Thân Hữu Tiếp Tay...
Tổng Thống Trump, Lynching & Hồ Chí Minh. - LÊ BÁ VẬN
Doi
Tổng Thống Trump, Lynching & Hồ Chí Minh.
Lynching Dưới Triều Đại Hồ Chí Minh là độc ác man rợ nhất trong lịch sử nhân loại. (*)
I) Tiến Trình Luận Tội “Lynching”.
Tổng thống Donald Trump thuộc đảng Cọng hòa, bị Quốc hội do Đảng Dân chủ chiếm đa số kiểm soát, tiến hành điều tra luận tội là tin thời sự nóng bỏng hàng ngày tại Hoa Kỳ và lan ra khắp thế giới.
Quốc hội cáo buộc Tổng thống lạm dụng quyền lực, cản trở công lý, thông đồng với nước Nga trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2016 và vi phạm luật bầu cử khi dùng viện trợ quân sự để hối thúc Ukraine hỗ trợ chính trị.
Tổng thống Trump bác bỏ tất cả các cáo buộc và xác quyết ông không làm điều gì phạm pháp.
Trên mạng xã hội Twitter sáng thứ ba, ông so sánh quy trình luận tội với “một vụ treo cổ” (a lynching) khiến gây ra những phản ứng chính trị cảm xúc mạnh mẽ:
He wrote: "So some day, if a Democrat becomes President and the Republicans win the House, even by a tiny margin, they can impeach the President, without due process or fairness or any legal rights. All Republicans must remember what they are witnessing here - a lynching. But we will WIN!" 7:52 AM - Oct 22, 2019.
(Ông viết: “Thế thì ngày nào đó, nếu một đảng viên Dân chủ trở thành tổng thống và các đảng viên Cọng hòa chiếm đa số ở Quốc hội, cho dù chỉ là đa số mỏng manh, họ có thể luận tội tổng thống mà không đúng quy trình hoặc không có sự công bằng hoặc bất kỳ quyền hợp pháp nào. Tất cả đảng viên Cọng hòa phải nhớ điều mà họ đang chứng kiến ở đây – một vụ lynching. Song chúng ta sẽ THẮNG!” 7:52 AM – Oct 22, 2019.
II) Lynching Là Gì?
Lynching là một hình thức bạo hành trong đó đám đông (mob) viện cớ thực thi công lý, hành quyết các nghi can mà không cần xét xử, thường sau khi tra tấn và tàn phá trên cơ thể.
Trong một số lớn trường hợp, đám đông được trợ giúp và khuyến khích bởi nhân viên thi hành pháp luật (thực ra chúng thường là đồng bọn).
Thuật ngữ “luật lynch” (lynch law) thì để chỉ một tòa án tự lập áp đặt bản án trừng phạt lên một cá nhân mà không cần tuân thủ quy trình luật pháp.
Từ ngữ “lynch và lynching” bắt nguồn từ tên của ông Charles Lynch (1736-1796), một nhà trồng trọt đồng thời là một thẩm phán trị an ở Vỉrginia vào thời Cách mạng Hoa Kỳ.
Lynching cũng được tổ chức có trưng bày công cọng (vd. treo cổ) nhằm đe dọa tối đa.
Ở Hoa Kỳ, treo cổ các người Mỹ gốc Phi châu thường xẩy ở miền Nam cho đến thế kỷ 20.
Tổng thống Trump viện dẫn thảm kịch lịch sử về kỳ thị chủng tộc này để gọi cuộc điều tra luận tội của đảng Dân chủ là hành động Lynching.
Các thí dụ về lynching và đám đông bạo hành được thấy tại mọi xã hội. [2][3][4]
Tại nước Việt Nam dân chủ cọng hòa xưa đặc biệt có quy mô lớn.
III) Lynching Dưới Triều Đại Hồ Chí Minh.
Có đầy đủ các tính chất đúng nghĩa của Lynching và là độc ác man rợ nhất trong lịch sử nhân loại. Chế độ Hồ Chí Minh trong các năm 1954 – 1956 tại miền Bắc Việt Nam, viện cớ Cải cách ruộng đất, đã áp đặt luật lynch (lynch law) triệt để lên đầu cổ nhân dân vô tội: 172,008 và 500.000 thân nhân đã bị giết hại, cướp đoạt tài sản.
Để luận tội, cọng sản không cần điều tra, chỉ xúi giục những người được xem là bần nông hay cố nông lên tố cáo và hạch tội để xử tội.
Song quan trọng hơn nữa là Hồ và đồng đảng đã làm điên đảo xã hội, luân thường, đạo lý, phá hủy truyền thống văn hóa, phong tục tốt đẹp của đất nước với những cảnh tượng đau lòng con vu cáo cha, đấu tố mẹ, con dâu vạch tội bố mẹ chồng, trò mưu hại thầy, tớ thêu dệt phản chủ…
Đảng Cộng sản đã xúi giục những người thân nhất trong gia đình tố cáo nhau. Cuối cùng, không ai còn tin tưởng ai nữa. Đó còn là điều khác biệt giữa Lynching của Hồ và Lynching cổ điển.
Nhan nhản những câu chuyện về giết chóc dã man, đấu tố rùng rợn thuở ấy, vượt quá trí tưởng tượng của con người.
Điển hình trong hàng trăm ngàn trường hợp chỉ ghi lại 3 trường hợp tiêu biểu nổi bật:
1) Trường Chinh, Tổng bí thư đảng cọng sản. Dư luận lúc đó ở Hà Nội còn cho rằng, ông Trường Chinh Đặng Xuân Khu, đã đấu tố cả cha mẹ của ông ta. Vì vậy, ở Hà Nội lưu truyền một câu đối hết sức bất hủ:
Một trường hợp khác: Chu Văn Biên, cựu thứ trưởng Bộ Nông Nghiệp, là người đã đấu tố mẹ mình. Theo Đèn Cù, Biên là bí thư đoàn ủy cải cách ruộng đất Nghệ – Tĩnh, bắc ghế ngồi trên thềm cao chỉ tay vào mặt mẹ đẻ chắp tay đứng dưới sân dằn giọng: ‘Tao với mi không mẹ không con mà chỉ là kẻ thù giai cấp của nhau. Tao có phận sự tiêu diệt mi mà mi thì sẽ nhất định chống lại’…”
2) Bà Nguyễn Thị Năm quê ở làng Bưởi, ngoại thành Hà Nội, chủ hiệu Cát Hanh Long ở Hải Phòng và sở hữu nhiều ruộng đất, được nổi tiếng vì là nạn nhân đầu tiên bị đem ra đấu tố, xử bắn trong chiến dịch cải cách ruộng đất cọng sản phát động.
Như chúng ta biết bà là một ân nhân của ông Hồ, mẹ nuôi của Lê Đức Thọ, Phạm Văn Đồng và Trường Chinh, có con trai một là trung đoàn trưởng một trung đoàn của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Trước Cách mạng tháng Tám, gia đình bà từng ủng hộ Việt Minh 20.000 đồng bạc Đông Dương (tương đương bảy trăm lạng vàng lúc bấy giờ) và sau đó giúp đỡ nhiều vật dụng, thóc gạo, y tế và nhà cửa. Sau Cách mạng tháng 8, trong Tuần Lễ Vàng, gia đình bà cũng đã hiến 100 lạng vàng cho chính quyền mới thành lập. Nói chung bà là tư sản có công với cách mạng.
Nhà văn Trần Đĩnh kể trong “Đèn cù” rằng trước đó, chính ông Hồ Chí Minh qua bút danh “C.B” viết bài “Địa chủ ác ghê” trên báo Nhân Dân tố cáo bà Nguyễn Thị Năm từng giết chết 14 nông dân, làm chết 32 gia đình, phản cách mạng, v.v. Bài viết sặc mùi đấu tố cũng là bản án dành cho bà Nguyễn Thị Năm: tử hình. Trần Đĩnh kể rằng hôm đấu tố bà Nguyễn Thị Năm, “Cụ Hồ bịt râu đến dự một buổi và Trường Chinh thì đeo kính râm suốt”...
3) Nhà thơ Nguyễn Hữu Loan (tác giả bài thơ Màu Tím Hoa Sim) kể chuyện bố mẹ vợ bị giết:
“Thế rồi, một hôm, tôi nghe tin gia đình ông đã bị đấu tố. Hai vợ chồng ông bị đội Phóng tay phát động quần chúng đem ra cho dân xỉ vả, rồi chôn xuống đất, chỉ để hở hai cái đầu lên. Xong họ cho trâu kéo bừa đi qua đi lại hai cái đầu đó cho đến chết. Gia đình ông bà địa chủ bị xử tử hết, chỉ có một cô con gái 17 tuổi được tha chết nhưng bị đội Phóng tay phát động đuổi ra khỏi nhà với vài bộ quần áo cũ rách. Tàn nhẫn hơn nữa, chúng còn ra lệnh cấm không cho ai được liên hệ, nuôi nấng hoặc thuê cô ta làm công. Thời đó, cán bộ cấm đoán dân chúng cả việc lấy con cái địa chủ làm vợ làm chồng.
Biết chuyện thảm thương của gia đình ông bà địa chủ tôi hằng nhớ ơn, tôi trở về xã đó xem cô con gái họ sinh sống ra sao vì trước kia tôi cũng biết mặt cô ta… Lúc gần tới xã, tôi gặp cô ta áo quần rách rưới, mặt mày lem luốc. Cô đang lom khom nhặt những củ khoai mà dân bỏ sót, nhét vào túi áo, chùi vội một củ rồi đưa lên miệng gặm, ăn khoai sống cho đỡ đói.
Quá xúc động, nước mắt muốn ứa ra, tôi đến gần và hỏi thăm và được cô kể lại rành rọt hôm bị đấu tố cha mẹ cô bị chết ra sao. Cô khóc rưng rức và nói rằng gặp ai cũng bị xua đuổi; hằng ngày cô đi mót khoai ăn đỡ đói lòng, tối về ngủ trong chiếc miếu hoang, cô rất lo lắng, sợ bị làm bậy và không biết ngày mai còn sống hay bị chết đói. Tôi suy nghĩ rất nhiều, bèn quyết định đem cô về làng tôi, và bất chấp lệnh cấm, lấy cô làm vợ.” (1)
IV) Lời Kết.
Thời ấy, có mái nhà tươm tất, vài sào ruộng, một chuồng lợn nhỏ, đừng nói gì một con trâu (song gà thì được) cũng có thể bị quy kết tội địa chủ bóc lột đem ra đấu tố trước tòa án nhân dân.
Hiện nay ở Việt Nam dưới chính thể chxhcn thì các tòa án mang danh nhân dân vẫn còn đó, thực chất vẫn áp dụng luật Lynch, chỉ là không quá lộ liễu. Tòa vẫn nhận sự chỉ đạo của đảng Cọng sản trong xét xử, tìm mọi cách gây khó khăn cho các luật sư biện hộ, giam giữ trái phép, tra tấn, ép cung các bị cáo. Tại lắm phiên tòa bên trong khán phòng thì chỉ toàn công an và những người dự khán được bố trí là tổ dân phố, cán bộ hội phụ nữ…
Trong nội bộ chóp bu thì lynching là đầu độc, dàn dựng ngộ nạn… thanh toán, thủ tiêu nhau.
Riêng Hồ Chí Minh cọng sản tha hồ muốn ca tụng gì còn tùy, song xin đừng xưng tụng đạo đức của một kẻ đánh mất nhân tính, phá hủy thuần phong mỹ tục, bàn tay bê bết nhuốm đầy máu nhân dân, oán khí bốc tận mây xanh.
Hô Chí Minh mà mở miệng nói thương dân ư? Đúng là chuyện tiếu lâm hoang đường!
Lê Bá Vận. (HNPD)
+ Lynching giết mọi người. + Tòa án nhân dân +HCM khóc xin lỗi về sự dã man!
(*)Stop Lynching. Build Democracy- National Association for the Advancement of Colored People (NAACP).
Hãy ngừng Lynching. Xây dựng dân chủ - Hiệp hội quốc gia vì sự tiến bộ của người da màu.
Chú Thích.
Cảm vịnh tác giả “ Màu tím hoa sim”
Ai ngăn anh khóc chuyện của mình?
Má đào phận mỏng khóc cho Ninh.
Khóc Nhu, phụ mẫu thân vùi cạn,
Ló đầu trâu giẫm thọ thảm hình.
Giết người chôn sống thời quốc loạn,
Đầu trộm đuôi cướp giữa thái bình.
Quyết rời phỉ đảng, lòng thanh thản,
‘Màu tím hoa sim’ chẳng nhạt tàn.
( Ninh/Lê Đỗ Thị Ninh mất năm 1949, lúc mới 16 tuổi. Vợ đầu của Nguyễn Hữu Loan.
Nhu/Phạm Thị Nhu, bố mẹ bị giết trong Cải cách ruộng đất. Vợ sau của Nguyễn Hữu Loan).
Tổng Thống Trump, Lynching & Hồ Chí Minh. - LÊ BÁ VẬN
Doi
Tổng Thống Trump, Lynching & Hồ Chí Minh.
Lynching Dưới Triều Đại Hồ Chí Minh là độc ác man rợ nhất trong lịch sử nhân loại. (*)
I) Tiến Trình Luận Tội “Lynching”.
Tổng thống Donald Trump thuộc đảng Cọng hòa, bị Quốc hội do Đảng Dân chủ chiếm đa số kiểm soát, tiến hành điều tra luận tội là tin thời sự nóng bỏng hàng ngày tại Hoa Kỳ và lan ra khắp thế giới.
Quốc hội cáo buộc Tổng thống lạm dụng quyền lực, cản trở công lý, thông đồng với nước Nga trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2016 và vi phạm luật bầu cử khi dùng viện trợ quân sự để hối thúc Ukraine hỗ trợ chính trị.
Tổng thống Trump bác bỏ tất cả các cáo buộc và xác quyết ông không làm điều gì phạm pháp.
Trên mạng xã hội Twitter sáng thứ ba, ông so sánh quy trình luận tội với “một vụ treo cổ” (a lynching) khiến gây ra những phản ứng chính trị cảm xúc mạnh mẽ:
He wrote: "So some day, if a Democrat becomes President and the Republicans win the House, even by a tiny margin, they can impeach the President, without due process or fairness or any legal rights. All Republicans must remember what they are witnessing here - a lynching. But we will WIN!" 7:52 AM - Oct 22, 2019.
(Ông viết: “Thế thì ngày nào đó, nếu một đảng viên Dân chủ trở thành tổng thống và các đảng viên Cọng hòa chiếm đa số ở Quốc hội, cho dù chỉ là đa số mỏng manh, họ có thể luận tội tổng thống mà không đúng quy trình hoặc không có sự công bằng hoặc bất kỳ quyền hợp pháp nào. Tất cả đảng viên Cọng hòa phải nhớ điều mà họ đang chứng kiến ở đây – một vụ lynching. Song chúng ta sẽ THẮNG!” 7:52 AM – Oct 22, 2019.
II) Lynching Là Gì?
Lynching là một hình thức bạo hành trong đó đám đông (mob) viện cớ thực thi công lý, hành quyết các nghi can mà không cần xét xử, thường sau khi tra tấn và tàn phá trên cơ thể.
Trong một số lớn trường hợp, đám đông được trợ giúp và khuyến khích bởi nhân viên thi hành pháp luật (thực ra chúng thường là đồng bọn).
Thuật ngữ “luật lynch” (lynch law) thì để chỉ một tòa án tự lập áp đặt bản án trừng phạt lên một cá nhân mà không cần tuân thủ quy trình luật pháp.
Từ ngữ “lynch và lynching” bắt nguồn từ tên của ông Charles Lynch (1736-1796), một nhà trồng trọt đồng thời là một thẩm phán trị an ở Vỉrginia vào thời Cách mạng Hoa Kỳ.
Lynching cũng được tổ chức có trưng bày công cọng (vd. treo cổ) nhằm đe dọa tối đa.
Ở Hoa Kỳ, treo cổ các người Mỹ gốc Phi châu thường xẩy ở miền Nam cho đến thế kỷ 20.
Tổng thống Trump viện dẫn thảm kịch lịch sử về kỳ thị chủng tộc này để gọi cuộc điều tra luận tội của đảng Dân chủ là hành động Lynching.
Các thí dụ về lynching và đám đông bạo hành được thấy tại mọi xã hội. [2][3][4]
Tại nước Việt Nam dân chủ cọng hòa xưa đặc biệt có quy mô lớn.
III) Lynching Dưới Triều Đại Hồ Chí Minh.
Có đầy đủ các tính chất đúng nghĩa của Lynching và là độc ác man rợ nhất trong lịch sử nhân loại. Chế độ Hồ Chí Minh trong các năm 1954 – 1956 tại miền Bắc Việt Nam, viện cớ Cải cách ruộng đất, đã áp đặt luật lynch (lynch law) triệt để lên đầu cổ nhân dân vô tội: 172,008 và 500.000 thân nhân đã bị giết hại, cướp đoạt tài sản.
Để luận tội, cọng sản không cần điều tra, chỉ xúi giục những người được xem là bần nông hay cố nông lên tố cáo và hạch tội để xử tội.
Song quan trọng hơn nữa là Hồ và đồng đảng đã làm điên đảo xã hội, luân thường, đạo lý, phá hủy truyền thống văn hóa, phong tục tốt đẹp của đất nước với những cảnh tượng đau lòng con vu cáo cha, đấu tố mẹ, con dâu vạch tội bố mẹ chồng, trò mưu hại thầy, tớ thêu dệt phản chủ…
Đảng Cộng sản đã xúi giục những người thân nhất trong gia đình tố cáo nhau. Cuối cùng, không ai còn tin tưởng ai nữa. Đó còn là điều khác biệt giữa Lynching của Hồ và Lynching cổ điển.
Nhan nhản những câu chuyện về giết chóc dã man, đấu tố rùng rợn thuở ấy, vượt quá trí tưởng tượng của con người.
Điển hình trong hàng trăm ngàn trường hợp chỉ ghi lại 3 trường hợp tiêu biểu nổi bật:
1) Trường Chinh, Tổng bí thư đảng cọng sản. Dư luận lúc đó ở Hà Nội còn cho rằng, ông Trường Chinh Đặng Xuân Khu, đã đấu tố cả cha mẹ của ông ta. Vì vậy, ở Hà Nội lưu truyền một câu đối hết sức bất hủ:
Một trường hợp khác: Chu Văn Biên, cựu thứ trưởng Bộ Nông Nghiệp, là người đã đấu tố mẹ mình. Theo Đèn Cù, Biên là bí thư đoàn ủy cải cách ruộng đất Nghệ – Tĩnh, bắc ghế ngồi trên thềm cao chỉ tay vào mặt mẹ đẻ chắp tay đứng dưới sân dằn giọng: ‘Tao với mi không mẹ không con mà chỉ là kẻ thù giai cấp của nhau. Tao có phận sự tiêu diệt mi mà mi thì sẽ nhất định chống lại’…”
2) Bà Nguyễn Thị Năm quê ở làng Bưởi, ngoại thành Hà Nội, chủ hiệu Cát Hanh Long ở Hải Phòng và sở hữu nhiều ruộng đất, được nổi tiếng vì là nạn nhân đầu tiên bị đem ra đấu tố, xử bắn trong chiến dịch cải cách ruộng đất cọng sản phát động.
Như chúng ta biết bà là một ân nhân của ông Hồ, mẹ nuôi của Lê Đức Thọ, Phạm Văn Đồng và Trường Chinh, có con trai một là trung đoàn trưởng một trung đoàn của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Trước Cách mạng tháng Tám, gia đình bà từng ủng hộ Việt Minh 20.000 đồng bạc Đông Dương (tương đương bảy trăm lạng vàng lúc bấy giờ) và sau đó giúp đỡ nhiều vật dụng, thóc gạo, y tế và nhà cửa. Sau Cách mạng tháng 8, trong Tuần Lễ Vàng, gia đình bà cũng đã hiến 100 lạng vàng cho chính quyền mới thành lập. Nói chung bà là tư sản có công với cách mạng.
Nhà văn Trần Đĩnh kể trong “Đèn cù” rằng trước đó, chính ông Hồ Chí Minh qua bút danh “C.B” viết bài “Địa chủ ác ghê” trên báo Nhân Dân tố cáo bà Nguyễn Thị Năm từng giết chết 14 nông dân, làm chết 32 gia đình, phản cách mạng, v.v. Bài viết sặc mùi đấu tố cũng là bản án dành cho bà Nguyễn Thị Năm: tử hình. Trần Đĩnh kể rằng hôm đấu tố bà Nguyễn Thị Năm, “Cụ Hồ bịt râu đến dự một buổi và Trường Chinh thì đeo kính râm suốt”...
3) Nhà thơ Nguyễn Hữu Loan (tác giả bài thơ Màu Tím Hoa Sim) kể chuyện bố mẹ vợ bị giết:
“Thế rồi, một hôm, tôi nghe tin gia đình ông đã bị đấu tố. Hai vợ chồng ông bị đội Phóng tay phát động quần chúng đem ra cho dân xỉ vả, rồi chôn xuống đất, chỉ để hở hai cái đầu lên. Xong họ cho trâu kéo bừa đi qua đi lại hai cái đầu đó cho đến chết. Gia đình ông bà địa chủ bị xử tử hết, chỉ có một cô con gái 17 tuổi được tha chết nhưng bị đội Phóng tay phát động đuổi ra khỏi nhà với vài bộ quần áo cũ rách. Tàn nhẫn hơn nữa, chúng còn ra lệnh cấm không cho ai được liên hệ, nuôi nấng hoặc thuê cô ta làm công. Thời đó, cán bộ cấm đoán dân chúng cả việc lấy con cái địa chủ làm vợ làm chồng.
Biết chuyện thảm thương của gia đình ông bà địa chủ tôi hằng nhớ ơn, tôi trở về xã đó xem cô con gái họ sinh sống ra sao vì trước kia tôi cũng biết mặt cô ta… Lúc gần tới xã, tôi gặp cô ta áo quần rách rưới, mặt mày lem luốc. Cô đang lom khom nhặt những củ khoai mà dân bỏ sót, nhét vào túi áo, chùi vội một củ rồi đưa lên miệng gặm, ăn khoai sống cho đỡ đói.
Quá xúc động, nước mắt muốn ứa ra, tôi đến gần và hỏi thăm và được cô kể lại rành rọt hôm bị đấu tố cha mẹ cô bị chết ra sao. Cô khóc rưng rức và nói rằng gặp ai cũng bị xua đuổi; hằng ngày cô đi mót khoai ăn đỡ đói lòng, tối về ngủ trong chiếc miếu hoang, cô rất lo lắng, sợ bị làm bậy và không biết ngày mai còn sống hay bị chết đói. Tôi suy nghĩ rất nhiều, bèn quyết định đem cô về làng tôi, và bất chấp lệnh cấm, lấy cô làm vợ.” (1)
IV) Lời Kết.
Thời ấy, có mái nhà tươm tất, vài sào ruộng, một chuồng lợn nhỏ, đừng nói gì một con trâu (song gà thì được) cũng có thể bị quy kết tội địa chủ bóc lột đem ra đấu tố trước tòa án nhân dân.
Hiện nay ở Việt Nam dưới chính thể chxhcn thì các tòa án mang danh nhân dân vẫn còn đó, thực chất vẫn áp dụng luật Lynch, chỉ là không quá lộ liễu. Tòa vẫn nhận sự chỉ đạo của đảng Cọng sản trong xét xử, tìm mọi cách gây khó khăn cho các luật sư biện hộ, giam giữ trái phép, tra tấn, ép cung các bị cáo. Tại lắm phiên tòa bên trong khán phòng thì chỉ toàn công an và những người dự khán được bố trí là tổ dân phố, cán bộ hội phụ nữ…
Trong nội bộ chóp bu thì lynching là đầu độc, dàn dựng ngộ nạn… thanh toán, thủ tiêu nhau.
Riêng Hồ Chí Minh cọng sản tha hồ muốn ca tụng gì còn tùy, song xin đừng xưng tụng đạo đức của một kẻ đánh mất nhân tính, phá hủy thuần phong mỹ tục, bàn tay bê bết nhuốm đầy máu nhân dân, oán khí bốc tận mây xanh.
Hô Chí Minh mà mở miệng nói thương dân ư? Đúng là chuyện tiếu lâm hoang đường!
Lê Bá Vận. (HNPD)
+ Lynching giết mọi người. + Tòa án nhân dân +HCM khóc xin lỗi về sự dã man!
(*)Stop Lynching. Build Democracy- National Association for the Advancement of Colored People (NAACP).
Hãy ngừng Lynching. Xây dựng dân chủ - Hiệp hội quốc gia vì sự tiến bộ của người da màu.
Chú Thích.
Cảm vịnh tác giả “ Màu tím hoa sim”
Ai ngăn anh khóc chuyện của mình?
Má đào phận mỏng khóc cho Ninh.
Khóc Nhu, phụ mẫu thân vùi cạn,
Ló đầu trâu giẫm thọ thảm hình.
Giết người chôn sống thời quốc loạn,
Đầu trộm đuôi cướp giữa thái bình.
Quyết rời phỉ đảng, lòng thanh thản,
‘Màu tím hoa sim’ chẳng nhạt tàn.
( Ninh/Lê Đỗ Thị Ninh mất năm 1949, lúc mới 16 tuổi. Vợ đầu của Nguyễn Hữu Loan.
Nhu/Phạm Thị Nhu, bố mẹ bị giết trong Cải cách ruộng đất. Vợ sau của Nguyễn Hữu Loan).