Cà Kê Dê Ngỗng
Tinh Thần Trung Hoa Qua Vũ Đạo
Ngày nay, vũ đạo thường là một chủ đề bàn cãi ở các lễ trao thưởng video âm nhạc MTV. Nhưng nó không giống như thế trước đây. Đã có thời, vũ đạo là một cách thức để tôn vinh những đức tin tâm linh sâu sắc. Đó là gốc rễ truyền thống của nhiều nền văn hóa vũ đạo, nhưng có lẽ không nền văn hóa vũ đạo nào có thể sánh với vũ đạo cổ điển Trung Quốc.
Trung Quốc ngày nay là một mảnh đất của chủ nghĩa tư bản thái quá nhào nặn trong chế độ độc tài cộng sản, nhưng nó đã từng thấm đẫm trong văn hóa tinh thần. Học sinh thường thiền định trước khi học, các vị hoàng đế trị nước theo ý Trời, và vũ đạo là một cuộc hành trình huyền ảo từ cõi trần tục đến sự tôn vinh thần thánh.
Trong khi tâm hồn của vũ đạo Trung Hoa bị loại khỏi Trung Quốc hiện đại, nó vẫn không biến mất và đã lấy lại sinh khí của mình qua Nghệ Thuật Thần Vận (Shen Yun Performing Arts). Các tour diễn toàn cầu hàng năm của ông ty vũ đạo có trụ sở tại New York đã trở thành một chuẩn mực cho vũ đạo cổ điển Trung Quốc bằng cách trích lấy từ nguồn cảm hứng đến từ nền văn hóa thâm thúy và cổ đại của Trung Quốc.
Khán giả thường gọi các buổi biểu diễn của Thần Vận là sự thăng hoa. Một số người bộc lộ tình cảm bằng những lời tán dương, trong khi nói về cảnh tượng lộng lẫy tột bậc và kỹ thuật hoàn mỹ của các màn vũ đạo. Nhưng những người khác nói rằng chính nét đặc trưng sâu sắc hơn, rằng sự tinh hoa là gốc rễ nền móng của Thần Vận, là thứ truyền cảm nhất – nền văn hóa thần truyền.
“Buổi biểu diễn giúp chúng tôi tiến gần đến một thế giới mới hơn, một thế giới của tâm linh và những điều thần thánh, và điều đó đối với tôi rất quan trọng”, nhà thơ và nhà văn Cyril Dabydeen, người từng tham dự vài buổi biểu diễn ở Ottawa trong những năm qua cho biết.
Nhạc sĩ Olevia Brown –Klahn rất xúc động: “Đây là một trải nghiệm rất tâm linh, nó làm tôi xúc động và tôi đã khóc. Tôi đã luôn nghĩ: Đây là điều cao thượng nhất và tốt đẹp nhất mà con người có thể tạo ra”.
Omega Medina, cựu quản lý lâu năm của giải thưởng Grammy, nói rằng trải nghiệm này là một món quà.
“Tôi đi ra với một cảm giác giống như là một con người tốt hơn vì đã trải nghiệm sự kiện ấn tượng này. Nó là một trải nghiệm hoàn toàn khai sáng của tâm hồn con người”.
Trong nhiều phương diện, tinh thần đó là nét đặc trưng không thể nhìn thấy mà phân biệt rõ nhất vũ đạo cổ điển Trung Quốc đích thực. Nếu không có nó thì chỉ còn lại các động tác, kỹ thuật.
Hồi sinh tâm hồn của nền văn hóa
Có lẽ điều đáng ngạc nhiên nhất là Thần Vận đáng lẽ ra là không xảy đến. Trong thời Đại Cách Mạng Văn Hóa từ năm 1966 đến 1976, việc tập luyện vũ đạo truyền thống là rất nguy hiểm, vì chúng được cho là phong kiến và mê tín, là một phần của một Trung Quốc cũ kỹ cần phải xóa bỏ. Hàng triệu người chết trong cuộc xung đột đó trước khi cái chết của Chủ tịch Mao làm kết thúc điều từng là sự khủng bố đỏ.
Trong hàng thập kỷ, các nguồn cảm hứng chỉ đến từ tư tưởng cộng sản, và quan trọng hơn là tư tưởng chính trị Mao-ít. Trong khi các thế hệ trước đó đã hướng đến những nguồn cảm hứng được khai sáng thì các vũ công hiện đại chỉ hạn chế tầm mắt của mình vào lối trình diễn thiên cộng sản hạn hẹp.
Nhưng để Thần Vận nắm bắt được nền văn hóa Trung Hoa chân chính, nó phải làm sống lại tinh hoa của nền văn hóa thần truyền. Để đến thái cực đó, công ty phải tìm kiếm nguồn cảm hứng mà đã hướng dẫn các thế hệ trước mình.
“Xuyên suốt lịch sử, hầu như mỗi nền văn hóa đều hướng đến thần thánh để tìm nguồn cảm hứng. Nghệ thuật có ý nghĩa làm thăng hoa, mang niềm vui đến cho cả người tạo ra và người thưởng thức nó. Đó là nguyên tắc đã chỉ đạo các nghệ sĩ của Thần Vận và tác phẩm của họ”, trang web của công ty cho biết.
Người Trung Quốc đã từng tin rằng mảnh đất của mình là “Thiên Triều”, nơi người và thần cùng tồn tại. Đó là nơi mà nền văn hóa được làm giàu từ triều đại này đến triều đại khác – một quá trình tích lũy đã ban tặng kho báu văn hóa cho mỗi thế hệ tiếp sau.
Các câu chuyện thần thoại Trung Quốc về các vị thần tiên đã phổ biến nền văn hóa cốt lõi đến cho người Trung Quốc trong các thiên niên kỷ, như Thương Hiệt, người tạo ra chữ viết Trung Quốc, hay Thần Nông, người đã phổ biến nông nghiệp.
Đó còn là một mảnh đất của tôn giáo, với ba tín ngưỡng khác nhau – Khổng giáo, Phật giáo và Đạo Giáo – tạo ra nền tảng của văn hóa.
“Dưới ảnh hưởng của các tôn giáo này, văn hóa Trung Hoa đã tạo ra một hệ thống uyên thâm và phong phú các giá trị”, trang web cho biết.
“Quan niệm rằng “con người và tự nhiên phải cân bằng”, “tôn kính trời để biết số mệnh của mình”, và “năm đức hạnh chính là Nhân, Nghĩa, Lễ , Trí, Tín là tất cả sản phẩm của các học thuyết của ba tôn giáo này. Những nguyên lý này đã luôn có mặt trong lịch sử 5,000 năm của Trung Quốc”.
Trong khi việc tin theo những tôn giáo này từng một thời là điều nằm ngoài vòng luật pháp ở Trung Quốc, và bây giờ bị chế nhạo khắp nơi, thì chúng lại là trọng tâm toát ra từ chương trình biểu diễn của Thần Vận và là một thứ mà khán giả có thể nhận thấy.
Chu Chính, một người cha Trung Quốc mang theo hai con gái của mình đến xem buổi diễn ở rạp Lincoln Center ở New York nói rằng “tất cả những người tốt bụng trên thế giới sẽ có thể tìm thấy sự tịnh lặng, thuần khiết, vẻ đẹp, sự tươi tắn, nhân từ, sự ngay chính và hy vọng” trong buổi biểu diễn.
“Nó thật là lôi cuốn đến mức người ta không muốn rời đi”, ông nói. “Buổi diễn cho thấy lòng tôn kinh Trời, Đất và thần thánh – một sự tương phản mạnh mẽ với thực tế của Trung Quốc [cộng sản] ngày nay, nơi cổ xúy việc đấu trời, đấu đất và đấu người”.
http://vietdaikynguyen.com/v3/art-culture/tinh-than-trung-hoa-qua-vu-dao/
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Tinh Thần Trung Hoa Qua Vũ Đạo
Ngày nay, vũ đạo thường là một chủ đề bàn cãi ở các lễ trao thưởng video âm nhạc MTV. Nhưng nó không giống như thế trước đây. Đã có thời, vũ đạo là một cách thức để tôn vinh những đức tin tâm linh sâu sắc. Đó là gốc rễ truyền thống của nhiều nền văn hóa vũ đạo, nhưng có lẽ không nền văn hóa vũ đạo nào có thể sánh với vũ đạo cổ điển Trung Quốc.
Trung Quốc ngày nay là một mảnh đất của chủ nghĩa tư bản thái quá nhào nặn trong chế độ độc tài cộng sản, nhưng nó đã từng thấm đẫm trong văn hóa tinh thần. Học sinh thường thiền định trước khi học, các vị hoàng đế trị nước theo ý Trời, và vũ đạo là một cuộc hành trình huyền ảo từ cõi trần tục đến sự tôn vinh thần thánh.
Trong khi tâm hồn của vũ đạo Trung Hoa bị loại khỏi Trung Quốc hiện đại, nó vẫn không biến mất và đã lấy lại sinh khí của mình qua Nghệ Thuật Thần Vận (Shen Yun Performing Arts). Các tour diễn toàn cầu hàng năm của ông ty vũ đạo có trụ sở tại New York đã trở thành một chuẩn mực cho vũ đạo cổ điển Trung Quốc bằng cách trích lấy từ nguồn cảm hứng đến từ nền văn hóa thâm thúy và cổ đại của Trung Quốc.
Khán giả thường gọi các buổi biểu diễn của Thần Vận là sự thăng hoa. Một số người bộc lộ tình cảm bằng những lời tán dương, trong khi nói về cảnh tượng lộng lẫy tột bậc và kỹ thuật hoàn mỹ của các màn vũ đạo. Nhưng những người khác nói rằng chính nét đặc trưng sâu sắc hơn, rằng sự tinh hoa là gốc rễ nền móng của Thần Vận, là thứ truyền cảm nhất – nền văn hóa thần truyền.
“Buổi biểu diễn giúp chúng tôi tiến gần đến một thế giới mới hơn, một thế giới của tâm linh và những điều thần thánh, và điều đó đối với tôi rất quan trọng”, nhà thơ và nhà văn Cyril Dabydeen, người từng tham dự vài buổi biểu diễn ở Ottawa trong những năm qua cho biết.
Nhạc sĩ Olevia Brown –Klahn rất xúc động: “Đây là một trải nghiệm rất tâm linh, nó làm tôi xúc động và tôi đã khóc. Tôi đã luôn nghĩ: Đây là điều cao thượng nhất và tốt đẹp nhất mà con người có thể tạo ra”.
Omega Medina, cựu quản lý lâu năm của giải thưởng Grammy, nói rằng trải nghiệm này là một món quà.
“Tôi đi ra với một cảm giác giống như là một con người tốt hơn vì đã trải nghiệm sự kiện ấn tượng này. Nó là một trải nghiệm hoàn toàn khai sáng của tâm hồn con người”.
Trong nhiều phương diện, tinh thần đó là nét đặc trưng không thể nhìn thấy mà phân biệt rõ nhất vũ đạo cổ điển Trung Quốc đích thực. Nếu không có nó thì chỉ còn lại các động tác, kỹ thuật.
Hồi sinh tâm hồn của nền văn hóa
Có lẽ điều đáng ngạc nhiên nhất là Thần Vận đáng lẽ ra là không xảy đến. Trong thời Đại Cách Mạng Văn Hóa từ năm 1966 đến 1976, việc tập luyện vũ đạo truyền thống là rất nguy hiểm, vì chúng được cho là phong kiến và mê tín, là một phần của một Trung Quốc cũ kỹ cần phải xóa bỏ. Hàng triệu người chết trong cuộc xung đột đó trước khi cái chết của Chủ tịch Mao làm kết thúc điều từng là sự khủng bố đỏ.
Trong hàng thập kỷ, các nguồn cảm hứng chỉ đến từ tư tưởng cộng sản, và quan trọng hơn là tư tưởng chính trị Mao-ít. Trong khi các thế hệ trước đó đã hướng đến những nguồn cảm hứng được khai sáng thì các vũ công hiện đại chỉ hạn chế tầm mắt của mình vào lối trình diễn thiên cộng sản hạn hẹp.
Nhưng để Thần Vận nắm bắt được nền văn hóa Trung Hoa chân chính, nó phải làm sống lại tinh hoa của nền văn hóa thần truyền. Để đến thái cực đó, công ty phải tìm kiếm nguồn cảm hứng mà đã hướng dẫn các thế hệ trước mình.
“Xuyên suốt lịch sử, hầu như mỗi nền văn hóa đều hướng đến thần thánh để tìm nguồn cảm hứng. Nghệ thuật có ý nghĩa làm thăng hoa, mang niềm vui đến cho cả người tạo ra và người thưởng thức nó. Đó là nguyên tắc đã chỉ đạo các nghệ sĩ của Thần Vận và tác phẩm của họ”, trang web của công ty cho biết.
Người Trung Quốc đã từng tin rằng mảnh đất của mình là “Thiên Triều”, nơi người và thần cùng tồn tại. Đó là nơi mà nền văn hóa được làm giàu từ triều đại này đến triều đại khác – một quá trình tích lũy đã ban tặng kho báu văn hóa cho mỗi thế hệ tiếp sau.
Các câu chuyện thần thoại Trung Quốc về các vị thần tiên đã phổ biến nền văn hóa cốt lõi đến cho người Trung Quốc trong các thiên niên kỷ, như Thương Hiệt, người tạo ra chữ viết Trung Quốc, hay Thần Nông, người đã phổ biến nông nghiệp.
Đó còn là một mảnh đất của tôn giáo, với ba tín ngưỡng khác nhau – Khổng giáo, Phật giáo và Đạo Giáo – tạo ra nền tảng của văn hóa.
“Dưới ảnh hưởng của các tôn giáo này, văn hóa Trung Hoa đã tạo ra một hệ thống uyên thâm và phong phú các giá trị”, trang web cho biết.
“Quan niệm rằng “con người và tự nhiên phải cân bằng”, “tôn kính trời để biết số mệnh của mình”, và “năm đức hạnh chính là Nhân, Nghĩa, Lễ , Trí, Tín là tất cả sản phẩm của các học thuyết của ba tôn giáo này. Những nguyên lý này đã luôn có mặt trong lịch sử 5,000 năm của Trung Quốc”.
Trong khi việc tin theo những tôn giáo này từng một thời là điều nằm ngoài vòng luật pháp ở Trung Quốc, và bây giờ bị chế nhạo khắp nơi, thì chúng lại là trọng tâm toát ra từ chương trình biểu diễn của Thần Vận và là một thứ mà khán giả có thể nhận thấy.
Chu Chính, một người cha Trung Quốc mang theo hai con gái của mình đến xem buổi diễn ở rạp Lincoln Center ở New York nói rằng “tất cả những người tốt bụng trên thế giới sẽ có thể tìm thấy sự tịnh lặng, thuần khiết, vẻ đẹp, sự tươi tắn, nhân từ, sự ngay chính và hy vọng” trong buổi biểu diễn.
“Nó thật là lôi cuốn đến mức người ta không muốn rời đi”, ông nói. “Buổi diễn cho thấy lòng tôn kinh Trời, Đất và thần thánh – một sự tương phản mạnh mẽ với thực tế của Trung Quốc [cộng sản] ngày nay, nơi cổ xúy việc đấu trời, đấu đất và đấu người”.
http://vietdaikynguyen.com/v3/art-culture/tinh-than-trung-hoa-qua-vu-dao/