Khoa Học Thực Nghiệm & Tâm Linh
Tinh thần vô úy - Eugen Herrigel
Bất cứ lúc nào và trường hợp nào, bậc Thầy toàn hảo luôn luôn biểu lộ một tinh thần quả cảm, không phải bày tỏ bằng lời, mà bằng toàn bộ tác phong: chỉ cần nhìn ông ta
Bất cứ lúc nào và trường hợp nào, bậc Thầy toàn hảo luôn luôn biểu lộ một tinh thần quả cảm, không phải bày tỏ bằng lời, mà bằng toàn bộ tác phong: chỉ cần nhìn ông ta thôi là thế nhân đã bị tác động sâu xa rồi.
Chỉ một số rất ít người có được cái tinh thần vô úy vững chãi lên tới mức tự chủ như vậy. Để chứng minh, tôi xin kể câu chuyện sau đây được trích từ cuốn Hagakure, lưu hành khoảng giữa thế kỷ thứ mười bảy:
"Yagyũ Tajima-no-kami là một đại kiếm sĩ khi đó đang dậy kiếm thuật cho Tướng Quân đương thời là Tokugawa Iyemitsu.
Một hôm, có một trong số vệ sĩ của Tướng Quân tới gặp kiếm sư, xin được theo học kiếm thuật nơi ông. Kiếm sư nói:
- Theo sự quan sát của ta thì dường như bản thân con đã là một kiếm sư rồi. Xin cho ta biết con đã theo học trường nào trước khi chúng ta thành thầy trò.
Người vệ sĩ đáp:
- Con rất mắc cở mà thú thật là con chưa hề được học kiếm thuật.
- Con muốn qua mặt ta hả? Ta là thầy của Ngài Tướng Quân và ta biết chắc rằng con mắt nhìn người của ta không bao giờ sai.
- Con rất tiếc đã làm phật ý ngài, nhưng thật sự là con không biết chút gì về kiếm thuật.
Sự phủ nhận quyết liệt này của người khách khiến cho vị kiếm sư phải suy nghĩ giây lâu, cuối cùng, ông ta nói:
- Nếu con nói vậy thì hiển nhiên nó phải vậy rồi. Nhưng ta vẫn tin rằng con phải là bậc thầy về cái gì đó, chỉ có điều ta không biết đó là cái gì.
- Nếu ngài một mực muốn biết thì con xin nói. Có một chuyện mà con có thể nói rằng con hoàn toàn nhuần nhuyễn. Khi con còn nhỏ, có một ý nghĩ nẩy ra trong óc con rằng, là một hiệp sĩ, trong bất kỳ tình thế nào, con không được sợ chết, và con đã đương đầu với vấn đề chết trong nhiều năm, cuối cùng, nó không còn làm cho con phải băn khoăn nữa. Phải chăng đó là điều ngài muốn gợi ý?
Tajima-no-kami reo lên:
- Đúng quá rồi! Đó chính là điều ta muốn nói. Ta rất mừng là đã không xét đoán lầm lẫn. Bí quyết tối thượng của kiếm thuật cũng nằm trong sự lìa bỏ được ý nghĩ về cái chết.
Từ hồi nào tới giờ ta đã từng dậy hàng mấy trăm đệ tử theo hướng này, nhưng cho đến nay, không một tên nào trong bọn chúng xứng đáng nhận danh hiệu cao thủ trong tinh thần kiếm đạo. Con không cần tập về kỹ thuật nữa, con đã là một bậc thầy rồi.
Bất cứ lúc nào và trường hợp nào, bậc Thầy toàn hảo luôn luôn biểu lộ một tinh thần quả cảm, không phải bày tỏ bằng lời, mà bằng toàn bộ tác phong: chỉ cần nhìn ông ta thôi là thế nhân đã bị tác động sâu xa rồi.
Chỉ một số rất ít người có được cái tinh thần vô úy vững chãi lên tới mức tự chủ như vậy. Để chứng minh, tôi xin kể câu chuyện sau đây được trích từ cuốn Hagakure, lưu hành khoảng giữa thế kỷ thứ mười bảy:
"Yagyũ Tajima-no-kami là một đại kiếm sĩ khi đó đang dậy kiếm thuật cho Tướng Quân đương thời là Tokugawa Iyemitsu.
Một hôm, có một trong số vệ sĩ của Tướng Quân tới gặp kiếm sư, xin được theo học kiếm thuật nơi ông. Kiếm sư nói:
- Theo sự quan sát của ta thì dường như bản thân con đã là một kiếm sư rồi. Xin cho ta biết con đã theo học trường nào trước khi chúng ta thành thầy trò.
Người vệ sĩ đáp:
- Con rất mắc cở mà thú thật là con chưa hề được học kiếm thuật.
- Con muốn qua mặt ta hả? Ta là thầy của Ngài Tướng Quân và ta biết chắc rằng con mắt nhìn người của ta không bao giờ sai.
- Con rất tiếc đã làm phật ý ngài, nhưng thật sự là con không biết chút gì về kiếm thuật.
Sự phủ nhận quyết liệt này của người khách khiến cho vị kiếm sư phải suy nghĩ giây lâu, cuối cùng, ông ta nói:
- Nếu con nói vậy thì hiển nhiên nó phải vậy rồi. Nhưng ta vẫn tin rằng con phải là bậc thầy về cái gì đó, chỉ có điều ta không biết đó là cái gì.
- Nếu ngài một mực muốn biết thì con xin nói. Có một chuyện mà con có thể nói rằng con hoàn toàn nhuần nhuyễn. Khi con còn nhỏ, có một ý nghĩ nẩy ra trong óc con rằng, là một hiệp sĩ, trong bất kỳ tình thế nào, con không được sợ chết, và con đã đương đầu với vấn đề chết trong nhiều năm, cuối cùng, nó không còn làm cho con phải băn khoăn nữa. Phải chăng đó là điều ngài muốn gợi ý?
Tajima-no-kami reo lên:
- Đúng quá rồi! Đó chính là điều ta muốn nói. Ta rất mừng là đã không xét đoán lầm lẫn. Bí quyết tối thượng của kiếm thuật cũng nằm trong sự lìa bỏ được ý nghĩ về cái chết.
Từ hồi nào tới giờ ta đã từng dậy hàng mấy trăm đệ tử theo hướng này, nhưng cho đến nay, không một tên nào trong bọn chúng xứng đáng nhận danh hiệu cao thủ trong tinh thần kiếm đạo. Con không cần tập về kỹ thuật nữa, con đã là một bậc thầy rồi.
Trích: Zen in the Art of Archery - Eugen Herrigel
Đỗ Phương Khanh dịch
Đỗ Phương Khanh dịch
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Sinh thái học dưới góc nhìn của Tam giáo" - Gs Thái Công Tụng / Trần Văn Giang (ghi lại)
- Chuyện Ukraine : Mặt trận không tiếng súng Cyberwar (Chiến tranh mạng) – Trần Lý ( TVQ chuyển )
- Tàu thăm dò Perseverance hạ cánh sao Hỏa sau '7 phút kinh hoàng'
- Các nhà nghiên cứu tìm ra công nghệ mới cho phép sạc điện thoại thông qua sóng Wi-Fi
- Các nhà nghiên cứu tìm ra công nghệ mới cho phép sạc điện thoại thông qua sóng Wi-Fi
Tinh thần vô úy - Eugen Herrigel
Bất cứ lúc nào và trường hợp nào, bậc Thầy toàn hảo luôn luôn biểu lộ một tinh thần quả cảm, không phải bày tỏ bằng lời, mà bằng toàn bộ tác phong: chỉ cần nhìn ông ta
Bất cứ lúc nào và trường hợp nào, bậc Thầy toàn hảo luôn luôn biểu lộ một tinh thần quả cảm, không phải bày tỏ bằng lời, mà bằng toàn bộ tác phong: chỉ cần nhìn ông ta thôi là thế nhân đã bị tác động sâu xa rồi.
Chỉ một số rất ít người có được cái tinh thần vô úy vững chãi lên tới mức tự chủ như vậy. Để chứng minh, tôi xin kể câu chuyện sau đây được trích từ cuốn Hagakure, lưu hành khoảng giữa thế kỷ thứ mười bảy:
"Yagyũ Tajima-no-kami là một đại kiếm sĩ khi đó đang dậy kiếm thuật cho Tướng Quân đương thời là Tokugawa Iyemitsu.
Một hôm, có một trong số vệ sĩ của Tướng Quân tới gặp kiếm sư, xin được theo học kiếm thuật nơi ông. Kiếm sư nói:
- Theo sự quan sát của ta thì dường như bản thân con đã là một kiếm sư rồi. Xin cho ta biết con đã theo học trường nào trước khi chúng ta thành thầy trò.
Người vệ sĩ đáp:
- Con rất mắc cở mà thú thật là con chưa hề được học kiếm thuật.
- Con muốn qua mặt ta hả? Ta là thầy của Ngài Tướng Quân và ta biết chắc rằng con mắt nhìn người của ta không bao giờ sai.
- Con rất tiếc đã làm phật ý ngài, nhưng thật sự là con không biết chút gì về kiếm thuật.
Sự phủ nhận quyết liệt này của người khách khiến cho vị kiếm sư phải suy nghĩ giây lâu, cuối cùng, ông ta nói:
- Nếu con nói vậy thì hiển nhiên nó phải vậy rồi. Nhưng ta vẫn tin rằng con phải là bậc thầy về cái gì đó, chỉ có điều ta không biết đó là cái gì.
- Nếu ngài một mực muốn biết thì con xin nói. Có một chuyện mà con có thể nói rằng con hoàn toàn nhuần nhuyễn. Khi con còn nhỏ, có một ý nghĩ nẩy ra trong óc con rằng, là một hiệp sĩ, trong bất kỳ tình thế nào, con không được sợ chết, và con đã đương đầu với vấn đề chết trong nhiều năm, cuối cùng, nó không còn làm cho con phải băn khoăn nữa. Phải chăng đó là điều ngài muốn gợi ý?
Tajima-no-kami reo lên:
- Đúng quá rồi! Đó chính là điều ta muốn nói. Ta rất mừng là đã không xét đoán lầm lẫn. Bí quyết tối thượng của kiếm thuật cũng nằm trong sự lìa bỏ được ý nghĩ về cái chết.
Từ hồi nào tới giờ ta đã từng dậy hàng mấy trăm đệ tử theo hướng này, nhưng cho đến nay, không một tên nào trong bọn chúng xứng đáng nhận danh hiệu cao thủ trong tinh thần kiếm đạo. Con không cần tập về kỹ thuật nữa, con đã là một bậc thầy rồi.
Trích: Zen in the Art of Archery - Eugen Herrigel
Đỗ Phương Khanh dịch
Đỗ Phương Khanh dịch