt Nam tuần tra chung ở vịnh Bắc Bộ. Theo trang Tân Hoa xã, cuộc tuần tra chung đầu tiên của năm 2025 được tiến hành ngày 21/04. Hạm đội tuần tra chung gồm có tàu Yongxing và Xisha của Lực lượng bảo vệ bờ biển Trung Quốc (CCG) và hai tàu Cảnh sát biển 8004 và 8003 của Việt Nam. Hai bên tiến hành kiểm tra thực thi pháp luật đối với các tàu cá của cả hai nước hoạt động ở vịnh Bắc Bộ, « phối hợp quản lý các hoạt động đánh bắt cá trên biển, ứng phó hiệu quả với các trường hợp khẩn cấp trên biển và cùng nhau bảo vệ sự ổn định trên biển ».

(AP) - Trung Quốc và Indonesia họp 2+2 Quốc Phòng và Ngoại Giao. Cuộc họp diễn ra hôm qua 21/04/2025, tại Bắc Kinh. Bất chấp căng thẳng ở Biển Đông, hai bên nhất trí hợp tác xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển khoáng sản và an ninh chung. Indonesia luôn lo ngại về những hoạt động của Trung Quốc gần quần đảo Natuna, phía nam Biển Đông, nơi Bắc Kinh tuyên bố gần như toàn bộ chủ quyền. Còn theo ngoại trưởng Vương Nghị, hai bên đã nhất trí tăng cường hơn nữa hợp tác an ninh theo hướng toàn diện và bền vững.

(AFP) - Miến Điện : Tập đoàn quân sự triển hạn hưu chiến đến ngày 30/04/2025. Quyết định triển hạn được ban hành ngày 22/04, chỉ vài tiếng khi lệnh ngừng bắn sẽ hết hiệu lực vào nửa đêm (giờ địa phương). Mục đích là để tiếp tục hoạt động cứu trợ, tái thiết những khu vực bị trận động đất 7,7° Richter ngày 28/03 khiến hơn 3.700 người chết. Ngoài ra, hơn 60.000 thanh niên Miến Điện phải làm lại bài thi vào đại học, dự kiến diễn ra từ ngày 16-21/06, vì bài thi của họ bị hỏa hoạn thiêu rụi sau trận động đất. 

(AFP) - Động đất 6,2° Richter ở ngoài khơi Indonesia. Trận động đất xảy ra lúc 19 giờ 17 (giờ địa phương) ngày 22/04/2025 ở độ sâu 117 km, ở giữa quần đảo Moluccas của Indonesia và miền nam Philippines. Tuy nhiên, theo Cơ quan Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ (USGS), không có bất kỳ cảnh báo sóng thần nào được đưa ra.

(RFI/Le Figaro) - Pháp tài trợ hơn 3 tỉ euro cho đảo Mayotte và gia tăng chống di dân bất hợp pháp. Khoản ngân sách này nằm trong kế hoạch « tái thiết » trong 6 năm (2025-2031) đến từ các « quỹ của Nhà nước », « của châu Âu » « các nhà tài trợ quốc tế » được tổng thống Emmanuel Macron thông báo ngày 21/04/2025 tại đảo Mayotte, lãnh thổ hải ngoại nghèo nhất nước Pháp và bị bão Chido tàn phá vào tháng 12/2024. Ngoài ra, trong khuôn khổ chiến dịch « Bức tường sắt », tổng thống Macron đặt mục tiêu 35.000 vụ trục xuất di dân bất hợp pháp mỗi năm, so với khoảng 22.000 vụ vào năm 2023. 

(AFP) - Đả kích chủ tịch FED, tổng thống Mỹ lại khiến thị trường chứng khoán chao đảo. Trên mạng Truth Social ngày 21/04/2025, tổng thống Donald Trump đổ lỗi cho chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) Jerome Powell : « Nền kinh tế có thể sẽ CHẬM LẠI trừ khi « Ông chậm chạp», kẻ đại bại đó, hạ lãi suất NGAY BÂY GIỜ ». Tuyên bố đó khiến thị trường chứng khoán New York giảm mạnh vào giờ đóng cửa ngày 21/04 trong bối cảnh bất ổn dai dẳng liên quan đến chiến tranh thương mại : chỉ số Dow Jones giảm 2,48%, Nasdaq giảm 2,55%... Theo giới chuyên gia, thị trường lo ngại khả năng tổng thống Trump sẽ cách chức ông Powell, vì « quyết định như vậy có thể dẫn tới khủng hoảng lòng tin ».

(Le Figaro) - Người dân châu Âu được cảnh báo cẩn thận về điện thoại, máy tính xách tay khi đến Mỹ. Chính quyền nhiều nước khuyến khích công dân trang bị những thiết bị được cài đặt riêng nếu đến Mỹ. Trước đây, khuyến cáo này chỉ được áp dụng khi đi Trung Quốc. Bộ Ngoại Giao Pháp nhắc lại Mỹ có « toàn quyền » trong các vấn đề nhập cảnh và lưu trú của công dân nước ngoài trên lãnh thổ của họ. Ủy Ban Châu Âu yêu cầu nhân viên khi đi công tác Hoa Kỳ phải để lại điện thoại thông minh và máy tính làm việc và chỉ mang theo các thiết bị « dùng một lần ». Theo báo Le Figaro ngày 21/04/2025, những biện pháp này cho thấy rõ sự lo ngại ngày càng lớn về những hoạt động của chính quyền Mỹ hiện nay.

(AFP) - Trung Quốc chuẩn bị đưa một đội phi hành gia mới lên không gian. Tàu vũ trụ có người lái Thần Châu-20 (Shenzhou-20) dự kiến sẽ cất cánh từ trạm Jiuquan, tây bắc Trung Quốc, đưa ba phi hành gia vào không gian trong tuần này. Theo Cơ quan Vũ trụ có người lái Trung Quốc (CMSA), được AFP trích dẫn ngày 22/04/2025, « cơ sở, thiết bị tại địa điểm phóng trong tình trạng tốt. Các cuộc kiểm tra chức năng và thử nghiệm chung sẽ được tiến hành theo kế hoạch ». Với sứ mệnh mới, Trung Quốc tiếp tục theo đuổi mục tiêu đưa phi hành gia lên Mặt Trăng trong vòng 5 năm tới.

(Le Figaro) - Lịch sự với trí tuệ nhân tạo-AI gây tốn kém thêm. Trả lời một người sử dụng internet trong một buổi giao lưu ngày 17/04/2025, Sam Altman, ông chủ của ChatGPT, thừa nhận lịch sự với AI bằng những câu « cảm ơn », « làm ơn » khiến OpenAI (sở hữu ChatGPT) tốn thêm « vài chục triệu đô la » tiền điện. Lý dó là kể cả những từ đơn giản cũng khiến AI phải tính toán, tìm kiếm, nghiên cứu và như vậy làm tốn điện và nước. Tuy nhiên, ông cũng cho rằng số tiền đó « biết đâu lại được chi đúng cách » để ChatGPT học được phép lịch sự và để AI cư xử tốt trong tương lai. 

(AFP) -  Hoa Kỳ : Đại học Harvard đệ đơn kiện chính quyền Trump vì “đóng băng viện trợ liên bang”. Hôm qua, 21/04/2025, đại học Harvard nhận định rằng việc chính phủ Hoa Kỳ đình chỉ 2,2 tỷ đôla tài trợ liên bang của trường, giống như cách để “kiểm soát học thuật tại Harvard”. Trong đơn kiện, nộp lên tòa án liên bang Boston, Harvard chỉ trích chính quyền Trump hành động tùy tiện, “bất hợp pháp”, vi phạm quyền tự do ngôn luận được quy định trong Hiến Pháp Hoa Kỳ. Từ nhiều tuần qua, chính quyền của Donald Trump cáo buộc nhiều trường đại học danh tiếng dung dưỡng tình trạng bài Do Thái, đặc biệt là trong phong trào sinh viên phản đối chiến tranh Gaza. 

(AP) - Liên Hiệp Quốc cảnh báo các hoạt động lừa đảo ở châu Á đang lan rộng khắp thế giới. Theo báo cáo của do Văn phòng Liên Hiệp Quốc về Ma túy và Tội phạm (UNODC) được công bố hôm qua, 21/04/2025, các tổ chức tội phạm phát triển mạnh ở Đông Nam Á (Cam Bốt, Miến Điện, Lào), đã mở rộng hoạt động sâu hơn vào các khu vực xa xôi nơi mà luật pháp lỏng lẻo, chuyển từ khu vực này sang khu vực khác, đi trước cảnh sát một bước. Các hoạt động lừa đảo qua mạng do người châu Á cầm đầu còn được phát hiện đang hoạt động tại châu Phi, Nam Á, và Trung Đông và thậm chí tại một số đảo quốc ở Thái Bình Dương, hoặc châu Mỹ. Lợi nhuận từ các hoạt động lừa đảo này lên đến 40 tỷ đô la mỗi năm. 

(AFP) - Liên Hiệp Quốc cảnh báo Haiti tiến gần đến điểm “không thể quay lại được” vì bạo lực băng đảng. Hôm qua, 21/04/2025, trước Hội Đồng Bảo An, đại diện đặc biệt của Liên Hiệp Quốc tại Haiti, đã kêu gọi cộng đồng quốc tế có phản ứng để ngăn chặn Haiti chìm vào “khủng hoảng cục bộ”, trong bối cảnh tình trạng bạo lực băng đảng lan rộng tại nước này. Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc cũng cảnh báo nguy cơ sụp đổ của Nhà nước Haiti ở Port-au-Prince, thủ đô của Haiti, nơi mà các băng đảng đã kiểm soát được 80 %. 

(AFP) - Hà Lan lên án tin tặc Nga tấn công mạng. Cơ quan tình báo quân sự Hà Lan hôm qua, 21/04/2025, cho biết các tin tặc Nga đã tấn công mạng vào hệ thống điều khiển kỹ thuật số của một hạ tầng công của nước này vào năm 2024, nhưng không nói rõ là cơ sở nào. Theo cơ quan này, Hà Lan là một “mục tiêu thú vị với Matxcơva” vì nước này luôn ủng hộ Ukraina, là nơi đặt trụ sở của một số tổ chức quốc tế, và là nước có ngành công nghiệp công nghệ cao. Cơ quan tình báo Hà Lan cũng cho biết nhiều thực thể Nga đang lập bản đồ các hạ tầng ở biển Bắc, thực hiện các hoạt động dưới nước, cho thấy có thể Nga đang chuẩn bị các hoạt động gián điệp nhằm mục đích “gây rối, phá hoại”. 


**********

Ghế bộ trưởng quốc phòng Mỹ đang lung lay?

Phạm Nghĩa

Đài phát thanh Công cộng Quốc gia Mỹ (NPR) cho biết thông tin trên do một quan chức Mỹ giấu tên tiết lộ.

Theo quan chức này, Bộ trưởng Quốc phòng Pete Hegseth đang bị chỉ trích sau khi thừa nhận chia sẻ thông tin mật trong một nhóm chát trên Signal, trong nhóm có vợ, anh trai và luật sư của ông Hegseth.

Nguồn tin cho hay ông Hegseth đã sử dụng ứng dụng nhắn tin Signal trên điện thoại thông minh cá nhân, cung cấp thông tin chi tiết về các cuộc không kích vào các mục tiêu của phong trào Houthi ở Yemen. 

Mỹ chuẩn bị thay bộ trưởng quốc phòng?- Ảnh 1.

Bộ trưởng Quốc phòng Pete Hegseth. Ảnh: ANP

Hồi tháng 3, ông Hegseth cũng chia sẻ những thông tin chi tiết tương tự với các quan chức cấp cao của Nhà Trắng trong một nhóm trò chuyện Signal khác, vô tình bao gồm Tổng biên tập tờ The Atlantic.

Vụ rò rỉ đó diễn ra vài giờ trước khi các cuộc không kích xảy ra, có thể gây nguy hiểm cho phi công Mỹ nếu thông tin về thời điểm không kích bị đối thủ của Mỹ tiếp cận. Houthi được cho là đã 2 lần bắn hạ máy bay không người lái Predator của Mỹ.

Tuy nhiên, Thư ký báo chí Nhà Trắng Karoline Leavitt phủ nhận nỗ lực thay thế ông Hegseth, đồng thời nhấn mạnh Tổng thống Donald Trump "ủng hộ ông Hegseth một cách mạnh mẽ". 

Phát biểu với các phóng viên tại Nhà Trắng, Tổng thống Donald Trump cho rằng những lo ngại về các cuộc trò chuyện trên Signal là "lãng phí thời gian". Nhà lãnh đạo Mỹ nói thêm: “Ông Hegseth đang làm rất tốt. Hãy hỏi Houthi xem ông ấy thế nào”. 

Về phần mình, hôm 21-4, ông Hegseth tuyên bố: “Đây là những gì giới truyền thông làm. Họ lấy nguồn tin ẩn danh từ các cựu nhân viên bất mãn, cố gắng cắt xén và hủy hoại danh tiếng. Điều đó sẽ không hiệu quả với tôi. Tôi đã nói chuyện với tổng thống và chúng tôi sẽ tiếp tục chiến đấu”. 

Đài ABC News cho biết Tổng thanh tra độc lập của Lầu Năm Góc đang xem xét việc ông Hegseth sử dụng Signal để thảo luận về các hoạt động quân sự.

Hơn 30 đảng viên Dân chủ đã công khai kêu gọi ông Hegseth từ chức hoặc bị sa thải, bao gồm lãnh đạo phe thiểu số tại Thượng viện Chuck Schumer.

Trong khi đó, một nhóm giám sát đang gia hạn vụ kiện chống lại chính quyền Tổng thống Donald Trump về việc sử dụng Signal "rộng rãi". Họ lập luận rằng các quan chức cấp nội các đã không lưu giữ hồ sơ của chính phủ đúng luật. 

Tuần trước, 4 cố vấn cấp cao Mỹ đột ngột rời Lầu Năm Góc, bao gồm John Ullyot (xin từ chức), Dan Caldwell, Colin Carroll và Darin Selnick (3 người này bị sa thải với cáo buộc tiết lộ thông tin cho báo chí).


**********

Việt Nam cố ngăn chận nạn gian lận trong xuất khẩu sang Hoa Kỳ

Thanh Phương

Theo hãng tin Reuters hôm nay, 22/04/2025, bộ Công Thương Việt Nam vừa ban hành chỉ thị ngăn chận tình trạng chuyển tải hàng hóa bất hợp pháp sang Hoa Kỳ và các đối tác thương mại khác để tránh mức thuế quan cao của Hoa Kỳ.

Đăng ngày: Sửa đổi ngày:

4 phút

Theo chỉ thị đề ngày 15/04 mà Reuters tham khảo được, bộ Công Thương dự báo gian lận thương mại có khả năng gia tăng trong bối cảnh căng thẳng ngày càng tăng do chính sách thuế quan của Hoa Kỳ. Tình trạng này sẽ khiến việc tránh các lệnh trừng phạt mà các nước sẽ áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu trở nên « phức tạp hơn » nếu gian lận không được ngăn chặn. 

Theo chỉ thị này, các quan chức của Bộ Công Thương, Hải quan và các cơ quan khác được yêu cầu tăng cường giám sát và kiểm tra hàng hóa nhập khẩu để xác định nguồn gốc của chúng, « đặc biệt là nguyên liệu thô nhập khẩu dùng để sản xuất và xuất khẩu ».

Hiện nay gần 40% hàng nhập khẩu của Việt Nam là từ Trung Quốc và Washington đã công khai cáo buộc Bắc Kinh sử dụng Việt Nam làm trung tâm chuyển tải để tránh thuế của Hoa Kỳ. Cụ thể, hàng hóa xuất khẩu từ Trung Quốc bị cáo buộc được đưa sang Việt Nam để thay đổi giấy chứng nhận xuất xứ trước khi được xuất khẩu vào Hoa Kỳ, và như vậy có thể được hưởng mức thuế quan thấp hơn so với hàng được dán nhãn là sản phẩm của Trung Quốc. Các thủ tục mới nghiêm ngặt hơn sẽ được triển khai để kiểm tra các nhà máy và giám sát việc cấp nhãn « Made in Vietnam ».

Theo Cổng thông tin điện tử Chính phủ, hôm nay, thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính cũng đã chỉ thị cho các quan chức phải nỗ lực chống gian lận thương mại, hàng giả và giải quyết các vấn đề khác mà Hoa Kỳ quan tâm vào lúc Hà Nội chuẩn bị bắt đầu đàm phán với Washington về thuế quan.

Theo Reuters, việc chính quyền Trump áp mức thuế quan « đối ứng » lên đến 46% đối với ( tạm hoãn áp dụng cho đến tháng 7 ) có thể làm suy yếu nghiêm trọng mô hình tăng trưởng dựa nhiều vào xuất khẩu sang Hoa Kỳ và các khoản đầu tư lớn của các nhà sản xuất nước ngoài. 

Việt Nam tăng cường đàn áp các nhà bất đồng chính kiến

Trong lĩnh vực xã hội và nhân quyền, tổ chức Human Rights Watch, trong thông cáo công bố hôm nay 22/04/2025, tố cáo, « Việt Nam dưới thời Tô Lâm » tăng cường đàn áp những người bầy tỏ bất đồng chính kiến, chỉ trích chính quyền trên mạng.

Trong báo cáo dài 26 trang, được mở đầu bằng trích dẫn của nhà thơ Việt Nam Hoàng Nhuận Cầm : « Tất cả chúng ta đều bị theo dõi. Tất cả chúng ta sắp bị bắt rồi », tổ chức Human Rights Watch nêu ra những trường hợp mà chính phủ Việt Nam, sử dụng điều 331 của Luật Hình sự để trấn áp những người sử dụng mạng xã hội hoặc các phương tiện khác, để công khai chỉ trích các vi phạm quyền tự do tôn giáo, lạm dụng quyền sử dụng đất đai, tình trạng tham nhũng trong chính phủ.

Phó giám đốc của tổ chức, phụ trách khu vực châu Á khẳng định rằng điều 331 là công cụ mà chính phủ Việt Nam đã « lạm dụng để xâm phạm các quyền cơ bản của công dân », không chỉ đàn áp những nhà đối lập chính trị, mà nay, nhắm cả vào thường dân « phàn nàn về dịch vụ công kém chất lượng hay tố cáo tình trạng lạm quyền của cảnh sát ».

Từ năm 2018 đến 2025, theo ước tính của HRW, Việt Nam đã sử dụng điều 331 của luật hình sự, kết án tù nặng nề đối với 124 người vì có những hành vi « ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà nước ». Con số này cao hơn gấp 4 lần trong giai đoạn 2011-2017 (28 trường hợp).  

Theo HRW, cách cai trị đất nước 100 triệu dân, kiểu « không khoan dung đối với bất cứ chỉ trích nào », « phản ánh sự thất bại của chính phủ » trong việc giải quyết các vấn đề xã hội, mặc dù Hà Nội ngày càng có uy tín trên trường quốc tế và cũng là thành viên của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc.


**********

Tổng thống Putin phản ứng trước lời đe dọa của EU về Ngày Chiến thắng

Minh Thu

Tuần trước, Kaja Kallas, nhà ngoại giao hàng đầu EU khuyến cáo lãnh đạo của các nước thành viên và ứng viên gia nhập liên minh không nên đến Nga để tham gia sự kiện kỷ niệm Ngày chiến thắng, mà thay vào đó nên đến Kiev để thể hiện sự đoàn kết với Ukraine. Bà Kallas thậm chí cảnh báo "không được xem nhẹ" việc tham gia các sự kiện tại Moscow năm nay.

Theo hãng tin RT, bình luận về thông tin trên, ông Putin hôm 21/4 phát biểu: "Những người sẽ đến Nga có lòng dũng cảm hơn nhiều so với những người đang ẩn sau lưng ai đó và cố gắng đe dọa người khác. Trong trường hợp này là đe dọa những người muốn tôn vinh công lao lịch sử của các cá nhân đã hy sinh mạng sống trong cuộc chiến chống chủ nghĩa phát xít". 

putin ngay chien thang.jpg
Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ảnh: Tass

Hiện tại, Thủ tướng Slovakia Robert Fico là nhà lãnh đạo EU duy nhất công khai hứa sẽ tới thủ đô Nga dự sự kiện. Ông Fico chỉ trích lời đe dọa của bà Kallas là hoàn toàn “thiếu tôn trọng”.

“Lời cảnh báo của bà Kallas có phải là một hình thức tống tiền hay là tín hiệu cho thấy tôi sẽ bị trừng phạt hay không? Giờ là năm 2025, không phải là năm 1939”, ông Fico chia sẻ trên mạng xã hội X vào tuần trước.

Tổng thống Serbia Aleksandar Vucic cũng cho biết, ông sẽ không thay đổi kế hoạch tới Moscow dù chịu sức ép từ Brussels. Serbia đang là ứng cử viên gia nhập EU. 

Cũng trong ngày 21/4, hãng thông tấn Tass dẫn lời phát ngôn viên Điện Kremlin Dimitry Peskov nói, hiện "không có cuộc đối thoại" nào về việc Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ đến Moscow để dự lễ diễu binh kỷ niệm Ngày Chiến thắng 9/5. 

Ngày Chiến thắng là một trong những ngày lễ quốc gia quan trọng nhất ở Nga. Sự kiện được tổ chức hàng năm vào ngày 9/5 để kỷ niệm chiến thắng năm 1945 của Liên Xô trước Đức Quốc xã và các đồng minh, đồng thời tưởng niệm khoảng 26,6 triệu người Liên Xô, bao gồm cả 18 triệu thường dân, đã thiệt mạng trong Thế chiến II. Năm nay, Chính phủ Nga đã gửi lời mời đến nhiều nguyên thủ quốc gia, trong đó có cả các nhà lãnh đạo Trung Quốc, Ấn Độ và Brazil, cùng một số lãnh đạo quốc tế khác, tới Moscow để dự sự kiện.


***********

Nơi an nghỉ cuối cùng của Giáo hoàng Francis

Giáo hoàng Francis từ lâu bày tỏ mong muốn được an nghỉ tại Vương cung Thánh đường Đức Bà Cả, nơi ông thường lui tới cầu nguyện suốt nhiệm kỳ.

Vatican ngày 21/4 công bố di nguyện về nơi an nghỉ cuối cùng của Giáo hoàng Francis, vài giờ sau khi ông qua đời tại Nhà Thánh Marta, hưởng thọ 88 tuổi.

Không giống như nhiều người tiền nhiệm an nghỉ trong hầm mộ của Vương cung Thánh đường Thánh Peter, Giáo hoàng Francis muốn được chôn cất trong gian giữa nhà nguyện Pauline và nhà nguyện Sforza của Vương cung Thánh đường Đức Bà Cả tại Rome.

"Ngôi mộ nằm dưới đất, đơn giản, không có thêm món đồ trang trí đặc biệt nào và chỉ khắc dòng chữ Franciscus", Giáo hoàng viết trong di nguyện.

Vương cung Thánh đường Đức Bà Cả là nhà thờ có từ thế kỷ thứ năm và nằm tại trung tâm thủ đô Rome của Italy. Đây là một trong bốn vương cung thánh đường của Giáo hội ở Rome và là nhà thờ lớn nhất trong số các cơ sở thờ tự dành cho Đức Mẹ Đồng Trinh trong thành phố.

Giáo hoàng Francis tại Vương cung Thánh đường Đức Bà Cả tại thủ đô Rome, Italy hồi năm 2021. Ảnh: Reuters

Giáo hoàng Francis tại Vương cung Thánh đường Đức Bà Cả tại thủ đô Rome, Italy hồi năm 2021. Ảnh: Reuters

Giáo hoàng Francis rất tận tụy với việc thờ phụng Đức Mẹ Đồng Trinh. Ông thường cầu nguyện tại nhà thờ trước khi khởi hành các chuyến công du nước ngoài và khi trở lại Rome. Tháng 3/2020, trong đợt bùng phát đầu tiên của Covid-19, Giáo hoàng rời Tòa thánh Vatican, đến Vương cung Thánh đường Đức Bà Cả để cầu nguyện chấm dứt đại dịch.

Lần cuối ông đến nhà thờ và cầu nguyện trước Đức Mẹ là ngày 12/4, đánh dấu sự khởi đầu của Tuần Thánh với đỉnh điểm là Lễ Phục sinh.

"Ngài ấy đã đến đây 125 lần kể từ khi trở thành Giáo hoàng và luôn mang theo hoa", Cha Ivan Ricupero, người chủ trì các nghi lễ của vương cung thánh đường, nói.

Giáo hoàng đã bày tỏ mong muốn được chôn cất ở nhà thờ này từ năm 2023. Bảy giáo hoàng từng được chôn cất ở Vương cung Thánh đường Đức Bà Cả. Đây cũng là nơi lưu giữ thi hài của một số người nổi tiếng khác như kiến trúc sư kiêm nhà điêu khắc Gian Lorenzo Bernini, người thiết kế Quảng trường Thánh Peter và các cột xung quanh nó.

Truyền thuyết kể rằng một cặp vợ chồng La Mã giàu có không có con muốn hiến tặng tài sản cho Đức Mẹ Đồng Trinh. Bà hiện ra trong giấc mơ của họ và nói rằng hãy xây một nhà thờ để vinh danh bà tại nơi có phép lạ xảy ra. Vào một đêm mùa hè tháng 8/352, tuyết đã rơi trên ngọn đồi Esquiline, vị trí của nhà thờ hiện tại.

Một truyền thuyết khác cho hay Giáo hoàng Liberius đã mơ thấy Đức Mẹ, trong đó bà bảo ông xây nhà thờ nơi có trận tuyết rơi mùa hè tháng 8/352.

Tuy nhiên, Vatican cho hay những tàn tích của nhà thờ khi đó đã không còn. Vương cung Thánh đường Đức Bà Cả hiện nay bắt đầu được xây dựng dưới thời Giáo hoàng Sixtus III vào khoảng năm 432. Quyết định được đưa ra sau khi hội đồng giám mục Công đồng Ephesus II năm 431 khẳng định Đức Mẹ Maria thực sự là mẹ của Chúa Jesus.

Nhà thờ trải qua nhiều giai đoạn xây dựng, dù nội thất vẫn giữ được nhiều yếu tố nguyên bản của vương cung thánh đường. Gian giữa gồm 40 cột đá cẩm thạch cùng những bức tranh khảm tinh xảo màu xanh và vàng, có niên đại từ thời điểm nhà thờ được xây dựng và mô tả những câu chuyện từ thời Cựu Ước. Mái vòm cũng được trang trí nhiều bức tranh khảm có niên đại từ thế kỷ 5, miêu tả Chúa Jesus khi còn nhỏ.

Vào thế kỷ 13, Giáo hoàng Nicholas IV đã ủy quyền cho nghệ sĩ Jacopo Torriti tạo ra một loạt tranh khảm khác, mô tả hình ảnh trong cuộc đời của Đức Mẹ Maria, để trang trí các khu vực mới được xây dựng.

Bên ngoài Vương cung Thánh đường Đức Bà Cả tại thủ đô Rome, Italy ngày 21/4. Ảnh: Reuters

Bên ngoài Vương cung Thánh đường Đức Bà Cả tại thủ đô Rome, Italy ngày 21/4. Ảnh: Reuters

Vương cung Thánh đường Đức Bà Cả có một số nhà nguyện. Nhà nguyện Sistine do Domenico Fontana xây dựng giai đoạn 1585-87 và trở thành nhà nguyện lớn nhất Rome thời điểm đó. Nơi đây chứa các bức bích họa của Cesare Nebbia và Giovanni Guerra miêu tả cảnh thời thơ ấu của Chúa Jesus, cũng như một nhà bí tích bằng đồng mạ vàng của Ludovico del Duca.

Ngay bên ngoài Nhà nguyện Sistine là lăng mộ của hai nhà điêu khắc Pietro và Gian Lorenzo Bernini. Nơi làm việc của hai nhà điêu khắc được đặt phía sau Nhà nguyện Pauline. Hai nhà điêu khắc này đã đóng góp rất nhiều tác phẩm cho Vương cung Thánh đường Đức Bà Cả.

Mặt tiền của vương cung thánh đường được xây dựng vào giữa thế kỷ 18 bởi kiến trúc sư Italy Ferdinando Fuga. Phía bên ngoài là tháp chuông Romanesque cao gần 76 m, tháp cao nhất ở Rome.

Vương cung Thánh đường lưu giữ một số thánh tích quan trọng của Giáo hội, trong đó có bức tranh Đức Mẹ Đồng Trinh đang bế Chúa Jesus Hài Đồng. Nhà thờ cũng lưu giữ những mảnh gỗ được cho là từ cũi của Chúa Jesus.

Sau khi Giáo hoàng Francis qua đời, tang lễ của ông sẽ được tổ chức trong 9 ngày tại Vatican, với hàng loạt nghi thức truyền thống được tuân thủ nghiêm ngặt. Khác với truyền thống trước đây, thi thể Giáo hoàng sẽ không được đặt trên một bục cao hay nhà táng mà có thể vẫn nằm trong quan tài. Công chúng có thể tới ngắm nhìn và từ biệt ông lần cuối.

Điều này phù hợp với quan điểm đề cao những điều đơn giản của Giáo hoàng Francis và việc ông không thích những nghi lễ quá cầu kỳ cho cái chết của mình.

Thùy Lâm (Theo AFP, Britannica, NBC New York)


**********

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :Tin Tức ngày 07 tháng 03 -2025:

tờ bao nay co phải anh em voi SBTN ?

Xem Thêm

Đề bài :Tin Tức ngày 18 - 02 -2025:

tơ bào này toàn dich tin tưc tui liberal AU CHAU khong à chỉ đung 1/2tụi AU CHAU cư sưvoi nươc MY kong băng và dân AU CHAU lười biêng , tôi đả đi choi AU CHAU mừoi ngày ròi thừ bay chăng cò cửa tiệm mở ...dân AU CHAU lười như hủi .

Xem Thêm

Đề bài :Chuyện “Phố Vải” - by Phạm Thành Nhân / Trần Văn Giang (ghi lại).

Đây là một bài viết thú vị nêu bật tầm quan trọng của việc bảo tồn bản sắc văn hóa thông qua ngôn ngữ. Sự thay đổi về thuật ngữ có thể mang tính tích cực nếu chúng vẫn giữ được mối liên hệ với truyền thống và lịch sử địa phương. Văn bản này cũng gợi lên những cảm xúc và suy nghĩ tương tự như những gì bạn trải qua khi mua bất động sản. Quá trình này cũng tràn đầy sự phấn khích và niềm vui. Điều này đặc biệt đúng đối với các dự án mới của Al Sharq Investment https://dubai-new-developments.com/al-sharq-investment, cung cấp các lựa chọn nhà ở hiện đại và tiện lợi để giúp bạn tìm được ngôi nhà lý tưởng.

Xem Thêm

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm