Kinh Khổ
Tôi thấm thía và tôi tin
Bùi Minh Quốc
(Phó chủ tịch Hội Nhà báo độc lập Việt Nam)
Vào một cuộc đấu tranh mới
Để mở tung các cánh cửa sổ
Mở tung các cửa bể
Và tung ra hàng loạt hàng loạt
Những con người thật của chúng ta.
(Văn Cao – tác giả quốc ca)
(VNTB) Hôm 04.7.2014, tham dự cuộc họp mặt các tổ chức xã hội dân sự tại chùa Liên Trì, tôi may mắn được gặp, được nghe và tiếp nhận những điều thật quý giá từ người bạn trẻ Đỗ Thị Minh Hạnh .
Nỗi đau chính mình
Phần đầu cuộc họp dành để chào đón Đỗ Thị Minh Hạnh vừa được trả tự do sau 4 năm 4 tháng ở tù bởi một bản án trắng trợn chà đạp công lý (kết án 7 năm tù giam chỉ vì Hạnh tổ chức công nhân đình công đòi quyền lợi; hai người bạn cùng hoạt động là Đoàn Huy Chương bị kết án 7 năm và Nguyễn Hoàng Quốc Hùng bị kết án 9 năm tù giam).
Nghe Hạnh kể, tôi được biết Hạnh dấn thân lên đường tranh đấu từ khi còn rất trẻ, 18 tuổi, cái tuổi bắt đầu có quyền công dân, vừa học xong lớp 12, chuẩn bị vào đại học.Quyết định dấn thân phát khởi từ một khoảnh khắc, rất tình cờ mà lại như là không thể khác, hoá thành duyên mệnh cho sự lựa chọn vào đời: trên chuyến xe đò về Di Linh, Hạnh ngồi bên một chị công nhân làm việc trong một đồn điền của chủ đầu tư nước ngoài tại Bảo Lộc.Gương mặt gầy héo phờ phạc cùng câu chuyện về cảnh sống khốn cùng của chị công nhân khiến tim Hạnh nhói đau, như nỗi đau của chính mình.
Vâng, Hạnh đã bắt đầu dấn thân vì nỗi đau của người khác, của hàng triệu, hàng triệu người khác, của đồng bào đồng loại, của đất nước và nhân quần xã hội, mà như đau nỗi đau của chính mình.Từ nỗi đau lớn ấy, Hạnh đi phát truyền đơn khẳng định Hoàng Sa - Trường Sa là của Việt Nam, đi tổ chức công nhân đình công đòi quyền lợi, bất chấp bị bắt, bị đánh đập. Mẹ Hạnh thương con quá, đến mức lạy van con hãy trở lại sống bình thường an phận như bao thanh niên khác. Thương mẹ, Hạnh ngưng hoạt động, về Sài Gòn học cao đẳng. Nhưng học hành không yên, lòng dạ không thể nào yên bởi nỗi đau Dân đau Nước. Hạnh cắn răng giấu mẹ nghỉ học, tiếp tục lên đường .
Tôi từng đọc trên mạng những câu thơ thế này, ghi tác giả là 8X, tức thuộc thế hệ 8X, cùng lứa với Hạnh :
“Chúng tôi khóc
Chúng tôi cười
Chúng tôi điên loạn
Chúng tôi hiền lành…
Và trạng thái cuối cùng là trống rỗng.
Hãy bớt trống rỗng!
Không biết sự trống rỗng tâm hồn ấy có phải là của số đông lứa tuổi 8X, 9X? Có thể lắm, khi mà chính sách văn hoá của chế độ độc tài toàn trị mấy chục năm qua cố ý dẫn dụ họ vào một lối sống như thế.
Trong khi số đông lớp trẻ đang sống như thế, thì vẫn có không ít những thanh niên thanh nữ như Nguyễn Phương Uyên, Đinh Nguyên Kha, Đỗ Thị Minh Hạnh, Đoàn Huy Chương, Nguyễn Hoàng Quốc Hùng… nối bước các bậc đàn anh Nguyễn Văn Hải (Điếu Cày), Trần Huỳnh Duy Thức, Lê Quốc Quân…, quyết biểu thị bằng hành động, với một ý thức rõ rệt rằng cái vị trí địa chính trị của đất nước ta nó buộc mỗi con người Việt Nam ta dứt khoát không thể sống như thế, không một ai được phép thờ ơ với hiểm họa bành trướng Đại Hán Trung Quốc luôn đe dọa sự mất còn của Tổ Quốc ta, không một ai được phép vô cảm với tình cảnh bị cướp lột, bị áp bức của đồng bào mình đang diễn ra quanh mình.
Có thể nói không ngoa rằng, trên đất nước Việt Nam hôm nay, và chắc còn rất lâu nữa, không thể có một sự hưởng thụ cá nhân dù là chính đáng có được trọn vẹn khoái cảm hưởng thụ. Không một miếng ngon nào đưa lên miệng mà không vương nỗi áy náy về bao người còn thiếu đói bần cùng, không một nhịp thở bình thường nào được hoàn toàn thoải mái trong nỗi xót xa và phẫn nộ về bao người yêu nước bị bóp cổ, bị bịt miệng, bị tống vào ngục tối chỉ vì cất lời hô “Hoàng Sa Trường Sa của Việt Nam, đả đảo Trung Quốc xâm lược”.
Tôi thấm thía bài học ấy về lẽ sống, lối sống từ Đỗ Thị Minh Hạnh và các bạn trẻ dấn thân cùng lứa.Tôi cũng tin rằng lẽ sống, lối sống ấy từ số ít nhất định sẽ lan toả thành số đông và truyền nối ngày càng đông đến các thế hệ kế tiếp.Tôi cũng tin chắc rằng Đỗ Thị Minh Hạnh và các bạn trẻ dấn thân cùng lứa nhất định sẽ giữ vững ý chí sắt son chiến đấu vì dân vì nước đến trọn đời.
Các chiến sĩ trẻ yêu quý, người chiến sĩ già này nguyện luôn sát cánh bên các bạn trọn đời chiến đấu cho TỔ QUỐC và QUYỀN DÂN !
Đà Lạt 24.07.2014
Bùi Minh Quốc
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Vài Chuyện Buồn 30 Tháng 4" - by Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Sinh Nhật Buồn" - by Khuất Đẩu / Trần Văn Giang (ghi lại).
- Sự thật về “Nước mắm Việt Hương” của Tàu (?) - by Kỳ Đỗ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Người Mỹ và người Việt khác nhau ở chỗ này !" - by Nguyễn Đắc Phúc / Trần Văn Giang (ghi lại)
- Lịch sử và hoài nghi _ Trần Thế Kỷ
Tôi thấm thía và tôi tin
Bùi Minh Quốc
(Phó chủ tịch Hội Nhà báo độc lập Việt Nam)
Vào một cuộc đấu tranh mới
Để mở tung các cánh cửa sổ
Mở tung các cửa bể
Và tung ra hàng loạt hàng loạt
Những con người thật của chúng ta.
(Văn Cao – tác giả quốc ca)
(VNTB) Hôm 04.7.2014, tham dự cuộc họp mặt các tổ chức xã hội dân sự tại chùa Liên Trì, tôi may mắn được gặp, được nghe và tiếp nhận những điều thật quý giá từ người bạn trẻ Đỗ Thị Minh Hạnh .
Nỗi đau chính mình
Phần đầu cuộc họp dành để chào đón Đỗ Thị Minh Hạnh vừa được trả tự do sau 4 năm 4 tháng ở tù bởi một bản án trắng trợn chà đạp công lý (kết án 7 năm tù giam chỉ vì Hạnh tổ chức công nhân đình công đòi quyền lợi; hai người bạn cùng hoạt động là Đoàn Huy Chương bị kết án 7 năm và Nguyễn Hoàng Quốc Hùng bị kết án 9 năm tù giam).
Nghe Hạnh kể, tôi được biết Hạnh dấn thân lên đường tranh đấu từ khi còn rất trẻ, 18 tuổi, cái tuổi bắt đầu có quyền công dân, vừa học xong lớp 12, chuẩn bị vào đại học.Quyết định dấn thân phát khởi từ một khoảnh khắc, rất tình cờ mà lại như là không thể khác, hoá thành duyên mệnh cho sự lựa chọn vào đời: trên chuyến xe đò về Di Linh, Hạnh ngồi bên một chị công nhân làm việc trong một đồn điền của chủ đầu tư nước ngoài tại Bảo Lộc.Gương mặt gầy héo phờ phạc cùng câu chuyện về cảnh sống khốn cùng của chị công nhân khiến tim Hạnh nhói đau, như nỗi đau của chính mình.
Vâng, Hạnh đã bắt đầu dấn thân vì nỗi đau của người khác, của hàng triệu, hàng triệu người khác, của đồng bào đồng loại, của đất nước và nhân quần xã hội, mà như đau nỗi đau của chính mình.Từ nỗi đau lớn ấy, Hạnh đi phát truyền đơn khẳng định Hoàng Sa - Trường Sa là của Việt Nam, đi tổ chức công nhân đình công đòi quyền lợi, bất chấp bị bắt, bị đánh đập. Mẹ Hạnh thương con quá, đến mức lạy van con hãy trở lại sống bình thường an phận như bao thanh niên khác. Thương mẹ, Hạnh ngưng hoạt động, về Sài Gòn học cao đẳng. Nhưng học hành không yên, lòng dạ không thể nào yên bởi nỗi đau Dân đau Nước. Hạnh cắn răng giấu mẹ nghỉ học, tiếp tục lên đường .
Tôi từng đọc trên mạng những câu thơ thế này, ghi tác giả là 8X, tức thuộc thế hệ 8X, cùng lứa với Hạnh :
“Chúng tôi khóc
Chúng tôi cười
Chúng tôi điên loạn
Chúng tôi hiền lành…
Và trạng thái cuối cùng là trống rỗng.
Hãy bớt trống rỗng!
Không biết sự trống rỗng tâm hồn ấy có phải là của số đông lứa tuổi 8X, 9X? Có thể lắm, khi mà chính sách văn hoá của chế độ độc tài toàn trị mấy chục năm qua cố ý dẫn dụ họ vào một lối sống như thế.
Trong khi số đông lớp trẻ đang sống như thế, thì vẫn có không ít những thanh niên thanh nữ như Nguyễn Phương Uyên, Đinh Nguyên Kha, Đỗ Thị Minh Hạnh, Đoàn Huy Chương, Nguyễn Hoàng Quốc Hùng… nối bước các bậc đàn anh Nguyễn Văn Hải (Điếu Cày), Trần Huỳnh Duy Thức, Lê Quốc Quân…, quyết biểu thị bằng hành động, với một ý thức rõ rệt rằng cái vị trí địa chính trị của đất nước ta nó buộc mỗi con người Việt Nam ta dứt khoát không thể sống như thế, không một ai được phép thờ ơ với hiểm họa bành trướng Đại Hán Trung Quốc luôn đe dọa sự mất còn của Tổ Quốc ta, không một ai được phép vô cảm với tình cảnh bị cướp lột, bị áp bức của đồng bào mình đang diễn ra quanh mình.
Có thể nói không ngoa rằng, trên đất nước Việt Nam hôm nay, và chắc còn rất lâu nữa, không thể có một sự hưởng thụ cá nhân dù là chính đáng có được trọn vẹn khoái cảm hưởng thụ. Không một miếng ngon nào đưa lên miệng mà không vương nỗi áy náy về bao người còn thiếu đói bần cùng, không một nhịp thở bình thường nào được hoàn toàn thoải mái trong nỗi xót xa và phẫn nộ về bao người yêu nước bị bóp cổ, bị bịt miệng, bị tống vào ngục tối chỉ vì cất lời hô “Hoàng Sa Trường Sa của Việt Nam, đả đảo Trung Quốc xâm lược”.
Tôi thấm thía bài học ấy về lẽ sống, lối sống từ Đỗ Thị Minh Hạnh và các bạn trẻ dấn thân cùng lứa.Tôi cũng tin rằng lẽ sống, lối sống ấy từ số ít nhất định sẽ lan toả thành số đông và truyền nối ngày càng đông đến các thế hệ kế tiếp.Tôi cũng tin chắc rằng Đỗ Thị Minh Hạnh và các bạn trẻ dấn thân cùng lứa nhất định sẽ giữ vững ý chí sắt son chiến đấu vì dân vì nước đến trọn đời.
Các chiến sĩ trẻ yêu quý, người chiến sĩ già này nguyện luôn sát cánh bên các bạn trọn đời chiến đấu cho TỔ QUỐC và QUYỀN DÂN !
Đà Lạt 24.07.2014
Bùi Minh Quốc