Cà Kê Dê Ngỗng
Top 6 Tin Tức Bịa Đặt Hàng Đầu Của Trung Quốc Năm 2013
Ở Trung Quốc, đôi khi rất khó để biết được những báo cáo từ phương tiện truyền thông là thật hay giả. Sáu bản tin sau đây đã bị vạch trần.
1. Người Phụ Nữ Cho Người Đàn Ông Vô Gia Cư Ăn
Vào 26/03/2013, trên nhiều phương tiện truyền thông Trung Quốc tràn ngập một bài viết về câu chuyện người phụ nữ trẻ tên Văn Phương, cho một người đàn ông già vô gia cư ăn. Cô gái này được tôn vinh là “cô gái đẹp nhất ở Thâm Quyến”.
Tuy nhiên, hành động thương người này thực ra là giả mạo và chỉ để thu hút sự chú ý của phương tiện truyền thông. Một nhân chứng nói với mạng Tân Hoa Xã rằng Văn Phương cho người đàn ông già ăn với mục đích chỉ để chụp ảnh. Sau khi bạn trai cô ta chụp xong, đôi nam nữ này đã bỏ đi ngay lập tức và chẳng thèm quan tâm về người đàn ông già nữa.
2. Số Tiền Bồi Thường Phá Dỡ Lên Tới Triệu Đô
Hãng tin Đại Giang đã đăng một câu chuyện về Chu Tĩnh từ Ôn Châu, tỉnh Chiết Giang trở về quê vào ngày 27 tháng 3 năm 2013 sau 9 năm vắng mặt.
Do nghèo đói, Chu đã rời quê nhà vào năm 2004 để tìm việc làm. Nhưng vận may lại không đến với Chu. Sau những thất bại liên tục, ông trở thành người vô gia cư và mất liên lạc với gia đình; ngoài ra, Chu đang mắc bệnh lao giai đoạn cuối. Cuối cùng, ông được đưa về quê từ nơi cư ngụ ở tỉnh Giang Tây.
Khi về nhà, anh trai Chu nói với ông rằng ông đã trở thành giàu có nhờ một dự án phát triển đất đai một vài năm trước đây và ông được giải quyết bồi thường quy hoạch số tiền 7 triệu NDT (1,15 triệu USD).
Thật không may cho Chu, câu chuyện này là giả. Một phóng viên của hãng Modern Gold đã làm một số điều tra và phát hiện ra nó “hoàn toàn không đúng với sự thật”.
3. Phi Vụ 5 Tấn Pháo Hoa
Trong suốt kỳ nghỉ Tết Nguyên Đán năm 2013, trên Internet tràn ngập một video về việc một người nước ngoài đã chi một triệu NDT để mua năm tấn pháo hoa.
Tuy nhiên, bằng cách nào đó câu chuyện trên đã bị thổi phồng quá mức. Theo một thông báo được lưu hành bởi chính quyền thành phố Lưu Dương, tỉnh Hồ Nam và báo in Tân Hoa Xã Net, vào ngày 16 tháng 2, đoạn video về một công ty pháo hoa nhỏ Đan Mạch đã tổ chức một cuộc trình diễn pháo hoa ở Lưu Dương vào mùa hè năm 2012. Và tất nhiên là chẳng có phi vụ nào về một triệu đô la cho 5 tấn pháo hoa cả.
4. Thay Đổi Cách Thanh Toán Trong Y Tế
Vào ngày 19 tháng 2, trong chương trình Tin Tức Quốc Gia của CCTV và trang web của mình đưa tin về một sự thay đổi lớn trong các hoạt động thanh toán y tế quốc gia. Trích dẫn từ Sở Y tế , CCTV nói rằng, chế độ “trả tiền sau khi điều trị” sẽ được thực hiện trên toàn quốc. Trước đây, bệnh nhân phải trả tiền điều trị y tế trước.Với chính sách mới, bệnh viện sẽ trả tiền trước, và bệnh nhân chỉ cần trả phần phụ phí cho bệnh viện sau khi điều trị, phần chi phí bệnh viện thanh toán trước sẽ được thanh toán bởi bảo hiểm y tế. Hệ thống mới đang được thực hiện trên hơn 20 tỉnh thí điểm.
CCTV vừa phát sóng tin tức tốt lành này vào buổi sáng thì Sở Y tế phủ nhận ngay vào buổi chiều cùng ngày. Nhưng tin tức này đã gây sự chú ý của công chúng. Trong khi đó, một chuyên gia ngành công nghiệp cảnh báo rằng kế hoạch này là “con dao hai lưỡi”, đòi hỏi các bệnh viện phải có tiêu chuẩn cao hơn trong chẩn đoán và điều trị, còn các cư dân mạng thì gọi đó là “tin tức giả mạo tốt đẹp nhất”.
5. Hẹn Hò Trên Internet Trúng Ngay Con Dâu Của Mình
Hãng tin Morning News tỉnh Hắc Long Giang đưa tin về một ngày đáng xấu hổ tại thành phố Mục Lăng vào ngày 22. Ông Vương 57 tuổi rất say mê người có nickname “Bông hoa cô đơn” trên Internet. Vào một ngày nọ, khi ông gặp người bạn hẹn hò tại một khách sạn, ông phát hiện ra “Bông hoa cô đơn” lại chính là con dâu của mình.
Nhưng ngay sau đó, Morning News đã rút lại tin này và nói lời xin lỗi vì sau khi có thêm xác minh cẩn thận hơn, tin tức trên là sai. Sở Cảnh sát Mục Lăng cũng xác nhận rằng câu chuyện này được thực hiện bởi phóng viên Vi Oanh Ki, Đài Truyền hình Mục Lăng, nhà đài đành thông báo:”Chúng tôi xin chân thành gửi lời xin lỗi đến quý khán giả”
6. Đứa Trẻ Cứu Giúp Người Phụ Nữ Già Khỏi Cơn Say Nắng
Có nhiều câu chuyện ở Trung Quốc về những người gặp nạn hoặc ngất xỉu ngã trên đường phố nhưng không ai giúp đỡ họ. Nhưng vào ngày 01 tháng Tám, trên trang XKB.com xuất hiện một bài viết về lòng tốt của một đứa trẻ đã giúp đỡ một người phụ nữ dọn dẹp đường phố đang bị kiệt sức vì nóng. Bài báo có tựa đề “Cảm ơn em, một đứa trẻ!”, và đăng hình một cô bé đang che ô cho người phụ nữ nằm trên đường.
Theo bài báo, người phụ nữ bị ngã trên đường Huangcun East, gần trạm xe buýt Dongpu, quận Thiên Hà. Có nhiều người đi ngang qua nhưng không ai dừng lại để giúp đỡ. Sau đó, một cô bé đã đến và che ô trên đầu của người phụ nữ để bảo vệ cô khỏi ánh nắng mặt trời và nói với mẹ rằng: “Mẹ ơi, hãy cứu bà!”. Nhìn thấy lòng tốt của một đứa trẻ, hai người qua đường cuối cùng đã tiến đến và giúp người phụ nữ tỉnh dậy.
Nếu câu chuyện này đã không làm bạn khóc thì những gì sau đó, có thể làm được. Toàn bộ điều này là một trò lừa bịp. Theo tờ Nhân dân Nhật báo online, XKB đã thừa nhận vào ngày hôm sau rằng “bức ảnh tràn ngập tình yêu” này hóa ra là đã được dàn dựng.
Phóng viên nỗ lực đáng kể để tìm ra bà Đường, người phụ nữ dọn dẹp đường phố
“Họ nói với tôi là họ muốn quay quảng cáo ô dù,” bà Đường nói. ”Nếu tôi biết được nó được công bố trên báo chí để đánh lừa mọi người, tôi sẽ không bao giờ đồng ý làm điều đó.”
Bà Đường nói rằng mẹ của cô bé là một trong bốn người yêu cầu cô tham gia vào quảng cáo. Họ phải mất một tiếng rưỡi đồng hồ để chụp bức ảnh in trên báo. Họ nhờ bà ấy nằm xuống trên mặt đất ba lần để có được những góc chụp hoàn hảo. Cô bé trong bức ảnh được trả 150 NDT. ”Tôi cảm thấy tôi bị lợi dụng”, bà nói.
Khó mà nói được những câu chuyện bị vạch trần này là đúng hay không. Những phương tiện truyền thông nhà nước của Trung Quốc như CCTV, Tân Hoa Xã và Nhân dân Nhật báo được biết đến là những bậc thầy trong việc giả mạo tin tức.
Bàn ra tán vào (1)
----------------------------------------------------------------------------------
Các tin đã đăng
Top 6 Tin Tức Bịa Đặt Hàng Đầu Của Trung Quốc Năm 2013
Ở Trung Quốc, đôi khi rất khó để biết được những báo cáo từ phương tiện truyền thông là thật hay giả. Sáu bản tin sau đây đã bị vạch trần.
1. Người Phụ Nữ Cho Người Đàn Ông Vô Gia Cư Ăn
Vào 26/03/2013, trên nhiều phương tiện truyền thông Trung Quốc tràn ngập một bài viết về câu chuyện người phụ nữ trẻ tên Văn Phương, cho một người đàn ông già vô gia cư ăn. Cô gái này được tôn vinh là “cô gái đẹp nhất ở Thâm Quyến”.
Tuy nhiên, hành động thương người này thực ra là giả mạo và chỉ để thu hút sự chú ý của phương tiện truyền thông. Một nhân chứng nói với mạng Tân Hoa Xã rằng Văn Phương cho người đàn ông già ăn với mục đích chỉ để chụp ảnh. Sau khi bạn trai cô ta chụp xong, đôi nam nữ này đã bỏ đi ngay lập tức và chẳng thèm quan tâm về người đàn ông già nữa.
2. Số Tiền Bồi Thường Phá Dỡ Lên Tới Triệu Đô
Hãng tin Đại Giang đã đăng một câu chuyện về Chu Tĩnh từ Ôn Châu, tỉnh Chiết Giang trở về quê vào ngày 27 tháng 3 năm 2013 sau 9 năm vắng mặt.
Do nghèo đói, Chu đã rời quê nhà vào năm 2004 để tìm việc làm. Nhưng vận may lại không đến với Chu. Sau những thất bại liên tục, ông trở thành người vô gia cư và mất liên lạc với gia đình; ngoài ra, Chu đang mắc bệnh lao giai đoạn cuối. Cuối cùng, ông được đưa về quê từ nơi cư ngụ ở tỉnh Giang Tây.
Khi về nhà, anh trai Chu nói với ông rằng ông đã trở thành giàu có nhờ một dự án phát triển đất đai một vài năm trước đây và ông được giải quyết bồi thường quy hoạch số tiền 7 triệu NDT (1,15 triệu USD).
Thật không may cho Chu, câu chuyện này là giả. Một phóng viên của hãng Modern Gold đã làm một số điều tra và phát hiện ra nó “hoàn toàn không đúng với sự thật”.
3. Phi Vụ 5 Tấn Pháo Hoa
Trong suốt kỳ nghỉ Tết Nguyên Đán năm 2013, trên Internet tràn ngập một video về việc một người nước ngoài đã chi một triệu NDT để mua năm tấn pháo hoa.
Tuy nhiên, bằng cách nào đó câu chuyện trên đã bị thổi phồng quá mức. Theo một thông báo được lưu hành bởi chính quyền thành phố Lưu Dương, tỉnh Hồ Nam và báo in Tân Hoa Xã Net, vào ngày 16 tháng 2, đoạn video về một công ty pháo hoa nhỏ Đan Mạch đã tổ chức một cuộc trình diễn pháo hoa ở Lưu Dương vào mùa hè năm 2012. Và tất nhiên là chẳng có phi vụ nào về một triệu đô la cho 5 tấn pháo hoa cả.
4. Thay Đổi Cách Thanh Toán Trong Y Tế
Vào ngày 19 tháng 2, trong chương trình Tin Tức Quốc Gia của CCTV và trang web của mình đưa tin về một sự thay đổi lớn trong các hoạt động thanh toán y tế quốc gia. Trích dẫn từ Sở Y tế , CCTV nói rằng, chế độ “trả tiền sau khi điều trị” sẽ được thực hiện trên toàn quốc. Trước đây, bệnh nhân phải trả tiền điều trị y tế trước.Với chính sách mới, bệnh viện sẽ trả tiền trước, và bệnh nhân chỉ cần trả phần phụ phí cho bệnh viện sau khi điều trị, phần chi phí bệnh viện thanh toán trước sẽ được thanh toán bởi bảo hiểm y tế. Hệ thống mới đang được thực hiện trên hơn 20 tỉnh thí điểm.
CCTV vừa phát sóng tin tức tốt lành này vào buổi sáng thì Sở Y tế phủ nhận ngay vào buổi chiều cùng ngày. Nhưng tin tức này đã gây sự chú ý của công chúng. Trong khi đó, một chuyên gia ngành công nghiệp cảnh báo rằng kế hoạch này là “con dao hai lưỡi”, đòi hỏi các bệnh viện phải có tiêu chuẩn cao hơn trong chẩn đoán và điều trị, còn các cư dân mạng thì gọi đó là “tin tức giả mạo tốt đẹp nhất”.
5. Hẹn Hò Trên Internet Trúng Ngay Con Dâu Của Mình
Hãng tin Morning News tỉnh Hắc Long Giang đưa tin về một ngày đáng xấu hổ tại thành phố Mục Lăng vào ngày 22. Ông Vương 57 tuổi rất say mê người có nickname “Bông hoa cô đơn” trên Internet. Vào một ngày nọ, khi ông gặp người bạn hẹn hò tại một khách sạn, ông phát hiện ra “Bông hoa cô đơn” lại chính là con dâu của mình.
Nhưng ngay sau đó, Morning News đã rút lại tin này và nói lời xin lỗi vì sau khi có thêm xác minh cẩn thận hơn, tin tức trên là sai. Sở Cảnh sát Mục Lăng cũng xác nhận rằng câu chuyện này được thực hiện bởi phóng viên Vi Oanh Ki, Đài Truyền hình Mục Lăng, nhà đài đành thông báo:”Chúng tôi xin chân thành gửi lời xin lỗi đến quý khán giả”
6. Đứa Trẻ Cứu Giúp Người Phụ Nữ Già Khỏi Cơn Say Nắng
Có nhiều câu chuyện ở Trung Quốc về những người gặp nạn hoặc ngất xỉu ngã trên đường phố nhưng không ai giúp đỡ họ. Nhưng vào ngày 01 tháng Tám, trên trang XKB.com xuất hiện một bài viết về lòng tốt của một đứa trẻ đã giúp đỡ một người phụ nữ dọn dẹp đường phố đang bị kiệt sức vì nóng. Bài báo có tựa đề “Cảm ơn em, một đứa trẻ!”, và đăng hình một cô bé đang che ô cho người phụ nữ nằm trên đường.
Theo bài báo, người phụ nữ bị ngã trên đường Huangcun East, gần trạm xe buýt Dongpu, quận Thiên Hà. Có nhiều người đi ngang qua nhưng không ai dừng lại để giúp đỡ. Sau đó, một cô bé đã đến và che ô trên đầu của người phụ nữ để bảo vệ cô khỏi ánh nắng mặt trời và nói với mẹ rằng: “Mẹ ơi, hãy cứu bà!”. Nhìn thấy lòng tốt của một đứa trẻ, hai người qua đường cuối cùng đã tiến đến và giúp người phụ nữ tỉnh dậy.
Nếu câu chuyện này đã không làm bạn khóc thì những gì sau đó, có thể làm được. Toàn bộ điều này là một trò lừa bịp. Theo tờ Nhân dân Nhật báo online, XKB đã thừa nhận vào ngày hôm sau rằng “bức ảnh tràn ngập tình yêu” này hóa ra là đã được dàn dựng.
Phóng viên nỗ lực đáng kể để tìm ra bà Đường, người phụ nữ dọn dẹp đường phố
“Họ nói với tôi là họ muốn quay quảng cáo ô dù,” bà Đường nói. ”Nếu tôi biết được nó được công bố trên báo chí để đánh lừa mọi người, tôi sẽ không bao giờ đồng ý làm điều đó.”
Bà Đường nói rằng mẹ của cô bé là một trong bốn người yêu cầu cô tham gia vào quảng cáo. Họ phải mất một tiếng rưỡi đồng hồ để chụp bức ảnh in trên báo. Họ nhờ bà ấy nằm xuống trên mặt đất ba lần để có được những góc chụp hoàn hảo. Cô bé trong bức ảnh được trả 150 NDT. ”Tôi cảm thấy tôi bị lợi dụng”, bà nói.
Khó mà nói được những câu chuyện bị vạch trần này là đúng hay không. Những phương tiện truyền thông nhà nước của Trung Quốc như CCTV, Tân Hoa Xã và Nhân dân Nhật báo được biết đến là những bậc thầy trong việc giả mạo tin tức.