Văn Học & Nghệ Thuật
Tóc Mây & Lệ Hằng
Ở Sài gòn thời thập niên '60, truyện Tóc Mây đã trở thành như một cái mốt cho nhiều người tìm đọc. Tác giả Lệ Hằng khai thác đúng lúc cái đề tài rất ư ăn khách mà trước đó chưa ai đụng tới. Nó gợi tò mò. Ông cha mà cũng biết yêu thương cơ à! Đọc một tí để khám phá cái thế giới huyền bí đàng sau vẻ trang trọng của một linh mục, lại chẳng phải là chuyện hấp dẫn sao?!
Là tiểu thuyết của Nữ Văn sĩ Lệ Hằng, nói về cuộc tình giữa Tố Kim, một cô sinh viên Đà lạt, với Hà vĩnh Duy, một Linh mục Nhạc sĩ.
Tác phẩm này đã tạo nên một cơn lốc, mà trước 1975, người ta gọi là “Hiện tượng Tóc mây”.
Và sau đó ít lâu, nhạc phẩm “Vì tôi là Linh mục” cũng được ra lò và trình làng.
Bài hát này đã gây được một âm vang khá lớn, thậm chí những lúc buồn tình, các cô gái ngây thơ cũng chu mỏ và mở miệng nghêu ngao :
Vì tôi là Linh mục,
Không mặc chiếc áo dòng,
Nên chi đời đau khổ,
Nên trót đời lang thang…
Hẳn đây là tâm sự buồn của một Linh mục lỡ dại trót yêu một tín đồ, nên đã cởi bỏ chiếc áo chùng thâm, mà nhập thế?
Sau 1975, cũng có nhiều sách viết về Linh mục, như "Bão biển" của Chu văn "Người mục tử trong sương mù"...Tiếng chim hót trong bụi mận gai (The Thorn Birds) Colleen McCullough.....
Cũng giống như những Tiểu thuyết thấm nhuần Tư tưởng Phật Giáo, như "Hồn Bướm Mơ Tiên" của Khái Hưng (trong nhóm Tự lực Văn đoàn), "Tắt Lửa Lòng" của Nguyễn Công Hoan.....
Lệ Hằng! ..
Những Tóc mây, Mắt tím, Tình yêu như băng sơn, Bản tango cuối cùng ...
Những Kinh tình yêu, một thời tuổi trẻ và bè bạn chuyền tay nhau đọc, dưới gốc cây phượng già phủ bóng ngát xanh trên bãi cỏ sân trường.
Tình yêu trong văn chương Lệ Hằng, nhìn bằng lăng kính Phật giáo, chúng là những mối tơ oan nghiệt, đan dệt bởi trùng trùng duyên khởi đã trót sinh và tạo nghiệp tự kiếp nào?
Cho đến kiếp này ta lại gặp nhau, để rồi yêu thương trong vực sầu nước mắt, éo le, nghiệt ngã, trái đạo, loạn luân, bị gia đình ruồng bỏ, bị xã hội kết án, bị khinh miệt dè bỉu chê bai.
Thế nhưng, tình yêu vẫn lên ngôi, vẫn rực rỡ đam mê khát khao trên từng phân vuông da thịt, vẫn lộng lẫy kiêu sa những ước mơ trên thiên đường hồng hoang hò hẹn ... và trong vòng tay tình nhân, từng nhịp bước tango đạp trên dư luận dìu nhau đi lả lướt gót tình hồng huyền thoại.
Chúng ta đã yêu và còn yêu mãi những áng văn của nữ sĩ Lệ Hằng, như vẫn yêu và hoài niệm mãi cái thời áo trắng thư sinh, e ấp những giấc mơ không tưởng, những cuộc tình ngớ ngẩn, những vụng về nỗi nhớ lúc tan trường.
Lại nhắc tới Lệ Hằng, lại nhớ, ...Ôi những nỗi buồn mực tím .. về đâu !!!
Lệ Hằng
Sinh năm 1948 tại Hải Dương Việt Nam.
Vào Nam năm 1954.
Khởi viết năm 1967
Hiện định cư tại Blue Mountain, Sydney, Australia từ 1989. .
Bắt đầu sáng tác từ năm 1967, nhà văn nữ Lệ Hằng đã từng nổi tiếng ở Sài Gòn với các tác phẩm trước 75 : Thung Lũng Tình Yêu, Tóc Mây, Bản Tango Cuối Cùng, Ngựa Hồng, Mắt Tím, Tình Yêu Như Băng Sơn, Chết Cho Tình Yêu, Kinh Tình Yêu... Từ sau 1975 bà tiếp tục sáng tác ở hải ngoại, đi đi về về VN, một số tác phẩm chính trong giai đoạn này: Sa tăng Dịu Dàng (1992), Nghề Làm Vua (truyện dài 1992), Hạnh Phúc Quanh Ðây (truyện phim, Sài Gòn 1981), Bình Nguyên Xanh (truyện phim, Sàigòn 1982), Năm 2100, Bên Kia Là Núi, Nói Thầm Với Ðá (1998)
Trả lời trên tạp chí Văn Học (số 119 tháng 3- 1996), nhà văn nữ này tự nhìn lại "Lệ Hằng thời kỳ trước 1975 ở Sài Gòn": "Trước năm 1975 hả ? Trời ơi, tức cười lắm, tôi đúng là chiếc xe mới ra lò phóng vun vút trên xa lộ Biên Hòa, văng cả khói vào mặt người khác, chắc nhiều người bực lắm. Tránh sao nổi cái màn vượt tốc độ, rồi lạng quạng sang lane ẩu. May quá, nhờ phước đức ông bà để lại, tôi không húc ai toi mạng. Tôi cũng ân hận, đã viết nhanh, viết ào ào nhưng vẫn không nói hết được những điều mình muốn nói. Bây giờ nhờ ơn thời gian, nhờ uống quá nhiều chén đắng ở bên nhà cũng như ở xứ người, tôi cảm thấy mình người lớn hơn, tự thưởng cho mình một chút thong dong tự tại để viết một cách...chà tôi thuộc loại gà tồ ăn nói không khéo lắm, thôi nói đại...viết một cách vừa nghiêm chỉnh vừa ngông đời!".
....
Tôi đứng lặng người trước khung cửa màu đen của phòng chàng.
Tay tôi buông xuôi và run rẩy trong cơn mơ huyền hoặc. Hành lang hôm nay tự nhiên dài hun hút. Buổi chiều hôm nay tự nhiên ngừng hơi thở. Tôi đã lang thang trên những con đường êm mơ bóng cây. Tôi đã nhủ thầm sẽ tìm đến chàng vào giờ mà một ngày sắp tàn, vào giờ mà chàng cô đơn nhất, một mình với phím đàn, với nhạc sầu Chopin.
Tôi đã nhủ thầm với mình, tôi đã vỗ về trái tim nồng buốt yêu đương là sẽ tìm đến chàng, sẽ gõ nhẹ ba tiếng lên cánh cửa nâu đen. Chàng sẽ hiện ra giữa khung cửa mờ mờ đèn vàng hắt ra. Sau lưng chàng chiếc dương cầm kiêu sa chờ đợi. Rồi không đợi chàng mời tôi ngồi, rồi không chờ chiếc áo chùng đen nhắc nhở một hố sâu thăm thẳm xa cách, tôi sẽ gục đầu vào ngực chàng. nước mắt nồng nàn ứa ra: "em yêu anh".
Từng ngày, từng tháng, từng năm tôi ao ước phút giây thần tiên ấy, nhưng chưa bao giờ tôi dám làm. Đôi mắt chàng mênh mông xa vắng mỗi lần tôi tìm đến thăm.
Tiếng đàn thánh thót vang trong thinh không bằn bặt, tôi dựa lưng vào tường vôi màu ngà, vàng mơ như dĩ vãng, chiều nay chàng lại đàn thánh ca, những dòng nhạc lâng lâng siêu thoát. Chĩ có hôm nào tôi đến thăm chàng mới chơi nhạc sâu, những Bethoven, những Mozart để tôi lao đao trong vủng sầu âm thanh, để tôi u mê trong ánh mắt chàng...
........
Lòng tôi bùi ngùi. Hồn tôi xót xa .Tôi thương mình, tình đầu son sắt trao nhầm chỗ. Cho đi không trọn, giữ lại thêm đau. Tôi thầm gọi, lời tình âm vang trong tim óc mù mờ: "Anh ơi, em khổ quá đi anh, ước chi em được quyền yêu anh như bao nhiêu cô gái khác trên đời này yêu người tình của họ"
Tôi lủi thủi về nhà. Chiều dâng tràn đầy con ngõ cụt. Nhà tôi ở cuối đường gạch nung. Mái ngói rêu phong ba nếp nhà cổ im lìm trong vườn cây. Gót giầy tôi kêu nhẹ trên lối đi trải sỏi. Mùi hoa bưởi ngào ngạt tỏa ra từ góc vườn. Nỗi buồn nhẹ tênh tênh ....
......
Mặc cho hồn tính đa sầu đa cảm đó, tôi tìm đến cha Duy những chiều đẹp trời. Những chiều hoàng hôn vàng say trên sông Hương.
Nhừng chiều mưa thu bay bay con phố nhỏ bụi hồng của đất trời giăng giăng trên bờ cỏ mịn, trên những hàng cây cao.
Tôi tìm đến chàng với lòng ngây say, với nỗi muộn phiền. Tình là thầm kín, nhớ là xót xa Cha với nốt sầu dạ khúc. Cha với lời thánh ca lâng lâng siêu thoát. Cha với cung ngân tình xưa lắng phủ. Tình yêu dâng lên cao ngút ngàn rồi tình lắng xuống hun hút sâu. Tôi vẫn chưa hôn chàng được lấy một lần, vẫn chưa một lần thầm thì chữ yêu.
Nhiều khi tôi nhìn môi chàng, nét môi chỉ biết nhếch nửa bờ, nửa xa cách nửa gợi thèm đam mê .Tôi nhìn đến ngây đến dại cả mặt mày môi miệng. Máu căng căng trong xác thịt dậy thì. Tôi ngồi phịch xuống ghế, hai tay buông xuôi mà hồn chới với tiếc quay tiếc quắt cơn yêu nồng nàn chỉ mình tôi biết tôi.....
.......
Tôi quỳ trong nhà thờ hồn tôi bị dằn vặt, xâu xé, tim tôi nức nở. Tôi chắp tay nhìn chúa gục đầu xót thương..,
......
(Trích Tóc Mây- Lệ Hằng )
Vài đoạn văn để biết văn phong của bà thần sầu thế nào. Tuy bà không được xếp vào lớp các nhà văn nữ đặc sắc như: Nguyễn Thị Hoàng, Nhã Ca, Túy Hồng, Trùng Dương, Thụy Vũ nhưng văn phong, chữ nghĩa trong các chuyện tình thời thượng của bà vẫn đẹp, chắc lọc, và bỏ xa các loại ngôn tình thời nay.
22/3/2019
TuanPolo Vo
Bàn ra tán vào (0)
Tóc Mây & Lệ Hằng
Ở Sài gòn thời thập niên '60, truyện Tóc Mây đã trở thành như một cái mốt cho nhiều người tìm đọc. Tác giả Lệ Hằng khai thác đúng lúc cái đề tài rất ư ăn khách mà trước đó chưa ai đụng tới. Nó gợi tò mò. Ông cha mà cũng biết yêu thương cơ à! Đọc một tí để khám phá cái thế giới huyền bí đàng sau vẻ trang trọng của một linh mục, lại chẳng phải là chuyện hấp dẫn sao?!
Là tiểu thuyết của Nữ Văn sĩ Lệ Hằng, nói về cuộc tình giữa Tố Kim, một cô sinh viên Đà lạt, với Hà vĩnh Duy, một Linh mục Nhạc sĩ.
Tác phẩm này đã tạo nên một cơn lốc, mà trước 1975, người ta gọi là “Hiện tượng Tóc mây”.
Và sau đó ít lâu, nhạc phẩm “Vì tôi là Linh mục” cũng được ra lò và trình làng.
Bài hát này đã gây được một âm vang khá lớn, thậm chí những lúc buồn tình, các cô gái ngây thơ cũng chu mỏ và mở miệng nghêu ngao :
Vì tôi là Linh mục,
Không mặc chiếc áo dòng,
Nên chi đời đau khổ,
Nên trót đời lang thang…
Hẳn đây là tâm sự buồn của một Linh mục lỡ dại trót yêu một tín đồ, nên đã cởi bỏ chiếc áo chùng thâm, mà nhập thế?
Sau 1975, cũng có nhiều sách viết về Linh mục, như "Bão biển" của Chu văn "Người mục tử trong sương mù"...Tiếng chim hót trong bụi mận gai (The Thorn Birds) Colleen McCullough.....
Cũng giống như những Tiểu thuyết thấm nhuần Tư tưởng Phật Giáo, như "Hồn Bướm Mơ Tiên" của Khái Hưng (trong nhóm Tự lực Văn đoàn), "Tắt Lửa Lòng" của Nguyễn Công Hoan.....
Lệ Hằng! ..
Những Tóc mây, Mắt tím, Tình yêu như băng sơn, Bản tango cuối cùng ...
Những Kinh tình yêu, một thời tuổi trẻ và bè bạn chuyền tay nhau đọc, dưới gốc cây phượng già phủ bóng ngát xanh trên bãi cỏ sân trường.
Tình yêu trong văn chương Lệ Hằng, nhìn bằng lăng kính Phật giáo, chúng là những mối tơ oan nghiệt, đan dệt bởi trùng trùng duyên khởi đã trót sinh và tạo nghiệp tự kiếp nào?
Cho đến kiếp này ta lại gặp nhau, để rồi yêu thương trong vực sầu nước mắt, éo le, nghiệt ngã, trái đạo, loạn luân, bị gia đình ruồng bỏ, bị xã hội kết án, bị khinh miệt dè bỉu chê bai.
Thế nhưng, tình yêu vẫn lên ngôi, vẫn rực rỡ đam mê khát khao trên từng phân vuông da thịt, vẫn lộng lẫy kiêu sa những ước mơ trên thiên đường hồng hoang hò hẹn ... và trong vòng tay tình nhân, từng nhịp bước tango đạp trên dư luận dìu nhau đi lả lướt gót tình hồng huyền thoại.
Chúng ta đã yêu và còn yêu mãi những áng văn của nữ sĩ Lệ Hằng, như vẫn yêu và hoài niệm mãi cái thời áo trắng thư sinh, e ấp những giấc mơ không tưởng, những cuộc tình ngớ ngẩn, những vụng về nỗi nhớ lúc tan trường.
Lại nhắc tới Lệ Hằng, lại nhớ, ...Ôi những nỗi buồn mực tím .. về đâu !!!
Lệ Hằng
Sinh năm 1948 tại Hải Dương Việt Nam.
Vào Nam năm 1954.
Khởi viết năm 1967
Hiện định cư tại Blue Mountain, Sydney, Australia từ 1989. .
Bắt đầu sáng tác từ năm 1967, nhà văn nữ Lệ Hằng đã từng nổi tiếng ở Sài Gòn với các tác phẩm trước 75 : Thung Lũng Tình Yêu, Tóc Mây, Bản Tango Cuối Cùng, Ngựa Hồng, Mắt Tím, Tình Yêu Như Băng Sơn, Chết Cho Tình Yêu, Kinh Tình Yêu... Từ sau 1975 bà tiếp tục sáng tác ở hải ngoại, đi đi về về VN, một số tác phẩm chính trong giai đoạn này: Sa tăng Dịu Dàng (1992), Nghề Làm Vua (truyện dài 1992), Hạnh Phúc Quanh Ðây (truyện phim, Sài Gòn 1981), Bình Nguyên Xanh (truyện phim, Sàigòn 1982), Năm 2100, Bên Kia Là Núi, Nói Thầm Với Ðá (1998)
Trả lời trên tạp chí Văn Học (số 119 tháng 3- 1996), nhà văn nữ này tự nhìn lại "Lệ Hằng thời kỳ trước 1975 ở Sài Gòn": "Trước năm 1975 hả ? Trời ơi, tức cười lắm, tôi đúng là chiếc xe mới ra lò phóng vun vút trên xa lộ Biên Hòa, văng cả khói vào mặt người khác, chắc nhiều người bực lắm. Tránh sao nổi cái màn vượt tốc độ, rồi lạng quạng sang lane ẩu. May quá, nhờ phước đức ông bà để lại, tôi không húc ai toi mạng. Tôi cũng ân hận, đã viết nhanh, viết ào ào nhưng vẫn không nói hết được những điều mình muốn nói. Bây giờ nhờ ơn thời gian, nhờ uống quá nhiều chén đắng ở bên nhà cũng như ở xứ người, tôi cảm thấy mình người lớn hơn, tự thưởng cho mình một chút thong dong tự tại để viết một cách...chà tôi thuộc loại gà tồ ăn nói không khéo lắm, thôi nói đại...viết một cách vừa nghiêm chỉnh vừa ngông đời!".
....
Tôi đứng lặng người trước khung cửa màu đen của phòng chàng.
Tay tôi buông xuôi và run rẩy trong cơn mơ huyền hoặc. Hành lang hôm nay tự nhiên dài hun hút. Buổi chiều hôm nay tự nhiên ngừng hơi thở. Tôi đã lang thang trên những con đường êm mơ bóng cây. Tôi đã nhủ thầm sẽ tìm đến chàng vào giờ mà một ngày sắp tàn, vào giờ mà chàng cô đơn nhất, một mình với phím đàn, với nhạc sầu Chopin.
Tôi đã nhủ thầm với mình, tôi đã vỗ về trái tim nồng buốt yêu đương là sẽ tìm đến chàng, sẽ gõ nhẹ ba tiếng lên cánh cửa nâu đen. Chàng sẽ hiện ra giữa khung cửa mờ mờ đèn vàng hắt ra. Sau lưng chàng chiếc dương cầm kiêu sa chờ đợi. Rồi không đợi chàng mời tôi ngồi, rồi không chờ chiếc áo chùng đen nhắc nhở một hố sâu thăm thẳm xa cách, tôi sẽ gục đầu vào ngực chàng. nước mắt nồng nàn ứa ra: "em yêu anh".
Từng ngày, từng tháng, từng năm tôi ao ước phút giây thần tiên ấy, nhưng chưa bao giờ tôi dám làm. Đôi mắt chàng mênh mông xa vắng mỗi lần tôi tìm đến thăm.
Tiếng đàn thánh thót vang trong thinh không bằn bặt, tôi dựa lưng vào tường vôi màu ngà, vàng mơ như dĩ vãng, chiều nay chàng lại đàn thánh ca, những dòng nhạc lâng lâng siêu thoát. Chĩ có hôm nào tôi đến thăm chàng mới chơi nhạc sâu, những Bethoven, những Mozart để tôi lao đao trong vủng sầu âm thanh, để tôi u mê trong ánh mắt chàng...
........
Lòng tôi bùi ngùi. Hồn tôi xót xa .Tôi thương mình, tình đầu son sắt trao nhầm chỗ. Cho đi không trọn, giữ lại thêm đau. Tôi thầm gọi, lời tình âm vang trong tim óc mù mờ: "Anh ơi, em khổ quá đi anh, ước chi em được quyền yêu anh như bao nhiêu cô gái khác trên đời này yêu người tình của họ"
Tôi lủi thủi về nhà. Chiều dâng tràn đầy con ngõ cụt. Nhà tôi ở cuối đường gạch nung. Mái ngói rêu phong ba nếp nhà cổ im lìm trong vườn cây. Gót giầy tôi kêu nhẹ trên lối đi trải sỏi. Mùi hoa bưởi ngào ngạt tỏa ra từ góc vườn. Nỗi buồn nhẹ tênh tênh ....
......
Mặc cho hồn tính đa sầu đa cảm đó, tôi tìm đến cha Duy những chiều đẹp trời. Những chiều hoàng hôn vàng say trên sông Hương.
Nhừng chiều mưa thu bay bay con phố nhỏ bụi hồng của đất trời giăng giăng trên bờ cỏ mịn, trên những hàng cây cao.
Tôi tìm đến chàng với lòng ngây say, với nỗi muộn phiền. Tình là thầm kín, nhớ là xót xa Cha với nốt sầu dạ khúc. Cha với lời thánh ca lâng lâng siêu thoát. Cha với cung ngân tình xưa lắng phủ. Tình yêu dâng lên cao ngút ngàn rồi tình lắng xuống hun hút sâu. Tôi vẫn chưa hôn chàng được lấy một lần, vẫn chưa một lần thầm thì chữ yêu.
Nhiều khi tôi nhìn môi chàng, nét môi chỉ biết nhếch nửa bờ, nửa xa cách nửa gợi thèm đam mê .Tôi nhìn đến ngây đến dại cả mặt mày môi miệng. Máu căng căng trong xác thịt dậy thì. Tôi ngồi phịch xuống ghế, hai tay buông xuôi mà hồn chới với tiếc quay tiếc quắt cơn yêu nồng nàn chỉ mình tôi biết tôi.....
.......
Tôi quỳ trong nhà thờ hồn tôi bị dằn vặt, xâu xé, tim tôi nức nở. Tôi chắp tay nhìn chúa gục đầu xót thương..,
......
(Trích Tóc Mây- Lệ Hằng )
Vài đoạn văn để biết văn phong của bà thần sầu thế nào. Tuy bà không được xếp vào lớp các nhà văn nữ đặc sắc như: Nguyễn Thị Hoàng, Nhã Ca, Túy Hồng, Trùng Dương, Thụy Vũ nhưng văn phong, chữ nghĩa trong các chuyện tình thời thượng của bà vẫn đẹp, chắc lọc, và bỏ xa các loại ngôn tình thời nay.
22/3/2019
TuanPolo Vo