Tham Khảo
Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu: "Sống không có tự do là chết" ....
Larry Berman - Trần Quốc Việt (Danlambao) lược dịch - "Đối với các ông chúng tôi không hơn gì là chấm nhỏ trên bản đồ thế giới. Nếu các ông muốn từ bỏ cuộc đấu tranh, thì chúng tôi sẽ chiến đấu một mình cho đến khi nào vô phương, và rồi chúng tôi sẽ chết... Đối với chúng tôi, sự chọn lựa là giữa sống và chết. Đối với chúng tôi ký vào hiệp định, mà chẳng khác gì đầu hàng tức sẽ chấp nhận bản án tử hình, vì sống không có tự do là chết. Không, sống như thế còn tệ hơn cả chết!" - Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu.
*
Vào ngày 18 tháng 10, Henry Kissinger bay trực tiếp từ Paris đến Sài Gòn để báo cáo Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu về hiệp định hòa bình. Buổi họp ngày 19 tháng 10 kéo dài gần hai giờ. Sau khi lắng nghe Kissinger thuyết trình, ông Thiệu muốn có bản thảo hiệp định. Ông được trao cho bản tiếng Anh.
Cuộc họp trở nên xấu đi. Đầu tiên, ông Hoàng Đức Nhã, cố vấn cho Tổng thống Thiệu, chỉ được trao cho bản tiếng Anh. Ông Nhã phẫn nộ đáp lại: "Chúng tôi không thể thương lượng số phận của nước mình bằng tiếng nước ngoài!" Ông rất tức giận đòi có bản tiếng Việt. Ông Nhã muốn thấy bản tiếng Việt mà những người cộng sản đã trao cho Kissinger.
Kissinger nói, "À, chúng tôi quên." Ông Nhã đáp: "Ông muốn nói gì thế, ông quên ư?". Rồi ông Nhã chế giễu toàn bộ quá trình hội nghị và ông nói với Kissinger, "Ông muốn bảo tôi người Mỹ có thể hiểu tiếng Việt hơn người Việt? Chúng tôi muốn thấy bản tiếng Việt."
Về sau khi nhận được bản tiếng Việt, ông Nhã mới nhận ra rằng nhân dân Miền Nam được yêu cầu ký vào bàn hiệp định mà tương đương như bản tuyên bố đầu hàng.
Trong buổi họp ấy ông Nhã nhớ lại, "Kissinger nói giải pháp mới này khiến vị thế của Bắc Việt suy yếu hoàn toàn, và ngay cả Lê Đức Thọ còn ôm tôi (tức Kissinger) khóc. Lúc đó tôi nhìn ông ta chăm chú mà lòng rất hoài nghi. Tôi nói, Lê Đức Thọ? Một tay cộng sản già giặn? Mà khóc sao? Rồi tôi nói đùa mà ông ta không thích. Tôi nói: Coi chừng nước mắt cá sấu đấy."
Sau này, ông Thiệu bảo ông Nhã, "Tôi muốn đấm vào miệng Kissinger."
Còn John Negroponte, trợ lý cho Kissinger, hồi tưởng lại cuộc họp ấy theo ngôn ngữ ngoại giao:
"Bầu không khí cuộc họp ấy rất căng thẳng và rất khó chịu. Chúng tôi đến Sài Gòn vào tháng 10 năm 1972 mang theo toàn bộ bản hiệp ước kết thúc chiến tranh mà có quan hệ trực tiếp, thật sự quan hệ gần như hoàn toàn đến sự tồn vong quốc gia của họ trong tương lai. Thế mà chúng ta yêu cầu họ ký ngay vào hàng cuối cùng. Vì thế bầu không khí rất căng thẳng, và Tổng thống Thiệu phản đối rất dữ dội bản thảo hiệp định."
Ông Nhã thức khuya để đọc bản dịch tiếng Anh và ông nhận ra rằng có những điểm mà "chúng tôi đã hoàn toàn bác bỏ trong các cuộc mật đàm trước, và chúng tôi đã nghĩ rằng phía Mỹ đã đồng ý với chúng tôi là không nêu ra những vấn đề ấy nữa, nhưng bây giờ chúng tôi thấy rằng những người cộng sản lại nêu ra những vấn đề ấy dưới hình thức này hay hình thức khác."
Chẳng hạn, bản thảo hiệp định đề cập đến ba quốc gia Đông Dương: Lào, Cambodia và Việt Nam. Như vậy, ngay từ đầu Việt Nam được mô tả như là một nước, chứ không phải hai nước. Nếu thế làm sao quân đội của nước mình rút ra khỏi nước mình được? Từ đấy, ông Nhã hỏi Kissinger chuyện gì đã xảy ra với "bốn quốc gia". Kissinger đáp là do đánh máy sai. Ông Nhã cười "Tôi biết tẩy các ông rồi. Số "3" không được viết ở đấy. Cái từ "ba" viết ra không phải là con số, nó là từ ba, B- A. Cho nên đây là điều chúng tôi không thích."
Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu và ông Hoàng Đức Nhã.
Kế tiếp, ông Nhã suy đoán rằng cái gọi là Hội đồng Hòa giải và Hòa hợp Dân tộc thực tế chỉ là một "liên hợp trá hình vì những người cộng sản hơi khôn hơn Hoa Kỳ." Bản tiếng Anh đề cập đến hội đồng như là "cấu trúc hành chánh" nhưng bản tiếng Việt lại ghi hội đồng là "cơ cấu chánh quyền", qua đó nên được dịch sang tiếng Anh "cấu trúc chánh quyền", như thế ám chỉ một cấu trúc từ trung ương đến cơ sở và bao gồm toàn bộ chính quyền từ hành pháp, lập pháp đến tư pháp. Đây là vấn đề chính đối với Miền Nam.
Cuối cùng sau khi trình bày xong, ông Nhã đưa ra 64 điểm cần phải thay đổi.
Cuộc họp diễn ra cực kỳ tranh cãi, nhưng Tổng thống Thiệu vẫn giữ nguyên lập trường. Ông Nhã báo cho Tổng thống Thiệu biết Kissinger đến Sài Gòn để phản bội miền Nam Việt Nam, và vì đây là vấn đề sinh tử cho nên Tổng thống cần nghĩ ra chiến lược nhằm đối phó với Kissinger.
Ông Nhã thuyết phục Tổng thống Thiệu hủy bỏ cuộc họp với Kissinger vào cuối ngày. Kissinger nổi giận, nói với ông Nhã "Tôi là Đặc sứ của Tổng thống Hoa Kỳ. Ông biết không nên đối xử với tôi như kẻ sai vặt. Tôi phải gặp Tổng thống Thiệu tối nay." Ông Nhã cứng rắn đáp trả: "Đừng cảm thấy bị xúc phạm, tôi không bao giờ coi ông là kẻ sai vặt. Tổng thống không thể tiếp ông vì quả thực có cuộc họp với các tướng lãnh. Cuộc họp sẽ kéo dài bốn giờ."
Kissinger bấy giờ ắt hẳn nhận thức Tổng thống Thiệu sẽ từ chối ký hiệp định. Cho nên ông rời Sài Gòn sang Cambodia, nơi ông và Thủ tướng Lon Nol nâng ly chúc mừng "hòa bình ở Việt Nam". Khi ở Phnom Penh, Kissinger khiến Lon Nol có ấn tượng rằng Tổng thống Thiệu chấp thuận hiệp định. Khi biết chuyện, Tổng thống Thiệu lại càng tức giận trước sự trâng tráo của Kissinger.
Hòa bình vẫn còn mờ mịt. Vào ngày 21 tháng Mười Kissinger trở về từ Phnom Penh và đi thẳng đến gặp Tổng thống Thiệu. Trong tâm trạng "căng thẳng và rất khích động", Tổng thống Thiệu nghĩ bản hiệp định được đưa ra này thậm chí còn tồi tệ hơn hiệp định 1954: "Tôi có quyền nghi ngờ Mỹ đã âm mưu với Liên Xô và Trung Cộng. Vì các ông thừa nhận sự hiện diện của Bắc Việt ở đây, cho nên nhân dân miền Nam cho rằng Hoa Kỳ đã bán đứng họ và Bắc Việt đã thắng cuộc chiến."
Ông nói tiếp "Tiến sĩ Kissinger nói ngày hôm kia rằng Lê Đức Thọ bật khóc, nhưng tôi có thể đoan chắc với ông ta rằng nhân dân Miền Nam là những người đáng khóc, và người nên khóc là tôi... Nếu Mỹ muốn bỏ rơi nhân dân Miền Nam, đó là quyền của họ!"
Tổng thống Thiệu nói dù chuyện gì xảy ra ông cũng cảm ơn Tổng thống Nixon về tất cả những gì ông ta đã làm cho Miền Nam Việt Nam. Ông biết Nixon phải hành động vì quyền lợi riêng của mình và vì quyền lợi của nhân dân ông ta. Ông cũng phải hành động vì quyền lợi của nhân dân Miền Nam Việt Nam.
Kissinger nói với Tổng thống Thiệu con đường Tổng thống Thiệu đang đi sẽ là con đường tự sát. Tổng thống Thiệu đáp rằng có từ 200.000 đến 300.000 quân Bắc Việt ở miền Nam và Hội đồng Hòa giải và Hòa hợp Dân tộc gồm có ba thành phần. "Nếu chúng tôi chấp nhận văn kiện như hiện nay, chúng tôi sẽ tự sát- và tôi sẽ tự sát."
Kissinger cố gắng lần cuối cùng để thuyết phục Tổng thống Thiệu. Kissinger nói trong vòng sáu tháng, nếu Tổng thống Thiệu không ký, quốc hội Mỹ sẽ cắt viện trợ. Bất chấp những lời khẩn cầu của Kissinger, ông Thiệu vẫn từ chối ký hiệp định.
Kisinger nói với ông Nhã, "Tổng thống đã chọn con đường tử vì đạo. Nếu chúng tôi phải làm, Hoa Kỳ có thể ký hiệp ước hòa bình riêng với Hà Nội. Còn về phần mình, tôi nhất định không bao giờ đặt chân lại Sài Gòn. Sau vụ này. Đây là thất bại lớn nhất trong nghề nghiệp ngoại giao của tôi!"
"Chúng tôi rất lấy làm tiếc", Ông Nhã đáp lời, "nhưng ông phải nhớ chúng tôi có cả quốc gia để bảo vệ!"
Tổng thống Thiệu chỉ bản đồ nói, "Đối với các ông chúng tôi không hơn gì là chấm nhỏ trên bản đồ thế giới. Nếu các ông muốn từ bỏ cuộc đấu tranh, thì chúng tôi sẽ chiến đấu một mình cho đến khi nào vô phương, và rồi chúng tôi sẽ chết... Đối với chúng tôi, sự chọn lựa là giữa sống và chết. Đối với chúng tôi ký vào hiệp định, mà chẳng khác gì đầu hàng tức sẽ chấp nhận bản án tử hình, vì sống không có tự do là chết. Không, sống như thế còn tệ hơn cả chết!"
Kissinger trở về Washington vào ngày 23 tháng Mười mà lòng tràn ngập thất vọng.
Ngày 24 tháng Mười Tổng thống Thiệu phát biểu với nhân dân Việt Nam trên hệ thống truyền thanh và truyền hình trong bài diễn văn hai giờ đồng hồ để bàn về hiệp định có thể có trong tương lai. Ông nói lý do chính người cộng sản muốn ngừng bắn là để đuổi tất cả người Mỹ đi nhằm để dễ dàng thôn tính Miền Nam. Ông cảnh cáo về nền hòa bình giả. Ông muốn đồng bào ông biết rằng ông không bao giờ cản trở nền hòa bình nào thật sự lâu dài và ông sẵn sàng từ chức một khi nền hòa bình ấy được bảo đảm.
Ông ngừng nói hai lần để lấy khăn tay lau mồ hôi trên trán.
Larry Breman là giáo sư chính trị ở Đại học University of California, Davis. Ông dùng nhiều tài liệu lưu trữ được coi là bí mật trước đây để viết tác phẩm này. Tác phẩm được coi là tác phẩm trung thực nhất bàn về Hiệp định Hòa bình Paris.
Nguồn: Lược dịch từ tác phẩm Không Hòa bình, Không Danh dự (No Peace, No Honor) của giáo sư Larry Berman, chương 9, nhà xuất bản The Free Press, 2001.
Sinh Tồn chuyển
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu: "Sống không có tự do là chết" ....
Larry Berman - Trần Quốc Việt (Danlambao) lược dịch - "Đối với các ông chúng tôi không hơn gì là chấm nhỏ trên bản đồ thế giới. Nếu các ông muốn từ bỏ cuộc đấu tranh, thì chúng tôi sẽ chiến đấu một mình cho đến khi nào vô phương, và rồi chúng tôi sẽ chết... Đối với chúng tôi, sự chọn lựa là giữa sống và chết. Đối với chúng tôi ký vào hiệp định, mà chẳng khác gì đầu hàng tức sẽ chấp nhận bản án tử hình, vì sống không có tự do là chết. Không, sống như thế còn tệ hơn cả chết!" - Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu.
*
Vào ngày 18 tháng 10, Henry Kissinger bay trực tiếp từ Paris đến Sài Gòn để báo cáo Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu về hiệp định hòa bình. Buổi họp ngày 19 tháng 10 kéo dài gần hai giờ. Sau khi lắng nghe Kissinger thuyết trình, ông Thiệu muốn có bản thảo hiệp định. Ông được trao cho bản tiếng Anh.
Cuộc họp trở nên xấu đi. Đầu tiên, ông Hoàng Đức Nhã, cố vấn cho Tổng thống Thiệu, chỉ được trao cho bản tiếng Anh. Ông Nhã phẫn nộ đáp lại: "Chúng tôi không thể thương lượng số phận của nước mình bằng tiếng nước ngoài!" Ông rất tức giận đòi có bản tiếng Việt. Ông Nhã muốn thấy bản tiếng Việt mà những người cộng sản đã trao cho Kissinger.
Kissinger nói, "À, chúng tôi quên." Ông Nhã đáp: "Ông muốn nói gì thế, ông quên ư?". Rồi ông Nhã chế giễu toàn bộ quá trình hội nghị và ông nói với Kissinger, "Ông muốn bảo tôi người Mỹ có thể hiểu tiếng Việt hơn người Việt? Chúng tôi muốn thấy bản tiếng Việt."
Về sau khi nhận được bản tiếng Việt, ông Nhã mới nhận ra rằng nhân dân Miền Nam được yêu cầu ký vào bàn hiệp định mà tương đương như bản tuyên bố đầu hàng.
Trong buổi họp ấy ông Nhã nhớ lại, "Kissinger nói giải pháp mới này khiến vị thế của Bắc Việt suy yếu hoàn toàn, và ngay cả Lê Đức Thọ còn ôm tôi (tức Kissinger) khóc. Lúc đó tôi nhìn ông ta chăm chú mà lòng rất hoài nghi. Tôi nói, Lê Đức Thọ? Một tay cộng sản già giặn? Mà khóc sao? Rồi tôi nói đùa mà ông ta không thích. Tôi nói: Coi chừng nước mắt cá sấu đấy."
Sau này, ông Thiệu bảo ông Nhã, "Tôi muốn đấm vào miệng Kissinger."
Còn John Negroponte, trợ lý cho Kissinger, hồi tưởng lại cuộc họp ấy theo ngôn ngữ ngoại giao:
"Bầu không khí cuộc họp ấy rất căng thẳng và rất khó chịu. Chúng tôi đến Sài Gòn vào tháng 10 năm 1972 mang theo toàn bộ bản hiệp ước kết thúc chiến tranh mà có quan hệ trực tiếp, thật sự quan hệ gần như hoàn toàn đến sự tồn vong quốc gia của họ trong tương lai. Thế mà chúng ta yêu cầu họ ký ngay vào hàng cuối cùng. Vì thế bầu không khí rất căng thẳng, và Tổng thống Thiệu phản đối rất dữ dội bản thảo hiệp định."
Ông Nhã thức khuya để đọc bản dịch tiếng Anh và ông nhận ra rằng có những điểm mà "chúng tôi đã hoàn toàn bác bỏ trong các cuộc mật đàm trước, và chúng tôi đã nghĩ rằng phía Mỹ đã đồng ý với chúng tôi là không nêu ra những vấn đề ấy nữa, nhưng bây giờ chúng tôi thấy rằng những người cộng sản lại nêu ra những vấn đề ấy dưới hình thức này hay hình thức khác."
Chẳng hạn, bản thảo hiệp định đề cập đến ba quốc gia Đông Dương: Lào, Cambodia và Việt Nam. Như vậy, ngay từ đầu Việt Nam được mô tả như là một nước, chứ không phải hai nước. Nếu thế làm sao quân đội của nước mình rút ra khỏi nước mình được? Từ đấy, ông Nhã hỏi Kissinger chuyện gì đã xảy ra với "bốn quốc gia". Kissinger đáp là do đánh máy sai. Ông Nhã cười "Tôi biết tẩy các ông rồi. Số "3" không được viết ở đấy. Cái từ "ba" viết ra không phải là con số, nó là từ ba, B- A. Cho nên đây là điều chúng tôi không thích."
Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu và ông Hoàng Đức Nhã.
Kế tiếp, ông Nhã suy đoán rằng cái gọi là Hội đồng Hòa giải và Hòa hợp Dân tộc thực tế chỉ là một "liên hợp trá hình vì những người cộng sản hơi khôn hơn Hoa Kỳ." Bản tiếng Anh đề cập đến hội đồng như là "cấu trúc hành chánh" nhưng bản tiếng Việt lại ghi hội đồng là "cơ cấu chánh quyền", qua đó nên được dịch sang tiếng Anh "cấu trúc chánh quyền", như thế ám chỉ một cấu trúc từ trung ương đến cơ sở và bao gồm toàn bộ chính quyền từ hành pháp, lập pháp đến tư pháp. Đây là vấn đề chính đối với Miền Nam.
Cuối cùng sau khi trình bày xong, ông Nhã đưa ra 64 điểm cần phải thay đổi.
Cuộc họp diễn ra cực kỳ tranh cãi, nhưng Tổng thống Thiệu vẫn giữ nguyên lập trường. Ông Nhã báo cho Tổng thống Thiệu biết Kissinger đến Sài Gòn để phản bội miền Nam Việt Nam, và vì đây là vấn đề sinh tử cho nên Tổng thống cần nghĩ ra chiến lược nhằm đối phó với Kissinger.
Ông Nhã thuyết phục Tổng thống Thiệu hủy bỏ cuộc họp với Kissinger vào cuối ngày. Kissinger nổi giận, nói với ông Nhã "Tôi là Đặc sứ của Tổng thống Hoa Kỳ. Ông biết không nên đối xử với tôi như kẻ sai vặt. Tôi phải gặp Tổng thống Thiệu tối nay." Ông Nhã cứng rắn đáp trả: "Đừng cảm thấy bị xúc phạm, tôi không bao giờ coi ông là kẻ sai vặt. Tổng thống không thể tiếp ông vì quả thực có cuộc họp với các tướng lãnh. Cuộc họp sẽ kéo dài bốn giờ."
Kissinger bấy giờ ắt hẳn nhận thức Tổng thống Thiệu sẽ từ chối ký hiệp định. Cho nên ông rời Sài Gòn sang Cambodia, nơi ông và Thủ tướng Lon Nol nâng ly chúc mừng "hòa bình ở Việt Nam". Khi ở Phnom Penh, Kissinger khiến Lon Nol có ấn tượng rằng Tổng thống Thiệu chấp thuận hiệp định. Khi biết chuyện, Tổng thống Thiệu lại càng tức giận trước sự trâng tráo của Kissinger.
Hòa bình vẫn còn mờ mịt. Vào ngày 21 tháng Mười Kissinger trở về từ Phnom Penh và đi thẳng đến gặp Tổng thống Thiệu. Trong tâm trạng "căng thẳng và rất khích động", Tổng thống Thiệu nghĩ bản hiệp định được đưa ra này thậm chí còn tồi tệ hơn hiệp định 1954: "Tôi có quyền nghi ngờ Mỹ đã âm mưu với Liên Xô và Trung Cộng. Vì các ông thừa nhận sự hiện diện của Bắc Việt ở đây, cho nên nhân dân miền Nam cho rằng Hoa Kỳ đã bán đứng họ và Bắc Việt đã thắng cuộc chiến."
Ông nói tiếp "Tiến sĩ Kissinger nói ngày hôm kia rằng Lê Đức Thọ bật khóc, nhưng tôi có thể đoan chắc với ông ta rằng nhân dân Miền Nam là những người đáng khóc, và người nên khóc là tôi... Nếu Mỹ muốn bỏ rơi nhân dân Miền Nam, đó là quyền của họ!"
Tổng thống Thiệu nói dù chuyện gì xảy ra ông cũng cảm ơn Tổng thống Nixon về tất cả những gì ông ta đã làm cho Miền Nam Việt Nam. Ông biết Nixon phải hành động vì quyền lợi riêng của mình và vì quyền lợi của nhân dân ông ta. Ông cũng phải hành động vì quyền lợi của nhân dân Miền Nam Việt Nam.
Kissinger nói với Tổng thống Thiệu con đường Tổng thống Thiệu đang đi sẽ là con đường tự sát. Tổng thống Thiệu đáp rằng có từ 200.000 đến 300.000 quân Bắc Việt ở miền Nam và Hội đồng Hòa giải và Hòa hợp Dân tộc gồm có ba thành phần. "Nếu chúng tôi chấp nhận văn kiện như hiện nay, chúng tôi sẽ tự sát- và tôi sẽ tự sát."
Kissinger cố gắng lần cuối cùng để thuyết phục Tổng thống Thiệu. Kissinger nói trong vòng sáu tháng, nếu Tổng thống Thiệu không ký, quốc hội Mỹ sẽ cắt viện trợ. Bất chấp những lời khẩn cầu của Kissinger, ông Thiệu vẫn từ chối ký hiệp định.
Kisinger nói với ông Nhã, "Tổng thống đã chọn con đường tử vì đạo. Nếu chúng tôi phải làm, Hoa Kỳ có thể ký hiệp ước hòa bình riêng với Hà Nội. Còn về phần mình, tôi nhất định không bao giờ đặt chân lại Sài Gòn. Sau vụ này. Đây là thất bại lớn nhất trong nghề nghiệp ngoại giao của tôi!"
"Chúng tôi rất lấy làm tiếc", Ông Nhã đáp lời, "nhưng ông phải nhớ chúng tôi có cả quốc gia để bảo vệ!"
Tổng thống Thiệu chỉ bản đồ nói, "Đối với các ông chúng tôi không hơn gì là chấm nhỏ trên bản đồ thế giới. Nếu các ông muốn từ bỏ cuộc đấu tranh, thì chúng tôi sẽ chiến đấu một mình cho đến khi nào vô phương, và rồi chúng tôi sẽ chết... Đối với chúng tôi, sự chọn lựa là giữa sống và chết. Đối với chúng tôi ký vào hiệp định, mà chẳng khác gì đầu hàng tức sẽ chấp nhận bản án tử hình, vì sống không có tự do là chết. Không, sống như thế còn tệ hơn cả chết!"
Kissinger trở về Washington vào ngày 23 tháng Mười mà lòng tràn ngập thất vọng.
Ngày 24 tháng Mười Tổng thống Thiệu phát biểu với nhân dân Việt Nam trên hệ thống truyền thanh và truyền hình trong bài diễn văn hai giờ đồng hồ để bàn về hiệp định có thể có trong tương lai. Ông nói lý do chính người cộng sản muốn ngừng bắn là để đuổi tất cả người Mỹ đi nhằm để dễ dàng thôn tính Miền Nam. Ông cảnh cáo về nền hòa bình giả. Ông muốn đồng bào ông biết rằng ông không bao giờ cản trở nền hòa bình nào thật sự lâu dài và ông sẵn sàng từ chức một khi nền hòa bình ấy được bảo đảm.
Ông ngừng nói hai lần để lấy khăn tay lau mồ hôi trên trán.
Larry Breman là giáo sư chính trị ở Đại học University of California, Davis. Ông dùng nhiều tài liệu lưu trữ được coi là bí mật trước đây để viết tác phẩm này. Tác phẩm được coi là tác phẩm trung thực nhất bàn về Hiệp định Hòa bình Paris.
Nguồn: Lược dịch từ tác phẩm Không Hòa bình, Không Danh dự (No Peace, No Honor) của giáo sư Larry Berman, chương 9, nhà xuất bản The Free Press, 2001.
Sinh Tồn chuyển