Nhân Vật
Tôi lặng người xấu hổ khi nhiều người bạn Nhật nói thẳng “Người Việt sang đây làm gì mà lắm thế, toàn thấy sang trộm cắp”
Ngọc Thanh
Có không ít người Nhật nghĩ rằng người Việt Nam sang làm loạn nước họ, làm mọi việc để lấy tiền mang về, nhưng thực chất người Việt đang giữ phần rất quan trọng đảm bảo cho hệ thống dịch vụ của Nhật vận hành trơn tru, thông suốt.
Ảnh chỉ mang tính chất minh họa.
Thực ra, người Việt Nam đang đóng góp phần cực kỳ quan trọng để đảm bảo cho hệ thống dịch vụ của Nhật luôn được hoàn hảo và thông suốt.
Những phút giây cúi đầu không dám ngẩng mặt của người Việt
Tôi mới quen một cô bé tên Thanh Thư. Thư là sinh viên Việt Nam mới sang Nhật được 6 tháng. Ngoài giờ đi học ở trường tiếng, cô cũng đi làm thêm tại một số cửa hàng tiện lợi (conbini) với vốn tiếng Nhật khá vững khi còn học ở Việt Nam. Dù Thư là người rất cố gắng trong công việc, nhưng nhiều lúc cô bé không khỏi chạnh lòng khi ông chủ càu nhàu vì đọc được những tin người Việt đâm chém, giết người hoặc ăn cắp hàng loạt trên đất Nhật.
Thư chia sẻ, có nhiều khi ông nói khá nặng lời với em: “Ở nước cô, sao mọi người sang Nhật lắm thế, sao không ở lại nước mình đi cho Nhật yên lành”. Dẫu biết ông không phải người ác ý nhưng nghe nói vậy Thư cũng chẳng biết biện minh thế nào, vì rõ ràng người Việt thực sự gây ra nhiều vấn đề ở Nhật.
Không chỉ riêng Thư mà rất nhiều người Việt Nam trên đất Nhật cũng đã từng phải nghe lời phàn nàn tương tự từ người Nhật. Có những cửa hàng Uniqlo ở Nhật trong 1 năm bắt được hơn 100 vụ ăn trộm do người Việt gây ra thì đủ biết người Nhật phải chịu đựng từ một số người Việt Nam xấu xí như thế nào.
Tôi đã sống ở Nhật 4 năm, không ít lần trong các buổi gặp gỡ với bạn bè, người ta nói thẳng vào mặt rằng: “Người Việt sang đây làm gì lắm thế, đọc tin về cộng đồng người Việt ở Nhật toàn thấy ăn trộm từ dưa hấu, quần áo, hoa quả đến xe đạp, máy xúc”. Tôi cảm thấy xấu hổ thay, nhưng cũng không thể lý giải và biện bạch được, chỉ biết im lặng và chuyển sang chuyện khác.
Lại cũng có không ít người Nhật tưởng rằng người Việt sang Nhật chẳng chịu làm ăn gì mà chỉ trộm cắp tiền của người Nhật rồi trốn về nước. Với trải nghiệm của tôi, tôi cho rằng nhiều người Nhật đang không hiểu là người Việt đang góp phần mang đến cho nước Nhật lực lượng lao động quan trọng và không sớm có khả năng thay thế trong ngắn hạn, dù đương nhiên không thể phủ nhận cộng đồng người Việt tại Nhật vẫn đang có nhiều vấn đề này khác.
Quan hệ Nhật – Việt: Vì ta cần nhau
Hãy thử tưởng tượng cuộc sống của một người lao động Nhật bình thường qua ví dụ sau của một người bạn tôi quen.
Mỗi sáng anh Hideaki Fuji ra khỏi nhà, anh rẽ qua cửa hàng tiện lợi mua vội hộp cơm ăn. Sau đó anh đến công ty làm việc. Hết giờ anh về nhà. Mỗi tháng vài lần anh đi nhậu với bạn bè.
Có khi vội vàng, anh quăng quần ra ra tiệm giặt là rồi quay lại lấy sau đó. Khi ốm anh ra hiệu mua vài loại thuốc không kê đơn. Bố mẹ anh tại viện dưỡng lão có người chăm sóc, hàng tháng anh đến thăm họ đôi lần.
Thỉnh thoảng anh đặt hàng trên mạng, hàng được chuyển đến nhà anh vô cùng đúng giờ. Khi có tiền, anh di du lịch Hokkaido hoặc xuống các tỉnh vùng Kansai ở phía Nam thăm bạn bè. Sau đó anh trở về nhà và tiếp tục tuần làm việc mới. Anh muốn mua hàng ở cửa hàng tiện lợi phục vụ 24/24 tiếng mỗi ngày và nhu cầu của anh luôn được đáp ứng.
Anh Hideaki Fuji có thể nhận ra hoặc không, đó chính là sự thật khi anh vào cửa hàng tiện lợi, người bán hàng cho anh có thể là người Việt Nam, người làm hộp cơm suốt đêm qua cho anh cũng chính là người Việt Nam. Người phục vụ anh tại quán nhậu, nấu ăn cho anh cũng là người Việt Nam. Người nhận quần áo của anh, đảm nhiệm công việc giặt là rồi trả quần áo cho anh là người Việt Nam.
Người bán thuốc cho anh tại cửa hàng cũng là người Việt Nam. Người chăm sóc cho bố mẹ anh tại viện dưỡng lão cũng là người Việt Nam. Khi anh mua hàng trên mạng, để đảm bảo cho hoạt động vận chuyển hàng thông suốt, người dán tem hàng, phân loại hàng và vận chuyển hàng cho anh là người Việt Nam.
Khi anh đi nghỉ tại khách sạn, nhân viên người Việt Nam đã phải làm việc suốt đêm để hàng trăm gian phòng luôn được sạch sẽ khi giao cho khách. Và chiếc khăn nhà tắm anh dùng cũng được giặt bởi chính tay người lao động Việt Nam. Cây rau, hoa quả anh ăn cũng có thể đã được chăm bón và thu hoạch bởi người lao động Việt Nam.
Tóm gọn lại, người Việt Nam đang đóng góp phần cực kỳ quan trọng để đảm bảo cho hệ thống dịch vụ của Nhật luôn được hoàn hảo và thông suốt. Người Nhật được hưởng chất lượng dịch vụ tốt nhưng phải trả mức phí không hề cao. Người Việt đang làm những công việc mà người Nhật dù thất nghiệp cũng… không thèm làm.
Nói cách khác, quan hệ Nhật – Việt ở đây là mối quan hệ đôi bên cùng có lợi, một bên có người làm, bên kia được trả lương xứng đáng, cán cân không nghiêng về bên nào cả.
Với mỗi giờ lao động cho công việc “chân tay” và dịch vụ kiểu như trên, một người lao động được trả lương trung bình từ 180 nghìn đến 220 nghìn đồng/giờ, hoặc có thể lên đến hơn 300 nghìn đồng/giờ với ca đêm.
Buổi làm việc đêm của các nhân viên xưởng bốc xếp hàng hóa tại tỉnh Saitama, ngoại ô Tokyo, Nhật. Phần đông nhân viên trong xưởng là người nước ngoài, trong đó rất đông người Việt. Người Nhật chỉ làm quản lý. Ảnh: Ngọc Thanh
Mỗi ca làm kéo dài khoảng từ 4 đến 5 tiếng, mỗi tiếng được trả gần 200 nghìn đồng tiền công. Ảnh: Ngọc Thanh
Mức lương này chỉ cao so với mức thù lao và cuộc sống ở Việt Nam, chứ không hề cao so với cuộc sống ở Nhật. Phần đông người Nhật sẽ từ chối làm những nghề kiểu này, đặc biệt những công việc dọn dẹp, vận chuyển hàng, bán hàng đêm, thay vào đó là nhân sự người Việt Nam hay những người nước ngoài khác. Người lao động nước ngoài ở Nhật còn đảm đương rất nhiều công việc vô cùng nguy hiểm khác, sẽ được đề cập đến sau.
“Rắc rối là có, nhưng chúng tôi quen làm với người Việt rồi”
Chắc hẳn sẽ không ít người lập luận rằng nếu không có người Việt Nam thì sẽ ngay lập tức lao động Việt Nam được thay thế bởi lao động các nước khác. Điều đó có thể đúng ở phương diện nào đó, nhưng hãy cùng nhìn lại xem người Nhật nghĩ gì và cách làm việc của người Nhật
Phần đông những người lao động Việt Nam làm những công việc dịch vụ như đề cập trong phần trên của bài viết đến nước Nhật qua con đường các trường dạy tiếng Nhật, sau đó họ học cao hơn, vào đại học, cao đẳng hay các hệ cao hơn nữa.
Và khi tiếp tục học tập, họ cần tiền nên vẫn tiếp tục đảm đương các công việc dịch vụ nói trên. Trung bình, mỗi sinh viên Việt Nam ở Nhật sẽ đi làm thêm các công việc dịch vụ kiểu như vậy từ 3 đến 5 năm, cho cả quá trình học ở trường tiếng cho đến khi học xong đại học và kiếm được việc làm toàn thời gian tại các doanh nghiệp.
Sau hàng loạt những vấn đề mà người Việt gây ra ở Nhật, tôi đã có cuộc trao đổi đại diện một số trường tiếng ở Nhật. Và câu trả lời nhận được khá bất ngờ.
Anh Akihiro Takahashi, người đã làm việc ở trường tiếng Nhật tại Tokyo nhiều năm, cho biết, chắc chắn rằng đối với bất kỳ cộng đồng người nước ngoài nào tại Nhật, sẽ có những vấn đề đặc thù, không vấn đề này thì vấn đề khác, sẽ không bao giờ có cộng đồng nào mà cả 1.000 người đều giống nhau, không gây ra rắc rối gì.
Và từ góc độ là người tuyển sinh viên đưa đến Nhật, anh Takahashi khẳng định sinh viên Việt Nam vẫn là đối tượng được ưu tiên tuyển sinh đến Nhật để tạo nguồn lao động trong ít nhất 3 năm tới.
Về phương diện chính trị, trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam là quốc gia rất được Nhật Bản quan tâm. Bỏ qua yếu tố trên, anh Takahashi cho biết người Nhật đã tiếp nhận du học sinh và lao động Việt Nam từ rất lâu, ít nhất khoảng 4 thập kỷ qua. Và chừng ấy thời gian đủ để hai bên hiểu nhau và thiết lập mạng lưới quan hệ liên quan.
Trong những năm gần đây, khi mà quan hệ ngoại giao Nhật – Việt Nam trở nên khăng khít hơn, người Nhật càng muốn tuyển thêm người Việt Nam sang.
Còn đối với anh Goro Hajime, đại diện tuyển sinh của trường đại học khác cũng tại Tokyo, anh cũng đã từng nói với hiệu trưởng rằng anh muốn chuyển thị trường tuyển sinh sang nhiều nước Đông Nam Á khác nữa, nhưng hiệu trưởng khẳng định rằng trong Đông Nam Á, trước tiên hãy cứ làm tốt với thị trường Việt Nam. Lào với Campuchia được đánh giá không có tiềm năng, nhưng ngay cả với Myanmar vốn được coi như “mỏ vàng” khu vực cũng không nhận được sự ủng hộ của hiệu trưởng.
Lý do rất đơn giản, anh Goro Hajime lý giải rằng, khi đã làm việc với người Việt lâu năm, người Nhật đã thiết lập nên hệ thống các quan hệ liên quan và trang bị cực kỳ nhiều kinh nghiệm.
Ví như trước khi vào Việt Nam, đại diện các trường đã có các cuộc đối thoại với doanh nghiệp tại Việt Nam để hiểu người Việt Nam, họ cũng đã có quan hệ với chính quyền nhiều địa phương và với các công ty đào tạo nguồn nhân lực.
Ngoài ra, họ cũng có quan hệ rất chặt chẽ với nhiều trường đại học, trường nghề khắp trong Nam ngoài Bắc. Họ nắm được hệ thống xếp hạng đại học ở Việt Nam trong từng ngành, trường nào đứng đầu mỗi ngành mà nước Nhật cần nhân lực, có quan hệ với vô cùng nhiều giảng viên đại học. Thậm chí đã có nhiều nhân viên đi học tiếng Việt và lớp nhân trắc học để có thể hiểu rõ hành vi của người Việt, dù thậm chí không cần hiểu tiếng Việt.
Họ luôn cẩn trọng với tất cả những gì họ làm: “Phiên dịch đừng nghĩ sẽ lừa được họ, vì kể cả họ không hiểu tiếng Việt được 100%, nhưng họ sẽ bắt được một số từ quan trọng, quan sát hành vi ánh mắt, họ biết phiên dịch dịch trung thực đến đâu.”
Anh Hajime khẳng định rằng để thiết lập được hệ thống các quan hệ, trang bị kỹ năng tương đương ở thị trường mới chắc chắn mất rất nhiều thời gian, công sức, và cũng không lấy gì đảm bảo nhân lực thị trường mới sẽ hơn Việt Nam.
Như vậy có thể coi như tin vui cho người Việt Nam rằng ít nhất Việt Nam vẫn là thị trường lao động được người Nhật quan tâm và thu hút trong 3-5 năm tới. Chỉ mong rằng, người Việt Nam sẽ không tiếp tục gây ra các việc xấu trên đất Nhật khiến họ buộc phải thay đổi chiến lược thu hút người lao động sang nước họ.
(Tác giả bài viết là một thạc sĩ chuyên ngành Quan hệ Quốc tế tại Nhật, có 4 năm kinh nghiệm sống và học tập tại đất nước này. Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả).
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- Huỳnh Ngọc Chênh - Hôm nay đón Nguyễn Thúy Hạnh về nhà, kịch tính như phim
- "Sư Minh Tuệ" - by Đỗ Duy Ngọc / Trần Văn Giang (ghi lại)
- "Thế lực nào đã đầu độc tướng vi-xi Nguyễn Chí Vịnh?" - Lê Văn Đoành / Trần Văn Giang (ghi lại)
- NHỮNG NỮ LƯU LỪNG DANH Ở MỸ & THẾ GIỚI - TRẦN VĂN NGÀ
- Putin tiến thoái lưỡng nan vì đã tính sai nước cờ _ Hoài Việt
Tôi lặng người xấu hổ khi nhiều người bạn Nhật nói thẳng “Người Việt sang đây làm gì mà lắm thế, toàn thấy sang trộm cắp”
Ngọc Thanh
Có không ít người Nhật nghĩ rằng người Việt Nam sang làm loạn nước họ, làm mọi việc để lấy tiền mang về, nhưng thực chất người Việt đang giữ phần rất quan trọng đảm bảo cho hệ thống dịch vụ của Nhật vận hành trơn tru, thông suốt.
Ảnh chỉ mang tính chất minh họa.
Thực ra, người Việt Nam đang đóng góp phần cực kỳ quan trọng để đảm bảo cho hệ thống dịch vụ của Nhật luôn được hoàn hảo và thông suốt.
Những phút giây cúi đầu không dám ngẩng mặt của người Việt
Tôi mới quen một cô bé tên Thanh Thư. Thư là sinh viên Việt Nam mới sang Nhật được 6 tháng. Ngoài giờ đi học ở trường tiếng, cô cũng đi làm thêm tại một số cửa hàng tiện lợi (conbini) với vốn tiếng Nhật khá vững khi còn học ở Việt Nam. Dù Thư là người rất cố gắng trong công việc, nhưng nhiều lúc cô bé không khỏi chạnh lòng khi ông chủ càu nhàu vì đọc được những tin người Việt đâm chém, giết người hoặc ăn cắp hàng loạt trên đất Nhật.
Thư chia sẻ, có nhiều khi ông nói khá nặng lời với em: “Ở nước cô, sao mọi người sang Nhật lắm thế, sao không ở lại nước mình đi cho Nhật yên lành”. Dẫu biết ông không phải người ác ý nhưng nghe nói vậy Thư cũng chẳng biết biện minh thế nào, vì rõ ràng người Việt thực sự gây ra nhiều vấn đề ở Nhật.
Không chỉ riêng Thư mà rất nhiều người Việt Nam trên đất Nhật cũng đã từng phải nghe lời phàn nàn tương tự từ người Nhật. Có những cửa hàng Uniqlo ở Nhật trong 1 năm bắt được hơn 100 vụ ăn trộm do người Việt gây ra thì đủ biết người Nhật phải chịu đựng từ một số người Việt Nam xấu xí như thế nào.
Tôi đã sống ở Nhật 4 năm, không ít lần trong các buổi gặp gỡ với bạn bè, người ta nói thẳng vào mặt rằng: “Người Việt sang đây làm gì lắm thế, đọc tin về cộng đồng người Việt ở Nhật toàn thấy ăn trộm từ dưa hấu, quần áo, hoa quả đến xe đạp, máy xúc”. Tôi cảm thấy xấu hổ thay, nhưng cũng không thể lý giải và biện bạch được, chỉ biết im lặng và chuyển sang chuyện khác.
Lại cũng có không ít người Nhật tưởng rằng người Việt sang Nhật chẳng chịu làm ăn gì mà chỉ trộm cắp tiền của người Nhật rồi trốn về nước. Với trải nghiệm của tôi, tôi cho rằng nhiều người Nhật đang không hiểu là người Việt đang góp phần mang đến cho nước Nhật lực lượng lao động quan trọng và không sớm có khả năng thay thế trong ngắn hạn, dù đương nhiên không thể phủ nhận cộng đồng người Việt tại Nhật vẫn đang có nhiều vấn đề này khác.
Quan hệ Nhật – Việt: Vì ta cần nhau
Hãy thử tưởng tượng cuộc sống của một người lao động Nhật bình thường qua ví dụ sau của một người bạn tôi quen.
Mỗi sáng anh Hideaki Fuji ra khỏi nhà, anh rẽ qua cửa hàng tiện lợi mua vội hộp cơm ăn. Sau đó anh đến công ty làm việc. Hết giờ anh về nhà. Mỗi tháng vài lần anh đi nhậu với bạn bè.
Có khi vội vàng, anh quăng quần ra ra tiệm giặt là rồi quay lại lấy sau đó. Khi ốm anh ra hiệu mua vài loại thuốc không kê đơn. Bố mẹ anh tại viện dưỡng lão có người chăm sóc, hàng tháng anh đến thăm họ đôi lần.
Thỉnh thoảng anh đặt hàng trên mạng, hàng được chuyển đến nhà anh vô cùng đúng giờ. Khi có tiền, anh di du lịch Hokkaido hoặc xuống các tỉnh vùng Kansai ở phía Nam thăm bạn bè. Sau đó anh trở về nhà và tiếp tục tuần làm việc mới. Anh muốn mua hàng ở cửa hàng tiện lợi phục vụ 24/24 tiếng mỗi ngày và nhu cầu của anh luôn được đáp ứng.
Anh Hideaki Fuji có thể nhận ra hoặc không, đó chính là sự thật khi anh vào cửa hàng tiện lợi, người bán hàng cho anh có thể là người Việt Nam, người làm hộp cơm suốt đêm qua cho anh cũng chính là người Việt Nam. Người phục vụ anh tại quán nhậu, nấu ăn cho anh cũng là người Việt Nam. Người nhận quần áo của anh, đảm nhiệm công việc giặt là rồi trả quần áo cho anh là người Việt Nam.
Người bán thuốc cho anh tại cửa hàng cũng là người Việt Nam. Người chăm sóc cho bố mẹ anh tại viện dưỡng lão cũng là người Việt Nam. Khi anh mua hàng trên mạng, để đảm bảo cho hoạt động vận chuyển hàng thông suốt, người dán tem hàng, phân loại hàng và vận chuyển hàng cho anh là người Việt Nam.
Khi anh đi nghỉ tại khách sạn, nhân viên người Việt Nam đã phải làm việc suốt đêm để hàng trăm gian phòng luôn được sạch sẽ khi giao cho khách. Và chiếc khăn nhà tắm anh dùng cũng được giặt bởi chính tay người lao động Việt Nam. Cây rau, hoa quả anh ăn cũng có thể đã được chăm bón và thu hoạch bởi người lao động Việt Nam.
Tóm gọn lại, người Việt Nam đang đóng góp phần cực kỳ quan trọng để đảm bảo cho hệ thống dịch vụ của Nhật luôn được hoàn hảo và thông suốt. Người Nhật được hưởng chất lượng dịch vụ tốt nhưng phải trả mức phí không hề cao. Người Việt đang làm những công việc mà người Nhật dù thất nghiệp cũng… không thèm làm.
Nói cách khác, quan hệ Nhật – Việt ở đây là mối quan hệ đôi bên cùng có lợi, một bên có người làm, bên kia được trả lương xứng đáng, cán cân không nghiêng về bên nào cả.
Với mỗi giờ lao động cho công việc “chân tay” và dịch vụ kiểu như trên, một người lao động được trả lương trung bình từ 180 nghìn đến 220 nghìn đồng/giờ, hoặc có thể lên đến hơn 300 nghìn đồng/giờ với ca đêm.
Buổi làm việc đêm của các nhân viên xưởng bốc xếp hàng hóa tại tỉnh Saitama, ngoại ô Tokyo, Nhật. Phần đông nhân viên trong xưởng là người nước ngoài, trong đó rất đông người Việt. Người Nhật chỉ làm quản lý. Ảnh: Ngọc Thanh
Mỗi ca làm kéo dài khoảng từ 4 đến 5 tiếng, mỗi tiếng được trả gần 200 nghìn đồng tiền công. Ảnh: Ngọc Thanh
Mức lương này chỉ cao so với mức thù lao và cuộc sống ở Việt Nam, chứ không hề cao so với cuộc sống ở Nhật. Phần đông người Nhật sẽ từ chối làm những nghề kiểu này, đặc biệt những công việc dọn dẹp, vận chuyển hàng, bán hàng đêm, thay vào đó là nhân sự người Việt Nam hay những người nước ngoài khác. Người lao động nước ngoài ở Nhật còn đảm đương rất nhiều công việc vô cùng nguy hiểm khác, sẽ được đề cập đến sau.
“Rắc rối là có, nhưng chúng tôi quen làm với người Việt rồi”
Chắc hẳn sẽ không ít người lập luận rằng nếu không có người Việt Nam thì sẽ ngay lập tức lao động Việt Nam được thay thế bởi lao động các nước khác. Điều đó có thể đúng ở phương diện nào đó, nhưng hãy cùng nhìn lại xem người Nhật nghĩ gì và cách làm việc của người Nhật
Phần đông những người lao động Việt Nam làm những công việc dịch vụ như đề cập trong phần trên của bài viết đến nước Nhật qua con đường các trường dạy tiếng Nhật, sau đó họ học cao hơn, vào đại học, cao đẳng hay các hệ cao hơn nữa.
Và khi tiếp tục học tập, họ cần tiền nên vẫn tiếp tục đảm đương các công việc dịch vụ nói trên. Trung bình, mỗi sinh viên Việt Nam ở Nhật sẽ đi làm thêm các công việc dịch vụ kiểu như vậy từ 3 đến 5 năm, cho cả quá trình học ở trường tiếng cho đến khi học xong đại học và kiếm được việc làm toàn thời gian tại các doanh nghiệp.
Sau hàng loạt những vấn đề mà người Việt gây ra ở Nhật, tôi đã có cuộc trao đổi đại diện một số trường tiếng ở Nhật. Và câu trả lời nhận được khá bất ngờ.
Anh Akihiro Takahashi, người đã làm việc ở trường tiếng Nhật tại Tokyo nhiều năm, cho biết, chắc chắn rằng đối với bất kỳ cộng đồng người nước ngoài nào tại Nhật, sẽ có những vấn đề đặc thù, không vấn đề này thì vấn đề khác, sẽ không bao giờ có cộng đồng nào mà cả 1.000 người đều giống nhau, không gây ra rắc rối gì.
Và từ góc độ là người tuyển sinh viên đưa đến Nhật, anh Takahashi khẳng định sinh viên Việt Nam vẫn là đối tượng được ưu tiên tuyển sinh đến Nhật để tạo nguồn lao động trong ít nhất 3 năm tới.
Về phương diện chính trị, trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam là quốc gia rất được Nhật Bản quan tâm. Bỏ qua yếu tố trên, anh Takahashi cho biết người Nhật đã tiếp nhận du học sinh và lao động Việt Nam từ rất lâu, ít nhất khoảng 4 thập kỷ qua. Và chừng ấy thời gian đủ để hai bên hiểu nhau và thiết lập mạng lưới quan hệ liên quan.
Trong những năm gần đây, khi mà quan hệ ngoại giao Nhật – Việt Nam trở nên khăng khít hơn, người Nhật càng muốn tuyển thêm người Việt Nam sang.
Còn đối với anh Goro Hajime, đại diện tuyển sinh của trường đại học khác cũng tại Tokyo, anh cũng đã từng nói với hiệu trưởng rằng anh muốn chuyển thị trường tuyển sinh sang nhiều nước Đông Nam Á khác nữa, nhưng hiệu trưởng khẳng định rằng trong Đông Nam Á, trước tiên hãy cứ làm tốt với thị trường Việt Nam. Lào với Campuchia được đánh giá không có tiềm năng, nhưng ngay cả với Myanmar vốn được coi như “mỏ vàng” khu vực cũng không nhận được sự ủng hộ của hiệu trưởng.
Lý do rất đơn giản, anh Goro Hajime lý giải rằng, khi đã làm việc với người Việt lâu năm, người Nhật đã thiết lập nên hệ thống các quan hệ liên quan và trang bị cực kỳ nhiều kinh nghiệm.
Ví như trước khi vào Việt Nam, đại diện các trường đã có các cuộc đối thoại với doanh nghiệp tại Việt Nam để hiểu người Việt Nam, họ cũng đã có quan hệ với chính quyền nhiều địa phương và với các công ty đào tạo nguồn nhân lực.
Ngoài ra, họ cũng có quan hệ rất chặt chẽ với nhiều trường đại học, trường nghề khắp trong Nam ngoài Bắc. Họ nắm được hệ thống xếp hạng đại học ở Việt Nam trong từng ngành, trường nào đứng đầu mỗi ngành mà nước Nhật cần nhân lực, có quan hệ với vô cùng nhiều giảng viên đại học. Thậm chí đã có nhiều nhân viên đi học tiếng Việt và lớp nhân trắc học để có thể hiểu rõ hành vi của người Việt, dù thậm chí không cần hiểu tiếng Việt.
Họ luôn cẩn trọng với tất cả những gì họ làm: “Phiên dịch đừng nghĩ sẽ lừa được họ, vì kể cả họ không hiểu tiếng Việt được 100%, nhưng họ sẽ bắt được một số từ quan trọng, quan sát hành vi ánh mắt, họ biết phiên dịch dịch trung thực đến đâu.”
Anh Hajime khẳng định rằng để thiết lập được hệ thống các quan hệ, trang bị kỹ năng tương đương ở thị trường mới chắc chắn mất rất nhiều thời gian, công sức, và cũng không lấy gì đảm bảo nhân lực thị trường mới sẽ hơn Việt Nam.
Như vậy có thể coi như tin vui cho người Việt Nam rằng ít nhất Việt Nam vẫn là thị trường lao động được người Nhật quan tâm và thu hút trong 3-5 năm tới. Chỉ mong rằng, người Việt Nam sẽ không tiếp tục gây ra các việc xấu trên đất Nhật khiến họ buộc phải thay đổi chiến lược thu hút người lao động sang nước họ.
(Tác giả bài viết là một thạc sĩ chuyên ngành Quan hệ Quốc tế tại Nhật, có 4 năm kinh nghiệm sống và học tập tại đất nước này. Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả).