Lịch Sử, Quân Sử & Huyền Thoại
Toán Cảm Tử & Đ.đội 51,52 Dù Đột Kích Tiến Chiếm Cổ Thành
* Kinh Kha của Mùa Hè 1972:
Như đã trình bày trong số trước, ngày 24/7/1972, tiểu đoàn 5 Nhảy Dù do trung tá Nguyễn Chí Hiếu- tiểu đoàn trưởng chỉ huy, đã khởi động cuộc tấn công quyết định vào một khu vực của bờ thành Quảng Trị. Theo kế hoạch, đêm 24/7/1972, toán cảm tử quân của Tiểu đoàn 5 Nhảy Dù đột kích vào Cổ Thành. Toán gồm có 8 chiến binh tình nguyện do binh nhất Trần Tâm làm trưởng toán, binh nhất Hồ Khang là chiến binh được chỉ định giữ lá cờ để sẵn sàng cắm lên trên của Cổ Thành. Trong loạt bài Chiến trường Việt Nam 30 năm nhìn lại, chúng tôi có lược trình về cuộc đột kích của 8 cảm tử quân anh hùng này. Nhân loạt bài viết về các đơn vị Nhảy Dù, được sự đóng góp tài liệu của một số cựu chiến binh Mũ Đỏ, chúng tôi đã biên soạn lại và bổ sung thêm một số chi tiết về trận đánh đã đi vào chiến sử:
Trước phút xuất quân của 8 cảm tử quân Nhảy Dù, trung tá Nguyễn Chí Hiếu-tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 5 Nhảy Dù đã bắt tay thật chặt từng chiến hữu của mình. Họ ra đi như Kinh Kha sang Tần ngày xưa, sông Dịch Thủy của Trung Hoa tuy rộng nhưng vẫn dễ đi qua hơn 10 thước hào sâu trước mặt. Là cấp chỉ huy, tiểu đoàn trưởng Hiếu biết rằng sự hiểm nguy và cái chết đang chờ toán cảm tử quân, có thể sẽ không còn một ai trở về trong cuộc đột kích quyết tử này.
Giờ H đã đến, toán cảm tử quân lao vào bóng đêm. Trung tá Hiếu và cả ban chỉ huy tiểu đoàn nhìn theo và chờ đợi. Vào khoảng nửa đêm, toán cảm tử quân đã bò lên mặt thành. Một bóng đen nhô lên giữa bầu trời và bay theo chiều gió. Đó chính là lá cờ mà binh 1 Hồ Khang đã mang theo khi xuất phát. Từ xa, một quân nhân Nhảy Dù đứng gần trung tá Hiếu đã nhận ra và la lên:
- Lá cờ dựng rồi.
Lá cờ đã tung bay trên bờ Cổ Thành. Đó cũng là tín hiệu của toán cảm tử quân báo cho bộ chỉ huy tiểu đoàn 5 Nhảy Dù biết là họ đã có mặt trên mặt thành. Nhiệm vụ đột kích và thám sát của toán cảm tử gần hoàn thành. Trong sự tĩnh lặng của trận địa về đêm, bỗng nhiên có những tiếng hô dõng dạc từ bờ thành vọng đến bên tai những người lính tiểu đoàn 5 Nhảy Dù đang ghìm súng bố trí quanh bờ thành và hướng mắt về bóng cờ:
- Nhảy Dù cố gắng - Nhảy Dù chiến thắng - Việt Nam Cộng Hòa muôn năm!
Ngay sau tiếng hô của các cảm tử quân Nhảy Dù, một loạt đạn đại bác 57 ly bắn về nơi phát ra tiếng hô, màn lửa đạn đã lóe ra ánh sáng đủ để các chiến binh tiểu đoàn 5 Nhảy Dù thấy được lá cờ vàng ba sọc đỏ vừa được cắm lên trên mặt thành, đã bị rớt xuống phủ lên xác người lính Mũ Đỏ Hồ Khang.
Binh nhất Hồ Khang đã vĩnh biệt chiến trường ngay trên bờ thành Quảng Trị. Anh đã ngã xuống sau khi đã dựng được lá cờ, sau khi đã hô to “Việt Nam Cộng Hòa muôn năm”. Ở một nơi xa, tại trại gia binh của tiểu đoàn 5 Dù ở Biên Hòa, có một người vợ trẻ và ba đứa con dại chờ anh trở về sau cuộc hành quân. Nhưng, người lính Nhảy Dù Hồ Khang đã vĩnh viễn ra đi, không kịp cùng đồng đội thuộc tiểu đoàn 5 Nhảy Dù đánh trận quyết định vào sáng ngày 25 tháng 7/1972.
* Trận đánh bi tráng của Đại đội 51:
Dù giai đoạn 1 gặp trở ngại, nhưng tiểu đoàn trưởng Nguyễn Chí Hiếu vẫn cho tiến hành giai đoạn 2 của kế hoạch là tấn công vào Cổ Thành. Nỗ lực chính là hai đại đội 51 và 54 do thiếu tá Bùi Quyền, tiểu đoàn phó điều động. Hai đại đội đã bay qua mặt đường Lê Văn Duyệt, Duy Tân, để từ hai mũi cùng đánh vào mục tiêu. Trong cuộc tiến quân này, đại đội 51 do đại úy Trương Đăng Sĩ chỉ huy, được lệnh vượt qua hào sâu quanh bờ thành, tiến chiếm một góc thành để lên mặt thành dựng lại quốc kỳ VNCH một lần nữa.
Theo lệnh của đại đội trưởng Sĩ, toàn đại đội 51 tràn lên, vượt qua hào sâu dưới chân thành để tiến đến bờ thành. Để yểm trợ cho cuộc tấn công, Pháo binh và Không quân đã tác xạ tối đa vào các vị trí của Cộng quân trên bờ thành. Khi toán chiến binh Nhảy Dù đầu tiên của đại đội 51 tiến lên được mặt thành để dựng cờ, hai phi tuần của Không quân, do lầm lẫn đã chúi xuống trút bom ngay trên đầu của đại đội 51 Nhảy Dù. Sự việc xảy ra ngay trước mặt trung tá Nguyễn Chí Hiếu khi ông cùng ban chỉ huy tiểu đoàn 5 Nhảy Dù theo dõi trận đánh. Trung tá Hiếu nghe tiếng la thất thanh của đại úy Sĩ trên máy truyền tin, nhưng vị tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 5 không thể nào ngăn kịp. Đại đội 51 Nhảy Dù gần như tan nát do sự lầm lẫn này. Theo lời kể của cựu thiếu tá Nhảy Dù Trương Dưỡng, hiện đại đội trưởng Trương Sĩ đang cư ngụ ở Úc với thân hình đầy thương tích, mỗi lần nhớ lại trận đánh này, anh ngậm ngùi thương tiếc các đồng đội tiểu đoàn 5 Nhảy Dù và Đại đội 51 đã hy sinh khi tấn công vào Cổ Thành.
* Đại đội 52 Nhảy Dù tiến quân
Cũng cần ghi nhận rằng, cùng lúc ra lệnh cho đại đội 51 khởi động cuộc tấn công, tiểu đoàn phó Bùi Quyền (danh hiệu truyền tin là Tố Quyên) đã điều động đại đội 54 Nhảy Dù vượt lên cạnh đại đội bạn. Từng người lính Nhảy Dù bám theo những đoạn thành vỡ, bò lên mặt thành. Lên được, họ nằm xuống bố trí, vì nếu đứng sẽ bị các loạt đạn 12.7 ly, 50 ly, 75 ly đại bác không giật của CQ bắn tới tấp. Khi sĩ quan ban 3 của tiểu đoàn 5 Nhảy Dù nhìn thấy một hàng nón sắt và áo rằn ri bò trên mặt thành thì đồng hồ chỉ đúng 10 giờ 15. Anh báo cáo cho thiếu tá Nguyễn Trọng Nhi trưởng ban 3 của Lữ đoàn 2 Nhảy Dù là đơn vị của tiểu đoàn 5 Nhảy Dù đã mớm được bờ thành rồi. Sau đó, đại tá Trần Quốc Lịch-lữ đoàn trưởng 2 Nhảy Dù (danh hiệu truyền tin là Long Phụng) nói chuyện trực tiếp với Tố Quyên (danh hiệu truyền tin của thiếu tá Bùi Quyền-tiểu đoàn phó, đã trực tiếp chỉ huy cánh quân vừa lên bờ thành):
- Bây giờ anh cần gì nữa không " Phải dọn sạch, lên đó là tốt nhưng phải diệt gọn ổ trong mới đủ.
- Trình Long Phụng, trong này toàn là nhà của Tây lúc xưa, pháo không có hiệu quả, xin cho bom Napal lại càng tốt, ở đây tụi tôi chưa đứng thẳng được.
11 giờ 50 phút ba phi tuần phản lực oanh tạc khu nhà của doanh trại Đinh Công Tráng cách bờ thành không quá 50 mét. Những chuỗi bom chụp cả vòm lửa lên mục tiêu này.
* Những Darvon M48 và trận đánh của người lính Nhảy Dù:
Trong khi trận chiến đang diễn ra ở cánh quân của tiểu đoàn 5 Nhảy Dù thì cách đó không xa, hai đại đội 61 và 64 của tiểu đoàn 6 Nhảy Dù do tiểu đoàn phó Tùng chỉ huy cùng ập vào chân bờ thành đá, góc đường Duy Tân, và con hẻm sau đường Quang Trung. Cuộc tấn công của tiểu đoàn 6 Nhảy Dù đã gặp sự chống trả quyết liệt của Cộng quân, nên chưa tiến vào mục tiêu được.
Theo lời kể lại của anh Phan Nhật Nam, cựu đại úy Nhảy Dù, sau khi cánh quân của tiểu đoàn 5 do tiểu đoàn phó Bùi Quyền chỉ huy đã lên bờ thành, đại tá Lịch (Long Phụng) lữ đoàn trưởng lữ đoàn 2 Nhảy Dù đã gọi máy cho trung tá Đỉnh, tiểu đoàn trưởng 6 Nhảy Dù ra lệnh cho tiểu đoàn nỗ lực thanh toán mục tiêu. Lữ đoàn trưởng nói với tiểu đoàn trưởng Đỉnh:
- Bên Tố Quyên đã xong rồi, anh không làm được hay sao " (Trung tá Đỉnh xuất thân khóa 15 Đà Lạt, niên trưởng của Tố Quyên (thiếu tá Quyền) thuộc là khóa 16 Đà Lạt.
Trung tá Đỉnh hứa với Long Phụng là tiểu đoàn 6 sẽ dứt điểm. Để “dọn sạch” mục tiêu, tiểu đoàn trưởng xin bộ chỉ huy lữ đoàn tăng cường một đại đội của tiểu đoàn 11 Nhảy Dù lên trám vị trí của đại đội 62, để tung đại đội này lên tuyến đầu, phối hợp cùng với Darvon (tiếng lóng để chỉ chiến xa M 48) khởi động cuộc tấn công quyết định. Những Darvon tập trung tất cả nòng súng vào góc thành và nhã đạn. Trung tá Đỉnh nói với sĩ quan chi đoàn trưởng chiến xa M 48:
- Cứ một chỗ đó mà thôi, quý vị “đục” hộ tôi cái lỗ, phía mình không có bom, chỉ trông cậy vào quý vị.
Chi đoàn trưởng chiến xa không mong đợi gì hơn. Đây là dịp để những Darvon chứng minh sức mạnh hỏa lực của mình. Vị chi đoàn trưởng cho lệnh: Bắn! 8 nòng súng cùng một yếu tố hỏa tập vào bức thành trước mặt.
Darvon đã “đục” được lỗ hống lớn. Chiến binh Nhảy Dù và Biệt cách Nhảy Dù tăng phái bỏ ba lô tại tuyến xuất phát, từng người lăn qua lỗ của bức tường để “dọn sạch” mục tiêu. 12 giờ 40, các cánh quân của hai tiểu đoàn 5 và 6 Nhảy Dù đã kiểm soát một khu vực rộng trong Cổ Thành (doanh trại Đinh Công Tráng), tuy nhiên Cộng quân vẫn còn cố thủ và chiếm giữ nhiều vị trí trọng điểm trong doanh trại này và hơn 1/2 chu vi của tường thành.
Ngày 27 tháng 7/1972, lúc 9 giờ 30 sáng, theo lệnh của trung tướng Ngô Quang Trưởng-tư lệnh Quân đoàn 1, tổng chỉ huy cuộc phản công tái chiếm Quảng Trị, các đơn vị của lữ đoàn 258 Thủy quân Lục chiến đến thay thế các đơn vị Nhảy Dù trong khi trận chiến đang diễn ra giữa Nhảy Dù và Cộng quân, vị trí gần nhất còn cách thành Quảng Trị khoảng 200 thước.
vietbao.com
Tân Sơn Hòa chuyển
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Người Do Thái và Nước Mỹ" - by Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Ý Kiến Về Hai Chữ GIAO CHỈ" - Tôn Thất Tuệ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Ý Kiến Về Hai Chữ GIAO CHỈ" - Tôn Thất Tuệ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm Nhà tiên tri của Việt tộc" - Trần Văn Giang (ghi lại)
- "Giao Chỉ hay Giao Châu?" - Hồ Bạch Thảo - Trần Văn Giang (ghi lại)
Toán Cảm Tử & Đ.đội 51,52 Dù Đột Kích Tiến Chiếm Cổ Thành
* Kinh Kha của Mùa Hè 1972:
Như đã trình bày trong số trước, ngày 24/7/1972, tiểu đoàn 5 Nhảy Dù do trung tá Nguyễn Chí Hiếu- tiểu đoàn trưởng chỉ huy, đã khởi động cuộc tấn công quyết định vào một khu vực của bờ thành Quảng Trị. Theo kế hoạch, đêm 24/7/1972, toán cảm tử quân của Tiểu đoàn 5 Nhảy Dù đột kích vào Cổ Thành. Toán gồm có 8 chiến binh tình nguyện do binh nhất Trần Tâm làm trưởng toán, binh nhất Hồ Khang là chiến binh được chỉ định giữ lá cờ để sẵn sàng cắm lên trên của Cổ Thành. Trong loạt bài Chiến trường Việt Nam 30 năm nhìn lại, chúng tôi có lược trình về cuộc đột kích của 8 cảm tử quân anh hùng này. Nhân loạt bài viết về các đơn vị Nhảy Dù, được sự đóng góp tài liệu của một số cựu chiến binh Mũ Đỏ, chúng tôi đã biên soạn lại và bổ sung thêm một số chi tiết về trận đánh đã đi vào chiến sử:
Trước phút xuất quân của 8 cảm tử quân Nhảy Dù, trung tá Nguyễn Chí Hiếu-tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 5 Nhảy Dù đã bắt tay thật chặt từng chiến hữu của mình. Họ ra đi như Kinh Kha sang Tần ngày xưa, sông Dịch Thủy của Trung Hoa tuy rộng nhưng vẫn dễ đi qua hơn 10 thước hào sâu trước mặt. Là cấp chỉ huy, tiểu đoàn trưởng Hiếu biết rằng sự hiểm nguy và cái chết đang chờ toán cảm tử quân, có thể sẽ không còn một ai trở về trong cuộc đột kích quyết tử này.
Giờ H đã đến, toán cảm tử quân lao vào bóng đêm. Trung tá Hiếu và cả ban chỉ huy tiểu đoàn nhìn theo và chờ đợi. Vào khoảng nửa đêm, toán cảm tử quân đã bò lên mặt thành. Một bóng đen nhô lên giữa bầu trời và bay theo chiều gió. Đó chính là lá cờ mà binh 1 Hồ Khang đã mang theo khi xuất phát. Từ xa, một quân nhân Nhảy Dù đứng gần trung tá Hiếu đã nhận ra và la lên:
- Lá cờ dựng rồi.
Lá cờ đã tung bay trên bờ Cổ Thành. Đó cũng là tín hiệu của toán cảm tử quân báo cho bộ chỉ huy tiểu đoàn 5 Nhảy Dù biết là họ đã có mặt trên mặt thành. Nhiệm vụ đột kích và thám sát của toán cảm tử gần hoàn thành. Trong sự tĩnh lặng của trận địa về đêm, bỗng nhiên có những tiếng hô dõng dạc từ bờ thành vọng đến bên tai những người lính tiểu đoàn 5 Nhảy Dù đang ghìm súng bố trí quanh bờ thành và hướng mắt về bóng cờ:
- Nhảy Dù cố gắng - Nhảy Dù chiến thắng - Việt Nam Cộng Hòa muôn năm!
Ngay sau tiếng hô của các cảm tử quân Nhảy Dù, một loạt đạn đại bác 57 ly bắn về nơi phát ra tiếng hô, màn lửa đạn đã lóe ra ánh sáng đủ để các chiến binh tiểu đoàn 5 Nhảy Dù thấy được lá cờ vàng ba sọc đỏ vừa được cắm lên trên mặt thành, đã bị rớt xuống phủ lên xác người lính Mũ Đỏ Hồ Khang.
Binh nhất Hồ Khang đã vĩnh biệt chiến trường ngay trên bờ thành Quảng Trị. Anh đã ngã xuống sau khi đã dựng được lá cờ, sau khi đã hô to “Việt Nam Cộng Hòa muôn năm”. Ở một nơi xa, tại trại gia binh của tiểu đoàn 5 Dù ở Biên Hòa, có một người vợ trẻ và ba đứa con dại chờ anh trở về sau cuộc hành quân. Nhưng, người lính Nhảy Dù Hồ Khang đã vĩnh viễn ra đi, không kịp cùng đồng đội thuộc tiểu đoàn 5 Nhảy Dù đánh trận quyết định vào sáng ngày 25 tháng 7/1972.
* Trận đánh bi tráng của Đại đội 51:
Dù giai đoạn 1 gặp trở ngại, nhưng tiểu đoàn trưởng Nguyễn Chí Hiếu vẫn cho tiến hành giai đoạn 2 của kế hoạch là tấn công vào Cổ Thành. Nỗ lực chính là hai đại đội 51 và 54 do thiếu tá Bùi Quyền, tiểu đoàn phó điều động. Hai đại đội đã bay qua mặt đường Lê Văn Duyệt, Duy Tân, để từ hai mũi cùng đánh vào mục tiêu. Trong cuộc tiến quân này, đại đội 51 do đại úy Trương Đăng Sĩ chỉ huy, được lệnh vượt qua hào sâu quanh bờ thành, tiến chiếm một góc thành để lên mặt thành dựng lại quốc kỳ VNCH một lần nữa.
Theo lệnh của đại đội trưởng Sĩ, toàn đại đội 51 tràn lên, vượt qua hào sâu dưới chân thành để tiến đến bờ thành. Để yểm trợ cho cuộc tấn công, Pháo binh và Không quân đã tác xạ tối đa vào các vị trí của Cộng quân trên bờ thành. Khi toán chiến binh Nhảy Dù đầu tiên của đại đội 51 tiến lên được mặt thành để dựng cờ, hai phi tuần của Không quân, do lầm lẫn đã chúi xuống trút bom ngay trên đầu của đại đội 51 Nhảy Dù. Sự việc xảy ra ngay trước mặt trung tá Nguyễn Chí Hiếu khi ông cùng ban chỉ huy tiểu đoàn 5 Nhảy Dù theo dõi trận đánh. Trung tá Hiếu nghe tiếng la thất thanh của đại úy Sĩ trên máy truyền tin, nhưng vị tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 5 không thể nào ngăn kịp. Đại đội 51 Nhảy Dù gần như tan nát do sự lầm lẫn này. Theo lời kể của cựu thiếu tá Nhảy Dù Trương Dưỡng, hiện đại đội trưởng Trương Sĩ đang cư ngụ ở Úc với thân hình đầy thương tích, mỗi lần nhớ lại trận đánh này, anh ngậm ngùi thương tiếc các đồng đội tiểu đoàn 5 Nhảy Dù và Đại đội 51 đã hy sinh khi tấn công vào Cổ Thành.
* Đại đội 52 Nhảy Dù tiến quân
Cũng cần ghi nhận rằng, cùng lúc ra lệnh cho đại đội 51 khởi động cuộc tấn công, tiểu đoàn phó Bùi Quyền (danh hiệu truyền tin là Tố Quyên) đã điều động đại đội 54 Nhảy Dù vượt lên cạnh đại đội bạn. Từng người lính Nhảy Dù bám theo những đoạn thành vỡ, bò lên mặt thành. Lên được, họ nằm xuống bố trí, vì nếu đứng sẽ bị các loạt đạn 12.7 ly, 50 ly, 75 ly đại bác không giật của CQ bắn tới tấp. Khi sĩ quan ban 3 của tiểu đoàn 5 Nhảy Dù nhìn thấy một hàng nón sắt và áo rằn ri bò trên mặt thành thì đồng hồ chỉ đúng 10 giờ 15. Anh báo cáo cho thiếu tá Nguyễn Trọng Nhi trưởng ban 3 của Lữ đoàn 2 Nhảy Dù là đơn vị của tiểu đoàn 5 Nhảy Dù đã mớm được bờ thành rồi. Sau đó, đại tá Trần Quốc Lịch-lữ đoàn trưởng 2 Nhảy Dù (danh hiệu truyền tin là Long Phụng) nói chuyện trực tiếp với Tố Quyên (danh hiệu truyền tin của thiếu tá Bùi Quyền-tiểu đoàn phó, đã trực tiếp chỉ huy cánh quân vừa lên bờ thành):
- Bây giờ anh cần gì nữa không " Phải dọn sạch, lên đó là tốt nhưng phải diệt gọn ổ trong mới đủ.
- Trình Long Phụng, trong này toàn là nhà của Tây lúc xưa, pháo không có hiệu quả, xin cho bom Napal lại càng tốt, ở đây tụi tôi chưa đứng thẳng được.
11 giờ 50 phút ba phi tuần phản lực oanh tạc khu nhà của doanh trại Đinh Công Tráng cách bờ thành không quá 50 mét. Những chuỗi bom chụp cả vòm lửa lên mục tiêu này.
* Những Darvon M48 và trận đánh của người lính Nhảy Dù:
Trong khi trận chiến đang diễn ra ở cánh quân của tiểu đoàn 5 Nhảy Dù thì cách đó không xa, hai đại đội 61 và 64 của tiểu đoàn 6 Nhảy Dù do tiểu đoàn phó Tùng chỉ huy cùng ập vào chân bờ thành đá, góc đường Duy Tân, và con hẻm sau đường Quang Trung. Cuộc tấn công của tiểu đoàn 6 Nhảy Dù đã gặp sự chống trả quyết liệt của Cộng quân, nên chưa tiến vào mục tiêu được.
Theo lời kể lại của anh Phan Nhật Nam, cựu đại úy Nhảy Dù, sau khi cánh quân của tiểu đoàn 5 do tiểu đoàn phó Bùi Quyền chỉ huy đã lên bờ thành, đại tá Lịch (Long Phụng) lữ đoàn trưởng lữ đoàn 2 Nhảy Dù đã gọi máy cho trung tá Đỉnh, tiểu đoàn trưởng 6 Nhảy Dù ra lệnh cho tiểu đoàn nỗ lực thanh toán mục tiêu. Lữ đoàn trưởng nói với tiểu đoàn trưởng Đỉnh:
- Bên Tố Quyên đã xong rồi, anh không làm được hay sao " (Trung tá Đỉnh xuất thân khóa 15 Đà Lạt, niên trưởng của Tố Quyên (thiếu tá Quyền) thuộc là khóa 16 Đà Lạt.
Trung tá Đỉnh hứa với Long Phụng là tiểu đoàn 6 sẽ dứt điểm. Để “dọn sạch” mục tiêu, tiểu đoàn trưởng xin bộ chỉ huy lữ đoàn tăng cường một đại đội của tiểu đoàn 11 Nhảy Dù lên trám vị trí của đại đội 62, để tung đại đội này lên tuyến đầu, phối hợp cùng với Darvon (tiếng lóng để chỉ chiến xa M 48) khởi động cuộc tấn công quyết định. Những Darvon tập trung tất cả nòng súng vào góc thành và nhã đạn. Trung tá Đỉnh nói với sĩ quan chi đoàn trưởng chiến xa M 48:
- Cứ một chỗ đó mà thôi, quý vị “đục” hộ tôi cái lỗ, phía mình không có bom, chỉ trông cậy vào quý vị.
Chi đoàn trưởng chiến xa không mong đợi gì hơn. Đây là dịp để những Darvon chứng minh sức mạnh hỏa lực của mình. Vị chi đoàn trưởng cho lệnh: Bắn! 8 nòng súng cùng một yếu tố hỏa tập vào bức thành trước mặt.
Darvon đã “đục” được lỗ hống lớn. Chiến binh Nhảy Dù và Biệt cách Nhảy Dù tăng phái bỏ ba lô tại tuyến xuất phát, từng người lăn qua lỗ của bức tường để “dọn sạch” mục tiêu. 12 giờ 40, các cánh quân của hai tiểu đoàn 5 và 6 Nhảy Dù đã kiểm soát một khu vực rộng trong Cổ Thành (doanh trại Đinh Công Tráng), tuy nhiên Cộng quân vẫn còn cố thủ và chiếm giữ nhiều vị trí trọng điểm trong doanh trại này và hơn 1/2 chu vi của tường thành.
Ngày 27 tháng 7/1972, lúc 9 giờ 30 sáng, theo lệnh của trung tướng Ngô Quang Trưởng-tư lệnh Quân đoàn 1, tổng chỉ huy cuộc phản công tái chiếm Quảng Trị, các đơn vị của lữ đoàn 258 Thủy quân Lục chiến đến thay thế các đơn vị Nhảy Dù trong khi trận chiến đang diễn ra giữa Nhảy Dù và Cộng quân, vị trí gần nhất còn cách thành Quảng Trị khoảng 200 thước.
vietbao.com
Tân Sơn Hòa chuyển