Tin nóng trong ngày

Tin Tức ngày 23 tháng 7 -2025:

xxxx


trumvayco-langHo
*************

TIN TỔNG HỢP

RFI

Quảng cáo

(New York Times) - Thẩm phán tòa liên bang ở Massachusetts yêu cầu chính quyền Mỹ giải trình về việc cắt giảm 2,6 tỷ đô la cho trường Harvard. Hôm 21/07/2025, trong phiên điều trần liên quan đến vụ đại học Harvard kiện chính quyền liên bang ngừng cấp ngân sách cho trường, nữ thẩm phán Allison Burroughs đặt câu hỏi tại sao chính quyền có thể liên hệ một cách hợp lý việc cắt giảm tài trợ nghiên cứu y tế với những lo ngại về quyền công dân của người Do Thái. Vụ việc có nhiều khả năng sẽ được đệ trình lên Tòa Tối cao.

(AFP) - Iran khẳng định không có ý định từ bỏ chương trình làm giàu uranium. Vài ngày trước cuộc thương lượng dự kiến diễn ra tại Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ, với Pháp, Đức và Anh, ngoại trưởng Iran Abbas Araghchi hôm 21/07/2025 trên đài truyền hình Mỹ Fox News, thừa nhận các cơ sở hạt nhân của Iran đã bị bom Mỹ làm « hư hại nghiêm trọng », nhưng khẳng định mọi thỏa thuận trong tương lai về hạt nhân Iran sẽ phải bao gồm quyền làm giàu uranium của Teheran, và đây là « niềm tự hào quốc gia » của Iran. Ngay lập tức, tổng thống Mỹ Donald Trump nhắc lại lời đe dọa oanh tạc trở lại Iran nếu Teheran nối lại chương trình làm giàu uranium.

(AFP) - Cơ quan Quản lý Đáy biển Quốc tế đã đưa ra lời cảnh báo ngầm nhắm tới TMC của Canada, công ty muốn tiến hành khai thác khoáng sản dưới đáy biển sâu. Trong quyết định được thông qua hôm 21/07/2025 tại Kingston, Jamaica, 36 quốc gia thành viên của Hội đồng Cơ quan Quản lý Đáy biển Quốc tế đã kêu gọi Ủy ban Pháp lý và Kỹ thuật của Cơ quan nay đặc biệt chú ý đến khả năng các công ty không tuân thủ luật pháp quốc tế. Mặc dù không nêu tên TMC, nhưng văn bản được cho là ám chỉ công ty TMC của Canada, bị cáo buộc là muốn đơn phương chiếm đoạt các nguồn tài nguyên được coi là « tài sản chung của nhân loại ». TMC đã nộp đơn xin khai thác biển sâu đầu tiên tại Hoa Kỳ vào tháng 4. Lập luận là Hoa Kỳ không phải là thành viên của Cơ quan Quản lý Đáy biển Quốc tế, tổng thống Donald Trump đã đốc thúc chính phủ đẩy nhanh việc cấp giấy phép khai thác dưới đáy biển sau, kể cả ở vùng biển bên ngoài nước Mỹ.

(AFP) - Một công dân Mỹ gốc Hoa bị buộc tội đánh cắp công nghệ nhạy cảm để bán cho Trung Quốc. Bộ Tư Pháp Mỹ hôm 21/07/2025 thông báo Chenguang Gong, 59 tuổi, bị bắt hồi tháng 02/2024. Là công dân Hoa Kỳ từ năm 2011, người này bị cáo buộc lưu trữ trên thiết bị cá nhân hơn 3.600 tài liệu của công ty mà ông từng làm việc trong 3 tháng hồi năm 2023. Các tài liệu liên quan đến công nghệ trong tàu vũ trụ để phát hiện các vụ phóng tên lửa hạt nhân và định vị tên lửa đạn đạo và tên lửa siêu thanh. Người này được tại ngoại sau khi nộp 1,75 triệu đô la tiền bảo lãnh và có thể bị kết án tới 10 năm tù giam dự kiến sẽ được tuyên vào ngày 29/09.

(AFP) - Khoảng 60 doanh nghiệp lớn của Đức đầu tư ít nhất 100 tỉ euro để tái thúc đẩy tăng trưởng trong nước. Thông báo được đưa ra hôm 21/07/2025. Dự án mang tên gọi « Made in Germany » là sáng kiến của các công ty Đức phối hợp với chính phủ của thủ tướng Friedrich Merz triển khai. Các công ty tham gia sáng kiến này đã cam kết đầu tư tổng cộng 631 tỷ euro « vào tăng trưởng kinh tế của Đức từ nay đến năm 2028 », bao gồm cả những khoản chi tiêu đã được thông báo và các dự án mới trị giá ít nhất 100 tỷ euro. Thủ tướng Đức xem đây là một trong những sáng kiến đầu tư lớn nhất từ nhiều thập kỷ trở lại đây, dấu hiệu cho thấy nước Đức đang trở lại sau một thời gian suy thoái.

(Libération) - Ukraina : Người phụ trách một cơ quan chống tham nhũng bị bắt vì bị nghi làm gián điệp cho Nga. Vụ bắt giữ diễn ra hôm 21/07/2025. Theo Cơ quan an ninh Ukraina SBU, người này làm việc trong đơn vị « D-2 », đơn vị tinh nhuệ và bí mật nhất » của cơ quan quốc gia chống tham nhũng NABU. Cơ quan này cho biết nghi phạm từng là đối tượng của cuộc thanh tra chung với SBU nhưng các nhà điều tra đã « không tìm thấy bằng chứng » nào. Nếu bị kết tội, người này có thể đối mặt với án tù 15 năm.  

(AFP) - Human Rights Watch lên án điều kiện giam giữ « vô nhân đạo » đối với những di dân tại hoa Kỳ. Theo báo cáo của Tổ chức Giám sát Nhân quyền (HRW) được công bố hôm qua, 21/07/2025, ba trại giam tại bang Frorida ở Hoa Kỳ trong tình trạng quá tải, điều kiện vệ sinh nghèo nàn, di dân phải ngủ dưới nền đất lạnh giá. Nhiều người vốn mắc các bệnh lý như tiểu đường hen suyễn hay về tim mạch không được tiếp tục điều trị, và điều này có thể dẫn đến tử vong. Chính quyền Trump đã thực hiện cuộc chiến chống nhập cư, điều động lực lượng để bắt giữ những người nhập cư không có giấy tờ hợp lệ tại nhiều bang. Số người bị giam trong 6 tháng đầu năm 2025 đã lên đến 56 000 người, theo HRW, 75 % trong số đó không có tiền án tiền sự. 

(AFP) - Bắc Triều Tiên dự trù đóng một tàu chiến mới. Hãng truyền thông Nhà nước Bắc Triều Tiên KCNA đưa tin hôm nay, 22/07/2022, Bình Nhưỡng có kế hoạch đóng tàu khu trục tải trọng 5000 tấn cho hải quân. Xưởng đóng tàu Nampho đã cam kết sẽ hoàn thành việc đóng tàu “Choe Hyon số 3” vào ngày 10/10/2026, đánh dấu kỷ niệm ngày thành lập Đảng Lao động Bắc Triều Tiên cầm quyền. Từ đầu năm nay, Bình Nhưỡng cũng đã hạ thủy hai tàu khu trục khác cùng loại, vào tháng Tư và tháng Sáu, thể hiện nỗ lực đa dạng hóa kho vũ khí, bên cạnh chương trình về tên lửa và vũ khí hạt nhân. 

(AFP) -  Bão Wipha : Hơn 70 000 người phải đi sơ tán ở Philippines. Hôm nay, 22/07/2025, nhiều trường học và các cơ sở công tại thủ đô Manila và các tỉnh lân cận đã đóng cửa. Các trận mưa lớn do bão Wipha đã khiến mực nước sông Marikina dâng cao. Hơn 23 000 người sống dọc con sông đã phải đến lánh nạn tại các trường học hoặc các địa điểm kiên cố hơn. Bão Wipha cũng đã đổ bộ vào miền bắc Việt Nam, kéo theo gió mạnh và mưa lớn, nhưng đã suy yếu vào đêm qua và hạ cấp thành bão nhiệt đới. Tại Hà Nội, đường phố vắng vẻ, nhiều cửa hàng cũng đóng cửa. Các cảng biển tại Hải Phòng và Quảng Ninh đã bị đóng cửa.

(Reuters) - Hoa Kỳ lại rút khỏi UNESCO. Trang New York Post, trích dẫn nguồn tin từ một số quan chức tại Nhà Trắng, cho biết hôm nay, 22/07/2025, Hoa Kỳ sẽ lại rời khỏi UNESCO, tương tự như trong nhiệm kỳ đầu của Donald Trump vào năm 2017, giữ nguyên lập trường chỉ trích các định chế quốc tế của Liên Hiệp Quốc viện lý do về đóng góp tài chính lớn của Washington. Động thái này tiếp tục giáng đòn mạnh vào cơ quan có trự sở tại Paris, được thành lập sau Đệ Nhị Thế Chiến để thúc đẩy hòa bình thông qua hợp tác quốc tế trong giáo dục, khoa học và văn hóa. Washington được cho là cũng sẽ ngừng tài trợ cho Cơ quan cứu trợ Palestine (UNRWA). 

(AFP) - Rơi máy bay ở Bangladesh : Số người thiệt mạng lên đến hơn 30 người, chủ yếu là học sinh và giáo viên. Ngoài ra, hơn 170 người bị thương, do bị bỏng sau vụ rơi máy bay huấn luyện. Những nạn nhân chủ yếu là học sinh và giáo viên tại trường Milestone, nơi máy bay rơi xuống. Trường có khoảng hơn 7000 học sinh và giáo viên, hôm nay, 22/07/2025, đã đóng cửa. Quân đội Bangladesh cho biết đã mở cuộc điều tra nguyên nhân của vụ tai nạn máy bay F-7 BGI (do Trung Quốc sản xuất) và nêu ra trục trặc kỹ thuật. Đây là chuyến bay đầu tiên của trung úy Towkir Islam, 27 tuổi, thực hiện mà không có người hướng dẫn trên loại máy bay này, và Islam cũng đã tử nạn. Quân đội cho biết phi công đã cố tránh để máy bay không rơi xuống khu đông dân cư nhưng bất thành. 

(AFP) - Trung Quốc thông báo cấm một nhân viên ngân hàng Mỹ rời khỏi Hoa Lục vì phạm tội hình sự. Hôm qua, 21/07/2025, Bắc Kinh thông báo cấm bà Chenyue Mao, giám đốc của ngân hàng Mỹ Wells Fargo, rời khỏi Trung Quốc. Bà sinh ra tại Thượng Hải nhưng sống ở Atlanta, và trở về Trung Quốc gần đây nhưng hiện không được phép rời đi. Theo bộ Ngoại Giao Trung Quốc bà có liên quan đến một vụ án hình sự đang chờ xử lý”, và phải ở lại Trung Quốc để hợp tác điều tra. Vụ việc đã buộc ngân hàng của Mỹ, có trụ sở tại San Francisco tạm ngừng tất cả các chuyến công tác của nhân viên đến Trung Quốc. 


**********

Tin tức thế giới 23-7: Mỹ chốt thuế quan 19% với Philippines; Ông Trump tố ông Obama phản quốc

NGỌC ĐỨC

trump - Ảnh 1.

Tổng thống Mỹ Donald Trump hội đàm với người đồng cấp Philippines Ferdinand Marcos ngày 22-7 - Ảnh: REUTERS

Mỹ chốt thỏa thuận thương mại với Philippines

Theo Hãng tin Reuters, ngày 22-7 (giờ địa phương), Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố sẽ hạ thuế quan với hàng hóa Philippines xuống còn 19%, đổi lại việc Manila "mở cửa thị trường" cho hàng Mỹ.

Tuyên bố trên được đưa ra sau cuộc hội đàm trực tiếp giữa ông Trump và Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr. tại Nhà Trắng - lần đầu tiên ông Trump gặp trực tiếp lãnh đạo một nước Đông Nam Á trong nhiệm kỳ này.

Ca ngợi ông Marcos là "một nhà đàm phán giỏi giang và cứng rắn", ông Trump tuyên bố: "Đó là một chuyến thăm tuyệt vời và chúng tôi đã đạt được thỏa thuận thương mại. 

Theo đó Philippines sẽ mở cửa thị trường cho (hàng hóa) Mỹ với thuế quan bằng không. (Hàng hóa) Philippines sẽ chịu thuế quan 19%".

Mức thuế quan mới này gần như chỉ giảm một cách hình thức so với mức 20% được ông Trump tuyên bố hồi đầu tháng 7. Tuy nhiên nó vẫn cao hơn mức 17% ông tuyên bố hồi tháng 4.

Bên cạnh thương mại, ông Trump cũng cho biết Washington và Manila sẽ tăng cường hợp tác về mặt quân sự nhưng không đưa ra chi tiết cụ thể.

Ông Trump tố "thẳng mặt" ông Obama phản quốc

trump - Ảnh 2.

Cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama - Ảnh: AFP

Ngày 22-7, ông Trump đã trực tiếp cáo buộc cựu tổng thống Barack Obama "phản quốc", cho rằng ông Obama đã chỉ đạo âm mưu ngụy tạo thông tin rằng chiến dịch tranh cử tổng thống năm 2016 thắng lợi của ông Trump có sự can thiệp của Nga.

Sau khi ông Trump giành chiến thắng cuộc bầu cử tổng thống tháng 11-2016, chính quyền ông Obama đã tiến hành cuộc điều tra toàn diện về khả năng Matxcơva can thiệp vào kết quả bầu cử.

Cho rằng hành động đó như "nỗ lực đảo chính" chống lại mình, ông Trump tuyên bố tại phòng Bầu dục: "(Bằng chứng) ở đó và ông (Obama) có tội. Đây là tội phản quốc. Họ đã cố gắng đánh cắp cuộc bầu cử. Họ đã cố gắng che giấu cuộc bầu cử. Họ đã làm những điều mà không ai tưởng tượng được, ngay cả đối với các quốc gia khác".

Những tuyên bố này nhắc đến phát ngôn hôm 18-7 của Giám đốc Tình báo quốc gia Tulsi Gabbard rằng bà có thể đề xuất Bộ Tư pháp truy tố các quan chức chính quyền ông Obama liên quan đến cuộc điều tra trên.

Mặc dù từng thường xuyên công kích thẳng mặt ông Obama, đây là lần đầu tiên trong nhiệm kỳ này ông Trump trực tiếp tuyên bố người tiền nhiệm phạm tội hình sự.

Rất nhanh chóng, đại diện của ông Obama đã phản bác tuyên bố của ông Trump.

Ông Patrick Rodenbush, phát ngôn viên của ông Obama, tuyên bố: "Không có gì trong tài liệu được ban hành tuần trước (bởi bà Gabbard) làm suy yếu kết luận được chấp nhận rộng rãi rằng Nga đã can thiệp để ảnh hưởng cuộc bầu cử tổng thống 2016 nhưng không thành công trong việc thao túng bất kỳ phiếu bầu nào".

Ông Trump nói có thể sớm đi Trung Quốc

trump - Ảnh 3.

Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Đại lễ đường Nhân dân khi ông Trump công du Trung Quốc hồi năm 2017 - Ảnh: AFP

Ngày 22-7, ông Trump tiết lộ khả năng sẽ sớm công du Trung Quốc nhằm giải quyết căng thẳng thương mại và an ninh âm ỉ giữa hai cường quốc.

Tổng thống Mỹ chia sẻ với báo chí tại phòng Bầu dục: "Chủ tịch Tập Cận Bình đã mời tôi đến Trung Quốc. Chúng tôi có thể sẽ tiến hành chuyến thăm trong tương lai không xa".

Reuters dẫn nguồn thạo tin khẳng định Washington và Bắc Kinh đang thảo luận về khả năng tổ chức cuộc gặp giữa hai nhà lãnh đạo. Tuy nhiên kế hoạch cụ thể vẫn chưa được hoàn tất.

Một trong những phương án đang được thảo luận bao gồm tổ chức hội đàm bên lề Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) tại Hàn Quốc vào cuối tháng 10.

Ông Trump cũng có thể sẽ dự lễ kỷ niệm 80 năm kết thúc Thế chiến II tại Bắc Kinh ngày 3-9. Nếu ông Trump chọn phương án này thì đây sẽ là sự kiện lịch sử bởi Tổng thống Nga Vladimir Putin cũng đã xác nhận tham dự sự kiện này.

Trong bối cảnh căng thẳng của quan hệ Mỹ - Trung hiện tại, một cuộc gặp thượng đỉnh giữa lãnh đạo hai nước có thể tạo cơ hội cho đối thoại trực tiếp và tìm kiếm giải pháp cho những bất đồng giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Ukraine mất thêm một tiêm kích phương Tây

trump - Ảnh 4.

Máy bay quân sự Mirage 2000 do Pháp sản xuất trong biên chế lực lượng phòng vệ Đài Loan - Ảnh: AFP

Ngày 22-7, quân đội Ukraine thông báo trên Telegram rằng một tiêm kích Mirage 2000 do Pháp viện trợ đã gặp sự cố kỹ thuật khi thực hiện nhiệm vụ tại vùng Volyn, đánh dấu chiếc Mirage đầu tiên Kiev mất từ khi bắt đầu tiếp nhận loại chiến đấu cơ này hồi đầu năm nay. 

"Đã có sự cố thiết bị và phi công đã báo cáo cho kiểm soát viên không lưu. Sau đó, phi công đã xử lý thành thạo đúng theo quy trình trong các tình huống khủng hoảng và nhảy dù thoát hiểm thành công. Đội cứu hộ đã tìm thấy phi công trong tình trạng ổn định. Không có thương vong nào trên mặt đất", Kiev cho biết.

Cùng ngày, Bộ Quốc phòng Nga thông báo Ukraine đã trao trả hai quân nhân Nga cần điều trị y tế. Hai binh sĩ này đã được chuyển giao và đưa tới Belarus để nhận chăm sóc y tế trước khi trở về Nga. 

Động thái này nằm trong thỏa thuận hai nước đạt được tại vòng đàm phán trực tiếp thứ hai giữa đại diện hai nước tại Istanbul hồi tháng 6.

Ông Trump lại dọa sa thải chủ tịch Fed trước thời hạn

trump - Ảnh 5.

Chủ tịch Fed Jerome Powell - Ảnh: REUTERS

Ngày 22-7, ông Trump một lần nữa công khai chỉ trích Chủ tịch Cục Dự trữ liên bang (Fed) Jerome Powell. 

Phát biểu tại cuộc họp báo chung với Tổng thống Philippines Marcos, ông Trump gọi ông Powell là "kẻ ngốc" (numbskull) và cho rằng chủ tịch Fed đã "làm việc tồi tệ" khi duy trì lãi suất ở mức quá cao. 

"Ông ta sẽ ra đi khá sớm thôi. Trong tám tháng nữa, ông ta sẽ phải đi", ông Trump khẳng định.

Nhiệm kỳ chủ tịch Fed chính thức của ông Powell sẽ kết thúc ngày 15-5-2026. Ông Powell đã nhiều lần tuyên bố sẽ không từ chức sớm, bất chấp những nỗ lực tạo sức ép từ phía ông Trump.

Theo tuyên bố "tám tháng" của ông Trump, thời điểm ông Powell có thể mất chức sẽ rơi vào giữa tháng 3-2026. Hiện chưa rõ lý do ông Trump đưa ra khung thời gian "lưng chừng" này.

Israel úp mở chuyện đánh lại Iran

Ngày 22-7, Bộ trưởng Quốc phòng Israel Israel Katz tuyên bố có khả năng mở lại chiến dịch quân sự chống Iran.

Tuyên bố được đưa ra trong cuộc họp đánh giá tình hình đa chiều với sự tham gia của nhiều quan chức quân sự cấp cao Israel.

Tại đây, ông Katz nhấn mạnh cần thiết phải xây dựng kế hoạch thực thi hiệu quả trong tương lai nhằm đảm bảo Iran không khôi phục chương trình hạt nhân.

Cha, con và cúp vô địch

Tin tức thế giới 22-7: Nga - Ukraine đàm phán ngày 23-7; Mỹ soi kỹ chất lượng đàm phán thương mại - Ảnh 1.

Hôm 20-7, tay golf Scottie Scheffler đã vô địch giải The Open Championship 2025, giành danh hiệu major thứ tư trong sự nghiệp ở tuổi 29. Trong lễ mừng chiến thắng, cậu bé Bennett con trai anh đã thu hút rất nhiều sự chú ý của truyền thông. Hình ảnh dễ thương của hai cha con đã tràn ngập các trang báo và mạng xã hội ở Mỹ - Ảnh: USA Today


**********

Mỹ tuyên bố rút khỏi UNESCO

Mỹ thông báo rút khỏi Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp Quốc (UNESCO), nhấn mạnh việc tiếp tục tham gia không phù hợp lợi ích quốc gia.

"UNESCO theo đuổi các mục tiêu văn hóa và xã hội gây chia rẽ, đồng thời tập trung quá mức vào các Mục tiêu Phát triển Bền vững của Liên Hợp Quốc, một chương trình phát triển quốc tế mang nặng tính toàn cầu hóa, mâu thuẫn với chính sách đối ngoại 'Nước Mỹ trên hết' của chúng tôi", phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Tammy Bruce hôm nay cho biết, đề cập đến quyết định của Washington rút khỏi UNESCO.

Phó phát ngôn viên Nhà Trắng Anna Kelly trước đó nói với tờ New York Post rằng quyết định này bắt nguồn từ việc UNESCO ủng hộ "các mục tiêu văn hóa và xã hội quá cấp tiến, gây chia rẽ, hoàn toàn đi ngược những chính sách mà người Mỹ đã bỏ phiếu vào tháng 11/2024".

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Tammy Bruce trong họp báo ngày 6/3. Ảnh: Reuters

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Tammy Bruce trong họp báo ngày 6/3. Ảnh: Reuters

Động thái sẽ có hiệu lực vào cuối tháng 12/2026 do quy định trong điều lệ của UNESCO. Khi một quốc gia thành viên quyết định rút lui, quyết định đó sẽ có hiệu lực vào cuối năm tài chính tiếp theo sau khi thông báo chính thức được đưa ra.

Đây sẽ là một đòn giáng mạnh vào UNESCO, cơ quan có trụ sở tại thủ đô Paris, Pháp, được thành lập sau Thế chiến II nhằm thúc đẩy hòa bình thông qua hợp tác quốc tế trong giáo dục, khoa học và văn hóa.

Tổng giám đốc UNESCO Audrey Azoulay cho biết tuyên bố từ Mỹ không có gì đáng ngạc nhiên. "Tôi rất lấy làm tiếc về quyết định của Tổng thống Donald Trump khi một lần nữa rút Mỹ khỏi UNESCO. Dù đáng tiếc, thông báo này được dự đoán từ trước và UNESCO đã chuẩn bị cho điều đó", bà nói.

Tổng thống Trump từng rút Mỹ khỏi UNESCO trong nhiệm kỳ đầu tiên, bên cạnh việc rời khỏi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc, thỏa thuận khí hậu toàn cầu và thỏa thuận hạt nhân Iran năm 2015.

Tổng thống Joe Biden đảo ngược các quyết định trên sau khi nhậm chức vào năm 2021, đưa Mỹ trở lại UNESCO, WHO và thỏa thuận khí hậu.

UNESCO nổi tiếng nhất với việc công nhận các Di sản Thế giới. Mỹ lần đầu tiên gia nhập UNESCO vào năm 1945 khi tổ chức mới thành lập, nhưng rút lui vào năm 1984 với cáo buộc rằng tổ chức quản lý tài chính yếu kém và có tư tưởng thiên vị chống Mỹ. Gần 20 năm sau, vào năm 2003, dưới thời tổng thống George W. Bush, Mỹ quay trở lại. Giải thích cho quyết định của mình, ông Bush khi đó cho biết UNESCO đã thực hiện các cải cách cần thiết.

Washington hiện đóng góp khoảng 8% tổng ngân sách của UNESCO, giảm từ mức khoảng 20% vào thời điểm ông Trump lần đầu tiên rút Mỹ khỏi cơ quan này.

Vũ Hoàng (Theo AFP)


****************

Iran: Không từ bỏ làm giàu uranium, chưa phải lúc đối thoại trực tiếp với Mỹ

Ngày 21-7, Ngoại trưởng Iran Abbas Araghchi tuyên bố nước này không có kế hoạch từ bỏ chương trình hạt nhân bất chấp các cơ sở hạt nhân bị thiệt hại nghiêm trọng sau các cuộc không kích của Mỹ tháng trước.

Iran - Ảnh 1.

Ngoại trưởng Iran Abbas Araghchi - Ảnh: REUTERS

Chia sẻ với Fox News, Ngoại trưởng Iran Abbas Araghchi cho biết hoạt động làm giàu uranium hiện đã phải tạm dừng do thiệt hại "nghiêm trọng và nặng nề".

"Tuy nhiên, chắc chắn chúng tôi sẽ không từ bỏ việc làm giàu uranium, vì đó là thành quả của các nhà khoa học Iran", ông khẳng định, gọi đây là "niềm tự hào dân tộc".

Ông cũng nhấn mạnh rằng bất kỳ thỏa thuận hạt nhân nào trong tương lai đều phải công nhận quyền làm giàu uranium của Iran.

"Công nghệ vẫn còn đó. Chương trình hạt nhân, chương trình làm giàu uranium của chúng tôi không phải nhập khẩu mà có thể bị phá hủy bằng bom đạn", ông Araghchi nói, đồng thời cho biết Iran sẽ tiếp tục phát triển và chế tạo tên lửa.

Khi được hỏi về khả năng đàm phán với Mỹ nhằm hạ nhiệt căng thẳng, ông Araghchi bày tỏ Iran “sẵn sàng đối thoại” nhưng “không phải đối thoại trực tiếp vào thời điểm này”.

“Chúng tôi sẵn sàng thực hiện bất kỳ biện pháp xây dựng lòng tin nào cần thiết để chứng minh rằng chương trình hạt nhân Iran là hòa bình, nhằm đổi lấy việc Mỹ dỡ bỏ các lệnh trừng phạt”, ông khẳng định.

Bất chấp 12 ngày xung đột liên tiếp với Israel hồi tháng trước, Tehran khẳng định vẫn còn lượng lớn tên lửa để phòng vệ.

Phát biểu của ông Araghchi được đưa ra trong bối cảnh Iran chuẩn bị nối lại đàm phán hạt nhân với Đức, Pháp và Anh vào ngày 25-7 tại Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ).

Đây là cuộc đối thoại đầu tiên giữa Iran và phương Tây kể từ sau đợt xung đột vừa qua. Trước đó, Iran cũng sẽ họp ba bên với Nga và Trung Quốc vào ngày 22-7 để bàn về vấn đề hạt nhân và các lệnh trừng phạt


**********

Thái Lan nói 'không' với thuế 0% cho hàng Mỹ

TÂM DƯƠNG

Nhằm bảo vệ ngành nông nghiệp và doanh nghiệp trong nước, Thái Lan kiên quyết không chấp nhận mức thuế 0% cho hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ.

Thái Lan - Ảnh 1.

Các tàu chở container cập cảng Bangkok, Thái Lan - Ảnh: REUTERS

Theo tờ The Nation (Thái Lan), ngày 22-7, Chính phủ Thái Lan khẳng định rõ lập trường không giảm thuế nhập khẩu từ Mỹ xuống 0%, với lý do cần bảo vệ ngành nông nghiệp và các doanh nghiệp trong nước.

Tuyên bố này được đưa ra trong bối cảnh đàm phán thuế quan giữa hai nước đang bước vào giai đoạn then chốt, khi thời hạn chót ngày 1-8 đang cận kề.

Nếu không đạt được thỏa thuận trước thời điểm đó, Thái Lan có nguy cơ phải duy trì mức thuế hiện tại là 36% - cao hơn đáng kể so với nhiều đối thủ trong khu vực ASEAN.

Trước đó hôm 17-7, nhóm đàm phán "Thailand Team" đã tham dự vòng đàm phán thuế thứ hai với Văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ (USTR) qua hình thức trực tuyến.

Trong buổi làm việc, Thái Lan đã đệ trình đề xuất cập nhật và hiện đang chờ phản hồi từ phía Washington.

Chính phủ nước này kỳ vọng thỏa thuận cuối cùng sẽ giúp đưa mức thuế của Thái Lan về ngang bằng với các nước Đông Nam Á khác.

Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Tài chính Pichai Chunhavajira cho biết đàm phán đang diễn ra ở cấp độ kỹ thuật, với những điều chỉnh nhỏ về số liệu sau khi Thái Lan đưa ra đề xuất bổ sung. Thời điểm tổ chức vòng đàm phán tiếp theo sẽ phụ thuộc vào phản hồi của phía Mỹ.

Song song đó, Thứ trưởng Tài chính Julapun Amornvivat khẳng định Thái Lan kiên quyết không chấp nhận bất kỳ đề xuất nào yêu cầu mở cửa hoàn toàn thị trường cho hàng hóa Mỹ.

Theo ông Julapun Amornvivat, việc giữ lập trường cứng rắn là cần thiết, nhằm tránh những tác động tiêu cực lên nền kinh tế nội địa.

"Nếu chúng ta chấp nhận mức thuế 0% cho một quốc gia, điều này sẽ tạo tiền lệ buộc phải mở rộng ưu đãi tương tự cho các đối tác thương mại khác.

Khi đó 'hiệu ứng vỡ đê' sẽ xuất hiện, gây tổn thất lớn cho các ngành trong nước, đặc biệt là các sản phẩm nông nghiệp nhạy cảm" - ông Julapun cảnh báo.

Ngoài ra ông Julapun cũng nhấn mạnh rằng mọi cuộc đàm phán thuế quan đều phải dựa trên nguyên tắc đôi bên cùng có lợi: "Nếu chỉ một phía được hưởng lợi, thỏa thuận sẽ không thể đạt được".


************

Thủ tướng Campuchia cảnh báo Thái Lan đừng vượt lằn ranh đỏ

Thủ tướng Campuchia Hun Manet tuyên bố các cáo buộc của phía Thái Lan cho rằng Phnom Penh cài mìn ở biên giới hay can thiệp việc nội bộ nước này là "vô căn cứ".

Campuchia - Ảnh 1.

Thủ tướng Campuchia Hun Manet khẳng định Campuchia có đủ năng lực và sẵn sàng bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ - Ảnh: AFP

Ngày 22-7, Thủ tướng Campuchia Hun Manet đưa ra nhiều lập luận liên quan đến những diễn biến nóng ở biên giới với Thái Lan thời gian qua.

"Gần đây, tôi nhận thấy một số nhà lãnh đạo chính trị, quân đội và các phương tiện truyền thông Thái Lan đã đưa ra những cáo buộc vô căn cứ đối với Campuchia liên quan đến các vấn đề như can thiệp vào chính trị nội bộ của Thái Lan, cài mìn và đe dọa hành động đơn phương ở các khu vực tranh chấp, bao gồm khu vực Tam giác Ngọc và đền Ta Moan Thom, cùng nhiều vấn đề khác", tờ Khmer Times dẫn lời ông Manet nói.

Ông cho biết Bộ Ngoại giao và hợp tác quốc tế, Bộ Quốc phòng và các cơ quan liên quan khác của Campuchia đã phản ứng với những cáo buộc này và sẵn sàng thực hiện các biện pháp bổ sung cần thiết để bảo vệ lợi ích quốc gia.

Cuối tuần trước, quân đội Thái Lan khẳng định quả mìn phát nổ ở biên giới do phía Campuchia lắp đặt và sẽ có biện pháp đáp trả.

Vụ nổ xảy ra ngày 16-7, một nhóm binh sĩ Thái Lan tuần tra ở khu vực Chok Bok, tỉnh Ubon Ratchathani và một người giẫm phải mìn gây ra vụ nổ khiến ba người bị thương.


Thủ tướng Campuchia nhấn mạnh tại các khu vực đang tranh chấp hoặc nơi chủ quyền chưa được xác định rõ ràng, không bên nào có quyền thực hiện các hành động hoặc biện pháp đơn phương. Mọi hành động phải được sự đồng thuận của cả hai bên trước đó.

Ông nói việc Thái Lan đổ lỗi cho Campuchia không giúp xây dựng lòng tin lẫn nhau.

"Lằn ranh đỏ vẫn là lằn ranh đỏ, đừng vượt qua nó. Campuchia không xâm phạm bất kỳ ai, nhưng Campuchia sẽ không cho phép bất kỳ ai xâm phạm nó.

Campuchia có đủ năng lực và sẵn sàng bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ bằng mọi cách, chống lại bất kỳ hành vi vi phạm nào", ông Manet cảnh báo.

Dù vậy, ông Manet cho biết Campuchia vẫn cam kết tìm kiếm giải pháp cho vấn đề này "thông qua các biện pháp phi bạo lực, càng nhanh càng tốt, với sự rõ ràng và lâu dài".


************

Nga siết chặt kiểm tra tàu vào cảng sau loạt vụ tàu phát nổ bí ẩntác giả

Ngày 21-7, Tổng thống Nga Vladimir Putin ký sắc lệnh siết chặt quy định với tàu nước ngoài vào cảng Nga, sau loạt vụ nổ bí ẩn trên các tàu chở dầu từng cập cảng.

Nga siết chặt kiểm tra tàu vào cảng sau loạt vụ tàu phát nổ bí ẩn - Ảnh 1.

Tổng thống Nga Vladimir Putin yêu cầu Tổng cục An ninh liên bang Nga kiểm soát tàu nước ngoài vào cảng Nga - Ảnh: REUTERS

Hãng tin Bloomberg cho biết theo sắc lệnh mới được ban hành dựa trên quy định của thiết quân luật Nga, kể từ ngày 21-7, mọi tàu đến từ cảng biển nước ngoài chỉ được phép cập cảng Nga khi có sự chấp thuận của thuyền trưởng cảng, đồng thời phải được Tổng cục An ninh liên bang Nga (FSB) phối hợp phê duyệt.

Trước đây, quy định này chỉ áp dụng cho các tàu ra vào cảng gần căn cứ hải quân, nhưng nay đã được mở rộng trên toàn quốc để tăng cường kiểm soát an ninh hàng hải.

Các thay đổi được thực hiện theo khuyến nghị từ Hội đồng An ninh Nga - cơ quan tư vấn chiến lược chủ chốt của Điện Kremlin - nhằm siết chặt an ninh sau hàng loạt vụ nổ tàu chở dầu có liên quan đến cảng hoặc vùng biển Nga.

Vụ nổ gần đây nhất xảy ra chưa đầy một tháng trước, ngoài khơi Libya, liên quan đến một tàu chở dầu từng cập cảng Ust-Luga (biển Baltic) và một điểm gần cảng Novorossiysk (biển Đen). Nguyên nhân vụ nổ vẫn chưa được xác định.

Sau các sự cố, nhiều chủ tàu đã triển khai thợ lặn và thiết bị không người lái dưới nước để kiểm tra thân tàu, đặc biệt với những tàu từng ghé cảng Nga, nhằm phát hiện nguy cơ bị gài mìn.

Trong tháng 7, Cơ quan Quản lý cảng biển quốc gia Nga mở đấu thầu tìm đơn vị đủ năng lực kiểm tra phần thân tàu dưới nước tại các cảng vùng biển Baltic, với ngân sách 3,16 tỉ rúp (khoảng 40,4 triệu USD).

Trước đó, trong báo cáo công bố tháng 3, Công ty an ninh hàng hải Ambrey cảnh báo "nhiều khả năng các tàu chở dầu từng cập cảng Nga đang là mục tiêu của các tổ chức được chính phủ đối phương hậu thuẫn".


***********

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Tin Tức ngày 23 tháng 7 -2025:

xxxx


trumvayco-langHo
*************

TIN TỔNG HỢP

RFI

Quảng cáo

(New York Times) - Thẩm phán tòa liên bang ở Massachusetts yêu cầu chính quyền Mỹ giải trình về việc cắt giảm 2,6 tỷ đô la cho trường Harvard. Hôm 21/07/2025, trong phiên điều trần liên quan đến vụ đại học Harvard kiện chính quyền liên bang ngừng cấp ngân sách cho trường, nữ thẩm phán Allison Burroughs đặt câu hỏi tại sao chính quyền có thể liên hệ một cách hợp lý việc cắt giảm tài trợ nghiên cứu y tế với những lo ngại về quyền công dân của người Do Thái. Vụ việc có nhiều khả năng sẽ được đệ trình lên Tòa Tối cao.

(AFP) - Iran khẳng định không có ý định từ bỏ chương trình làm giàu uranium. Vài ngày trước cuộc thương lượng dự kiến diễn ra tại Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ, với Pháp, Đức và Anh, ngoại trưởng Iran Abbas Araghchi hôm 21/07/2025 trên đài truyền hình Mỹ Fox News, thừa nhận các cơ sở hạt nhân của Iran đã bị bom Mỹ làm « hư hại nghiêm trọng », nhưng khẳng định mọi thỏa thuận trong tương lai về hạt nhân Iran sẽ phải bao gồm quyền làm giàu uranium của Teheran, và đây là « niềm tự hào quốc gia » của Iran. Ngay lập tức, tổng thống Mỹ Donald Trump nhắc lại lời đe dọa oanh tạc trở lại Iran nếu Teheran nối lại chương trình làm giàu uranium.

(AFP) - Cơ quan Quản lý Đáy biển Quốc tế đã đưa ra lời cảnh báo ngầm nhắm tới TMC của Canada, công ty muốn tiến hành khai thác khoáng sản dưới đáy biển sâu. Trong quyết định được thông qua hôm 21/07/2025 tại Kingston, Jamaica, 36 quốc gia thành viên của Hội đồng Cơ quan Quản lý Đáy biển Quốc tế đã kêu gọi Ủy ban Pháp lý và Kỹ thuật của Cơ quan nay đặc biệt chú ý đến khả năng các công ty không tuân thủ luật pháp quốc tế. Mặc dù không nêu tên TMC, nhưng văn bản được cho là ám chỉ công ty TMC của Canada, bị cáo buộc là muốn đơn phương chiếm đoạt các nguồn tài nguyên được coi là « tài sản chung của nhân loại ». TMC đã nộp đơn xin khai thác biển sâu đầu tiên tại Hoa Kỳ vào tháng 4. Lập luận là Hoa Kỳ không phải là thành viên của Cơ quan Quản lý Đáy biển Quốc tế, tổng thống Donald Trump đã đốc thúc chính phủ đẩy nhanh việc cấp giấy phép khai thác dưới đáy biển sau, kể cả ở vùng biển bên ngoài nước Mỹ.

(AFP) - Một công dân Mỹ gốc Hoa bị buộc tội đánh cắp công nghệ nhạy cảm để bán cho Trung Quốc. Bộ Tư Pháp Mỹ hôm 21/07/2025 thông báo Chenguang Gong, 59 tuổi, bị bắt hồi tháng 02/2024. Là công dân Hoa Kỳ từ năm 2011, người này bị cáo buộc lưu trữ trên thiết bị cá nhân hơn 3.600 tài liệu của công ty mà ông từng làm việc trong 3 tháng hồi năm 2023. Các tài liệu liên quan đến công nghệ trong tàu vũ trụ để phát hiện các vụ phóng tên lửa hạt nhân và định vị tên lửa đạn đạo và tên lửa siêu thanh. Người này được tại ngoại sau khi nộp 1,75 triệu đô la tiền bảo lãnh và có thể bị kết án tới 10 năm tù giam dự kiến sẽ được tuyên vào ngày 29/09.

(AFP) - Khoảng 60 doanh nghiệp lớn của Đức đầu tư ít nhất 100 tỉ euro để tái thúc đẩy tăng trưởng trong nước. Thông báo được đưa ra hôm 21/07/2025. Dự án mang tên gọi « Made in Germany » là sáng kiến của các công ty Đức phối hợp với chính phủ của thủ tướng Friedrich Merz triển khai. Các công ty tham gia sáng kiến này đã cam kết đầu tư tổng cộng 631 tỷ euro « vào tăng trưởng kinh tế của Đức từ nay đến năm 2028 », bao gồm cả những khoản chi tiêu đã được thông báo và các dự án mới trị giá ít nhất 100 tỷ euro. Thủ tướng Đức xem đây là một trong những sáng kiến đầu tư lớn nhất từ nhiều thập kỷ trở lại đây, dấu hiệu cho thấy nước Đức đang trở lại sau một thời gian suy thoái.

(Libération) - Ukraina : Người phụ trách một cơ quan chống tham nhũng bị bắt vì bị nghi làm gián điệp cho Nga. Vụ bắt giữ diễn ra hôm 21/07/2025. Theo Cơ quan an ninh Ukraina SBU, người này làm việc trong đơn vị « D-2 », đơn vị tinh nhuệ và bí mật nhất » của cơ quan quốc gia chống tham nhũng NABU. Cơ quan này cho biết nghi phạm từng là đối tượng của cuộc thanh tra chung với SBU nhưng các nhà điều tra đã « không tìm thấy bằng chứng » nào. Nếu bị kết tội, người này có thể đối mặt với án tù 15 năm.  

(AFP) - Human Rights Watch lên án điều kiện giam giữ « vô nhân đạo » đối với những di dân tại hoa Kỳ. Theo báo cáo của Tổ chức Giám sát Nhân quyền (HRW) được công bố hôm qua, 21/07/2025, ba trại giam tại bang Frorida ở Hoa Kỳ trong tình trạng quá tải, điều kiện vệ sinh nghèo nàn, di dân phải ngủ dưới nền đất lạnh giá. Nhiều người vốn mắc các bệnh lý như tiểu đường hen suyễn hay về tim mạch không được tiếp tục điều trị, và điều này có thể dẫn đến tử vong. Chính quyền Trump đã thực hiện cuộc chiến chống nhập cư, điều động lực lượng để bắt giữ những người nhập cư không có giấy tờ hợp lệ tại nhiều bang. Số người bị giam trong 6 tháng đầu năm 2025 đã lên đến 56 000 người, theo HRW, 75 % trong số đó không có tiền án tiền sự. 

(AFP) - Bắc Triều Tiên dự trù đóng một tàu chiến mới. Hãng truyền thông Nhà nước Bắc Triều Tiên KCNA đưa tin hôm nay, 22/07/2022, Bình Nhưỡng có kế hoạch đóng tàu khu trục tải trọng 5000 tấn cho hải quân. Xưởng đóng tàu Nampho đã cam kết sẽ hoàn thành việc đóng tàu “Choe Hyon số 3” vào ngày 10/10/2026, đánh dấu kỷ niệm ngày thành lập Đảng Lao động Bắc Triều Tiên cầm quyền. Từ đầu năm nay, Bình Nhưỡng cũng đã hạ thủy hai tàu khu trục khác cùng loại, vào tháng Tư và tháng Sáu, thể hiện nỗ lực đa dạng hóa kho vũ khí, bên cạnh chương trình về tên lửa và vũ khí hạt nhân. 

(AFP) -  Bão Wipha : Hơn 70 000 người phải đi sơ tán ở Philippines. Hôm nay, 22/07/2025, nhiều trường học và các cơ sở công tại thủ đô Manila và các tỉnh lân cận đã đóng cửa. Các trận mưa lớn do bão Wipha đã khiến mực nước sông Marikina dâng cao. Hơn 23 000 người sống dọc con sông đã phải đến lánh nạn tại các trường học hoặc các địa điểm kiên cố hơn. Bão Wipha cũng đã đổ bộ vào miền bắc Việt Nam, kéo theo gió mạnh và mưa lớn, nhưng đã suy yếu vào đêm qua và hạ cấp thành bão nhiệt đới. Tại Hà Nội, đường phố vắng vẻ, nhiều cửa hàng cũng đóng cửa. Các cảng biển tại Hải Phòng và Quảng Ninh đã bị đóng cửa.

(Reuters) - Hoa Kỳ lại rút khỏi UNESCO. Trang New York Post, trích dẫn nguồn tin từ một số quan chức tại Nhà Trắng, cho biết hôm nay, 22/07/2025, Hoa Kỳ sẽ lại rời khỏi UNESCO, tương tự như trong nhiệm kỳ đầu của Donald Trump vào năm 2017, giữ nguyên lập trường chỉ trích các định chế quốc tế của Liên Hiệp Quốc viện lý do về đóng góp tài chính lớn của Washington. Động thái này tiếp tục giáng đòn mạnh vào cơ quan có trự sở tại Paris, được thành lập sau Đệ Nhị Thế Chiến để thúc đẩy hòa bình thông qua hợp tác quốc tế trong giáo dục, khoa học và văn hóa. Washington được cho là cũng sẽ ngừng tài trợ cho Cơ quan cứu trợ Palestine (UNRWA). 

(AFP) - Rơi máy bay ở Bangladesh : Số người thiệt mạng lên đến hơn 30 người, chủ yếu là học sinh và giáo viên. Ngoài ra, hơn 170 người bị thương, do bị bỏng sau vụ rơi máy bay huấn luyện. Những nạn nhân chủ yếu là học sinh và giáo viên tại trường Milestone, nơi máy bay rơi xuống. Trường có khoảng hơn 7000 học sinh và giáo viên, hôm nay, 22/07/2025, đã đóng cửa. Quân đội Bangladesh cho biết đã mở cuộc điều tra nguyên nhân của vụ tai nạn máy bay F-7 BGI (do Trung Quốc sản xuất) và nêu ra trục trặc kỹ thuật. Đây là chuyến bay đầu tiên của trung úy Towkir Islam, 27 tuổi, thực hiện mà không có người hướng dẫn trên loại máy bay này, và Islam cũng đã tử nạn. Quân đội cho biết phi công đã cố tránh để máy bay không rơi xuống khu đông dân cư nhưng bất thành. 

(AFP) - Trung Quốc thông báo cấm một nhân viên ngân hàng Mỹ rời khỏi Hoa Lục vì phạm tội hình sự. Hôm qua, 21/07/2025, Bắc Kinh thông báo cấm bà Chenyue Mao, giám đốc của ngân hàng Mỹ Wells Fargo, rời khỏi Trung Quốc. Bà sinh ra tại Thượng Hải nhưng sống ở Atlanta, và trở về Trung Quốc gần đây nhưng hiện không được phép rời đi. Theo bộ Ngoại Giao Trung Quốc bà có liên quan đến một vụ án hình sự đang chờ xử lý”, và phải ở lại Trung Quốc để hợp tác điều tra. Vụ việc đã buộc ngân hàng của Mỹ, có trụ sở tại San Francisco tạm ngừng tất cả các chuyến công tác của nhân viên đến Trung Quốc. 


**********

Tin tức thế giới 23-7: Mỹ chốt thuế quan 19% với Philippines; Ông Trump tố ông Obama phản quốc

NGỌC ĐỨC

trump - Ảnh 1.

Tổng thống Mỹ Donald Trump hội đàm với người đồng cấp Philippines Ferdinand Marcos ngày 22-7 - Ảnh: REUTERS

Mỹ chốt thỏa thuận thương mại với Philippines

Theo Hãng tin Reuters, ngày 22-7 (giờ địa phương), Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố sẽ hạ thuế quan với hàng hóa Philippines xuống còn 19%, đổi lại việc Manila "mở cửa thị trường" cho hàng Mỹ.

Tuyên bố trên được đưa ra sau cuộc hội đàm trực tiếp giữa ông Trump và Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr. tại Nhà Trắng - lần đầu tiên ông Trump gặp trực tiếp lãnh đạo một nước Đông Nam Á trong nhiệm kỳ này.

Ca ngợi ông Marcos là "một nhà đàm phán giỏi giang và cứng rắn", ông Trump tuyên bố: "Đó là một chuyến thăm tuyệt vời và chúng tôi đã đạt được thỏa thuận thương mại. 

Theo đó Philippines sẽ mở cửa thị trường cho (hàng hóa) Mỹ với thuế quan bằng không. (Hàng hóa) Philippines sẽ chịu thuế quan 19%".

Mức thuế quan mới này gần như chỉ giảm một cách hình thức so với mức 20% được ông Trump tuyên bố hồi đầu tháng 7. Tuy nhiên nó vẫn cao hơn mức 17% ông tuyên bố hồi tháng 4.

Bên cạnh thương mại, ông Trump cũng cho biết Washington và Manila sẽ tăng cường hợp tác về mặt quân sự nhưng không đưa ra chi tiết cụ thể.

Ông Trump tố "thẳng mặt" ông Obama phản quốc

trump - Ảnh 2.

Cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama - Ảnh: AFP

Ngày 22-7, ông Trump đã trực tiếp cáo buộc cựu tổng thống Barack Obama "phản quốc", cho rằng ông Obama đã chỉ đạo âm mưu ngụy tạo thông tin rằng chiến dịch tranh cử tổng thống năm 2016 thắng lợi của ông Trump có sự can thiệp của Nga.

Sau khi ông Trump giành chiến thắng cuộc bầu cử tổng thống tháng 11-2016, chính quyền ông Obama đã tiến hành cuộc điều tra toàn diện về khả năng Matxcơva can thiệp vào kết quả bầu cử.

Cho rằng hành động đó như "nỗ lực đảo chính" chống lại mình, ông Trump tuyên bố tại phòng Bầu dục: "(Bằng chứng) ở đó và ông (Obama) có tội. Đây là tội phản quốc. Họ đã cố gắng đánh cắp cuộc bầu cử. Họ đã cố gắng che giấu cuộc bầu cử. Họ đã làm những điều mà không ai tưởng tượng được, ngay cả đối với các quốc gia khác".

Những tuyên bố này nhắc đến phát ngôn hôm 18-7 của Giám đốc Tình báo quốc gia Tulsi Gabbard rằng bà có thể đề xuất Bộ Tư pháp truy tố các quan chức chính quyền ông Obama liên quan đến cuộc điều tra trên.

Mặc dù từng thường xuyên công kích thẳng mặt ông Obama, đây là lần đầu tiên trong nhiệm kỳ này ông Trump trực tiếp tuyên bố người tiền nhiệm phạm tội hình sự.

Rất nhanh chóng, đại diện của ông Obama đã phản bác tuyên bố của ông Trump.

Ông Patrick Rodenbush, phát ngôn viên của ông Obama, tuyên bố: "Không có gì trong tài liệu được ban hành tuần trước (bởi bà Gabbard) làm suy yếu kết luận được chấp nhận rộng rãi rằng Nga đã can thiệp để ảnh hưởng cuộc bầu cử tổng thống 2016 nhưng không thành công trong việc thao túng bất kỳ phiếu bầu nào".

Ông Trump nói có thể sớm đi Trung Quốc

trump - Ảnh 3.

Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Đại lễ đường Nhân dân khi ông Trump công du Trung Quốc hồi năm 2017 - Ảnh: AFP

Ngày 22-7, ông Trump tiết lộ khả năng sẽ sớm công du Trung Quốc nhằm giải quyết căng thẳng thương mại và an ninh âm ỉ giữa hai cường quốc.

Tổng thống Mỹ chia sẻ với báo chí tại phòng Bầu dục: "Chủ tịch Tập Cận Bình đã mời tôi đến Trung Quốc. Chúng tôi có thể sẽ tiến hành chuyến thăm trong tương lai không xa".

Reuters dẫn nguồn thạo tin khẳng định Washington và Bắc Kinh đang thảo luận về khả năng tổ chức cuộc gặp giữa hai nhà lãnh đạo. Tuy nhiên kế hoạch cụ thể vẫn chưa được hoàn tất.

Một trong những phương án đang được thảo luận bao gồm tổ chức hội đàm bên lề Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) tại Hàn Quốc vào cuối tháng 10.

Ông Trump cũng có thể sẽ dự lễ kỷ niệm 80 năm kết thúc Thế chiến II tại Bắc Kinh ngày 3-9. Nếu ông Trump chọn phương án này thì đây sẽ là sự kiện lịch sử bởi Tổng thống Nga Vladimir Putin cũng đã xác nhận tham dự sự kiện này.

Trong bối cảnh căng thẳng của quan hệ Mỹ - Trung hiện tại, một cuộc gặp thượng đỉnh giữa lãnh đạo hai nước có thể tạo cơ hội cho đối thoại trực tiếp và tìm kiếm giải pháp cho những bất đồng giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Ukraine mất thêm một tiêm kích phương Tây

trump - Ảnh 4.

Máy bay quân sự Mirage 2000 do Pháp sản xuất trong biên chế lực lượng phòng vệ Đài Loan - Ảnh: AFP

Ngày 22-7, quân đội Ukraine thông báo trên Telegram rằng một tiêm kích Mirage 2000 do Pháp viện trợ đã gặp sự cố kỹ thuật khi thực hiện nhiệm vụ tại vùng Volyn, đánh dấu chiếc Mirage đầu tiên Kiev mất từ khi bắt đầu tiếp nhận loại chiến đấu cơ này hồi đầu năm nay. 

"Đã có sự cố thiết bị và phi công đã báo cáo cho kiểm soát viên không lưu. Sau đó, phi công đã xử lý thành thạo đúng theo quy trình trong các tình huống khủng hoảng và nhảy dù thoát hiểm thành công. Đội cứu hộ đã tìm thấy phi công trong tình trạng ổn định. Không có thương vong nào trên mặt đất", Kiev cho biết.

Cùng ngày, Bộ Quốc phòng Nga thông báo Ukraine đã trao trả hai quân nhân Nga cần điều trị y tế. Hai binh sĩ này đã được chuyển giao và đưa tới Belarus để nhận chăm sóc y tế trước khi trở về Nga. 

Động thái này nằm trong thỏa thuận hai nước đạt được tại vòng đàm phán trực tiếp thứ hai giữa đại diện hai nước tại Istanbul hồi tháng 6.

Ông Trump lại dọa sa thải chủ tịch Fed trước thời hạn

trump - Ảnh 5.

Chủ tịch Fed Jerome Powell - Ảnh: REUTERS

Ngày 22-7, ông Trump một lần nữa công khai chỉ trích Chủ tịch Cục Dự trữ liên bang (Fed) Jerome Powell. 

Phát biểu tại cuộc họp báo chung với Tổng thống Philippines Marcos, ông Trump gọi ông Powell là "kẻ ngốc" (numbskull) và cho rằng chủ tịch Fed đã "làm việc tồi tệ" khi duy trì lãi suất ở mức quá cao. 

"Ông ta sẽ ra đi khá sớm thôi. Trong tám tháng nữa, ông ta sẽ phải đi", ông Trump khẳng định.

Nhiệm kỳ chủ tịch Fed chính thức của ông Powell sẽ kết thúc ngày 15-5-2026. Ông Powell đã nhiều lần tuyên bố sẽ không từ chức sớm, bất chấp những nỗ lực tạo sức ép từ phía ông Trump.

Theo tuyên bố "tám tháng" của ông Trump, thời điểm ông Powell có thể mất chức sẽ rơi vào giữa tháng 3-2026. Hiện chưa rõ lý do ông Trump đưa ra khung thời gian "lưng chừng" này.

Israel úp mở chuyện đánh lại Iran

Ngày 22-7, Bộ trưởng Quốc phòng Israel Israel Katz tuyên bố có khả năng mở lại chiến dịch quân sự chống Iran.

Tuyên bố được đưa ra trong cuộc họp đánh giá tình hình đa chiều với sự tham gia của nhiều quan chức quân sự cấp cao Israel.

Tại đây, ông Katz nhấn mạnh cần thiết phải xây dựng kế hoạch thực thi hiệu quả trong tương lai nhằm đảm bảo Iran không khôi phục chương trình hạt nhân.

Cha, con và cúp vô địch

Tin tức thế giới 22-7: Nga - Ukraine đàm phán ngày 23-7; Mỹ soi kỹ chất lượng đàm phán thương mại - Ảnh 1.

Hôm 20-7, tay golf Scottie Scheffler đã vô địch giải The Open Championship 2025, giành danh hiệu major thứ tư trong sự nghiệp ở tuổi 29. Trong lễ mừng chiến thắng, cậu bé Bennett con trai anh đã thu hút rất nhiều sự chú ý của truyền thông. Hình ảnh dễ thương của hai cha con đã tràn ngập các trang báo và mạng xã hội ở Mỹ - Ảnh: USA Today


**********

Mỹ tuyên bố rút khỏi UNESCO

Mỹ thông báo rút khỏi Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp Quốc (UNESCO), nhấn mạnh việc tiếp tục tham gia không phù hợp lợi ích quốc gia.

"UNESCO theo đuổi các mục tiêu văn hóa và xã hội gây chia rẽ, đồng thời tập trung quá mức vào các Mục tiêu Phát triển Bền vững của Liên Hợp Quốc, một chương trình phát triển quốc tế mang nặng tính toàn cầu hóa, mâu thuẫn với chính sách đối ngoại 'Nước Mỹ trên hết' của chúng tôi", phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Tammy Bruce hôm nay cho biết, đề cập đến quyết định của Washington rút khỏi UNESCO.

Phó phát ngôn viên Nhà Trắng Anna Kelly trước đó nói với tờ New York Post rằng quyết định này bắt nguồn từ việc UNESCO ủng hộ "các mục tiêu văn hóa và xã hội quá cấp tiến, gây chia rẽ, hoàn toàn đi ngược những chính sách mà người Mỹ đã bỏ phiếu vào tháng 11/2024".

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Tammy Bruce trong họp báo ngày 6/3. Ảnh: Reuters

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Tammy Bruce trong họp báo ngày 6/3. Ảnh: Reuters

Động thái sẽ có hiệu lực vào cuối tháng 12/2026 do quy định trong điều lệ của UNESCO. Khi một quốc gia thành viên quyết định rút lui, quyết định đó sẽ có hiệu lực vào cuối năm tài chính tiếp theo sau khi thông báo chính thức được đưa ra.

Đây sẽ là một đòn giáng mạnh vào UNESCO, cơ quan có trụ sở tại thủ đô Paris, Pháp, được thành lập sau Thế chiến II nhằm thúc đẩy hòa bình thông qua hợp tác quốc tế trong giáo dục, khoa học và văn hóa.

Tổng giám đốc UNESCO Audrey Azoulay cho biết tuyên bố từ Mỹ không có gì đáng ngạc nhiên. "Tôi rất lấy làm tiếc về quyết định của Tổng thống Donald Trump khi một lần nữa rút Mỹ khỏi UNESCO. Dù đáng tiếc, thông báo này được dự đoán từ trước và UNESCO đã chuẩn bị cho điều đó", bà nói.

Tổng thống Trump từng rút Mỹ khỏi UNESCO trong nhiệm kỳ đầu tiên, bên cạnh việc rời khỏi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc, thỏa thuận khí hậu toàn cầu và thỏa thuận hạt nhân Iran năm 2015.

Tổng thống Joe Biden đảo ngược các quyết định trên sau khi nhậm chức vào năm 2021, đưa Mỹ trở lại UNESCO, WHO và thỏa thuận khí hậu.

UNESCO nổi tiếng nhất với việc công nhận các Di sản Thế giới. Mỹ lần đầu tiên gia nhập UNESCO vào năm 1945 khi tổ chức mới thành lập, nhưng rút lui vào năm 1984 với cáo buộc rằng tổ chức quản lý tài chính yếu kém và có tư tưởng thiên vị chống Mỹ. Gần 20 năm sau, vào năm 2003, dưới thời tổng thống George W. Bush, Mỹ quay trở lại. Giải thích cho quyết định của mình, ông Bush khi đó cho biết UNESCO đã thực hiện các cải cách cần thiết.

Washington hiện đóng góp khoảng 8% tổng ngân sách của UNESCO, giảm từ mức khoảng 20% vào thời điểm ông Trump lần đầu tiên rút Mỹ khỏi cơ quan này.

Vũ Hoàng (Theo AFP)


****************

Iran: Không từ bỏ làm giàu uranium, chưa phải lúc đối thoại trực tiếp với Mỹ

Ngày 21-7, Ngoại trưởng Iran Abbas Araghchi tuyên bố nước này không có kế hoạch từ bỏ chương trình hạt nhân bất chấp các cơ sở hạt nhân bị thiệt hại nghiêm trọng sau các cuộc không kích của Mỹ tháng trước.

Iran - Ảnh 1.

Ngoại trưởng Iran Abbas Araghchi - Ảnh: REUTERS

Chia sẻ với Fox News, Ngoại trưởng Iran Abbas Araghchi cho biết hoạt động làm giàu uranium hiện đã phải tạm dừng do thiệt hại "nghiêm trọng và nặng nề".

"Tuy nhiên, chắc chắn chúng tôi sẽ không từ bỏ việc làm giàu uranium, vì đó là thành quả của các nhà khoa học Iran", ông khẳng định, gọi đây là "niềm tự hào dân tộc".

Ông cũng nhấn mạnh rằng bất kỳ thỏa thuận hạt nhân nào trong tương lai đều phải công nhận quyền làm giàu uranium của Iran.

"Công nghệ vẫn còn đó. Chương trình hạt nhân, chương trình làm giàu uranium của chúng tôi không phải nhập khẩu mà có thể bị phá hủy bằng bom đạn", ông Araghchi nói, đồng thời cho biết Iran sẽ tiếp tục phát triển và chế tạo tên lửa.

Khi được hỏi về khả năng đàm phán với Mỹ nhằm hạ nhiệt căng thẳng, ông Araghchi bày tỏ Iran “sẵn sàng đối thoại” nhưng “không phải đối thoại trực tiếp vào thời điểm này”.

“Chúng tôi sẵn sàng thực hiện bất kỳ biện pháp xây dựng lòng tin nào cần thiết để chứng minh rằng chương trình hạt nhân Iran là hòa bình, nhằm đổi lấy việc Mỹ dỡ bỏ các lệnh trừng phạt”, ông khẳng định.

Bất chấp 12 ngày xung đột liên tiếp với Israel hồi tháng trước, Tehran khẳng định vẫn còn lượng lớn tên lửa để phòng vệ.

Phát biểu của ông Araghchi được đưa ra trong bối cảnh Iran chuẩn bị nối lại đàm phán hạt nhân với Đức, Pháp và Anh vào ngày 25-7 tại Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ).

Đây là cuộc đối thoại đầu tiên giữa Iran và phương Tây kể từ sau đợt xung đột vừa qua. Trước đó, Iran cũng sẽ họp ba bên với Nga và Trung Quốc vào ngày 22-7 để bàn về vấn đề hạt nhân và các lệnh trừng phạt


**********

Thái Lan nói 'không' với thuế 0% cho hàng Mỹ

TÂM DƯƠNG

Nhằm bảo vệ ngành nông nghiệp và doanh nghiệp trong nước, Thái Lan kiên quyết không chấp nhận mức thuế 0% cho hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ.

Thái Lan - Ảnh 1.

Các tàu chở container cập cảng Bangkok, Thái Lan - Ảnh: REUTERS

Theo tờ The Nation (Thái Lan), ngày 22-7, Chính phủ Thái Lan khẳng định rõ lập trường không giảm thuế nhập khẩu từ Mỹ xuống 0%, với lý do cần bảo vệ ngành nông nghiệp và các doanh nghiệp trong nước.

Tuyên bố này được đưa ra trong bối cảnh đàm phán thuế quan giữa hai nước đang bước vào giai đoạn then chốt, khi thời hạn chót ngày 1-8 đang cận kề.

Nếu không đạt được thỏa thuận trước thời điểm đó, Thái Lan có nguy cơ phải duy trì mức thuế hiện tại là 36% - cao hơn đáng kể so với nhiều đối thủ trong khu vực ASEAN.

Trước đó hôm 17-7, nhóm đàm phán "Thailand Team" đã tham dự vòng đàm phán thuế thứ hai với Văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ (USTR) qua hình thức trực tuyến.

Trong buổi làm việc, Thái Lan đã đệ trình đề xuất cập nhật và hiện đang chờ phản hồi từ phía Washington.

Chính phủ nước này kỳ vọng thỏa thuận cuối cùng sẽ giúp đưa mức thuế của Thái Lan về ngang bằng với các nước Đông Nam Á khác.

Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Tài chính Pichai Chunhavajira cho biết đàm phán đang diễn ra ở cấp độ kỹ thuật, với những điều chỉnh nhỏ về số liệu sau khi Thái Lan đưa ra đề xuất bổ sung. Thời điểm tổ chức vòng đàm phán tiếp theo sẽ phụ thuộc vào phản hồi của phía Mỹ.

Song song đó, Thứ trưởng Tài chính Julapun Amornvivat khẳng định Thái Lan kiên quyết không chấp nhận bất kỳ đề xuất nào yêu cầu mở cửa hoàn toàn thị trường cho hàng hóa Mỹ.

Theo ông Julapun Amornvivat, việc giữ lập trường cứng rắn là cần thiết, nhằm tránh những tác động tiêu cực lên nền kinh tế nội địa.

"Nếu chúng ta chấp nhận mức thuế 0% cho một quốc gia, điều này sẽ tạo tiền lệ buộc phải mở rộng ưu đãi tương tự cho các đối tác thương mại khác.

Khi đó 'hiệu ứng vỡ đê' sẽ xuất hiện, gây tổn thất lớn cho các ngành trong nước, đặc biệt là các sản phẩm nông nghiệp nhạy cảm" - ông Julapun cảnh báo.

Ngoài ra ông Julapun cũng nhấn mạnh rằng mọi cuộc đàm phán thuế quan đều phải dựa trên nguyên tắc đôi bên cùng có lợi: "Nếu chỉ một phía được hưởng lợi, thỏa thuận sẽ không thể đạt được".


************

Thủ tướng Campuchia cảnh báo Thái Lan đừng vượt lằn ranh đỏ

Thủ tướng Campuchia Hun Manet tuyên bố các cáo buộc của phía Thái Lan cho rằng Phnom Penh cài mìn ở biên giới hay can thiệp việc nội bộ nước này là "vô căn cứ".

Campuchia - Ảnh 1.

Thủ tướng Campuchia Hun Manet khẳng định Campuchia có đủ năng lực và sẵn sàng bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ - Ảnh: AFP

Ngày 22-7, Thủ tướng Campuchia Hun Manet đưa ra nhiều lập luận liên quan đến những diễn biến nóng ở biên giới với Thái Lan thời gian qua.

"Gần đây, tôi nhận thấy một số nhà lãnh đạo chính trị, quân đội và các phương tiện truyền thông Thái Lan đã đưa ra những cáo buộc vô căn cứ đối với Campuchia liên quan đến các vấn đề như can thiệp vào chính trị nội bộ của Thái Lan, cài mìn và đe dọa hành động đơn phương ở các khu vực tranh chấp, bao gồm khu vực Tam giác Ngọc và đền Ta Moan Thom, cùng nhiều vấn đề khác", tờ Khmer Times dẫn lời ông Manet nói.

Ông cho biết Bộ Ngoại giao và hợp tác quốc tế, Bộ Quốc phòng và các cơ quan liên quan khác của Campuchia đã phản ứng với những cáo buộc này và sẵn sàng thực hiện các biện pháp bổ sung cần thiết để bảo vệ lợi ích quốc gia.

Cuối tuần trước, quân đội Thái Lan khẳng định quả mìn phát nổ ở biên giới do phía Campuchia lắp đặt và sẽ có biện pháp đáp trả.

Vụ nổ xảy ra ngày 16-7, một nhóm binh sĩ Thái Lan tuần tra ở khu vực Chok Bok, tỉnh Ubon Ratchathani và một người giẫm phải mìn gây ra vụ nổ khiến ba người bị thương.


Thủ tướng Campuchia nhấn mạnh tại các khu vực đang tranh chấp hoặc nơi chủ quyền chưa được xác định rõ ràng, không bên nào có quyền thực hiện các hành động hoặc biện pháp đơn phương. Mọi hành động phải được sự đồng thuận của cả hai bên trước đó.

Ông nói việc Thái Lan đổ lỗi cho Campuchia không giúp xây dựng lòng tin lẫn nhau.

"Lằn ranh đỏ vẫn là lằn ranh đỏ, đừng vượt qua nó. Campuchia không xâm phạm bất kỳ ai, nhưng Campuchia sẽ không cho phép bất kỳ ai xâm phạm nó.

Campuchia có đủ năng lực và sẵn sàng bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ bằng mọi cách, chống lại bất kỳ hành vi vi phạm nào", ông Manet cảnh báo.

Dù vậy, ông Manet cho biết Campuchia vẫn cam kết tìm kiếm giải pháp cho vấn đề này "thông qua các biện pháp phi bạo lực, càng nhanh càng tốt, với sự rõ ràng và lâu dài".


************

Nga siết chặt kiểm tra tàu vào cảng sau loạt vụ tàu phát nổ bí ẩntác giả

Ngày 21-7, Tổng thống Nga Vladimir Putin ký sắc lệnh siết chặt quy định với tàu nước ngoài vào cảng Nga, sau loạt vụ nổ bí ẩn trên các tàu chở dầu từng cập cảng.

Nga siết chặt kiểm tra tàu vào cảng sau loạt vụ tàu phát nổ bí ẩn - Ảnh 1.

Tổng thống Nga Vladimir Putin yêu cầu Tổng cục An ninh liên bang Nga kiểm soát tàu nước ngoài vào cảng Nga - Ảnh: REUTERS

Hãng tin Bloomberg cho biết theo sắc lệnh mới được ban hành dựa trên quy định của thiết quân luật Nga, kể từ ngày 21-7, mọi tàu đến từ cảng biển nước ngoài chỉ được phép cập cảng Nga khi có sự chấp thuận của thuyền trưởng cảng, đồng thời phải được Tổng cục An ninh liên bang Nga (FSB) phối hợp phê duyệt.

Trước đây, quy định này chỉ áp dụng cho các tàu ra vào cảng gần căn cứ hải quân, nhưng nay đã được mở rộng trên toàn quốc để tăng cường kiểm soát an ninh hàng hải.

Các thay đổi được thực hiện theo khuyến nghị từ Hội đồng An ninh Nga - cơ quan tư vấn chiến lược chủ chốt của Điện Kremlin - nhằm siết chặt an ninh sau hàng loạt vụ nổ tàu chở dầu có liên quan đến cảng hoặc vùng biển Nga.

Vụ nổ gần đây nhất xảy ra chưa đầy một tháng trước, ngoài khơi Libya, liên quan đến một tàu chở dầu từng cập cảng Ust-Luga (biển Baltic) và một điểm gần cảng Novorossiysk (biển Đen). Nguyên nhân vụ nổ vẫn chưa được xác định.

Sau các sự cố, nhiều chủ tàu đã triển khai thợ lặn và thiết bị không người lái dưới nước để kiểm tra thân tàu, đặc biệt với những tàu từng ghé cảng Nga, nhằm phát hiện nguy cơ bị gài mìn.

Trong tháng 7, Cơ quan Quản lý cảng biển quốc gia Nga mở đấu thầu tìm đơn vị đủ năng lực kiểm tra phần thân tàu dưới nước tại các cảng vùng biển Baltic, với ngân sách 3,16 tỉ rúp (khoảng 40,4 triệu USD).

Trước đó, trong báo cáo công bố tháng 3, Công ty an ninh hàng hải Ambrey cảnh báo "nhiều khả năng các tàu chở dầu từng cập cảng Nga đang là mục tiêu của các tổ chức được chính phủ đối phương hậu thuẫn".


***********

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :Tin Tức ngày 07 tháng 03 -2025:

tờ bao nay co phải anh em voi SBTN ?

Xem Thêm

Đề bài :Tin Tức ngày 18 - 02 -2025:

tơ bào này toàn dich tin tưc tui liberal AU CHAU khong à chỉ đung 1/2tụi AU CHAU cư sưvoi nươc MY kong băng và dân AU CHAU lười biêng , tôi đả đi choi AU CHAU mừoi ngày ròi thừ bay chăng cò cửa tiệm mở ...dân AU CHAU lười như hủi .

Xem Thêm

Đề bài :Chuyện “Phố Vải” - by Phạm Thành Nhân / Trần Văn Giang (ghi lại).

Đây là một bài viết thú vị nêu bật tầm quan trọng của việc bảo tồn bản sắc văn hóa thông qua ngôn ngữ. Sự thay đổi về thuật ngữ có thể mang tính tích cực nếu chúng vẫn giữ được mối liên hệ với truyền thống và lịch sử địa phương. Văn bản này cũng gợi lên những cảm xúc và suy nghĩ tương tự như những gì bạn trải qua khi mua bất động sản. Quá trình này cũng tràn đầy sự phấn khích và niềm vui. Điều này đặc biệt đúng đối với các dự án mới của Al Sharq Investment https://dubai-new-developments.com/al-sharq-investment, cung cấp các lựa chọn nhà ở hiện đại và tiện lợi để giúp bạn tìm được ngôi nhà lý tưởng.

Xem Thêm

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm