Lịch Sử, Quân Sử & Huyền Thoại
Tình hình quân viện của Hoa Kỳ dành cho VNCH giai đoạn 1974-1975
Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu và Tổng thống Hoa Kỳ Johnson (
ảnh chụp năm 1968 tại Hội nghị Honolulu )
Như đã trình bày, trong năm 1974, công tác tham mưu trọng điểm của Bộ Tổng tham mưu soạn thảo kế hoạch sử dụng 700 triệu mỹ kim viện trợ quân sự tài khóa 1974-1975. Căn cứ trên quan niệm của Phòng 3/Tổng Tham Mưu, quan niệm của Trung Tướng Đồng Văn Khuyên, Tham Mưu Trưởng Bộ Tổng Tham Mưu, kiêm Tổng Cục Trưởng Tổng Cục Tiếp Vận, là muốn duy trì một khả năng phòng thủ trong phạm vi viện trợ giới hạn, cần phải có vũ khí, gồm cả phi cơ với chiến hạm, bom đạn và chất nổ. Sau đây là những ghi nhận tổng lược về tình hình quân viện của Hoa Kỳ dành cho VNCH trong giai đoạn 1974-1975, dựa theo tài liệu của cựu Đại tá Phạm Bá Hoa, vị Tham mưu trưởng cuối cùng của Tổng cục Tiếp Vận Quân Lực VNCH.
Về việc sử dụng viện trợ quân sự, Bộ tham mưu Tổng Cục Tiếp Vận điều hợp với các Cục, soạn thảo kế hoạch như thế này:
Với nhu cầu thứ nhất là vũ khí thì không cần mua thêm bất cứ loại nào, cần sử dụng tân trang trong số 2 triệu khẩu súng các loại hiện có. Về bom đạn và chất nổ, bản thống kê trong 3 năm trước đó do Sở Đạn Dược của Cục Quân Cụ thiết lập, đã cung cấp một loạt thống kê về mức tiêu thụ trung bình của từng loại vũ khí, từng loại đạn nổ, đạn chiếu sáng, đạn khói, ..v..v.., từng loại bom, và từng loại chất nổ. Nhóm công tác tham mưu của Tổng Cục Tiếp Vận sử dụng những thống kê đó làm căn bản ước tính nhu cầu năm 1974-1975 theo tình hình chiến sự do Phòng Nhì và Phòng Ba/Tổng Tham Mưu ước tính. Xin nhớ rằng trong năm 1971 đến 1973, chiến sự dữ dội nhất là năm 1972, và mức tiêu thụ các loại quân dụng chiến tranh rất cao, với ngân khoản viện trợ quân sự năm đó lên đến 1.062.000.000 mỹ kim, và con số này là cao nhất trong suốt 20 năm Hoa Kỳ viện trợ cho Việt Nam Cộng Hòa. Khi chiết tính nhu cầu đạn dược, các sĩ quan tham mưu ngành Tiếp Vận đã phải tính riêng cho loại đạn bắn thẳng như súng trường, súng M16, súng trung liên, đại liên, đến các loại đạn bắn vòng cầu của súng cối, súng đại bác 105 ly, 155 ly, 175 ly, hỏa tiển chống chiến xa, ..v..v... Và rồi mỗi loại phải tính đến đạn chiếu sáng, đạn xuyên phá, đạn khói.
Tóm lại là phải tính đến từng chi tiết để mua đúng loại bom đạn thật sự cần thiết, đúng chủng loại vũ khí, đúng số lượng ước tính, và thích hợp với số tiền viện trợ. Đó cũng là phương châm của ngành Tiếp Vận: "Đúng lúc, đúng mức, và đúng chổ". Không có gì cao siêu trong cách tính này cả, vì nó tương tự những bà nội trợ trước khi đi chợ phải ước tính xem nấu những thức ăn gì, để từ đó mới tính ra là mua những cá những tôm những hành những tỏi, mỗi thứ bao nhiêu để nấu đúng món và đủ cho số khẩu phần trong gia đình thích ứng với hoàn cảnh mới về "kinh tế" của gia đình. Tiếp Vận để duy trì cho một triệu quân nhân từ đỉnh đầu xuống đến gót chân, từ dạ dày đến thương tích hay bệnh hoạn, hy sinh hay từ trần, từ khẩu súng viên đạn, đến vận chuyển hay liên lạc, ..v..v.., trong một góc độ nào đó, tương tự như bà nội trợ bảo vệ hạnh phúc gia đình, dĩ nhiên là mức độ phức tạp khác nhau.
Áp dụng cách tính như vậy cho nhu cầu duy trì khả năng di động với phương tiện của Lục Quân, là xe vận tải từ 2.5 tấn trở lên, phương tiện của Hải Quân là Giang Vận Đỉnh và Hải Vận Hạm, phương tiện của Không Quân là phi cơ vận tải C47, C130, ..v..v... Chỉ riêng nhu cầu các loại nhiên liệu cho Hải Lục Không Quân đã ngốn hết 80 triệu mỹ kim rồi, nhưng mức chi tiêu này chỉ mới bằng 2/3 chi phí nhiên liệu của tài khoá 1973-1974 thôi.
Đối với nhu cầu cơ phận sửa chữa các loại máy truyền tin trong hệ thống liên lạc diện địa cũng như hệ thống liên lạc chiến thuật, cũng theo cách tính trên. Nghĩa là loại nào cần thiết cho hai nhu cầu trên mới đưa vào kế hoạch sử dụng ngân khoản đó.
Cơ quan D.A.O. cũng thông báo chánh thức cho Tổng Cục Tiếp Vận biết rằng, chế độ viện trợ quân sự theo "Quỹ Viện Trợ Dịch Vụ Quân Sự" (MASF) sẽ chấm dứt vào cuối tài khóa 1974-1975, sau đó chuyển sang chế độ "Chương Trình Viện Trợ Quân Sự" (MDAP). Họ thông báo để Tổng Cục Tiếp Vận chuẩn bị cho kịp thời gian, vì hệ thống viện trợ này phải theo hệ thống vòng vo cần nhiều thời gian cho hành trình giấy tờ thủ tục, kèm theo một danh sách dài thật dài, ghi rõ từng loại quân dụng với từng số lượng đang sử dụng, tiếp đó là những danh sách cơ phận cần thực hiện cho từng loại quân dụng. Họ chấp nhận món quân dụng nào trong danh mục của Tiếp Vận quản trị, họ mới viện trợ "một đổi một" cũng như cơ phận thay thế nó. "Một đổi một" tức là "mất một cái hoặc phế thải một cái Hoa Kỳ viện trợ lại một cái", không làm gia tăng thêm khối lượng dụng cụ chiến tranh.
Cũng nên nói thêm về sự kiện vào những ngày cuối cùng của cuộc chiến, Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa có xin thêm ngân khoản 300.000.000,00 mỹ kim nhưng Quốc Hội Hoa Kỳ không chấp thuận, và có dư luận cho rằng vì không có 300.000.000,00 đó mà chúng ta thua trận! Tôi không rõ việc đó có đúng hay không, nhưng có điều tôi biết là đến tháng 4 năm 1975 thì tài khoá 1974-1975 vẫn còn giá trị. Điều đó có nghĩa là Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa vẫn còn nhận viện trợ theo chế độ "Quỹ Viện Trợ Dịch Vụ Quân Sự", tức là ngân sách Quốc Phòng Hoa Kỳ vẫn viện trợ trực tiếp cho chúng ta nếu họ muốn. Khi Hành Pháp chuyển sang Lập Pháp, nếu chưa có đạo luật hay nguyên tắc nào khác thay đổi sự điều hành "Quỹ Viện Trợ Dịch Vụ Quân Sự" trong hoàn cảnh bất thường đối với Việt Nam Cộng Hòa chúng ta, tôi nghĩ, đó là cách "giã từ" của Hành Pháp Hoa Kỳ, chớ không phải Hành Pháp không có thẩm quyền viện trợ. Nhắc lại để có thêm chút chuyện xưa thôi, chớ "khi muốn" thì cách nào cũng được, còn "khi không muốn" thì cách nào cũng xong. Chuyện đời thường đã thế, chuyện chính trị thường khi cũng thế, chỉ đôi khi chẳng thế! Ngôn ngữ chính trị là thế!
Đại tướng Abrams, Tư lệnh Lực lượng Hoa Kỳ tại VN (1968-1972)
Chẳng hạn như chương trình "Việt Nam Hóa Chiến Tranh" vậy thôi. Khi mắt xích tại Việt Nam chưa thực hiện được thì chiến lược Domino của Hoa Kỳ trong mục tiêu "be bờ" ngăn chận sự bành trướng của cộng sản quốc tế xuống khu vực Đông Nam Á Châu, từ Đại Hàn Dân Quốc, xuống Nhật Bản, vòng qua Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan), Phi Luật Tân, ngang qua Việt Nam Cộng Hòa, và dừng lại Thái Lan, xem như chưa hoàn chỉnh. Thế rồi cuộc đảo chánh ngày 1 tháng 11 năm 1963 giết chết Tổng Thống Ngô Đình Diệm, không biết có phải vì Tổng Thống từ chối ý định của Hoa Kỳ thiết lập những căn cứ quân sự trên lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa hay không, đến cuộc chỉnh lý ngày 30 tháng 1 năm 1964, dẫn đến Thông Điệp của Trung Tướng Nguyễn Khánh với chức năng Quốc Trưởng Việt Nam Cộng Hòa, yêu cầu các quốc gia đồng minh giúp đỡ Việt Nam Cộng Hòa chống quân cộng sản, mà thật ra Thông Điệp đó chẳng khác chiếc chìa khóa dành riêng cho Hoa Kỳ mở cửa Việt Nam thôi.
Từ đó, quân bộ chiến Hoa Kỳ lần lượt thiết lập các căn cứ Chu Lai, Cam Ranh, Plei Ku, An Khê, Đồng Tâm (Mỹ Tho), ..v..v.. cùng chúng ta chiến đấu chống quân cộng sản từ miền Bắc len lỏi xâm nhập vào lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa. Đến khi chính trị nội bộ Hoa Kỳ có những biến chuyển không thuận lợi cho chánh phủ liên bang, vì quân đội đã can dự sâu vào cuộc chiến tranh chống cộng sản trên lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa chúng ta, lúc bấy giờ Hoa Kỳ cho rằng Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa đã đủ mạnh để đương đầu với quân cộng sản của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa miền Bắc, thế là Hoa Kỳ thực hiện chương trình rút quân có tên gọi là "Việt Nam Hóa Chiến Tranh". Đích thực của Việt Nam Hóa Chiến Tranh là gì? Đơn giản mà nói, chẳng qua là Hoa Kỳ triệt thoái quân đội về nước mà Hoa Kỳ đã thu được trong thỏa hiệp ngưng bắn Paris ngày 27 tháng 1 năm 1973 là cái màn che chắn danh dự cho Hoa Kỳ rút quân về nước. Còn thật sự cái Hiệp Định đó có phải là danh dự cho cuộc triệt thoái quân đội Hoa Kỳ về nước hay không, lại là chuyện khác!
Khi rút quân, Hoa Kỳ để lại cho quân đội VNCH một khối lượng dụng cụ chiến tranh gồm đại bác 175 ly nòng dài, đại bác phòng không, xe tăng M48, các loại giang tốc đỉnh sử dụng tuần duyên tuần giang, phi cơ vận tải C130, ..v..v.., là những loại thuộc vào hàng cũ kỹ kể cả số lượng nằm hư hỏng -đáng kể là phi cơ các loại- trong các cơ xưỡng chờ sửa chữa, mà nếu chuyển vận trở về Hoa Kỳ không chừng phải tốn một ngân khoản tương đương với trị giá khối dụng cụ này nữa đó.
Tác giả bài viết: VƯƠNG HỒNG ANH
Nguồn tin: Vietstaronline.com
Sinh Tồn chuyển
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Người Do Thái và Nước Mỹ" - by Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Ý Kiến Về Hai Chữ GIAO CHỈ" - Tôn Thất Tuệ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Ý Kiến Về Hai Chữ GIAO CHỈ" - Tôn Thất Tuệ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm Nhà tiên tri của Việt tộc" - Trần Văn Giang (ghi lại)
- "Giao Chỉ hay Giao Châu?" - Hồ Bạch Thảo - Trần Văn Giang (ghi lại)
Tình hình quân viện của Hoa Kỳ dành cho VNCH giai đoạn 1974-1975
Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu và Tổng thống Hoa Kỳ Johnson (
ảnh chụp năm 1968 tại Hội nghị Honolulu )
Như đã trình bày, trong năm 1974, công tác tham mưu trọng điểm của Bộ Tổng tham mưu soạn thảo kế hoạch sử dụng 700 triệu mỹ kim viện trợ quân sự tài khóa 1974-1975. Căn cứ trên quan niệm của Phòng 3/Tổng Tham Mưu, quan niệm của Trung Tướng Đồng Văn Khuyên, Tham Mưu Trưởng Bộ Tổng Tham Mưu, kiêm Tổng Cục Trưởng Tổng Cục Tiếp Vận, là muốn duy trì một khả năng phòng thủ trong phạm vi viện trợ giới hạn, cần phải có vũ khí, gồm cả phi cơ với chiến hạm, bom đạn và chất nổ. Sau đây là những ghi nhận tổng lược về tình hình quân viện của Hoa Kỳ dành cho VNCH trong giai đoạn 1974-1975, dựa theo tài liệu của cựu Đại tá Phạm Bá Hoa, vị Tham mưu trưởng cuối cùng của Tổng cục Tiếp Vận Quân Lực VNCH.
Về việc sử dụng viện trợ quân sự, Bộ tham mưu Tổng Cục Tiếp Vận điều hợp với các Cục, soạn thảo kế hoạch như thế này:
Với nhu cầu thứ nhất là vũ khí thì không cần mua thêm bất cứ loại nào, cần sử dụng tân trang trong số 2 triệu khẩu súng các loại hiện có. Về bom đạn và chất nổ, bản thống kê trong 3 năm trước đó do Sở Đạn Dược của Cục Quân Cụ thiết lập, đã cung cấp một loạt thống kê về mức tiêu thụ trung bình của từng loại vũ khí, từng loại đạn nổ, đạn chiếu sáng, đạn khói, ..v..v.., từng loại bom, và từng loại chất nổ. Nhóm công tác tham mưu của Tổng Cục Tiếp Vận sử dụng những thống kê đó làm căn bản ước tính nhu cầu năm 1974-1975 theo tình hình chiến sự do Phòng Nhì và Phòng Ba/Tổng Tham Mưu ước tính. Xin nhớ rằng trong năm 1971 đến 1973, chiến sự dữ dội nhất là năm 1972, và mức tiêu thụ các loại quân dụng chiến tranh rất cao, với ngân khoản viện trợ quân sự năm đó lên đến 1.062.000.000 mỹ kim, và con số này là cao nhất trong suốt 20 năm Hoa Kỳ viện trợ cho Việt Nam Cộng Hòa. Khi chiết tính nhu cầu đạn dược, các sĩ quan tham mưu ngành Tiếp Vận đã phải tính riêng cho loại đạn bắn thẳng như súng trường, súng M16, súng trung liên, đại liên, đến các loại đạn bắn vòng cầu của súng cối, súng đại bác 105 ly, 155 ly, 175 ly, hỏa tiển chống chiến xa, ..v..v... Và rồi mỗi loại phải tính đến đạn chiếu sáng, đạn xuyên phá, đạn khói.
Tóm lại là phải tính đến từng chi tiết để mua đúng loại bom đạn thật sự cần thiết, đúng chủng loại vũ khí, đúng số lượng ước tính, và thích hợp với số tiền viện trợ. Đó cũng là phương châm của ngành Tiếp Vận: "Đúng lúc, đúng mức, và đúng chổ". Không có gì cao siêu trong cách tính này cả, vì nó tương tự những bà nội trợ trước khi đi chợ phải ước tính xem nấu những thức ăn gì, để từ đó mới tính ra là mua những cá những tôm những hành những tỏi, mỗi thứ bao nhiêu để nấu đúng món và đủ cho số khẩu phần trong gia đình thích ứng với hoàn cảnh mới về "kinh tế" của gia đình. Tiếp Vận để duy trì cho một triệu quân nhân từ đỉnh đầu xuống đến gót chân, từ dạ dày đến thương tích hay bệnh hoạn, hy sinh hay từ trần, từ khẩu súng viên đạn, đến vận chuyển hay liên lạc, ..v..v.., trong một góc độ nào đó, tương tự như bà nội trợ bảo vệ hạnh phúc gia đình, dĩ nhiên là mức độ phức tạp khác nhau.
Áp dụng cách tính như vậy cho nhu cầu duy trì khả năng di động với phương tiện của Lục Quân, là xe vận tải từ 2.5 tấn trở lên, phương tiện của Hải Quân là Giang Vận Đỉnh và Hải Vận Hạm, phương tiện của Không Quân là phi cơ vận tải C47, C130, ..v..v... Chỉ riêng nhu cầu các loại nhiên liệu cho Hải Lục Không Quân đã ngốn hết 80 triệu mỹ kim rồi, nhưng mức chi tiêu này chỉ mới bằng 2/3 chi phí nhiên liệu của tài khoá 1973-1974 thôi.
Đối với nhu cầu cơ phận sửa chữa các loại máy truyền tin trong hệ thống liên lạc diện địa cũng như hệ thống liên lạc chiến thuật, cũng theo cách tính trên. Nghĩa là loại nào cần thiết cho hai nhu cầu trên mới đưa vào kế hoạch sử dụng ngân khoản đó.
Cơ quan D.A.O. cũng thông báo chánh thức cho Tổng Cục Tiếp Vận biết rằng, chế độ viện trợ quân sự theo "Quỹ Viện Trợ Dịch Vụ Quân Sự" (MASF) sẽ chấm dứt vào cuối tài khóa 1974-1975, sau đó chuyển sang chế độ "Chương Trình Viện Trợ Quân Sự" (MDAP). Họ thông báo để Tổng Cục Tiếp Vận chuẩn bị cho kịp thời gian, vì hệ thống viện trợ này phải theo hệ thống vòng vo cần nhiều thời gian cho hành trình giấy tờ thủ tục, kèm theo một danh sách dài thật dài, ghi rõ từng loại quân dụng với từng số lượng đang sử dụng, tiếp đó là những danh sách cơ phận cần thực hiện cho từng loại quân dụng. Họ chấp nhận món quân dụng nào trong danh mục của Tiếp Vận quản trị, họ mới viện trợ "một đổi một" cũng như cơ phận thay thế nó. "Một đổi một" tức là "mất một cái hoặc phế thải một cái Hoa Kỳ viện trợ lại một cái", không làm gia tăng thêm khối lượng dụng cụ chiến tranh.
Cũng nên nói thêm về sự kiện vào những ngày cuối cùng của cuộc chiến, Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa có xin thêm ngân khoản 300.000.000,00 mỹ kim nhưng Quốc Hội Hoa Kỳ không chấp thuận, và có dư luận cho rằng vì không có 300.000.000,00 đó mà chúng ta thua trận! Tôi không rõ việc đó có đúng hay không, nhưng có điều tôi biết là đến tháng 4 năm 1975 thì tài khoá 1974-1975 vẫn còn giá trị. Điều đó có nghĩa là Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa vẫn còn nhận viện trợ theo chế độ "Quỹ Viện Trợ Dịch Vụ Quân Sự", tức là ngân sách Quốc Phòng Hoa Kỳ vẫn viện trợ trực tiếp cho chúng ta nếu họ muốn. Khi Hành Pháp chuyển sang Lập Pháp, nếu chưa có đạo luật hay nguyên tắc nào khác thay đổi sự điều hành "Quỹ Viện Trợ Dịch Vụ Quân Sự" trong hoàn cảnh bất thường đối với Việt Nam Cộng Hòa chúng ta, tôi nghĩ, đó là cách "giã từ" của Hành Pháp Hoa Kỳ, chớ không phải Hành Pháp không có thẩm quyền viện trợ. Nhắc lại để có thêm chút chuyện xưa thôi, chớ "khi muốn" thì cách nào cũng được, còn "khi không muốn" thì cách nào cũng xong. Chuyện đời thường đã thế, chuyện chính trị thường khi cũng thế, chỉ đôi khi chẳng thế! Ngôn ngữ chính trị là thế!
Đại tướng Abrams, Tư lệnh Lực lượng Hoa Kỳ tại VN (1968-1972)
Chẳng hạn như chương trình "Việt Nam Hóa Chiến Tranh" vậy thôi. Khi mắt xích tại Việt Nam chưa thực hiện được thì chiến lược Domino của Hoa Kỳ trong mục tiêu "be bờ" ngăn chận sự bành trướng của cộng sản quốc tế xuống khu vực Đông Nam Á Châu, từ Đại Hàn Dân Quốc, xuống Nhật Bản, vòng qua Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan), Phi Luật Tân, ngang qua Việt Nam Cộng Hòa, và dừng lại Thái Lan, xem như chưa hoàn chỉnh. Thế rồi cuộc đảo chánh ngày 1 tháng 11 năm 1963 giết chết Tổng Thống Ngô Đình Diệm, không biết có phải vì Tổng Thống từ chối ý định của Hoa Kỳ thiết lập những căn cứ quân sự trên lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa hay không, đến cuộc chỉnh lý ngày 30 tháng 1 năm 1964, dẫn đến Thông Điệp của Trung Tướng Nguyễn Khánh với chức năng Quốc Trưởng Việt Nam Cộng Hòa, yêu cầu các quốc gia đồng minh giúp đỡ Việt Nam Cộng Hòa chống quân cộng sản, mà thật ra Thông Điệp đó chẳng khác chiếc chìa khóa dành riêng cho Hoa Kỳ mở cửa Việt Nam thôi.
Từ đó, quân bộ chiến Hoa Kỳ lần lượt thiết lập các căn cứ Chu Lai, Cam Ranh, Plei Ku, An Khê, Đồng Tâm (Mỹ Tho), ..v..v.. cùng chúng ta chiến đấu chống quân cộng sản từ miền Bắc len lỏi xâm nhập vào lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa. Đến khi chính trị nội bộ Hoa Kỳ có những biến chuyển không thuận lợi cho chánh phủ liên bang, vì quân đội đã can dự sâu vào cuộc chiến tranh chống cộng sản trên lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa chúng ta, lúc bấy giờ Hoa Kỳ cho rằng Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa đã đủ mạnh để đương đầu với quân cộng sản của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa miền Bắc, thế là Hoa Kỳ thực hiện chương trình rút quân có tên gọi là "Việt Nam Hóa Chiến Tranh". Đích thực của Việt Nam Hóa Chiến Tranh là gì? Đơn giản mà nói, chẳng qua là Hoa Kỳ triệt thoái quân đội về nước mà Hoa Kỳ đã thu được trong thỏa hiệp ngưng bắn Paris ngày 27 tháng 1 năm 1973 là cái màn che chắn danh dự cho Hoa Kỳ rút quân về nước. Còn thật sự cái Hiệp Định đó có phải là danh dự cho cuộc triệt thoái quân đội Hoa Kỳ về nước hay không, lại là chuyện khác!
Khi rút quân, Hoa Kỳ để lại cho quân đội VNCH một khối lượng dụng cụ chiến tranh gồm đại bác 175 ly nòng dài, đại bác phòng không, xe tăng M48, các loại giang tốc đỉnh sử dụng tuần duyên tuần giang, phi cơ vận tải C130, ..v..v.., là những loại thuộc vào hàng cũ kỹ kể cả số lượng nằm hư hỏng -đáng kể là phi cơ các loại- trong các cơ xưỡng chờ sửa chữa, mà nếu chuyển vận trở về Hoa Kỳ không chừng phải tốn một ngân khoản tương đương với trị giá khối dụng cụ này nữa đó.
Tác giả bài viết: VƯƠNG HỒNG ANH
Nguồn tin: Vietstaronline.com
Sinh Tồn chuyển