Tham Khảo

Tình hình và xu hướng chính trị tại Việt Nam hiện nay - Nguyễn Hưng Quốc

Theo dõi tình hình chính trị Việt Nam, hầu như giới quan sát, từ người Việt đến người ngoại quốc, đều đi đến kết luận giống nhau: Chưa bao giờ Việt Nam yếu như hiện nay.
 
 

Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (trái) và Chủ tịch nước Trương Tấn Sang.Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (trái) và Chủ tịch nước Trương Tấn Sang.

Theo dõi tình hình chính trị Việt Nam, hầu như giới quan sát, từ người Việt đến người ngoại quốc, đều đi đến kết luận giống nhau: Chưa bao giờ Việt Nam yếu như hiện nay.
 
Tuy nhiên, nói đến cái yếu của Việt Nam, phần lớn đều tập trung vào quan hệ đối ngoại, chủ yếu giữa Việt Nam và Trung Quốc. Có thể nói, ở châu Á, không có nước nào bị Trung Quốc “ăn hiếp” nhiều như Việt Nam. Với Nhật Bản hay Philippines, họ chỉ dòm ngó một hai hòn đảo; với Việt Nam, họ dòm ngó cả chùm đảo và cả một vùng biển mênh mông. Với các nước khác, lâu lâu họ đưa tàu đánh cá hay tàu hải giám lượn qua lượn lại vài vòng thị uy; với Việt Nam, họ tung tàu đánh cá và tàu hải giám ào ạt như vào chỗ không người, hơn nữa, còn bắt bớ, thậm chí, hãm hại cả ngư dân Việt Nam. Cũng có thể nói, trước sự đe dọa của Trung Quốc, không có nước nào có phản ứng nhu nhược như Việt Nam. Nhật Bản dám dọa đánh chìm tàu Trung Quốc, Philippines đem Trung Quốc ra trước tòa án quốc tế, còn Việt Nam? Ngay cả một lời lên án, họ cũng không dám nói; và khi, trước áp lực của dân chúng, phải nói, thì chỉ nói một cách… thì thầm. Vừa lên án vừa run lẩy bẩy.
 
Tuy nhiên, cái yếu của Việt Nam còn thể hiện ở nhiều lãnh vực khác nữa. Phân tích những cái yếu ấy, chúng ta dễ thấy xu hướng phát triển của tình hình chính trị tại Việt Nam hiện nay.
 
Trước hết là lãnh đạo yếu.
 
Nói đến lãnh đạo chủ yếu là nói đến đảng Cộng sản, và nói đến “yếu” là nói đến tương quan quyền lực với các thiết chế khác. Công thức phân quyền ở Việt Nam, ai cũng biết, là “Đảng lãnh đạo, nhà nước quản lý”. Suốt hơn nửa thế kỷ, hầu như mọi quyền lực đều nằm trong tay đảng. Còn nhà nước, như chính lời thú nhận của Phạm Văn Đồng, người làm Thủ tướng lâu nhất ở Việt Nam (1955-1987), với những người quen: Chưa có ai làm Thủ tướng lâu mà bất lực như ông. Ông không những bị lép vế trước Lê Duẩn, Tổng Bí thư, mà còn bị lép vế cả trước Lê Đức Thọ, Trưởng ban Tổ chức Trung ương đảng. Là Thủ tướng, Phạm Văn Đồng hoàn toàn không có quyền hạn gì trong việc chọn lựa, bổ nhiệm hoặc cách chức các Bộ trưởng hay Thứ trưởng, thậm chí, các giám đốc Sở ở địa phương. Quyền lực tập trung hết trong tay giới lãnh đạo đảng, chủ yếu là Tổng Bí thư. Tuy nhiên, sau Lê Duẩn, rõ ràng quyền lực của Tổng Bí thư cứ giảm dần. Quyền lực của các Tổng Bí thư kế tiếp Lê Duẩn, từ Trường Chinh (14/7/1986-18/12/1986) đến Nguyễn Văn Linh (1986-1991) và Đỗ Mười (1991-1997), không thể so sánh được với Lê Duẩn. Tuy nhiên, dù vậy, họ vẫn giống như những ông vua. Yếu thế, nhưng vẫn là vua. Chỉ từ Lê Khả Phiêu (1997-2001) trở đi, quyền lực của Tổng Bí thư mới bắt đầu mờ nhạt. Hơn nữa, càng lúc càng mờ nhạt. Nông Đức Mạnh (2001-2011) mờ nhạt hơn Lê Khả Phiêu. Đến nay, mờ nhạt nhất là Nguyễn Phú Trọng, người được lên làm Tổng Bí thư từ ngày 19 tháng 1 năm 2011.
 
Vai trò mờ nhạt của Nguyễn Phú Trọng thể hiện rõ nhất là qua hai lần thua cuộc trước Nguyễn Tấn Dũng. Lần thứ nhất, ở hội nghị Trung ương 6 vào tháng 10 năm 2012, khi Nguyễn Phú Trọng liên kết với Trương Tấn Sang tấn công Nguyễn Tấn Dũng - người được gọi là “đồng chí X” -, nhưng cuối cùng, cả hai đều thất bại. Lần thứ hai, mới đây, ở hội nghị Trung ương 7 vào đầu tháng 5/2013, Nguyễn Phú Trọng lại thất bại trước Nguyễn Tấn Dũng lần nữa khi đề nghị đưa Nguyễn Bá Thanh và Vương Đình Huệ vào Bộ Chính trị nhưng bị Trung ương đảng bác bỏ. Thế vào đó, Nguyễn Thiện Nhân và Nguyễn Thị Kim Ngân được bầu. Cả hai đều là người của Nguyễn Tấn Dũng.
 
Có thể nói, trong lịch sử đảng Cộng sản Việt Nam, chưa bao giờ có một Tổng Bí thư nào lại thua cuộc một cách thê thảm và nhục nhã đến như vậy.
 
Nhưng việc Tổng Bí thư và cùng với ông, cả cái Đảng do ông lãnh đạo yếu thế và việc Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chứng tỏ quyền lực mạnh mẽ của mình như vậy có làm cho chính phủ mạnh hơn không?
 
Không.
 
Thủ tướng mạnh. Nhưng chính phủ vẫn yếu. Nguyễn Tấn Dũng mạnh đủ để thoát các đòn tấn công hiểm hóc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch nhà nước Trương Tấn Sang, nhưng chính phủ do ông cầm đầu, trên nguyên tắc, vẫn phải được lãnh đạo bởi đảng. Các chính sách lớn vẫn do đảng quyết định.
 
Như vậy, ở đây, chúng ta thấy một nghịch lý: Người có chức năng lãnh đạo thì yếu; còn người mạnh lại không thể lãnh đạo. Hậu quả là ở Việt Nam hiện nay, giới cầm quyền, từ đảng đến chính phủ, chỉ quản lý (management) chứ không hề có lãnh đạo (leadership). Sự khác biệt căn bản giữa quản lý và lãnh đạo là với quản lý, người ta chỉ làm theo mệnh lệnh và chỉ nhắm tới những mục tiêu ngắn hạn; nhưng khi không có lãnh đạo, người ta vừa không có tầm nhìn xa lại vừa không có mệnh lệnh cụ thể để thực hiện. Một nền quản lý thiếu lãnh đạo bao giờ cũng vừa thiển cận vừa lúng túng, vá víu và đầy mâu thuẫn. Chúng ta có thể thấy rõ những điều đó qua các chính sách và cung cách làm việc của nhà cầm quyền Việt Nam những năm gần đây. Rõ nhất là qua cuộc thảo luận về thay đổi Hiến pháp do chính họ đề xướng. Thoạt đầu, bảo không có vùng cấm trong thảo luận; sau, lại lên án kịch liệt những người kiến nghị. Thoạt đầu, hứa hẹn như một sự thay đổi lớn lao; sau, cứ thu hẹp dần lại. Thoạt đầu, định thay đổi cả tên nước; sau, lại loại bỏ ý định ấy, v.v.. Nhưng nguy hiểm nhất là thái độ lúng ta lúng túng của họ trong việc đấu tranh với Trung Quốc để bảo vệ độc lập và chủ quyền lãnh thổ. Ngoài vài lời thề nguyền là sẽ không bán nước, cho đến nay, vẫn không có ai trong giới lãnh đạo phác họa được một chiến lược rõ ràng, chưa nói đến việc có hiệu quả hay không. Một chút rõ ràng cũng không có.
 
Đảng lãnh đạo yếu, chính phủ cũng yếu, hậu quả tất nhiên là đất nước yếu theo. Tất cả những sự nhu nhược được đề cập ở phần đầu bài viết này đều là hậu quả của hai cái yếu ấy. Ngư dân Việt Nam đi đánh cá ngoài biển cả bị “tàu lạ” đâm chìm, bắt bớ hay giết chết, không có ai can thiệp. Dân chúng hàng ngày phải ăn uống hoặc tiêu dùng những thứ độc hại được nhập cảng chính thức hay qua các con đường không chính thức không hề được ai bảo vệ. Kinh tế ngày càng kiệt quệ, gánh nặng nợ nần trên đầu người càng ngày càng chồng chất, không có ai quan tâm. Những người có lòng với đất nước đứng lên chống lại Trung Quốc bị đối xử như tội phạm. Mở các trang báo ngoại quốc, mỗi khi thấy tin tức về Việt Nam, đoán mười lần đến chín lần đúng: tin xấu. Nếu không phải tham nhũng thì là trấn áp.
 
Đảng yếu, chính phủ cũng yếu. Vậy thì ai mạnh?
 
Thứ nhất, các phe phái mạnh.
 
Thật ra, đảng Cộng sản
lúc nào cũng có nạn phe phái. Trong hồi ký của mình, Hoàng Tùng, nguyên Bí thư Ban chấp hành Trung ương đảng và Tổng biên tập báo Nhân Dân, giám đốc nhà xuất bản Sự Thật, kể, lúc Hồ Chí Minh còn sống và ngay cả trước mặt Hồ Chí Minh, các thành viên trong Bộ Chính trị cũng không thèm nói chuyện với nhau. Hồ Chí Minh khuyên mấy cũng không được. Nhưng, dù vậy, những sự xung khắc ấy chỉ dừng lại ở phạm vi cá nhân. Không có phe hay nhóm nào dám công khai chống lại phe Lê Duẩn và Lê Đức Thọ. Thành ra, Lê Duẩn và dưới bóng Lê Duẩn, Lê Đức Thọ tha hồ tác oai tác quái. Sau này, các phe phái nổi lên rõ hơn, nhưng không có lúc nào các phe phái lại tấn công nhau một cách công khai như bây giờ. Trước, nếu tranh chấp, hầu như chỉ dừng lại trong phạm vi mấy người trong Bộ Chính trị với nhau; bây giờ, chúng bày ra trước Trung ương đảng gồm cả gần 200 người; hơn nữa, còn tràn ra cả trước quần chúng, dù được ngụy trang dưới mật danh “đồng chí X”.
 
Thứ hai, vai trò của các nhóm lợi ích. Cần nói ngay, ở nước nào cũng có các nhóm lợi ích luôn tìm cách ảnh hưởng đến các chính sách của nhà nước. Ở các quốc gia dân chủ, các nhóm lợi ích ấy có thể là các nhà tài phiệt, các công đoàn, các tổ chức xã hội dân sự, các hội nghề nghiệp, v.v.. Các nhóm lợi ích ấy thường hoạt động công khai, một cách trực tiếp, dưới hình thức kiến nghị hoặc thậm chí, đình công và biểu tình, hoặc qua trung gian các cơ quan lobby chính thức, chuyên đi ngả tắt. Ở Việt Nam, trước đây, ngay cả sự hiện diện của cái gọi là “nhóm lợi ích” như thế cũng không thể có, thậm chí, không thể tưởng tượng được. Thế nhưng gần đây, các nhóm lợi ích ấy lại phát triển rất mạnh và khuynh đảo cả tình hình chính trị Việt Nam.
 
Theo Trần Kinh Nghị, chiến thắng của Nguyễn Tấn Dũng đối với Nguyễn Phú Trọng trong hai kỳ hội nghị 6 và 7 của Trung ương đảng vừa qua chính là chiến thắng của nhóm lợi ích đối với
nhóm bảo thủ. Mới đây, trong bài “Đổi luật chơi trong đảng”, nhà bình luận chính trị Ngô Nhân Dụng cũng có quan niệm tương tự khi cho lý do chính khiến Nguyễn Tấn Dũng chiến thắng liên tiếp là nhờ biết sử dụng một thứ luật chơi mới: dựa trên tiền.
 
Thường, để cai trị, người ta sử dụng một trong hai, hoặc cả hai yếu tố: quyền và tiền. Quyền để khai thác lòng sợ hãi; tiền để kích thích lòng tham. Trước, người ta chỉ dùng quyền; bây giờ, người ta dùng cả quyền lẫn tiền. Theo Ngô Nhân Dụng:
“Từ khi làm thủ tướng năm 2006, […] Nguyễn Tấn Dũng tập trung quyền điều động các xí nghiệp quốc doanh vào phủ thủ tướng, thay vì chia quyền cho các “bộ chủ quản” theo lối cũ. Từ đó, người đóng vai thủ tướng tạo cơ hội kiếm tiền cho tay chân của mình; phân phát cơ hội kiếm tiền để mua lòng trung thành của đồng đảng. Các ủy viên Trung Ương Ðảng được chia chỗ trong Hội Ðồng Quản Trị của các doanh nghiệp nhà nước. Các chương trình kinh tế đều nhằm tạo cơ hội kiếm tiền cho những thủ túc chứng tỏ lòng trung thành. Khi người dân Việt Nam nhận thấy cả guồng máy cai trị là một mạng lưới tham nhũng chằng chịt liên kết với nhau, người
cầm đầu mạng lưới đó là ông thủ tướng.”

Như vậy, cái mà Trần Kinh Nghị gọi là nhóm lợi ích ấy chủ yếu là những kẻ vừa có quyền vừa có tiền. Sức mạnh của Nguyễn Tấn Dũng so với Nguyễn Phú Trọng và Trương Tấn Sang chính là sức mạnh của nhóm lợi ích vừa có quyền vừa có tiền ấy.
 
Sự thao túng của nhóm lợi ích ấy dẫn đến hai hệ quả:
 
Thứ nhất, nó tạo ra một vẻ dân chủ giả, thường được gọi là dân chủ trong nội bộ đảng (intra-Party democracy). Bộ Chính trị đề nghị kỷ luật Thủ tướng, Trung ương đảng bác bỏ: Bộ Chính trị chịu thua. Tổng Bí thư đích thân đề cử Nguyễn Bá Thanh và Vương Đình Huệ vào Bộ Chính trị, Trung ương đảng bác bỏ: Tổng Bí thư chịu thua. Giới quan sát chính trị quốc tế, ở xa, dễ ngỡ đó là dân chủ. Nhưng không phải. Một là, thứ dân chủ nội bộ ấy không biến thành dân chủ xã hội (social democracy). Hai là, nó chỉ là cuộc đấu đá quyền lực trong nội bộ. Chứ không phải là dân chủ.
 
Thứ hai, sự thắng thế của các nhóm lợi ích vừa có quyền vừa có tiền ấy biến đảng Cộng sản thành một đám mafia không những khuynh loát chính trị mà còn vét kiệt hết tài nguyên của đất nước và tài sản của dân chúng, ngay cả của những người dân chưa ra đời (với số nợ khổng lồ nó tạo ra!).
 
Điều đáng chú ý là tất cả các hiện tượng trên, từ chuyện đảng và chính phủ yếu đến chuyện phe phái và các nhóm lợi ích mạnh đều cũng xuất hiện ở Trung Quốc. Trong bài “The end of the CCP’s resilient authoritarianism? A tripartite assessment of shifting power in China” đăng trên tạp chí The China Quarterly năm 2012, Cheng Li cũng phân tích các hiện tượng tương tự tại Trung Quốc. Chỉ có hai sự khác biệt lớn. Thứ nhất, ở mức độ: Cũng yếu, nhưng cái yếu của đảng và chính phủ Việt Nam ở mức trầm trọng hơn hẳn ở Trung Quốc. Ở Trung Quốc, quyền hạn của Chủ tịch đảng chưa bao giờ bị thách thức một cách nghiêm trọng như ở Việt Nam. Quyền lực của Tập Cận Bình cũng như của Hồ Cẩm Đào chưa bao giờ lớn bằng Mao Trạch Đông hay Đặng Tiểu Bình nhưng dù sao vẫn nghiêng trời lệch đất; cả Trung ương đảng cũng không dám chống lại. Thứ hai, theo Cheng Li, nhiều nhà phân tích chiến lược tin tưởng: đảng Cộng sản Trung Quốc có thể yếu và càng ngày càng yếu, nhưng đất nước Trung Quốc thì vẫn mạnh.
 
Còn Việt Nam?
 
Chính cái mạnh không cưỡng nổi của Trung Quốc là một tai họa cho Việt Nam. Việt Nam càng yếu, cái họa ấy càng lớn.

* Blog của Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.

VOA

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Tình hình và xu hướng chính trị tại Việt Nam hiện nay - Nguyễn Hưng Quốc

Theo dõi tình hình chính trị Việt Nam, hầu như giới quan sát, từ người Việt đến người ngoại quốc, đều đi đến kết luận giống nhau: Chưa bao giờ Việt Nam yếu như hiện nay.
 
 

Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (trái) và Chủ tịch nước Trương Tấn Sang.Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (trái) và Chủ tịch nước Trương Tấn Sang.

Theo dõi tình hình chính trị Việt Nam, hầu như giới quan sát, từ người Việt đến người ngoại quốc, đều đi đến kết luận giống nhau: Chưa bao giờ Việt Nam yếu như hiện nay.
 
Tuy nhiên, nói đến cái yếu của Việt Nam, phần lớn đều tập trung vào quan hệ đối ngoại, chủ yếu giữa Việt Nam và Trung Quốc. Có thể nói, ở châu Á, không có nước nào bị Trung Quốc “ăn hiếp” nhiều như Việt Nam. Với Nhật Bản hay Philippines, họ chỉ dòm ngó một hai hòn đảo; với Việt Nam, họ dòm ngó cả chùm đảo và cả một vùng biển mênh mông. Với các nước khác, lâu lâu họ đưa tàu đánh cá hay tàu hải giám lượn qua lượn lại vài vòng thị uy; với Việt Nam, họ tung tàu đánh cá và tàu hải giám ào ạt như vào chỗ không người, hơn nữa, còn bắt bớ, thậm chí, hãm hại cả ngư dân Việt Nam. Cũng có thể nói, trước sự đe dọa của Trung Quốc, không có nước nào có phản ứng nhu nhược như Việt Nam. Nhật Bản dám dọa đánh chìm tàu Trung Quốc, Philippines đem Trung Quốc ra trước tòa án quốc tế, còn Việt Nam? Ngay cả một lời lên án, họ cũng không dám nói; và khi, trước áp lực của dân chúng, phải nói, thì chỉ nói một cách… thì thầm. Vừa lên án vừa run lẩy bẩy.
 
Tuy nhiên, cái yếu của Việt Nam còn thể hiện ở nhiều lãnh vực khác nữa. Phân tích những cái yếu ấy, chúng ta dễ thấy xu hướng phát triển của tình hình chính trị tại Việt Nam hiện nay.
 
Trước hết là lãnh đạo yếu.
 
Nói đến lãnh đạo chủ yếu là nói đến đảng Cộng sản, và nói đến “yếu” là nói đến tương quan quyền lực với các thiết chế khác. Công thức phân quyền ở Việt Nam, ai cũng biết, là “Đảng lãnh đạo, nhà nước quản lý”. Suốt hơn nửa thế kỷ, hầu như mọi quyền lực đều nằm trong tay đảng. Còn nhà nước, như chính lời thú nhận của Phạm Văn Đồng, người làm Thủ tướng lâu nhất ở Việt Nam (1955-1987), với những người quen: Chưa có ai làm Thủ tướng lâu mà bất lực như ông. Ông không những bị lép vế trước Lê Duẩn, Tổng Bí thư, mà còn bị lép vế cả trước Lê Đức Thọ, Trưởng ban Tổ chức Trung ương đảng. Là Thủ tướng, Phạm Văn Đồng hoàn toàn không có quyền hạn gì trong việc chọn lựa, bổ nhiệm hoặc cách chức các Bộ trưởng hay Thứ trưởng, thậm chí, các giám đốc Sở ở địa phương. Quyền lực tập trung hết trong tay giới lãnh đạo đảng, chủ yếu là Tổng Bí thư. Tuy nhiên, sau Lê Duẩn, rõ ràng quyền lực của Tổng Bí thư cứ giảm dần. Quyền lực của các Tổng Bí thư kế tiếp Lê Duẩn, từ Trường Chinh (14/7/1986-18/12/1986) đến Nguyễn Văn Linh (1986-1991) và Đỗ Mười (1991-1997), không thể so sánh được với Lê Duẩn. Tuy nhiên, dù vậy, họ vẫn giống như những ông vua. Yếu thế, nhưng vẫn là vua. Chỉ từ Lê Khả Phiêu (1997-2001) trở đi, quyền lực của Tổng Bí thư mới bắt đầu mờ nhạt. Hơn nữa, càng lúc càng mờ nhạt. Nông Đức Mạnh (2001-2011) mờ nhạt hơn Lê Khả Phiêu. Đến nay, mờ nhạt nhất là Nguyễn Phú Trọng, người được lên làm Tổng Bí thư từ ngày 19 tháng 1 năm 2011.
 
Vai trò mờ nhạt của Nguyễn Phú Trọng thể hiện rõ nhất là qua hai lần thua cuộc trước Nguyễn Tấn Dũng. Lần thứ nhất, ở hội nghị Trung ương 6 vào tháng 10 năm 2012, khi Nguyễn Phú Trọng liên kết với Trương Tấn Sang tấn công Nguyễn Tấn Dũng - người được gọi là “đồng chí X” -, nhưng cuối cùng, cả hai đều thất bại. Lần thứ hai, mới đây, ở hội nghị Trung ương 7 vào đầu tháng 5/2013, Nguyễn Phú Trọng lại thất bại trước Nguyễn Tấn Dũng lần nữa khi đề nghị đưa Nguyễn Bá Thanh và Vương Đình Huệ vào Bộ Chính trị nhưng bị Trung ương đảng bác bỏ. Thế vào đó, Nguyễn Thiện Nhân và Nguyễn Thị Kim Ngân được bầu. Cả hai đều là người của Nguyễn Tấn Dũng.
 
Có thể nói, trong lịch sử đảng Cộng sản Việt Nam, chưa bao giờ có một Tổng Bí thư nào lại thua cuộc một cách thê thảm và nhục nhã đến như vậy.
 
Nhưng việc Tổng Bí thư và cùng với ông, cả cái Đảng do ông lãnh đạo yếu thế và việc Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chứng tỏ quyền lực mạnh mẽ của mình như vậy có làm cho chính phủ mạnh hơn không?
 
Không.
 
Thủ tướng mạnh. Nhưng chính phủ vẫn yếu. Nguyễn Tấn Dũng mạnh đủ để thoát các đòn tấn công hiểm hóc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch nhà nước Trương Tấn Sang, nhưng chính phủ do ông cầm đầu, trên nguyên tắc, vẫn phải được lãnh đạo bởi đảng. Các chính sách lớn vẫn do đảng quyết định.
 
Như vậy, ở đây, chúng ta thấy một nghịch lý: Người có chức năng lãnh đạo thì yếu; còn người mạnh lại không thể lãnh đạo. Hậu quả là ở Việt Nam hiện nay, giới cầm quyền, từ đảng đến chính phủ, chỉ quản lý (management) chứ không hề có lãnh đạo (leadership). Sự khác biệt căn bản giữa quản lý và lãnh đạo là với quản lý, người ta chỉ làm theo mệnh lệnh và chỉ nhắm tới những mục tiêu ngắn hạn; nhưng khi không có lãnh đạo, người ta vừa không có tầm nhìn xa lại vừa không có mệnh lệnh cụ thể để thực hiện. Một nền quản lý thiếu lãnh đạo bao giờ cũng vừa thiển cận vừa lúng túng, vá víu và đầy mâu thuẫn. Chúng ta có thể thấy rõ những điều đó qua các chính sách và cung cách làm việc của nhà cầm quyền Việt Nam những năm gần đây. Rõ nhất là qua cuộc thảo luận về thay đổi Hiến pháp do chính họ đề xướng. Thoạt đầu, bảo không có vùng cấm trong thảo luận; sau, lại lên án kịch liệt những người kiến nghị. Thoạt đầu, hứa hẹn như một sự thay đổi lớn lao; sau, cứ thu hẹp dần lại. Thoạt đầu, định thay đổi cả tên nước; sau, lại loại bỏ ý định ấy, v.v.. Nhưng nguy hiểm nhất là thái độ lúng ta lúng túng của họ trong việc đấu tranh với Trung Quốc để bảo vệ độc lập và chủ quyền lãnh thổ. Ngoài vài lời thề nguyền là sẽ không bán nước, cho đến nay, vẫn không có ai trong giới lãnh đạo phác họa được một chiến lược rõ ràng, chưa nói đến việc có hiệu quả hay không. Một chút rõ ràng cũng không có.
 
Đảng lãnh đạo yếu, chính phủ cũng yếu, hậu quả tất nhiên là đất nước yếu theo. Tất cả những sự nhu nhược được đề cập ở phần đầu bài viết này đều là hậu quả của hai cái yếu ấy. Ngư dân Việt Nam đi đánh cá ngoài biển cả bị “tàu lạ” đâm chìm, bắt bớ hay giết chết, không có ai can thiệp. Dân chúng hàng ngày phải ăn uống hoặc tiêu dùng những thứ độc hại được nhập cảng chính thức hay qua các con đường không chính thức không hề được ai bảo vệ. Kinh tế ngày càng kiệt quệ, gánh nặng nợ nần trên đầu người càng ngày càng chồng chất, không có ai quan tâm. Những người có lòng với đất nước đứng lên chống lại Trung Quốc bị đối xử như tội phạm. Mở các trang báo ngoại quốc, mỗi khi thấy tin tức về Việt Nam, đoán mười lần đến chín lần đúng: tin xấu. Nếu không phải tham nhũng thì là trấn áp.
 
Đảng yếu, chính phủ cũng yếu. Vậy thì ai mạnh?
 
Thứ nhất, các phe phái mạnh.
 
Thật ra, đảng Cộng sản
lúc nào cũng có nạn phe phái. Trong hồi ký của mình, Hoàng Tùng, nguyên Bí thư Ban chấp hành Trung ương đảng và Tổng biên tập báo Nhân Dân, giám đốc nhà xuất bản Sự Thật, kể, lúc Hồ Chí Minh còn sống và ngay cả trước mặt Hồ Chí Minh, các thành viên trong Bộ Chính trị cũng không thèm nói chuyện với nhau. Hồ Chí Minh khuyên mấy cũng không được. Nhưng, dù vậy, những sự xung khắc ấy chỉ dừng lại ở phạm vi cá nhân. Không có phe hay nhóm nào dám công khai chống lại phe Lê Duẩn và Lê Đức Thọ. Thành ra, Lê Duẩn và dưới bóng Lê Duẩn, Lê Đức Thọ tha hồ tác oai tác quái. Sau này, các phe phái nổi lên rõ hơn, nhưng không có lúc nào các phe phái lại tấn công nhau một cách công khai như bây giờ. Trước, nếu tranh chấp, hầu như chỉ dừng lại trong phạm vi mấy người trong Bộ Chính trị với nhau; bây giờ, chúng bày ra trước Trung ương đảng gồm cả gần 200 người; hơn nữa, còn tràn ra cả trước quần chúng, dù được ngụy trang dưới mật danh “đồng chí X”.
 
Thứ hai, vai trò của các nhóm lợi ích. Cần nói ngay, ở nước nào cũng có các nhóm lợi ích luôn tìm cách ảnh hưởng đến các chính sách của nhà nước. Ở các quốc gia dân chủ, các nhóm lợi ích ấy có thể là các nhà tài phiệt, các công đoàn, các tổ chức xã hội dân sự, các hội nghề nghiệp, v.v.. Các nhóm lợi ích ấy thường hoạt động công khai, một cách trực tiếp, dưới hình thức kiến nghị hoặc thậm chí, đình công và biểu tình, hoặc qua trung gian các cơ quan lobby chính thức, chuyên đi ngả tắt. Ở Việt Nam, trước đây, ngay cả sự hiện diện của cái gọi là “nhóm lợi ích” như thế cũng không thể có, thậm chí, không thể tưởng tượng được. Thế nhưng gần đây, các nhóm lợi ích ấy lại phát triển rất mạnh và khuynh đảo cả tình hình chính trị Việt Nam.
 
Theo Trần Kinh Nghị, chiến thắng của Nguyễn Tấn Dũng đối với Nguyễn Phú Trọng trong hai kỳ hội nghị 6 và 7 của Trung ương đảng vừa qua chính là chiến thắng của nhóm lợi ích đối với
nhóm bảo thủ. Mới đây, trong bài “Đổi luật chơi trong đảng”, nhà bình luận chính trị Ngô Nhân Dụng cũng có quan niệm tương tự khi cho lý do chính khiến Nguyễn Tấn Dũng chiến thắng liên tiếp là nhờ biết sử dụng một thứ luật chơi mới: dựa trên tiền.
 
Thường, để cai trị, người ta sử dụng một trong hai, hoặc cả hai yếu tố: quyền và tiền. Quyền để khai thác lòng sợ hãi; tiền để kích thích lòng tham. Trước, người ta chỉ dùng quyền; bây giờ, người ta dùng cả quyền lẫn tiền. Theo Ngô Nhân Dụng:
“Từ khi làm thủ tướng năm 2006, […] Nguyễn Tấn Dũng tập trung quyền điều động các xí nghiệp quốc doanh vào phủ thủ tướng, thay vì chia quyền cho các “bộ chủ quản” theo lối cũ. Từ đó, người đóng vai thủ tướng tạo cơ hội kiếm tiền cho tay chân của mình; phân phát cơ hội kiếm tiền để mua lòng trung thành của đồng đảng. Các ủy viên Trung Ương Ðảng được chia chỗ trong Hội Ðồng Quản Trị của các doanh nghiệp nhà nước. Các chương trình kinh tế đều nhằm tạo cơ hội kiếm tiền cho những thủ túc chứng tỏ lòng trung thành. Khi người dân Việt Nam nhận thấy cả guồng máy cai trị là một mạng lưới tham nhũng chằng chịt liên kết với nhau, người
cầm đầu mạng lưới đó là ông thủ tướng.”

Như vậy, cái mà Trần Kinh Nghị gọi là nhóm lợi ích ấy chủ yếu là những kẻ vừa có quyền vừa có tiền. Sức mạnh của Nguyễn Tấn Dũng so với Nguyễn Phú Trọng và Trương Tấn Sang chính là sức mạnh của nhóm lợi ích vừa có quyền vừa có tiền ấy.
 
Sự thao túng của nhóm lợi ích ấy dẫn đến hai hệ quả:
 
Thứ nhất, nó tạo ra một vẻ dân chủ giả, thường được gọi là dân chủ trong nội bộ đảng (intra-Party democracy). Bộ Chính trị đề nghị kỷ luật Thủ tướng, Trung ương đảng bác bỏ: Bộ Chính trị chịu thua. Tổng Bí thư đích thân đề cử Nguyễn Bá Thanh và Vương Đình Huệ vào Bộ Chính trị, Trung ương đảng bác bỏ: Tổng Bí thư chịu thua. Giới quan sát chính trị quốc tế, ở xa, dễ ngỡ đó là dân chủ. Nhưng không phải. Một là, thứ dân chủ nội bộ ấy không biến thành dân chủ xã hội (social democracy). Hai là, nó chỉ là cuộc đấu đá quyền lực trong nội bộ. Chứ không phải là dân chủ.
 
Thứ hai, sự thắng thế của các nhóm lợi ích vừa có quyền vừa có tiền ấy biến đảng Cộng sản thành một đám mafia không những khuynh loát chính trị mà còn vét kiệt hết tài nguyên của đất nước và tài sản của dân chúng, ngay cả của những người dân chưa ra đời (với số nợ khổng lồ nó tạo ra!).
 
Điều đáng chú ý là tất cả các hiện tượng trên, từ chuyện đảng và chính phủ yếu đến chuyện phe phái và các nhóm lợi ích mạnh đều cũng xuất hiện ở Trung Quốc. Trong bài “The end of the CCP’s resilient authoritarianism? A tripartite assessment of shifting power in China” đăng trên tạp chí The China Quarterly năm 2012, Cheng Li cũng phân tích các hiện tượng tương tự tại Trung Quốc. Chỉ có hai sự khác biệt lớn. Thứ nhất, ở mức độ: Cũng yếu, nhưng cái yếu của đảng và chính phủ Việt Nam ở mức trầm trọng hơn hẳn ở Trung Quốc. Ở Trung Quốc, quyền hạn của Chủ tịch đảng chưa bao giờ bị thách thức một cách nghiêm trọng như ở Việt Nam. Quyền lực của Tập Cận Bình cũng như của Hồ Cẩm Đào chưa bao giờ lớn bằng Mao Trạch Đông hay Đặng Tiểu Bình nhưng dù sao vẫn nghiêng trời lệch đất; cả Trung ương đảng cũng không dám chống lại. Thứ hai, theo Cheng Li, nhiều nhà phân tích chiến lược tin tưởng: đảng Cộng sản Trung Quốc có thể yếu và càng ngày càng yếu, nhưng đất nước Trung Quốc thì vẫn mạnh.
 
Còn Việt Nam?
 
Chính cái mạnh không cưỡng nổi của Trung Quốc là một tai họa cho Việt Nam. Việt Nam càng yếu, cái họa ấy càng lớn.

* Blog của Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.

VOA

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm