Tham Khảo
Tổng thống Trump: Thần tốc nắm Quân đội Mỹ, sẵn sàng ngay cho cùng lúc 2 cuộc chiến lớn!
Báo VC nổ: Vừa đắc cử, tân Tổng thống Trump đã thần tốc nắm quân đội Mỹ, không tiếc tiền với nhiều kế hoạch khủng để sẵn sàng ngay cho cùng lúc 2 cuộc chiến lớn trên toàn cầu.
Vừa đắc cử, tân Tổng thống Trump đã thần tốc nắm quân đội Mỹ, không tiếc tiền với nhiều kế hoạch khủng để sẵn sàng ngay cho cùng lúc 2 cuộc chiến lớn trên toàn cầu.
Tổng thống Trump: Thần tốc nắm Quân đội Mỹ, sẵn sàng ngay cho cùng lúc 2 cuộc chiến lớn!
Nhiều kế hoạch tham vọng
Tổng thống đắc cử Donald Trump tuyên bố muốn xây dựng Quân đội Mỹ hùng mạnh hơn, không tiếc ngân sách chi cho mua sắm vũ khí mới và gọi thêm nhiều lính nhập ngũ.
Chỉ mới cách đây 2 tuần thôi, ít ai nghĩ Trump – tỷ phú doanh nhân, đại diện cho Đảng Cộng Hòa lại có thể trở thành Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang Hoa Kỳ. Nhưng “điều kỳ diệu đã xảy ra”, Trump đắc cử một cách ngoạn mục khi hạ đo ván cựu ngoại trưởng Hillary Clinton để chính thức bắt tay vào việc xây dựng đế chế của riêng mình.
Thứ sáu vừa qua, Trump đã chỉ định Tướng lục quân về hưu Mike Flynn làm cố vấn an ninh quốc gia và đồng thời đang cân nhắc những ứng viên tiềm năng cho vị trí Bộ trưởng Quốc phòng, bao gồm cả tướng Thủy quân lục chiến về hưu James Mattis – người đứng đầu Bộ chỉ huy Trung tâm Mỹ (2010-2013) với nhiều chiến tích ở Afghanistan và Iraq dưới thời TT Obama.
Chi tiêu quốc phòng đang ở mức thấp cực kỳ nguy hiểm và quân đội Mỹ cần thêm binh sĩ, theo một số tính toán, có thể tới hơn 160.000 người, cũng như đầu tư mạnh cho mua sắm máy bay, tàu chiến mới.
Trump muốn binh sĩ thường trực của Lục quân Mỹ có thêm 60.000 người và bổ sung một số lượng chưa xác định thủy thủ cho 78 tàu chiến và tàu ngầm mà ông có kế hoạch đóng trong vài năm tới.
Bên cạnh đó, Trump cũng muốn có thêm tới 12.000 lính thủy đánh bộ để phục vụ trong các tiểu đoàn xe tăng và cơ giới, cũng như mua thêm ít nhất 100 máy bay chiến đấu cho không quân.
Nếu chính quyền của TT đắc cử Trump có thể thực hiện dù chỉ là một phần của tham vọng này thì sẽ tạo ra ảnh hưởng cực kỳ sâu rộng từ binh sĩ cấp thấp cho tới đội ngũ tướng lĩnh cao cấp, động chạm vào mọi thứ từ sự thăng tiến của các sĩ quan cho tới số lượng binh sĩ Mỹ đồn trú ở nước ngoài và lộ trình triển khai tổng thể.
Với quy mô quân đội lớn hơn đòi hỏi phải có thêm nhiều sĩ quan và hạ sĩ quan trong nhiều năm tới, nảy sinh những vấn đề trong tuyển dụng, đào tạo, bổ nhiệm và duy trì lực lượng.
Tất nhiên, sẽ có sự tái bố trí số lượng binh sĩ Mỹ được cử tới các điểm nóng địa chính trị, bao gồm cả Trung Đông, Đông Âu và Đông Nam Á. Hiện vẫn chưa rõ liệu kế hoạch của Trump đã bao gồm việc tăng lương và phúc lợi cho binh sĩ hay chưa, khi mà đang có sự phàn nàn rằng mức tăng hiện tại còn thấp hơn nhiều so với lĩnh vực dân sự trong vòng 5 năm qua.
Tiêm kích tàng hình thế hệ 5 của Mỹ.
Chính điều này đã tạo nên sự bất mãn và lo lắng trong nội bộ Quân đội Mỹ vì nhiều người cho rằng mình phải thực hiện nhiều nhiệm vụ hơn trong khi thu nhập lại teo tóp, không tương xứng.
Trong quá khứ, việc cắt giảm lương theo yêu cầu của các quan chức cấp cao của Lầu Năm Góc đương nhiệm được cho là có liên quan tới nhận định tăng chi cho nhân sự có thể chiếm mất ngân sách dành cho hiện đại hóa và ảnh hưởng tới sự sẵn sàng chiến đấu.
Và bất cứ kế hoạch tăng quân số nào cũng tạo ra áp lực cực lớn với đồng lương của binh sĩ, vì duy trì lực lượng động hơn tất nhiên sẽ ngốn nhiều tiền hơn.
Chương trình của Trump là một lời tuyên chiến với Đạo luật kiểm soát ngân sách mà Quốc hội ban hành vào năm 2011 nhằm cân bằng ngân sách liên bang.
Mặc dù cũng bất bình nghiêm trọng với yêu cầu cắt giảm chi tiêu của Quốc hội, nhưng chính quyền đương nhiệm không thể thuyết phục được sự đồng ý cho phép tăng ngân sách quốc phòng.
Các lãnh đạo cấp cao của Đảng Cộng hòa trong quốc hội nói rằng họ hy vọng rằng chính quyền mới, cùng với ưu thế nắm đa số tại cả hai viện của Đảng Cộng Hòa, sẽ mở đường cho việc bãi bỏ những vướng mắc về chi tiêu quân sự.
Nhưng Đảng Dân chủ cũng đã hứa hẹn một cuộc chiến không quan nhượng nếu Trump và chính quyền của ông tập trung tăng chi tiêu quốc phòng mà bỏ lơ các chương trình khác trong nước.
Nghị sĩ Đảng Cộng hòa Michael Turner (bang Ohio) kiêm Ủy viên Ủy ban Quân sự Hạ viện tuyên bố “Cả hai ứng viên tổng thống đều kêu gọi chấm dứt sự ‘o ép’ với quân đội. Tôi tin rằng Quốc hội sẵn sàng bãi bỏ đạo luật này, đặc biệt là đối với lĩnh vực quốc phòng”.
Tuy nhiên, ngay cả khi đạt được thỏa thuận thì nhiều ý kiến cho rằng các đề xuất của Trump vẫn quá tham vọng đến mức phe diều hâu cũng khó có thể chấp nhận được toàn bộ.
Hồi đầu tháng này, trong một báo cáo, các chuyên gia giàu kinh nghiệm thuộc Viện Doanh nhân Mỹ đã ước tính “việc tăng thêm 55 đến 60 tỷ USD mỗi năm trong 4 năm tới là quá khiêm tốn, và ví von chỉ đủ mua thịt và khoai tây mà thôi”. Để thực hiện được trọn vẹn kế hoạch, con số chắc chắn sẽ phải lớn hơn rất nhiều.
Thêm nữa, các chương trình nhỏ hơn nhưng cốt yếu, liên quan tới giá vũ khí tăng và để đảm bảo sự sẵn sàng chiến đấu cao nhất của quân đội thì con số còn tăng lên khủng khiếp” báo cáo nhận định. Một con số thực tế hơn là ngân sách sẽ cần phải tăng thêm “ở đâu đó trong khoảng từ 250 tới 300 tỷ USD trong vòng 4 năm tới”.
Cả 2 đảng Dân chủ và Cộng Hòa đều đang hết sức thận trọng với số nợ liên bang để có thể dễ dàng quyết định đồng ý với khoản chi khổng lồ như vậy.
Thủy quân lục chiến Mỹ. Ảnh: Aaron Patterson.
Lục quân sẽ có 540.000 người
Lộ trình xây dựng quân đội của Trump bị tác động năng nề bởi một nhóm các nhà nghiên cứu tinh hoa thuộc quỹ Heritage Foundation. Trong báo cáo “Chỉ số sức mạnh quân sự của Hoa Kỳ” mới công bố hồi giữa tháng 11 vừa qua, bao gồm cả lục quân Mỹ đang suy giảm nghiêm trọng.
Báo cáo chỉ ra rằng “chỉ tiệm cận với yêu cầu bảo vệ các lợi ích quốc gia quan trọng”. Khái niệm tiệm cận bao trùm lên cả Hải quân, Không quân và Thủy quân lục chiến.
Còn riêng Lục quân thì tình hình còn nghiệm trọng hơn nhiều khi chỉ 1/3 lực lượng đáp ứng được yêu cầu sẵn sàng chiến đấu, đang già cỗi, trở nên nhỏ hơn và yếu hơn, Heritage cảnh báo.
Trump tuyên bố ông muốn chặn đứng kế hoạch cắt giảm nhân sự của Lục quân vốn sẽ chạm đáy ở mức 450.000 quân thường trực vào năm 2018. Thay vào đó, ông muốn tăng quân số thêm 60.000 người, lên mức 540.000 binh sĩ.
Tướng về hưu Barry McCaffrey – nguyên sĩ quan cao cấp của lục quân ở Lầu Năm Góc và NATO cho rằng những người ủng hộ, thậm chí cả những người trước đây từng chỉ trích Trump đều nhất trí rằng việc tăng quân số là hết sức cần thiết.
“Về tổng thể Lục quân Mỹ suy yếu. Nước Mỹ cần có khả năng chiến đấu, buộc Nga hay Bắc Triều Tiên cũng như các quốc gia khác phải khiếp sợ, và phải đủ sức sẵn sàng đối đầu với họ trong các trận chiến trên không, trên bộ hoặc trên biển”, ông nói.
Tướng McCaffrey phân tích thêm rằng “lục quân Mỹ không đủ sức chiến đấu” ở châu Âu khi phải đối mặt với mối đe dọa của một nước Nga đang hồi sinh. Trump cho biết ông muốn nối lại các mối quan hệ với Moscow nhưng cac lãnh đạo Lầu Năm Góc và thậm chí là cả các thành viên trong đảng của ông tin rằng sẽ chẳng đi đến đâu.
Quỹ Heritage Foundation chỉ thẳng rằng Nga là mối đe dọa hàng đầu tới lợi ích của Mỹ, tiếp theo là Iran, Trung Quốc và các nhóm khủng bố như Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS). Trong khi đó, Bắc Triều Tiên đã được hạ cấp, từ “thù địch” xuống đơn thuần chỉ còn là một quốc gia “hiếu chiến”.
Hiện chưa rõ liệu tham vọng lớn của Trump có thể dẫn tới việc triển khai thêm quân ở nước ngoài hay không nhưng ông ấy mong rằng các đồng minh của mình cần phải đóng vai trò lớn hơn trong việc tự đảm bảo quốc phòng cho mình và đề xuất việc hợp nhất một số căn cứ ở nước ngoài hoặc thậm chí đóng cửa.
Nhưng McCaffrey cho biết ông tin tưởng Trump sẽ coi trọng giá trị của những đồng minh và nỗ lực củng cố sự hiện diện quân sự của Hoa Kỳ tại các khu vực trọng điểm.
Thêm hàng chục tàu chiến và tàu ngầm mới
Tham vọng xây dựng lực lượng Hải quân Mỹ hùng mạnh với 350 tàu của Trump được phe diều hâu trong Đảng Cộng hòa rất ủng hộ. Hiện nay, lực lượng tác chiến của họ mới chỉ có 272 chiếc, gồm cả tàu nổi và tàu ngầm.
Trong chiến dịch tranh cử, Trump vẽ ra một viễn cảnh tươi sáng đối với Hải quân Mỹ khi hứa hẹn tăng mạnh ngân sách không chỉ để đóng thêm nhiều tàu, mà còn bổ sung thêm một lượng lớn binh sĩ.
Thêm hàng máy bay và nhân lực
Theo kế hoạch của Trump, lý tưởng nhất là Không quân Mỹ sẽ sở hữu 1.200 máy bay chiến đấu, tăng thêm 100 chiếc so với hiện tại. Tại thời điểm này, nếu tính cả máy bay trinh sát, vận tải cũng như nhiều loại máy bay khác thì tổng số lượng máy bay của Không quân Mỹ đang ở mức gần 2.000 chiếc.
Những người ủng hộ quân đội mong răng chính quyền của Trump sẽ thúc đẩy việc tăng ngân sách bảo đảm cũng như mở rộng hoạt động của Không quân, giúp họ dễ dàng đảm bảo chi trả cho công tác huấn luyện, cung cấp xăng dầu cũng như phụ tùng dự trữ.
Tướng nghỉ hưu Merrill McPeak – nguyên tham mưu trưởng không quân trong Chiến tranh vùng Vịnh lần 1 nói “Đây là điều cần phải được thực hiện. Không quân Mỹ nói chung và các đơn vị chiến đấu nói riêng bây giờ quá nhỏ. Nếu Trump thực hiện được lời hứa, tôi nghĩ đó là điều đáng mừng”.
Quân số thuộc Không quân Mỹ đã liên tục suy giảm sau khi đạt đỉnh với 376.616 người vào năm tài khóa 2004, sau sự kiện khủng bố 11/9, xuống còn 311.000 người vào năm 2015.
John Venable một cựu sĩ quan không quân và nhà nghiên cứu quân sự thuộc Quỹ Heritage Foundation, nói rằng ông tin Trump sẽ tăng quân số cho Không quân thêm 40.000 người trong vài năm tới, chừng đó mới đủ để duy trì hoạt động của các vũ khí mới mà Trump đang có kế hoạch đặt mua.
Tuy nhiên, cần phải có phương thức đào tạo thích hợp để nhanh chóng bổ sung lực lượng. Hiện nay Không quân hiện đang thiếu tới 700 phi công, thế nên công tác đào tạo bổ sung đòi hỏi rất cấp bách.
Quân đội Mỹ triển khai đội hình. Ảnh: Jennifer Bunn.
Thủ quân lục chiến phải đủ sức đánh thắng 2 cuộc chiến cùng lúc
Trump hứa sẽ xây dựng lực lượng Thủy quân lục chiến Mỹ có thể cùng lúc đánh thắng 2 cuộc chiến. Quy mô sẽ bao gồm 36 tiểu đoàn, tăng so với lực lượng chỉ gồm 24 tiểu đoàn và 2 tiểu đoàn xe tăng cùng một số đơn vị bảo đảm hiện nay.
Như vậy, sẽ cần thêm ít nhất từ 8.000 tới 12.000 người để lấp đầy biên chế. Tuy nhiên, những người ủng hộ cho răng đây là sự tăng quân đáng giá.
“Thủy quân lục chiến Mỹ với 36 tiểu đoàn có thể đánh thắng một cuộc xung đột lớn và thực hiện các nhiệm vụ khác tại bất cứ địa điểm nào trên thế giới, nếu có”, Dakota Wood, một sĩ quan thủy quân lục chiến cao cấp của Mỹ về hưu nhận xét.
Hiện nay, có 31.277 binh sĩ thủy quân lục chiến Mỹ đang được triển khai ở phía trước, chiếm khoảng 17% quân số thường trực, một quan chức cao cấp cho biết. Trong lịch sử, có những thời điểm Thủy quân lục chiến Mỹ triển khai tới 15 tiểu đoàn tới các cuộc xung đột như trong chiến tranh Việt Nam và chiến tranh Vùng Vịnh.
Việc có 30 tiểu đoàn sẵn sàng chiến đấu và thêm 6 tiểu đoàn đang huấn luyện hoặc có thể được triển khai, cho phép Thủy quân lục chiến Mỹ đánh thắng “hơn 1 cuộc chiến tranh”. “Chúng tôi đề xuất với chính quyền rằng Mỹ cần có khả năng xử lý cùng lúc 2 cuộc chiến” ông Wood nói.
(Theo Thời Đại)
Luong Mai chuyen
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Tổng thống Trump: Thần tốc nắm Quân đội Mỹ, sẵn sàng ngay cho cùng lúc 2 cuộc chiến lớn!
Báo VC nổ: Vừa đắc cử, tân Tổng thống Trump đã thần tốc nắm quân đội Mỹ, không tiếc tiền với nhiều kế hoạch khủng để sẵn sàng ngay cho cùng lúc 2 cuộc chiến lớn trên toàn cầu.
Vừa đắc cử, tân Tổng thống Trump đã thần tốc nắm quân đội Mỹ, không tiếc tiền với nhiều kế hoạch khủng để sẵn sàng ngay cho cùng lúc 2 cuộc chiến lớn trên toàn cầu.
Tổng thống Trump: Thần tốc nắm Quân đội Mỹ, sẵn sàng ngay cho cùng lúc 2 cuộc chiến lớn!
Nhiều kế hoạch tham vọng
Tổng thống đắc cử Donald Trump tuyên bố muốn xây dựng Quân đội Mỹ hùng mạnh hơn, không tiếc ngân sách chi cho mua sắm vũ khí mới và gọi thêm nhiều lính nhập ngũ.
Chỉ mới cách đây 2 tuần thôi, ít ai nghĩ Trump – tỷ phú doanh nhân, đại diện cho Đảng Cộng Hòa lại có thể trở thành Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang Hoa Kỳ. Nhưng “điều kỳ diệu đã xảy ra”, Trump đắc cử một cách ngoạn mục khi hạ đo ván cựu ngoại trưởng Hillary Clinton để chính thức bắt tay vào việc xây dựng đế chế của riêng mình.
Thứ sáu vừa qua, Trump đã chỉ định Tướng lục quân về hưu Mike Flynn làm cố vấn an ninh quốc gia và đồng thời đang cân nhắc những ứng viên tiềm năng cho vị trí Bộ trưởng Quốc phòng, bao gồm cả tướng Thủy quân lục chiến về hưu James Mattis – người đứng đầu Bộ chỉ huy Trung tâm Mỹ (2010-2013) với nhiều chiến tích ở Afghanistan và Iraq dưới thời TT Obama.
Chi tiêu quốc phòng đang ở mức thấp cực kỳ nguy hiểm và quân đội Mỹ cần thêm binh sĩ, theo một số tính toán, có thể tới hơn 160.000 người, cũng như đầu tư mạnh cho mua sắm máy bay, tàu chiến mới.
Trump muốn binh sĩ thường trực của Lục quân Mỹ có thêm 60.000 người và bổ sung một số lượng chưa xác định thủy thủ cho 78 tàu chiến và tàu ngầm mà ông có kế hoạch đóng trong vài năm tới.
Bên cạnh đó, Trump cũng muốn có thêm tới 12.000 lính thủy đánh bộ để phục vụ trong các tiểu đoàn xe tăng và cơ giới, cũng như mua thêm ít nhất 100 máy bay chiến đấu cho không quân.
Nếu chính quyền của TT đắc cử Trump có thể thực hiện dù chỉ là một phần của tham vọng này thì sẽ tạo ra ảnh hưởng cực kỳ sâu rộng từ binh sĩ cấp thấp cho tới đội ngũ tướng lĩnh cao cấp, động chạm vào mọi thứ từ sự thăng tiến của các sĩ quan cho tới số lượng binh sĩ Mỹ đồn trú ở nước ngoài và lộ trình triển khai tổng thể.
Với quy mô quân đội lớn hơn đòi hỏi phải có thêm nhiều sĩ quan và hạ sĩ quan trong nhiều năm tới, nảy sinh những vấn đề trong tuyển dụng, đào tạo, bổ nhiệm và duy trì lực lượng.
Tất nhiên, sẽ có sự tái bố trí số lượng binh sĩ Mỹ được cử tới các điểm nóng địa chính trị, bao gồm cả Trung Đông, Đông Âu và Đông Nam Á. Hiện vẫn chưa rõ liệu kế hoạch của Trump đã bao gồm việc tăng lương và phúc lợi cho binh sĩ hay chưa, khi mà đang có sự phàn nàn rằng mức tăng hiện tại còn thấp hơn nhiều so với lĩnh vực dân sự trong vòng 5 năm qua.
Tiêm kích tàng hình thế hệ 5 của Mỹ.
Chính điều này đã tạo nên sự bất mãn và lo lắng trong nội bộ Quân đội Mỹ vì nhiều người cho rằng mình phải thực hiện nhiều nhiệm vụ hơn trong khi thu nhập lại teo tóp, không tương xứng.
Trong quá khứ, việc cắt giảm lương theo yêu cầu của các quan chức cấp cao của Lầu Năm Góc đương nhiệm được cho là có liên quan tới nhận định tăng chi cho nhân sự có thể chiếm mất ngân sách dành cho hiện đại hóa và ảnh hưởng tới sự sẵn sàng chiến đấu.
Và bất cứ kế hoạch tăng quân số nào cũng tạo ra áp lực cực lớn với đồng lương của binh sĩ, vì duy trì lực lượng động hơn tất nhiên sẽ ngốn nhiều tiền hơn.
Chương trình của Trump là một lời tuyên chiến với Đạo luật kiểm soát ngân sách mà Quốc hội ban hành vào năm 2011 nhằm cân bằng ngân sách liên bang.
Mặc dù cũng bất bình nghiêm trọng với yêu cầu cắt giảm chi tiêu của Quốc hội, nhưng chính quyền đương nhiệm không thể thuyết phục được sự đồng ý cho phép tăng ngân sách quốc phòng.
Các lãnh đạo cấp cao của Đảng Cộng hòa trong quốc hội nói rằng họ hy vọng rằng chính quyền mới, cùng với ưu thế nắm đa số tại cả hai viện của Đảng Cộng Hòa, sẽ mở đường cho việc bãi bỏ những vướng mắc về chi tiêu quân sự.
Nhưng Đảng Dân chủ cũng đã hứa hẹn một cuộc chiến không quan nhượng nếu Trump và chính quyền của ông tập trung tăng chi tiêu quốc phòng mà bỏ lơ các chương trình khác trong nước.
Nghị sĩ Đảng Cộng hòa Michael Turner (bang Ohio) kiêm Ủy viên Ủy ban Quân sự Hạ viện tuyên bố “Cả hai ứng viên tổng thống đều kêu gọi chấm dứt sự ‘o ép’ với quân đội. Tôi tin rằng Quốc hội sẵn sàng bãi bỏ đạo luật này, đặc biệt là đối với lĩnh vực quốc phòng”.
Tuy nhiên, ngay cả khi đạt được thỏa thuận thì nhiều ý kiến cho rằng các đề xuất của Trump vẫn quá tham vọng đến mức phe diều hâu cũng khó có thể chấp nhận được toàn bộ.
Hồi đầu tháng này, trong một báo cáo, các chuyên gia giàu kinh nghiệm thuộc Viện Doanh nhân Mỹ đã ước tính “việc tăng thêm 55 đến 60 tỷ USD mỗi năm trong 4 năm tới là quá khiêm tốn, và ví von chỉ đủ mua thịt và khoai tây mà thôi”. Để thực hiện được trọn vẹn kế hoạch, con số chắc chắn sẽ phải lớn hơn rất nhiều.
Thêm nữa, các chương trình nhỏ hơn nhưng cốt yếu, liên quan tới giá vũ khí tăng và để đảm bảo sự sẵn sàng chiến đấu cao nhất của quân đội thì con số còn tăng lên khủng khiếp” báo cáo nhận định. Một con số thực tế hơn là ngân sách sẽ cần phải tăng thêm “ở đâu đó trong khoảng từ 250 tới 300 tỷ USD trong vòng 4 năm tới”.
Cả 2 đảng Dân chủ và Cộng Hòa đều đang hết sức thận trọng với số nợ liên bang để có thể dễ dàng quyết định đồng ý với khoản chi khổng lồ như vậy.
Thủy quân lục chiến Mỹ. Ảnh: Aaron Patterson.
Lục quân sẽ có 540.000 người
Lộ trình xây dựng quân đội của Trump bị tác động năng nề bởi một nhóm các nhà nghiên cứu tinh hoa thuộc quỹ Heritage Foundation. Trong báo cáo “Chỉ số sức mạnh quân sự của Hoa Kỳ” mới công bố hồi giữa tháng 11 vừa qua, bao gồm cả lục quân Mỹ đang suy giảm nghiêm trọng.
Báo cáo chỉ ra rằng “chỉ tiệm cận với yêu cầu bảo vệ các lợi ích quốc gia quan trọng”. Khái niệm tiệm cận bao trùm lên cả Hải quân, Không quân và Thủy quân lục chiến.
Còn riêng Lục quân thì tình hình còn nghiệm trọng hơn nhiều khi chỉ 1/3 lực lượng đáp ứng được yêu cầu sẵn sàng chiến đấu, đang già cỗi, trở nên nhỏ hơn và yếu hơn, Heritage cảnh báo.
Trump tuyên bố ông muốn chặn đứng kế hoạch cắt giảm nhân sự của Lục quân vốn sẽ chạm đáy ở mức 450.000 quân thường trực vào năm 2018. Thay vào đó, ông muốn tăng quân số thêm 60.000 người, lên mức 540.000 binh sĩ.
Tướng về hưu Barry McCaffrey – nguyên sĩ quan cao cấp của lục quân ở Lầu Năm Góc và NATO cho rằng những người ủng hộ, thậm chí cả những người trước đây từng chỉ trích Trump đều nhất trí rằng việc tăng quân số là hết sức cần thiết.
“Về tổng thể Lục quân Mỹ suy yếu. Nước Mỹ cần có khả năng chiến đấu, buộc Nga hay Bắc Triều Tiên cũng như các quốc gia khác phải khiếp sợ, và phải đủ sức sẵn sàng đối đầu với họ trong các trận chiến trên không, trên bộ hoặc trên biển”, ông nói.
Tướng McCaffrey phân tích thêm rằng “lục quân Mỹ không đủ sức chiến đấu” ở châu Âu khi phải đối mặt với mối đe dọa của một nước Nga đang hồi sinh. Trump cho biết ông muốn nối lại các mối quan hệ với Moscow nhưng cac lãnh đạo Lầu Năm Góc và thậm chí là cả các thành viên trong đảng của ông tin rằng sẽ chẳng đi đến đâu.
Quỹ Heritage Foundation chỉ thẳng rằng Nga là mối đe dọa hàng đầu tới lợi ích của Mỹ, tiếp theo là Iran, Trung Quốc và các nhóm khủng bố như Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS). Trong khi đó, Bắc Triều Tiên đã được hạ cấp, từ “thù địch” xuống đơn thuần chỉ còn là một quốc gia “hiếu chiến”.
Hiện chưa rõ liệu tham vọng lớn của Trump có thể dẫn tới việc triển khai thêm quân ở nước ngoài hay không nhưng ông ấy mong rằng các đồng minh của mình cần phải đóng vai trò lớn hơn trong việc tự đảm bảo quốc phòng cho mình và đề xuất việc hợp nhất một số căn cứ ở nước ngoài hoặc thậm chí đóng cửa.
Nhưng McCaffrey cho biết ông tin tưởng Trump sẽ coi trọng giá trị của những đồng minh và nỗ lực củng cố sự hiện diện quân sự của Hoa Kỳ tại các khu vực trọng điểm.
Thêm hàng chục tàu chiến và tàu ngầm mới
Tham vọng xây dựng lực lượng Hải quân Mỹ hùng mạnh với 350 tàu của Trump được phe diều hâu trong Đảng Cộng hòa rất ủng hộ. Hiện nay, lực lượng tác chiến của họ mới chỉ có 272 chiếc, gồm cả tàu nổi và tàu ngầm.
Trong chiến dịch tranh cử, Trump vẽ ra một viễn cảnh tươi sáng đối với Hải quân Mỹ khi hứa hẹn tăng mạnh ngân sách không chỉ để đóng thêm nhiều tàu, mà còn bổ sung thêm một lượng lớn binh sĩ.
Thêm hàng máy bay và nhân lực
Theo kế hoạch của Trump, lý tưởng nhất là Không quân Mỹ sẽ sở hữu 1.200 máy bay chiến đấu, tăng thêm 100 chiếc so với hiện tại. Tại thời điểm này, nếu tính cả máy bay trinh sát, vận tải cũng như nhiều loại máy bay khác thì tổng số lượng máy bay của Không quân Mỹ đang ở mức gần 2.000 chiếc.
Những người ủng hộ quân đội mong răng chính quyền của Trump sẽ thúc đẩy việc tăng ngân sách bảo đảm cũng như mở rộng hoạt động của Không quân, giúp họ dễ dàng đảm bảo chi trả cho công tác huấn luyện, cung cấp xăng dầu cũng như phụ tùng dự trữ.
Tướng nghỉ hưu Merrill McPeak – nguyên tham mưu trưởng không quân trong Chiến tranh vùng Vịnh lần 1 nói “Đây là điều cần phải được thực hiện. Không quân Mỹ nói chung và các đơn vị chiến đấu nói riêng bây giờ quá nhỏ. Nếu Trump thực hiện được lời hứa, tôi nghĩ đó là điều đáng mừng”.
Quân số thuộc Không quân Mỹ đã liên tục suy giảm sau khi đạt đỉnh với 376.616 người vào năm tài khóa 2004, sau sự kiện khủng bố 11/9, xuống còn 311.000 người vào năm 2015.
John Venable một cựu sĩ quan không quân và nhà nghiên cứu quân sự thuộc Quỹ Heritage Foundation, nói rằng ông tin Trump sẽ tăng quân số cho Không quân thêm 40.000 người trong vài năm tới, chừng đó mới đủ để duy trì hoạt động của các vũ khí mới mà Trump đang có kế hoạch đặt mua.
Tuy nhiên, cần phải có phương thức đào tạo thích hợp để nhanh chóng bổ sung lực lượng. Hiện nay Không quân hiện đang thiếu tới 700 phi công, thế nên công tác đào tạo bổ sung đòi hỏi rất cấp bách.
Quân đội Mỹ triển khai đội hình. Ảnh: Jennifer Bunn.
Thủ quân lục chiến phải đủ sức đánh thắng 2 cuộc chiến cùng lúc
Trump hứa sẽ xây dựng lực lượng Thủy quân lục chiến Mỹ có thể cùng lúc đánh thắng 2 cuộc chiến. Quy mô sẽ bao gồm 36 tiểu đoàn, tăng so với lực lượng chỉ gồm 24 tiểu đoàn và 2 tiểu đoàn xe tăng cùng một số đơn vị bảo đảm hiện nay.
Như vậy, sẽ cần thêm ít nhất từ 8.000 tới 12.000 người để lấp đầy biên chế. Tuy nhiên, những người ủng hộ cho răng đây là sự tăng quân đáng giá.
“Thủy quân lục chiến Mỹ với 36 tiểu đoàn có thể đánh thắng một cuộc xung đột lớn và thực hiện các nhiệm vụ khác tại bất cứ địa điểm nào trên thế giới, nếu có”, Dakota Wood, một sĩ quan thủy quân lục chiến cao cấp của Mỹ về hưu nhận xét.
Hiện nay, có 31.277 binh sĩ thủy quân lục chiến Mỹ đang được triển khai ở phía trước, chiếm khoảng 17% quân số thường trực, một quan chức cao cấp cho biết. Trong lịch sử, có những thời điểm Thủy quân lục chiến Mỹ triển khai tới 15 tiểu đoàn tới các cuộc xung đột như trong chiến tranh Việt Nam và chiến tranh Vùng Vịnh.
Việc có 30 tiểu đoàn sẵn sàng chiến đấu và thêm 6 tiểu đoàn đang huấn luyện hoặc có thể được triển khai, cho phép Thủy quân lục chiến Mỹ đánh thắng “hơn 1 cuộc chiến tranh”. “Chúng tôi đề xuất với chính quyền rằng Mỹ cần có khả năng xử lý cùng lúc 2 cuộc chiến” ông Wood nói.
(Theo Thời Đại)
Luong Mai chuyen