Văn Học & Nghệ Thuật
"Tôi sợ mặt trái văn hóa Hà Nội"
Sau khi đăng tải bài viết Hà Nội: Nói đến văn minh lịch sự thì còn xa lắm của nhà nghiên cứu Phan Cẩm Thượng, VietNamNet đã nhận được rất nhiều ý kiến phản hồi của độc giả. Phần lớn độc giả cho rằng, đời sống văn hóa của người Hà Nội đã xuống cấp trầm trọng dẫn đến những cách hành xử như trong bài viết đã nêu.
Một Hà Nội êm đềm và thanh lịch. Ảnh: Internet |
Tôi sợ Hà Nội!
Hà Nội là thủ đô của đất nước, là trung tâm kinh tế văn hóa đầu não của cả nước, đáng ra phải là nơi hiếu khách nhất. Thế nhưng không ít người khi lần đầu tiên đến Hà Nội, hoặc xa Hà Nội lâu ngày quay lại đã phải lắc đầu ngán ngẩm “không có lần thứ 2 quay lại” bởi những nỗi sợ hãi mang tên Hà Nội.
Độc giả Trần Nguyên kể lại: “Tôi có cô bạn là giảng viên trong TP.HCM, năm 2011 được mời ra Hà Nội giảng một lớp cao học. Một tuần ở HN về lại TP.HCM, gặp tôi (tôi là người HN, vào TP.HCM năm 1976), cô ấy tuôn cho một tràng dài về văn hoá chửi HN về kết luận sẽ không có lần thứ hai ra HN, tôi nghe sao đau lòng quá”.
Cũng là một người “tỉnh lẻ”, khi lần đầu tiên ra HN, độc giả Nguyễn Đăng Hoàng cũng rùng mình: “Người ta thường nói: Thứ nhất kinh kỳ như một sự tự hào không phải vì sự phồn hoa mà là vốn thanh lịch của nó. Nhưng bây giờ, cái thứ nhất đó không còn như xưa. Không biết các bạn thế nào chứ, riêng tôi, khi ra Hà Nội bây giờ cảm thấy lúc nào cũng có nhiều mối đe dọa, nó xô bồ, lộn xộn, nhớp nháp và đặc biệt là đầy tính hung hăng.
Bạn có thể chịu nhiều thiệt thòi nếu chẳng may sơ ý va chạm với ai đó ngoài đường hoặc bạn có thể chịu nhiều ấm ức với những lời lẽ đầy tục tĩu của 1 chủ quán nếu bạn mặc cả mà không mua v v và v v. Nói tóm lại Hà Nội càng ngày càng lắm người hung hăng, thô lỗ và rất bẩn theo đúng nghĩa của nó”.
Ngay cả những người con của Hà Nội, xa Hà Nội lâu ngày, giờ đây trở lại cũng phải giật mình bởi sự thay đổi chóng mặt của Hà Nội, thay đổi theo hướng tiêu cực.
Độc giả Marek T, một Việt Kiều sinh ra ở Hà Nội, sau gần 20 năm sống ở Châu Âu quay về đã thực sự sốc và buồn cho Hà Nội ngày hôm nay, mặc dù anh đã chuẩn bị tinh thần từ trước, như lời anh kể.
“Một thủ đô "đầu não" của cả nước và là bộ mặt của một đất nước mà cơ sở hạ tầng thì bẩn thỉu, lộn xộn, văn hóa và ý thức thì xuống cấp trầm trọng. Đành rằng phát triển kinh tế không tránh được mặt trái của nó nhưng dường như Hà Nội có nhiều cái mất so với những cái được. Thật buồn cho quê hương ngày hôm nay. Ngày xa Hà Nội của tôi 1 lần nữa chắc đến gần...”, độc giả Marek T bày tỏ.
Độc giả Đào Ngọc Đạo cũng cùng tâm trạng khi quay trở lại Hà Nội sau thời gian xa cách: “Là một người con của đất Bắc, hiện đang sống và công tác ở Đà Nẵng, Sau vài năm quay lại Hà Nội vì việc gia đình cái cảm nhận đầu tiên của tôi về HN là đông đúc về phương tiên giao thông và con người. Nếu một ai đó có dịp ngồi trên máy bay quan sát đường phố HN thì thấy các phương tiện tham gia giao thông trên đường chẳng khác gì một đàn kiến lúc bị vỡ tổ, mạnh con nào con nấy bò. Chả thế mà người nước ngoài khi sang VN, đến HN đã không dám tham gia giao thông là phải vì rất sợ tai nạn”.
Còn ở lại HN chỉ vì lý do mưu sinh
Chán cuộc sống ở Hà Nội, không ít người đang sống ở đây muốn tìm một thành phố khác để cư trú. Những người còn ở lại cũng chỉ vì lý do mưu sinh.
Độc giả Tuấn Anh bày tỏ: “Tôi đang suy nghĩ di chuyển khỏi HN. Ở VN, tôi là người đi rất nhiều nơi và tôi rút ra: HN hiện nay là nơi tôi cảm thấy thất vọng nhất. TP.HCM cũng đông đúc nhưng đâu có bẩn, đâu có ứng xử quá như HN... Người HN nên thừa nhận đó là sự thật, đừng có tự huyễn hoặc mình quá. Tôi vẫn đang nung nấu ý định di cư khỏi HN... Số 1 Đà Nẵng, số 2 Sài Gòn... Tôi vẫn còn dùng giằng vì lý do kiếm sống mà thôi”.
Và một Hà Nội ngột ngạt. Ảnh: VietNamNet |
Còn độc giả Phạm Cương Quyết đã quyết định rời xa HN từ lâu, giờ đây nhìn lại, anh cho đó là quyết định sáng suốt của gia đình mình. Anh Quyết bày tỏ: “Cha mẹ tôi quyết định rời Hà Nội năm 1954 với nhiều tiếc nuối. Nhưng ông bà cụ chắc chắn sẽ không tiếc quyết định của mình, nếu họ còn sống đến ngày nay để chứng kiến một đô thị điêu tàn về văn hóa và văn minh. Hà Nội đã mất đi nhiều tinh hoa từ năm 1954. Số người tinh hoa sót lại không đối chọi lại được những cái xấu của lớp người đến sau”.
Ngày xưa yêu HN bao nhiêu thì giờ đây thất vọng về HN bấy nhiêu, đó là tâm trạng chung của rất nhiều người. Đạo đức lối sống xuống cấp trầm trọng, con người lạnh nhạt vô cảm, giờ đây HN không còn là chính nó nữa.
Độc giả Nguyễn Dũng bày tỏ: “HN bây giờ không thể coi là một thành phố chứ chưa nói là thủ đô, bởi vì cái "phông" văn hóa của người sống ở HN thật là kém. Đây là nói đến văn hóa ứng xử chứ không nói đến bằng cấp. Rất nhiều người ăn mặc rất bảnh bao, có trình độ học vấn cao nhưng cách cư xử của họ làm ta ngao ngán. Mở mồm ra là văng tục,cần gì thì quỳ gối xin xỏ, không được thì nổi khùng giở thói côn đồ.
Thể hiện rõ nhất là khi bị CSGT phạt là xin xỏ, vận dụng quan hệ để nhờ vả hoặc ra oai hoặc giở trò Chí Phèo. Cách ứng xử đó phản ánh trình độ nhận thức cũng như nhân sinh quan của họ chỉ dừng lại mức văn hóa làng xã của chế độ phong kiến mà thôi .Vì vậy Hà Nội bây giờ cũng chỉ là một "cái làng to".
“Nói đến Hà Nội bây giờ chỉ là một mớ hỗn độn, đầy rẫy tham nhũng, chộp giật, không khí ngột ngạt, chi phí đắt đỏ nhưng chất lượng lại kém, tắc đường. Đây chỉ là một cái chợ để đầu cơ, lừa đảo”, độc giả Võ Trung tiếp lời.
K. Minh (tổng hợp)
Bàn ra tán vào (0)
"Tôi sợ mặt trái văn hóa Hà Nội"
Sau khi đăng tải bài viết Hà Nội: Nói đến văn minh lịch sự thì còn xa lắm của nhà nghiên cứu Phan Cẩm Thượng, VietNamNet đã nhận được rất nhiều ý kiến phản hồi của độc giả. Phần lớn độc giả cho rằng, đời sống văn hóa của người Hà Nội đã xuống cấp trầm trọng dẫn đến những cách hành xử như trong bài viết đã nêu.
Một Hà Nội êm đềm và thanh lịch. Ảnh: Internet |
Tôi sợ Hà Nội!
Hà Nội là thủ đô của đất nước, là trung tâm kinh tế văn hóa đầu não của cả nước, đáng ra phải là nơi hiếu khách nhất. Thế nhưng không ít người khi lần đầu tiên đến Hà Nội, hoặc xa Hà Nội lâu ngày quay lại đã phải lắc đầu ngán ngẩm “không có lần thứ 2 quay lại” bởi những nỗi sợ hãi mang tên Hà Nội.
Độc giả Trần Nguyên kể lại: “Tôi có cô bạn là giảng viên trong TP.HCM, năm 2011 được mời ra Hà Nội giảng một lớp cao học. Một tuần ở HN về lại TP.HCM, gặp tôi (tôi là người HN, vào TP.HCM năm 1976), cô ấy tuôn cho một tràng dài về văn hoá chửi HN về kết luận sẽ không có lần thứ hai ra HN, tôi nghe sao đau lòng quá”.
Cũng là một người “tỉnh lẻ”, khi lần đầu tiên ra HN, độc giả Nguyễn Đăng Hoàng cũng rùng mình: “Người ta thường nói: Thứ nhất kinh kỳ như một sự tự hào không phải vì sự phồn hoa mà là vốn thanh lịch của nó. Nhưng bây giờ, cái thứ nhất đó không còn như xưa. Không biết các bạn thế nào chứ, riêng tôi, khi ra Hà Nội bây giờ cảm thấy lúc nào cũng có nhiều mối đe dọa, nó xô bồ, lộn xộn, nhớp nháp và đặc biệt là đầy tính hung hăng.
Bạn có thể chịu nhiều thiệt thòi nếu chẳng may sơ ý va chạm với ai đó ngoài đường hoặc bạn có thể chịu nhiều ấm ức với những lời lẽ đầy tục tĩu của 1 chủ quán nếu bạn mặc cả mà không mua v v và v v. Nói tóm lại Hà Nội càng ngày càng lắm người hung hăng, thô lỗ và rất bẩn theo đúng nghĩa của nó”.
Ngay cả những người con của Hà Nội, xa Hà Nội lâu ngày, giờ đây trở lại cũng phải giật mình bởi sự thay đổi chóng mặt của Hà Nội, thay đổi theo hướng tiêu cực.
Độc giả Marek T, một Việt Kiều sinh ra ở Hà Nội, sau gần 20 năm sống ở Châu Âu quay về đã thực sự sốc và buồn cho Hà Nội ngày hôm nay, mặc dù anh đã chuẩn bị tinh thần từ trước, như lời anh kể.
“Một thủ đô "đầu não" của cả nước và là bộ mặt của một đất nước mà cơ sở hạ tầng thì bẩn thỉu, lộn xộn, văn hóa và ý thức thì xuống cấp trầm trọng. Đành rằng phát triển kinh tế không tránh được mặt trái của nó nhưng dường như Hà Nội có nhiều cái mất so với những cái được. Thật buồn cho quê hương ngày hôm nay. Ngày xa Hà Nội của tôi 1 lần nữa chắc đến gần...”, độc giả Marek T bày tỏ.
Độc giả Đào Ngọc Đạo cũng cùng tâm trạng khi quay trở lại Hà Nội sau thời gian xa cách: “Là một người con của đất Bắc, hiện đang sống và công tác ở Đà Nẵng, Sau vài năm quay lại Hà Nội vì việc gia đình cái cảm nhận đầu tiên của tôi về HN là đông đúc về phương tiên giao thông và con người. Nếu một ai đó có dịp ngồi trên máy bay quan sát đường phố HN thì thấy các phương tiện tham gia giao thông trên đường chẳng khác gì một đàn kiến lúc bị vỡ tổ, mạnh con nào con nấy bò. Chả thế mà người nước ngoài khi sang VN, đến HN đã không dám tham gia giao thông là phải vì rất sợ tai nạn”.
Còn ở lại HN chỉ vì lý do mưu sinh
Chán cuộc sống ở Hà Nội, không ít người đang sống ở đây muốn tìm một thành phố khác để cư trú. Những người còn ở lại cũng chỉ vì lý do mưu sinh.
Độc giả Tuấn Anh bày tỏ: “Tôi đang suy nghĩ di chuyển khỏi HN. Ở VN, tôi là người đi rất nhiều nơi và tôi rút ra: HN hiện nay là nơi tôi cảm thấy thất vọng nhất. TP.HCM cũng đông đúc nhưng đâu có bẩn, đâu có ứng xử quá như HN... Người HN nên thừa nhận đó là sự thật, đừng có tự huyễn hoặc mình quá. Tôi vẫn đang nung nấu ý định di cư khỏi HN... Số 1 Đà Nẵng, số 2 Sài Gòn... Tôi vẫn còn dùng giằng vì lý do kiếm sống mà thôi”.
Và một Hà Nội ngột ngạt. Ảnh: VietNamNet |
Còn độc giả Phạm Cương Quyết đã quyết định rời xa HN từ lâu, giờ đây nhìn lại, anh cho đó là quyết định sáng suốt của gia đình mình. Anh Quyết bày tỏ: “Cha mẹ tôi quyết định rời Hà Nội năm 1954 với nhiều tiếc nuối. Nhưng ông bà cụ chắc chắn sẽ không tiếc quyết định của mình, nếu họ còn sống đến ngày nay để chứng kiến một đô thị điêu tàn về văn hóa và văn minh. Hà Nội đã mất đi nhiều tinh hoa từ năm 1954. Số người tinh hoa sót lại không đối chọi lại được những cái xấu của lớp người đến sau”.
Ngày xưa yêu HN bao nhiêu thì giờ đây thất vọng về HN bấy nhiêu, đó là tâm trạng chung của rất nhiều người. Đạo đức lối sống xuống cấp trầm trọng, con người lạnh nhạt vô cảm, giờ đây HN không còn là chính nó nữa.
Độc giả Nguyễn Dũng bày tỏ: “HN bây giờ không thể coi là một thành phố chứ chưa nói là thủ đô, bởi vì cái "phông" văn hóa của người sống ở HN thật là kém. Đây là nói đến văn hóa ứng xử chứ không nói đến bằng cấp. Rất nhiều người ăn mặc rất bảnh bao, có trình độ học vấn cao nhưng cách cư xử của họ làm ta ngao ngán. Mở mồm ra là văng tục,cần gì thì quỳ gối xin xỏ, không được thì nổi khùng giở thói côn đồ.
Thể hiện rõ nhất là khi bị CSGT phạt là xin xỏ, vận dụng quan hệ để nhờ vả hoặc ra oai hoặc giở trò Chí Phèo. Cách ứng xử đó phản ánh trình độ nhận thức cũng như nhân sinh quan của họ chỉ dừng lại mức văn hóa làng xã của chế độ phong kiến mà thôi .Vì vậy Hà Nội bây giờ cũng chỉ là một "cái làng to".
“Nói đến Hà Nội bây giờ chỉ là một mớ hỗn độn, đầy rẫy tham nhũng, chộp giật, không khí ngột ngạt, chi phí đắt đỏ nhưng chất lượng lại kém, tắc đường. Đây chỉ là một cái chợ để đầu cơ, lừa đảo”, độc giả Võ Trung tiếp lời.
K. Minh (tổng hợp)