Lịch Sử, Quân Sử & Huyền Thoại
Tình hình VNCH sau Hiệp định ngưng bắn 27-1-1973...
Từ trái sang phải: Chủ tịch Hạ Viện Nguyễn Bá Lương, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu,
Thủ tướng Trần Thiện Khiêm, trong một buổi lễ. ( Ảnh chụp năm 1971)
*Lược trình về tình hình VNCH năm 1973
Hiệp Định ngưng bắn trên toàn lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa ký ngày 27 tháng 1 năm 1973, đến tháng 3 năm 1973 Hiệp Định có hiệu lực. Sau đó là trao đổi tù binh, gồm cả tù binh Hoa Kỳ và tù binh Việt Nam Cộng Hòa bị cộng sản giam giữ. Hiệp Định bị lãnh đạo Cộng sản Việt Nam có tên là “nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa vi phạm ngay khi Hiệp Định” tưởng chừng chưa ráo mực. Nhưng không vì vậy mà chánh phủ đặt nhẹ nhu cầu phát triển đất nước. Sau đây là những ghi nhận tổng lược về tình hình này dựa theo tài liệucựu Đại tá Phạm Bá Hoa, nguyên chánh văn phòng Tổng Tư lệnh, Tổng tham mưu trưởng qua các thời kỳ Tướng Trần Thiện Khiêm, Nguyễn Khánh, Trần Văn Minh, Nguyễn Hữu Có, Cao Văn Viên. Chức vụ cuối cùng là Tham mưu trưởng Tổng cục Tiếp Vận.
Tháng 6 năm 1973, một phái đoàn chánh phủ gồm quí vị: Tổng Trưởng Giao Thông Bưu Điện, Tổng Trưởng Tài Chánh, Tổng Giám Đốc Ngân Hàng Phát Triển Kỹ Nghệ cùng 3 vị Giám Đốc trực thuộc, Chủ Tịch Phòng Thương Mại Sài Gòn, và nhiều công kỹ nghệ gia thuộc Phòng Thương Mại Sài Gòn. Phía quân đội được Thủ Tướng chỉ định đích danh 4 sĩ quan của ngành Tiếp Vận liên quan đến các dự án của chánh phủ, tham dự: Chuẩn Tướng Nguyễn Văn Chức, Cục Trưởng Cục Công Binh. Đại Tá Nguyễn Hữu Bầu, Cục Trưởng Cục Quân Nhu. Đại Tá Trần Văn Lễ, Cục Trưởng Cục Quân Tiếp Vụ. Và Đại Tá Phạm Bá Hoa, Cục Trưởng Cục Mãi Dịch.
Một nửa phái đoàn sang Hawaii hội thảo với các nhà đầu tư Hoa Kỳ, rồi sang Singapore ráp vào một nửa kia từ Sài Gòn sang Singapore trước vài ngày, cùng nghiên cứu về phát triển chiều cao, phát triển kỹ nghệ chế biến, và xây dựng hải cảng dành cho loại tàu chở container.
Trước đó, một khóa hội thảo về đầu tư phát triển được tổ chức tại Trường Cao Đẳng Quốc Phòng kéo dài trong 3 tuần lễ, với sự tham dự đông đảo của công thương kỹ nghệ gia Việt Nam, và phái đoàn kỹ nghệ gia Hoa Kỳ. Tôi được Tổng Cục Tiếp Vận chỉ định tham dự hội thảo. Tóm tắt tổng quát các dự án đã trình bày, gồm:
Dự án mở rộng Sài Gòn về phía Thủ Thiêm được xem như thủ đô chính trị.
Biến vùng Rừng Sát ngập nước, lọt thỏm giữa Sài Gòn-Biên Hòa-Vũng Tàu, thành khu chế xuất lớn nhất Việt Nam mang dáng vấp khu kỹ nghệ Jurong Town của đảo quốc Singapore.
Một phi trường quốc tế tọa lạc gần sông Đồng Nai, cũng gần xa lộ Sài Gòn-Biên Hòa. Phi trường Tân Sơn Nhất trở thành phi trường quốc tế thứ hai.
Hầu hết những cơ sở cấp trung ương của quân đội chuyển lên hướng xa lộ Sài Gòn-Biên Hòa, nhường chỗ cho những dự án canh tân thủ đô.
Tất cả đều dự trù thực hiện trong khoảng 20 năm kể từ đầu thập niên 1980. Với những dự án này -trong một chừng mực nào đó- cho thấy chánh phủ vẫn tin tưởng vào Hiệp Định, dù rằng bị cộng sản vi phạm ngay sau khi Hiệp Định có hiệu lực.
Sở dĩ Đại tá Hoa được tham dự khoá hội thảo này vì tôi trách nhiệm liên lạc với Bộ Kế Hoạch lúc đầu, về sau là Ủy Ban Quốc Gia Dầu Hỏa, để nghiên cứu phác thảo một quan niệm tổng quát về khả năng ngành Tiếp Vận có thể từng bước tiến đến tự lực về dụng cụ chiến tranh, căn cứ vào khả năng và tiềm năng quốc gia mà dầu hỏa được xem là nền tảng cho công cuộc phát triển đất nước. Công tác đang diễn tiến, thì lần lượt Phước Long rồi Ban Mê Thuột thất thủ, rút bỏ Cao Nguyên, rồi những cuộc lui binh hỗn loạn từ tuyến đầu Quảng Trị cho đến Cam Ranh, ..v..v.. thế là kết thúc.
Ngay trong năm 1973, trong phạm vi Tổng Cục Tiếp Vận, gồm 8 ngành chuyên môn: Quân Nhu, Quân Cụ, Quân Y, Quân Vận, Quân Tiếp Vụ, Công Binh, Truyền Tin, và Mãi Dịch quân đội, thực hiện chương trình cải tổ để thích nghi với viện trợ quân sự Hoa Kỳ sẽ giảm nhiều. Trọng tâm của chương trình cải tổ là giản lược hệ thống tổ chức về tồn trữ và sửa chữa quân dụng theo quan niệm tập trung, để giảm bớt số lượng tồn trữ trải mỏng theo quan niệm diện địa, vì số lượng dụng cụ chiến tranh không nhiều như trong thời chiến. Đồng thời áp dụng khoa quản trị vào công tác quản trị toàn bộ dụng cụ chiến tranh bằng máy điện toán IBM 360/50, là loại máy có khả năng rất lớn so với quân đội của các quốc gia bạn trong khu vực Đông Nam Á lúc bấy giờ, để giải quyết nhu cầu tiếp liệu, tồn trữ, vận chuyển, sửa chữa và tân trang, vừa chính xác vừa nhanh chóng. Tách hẳn kế toán với tồn trữ, quan niệm này có nghĩa là bộ phận giữ kho không hề biết trong kho có những món hàng nào, số lượng bao nhiêu, hay vị trí món hàng ở đâu. Trung Tâm Điện Toán Tiếp Vận là cơ quan kế toán, và Trung Tâm Tiếp Liệu Lục Quân là cơ quan điều khiễn.
Tổng Cục Tiếp Vận sử dụng danh từ "khách hàng" để chỉ các đơn vị Tiếp Vận tại 5 Vùng Tiếp Vận, được chỉ định liên lạc trực tiếp với Trung Tâm Điện Toán Tiếp Vận ngang qua máy điện toán để xin tiếp liệu hay sửa chữa, nói chung là mọi nhu cầu về quản trị Tiếp Vận. Cũng xin giải thích thêm về 5 Vùng Tiếp Vận: Vùng 1 Tiếp Vận thuộc Quân Đoàn I/Quân Khu I, Vùng 2 Tiếp Vận và Vùng 5 Tiếp Vận thuộc Quân Đoàn II/Quân Khu II, vì lãnh thổ Vùng này trải dài theo ven biển và từ ven biển lên tận Cao Nguyên, Vùng 3 Tiếp Vận thuộc Quân Đoàn III/Quân Khu III, và Vùng 4 Tiếp Vận thuộc Quân Đoàn IV/Quân Khu IV.
Kế hoạch cải tổ đã thực hiện xong phần căn bản về tổ chức, nhưng về máy điện toán của các khách hàng chưa thực hiện xong, thì chế độ dân chủ tự do của VNCH sụp đổ.
Đại tướng Cao Văn Viên, Tổng tham mưu trưởng
QL.VNCH Cao Văn Viên.
* Viện trợ quân sự.
Tháng 3 năm 1973, Hiệp Định Paris Ngưng Bắn Và Tái Lập Hòa Bình có hiệu lực, nhưng ngay sau đó quân Cộng sản mở cuộc bao vây tấn công vào đồn Tống Lê Chân trong phạm vi Quân Đoàn III do Biệt Động Quân trú đóng. Lần lượt nhiều đơn vị khác cũng bị chúng tấn công. Đó là sự vi phạm Hiệp Định một cách trắng trợn mà Ban Quân Sự Liên Hợp 4 bên do Hiệp Định Paris qui định cũng không giải quyết được gì cả. Trong một tình hình ngưng bắn nhưng thật sự thì chiến tranh vẫn còn nguyên đó, súng vẫn nổ, người vẫn thương vong, nhưng mức độ viện trợ quân sự đã giảm nhiều. Từ 1.062.000.000 (1 tỷ lẻ 62 triệu) mỹ kim năm tài chánh 1972-1973 xuống còn 700 triệu cho năm tài chánh 1974-1975. Cũng trong năm tài chánh này, lần đầu tiên Cơ Quan Tùy Viên Quốc Phòng Hoa Kỳ (gọi tắt theo tiếng Mỹ là D.A.O.) cho biết ngân khoản viện trợ trong một năm, và là lần đầu tiên cũng là lần duy nhất, cơ quan DAO yêu cầu Tổng Cục Tiếp Vận cho biết quan niệm sử dụng cùng với một kế hoạch chi tiết sử dụng số tiền viện trợ đó.
Khi Hoa Kỳ viện trợ quân sự trực tiếp cho Việt Nam Cộng Hòa chúng ta (1966-1967) đến cuối tài khóa 1973-1974, họ không cho chúng ta biết trước là họ viện trợ cho chúng ta bao nhiêu trong một tài khóa, mà họ căn cứ theo nhu cầu của chúng ta đưa sang và họ xét thấy phù hợp với chính sách của họ là họ cấp, dĩ nhiên là phải thông qua các buổi họp tham mưu chuyên môn giữa Bộ Tổng Tham Mưu Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa với Bộ Tư Lệnh Viện Trợ Quân Sự Hoa Kỳ tại Việt Nam. Quân lực Việt Nam nhận viện trợ quân sự trực tiếp từ quân đội Hoa Kỳ chớ không bị ràng buộc bởi đạo luật năm 1961 về viện trợ quân sự ngoại quốc (theo chế độ MDAP), nghĩa là không theo hệ thống Bộ Tổng Tham Mưu lên Bộ Quốc Phòng, rồi sang Bộ Ngoại Giao Việt Nam Cộng Hòa. Từ Bộ Ngoại Giao Việt Nam Cộng Hòa chuyển sang Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, lần lượt đến Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ, sau đó mới đến Quân chủng liên hệ của Hoa Kỳ
Nhận viện trợ trực tiếp (theo chế độ MASF, dịch sang Việt ngữ là Quỹ Viện Trợ Dịch Vụ Quân Sự), có nghĩa là mỗi quân chủng Hải Lục Không Quân của Việt Nam Cộng Hòa, liên hệ trực tiếp với các quân chủng Hải Lục Không Quân của Hoa Kỳ, ngang qua các cố vấn tại các quân chủng để đưa yêu cầu viện trợ. Trong trường hợp này, Bộ Tổng Tham Mưu theo dõi chặt chẻ mọi diễn tiến, nhưng Bộ Quốc Phòng thì không nắm vững như vậy.
Bây giờ là công tác tham mưu soạn thảo kế hoạch sử dụng 700 triệu mỹ kim viện trợ quân sự tài khóa 1974-1975. Căn cứ trên quan niệm của Phòng 3/Tổng Tham Mưu, quan niệm của Trung Tướng Đồng Văn Khuyên, Tham Mưu Trưởng Bộ Tổng Tham Mưu, kiêm Tổng Cục Trưởng Tổng Cục Tiếp Vận, là muốn duy trì một khả năng phòng thủ trong phạm vi viện trợ giới hạn, cần phải có vũ khí, gồm cả phi cơ với chiến hạm, bom đạn và chất nổ.
Tác giả bài viết: Đặng Quang
Nguồn tin: Vietstaronline.com
( Tân Sơn Hòa )
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Người Do Thái và Nước Mỹ" - by Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Ý Kiến Về Hai Chữ GIAO CHỈ" - Tôn Thất Tuệ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Ý Kiến Về Hai Chữ GIAO CHỈ" - Tôn Thất Tuệ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm Nhà tiên tri của Việt tộc" - Trần Văn Giang (ghi lại)
- "Giao Chỉ hay Giao Châu?" - Hồ Bạch Thảo - Trần Văn Giang (ghi lại)
Tình hình VNCH sau Hiệp định ngưng bắn 27-1-1973...
Từ trái sang phải: Chủ tịch Hạ Viện Nguyễn Bá Lương, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu,
Thủ tướng Trần Thiện Khiêm, trong một buổi lễ. ( Ảnh chụp năm 1971)
*Lược trình về tình hình VNCH năm 1973
Hiệp Định ngưng bắn trên toàn lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa ký ngày 27 tháng 1 năm 1973, đến tháng 3 năm 1973 Hiệp Định có hiệu lực. Sau đó là trao đổi tù binh, gồm cả tù binh Hoa Kỳ và tù binh Việt Nam Cộng Hòa bị cộng sản giam giữ. Hiệp Định bị lãnh đạo Cộng sản Việt Nam có tên là “nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa vi phạm ngay khi Hiệp Định” tưởng chừng chưa ráo mực. Nhưng không vì vậy mà chánh phủ đặt nhẹ nhu cầu phát triển đất nước. Sau đây là những ghi nhận tổng lược về tình hình này dựa theo tài liệucựu Đại tá Phạm Bá Hoa, nguyên chánh văn phòng Tổng Tư lệnh, Tổng tham mưu trưởng qua các thời kỳ Tướng Trần Thiện Khiêm, Nguyễn Khánh, Trần Văn Minh, Nguyễn Hữu Có, Cao Văn Viên. Chức vụ cuối cùng là Tham mưu trưởng Tổng cục Tiếp Vận.
Tháng 6 năm 1973, một phái đoàn chánh phủ gồm quí vị: Tổng Trưởng Giao Thông Bưu Điện, Tổng Trưởng Tài Chánh, Tổng Giám Đốc Ngân Hàng Phát Triển Kỹ Nghệ cùng 3 vị Giám Đốc trực thuộc, Chủ Tịch Phòng Thương Mại Sài Gòn, và nhiều công kỹ nghệ gia thuộc Phòng Thương Mại Sài Gòn. Phía quân đội được Thủ Tướng chỉ định đích danh 4 sĩ quan của ngành Tiếp Vận liên quan đến các dự án của chánh phủ, tham dự: Chuẩn Tướng Nguyễn Văn Chức, Cục Trưởng Cục Công Binh. Đại Tá Nguyễn Hữu Bầu, Cục Trưởng Cục Quân Nhu. Đại Tá Trần Văn Lễ, Cục Trưởng Cục Quân Tiếp Vụ. Và Đại Tá Phạm Bá Hoa, Cục Trưởng Cục Mãi Dịch.
Một nửa phái đoàn sang Hawaii hội thảo với các nhà đầu tư Hoa Kỳ, rồi sang Singapore ráp vào một nửa kia từ Sài Gòn sang Singapore trước vài ngày, cùng nghiên cứu về phát triển chiều cao, phát triển kỹ nghệ chế biến, và xây dựng hải cảng dành cho loại tàu chở container.
Trước đó, một khóa hội thảo về đầu tư phát triển được tổ chức tại Trường Cao Đẳng Quốc Phòng kéo dài trong 3 tuần lễ, với sự tham dự đông đảo của công thương kỹ nghệ gia Việt Nam, và phái đoàn kỹ nghệ gia Hoa Kỳ. Tôi được Tổng Cục Tiếp Vận chỉ định tham dự hội thảo. Tóm tắt tổng quát các dự án đã trình bày, gồm:
Dự án mở rộng Sài Gòn về phía Thủ Thiêm được xem như thủ đô chính trị.
Biến vùng Rừng Sát ngập nước, lọt thỏm giữa Sài Gòn-Biên Hòa-Vũng Tàu, thành khu chế xuất lớn nhất Việt Nam mang dáng vấp khu kỹ nghệ Jurong Town của đảo quốc Singapore.
Một phi trường quốc tế tọa lạc gần sông Đồng Nai, cũng gần xa lộ Sài Gòn-Biên Hòa. Phi trường Tân Sơn Nhất trở thành phi trường quốc tế thứ hai.
Hầu hết những cơ sở cấp trung ương của quân đội chuyển lên hướng xa lộ Sài Gòn-Biên Hòa, nhường chỗ cho những dự án canh tân thủ đô.
Tất cả đều dự trù thực hiện trong khoảng 20 năm kể từ đầu thập niên 1980. Với những dự án này -trong một chừng mực nào đó- cho thấy chánh phủ vẫn tin tưởng vào Hiệp Định, dù rằng bị cộng sản vi phạm ngay sau khi Hiệp Định có hiệu lực.
Sở dĩ Đại tá Hoa được tham dự khoá hội thảo này vì tôi trách nhiệm liên lạc với Bộ Kế Hoạch lúc đầu, về sau là Ủy Ban Quốc Gia Dầu Hỏa, để nghiên cứu phác thảo một quan niệm tổng quát về khả năng ngành Tiếp Vận có thể từng bước tiến đến tự lực về dụng cụ chiến tranh, căn cứ vào khả năng và tiềm năng quốc gia mà dầu hỏa được xem là nền tảng cho công cuộc phát triển đất nước. Công tác đang diễn tiến, thì lần lượt Phước Long rồi Ban Mê Thuột thất thủ, rút bỏ Cao Nguyên, rồi những cuộc lui binh hỗn loạn từ tuyến đầu Quảng Trị cho đến Cam Ranh, ..v..v.. thế là kết thúc.
Ngay trong năm 1973, trong phạm vi Tổng Cục Tiếp Vận, gồm 8 ngành chuyên môn: Quân Nhu, Quân Cụ, Quân Y, Quân Vận, Quân Tiếp Vụ, Công Binh, Truyền Tin, và Mãi Dịch quân đội, thực hiện chương trình cải tổ để thích nghi với viện trợ quân sự Hoa Kỳ sẽ giảm nhiều. Trọng tâm của chương trình cải tổ là giản lược hệ thống tổ chức về tồn trữ và sửa chữa quân dụng theo quan niệm tập trung, để giảm bớt số lượng tồn trữ trải mỏng theo quan niệm diện địa, vì số lượng dụng cụ chiến tranh không nhiều như trong thời chiến. Đồng thời áp dụng khoa quản trị vào công tác quản trị toàn bộ dụng cụ chiến tranh bằng máy điện toán IBM 360/50, là loại máy có khả năng rất lớn so với quân đội của các quốc gia bạn trong khu vực Đông Nam Á lúc bấy giờ, để giải quyết nhu cầu tiếp liệu, tồn trữ, vận chuyển, sửa chữa và tân trang, vừa chính xác vừa nhanh chóng. Tách hẳn kế toán với tồn trữ, quan niệm này có nghĩa là bộ phận giữ kho không hề biết trong kho có những món hàng nào, số lượng bao nhiêu, hay vị trí món hàng ở đâu. Trung Tâm Điện Toán Tiếp Vận là cơ quan kế toán, và Trung Tâm Tiếp Liệu Lục Quân là cơ quan điều khiễn.
Tổng Cục Tiếp Vận sử dụng danh từ "khách hàng" để chỉ các đơn vị Tiếp Vận tại 5 Vùng Tiếp Vận, được chỉ định liên lạc trực tiếp với Trung Tâm Điện Toán Tiếp Vận ngang qua máy điện toán để xin tiếp liệu hay sửa chữa, nói chung là mọi nhu cầu về quản trị Tiếp Vận. Cũng xin giải thích thêm về 5 Vùng Tiếp Vận: Vùng 1 Tiếp Vận thuộc Quân Đoàn I/Quân Khu I, Vùng 2 Tiếp Vận và Vùng 5 Tiếp Vận thuộc Quân Đoàn II/Quân Khu II, vì lãnh thổ Vùng này trải dài theo ven biển và từ ven biển lên tận Cao Nguyên, Vùng 3 Tiếp Vận thuộc Quân Đoàn III/Quân Khu III, và Vùng 4 Tiếp Vận thuộc Quân Đoàn IV/Quân Khu IV.
Kế hoạch cải tổ đã thực hiện xong phần căn bản về tổ chức, nhưng về máy điện toán của các khách hàng chưa thực hiện xong, thì chế độ dân chủ tự do của VNCH sụp đổ.
Đại tướng Cao Văn Viên, Tổng tham mưu trưởng
QL.VNCH Cao Văn Viên.
* Viện trợ quân sự.
Tháng 3 năm 1973, Hiệp Định Paris Ngưng Bắn Và Tái Lập Hòa Bình có hiệu lực, nhưng ngay sau đó quân Cộng sản mở cuộc bao vây tấn công vào đồn Tống Lê Chân trong phạm vi Quân Đoàn III do Biệt Động Quân trú đóng. Lần lượt nhiều đơn vị khác cũng bị chúng tấn công. Đó là sự vi phạm Hiệp Định một cách trắng trợn mà Ban Quân Sự Liên Hợp 4 bên do Hiệp Định Paris qui định cũng không giải quyết được gì cả. Trong một tình hình ngưng bắn nhưng thật sự thì chiến tranh vẫn còn nguyên đó, súng vẫn nổ, người vẫn thương vong, nhưng mức độ viện trợ quân sự đã giảm nhiều. Từ 1.062.000.000 (1 tỷ lẻ 62 triệu) mỹ kim năm tài chánh 1972-1973 xuống còn 700 triệu cho năm tài chánh 1974-1975. Cũng trong năm tài chánh này, lần đầu tiên Cơ Quan Tùy Viên Quốc Phòng Hoa Kỳ (gọi tắt theo tiếng Mỹ là D.A.O.) cho biết ngân khoản viện trợ trong một năm, và là lần đầu tiên cũng là lần duy nhất, cơ quan DAO yêu cầu Tổng Cục Tiếp Vận cho biết quan niệm sử dụng cùng với một kế hoạch chi tiết sử dụng số tiền viện trợ đó.
Khi Hoa Kỳ viện trợ quân sự trực tiếp cho Việt Nam Cộng Hòa chúng ta (1966-1967) đến cuối tài khóa 1973-1974, họ không cho chúng ta biết trước là họ viện trợ cho chúng ta bao nhiêu trong một tài khóa, mà họ căn cứ theo nhu cầu của chúng ta đưa sang và họ xét thấy phù hợp với chính sách của họ là họ cấp, dĩ nhiên là phải thông qua các buổi họp tham mưu chuyên môn giữa Bộ Tổng Tham Mưu Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa với Bộ Tư Lệnh Viện Trợ Quân Sự Hoa Kỳ tại Việt Nam. Quân lực Việt Nam nhận viện trợ quân sự trực tiếp từ quân đội Hoa Kỳ chớ không bị ràng buộc bởi đạo luật năm 1961 về viện trợ quân sự ngoại quốc (theo chế độ MDAP), nghĩa là không theo hệ thống Bộ Tổng Tham Mưu lên Bộ Quốc Phòng, rồi sang Bộ Ngoại Giao Việt Nam Cộng Hòa. Từ Bộ Ngoại Giao Việt Nam Cộng Hòa chuyển sang Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, lần lượt đến Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ, sau đó mới đến Quân chủng liên hệ của Hoa Kỳ
Nhận viện trợ trực tiếp (theo chế độ MASF, dịch sang Việt ngữ là Quỹ Viện Trợ Dịch Vụ Quân Sự), có nghĩa là mỗi quân chủng Hải Lục Không Quân của Việt Nam Cộng Hòa, liên hệ trực tiếp với các quân chủng Hải Lục Không Quân của Hoa Kỳ, ngang qua các cố vấn tại các quân chủng để đưa yêu cầu viện trợ. Trong trường hợp này, Bộ Tổng Tham Mưu theo dõi chặt chẻ mọi diễn tiến, nhưng Bộ Quốc Phòng thì không nắm vững như vậy.
Bây giờ là công tác tham mưu soạn thảo kế hoạch sử dụng 700 triệu mỹ kim viện trợ quân sự tài khóa 1974-1975. Căn cứ trên quan niệm của Phòng 3/Tổng Tham Mưu, quan niệm của Trung Tướng Đồng Văn Khuyên, Tham Mưu Trưởng Bộ Tổng Tham Mưu, kiêm Tổng Cục Trưởng Tổng Cục Tiếp Vận, là muốn duy trì một khả năng phòng thủ trong phạm vi viện trợ giới hạn, cần phải có vũ khí, gồm cả phi cơ với chiến hạm, bom đạn và chất nổ.
Tác giả bài viết: Đặng Quang
Nguồn tin: Vietstaronline.com
( Tân Sơn Hòa )