Tham Khảo
Tóm lược về hệ thống bầu cử Hoa Kỳ: Cử Tri Đoàn (Electoral College) - NGÔ KỶ
Tóm lược về hệ thống bầu cử Hoa Kỳ: Cử Tri Đoàn (Electoral College)
Ngô Kỷ
Tại Việt Nam và hầu hết các quốc gia trên thế giới tổ chức bầu cử theo lối phổ thông đầu phiếu, tức quyết định ứng cử viên tổng thống được đắc cử tổng thống bằng tổng số phiếu phổ thông do cử tri dân chúng bầu trên toàn quốc cộng lại, ai cao nhất thì đắc cử. Tuy nhiên tại Hoa Kỳ thì lại khác, bầu cử theo hệ thống "Cử Tri Đoàn" (Electoral College,) số phiếu phổ thông do cử tri dân chúng bầu được đếm theo từng tiểu bang, và sau đó mỗi tiểu bang bầu lại một lần nữa bởi các Đại Cử Tri (Elector.)
Hàng triệu cử tri Mỹ sẽ đi bỏ phiếu tại phòng phiếu vào thứ Ba ngày 8 tháng 11 năm 2016 cho cuộc bầu cử tổng thống năm 2016 (và một số đã đi bầu sớm hoặc đã bầu bằng thơ), nhưng kết quả sẽ không được tuyên bố là “chính thức,” mà phải chờ cho tới tháng 1 năm 2017 thì mới có kết quả “chính thức,” bởi vì cuộc bầu cử tổng thống Mỹ được quyết định bởi cử tri đoàn chứ không phải bởi số phiếu phổ thông do các cử tri dân chúng đã bầu. Dù trên lý thuyết là kết quả bầu cử chưa được công nhận là chính thức, tuy nhiên trên thực tế số phiếu phổ thông do cử tri dân chúng đi bầu đóng vai trò rất quan trọng và chính yếu, vì qua kết quả số phiếu đó thì mới biết ứng cử viên tổng thống nào có số phiếu cao nhất, và từ đó ứng cử viên tổng thống mới được quyền nhận hết số đại cử tri của đảng mình tại tiểu bang thắng cử đó. Trên thực tế, kết quả bầu cử vào tối thứ Ba ngày 8 tháng 11 năm 2016 là đã quyết định ai thắng cử tổng thống rồi, các quan sát viên nhìn vào các kết quả thắng cử tại các tiểu bang thì họ tính ra được tổng số các đại cử tri mà mỗi ứng cử viên tổng thấng nhận được rồi. Còn cái việc các đại cử tri đi bầu lại vào tháng 12 chỉ là hình thức màu mè, "hoa lá cành" cho có lệ mà thôi. Lý do mà chính phủ đặt ra việc các đại cử tri bầu lại vì chính phủ cho rằng có thể cử tri dân chúng bầu cẩu thả, không đủ ý thức chính trị, không nắm vững tiểu sử của các ứng cử viên tổng thống, do đó cần phải có đại cử tri bầu lại lần nữa, vì chính phủ cho rằng các đại cử tri là những người sáng suốt hơn, trí thức hơn, hiểu biết chính trị hơn v.v...
Theo quá trình Hiến Pháp Hoa Kỳ (Constitution) ấn định rằng, một ứng cử viên tổng thống chỉ có thể được đắc cử làm tổng thống khi người đó thắng 270 phiếu đại cử tri, tức quá bán tổng số 538 phiếu đại cử tri của Hoa Kỳ. Tóm lại thì ứng cử viên Donald Trump hay Hillary Clinton phải bảo đảm nhận được ít nhất 270 phiếu đại cử tri thì mới có thể giành chiến thắng trong Tòa Bạch Ốc.
Ai chọn ra đại cử tri?
Trong ngày bầu cử tổng thống, đảng chính trị tại mỗi tiểu bang chọn ra các “đại cử tri,” như đảng Cộng Hòa, đảng dân Chủ v.v...
Hầu hết những nhân vật được chọn làm “đại cử tri” là những nhân vật có tiếng tăm, giàu có trong xã hội, là người giữ chức vụ cao cấp trong đảng, là ủng hộ viên mạnh mẽ cho ứng cử viên tổng thống v.v...
Các đại cử tri sau đó gặp nhau tại thủ phủ của mỗi tiểu bang (California thì tại Sacramento, Texas thì tại Austin…) vào giữa tháng 12 để chính thức bỏ một phiếu cho tổng thống và một phiếu cho phó tổng thống.
Cựu Tổng thống Bill Clinton được đảng Dân Chủ chọn sẵn làm đại cử tri ở New York, kể cả Thống đốc Andrew Cuomo, New York City, Thị trưởng Bill de Blasio và Eric Schneiderman, tổng chưởng lý New York là người đang điều tra các hoạt động của Donald Trump. Trong khi đó thì đảng Cộng Hòa lại chọn sẵn ông Donald Trump Jr. (con trai ứng cử viên Trump,) và Carl Paladino làm đại cử tri.
Chọn “đại cử tri” bằng cách nào?
Mỗi tiểu bang chọn con số đại cử tri tương đương với con số của 2 thượng nghị sị liên bang của mỗi tiểu bang, cộng với con số dân liểu liên bang của mỗi tiểu bang. Thí dụ Texas có 2 thương nghị sĩ lien bang, và 36 dân biểu liên bang, do đó Texas có tổng cộng là 38 đại cử tri. Tiểu bang California có 2 thượng nghị sĩ liên bang, và 53 dân biểu liên bang, do đó California có tổng cộng là 55 đại cử tri. Các thượng nghị sĩ, dân biểu không được làm đại cử tri.
Tại các tiểu bang dân số ít như Dakota, Montana và Wyoming thì có 2 thượng nghị sĩ liên bang và 1 dân biểu liên bang, do đó mỗi tiểu bang này có tổng cộng là 3 đại cử tri. Thủ đô Hoa Thịnh Đốn tức vùng Washington, DC không phải là tiểu bang nên không có thượng nghị sĩ liên bang, và cũng không có dân biểu liên bang, nhưng được chính phủ ấn định có được 3 đại cử tri.
Hầu hết các tiểu bang ấn định rằng ứng cử viên tổng thống nào nhận được phiếu phổ thông của cử tri dân chúng bầu nhiều nhất, thì ứng cử viên tổng thống đó được nhận tất cả số phiếu đại cử tri của tiểu bang đó, tức “winner take all,” còn ứng cử viên tổng thống nào nhận ít phiếu hơn thì sẽ không nhận được bất cứ phiếu đại cử tri nào cả, tức theo phương thức “được ăn cả, ngã về không.”
Thí dụ,vào ngày bầu cử tổng thống 8 tháng 11 năm 2016 này, giả sử ứng cử viên Hillary Clinton thắng tại tiểu bang California dù thắng hơn hai triệu phiếu hay hơn chỉ 1 phiếu, thì bà sẽ nhận được tất cả 55 phiếu đại cử tri do đảng Dân Chủ chọn ra. Còn giả sử nếu ứng cửa viên tổng thống Donald Trump thắng tiểu bang Texas thì ông sẽ nhận được 38 phiếu đại cử tri do đảng Cộng Hòa chọn ra.
Riêng tại 2 tiểu bang Maine (có 4 phiếu đại cử tri,) và Nebraska (có 5 phiếu đại cử tri) thì ấn định một hệ thống phân phối phiếu đại cử tri rất đặc biệt, ứng cử viên nào thắng tổng số phiếu toàn tiểu bang thì nhận được 2 phiếu đại cử tri, số còn lại thì ứng cử viên nào thắng trong địa hạt dân biểu liên bang nào thì ứng cử viên đó được nhận 1 phiếu đại cử tri cho địa hat mà họ thắng đó. Tiểu bang Maine có 2 địa hạt dân biểu liên bang, và tiểu bang Nebraska có 3 địa hạt dân biểu liên bang.
Số lượng đại cử tri từng tiểu bang Hoa Kỳ và vùng Hoa Thịnh Đốn D.C?
Điều gì xảy ra từ ngày bầu cử cho đến ngày lễ nhậm chức tổng thống?
Thứ Ba ngày 8 tháng 11 năm 2016 này, các cử tri dân chúng sẽ bỏ phiếu chọn một ứng cử viên tổng thống, nhưng họ về mặt kỹ thuật thì coi như họ bỏ phiếu cho danh sách đại cử tri của mỗi ứng cử viên tổng thống. Dựa trên kết quả số phiếu phổ thông mà cử tri dân chúng bầu trong đêm đó, các nhà phân tích sẽ có thể nhanh chóng tính toán người giành được số phiếu đại cử triở mỗi tiểu bang.
Thí dụ giả sử ứng cử viên Hillary Clinton nhận được 5 triệu phiếu phổ thông cử tri dân chúng bầu tại California, thì ứng cử viên Hillary Clinton được nhận hết 55 phiếu đại cử tri, còn giả sử ứng cử viên Donald Trump nhận được 4 triệu phiếu cử tri dân chúng bầu tại California, thì ứng cử viên Donald Trump không nhận được bất cứ phiếu đại cử tri nào cả.
Ngày 19 tháng 12 năm 2016, những đại cử tri của mỗi ứng cử viên tổng thống của từng tiểu bang sẽ tập trung về thủ phủ của mỗi tiểu bang để bỏ lá phiếu cho tổng thống và phó tổng thống. Những lá phiếu do các đại cử tri đã bầu đó sẽ được gửi cho chính phủ vào cuối tháng 12 năm 2016. Vào chiều ngày 06 tháng 1 năm 2016, trừ khi ngày được thay đổi, Phó Tổng Thống Joe Biden sẽ mở và đếm kết quả các lá phiếu do các đại cử tri đã bầu trước một phiên họp chung của Quốc Hội mới (tức gồm luôn cả Thượng Nghị Viện lẫn Hạ Nghị Viện.) Quốc Hội mới được hiểu là Quốc Hội mới được bầu lại vào ngày 8 tháng 11 năm 2016.
Nếu các ứng cử viên tổng thống đạt được con số phiếu bầu của các đại cử tri bằng nhau, hoặc không ai nhận được đủ 270 phiếu đại cử tri, thì Hạ Nghị Viện Hoa Kỳ sẽ chọn ra 3 ứng cử viên tổng thống đạt số phiếu phổ thông cử tri dân chúng bầu nhiều nhất để bầu Hạ Nghị Viện bầu. Điều đáng lưu ý là Hạ Nghị Viện Hoa Kỳ có tổng số là 435 dân biểu liên bang, tuy nhiên trong trường hợp này không phải tất cả 435 dân biểu được bầu, mà mỗi tiểu bang chỉ chọn ra một dân biểu đại diện để đứng ra bầu mà thôi. Nói cho dễ hiểu là Hoa Kỳ có 50 tiểu bang thì chỉ có 50 dân biểu được bầu chọn tổng thống Mỹ trong trường hợp này. Điều này suy ra rằng đảng nào giữ được đa số dân biểu nhiều tiểu bang, thì ứng cử viên thuộc đảng đó sẽ có cơ hội được Hạ Nghị Viện bầu đắc cử tổng thống. Cho đến ngày nhậm chức tổng thống, nếu Hạ Nghị Viện không bầu ra được người tổng thống, thì phó tổng thống mới đắc cử sẽ lên nắm quyền tổng thống cho tới khi nào Hạ Nghị Viện bầu ra cho được tổng thống.
Trong lịch sử Hoa Kỳ, chỉ có 2 ứng cử viên tổng thống Thomas Jefferson năm 1801, và John Quincy Adams năm 1825 được Hạ Nghị Viện Hoa Kỳ bầu mà thôi.
Còn về phần ứng cử viên phó tổng thống, nếu các ứng cử viên phó tổng thống đạt được con số phiếu bầu của các đại cử tri bằng nhau, hoặc không ai nhận được đủ 270 phiếu đại cử tri, thì Thượng Nghị Viện Hoa Kỳ gồm 100 thượng nghị sĩ sẽ chọn ra 2 ứng cử viên phó tổng thống đạt được phiếu phổ thông cử tri dân chúng bầu nhiều nhất để Thượng Nghị Viện bầu.
Chỉ có một lần, vào năm 1836, hai ứng cử viên phó tổng thống Francis Granger và Richard M. Johnson được Thượng Nghị Viện Hoa Kỳ bầu, kết quả là ông Johnson đắc cử phó tổng thống với số phiếu là 33/17.
Nếu cùng lúc Quốc Hội Hoa Kỳ chưa thể chọ ra vị Tổng Thống và PhóTổng Thống, thì vị Chủ tịch Hạ Nghị Viện Hoa Kỳ sẽ lên nắm Quyền Tổng Thống. Nếu vị Chủ tịch Hạ Nghị Viện Hoa Kỳ không thể đảm nhiệm chức tổng thống, thì sẽ chiếu theo Đạo Luật the Presidential Succession Act of 1947 để biết nhân vật nào lên đảm nhiệm.
Đại cử tri có bị bắt buộc bỏ phiếu cho ứng cử viên tổng thống mà họ đã cam kết hay không?
Không có điều khoản hiến pháp hay luật liên bang đòi hỏi đại cử tri phải bỏ phiếu cho người mà họ đã cam kết. Có 26 tiểu bang và vùng Hoa Thịnh Đốn, đòi hỏi các đại cử tri phải bỏ phiếu cho các ứng cử viên tổng thống mà họ đã hứa.
Những đại cử tri nào mà vào giờ chót lại đi bỏ phiếu bầu cho một ứng viên tổng thống hay ứng cử viên phó tổng thống khác với người mà họ đã từng cam kết, thì họ sẽ bị lên án là “đại cử tri thiếu lương tâm - Faithless.”
"Đại cử tri thiếu lương tâm" này rất hiếm, chỉ xảy ra một lần trong các cuộc bầu cử vào các năm 1948, 1956, 1960, 1968, 1972, 1976 và 1988.
Có mộ số tiểu bang đưa ra luật phạt vạ các "đại cử tri thiếu lương tâm" này, tuy nhiên rất ít trường hợp áp dụng vì sợ mang tiếng vi phạm quyền tự do công dân.
Đã có bao giờ muốn thay đổi hệ thống bầu cử theo lối cử tri đoàn hay không?
Trong quá khứ, có một số tổ chức, chính trị gia chống đối và muốn cải cách lại phương pháp bầu cử theo lối cử tri đoàn này, vì họ cho rằng không hợp lý. Họ lập luận rằng hệ thống bầu cử hiện thời dẫn đến việc các ứng viên tổng thống không ngó ngàng gì đến các tiểu bang mà ứng cử viên tổng thống này biết chắc là các tiểu bang đó đã tự động thuộc về họ rồi, khiến họ không cần bỏ thì giờ đến vận động nữa. Cuộc vận động tranh cử trong năm 2016, trên thực tế các ứng cử viên tổng thống đã dành 92.5 % thời giờ để đến vận động chỉ trong 11 tiểu bang mà thôi, trong khi Hoa Kỳ có tới 50 tiểu bang, và trong số đó có 4 tiểu bang được coi là "bãi chiến trường nóng bỏng" được quan tâm nhiều nhất mà thôi.
Màu xanh là của Clinton, màu đỏ là của Trump, màu xanh lá cây là bãi "chiến trường" đang tranh nhau
Trong năm 2013, gần hai phần ba của công chúng, 63 % nói rằng họ muốn thay đổi hệ thống bầu cử theo lối cử tri đoàn.
Từng có hàng trăm dự luật đã được giới thiệu trong Quốc Hội để thay đổi hệ thống bầu cử theo lối cử tri đoàn này, tuy nhiên không ai thành công. Những nỗ lực để cải cách hệ thống bầu theo lối cử tri đoàn này được nêu lên khi có một ứng cử viên tổng thống đã giành được số phiếu phổ thông bầu trên toàn quốc cao nhất, nhưng lại bị thất cử. Sự kiện này đã xảy ra 3 lần trong lịch sử nước Mỹ, và gần đây nhất là vào năm 2000 khi ứng cử viên tổng thống Al Gore giành được khoảng 540.000 phiếu bầu phổ thông trên toàn quốc nhiều hơn so với ứng cử viên tổng thống George W. Bush, nhưng ông Bush lại thắng được 271 phiếu đại cử tri, mà ông Gore chỉ thắng 266 phiếu đại cử tri, do đó ông Bush đã được đắc cử tổng thống.
Nhiều phong trào vận động cho kế hoạch bầu tổng thống dựa trên tổng số phiếu phổ thông toàn quốc đang được lan rộng trên khắp nước Mỹ. Kế hoạch này đã được giới thiệu ở 50 cơ quan lập pháp tiểu bang, và cho đến nay, 10 tiểu bang cũng như vùng Hoa Thịnh Đốn D.C đã thông qua đạo luật như vậy tổng cộng 165 phiếu. Nếu các tiểu bang khác cũng đã thông qua kế hoạchnày để họ có ít nhất 270 phiếu, thì kế hoạch này có thể có hiệu lực.
Người ta dự đoán rằng hệ thống bầu cứ theo lối mới, tức đếm phiếu bằng tổng số phiếu phổ thông toàn quốc cộng lại, sẽ được thành tựu vào năm 2020. Trong khi đó các chuyên gia nói rằngnếu dẫn đến tình trạng bầu cử theo lối mới, tức đếm phiếu bằng tổng số phiếu phổ thông toàn quốc cộng lại, thì các thành phố lớn sẽ đóng một vai trò lớn hơn trong các cuộc bầu cử tổng thống. Họ sợ rằng nếu tổng thống đắc cử chỉ dựa trên số phiếu phổ thông toàn quốc, thì các ứng cử viên tổng thống sẽ chỉ quan tâm đến các thành phố lớn, đông dân, mà họ sẽ bỏ qua các vùng nông thôn, ít dân, điều đó khiến tiếng nói chính trị của các tiểu bang nhỏ bị yếu đi và giảm giá trị. Chờ xem!
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Tóm lược về hệ thống bầu cử Hoa Kỳ: Cử Tri Đoàn (Electoral College) - NGÔ KỶ
Tóm lược về hệ thống bầu cử Hoa Kỳ: Cử Tri Đoàn (Electoral College)
Ngô Kỷ
Tại Việt Nam và hầu hết các quốc gia trên thế giới tổ chức bầu cử theo lối phổ thông đầu phiếu, tức quyết định ứng cử viên tổng thống được đắc cử tổng thống bằng tổng số phiếu phổ thông do cử tri dân chúng bầu trên toàn quốc cộng lại, ai cao nhất thì đắc cử. Tuy nhiên tại Hoa Kỳ thì lại khác, bầu cử theo hệ thống "Cử Tri Đoàn" (Electoral College,) số phiếu phổ thông do cử tri dân chúng bầu được đếm theo từng tiểu bang, và sau đó mỗi tiểu bang bầu lại một lần nữa bởi các Đại Cử Tri (Elector.)
Hàng triệu cử tri Mỹ sẽ đi bỏ phiếu tại phòng phiếu vào thứ Ba ngày 8 tháng 11 năm 2016 cho cuộc bầu cử tổng thống năm 2016 (và một số đã đi bầu sớm hoặc đã bầu bằng thơ), nhưng kết quả sẽ không được tuyên bố là “chính thức,” mà phải chờ cho tới tháng 1 năm 2017 thì mới có kết quả “chính thức,” bởi vì cuộc bầu cử tổng thống Mỹ được quyết định bởi cử tri đoàn chứ không phải bởi số phiếu phổ thông do các cử tri dân chúng đã bầu. Dù trên lý thuyết là kết quả bầu cử chưa được công nhận là chính thức, tuy nhiên trên thực tế số phiếu phổ thông do cử tri dân chúng đi bầu đóng vai trò rất quan trọng và chính yếu, vì qua kết quả số phiếu đó thì mới biết ứng cử viên tổng thống nào có số phiếu cao nhất, và từ đó ứng cử viên tổng thống mới được quyền nhận hết số đại cử tri của đảng mình tại tiểu bang thắng cử đó. Trên thực tế, kết quả bầu cử vào tối thứ Ba ngày 8 tháng 11 năm 2016 là đã quyết định ai thắng cử tổng thống rồi, các quan sát viên nhìn vào các kết quả thắng cử tại các tiểu bang thì họ tính ra được tổng số các đại cử tri mà mỗi ứng cử viên tổng thấng nhận được rồi. Còn cái việc các đại cử tri đi bầu lại vào tháng 12 chỉ là hình thức màu mè, "hoa lá cành" cho có lệ mà thôi. Lý do mà chính phủ đặt ra việc các đại cử tri bầu lại vì chính phủ cho rằng có thể cử tri dân chúng bầu cẩu thả, không đủ ý thức chính trị, không nắm vững tiểu sử của các ứng cử viên tổng thống, do đó cần phải có đại cử tri bầu lại lần nữa, vì chính phủ cho rằng các đại cử tri là những người sáng suốt hơn, trí thức hơn, hiểu biết chính trị hơn v.v...
Theo quá trình Hiến Pháp Hoa Kỳ (Constitution) ấn định rằng, một ứng cử viên tổng thống chỉ có thể được đắc cử làm tổng thống khi người đó thắng 270 phiếu đại cử tri, tức quá bán tổng số 538 phiếu đại cử tri của Hoa Kỳ. Tóm lại thì ứng cử viên Donald Trump hay Hillary Clinton phải bảo đảm nhận được ít nhất 270 phiếu đại cử tri thì mới có thể giành chiến thắng trong Tòa Bạch Ốc.
Ai chọn ra đại cử tri?
Trong ngày bầu cử tổng thống, đảng chính trị tại mỗi tiểu bang chọn ra các “đại cử tri,” như đảng Cộng Hòa, đảng dân Chủ v.v...
Hầu hết những nhân vật được chọn làm “đại cử tri” là những nhân vật có tiếng tăm, giàu có trong xã hội, là người giữ chức vụ cao cấp trong đảng, là ủng hộ viên mạnh mẽ cho ứng cử viên tổng thống v.v...
Các đại cử tri sau đó gặp nhau tại thủ phủ của mỗi tiểu bang (California thì tại Sacramento, Texas thì tại Austin…) vào giữa tháng 12 để chính thức bỏ một phiếu cho tổng thống và một phiếu cho phó tổng thống.
Cựu Tổng thống Bill Clinton được đảng Dân Chủ chọn sẵn làm đại cử tri ở New York, kể cả Thống đốc Andrew Cuomo, New York City, Thị trưởng Bill de Blasio và Eric Schneiderman, tổng chưởng lý New York là người đang điều tra các hoạt động của Donald Trump. Trong khi đó thì đảng Cộng Hòa lại chọn sẵn ông Donald Trump Jr. (con trai ứng cử viên Trump,) và Carl Paladino làm đại cử tri.
Chọn “đại cử tri” bằng cách nào?
Mỗi tiểu bang chọn con số đại cử tri tương đương với con số của 2 thượng nghị sị liên bang của mỗi tiểu bang, cộng với con số dân liểu liên bang của mỗi tiểu bang. Thí dụ Texas có 2 thương nghị sĩ lien bang, và 36 dân biểu liên bang, do đó Texas có tổng cộng là 38 đại cử tri. Tiểu bang California có 2 thượng nghị sĩ liên bang, và 53 dân biểu liên bang, do đó California có tổng cộng là 55 đại cử tri. Các thượng nghị sĩ, dân biểu không được làm đại cử tri.
Tại các tiểu bang dân số ít như Dakota, Montana và Wyoming thì có 2 thượng nghị sĩ liên bang và 1 dân biểu liên bang, do đó mỗi tiểu bang này có tổng cộng là 3 đại cử tri. Thủ đô Hoa Thịnh Đốn tức vùng Washington, DC không phải là tiểu bang nên không có thượng nghị sĩ liên bang, và cũng không có dân biểu liên bang, nhưng được chính phủ ấn định có được 3 đại cử tri.
Hầu hết các tiểu bang ấn định rằng ứng cử viên tổng thống nào nhận được phiếu phổ thông của cử tri dân chúng bầu nhiều nhất, thì ứng cử viên tổng thống đó được nhận tất cả số phiếu đại cử tri của tiểu bang đó, tức “winner take all,” còn ứng cử viên tổng thống nào nhận ít phiếu hơn thì sẽ không nhận được bất cứ phiếu đại cử tri nào cả, tức theo phương thức “được ăn cả, ngã về không.”
Thí dụ,vào ngày bầu cử tổng thống 8 tháng 11 năm 2016 này, giả sử ứng cử viên Hillary Clinton thắng tại tiểu bang California dù thắng hơn hai triệu phiếu hay hơn chỉ 1 phiếu, thì bà sẽ nhận được tất cả 55 phiếu đại cử tri do đảng Dân Chủ chọn ra. Còn giả sử nếu ứng cửa viên tổng thống Donald Trump thắng tiểu bang Texas thì ông sẽ nhận được 38 phiếu đại cử tri do đảng Cộng Hòa chọn ra.
Riêng tại 2 tiểu bang Maine (có 4 phiếu đại cử tri,) và Nebraska (có 5 phiếu đại cử tri) thì ấn định một hệ thống phân phối phiếu đại cử tri rất đặc biệt, ứng cử viên nào thắng tổng số phiếu toàn tiểu bang thì nhận được 2 phiếu đại cử tri, số còn lại thì ứng cử viên nào thắng trong địa hạt dân biểu liên bang nào thì ứng cử viên đó được nhận 1 phiếu đại cử tri cho địa hat mà họ thắng đó. Tiểu bang Maine có 2 địa hạt dân biểu liên bang, và tiểu bang Nebraska có 3 địa hạt dân biểu liên bang.
Số lượng đại cử tri từng tiểu bang Hoa Kỳ và vùng Hoa Thịnh Đốn D.C?
Điều gì xảy ra từ ngày bầu cử cho đến ngày lễ nhậm chức tổng thống?
Thứ Ba ngày 8 tháng 11 năm 2016 này, các cử tri dân chúng sẽ bỏ phiếu chọn một ứng cử viên tổng thống, nhưng họ về mặt kỹ thuật thì coi như họ bỏ phiếu cho danh sách đại cử tri của mỗi ứng cử viên tổng thống. Dựa trên kết quả số phiếu phổ thông mà cử tri dân chúng bầu trong đêm đó, các nhà phân tích sẽ có thể nhanh chóng tính toán người giành được số phiếu đại cử triở mỗi tiểu bang.
Thí dụ giả sử ứng cử viên Hillary Clinton nhận được 5 triệu phiếu phổ thông cử tri dân chúng bầu tại California, thì ứng cử viên Hillary Clinton được nhận hết 55 phiếu đại cử tri, còn giả sử ứng cử viên Donald Trump nhận được 4 triệu phiếu cử tri dân chúng bầu tại California, thì ứng cử viên Donald Trump không nhận được bất cứ phiếu đại cử tri nào cả.
Ngày 19 tháng 12 năm 2016, những đại cử tri của mỗi ứng cử viên tổng thống của từng tiểu bang sẽ tập trung về thủ phủ của mỗi tiểu bang để bỏ lá phiếu cho tổng thống và phó tổng thống. Những lá phiếu do các đại cử tri đã bầu đó sẽ được gửi cho chính phủ vào cuối tháng 12 năm 2016. Vào chiều ngày 06 tháng 1 năm 2016, trừ khi ngày được thay đổi, Phó Tổng Thống Joe Biden sẽ mở và đếm kết quả các lá phiếu do các đại cử tri đã bầu trước một phiên họp chung của Quốc Hội mới (tức gồm luôn cả Thượng Nghị Viện lẫn Hạ Nghị Viện.) Quốc Hội mới được hiểu là Quốc Hội mới được bầu lại vào ngày 8 tháng 11 năm 2016.
Nếu các ứng cử viên tổng thống đạt được con số phiếu bầu của các đại cử tri bằng nhau, hoặc không ai nhận được đủ 270 phiếu đại cử tri, thì Hạ Nghị Viện Hoa Kỳ sẽ chọn ra 3 ứng cử viên tổng thống đạt số phiếu phổ thông cử tri dân chúng bầu nhiều nhất để bầu Hạ Nghị Viện bầu. Điều đáng lưu ý là Hạ Nghị Viện Hoa Kỳ có tổng số là 435 dân biểu liên bang, tuy nhiên trong trường hợp này không phải tất cả 435 dân biểu được bầu, mà mỗi tiểu bang chỉ chọn ra một dân biểu đại diện để đứng ra bầu mà thôi. Nói cho dễ hiểu là Hoa Kỳ có 50 tiểu bang thì chỉ có 50 dân biểu được bầu chọn tổng thống Mỹ trong trường hợp này. Điều này suy ra rằng đảng nào giữ được đa số dân biểu nhiều tiểu bang, thì ứng cử viên thuộc đảng đó sẽ có cơ hội được Hạ Nghị Viện bầu đắc cử tổng thống. Cho đến ngày nhậm chức tổng thống, nếu Hạ Nghị Viện không bầu ra được người tổng thống, thì phó tổng thống mới đắc cử sẽ lên nắm quyền tổng thống cho tới khi nào Hạ Nghị Viện bầu ra cho được tổng thống.
Trong lịch sử Hoa Kỳ, chỉ có 2 ứng cử viên tổng thống Thomas Jefferson năm 1801, và John Quincy Adams năm 1825 được Hạ Nghị Viện Hoa Kỳ bầu mà thôi.
Còn về phần ứng cử viên phó tổng thống, nếu các ứng cử viên phó tổng thống đạt được con số phiếu bầu của các đại cử tri bằng nhau, hoặc không ai nhận được đủ 270 phiếu đại cử tri, thì Thượng Nghị Viện Hoa Kỳ gồm 100 thượng nghị sĩ sẽ chọn ra 2 ứng cử viên phó tổng thống đạt được phiếu phổ thông cử tri dân chúng bầu nhiều nhất để Thượng Nghị Viện bầu.
Chỉ có một lần, vào năm 1836, hai ứng cử viên phó tổng thống Francis Granger và Richard M. Johnson được Thượng Nghị Viện Hoa Kỳ bầu, kết quả là ông Johnson đắc cử phó tổng thống với số phiếu là 33/17.
Nếu cùng lúc Quốc Hội Hoa Kỳ chưa thể chọ ra vị Tổng Thống và PhóTổng Thống, thì vị Chủ tịch Hạ Nghị Viện Hoa Kỳ sẽ lên nắm Quyền Tổng Thống. Nếu vị Chủ tịch Hạ Nghị Viện Hoa Kỳ không thể đảm nhiệm chức tổng thống, thì sẽ chiếu theo Đạo Luật the Presidential Succession Act of 1947 để biết nhân vật nào lên đảm nhiệm.
Đại cử tri có bị bắt buộc bỏ phiếu cho ứng cử viên tổng thống mà họ đã cam kết hay không?
Không có điều khoản hiến pháp hay luật liên bang đòi hỏi đại cử tri phải bỏ phiếu cho người mà họ đã cam kết. Có 26 tiểu bang và vùng Hoa Thịnh Đốn, đòi hỏi các đại cử tri phải bỏ phiếu cho các ứng cử viên tổng thống mà họ đã hứa.
Những đại cử tri nào mà vào giờ chót lại đi bỏ phiếu bầu cho một ứng viên tổng thống hay ứng cử viên phó tổng thống khác với người mà họ đã từng cam kết, thì họ sẽ bị lên án là “đại cử tri thiếu lương tâm - Faithless.”
"Đại cử tri thiếu lương tâm" này rất hiếm, chỉ xảy ra một lần trong các cuộc bầu cử vào các năm 1948, 1956, 1960, 1968, 1972, 1976 và 1988.
Có mộ số tiểu bang đưa ra luật phạt vạ các "đại cử tri thiếu lương tâm" này, tuy nhiên rất ít trường hợp áp dụng vì sợ mang tiếng vi phạm quyền tự do công dân.
Đã có bao giờ muốn thay đổi hệ thống bầu cử theo lối cử tri đoàn hay không?
Trong quá khứ, có một số tổ chức, chính trị gia chống đối và muốn cải cách lại phương pháp bầu cử theo lối cử tri đoàn này, vì họ cho rằng không hợp lý. Họ lập luận rằng hệ thống bầu cử hiện thời dẫn đến việc các ứng viên tổng thống không ngó ngàng gì đến các tiểu bang mà ứng cử viên tổng thống này biết chắc là các tiểu bang đó đã tự động thuộc về họ rồi, khiến họ không cần bỏ thì giờ đến vận động nữa. Cuộc vận động tranh cử trong năm 2016, trên thực tế các ứng cử viên tổng thống đã dành 92.5 % thời giờ để đến vận động chỉ trong 11 tiểu bang mà thôi, trong khi Hoa Kỳ có tới 50 tiểu bang, và trong số đó có 4 tiểu bang được coi là "bãi chiến trường nóng bỏng" được quan tâm nhiều nhất mà thôi.
Màu xanh là của Clinton, màu đỏ là của Trump, màu xanh lá cây là bãi "chiến trường" đang tranh nhau
Trong năm 2013, gần hai phần ba của công chúng, 63 % nói rằng họ muốn thay đổi hệ thống bầu cử theo lối cử tri đoàn.
Từng có hàng trăm dự luật đã được giới thiệu trong Quốc Hội để thay đổi hệ thống bầu cử theo lối cử tri đoàn này, tuy nhiên không ai thành công. Những nỗ lực để cải cách hệ thống bầu theo lối cử tri đoàn này được nêu lên khi có một ứng cử viên tổng thống đã giành được số phiếu phổ thông bầu trên toàn quốc cao nhất, nhưng lại bị thất cử. Sự kiện này đã xảy ra 3 lần trong lịch sử nước Mỹ, và gần đây nhất là vào năm 2000 khi ứng cử viên tổng thống Al Gore giành được khoảng 540.000 phiếu bầu phổ thông trên toàn quốc nhiều hơn so với ứng cử viên tổng thống George W. Bush, nhưng ông Bush lại thắng được 271 phiếu đại cử tri, mà ông Gore chỉ thắng 266 phiếu đại cử tri, do đó ông Bush đã được đắc cử tổng thống.
Nhiều phong trào vận động cho kế hoạch bầu tổng thống dựa trên tổng số phiếu phổ thông toàn quốc đang được lan rộng trên khắp nước Mỹ. Kế hoạch này đã được giới thiệu ở 50 cơ quan lập pháp tiểu bang, và cho đến nay, 10 tiểu bang cũng như vùng Hoa Thịnh Đốn D.C đã thông qua đạo luật như vậy tổng cộng 165 phiếu. Nếu các tiểu bang khác cũng đã thông qua kế hoạchnày để họ có ít nhất 270 phiếu, thì kế hoạch này có thể có hiệu lực.
Người ta dự đoán rằng hệ thống bầu cứ theo lối mới, tức đếm phiếu bằng tổng số phiếu phổ thông toàn quốc cộng lại, sẽ được thành tựu vào năm 2020. Trong khi đó các chuyên gia nói rằngnếu dẫn đến tình trạng bầu cử theo lối mới, tức đếm phiếu bằng tổng số phiếu phổ thông toàn quốc cộng lại, thì các thành phố lớn sẽ đóng một vai trò lớn hơn trong các cuộc bầu cử tổng thống. Họ sợ rằng nếu tổng thống đắc cử chỉ dựa trên số phiếu phổ thông toàn quốc, thì các ứng cử viên tổng thống sẽ chỉ quan tâm đến các thành phố lớn, đông dân, mà họ sẽ bỏ qua các vùng nông thôn, ít dân, điều đó khiến tiếng nói chính trị của các tiểu bang nhỏ bị yếu đi và giảm giá trị. Chờ xem!