Văn Học & Nghệ Thuật
Tính chính trị của giải Nobel văn chương _ Nguyễn Hưng Quốc
Trước sự phản đối của một số người về quyết định trao giải Nobel văn chương cho Mạc Ngôn với lý do ông quá gần gũi với chính quyền, cơ hồ là phát ngôn viên của một chế độ độc tài và tàn bạo, Per Wastberg, một thành viên trong Viện Hàn Lâm Thụy Điển phát biểu trên trang mạng của tờ nhật báo Svenska Dagbladet là Viện không quan tâm đến quan điểm chính trị của các nhà văn:
“Tất cả các lựa chọn – vốn dựa trên chất lượng văn chương chứ không phải bất cứ điều gì khác – bao giờ cũng gây ra những tranh cãi nhất định.”
Trên nguyên tắc, tôi đồng ý hai điểm: Thứ nhất, văn chương không nhất thiết gắn liền với chính trị; và thứ hai, việc đánh giá văn chương phải độc lập với chính trị.
Tuy nhiên, trên thực tế, lời phát biểu của Per Wastberg lại làm nảy sinh ra hai vấn đề: Thứ nhất, có phải bao giờ Viện Hàn Lâm Thụy Điển cũng chỉ căn cứ vào tiêu chuẩn văn chương hay không? Thứ hai, nếu chỉ căn cứ vào tiêu chuẩn văn chương, có phải bao giờ họ cũng đánh giá chính xác hay không?
Xin nói về vấn đề thứ hai trước.
Trong bài “Tính chính trị văn chương của giải Nobel” đăng trên tạp chí The Antioch Review số 65 ra vào mùa xuân năm 2007, Jeffrey Meyers nhận định: trái ngược với sự kỳ vọng của nhiều người, ngay cả khi chỉ dựa trên tiêu chí văn chương, giải Nobel không phải lúc nào trao đúng người.
Meyers còn nói thêm: “Hầu hết các tác giả lớn của thế kỷ 20 đều không được trao giải.” (trang 214) Các tác giả lớn không được giải ấy, bao gồm, trước hết, những tên tuổi vĩ đại nhất của thế kỷ 19, những người còn sống và còn sáng tác đến đầu thế kỷ 20, như Leon Tolstoy, Anton Chekhov, George Meredith, Thomas Hardy hay Emile Zola. Trong thế kỷ 20 thì có ít nhất năm, sáu chục tài năng thuộc loại đứng đầu thế giới, nổi bật nhất là: Joseph Conrad, James Joyce, Virginia Woolf, D.H. Lawrence, George Orwell, W.H. Auden, Robert Frost, Wallace Stevens, Ezra Pound, Marcel Proust, Paul Valery, Andre Malraux, Anna Akhmatova, Vladimir Nabokov, Jorge Luis Borges, Rainer Maria Rilke, Franz Kafka, Stefan Zweig, v.v. Tất cả những người ấy đều không được giải.
Phân tích danh sách 103 người đoạt giải Nobel văn chương từ năm 1901 đến 2006, Meyers nhận thấy họ có thể được xếp thành bốn hạng:
Thứ nhất là những người có tầm vóc quốc tế. Thuộc hạng này, chỉ có 17 người, bao gồm: Kipling, Yeats, Shaw, Mann, O’Neill, Gide, Eliot, Faulkner, Hemingway, Camus, Sartre, Beckett, Solzhenitsyn, Montale, Bellow, Heaney và Naipaul.
Thứ hai là những cây bút quan trọng và nghiêm túc: Thuộc hạng này, có 26 người, bao gồm: F. Mistral, Carducci, Maeterlinck, Hauptmann, Hamsun, Brunin, Pirandello, Hesse, Russell, Lagerkvist, Mauriac, Churchill, Pasternak, Quasimodo, Saint-John Perse, Andric, Saferis, Neruda, Singer, Marquez, Brodsky, Paz, Grass, Coetzee, Pinter và Pamuk.
Thứ ba là những nhà văn hạng trung bình (third-rank) gồm 44 người.
Và thứ tư là những nhà văn tầm thường, đến bây giờ gần như hoàn toàn bị quên lãng, bao gồm 16 người.
Theo Meyers, chỉ có những người thuộc hai hạng trên cùng là xứng đáng. Nhưng như vậy thì chỉ có 43 người trên tổng số 103, tức là chưa tới một nửa.
Meyers không đưa danh sách những cây bút được xếp vào hạng thứ ba và thứ tư ở trên. Ông chỉ nhắc, đây đó, rải rác trog bài viết, một số tên như Jacinto Benavente, Galsworthy, Odysseus Elytis, William Golding, Seifert, v.v. Ở những nơi khác, nhiều nhà phê bình đã nhắc đến hiện tượng những nhà văn tầm thường mà vẫn được giải. Trong số đó, được bàn cãi và phê phán nhiều nhất là giải thưởng vào các năm: 1974 cho Elvyind Johnson và Harry Martinson, hai người Thụy Điển; 1997 cho Dario Fo, người Ý, người bị nhiều nhà phê bình chê là kém nhất trong số những người từng đoạt được giải Nobel; 2004 cho Elfriede Jelenik, người Áo (sau giải ấy một thành viên của Viện Hàn Lâm Thụy Điển, Knut Ahnlud, từ chức để phản đối sự chọn lựa của ban giám khảo); và 2009 cho Herta Muller, người Romania.
Liên quan đến vấn đề thứ nhất nêu lên ở đầu bài này, từ lâu đã có nhiều người nhận thấy và chứng minh không phải lúc nào Viện Hàn Lâm Thụy Điển cũng chỉ căn cứ trên tiêu chí thuần túy văn chương. Ngược lại, rất nhiều khi trong các sự lựa chọn của họ thấp thoáng rất nhiều yếu tố chính trị.
Trước hết, tính chính trị ấy liên quan đến vấn đề ngôn ngữ. Cho đến năm 2012 này, đã có 109 người đoạt giải. Chia theo ngôn ngữ, chúng ta thấy:
Ngôn ngữ | Số người đoạt giải |
Tiếng Anh | 26 |
Tiếng Pháp | 13 |
Tiếng Đức | 13 |
Tiếng Tây Ban Nha | 11 |
Tiếng Thụy Điển | 7 |
Tiếng Ý | 6 |
Tiếng Nga | 5 |
Tiếng Ba Lan | 4 |
Tiếng Na Uy | 3 |
Tiếng Đan Mạch | 3 |
Tiếng Hy Lạp | 2 |
Tiếng Nhật | 2 |
Tiếng Tàu | 2 |
Tiếng Ả Rập | 1 |
Tiếng Bengali | 1 |
Tiếng Séc (Czech) | 1 |
Tiếng Phần Lan | 1 |
Tiếng Hebrew | 1 |
Tiếng Hungary | 1 |
Tiếng Icelandic | 1 |
Tiếng Occitan | 1 |
Tiếng Bồ Đào Nha | 1 |
Tiếng Serbo-Croatian | 1 |
Tiếng Thổ Nhĩ Kỳ | 1 |
Tiếng Yiddish | 1 |
Sự phân chia ở trên có tính chất tương đối. Người đoạt giải Nobel với tiếng Bengali chính là Rabindramath Tagore (năm 1913) sáng tác bằng cả hai thứ tiếng: Bengali và tiếng Anh, được người ta biết đến chủ yếu qua các bản tiếng Anh. Joseph Brodsky (năm 1987) được xếp vào bảng tiếng Nga nhưng ông viết bằng cả tiếng Nga lẫn tiếng Anh và cũng được biết đến qua các bản tiếng Anh. Samuel Beckett (1969) viết cả bằng tiếng Pháp và tiếng Anh và cả hai đều có tầm quan trọng cũng như được đánh giá cao gần như ngang nhau.
Nhìn vào bảng thống kê trên, chúng ta thấy ưu tiên thuộc hẳn về các ngôn ngữ Âu châu, đứng đầu là tiếng Anh. Có thể nói, những người viết hoặc được dịch ra tiếng Anh có cơ hội đoạt giải Nobel nhiều hơn hẳn những người khác. Nếu không viết và dịch sang tiếng Anh thì viết và dịch ra tiếng Thụy Điển. Nhiều người cho Ban giám khảo đặc biệt ưu ái đối với đồng hương của họ cũng như những người viết các ngôn ngữ gần gũi với tiếng nước họ, như hai thứ tiếng Na Uy và Đan Mạch (tổng cộng ba thứ tiếng này có đến 13 người đoạt giải, bằng tiếng Pháp và tiếng Đức, nhiều hơn tiếng Tây Ban Nha).
Khía cạnh thứ hai của tính chính trị trong giải Nobel là phái tính. Trong số 109 người đoạt giải, chỉ có 12 người là phụ nữ: Selma Lagerlof (2009), Grazia Deledda (1926), Sigrid Undset (1928), Pearl Buck (1938), Gabriela Mistral (1945), Nelly Sachs (1966), Nadine Gordimer (1991), Toni Morrison (1993), Wislawa Szymborska (1996), Elfriede Jelinek (2004), Doris Lessing (2007) và Herta Muller (2009).
Khía cạnh thứ ba là cơ chế lựa chọn. Nói chung, do số người và thời gian có giới hạn, ban giám khảo thường chỉ đọc kỹ những người được giới thiệu. Trên nguyên tắc, các Viện hàn lâm, các đại học, các hội văn nghệ và những người đã từng đoạt giải Nobel đều được quyền đề cử người vào tranh giải Nobel. Tuy nhiên, người ta thường chỉ quan tâm đến nơi người ta tin cậy nhất. Đó thường là các viện hàn lâm của Thụy Điển, Pháp và Tây Ban Nha. Các giáo sư và đại học Mỹ, ngược lại, rất hiếm khi tận dụng cơ hội và cái quyền để giới thiệu của mình. (Có lẽ họ ít quan tâm đến giải thưởng này; nhưng cũng có thể họ quá tự tin vào ngôn ngữ của họ, vốn đã được xem như một thứ quốc tế ngữ.) Tiếng nói của những người đã đoạt giải Nobel cũng có ảnnh hưởng rất đáng kể. Meyers cho Mann đã giúp Hermann Hesse, Martin du Gard giúp André Gide, Dag Hammarskjold giúp Saint-John Perse, Alexander Solzhenitsyn giúp Heinrich Boll, Saul Bellow giúp Isaac Singer, Brodsky giúp Dereck Walcott, Czeslaw Milosz giúp Wislawa Szymborska (tr. 218).
Nhưng quan trọng nhất là khía cạnh thứ tư: quan điểm chính trị. Ngay những năm đầu tiên của giải Nobel, hầu như ai cũng thấy người xứng đáng nhất là Leon Tolstoy; tuy nhiên, ban giám khảo đã bác bỏ đề nghị ấy với lý do Tolstoy có “tư tưởng thù nghịch một cách hẹp hòi đối với mọi biểu hiện của văn minh”. Họ cũng không trao giải cho Hardy với lý do ông có thái độ quá bi quan đối với cuộc sống; không trao giải cho Ibsen, người bị cho là chống lại các giá trị của giai cấp trưởng giả. Graham Greence bị từ chối vì quá gần gũi với các nhà độc tài như Fidel Castro và Omar Torrijos. Malraux bị từ chối từ quá khuynh tả. (tr. 216, 219 & 220)
Nhiều lúc thời điểm trao giải trùng hợp với các biến cố chính trị khiến người ta nghi ngờ động cơ thực sự của việc chọn lựa. Ví dụ, nhà văn Phần Lan Frans Eemil Silanpaa được trao giải vào năm 1939, lúc nước ông bị Liên Xô tấn công. Nhà văn Mỹ Saul Bellow đoạt giải đúng năm Mỹ kỷ niệm 200 năm ngày lập quốc. (tr. 219)
Và năm nay Mạc Ngôn, nhà văn Trung Quốc đoạt giải cũng đúng với thời điểm thế giới đang bàn đến sự trỗi dậy mạnh mẽ của Trung Quốc với tư cách một siêu cường quốc.
* Blog của Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
Bàn ra tán vào (0)
Tính chính trị của giải Nobel văn chương _ Nguyễn Hưng Quốc
Trước sự phản đối của một số người về quyết định trao giải Nobel văn chương cho Mạc Ngôn với lý do ông quá gần gũi với chính quyền, cơ hồ là phát ngôn viên của một chế độ độc tài và tàn bạo, Per Wastberg, một thành viên trong Viện Hàn Lâm Thụy Điển phát biểu trên trang mạng của tờ nhật báo Svenska Dagbladet là Viện không quan tâm đến quan điểm chính trị của các nhà văn:
“Tất cả các lựa chọn – vốn dựa trên chất lượng văn chương chứ không phải bất cứ điều gì khác – bao giờ cũng gây ra những tranh cãi nhất định.”
Trên nguyên tắc, tôi đồng ý hai điểm: Thứ nhất, văn chương không nhất thiết gắn liền với chính trị; và thứ hai, việc đánh giá văn chương phải độc lập với chính trị.
Tuy nhiên, trên thực tế, lời phát biểu của Per Wastberg lại làm nảy sinh ra hai vấn đề: Thứ nhất, có phải bao giờ Viện Hàn Lâm Thụy Điển cũng chỉ căn cứ vào tiêu chuẩn văn chương hay không? Thứ hai, nếu chỉ căn cứ vào tiêu chuẩn văn chương, có phải bao giờ họ cũng đánh giá chính xác hay không?
Xin nói về vấn đề thứ hai trước.
Trong bài “Tính chính trị văn chương của giải Nobel” đăng trên tạp chí The Antioch Review số 65 ra vào mùa xuân năm 2007, Jeffrey Meyers nhận định: trái ngược với sự kỳ vọng của nhiều người, ngay cả khi chỉ dựa trên tiêu chí văn chương, giải Nobel không phải lúc nào trao đúng người.
Meyers còn nói thêm: “Hầu hết các tác giả lớn của thế kỷ 20 đều không được trao giải.” (trang 214) Các tác giả lớn không được giải ấy, bao gồm, trước hết, những tên tuổi vĩ đại nhất của thế kỷ 19, những người còn sống và còn sáng tác đến đầu thế kỷ 20, như Leon Tolstoy, Anton Chekhov, George Meredith, Thomas Hardy hay Emile Zola. Trong thế kỷ 20 thì có ít nhất năm, sáu chục tài năng thuộc loại đứng đầu thế giới, nổi bật nhất là: Joseph Conrad, James Joyce, Virginia Woolf, D.H. Lawrence, George Orwell, W.H. Auden, Robert Frost, Wallace Stevens, Ezra Pound, Marcel Proust, Paul Valery, Andre Malraux, Anna Akhmatova, Vladimir Nabokov, Jorge Luis Borges, Rainer Maria Rilke, Franz Kafka, Stefan Zweig, v.v. Tất cả những người ấy đều không được giải.
Phân tích danh sách 103 người đoạt giải Nobel văn chương từ năm 1901 đến 2006, Meyers nhận thấy họ có thể được xếp thành bốn hạng:
Thứ nhất là những người có tầm vóc quốc tế. Thuộc hạng này, chỉ có 17 người, bao gồm: Kipling, Yeats, Shaw, Mann, O’Neill, Gide, Eliot, Faulkner, Hemingway, Camus, Sartre, Beckett, Solzhenitsyn, Montale, Bellow, Heaney và Naipaul.
Thứ hai là những cây bút quan trọng và nghiêm túc: Thuộc hạng này, có 26 người, bao gồm: F. Mistral, Carducci, Maeterlinck, Hauptmann, Hamsun, Brunin, Pirandello, Hesse, Russell, Lagerkvist, Mauriac, Churchill, Pasternak, Quasimodo, Saint-John Perse, Andric, Saferis, Neruda, Singer, Marquez, Brodsky, Paz, Grass, Coetzee, Pinter và Pamuk.
Thứ ba là những nhà văn hạng trung bình (third-rank) gồm 44 người.
Và thứ tư là những nhà văn tầm thường, đến bây giờ gần như hoàn toàn bị quên lãng, bao gồm 16 người.
Theo Meyers, chỉ có những người thuộc hai hạng trên cùng là xứng đáng. Nhưng như vậy thì chỉ có 43 người trên tổng số 103, tức là chưa tới một nửa.
Meyers không đưa danh sách những cây bút được xếp vào hạng thứ ba và thứ tư ở trên. Ông chỉ nhắc, đây đó, rải rác trog bài viết, một số tên như Jacinto Benavente, Galsworthy, Odysseus Elytis, William Golding, Seifert, v.v. Ở những nơi khác, nhiều nhà phê bình đã nhắc đến hiện tượng những nhà văn tầm thường mà vẫn được giải. Trong số đó, được bàn cãi và phê phán nhiều nhất là giải thưởng vào các năm: 1974 cho Elvyind Johnson và Harry Martinson, hai người Thụy Điển; 1997 cho Dario Fo, người Ý, người bị nhiều nhà phê bình chê là kém nhất trong số những người từng đoạt được giải Nobel; 2004 cho Elfriede Jelenik, người Áo (sau giải ấy một thành viên của Viện Hàn Lâm Thụy Điển, Knut Ahnlud, từ chức để phản đối sự chọn lựa của ban giám khảo); và 2009 cho Herta Muller, người Romania.
Liên quan đến vấn đề thứ nhất nêu lên ở đầu bài này, từ lâu đã có nhiều người nhận thấy và chứng minh không phải lúc nào Viện Hàn Lâm Thụy Điển cũng chỉ căn cứ trên tiêu chí thuần túy văn chương. Ngược lại, rất nhiều khi trong các sự lựa chọn của họ thấp thoáng rất nhiều yếu tố chính trị.
Trước hết, tính chính trị ấy liên quan đến vấn đề ngôn ngữ. Cho đến năm 2012 này, đã có 109 người đoạt giải. Chia theo ngôn ngữ, chúng ta thấy:
Ngôn ngữ | Số người đoạt giải |
Tiếng Anh | 26 |
Tiếng Pháp | 13 |
Tiếng Đức | 13 |
Tiếng Tây Ban Nha | 11 |
Tiếng Thụy Điển | 7 |
Tiếng Ý | 6 |
Tiếng Nga | 5 |
Tiếng Ba Lan | 4 |
Tiếng Na Uy | 3 |
Tiếng Đan Mạch | 3 |
Tiếng Hy Lạp | 2 |
Tiếng Nhật | 2 |
Tiếng Tàu | 2 |
Tiếng Ả Rập | 1 |
Tiếng Bengali | 1 |
Tiếng Séc (Czech) | 1 |
Tiếng Phần Lan | 1 |
Tiếng Hebrew | 1 |
Tiếng Hungary | 1 |
Tiếng Icelandic | 1 |
Tiếng Occitan | 1 |
Tiếng Bồ Đào Nha | 1 |
Tiếng Serbo-Croatian | 1 |
Tiếng Thổ Nhĩ Kỳ | 1 |
Tiếng Yiddish | 1 |
Sự phân chia ở trên có tính chất tương đối. Người đoạt giải Nobel với tiếng Bengali chính là Rabindramath Tagore (năm 1913) sáng tác bằng cả hai thứ tiếng: Bengali và tiếng Anh, được người ta biết đến chủ yếu qua các bản tiếng Anh. Joseph Brodsky (năm 1987) được xếp vào bảng tiếng Nga nhưng ông viết bằng cả tiếng Nga lẫn tiếng Anh và cũng được biết đến qua các bản tiếng Anh. Samuel Beckett (1969) viết cả bằng tiếng Pháp và tiếng Anh và cả hai đều có tầm quan trọng cũng như được đánh giá cao gần như ngang nhau.
Nhìn vào bảng thống kê trên, chúng ta thấy ưu tiên thuộc hẳn về các ngôn ngữ Âu châu, đứng đầu là tiếng Anh. Có thể nói, những người viết hoặc được dịch ra tiếng Anh có cơ hội đoạt giải Nobel nhiều hơn hẳn những người khác. Nếu không viết và dịch sang tiếng Anh thì viết và dịch ra tiếng Thụy Điển. Nhiều người cho Ban giám khảo đặc biệt ưu ái đối với đồng hương của họ cũng như những người viết các ngôn ngữ gần gũi với tiếng nước họ, như hai thứ tiếng Na Uy và Đan Mạch (tổng cộng ba thứ tiếng này có đến 13 người đoạt giải, bằng tiếng Pháp và tiếng Đức, nhiều hơn tiếng Tây Ban Nha).
Khía cạnh thứ hai của tính chính trị trong giải Nobel là phái tính. Trong số 109 người đoạt giải, chỉ có 12 người là phụ nữ: Selma Lagerlof (2009), Grazia Deledda (1926), Sigrid Undset (1928), Pearl Buck (1938), Gabriela Mistral (1945), Nelly Sachs (1966), Nadine Gordimer (1991), Toni Morrison (1993), Wislawa Szymborska (1996), Elfriede Jelinek (2004), Doris Lessing (2007) và Herta Muller (2009).
Khía cạnh thứ ba là cơ chế lựa chọn. Nói chung, do số người và thời gian có giới hạn, ban giám khảo thường chỉ đọc kỹ những người được giới thiệu. Trên nguyên tắc, các Viện hàn lâm, các đại học, các hội văn nghệ và những người đã từng đoạt giải Nobel đều được quyền đề cử người vào tranh giải Nobel. Tuy nhiên, người ta thường chỉ quan tâm đến nơi người ta tin cậy nhất. Đó thường là các viện hàn lâm của Thụy Điển, Pháp và Tây Ban Nha. Các giáo sư và đại học Mỹ, ngược lại, rất hiếm khi tận dụng cơ hội và cái quyền để giới thiệu của mình. (Có lẽ họ ít quan tâm đến giải thưởng này; nhưng cũng có thể họ quá tự tin vào ngôn ngữ của họ, vốn đã được xem như một thứ quốc tế ngữ.) Tiếng nói của những người đã đoạt giải Nobel cũng có ảnnh hưởng rất đáng kể. Meyers cho Mann đã giúp Hermann Hesse, Martin du Gard giúp André Gide, Dag Hammarskjold giúp Saint-John Perse, Alexander Solzhenitsyn giúp Heinrich Boll, Saul Bellow giúp Isaac Singer, Brodsky giúp Dereck Walcott, Czeslaw Milosz giúp Wislawa Szymborska (tr. 218).
Nhưng quan trọng nhất là khía cạnh thứ tư: quan điểm chính trị. Ngay những năm đầu tiên của giải Nobel, hầu như ai cũng thấy người xứng đáng nhất là Leon Tolstoy; tuy nhiên, ban giám khảo đã bác bỏ đề nghị ấy với lý do Tolstoy có “tư tưởng thù nghịch một cách hẹp hòi đối với mọi biểu hiện của văn minh”. Họ cũng không trao giải cho Hardy với lý do ông có thái độ quá bi quan đối với cuộc sống; không trao giải cho Ibsen, người bị cho là chống lại các giá trị của giai cấp trưởng giả. Graham Greence bị từ chối vì quá gần gũi với các nhà độc tài như Fidel Castro và Omar Torrijos. Malraux bị từ chối từ quá khuynh tả. (tr. 216, 219 & 220)
Nhiều lúc thời điểm trao giải trùng hợp với các biến cố chính trị khiến người ta nghi ngờ động cơ thực sự của việc chọn lựa. Ví dụ, nhà văn Phần Lan Frans Eemil Silanpaa được trao giải vào năm 1939, lúc nước ông bị Liên Xô tấn công. Nhà văn Mỹ Saul Bellow đoạt giải đúng năm Mỹ kỷ niệm 200 năm ngày lập quốc. (tr. 219)
Và năm nay Mạc Ngôn, nhà văn Trung Quốc đoạt giải cũng đúng với thời điểm thế giới đang bàn đến sự trỗi dậy mạnh mẽ của Trung Quốc với tư cách một siêu cường quốc.
* Blog của Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.