Tham Khảo
Tổ Chức ISIS Thành Hình Như Thế Nào
Tổ chức “The Islamic State In Iraq and Syria” gọi tắt là ISIS phát xuất từ môt lực lượng mà cả thế giới đều biết: “Al Qaeda ở Iraq”.
Chu Tất Tiến
Tổ
chức “The Islamic State In Iraq and Syria” gọi tắt là ISIS phát xuất từ
môt lực lượng mà cả thế giới đều biết: “Al Qaeda ở Iraq”. Quân đội Mỹ
và đồng minh Sunni đã đánh bại Al Qaeda ở Iraq trong cuộc hậu chiến
2006, nhưng lại không tiêu diệt chúng. Năm 2010, Tướng Ray Odierno, tư
lệnh ở Iraq, đã nói là lực lượng này tuy đã phải chìm vào trong bóng tối
nhưng thật ra vẫn còn nguyên vẹn. Đến năm 2011, lực lượng Al Qaeda trỗi
dậy và giải thoát cho một số tù nhân bị giam ở Iraq và bắt đầu hồi phục
lại lực lượng. Vì khác nhau về chính kiến, mà một số Al Qaeda cực đoan
trong lực lượng này đã tự thành lập môt tổ chức riêng trong Al Qaeda và
lấy tên là ISIS, với mục tiêu là thành lập một quốc gia Hồi Giáo trên
toàn cầu, sau khi thanh toán tất cả các nước Tây Phương và các nước
không theo đạo Hồi. Trong khi đó, thì Al Qaeda, nói chung, dè dặt hơn
với mục tiêu không tưởng này. Trong thời gian cùng hợp tác với nhau, cả
hai phe ISIS và Al Qaeda đã nhiều lần hục hặc với nhau, cho đến năm
2014, thì ISIS và Qaeda chia tay nhau thật sự, vì thực tế, hai phe này
từng là đồng minh của nhau nhưng chỉ vì quyền lợi chung, còn mục tiêu và
lý tưởng thì khác nhau xa. Từ sự khác biệt đó, mà hai phe vẫn căng
thẳng với nhau liên tục cho đến khi Syria đẩy hai lực lượng này tách ra
thật sự. ISIS bắt đầu thách đố quyền lực của Ayman al-Zawahiri, người
được kế vị Osama bin Laden đang lãnh đạo Al Qaeda và yêu cầu lãnh tụ Al
Qaeda này rút lui. Đồng thời, ISIS liên tục buộc lãnh tụ Al Qaeda phải
giết ít người hơn ở Syria, khiến cho sự nứt rạn không thể tránh được đã
đến. Ngày hôm nay, ISIS và Al Qaeda cạnh tranh với nhau để điều khiển
các nhóm Hồi giáo cực đoan trên khắp thế giới. Nhưng nhìn vào hoạt động
của ISIS hiện nay, người ta cho rằng ISIS đã hoàn toàn thống lãnh Al
Qaeda rồi. ISIS đang khủng bố một phần lớn lãnh thổ của Syria và Iraq.
Ngoài hành vi khủng bố man rợ với các màn chặt đầu người không theo
ISIS, sự chặt đầu hai người Mỹ và một người Anh công khai, ISIS đã là
đích nhắm của hầu như toàn thể thế giới. Những dòng chữ mang tên tổ chức
khủng bố này bây giờ chiếm các cột lớn trong mọi tờ báo quốc tế gây nỗi
khiếp sợ lan tràn khắp toàn cầu.
Sau
cuộc chiến Mỹ và Iraq, chính phủ Iraq được thành lập gồm đại đa số các
cấp chỉ huy là người Shia, trong khi người Sunni bị thiệt thòi nhiều
quyền lợi, mặc dù dân Iraq theo Sunni lại đông hơn Shia. Người Hồi Giáo
Sunni chiếm tới 85% dân số theo đạo Hồi trên toàn thế giới. Trong khi
đó, người Shia chiếm ngụ nhiều miền ở Iraq, Iran, Yemen, Bahrain, Syria
và Lebanon. Việc chia rẽ người Sunni và Shia dẫn đến chiến tranh liên
tục và tàn khốc, không phải vì tôn giáo, vì họ có chung một Đấng Tiên
Tri Muhammad, nhưng vì quyền lãnh đạo chính trị. Sau khi Tiên Tri
Muhammad chết, thì vấn đề ai kế vị được đặt ra. Người Sunni là những
người đồng ý với người lãnh đạo là một trong những người phụ tá của Tiên
Tri Muhammad, và một cuộc bầu phiếu đã đưa đến người bạn thân nhất và
cũng là cố vấn của Muhammad là Abu Bakr. Vị này đã trở thành Caliph
(lãnh tụ) của toàn thể thế giới Hồi Giáo. Tuy nhiên, một số người khác
lại tin rằng chỉ có hậu duệ của đấng Tiên Tri mới đủ khả năng lãnh đạo
thế giới Hồi Giáo, do đó, người con rể của Muhammad, Alibin Abu Talib,
được tôn lên làm lãnh tụ. Và thế là khối Shia được thành lập. Từ đó, hai
bên tranh chấp nhau, dẫn đến đổ máu liên tục nhiều thế hệ, không bên
nào chịu nhường bên nào. Lợi dụng sự chia rẽ đó, mà tổ chức ISIS đã
chiếm nhiều ưu tiên. Nhóm này đã chiếm đóng phần lớn đất đai của Iraq,
nơi mà đa số dân theo Hồi Giáo Sunni, cũng như ISIS. Vì thế, tổ chức
ISIS được sự hậu thuẫn rất rộng rãi của dân Sunni ở đây là những người
bất mãn chế độ của Thủ Tướng Maliki, vì ông này không cho người Sunni
nhiều quyền lợi như đã hào phóng cho người Shia. Ngoài ra, ISIS còn thu
thập được những người theo đảng Baath cũ của chế độ Sadam Hussein, hiện
đang bị bỏ rơi. Với lực lượng gồm toàn người bất mãn như thế, ISIS đã
tạo được nhiều thắng lợi lớn ở Iraq, chiếm lĩnh những tỉnh thành lớn của
Ira và đã âm mưu thống lãnh những mỏ dâu quan trọng của Iraq. Người ta
tự hỏi làm sao mà ISIS mới nổi lên mà đã thắng thế nhanh và mạnh như
thế. Tìm hiểu kỹ về phương pháp chiến đấu của ISIS, người ta thấy đến từ
một sự phối hợp giữa kinh nghiệm chiến đấu của quân đội và những vụ
khủng bố man rợ, nhất là đối với người Công Giáo ở bất cứ nơi nào quân
ISIS tràn qua. Chúng chặt đầu hàng loạt người Công giáo, treo đầu lâu
vào nơi nhiều người qua lại, và trưng những hình ảnh ghê rợn này lên
trang mạng Facebook làm cho dân chúng Iraq kinh hoàng phải bỏ chạy, nếu
người Công Giáo và những ai không theo ISIS không muốn hình ảnh mình bị
chặt đầu trưng ra trên toàn thế giới. Những tấm hình bọn khủng bố này
chặt đầu cả các em bé 3,4 tuổi đã làm rung động mạng lưới toàn cầu.
Ngoài ra, ISIS còn được hỗ trợ ngấm ngầm bởi sự lơ là, thiếu chiến lược
của chính phủ Iraq, cũng như sự thiên vị giữa người Sunni với người
Shiiai đã làm cho quân nổi loạn có thêm cớ để chiêu mộ thêm chí nguyện
quân. Rất nhiều người ngoại quốc từ Anh, Pháp và ngay cả Mỹ đã tình
nguyện bay về Iraq, gia nhập với quân khủng bố này. Một số phụ nữ đã
tình nguyện về làm vợ các chiến binh Iraq, số khác làm y tá, hộ lý cho
khủng bố bị thương. Một phụ nữ còn hân hoan khi được tham gia chặt đầu
kẻ không phục tùng tổ chức này. Theo một thống kê, có khoảng 15,000
người từ 80 quốc gia khác đã về Iraq để tham gia lực lượng khủng bố. Một
số lại trở về quốc gia của họ, và bị theo dõi chặt chẽ vì có thể họ
nhận lệnh về khủng bố chính nơi họ sinh sống.
Theo
ước tính của nhiều nguồn tin tình báo, thì ISIS, lúc chưa bị tấn công
bằng không lực của nhiều quốc gia, có khoảng 30,000 đến 40,000 tay súng
dữ dằn, giết người như ngóe và tận dụng mọi thủ đoạn khủng bố để áp lực
người ta phải đi theo. Ai chống lại lệnh trên để giết người và khủng bố
thì sẽ bị chặt đầu ngay tại chỗ.
Với
sự đe dọa lớn lao như thế, Tổng Thống Obama đã phải tận dụng mọi phương
thế ngoại giao để kêu gọi các nước Á Rập tham gia vào cuộc chiến chống
lại ISIS. Ông không muốn một mình đem quân bộ chiến vào cuộc chiến tranh
này để tránh sa lầy như cựu Tổng Thống Bush
đã làm. Hơn nữa, ông còn phải khôn khéo để lấy được sự đồng thuận của
Quốc Hội Hoa Kỳ mà đa số là theo phe Cộng Hòa, luôn tìm cách chống lại
ông, hoặc trói tay ông bằng luật lệ. Sự khôn ngoan của ông đã có kết
quả. Ngày 23 tháng 9 năm 2014, Tổng Thống Obama thông báo về cuộc oanh
kích lớn đã bắt đầu từ ngày 22 với sự tham dự của một số nước Ả Rập. Mục
tiêu đầu tiên của cuộc không tập quốc tế này nhắm vào thành phố Raqqa
tại miền Bắc Syria, trung tâm chỉ huy của Nhà Nước Hồi Giáo. Cùng trong
đợt không tập này, các vùng phụ cận, căn cứ chính của ISIS, có bộ chỉ
huy, trại huấn luyện, trung tâm liên lạc, kho vũ khí, quân dụng và các
đơn vị chiến binh Hồi Giáo cực đoan.
Theo
tin báo chí, cuộc không tập bắt đầu từ nửa đêm, gồm 3 đợt tấn công liên
tục. Để dọn sẵn chiến trường cho cuộc không kích, hai chiến hạm Mỹ USS
Arleigh Burke và USS Philippines Sea từ hải phận quốc tế ở Hồng Hải và
phía Bắc vịnh Persic phóng 47 hỏa tiễn Tomahawk. Sau đó là vài trăm phi
vụ oanh kích của các loại máy bay của Không Quân, Hải Quân, gồm cả các
máy bay không người lái. Lực lượng tấn công chính là các máy bay “tàng
hình” (rada không thể theo dõi) F-22 Raptor của Không Quân và các máy
bay chiến đấu FA-18 Super Hornet của Hải Quân. Những chiếc máy bay này,
hoặc bay đến từ các căn cứ gần Syria hay từ các hàng không mẫu hạm đậu
ngoài vịnh Ba Tư. Tiếp đó lại là các đợt tấn công bằng hỏa tiễn. Mục
tiêu lần này là thành phố Aleppo, một trong những căn cứ của Al-Qaeda.
Rồi theo sau là các cuộc tấn công bằng máy bay khác, làm tan nát đại đa
số các cơ sở của ISIS. Tuy nhiên, trong các cuộc tấn công này, thiệt hại
về nhân sự của ISIS được mô tả là quá ít, vì chúng đã lẩn tránh từ
trước, ngay sau khi biết được có sự liên hợp của Hoa Kỳ và Bahrain,
Jordan, UAE (Liên Hiệp các Tiểu Vương Quốc Á Rập), sẽ tham gia chiến đấu
trong cuộc không kích đầu tiên.
Cuộc
không tập này vắng mặt Saudi Arabia dù nước này có 305 máy bay chiến
đấu, gồm các máy bay của Mỹ và của Pháp cung cấp cho Saudi Arabia trước
đây. Saudi Arabia e ngại về cuộc tấn công lực lượng gồm đại đa số người
Sunni này. Riêng Qatar, vì lực lượng không quân quá nhỏ, chỉ có khoảng
12 máy bay chiến đấu loại Mirage của Pháp, nên lãnh nhiệm vụ hỗ trợ mà
thôi. Cũng vắng mặt trong cuộc không kích là Thổ Nhĩ Kỳ, là nước đang lo
âu về việc 49 con tin đang bị ISIS cầm giữ. Ai Cập cũng né tránh đánh
nhau với ISIS vì các sự căng thẳng trong chính trường.
Điều
đáng quan tâm là với cuộc không kích ngay trên chính quê hương của
mình, chính phủ Syria vẫn giữ im lặng, không hoan hô và cũng không đả
kích. Syria ở vào vị thế lưỡng đầu thọ địch, một mặt với lực lượng nổi
dậy đang tấn công mãnh liệt trên nhiều thành phố Syria, môt mặt cũng lo
ngăn ngừa ISIS thừa thế tấn công trực tiếp vào Syria, một khi Syria
không chịu nhượng bộ những đòi hỏi khát máu của chúng.
Cuộc
chiến đấu chống khủng bố, đại diện kinh khủng nhất là ISIS sẽ còn tiếp
tục. Người ta không biết đến bao giờ thì thế giới mới yên bình, tránh
khỏi bàn tay khủng bố, vì nguyên nhân của chiến tranh vẫn còn đó, không
thể giải quyết được. Người Sunni và người Shia vẫn lặng lẽ tuyên chiến
với nhau. Quyền lợi của hai bên không được giải quyết đồng đều trên xứ
sở Iraq hay Iran. Sự căm thù thế giới Tây Phương của người Hồi Giáo quá
khích trong các nước Á Rập vẫn nguyên vẹn. Tuy Á Rập bây giờ mạnh hơn
Tây Phương về năng lượng dầu hỏa, đa số các quốc gia Á Rập giầu có hơn,
nhưng số phận của những người nghèo thuộc giai cấp bần hàn vẫn long
đong. Họ vẫn chỉ trích phương Tây là chiếm đoạt nguồn tài nguyên thiên
nhiên của họ. Trên hết, là huyền thoại về sự quyến rũ bởi 72 trinh nữ
đang ở Thiên đàng chờ đợi những ai giết được nhiều người không theo đấng
Tiên Tri Muhammad, hoặc có hành động chống lại Đấng Tiên Tri vẫn còn là
sự khuyến khích những tâm hồn ít hiểu biết phải ra tay giết người bằng
mọi phương tiện. Trong khi đó, xã hội chúng ta vẫn còn nhiều phức tạp,
còn phân biệt người nghèo và người giầu, còn chế độ Cộng Sản gian ác gây
chia rẽ, hoang mang trong tư tưởng mọi người thuộc mọi thế hệ, còn chủ
nghĩa tôn thờ cá nhân.. thì mong ước sống an bình dưới trần thế này còn
mong manh như sợi tơ nhện trước gió.
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Tổ Chức ISIS Thành Hình Như Thế Nào
Tổ chức “The Islamic State In Iraq and Syria” gọi tắt là ISIS phát xuất từ môt lực lượng mà cả thế giới đều biết: “Al Qaeda ở Iraq”.
Tổ
chức “The Islamic State In Iraq and Syria” gọi tắt là ISIS phát xuất từ
môt lực lượng mà cả thế giới đều biết: “Al Qaeda ở Iraq”. Quân đội Mỹ
và đồng minh Sunni đã đánh bại Al Qaeda ở Iraq trong cuộc hậu chiến
2006, nhưng lại không tiêu diệt chúng. Năm 2010, Tướng Ray Odierno, tư
lệnh ở Iraq, đã nói là lực lượng này tuy đã phải chìm vào trong bóng tối
nhưng thật ra vẫn còn nguyên vẹn. Đến năm 2011, lực lượng Al Qaeda trỗi
dậy và giải thoát cho một số tù nhân bị giam ở Iraq và bắt đầu hồi phục
lại lực lượng. Vì khác nhau về chính kiến, mà một số Al Qaeda cực đoan
trong lực lượng này đã tự thành lập môt tổ chức riêng trong Al Qaeda và
lấy tên là ISIS, với mục tiêu là thành lập một quốc gia Hồi Giáo trên
toàn cầu, sau khi thanh toán tất cả các nước Tây Phương và các nước
không theo đạo Hồi. Trong khi đó, thì Al Qaeda, nói chung, dè dặt hơn
với mục tiêu không tưởng này. Trong thời gian cùng hợp tác với nhau, cả
hai phe ISIS và Al Qaeda đã nhiều lần hục hặc với nhau, cho đến năm
2014, thì ISIS và Qaeda chia tay nhau thật sự, vì thực tế, hai phe này
từng là đồng minh của nhau nhưng chỉ vì quyền lợi chung, còn mục tiêu và
lý tưởng thì khác nhau xa. Từ sự khác biệt đó, mà hai phe vẫn căng
thẳng với nhau liên tục cho đến khi Syria đẩy hai lực lượng này tách ra
thật sự. ISIS bắt đầu thách đố quyền lực của Ayman al-Zawahiri, người
được kế vị Osama bin Laden đang lãnh đạo Al Qaeda và yêu cầu lãnh tụ Al
Qaeda này rút lui. Đồng thời, ISIS liên tục buộc lãnh tụ Al Qaeda phải
giết ít người hơn ở Syria, khiến cho sự nứt rạn không thể tránh được đã
đến. Ngày hôm nay, ISIS và Al Qaeda cạnh tranh với nhau để điều khiển
các nhóm Hồi giáo cực đoan trên khắp thế giới. Nhưng nhìn vào hoạt động
của ISIS hiện nay, người ta cho rằng ISIS đã hoàn toàn thống lãnh Al
Qaeda rồi. ISIS đang khủng bố một phần lớn lãnh thổ của Syria và Iraq.
Ngoài hành vi khủng bố man rợ với các màn chặt đầu người không theo
ISIS, sự chặt đầu hai người Mỹ và một người Anh công khai, ISIS đã là
đích nhắm của hầu như toàn thể thế giới. Những dòng chữ mang tên tổ chức
khủng bố này bây giờ chiếm các cột lớn trong mọi tờ báo quốc tế gây nỗi
khiếp sợ lan tràn khắp toàn cầu.
Sau
cuộc chiến Mỹ và Iraq, chính phủ Iraq được thành lập gồm đại đa số các
cấp chỉ huy là người Shia, trong khi người Sunni bị thiệt thòi nhiều
quyền lợi, mặc dù dân Iraq theo Sunni lại đông hơn Shia. Người Hồi Giáo
Sunni chiếm tới 85% dân số theo đạo Hồi trên toàn thế giới. Trong khi
đó, người Shia chiếm ngụ nhiều miền ở Iraq, Iran, Yemen, Bahrain, Syria
và Lebanon. Việc chia rẽ người Sunni và Shia dẫn đến chiến tranh liên
tục và tàn khốc, không phải vì tôn giáo, vì họ có chung một Đấng Tiên
Tri Muhammad, nhưng vì quyền lãnh đạo chính trị. Sau khi Tiên Tri
Muhammad chết, thì vấn đề ai kế vị được đặt ra. Người Sunni là những
người đồng ý với người lãnh đạo là một trong những người phụ tá của Tiên
Tri Muhammad, và một cuộc bầu phiếu đã đưa đến người bạn thân nhất và
cũng là cố vấn của Muhammad là Abu Bakr. Vị này đã trở thành Caliph
(lãnh tụ) của toàn thể thế giới Hồi Giáo. Tuy nhiên, một số người khác
lại tin rằng chỉ có hậu duệ của đấng Tiên Tri mới đủ khả năng lãnh đạo
thế giới Hồi Giáo, do đó, người con rể của Muhammad, Alibin Abu Talib,
được tôn lên làm lãnh tụ. Và thế là khối Shia được thành lập. Từ đó, hai
bên tranh chấp nhau, dẫn đến đổ máu liên tục nhiều thế hệ, không bên
nào chịu nhường bên nào. Lợi dụng sự chia rẽ đó, mà tổ chức ISIS đã
chiếm nhiều ưu tiên. Nhóm này đã chiếm đóng phần lớn đất đai của Iraq,
nơi mà đa số dân theo Hồi Giáo Sunni, cũng như ISIS. Vì thế, tổ chức
ISIS được sự hậu thuẫn rất rộng rãi của dân Sunni ở đây là những người
bất mãn chế độ của Thủ Tướng Maliki, vì ông này không cho người Sunni
nhiều quyền lợi như đã hào phóng cho người Shia. Ngoài ra, ISIS còn thu
thập được những người theo đảng Baath cũ của chế độ Sadam Hussein, hiện
đang bị bỏ rơi. Với lực lượng gồm toàn người bất mãn như thế, ISIS đã
tạo được nhiều thắng lợi lớn ở Iraq, chiếm lĩnh những tỉnh thành lớn của
Ira và đã âm mưu thống lãnh những mỏ dâu quan trọng của Iraq. Người ta
tự hỏi làm sao mà ISIS mới nổi lên mà đã thắng thế nhanh và mạnh như
thế. Tìm hiểu kỹ về phương pháp chiến đấu của ISIS, người ta thấy đến từ
một sự phối hợp giữa kinh nghiệm chiến đấu của quân đội và những vụ
khủng bố man rợ, nhất là đối với người Công Giáo ở bất cứ nơi nào quân
ISIS tràn qua. Chúng chặt đầu hàng loạt người Công giáo, treo đầu lâu
vào nơi nhiều người qua lại, và trưng những hình ảnh ghê rợn này lên
trang mạng Facebook làm cho dân chúng Iraq kinh hoàng phải bỏ chạy, nếu
người Công Giáo và những ai không theo ISIS không muốn hình ảnh mình bị
chặt đầu trưng ra trên toàn thế giới. Những tấm hình bọn khủng bố này
chặt đầu cả các em bé 3,4 tuổi đã làm rung động mạng lưới toàn cầu.
Ngoài ra, ISIS còn được hỗ trợ ngấm ngầm bởi sự lơ là, thiếu chiến lược
của chính phủ Iraq, cũng như sự thiên vị giữa người Sunni với người
Shiiai đã làm cho quân nổi loạn có thêm cớ để chiêu mộ thêm chí nguyện
quân. Rất nhiều người ngoại quốc từ Anh, Pháp và ngay cả Mỹ đã tình
nguyện bay về Iraq, gia nhập với quân khủng bố này. Một số phụ nữ đã
tình nguyện về làm vợ các chiến binh Iraq, số khác làm y tá, hộ lý cho
khủng bố bị thương. Một phụ nữ còn hân hoan khi được tham gia chặt đầu
kẻ không phục tùng tổ chức này. Theo một thống kê, có khoảng 15,000
người từ 80 quốc gia khác đã về Iraq để tham gia lực lượng khủng bố. Một
số lại trở về quốc gia của họ, và bị theo dõi chặt chẽ vì có thể họ
nhận lệnh về khủng bố chính nơi họ sinh sống.
Theo
ước tính của nhiều nguồn tin tình báo, thì ISIS, lúc chưa bị tấn công
bằng không lực của nhiều quốc gia, có khoảng 30,000 đến 40,000 tay súng
dữ dằn, giết người như ngóe và tận dụng mọi thủ đoạn khủng bố để áp lực
người ta phải đi theo. Ai chống lại lệnh trên để giết người và khủng bố
thì sẽ bị chặt đầu ngay tại chỗ.
Với
sự đe dọa lớn lao như thế, Tổng Thống Obama đã phải tận dụng mọi phương
thế ngoại giao để kêu gọi các nước Á Rập tham gia vào cuộc chiến chống
lại ISIS. Ông không muốn một mình đem quân bộ chiến vào cuộc chiến tranh
này để tránh sa lầy như cựu Tổng Thống Bush
đã làm. Hơn nữa, ông còn phải khôn khéo để lấy được sự đồng thuận của
Quốc Hội Hoa Kỳ mà đa số là theo phe Cộng Hòa, luôn tìm cách chống lại
ông, hoặc trói tay ông bằng luật lệ. Sự khôn ngoan của ông đã có kết
quả. Ngày 23 tháng 9 năm 2014, Tổng Thống Obama thông báo về cuộc oanh
kích lớn đã bắt đầu từ ngày 22 với sự tham dự của một số nước Ả Rập. Mục
tiêu đầu tiên của cuộc không tập quốc tế này nhắm vào thành phố Raqqa
tại miền Bắc Syria, trung tâm chỉ huy của Nhà Nước Hồi Giáo. Cùng trong
đợt không tập này, các vùng phụ cận, căn cứ chính của ISIS, có bộ chỉ
huy, trại huấn luyện, trung tâm liên lạc, kho vũ khí, quân dụng và các
đơn vị chiến binh Hồi Giáo cực đoan.
Theo
tin báo chí, cuộc không tập bắt đầu từ nửa đêm, gồm 3 đợt tấn công liên
tục. Để dọn sẵn chiến trường cho cuộc không kích, hai chiến hạm Mỹ USS
Arleigh Burke và USS Philippines Sea từ hải phận quốc tế ở Hồng Hải và
phía Bắc vịnh Persic phóng 47 hỏa tiễn Tomahawk. Sau đó là vài trăm phi
vụ oanh kích của các loại máy bay của Không Quân, Hải Quân, gồm cả các
máy bay không người lái. Lực lượng tấn công chính là các máy bay “tàng
hình” (rada không thể theo dõi) F-22 Raptor của Không Quân và các máy
bay chiến đấu FA-18 Super Hornet của Hải Quân. Những chiếc máy bay này,
hoặc bay đến từ các căn cứ gần Syria hay từ các hàng không mẫu hạm đậu
ngoài vịnh Ba Tư. Tiếp đó lại là các đợt tấn công bằng hỏa tiễn. Mục
tiêu lần này là thành phố Aleppo, một trong những căn cứ của Al-Qaeda.
Rồi theo sau là các cuộc tấn công bằng máy bay khác, làm tan nát đại đa
số các cơ sở của ISIS. Tuy nhiên, trong các cuộc tấn công này, thiệt hại
về nhân sự của ISIS được mô tả là quá ít, vì chúng đã lẩn tránh từ
trước, ngay sau khi biết được có sự liên hợp của Hoa Kỳ và Bahrain,
Jordan, UAE (Liên Hiệp các Tiểu Vương Quốc Á Rập), sẽ tham gia chiến đấu
trong cuộc không kích đầu tiên.
Cuộc
không tập này vắng mặt Saudi Arabia dù nước này có 305 máy bay chiến
đấu, gồm các máy bay của Mỹ và của Pháp cung cấp cho Saudi Arabia trước
đây. Saudi Arabia e ngại về cuộc tấn công lực lượng gồm đại đa số người
Sunni này. Riêng Qatar, vì lực lượng không quân quá nhỏ, chỉ có khoảng
12 máy bay chiến đấu loại Mirage của Pháp, nên lãnh nhiệm vụ hỗ trợ mà
thôi. Cũng vắng mặt trong cuộc không kích là Thổ Nhĩ Kỳ, là nước đang lo
âu về việc 49 con tin đang bị ISIS cầm giữ. Ai Cập cũng né tránh đánh
nhau với ISIS vì các sự căng thẳng trong chính trường.
Điều
đáng quan tâm là với cuộc không kích ngay trên chính quê hương của
mình, chính phủ Syria vẫn giữ im lặng, không hoan hô và cũng không đả
kích. Syria ở vào vị thế lưỡng đầu thọ địch, một mặt với lực lượng nổi
dậy đang tấn công mãnh liệt trên nhiều thành phố Syria, môt mặt cũng lo
ngăn ngừa ISIS thừa thế tấn công trực tiếp vào Syria, một khi Syria
không chịu nhượng bộ những đòi hỏi khát máu của chúng.
Cuộc
chiến đấu chống khủng bố, đại diện kinh khủng nhất là ISIS sẽ còn tiếp
tục. Người ta không biết đến bao giờ thì thế giới mới yên bình, tránh
khỏi bàn tay khủng bố, vì nguyên nhân của chiến tranh vẫn còn đó, không
thể giải quyết được. Người Sunni và người Shia vẫn lặng lẽ tuyên chiến
với nhau. Quyền lợi của hai bên không được giải quyết đồng đều trên xứ
sở Iraq hay Iran. Sự căm thù thế giới Tây Phương của người Hồi Giáo quá
khích trong các nước Á Rập vẫn nguyên vẹn. Tuy Á Rập bây giờ mạnh hơn
Tây Phương về năng lượng dầu hỏa, đa số các quốc gia Á Rập giầu có hơn,
nhưng số phận của những người nghèo thuộc giai cấp bần hàn vẫn long
đong. Họ vẫn chỉ trích phương Tây là chiếm đoạt nguồn tài nguyên thiên
nhiên của họ. Trên hết, là huyền thoại về sự quyến rũ bởi 72 trinh nữ
đang ở Thiên đàng chờ đợi những ai giết được nhiều người không theo đấng
Tiên Tri Muhammad, hoặc có hành động chống lại Đấng Tiên Tri vẫn còn là
sự khuyến khích những tâm hồn ít hiểu biết phải ra tay giết người bằng
mọi phương tiện. Trong khi đó, xã hội chúng ta vẫn còn nhiều phức tạp,
còn phân biệt người nghèo và người giầu, còn chế độ Cộng Sản gian ác gây
chia rẽ, hoang mang trong tư tưởng mọi người thuộc mọi thế hệ, còn chủ
nghĩa tôn thờ cá nhân.. thì mong ước sống an bình dưới trần thế này còn
mong manh như sợi tơ nhện trước gió.