Tham Khảo
Tốt hay Tệ hơn?
Is it better or worse? Đây là câu hỏi mà mấy hôm nay đi đâu tôi cũng nghe. Từ Hạ Viện cho đến Thượng Viện Mỹ. Từ Bộ Ngoại Giao nằm trên đường C ở Washington DC cho đến Trụ sở của Liên Hiệp Quốc nằm ngay trên đại lộ 1 ở New York. Nơi nào tôi và các bác đại diện cho cộng đồng người Việt ở Mỹ vào để tiếp xúc và thông báo cho họ biết về tình trạng nhân quyền ở Việt Nam nhân Ngày Quốc tế Nhân quyền 10 tháng 12 vừa qua, họ cũng đều hỏi câu này.
Và dĩ nhiên không phải câu trả lời nào cũng giống nhau. Mỗi người mỗi ý. Tuỳ vào trình độ, sự hiểu biết, và suy diễn của mỗi người. Có người bảo là nó rất tệ. So với năm 2012 thì nó tệ hơn nhiều. Nhất là với những vụ bắt bớ, đàn áp những bloggers, thành viên các nhóm xã hội dân sự như No-U, Mạng Lưới Bloggers Việt Nam, Con Đường Việt Nam, v.v...
Riêng câu trả lời của tôi có hơi khác với một số nhận định, kể cả nhận định của một số tổ chức nhân quyền lớn trên thế giới như Freedom House, Human Rights Watch. Tôi không nghĩ mức độ đàn áp ở Việt Nam tệ hơn những năm trước.
Có nhiều người bị bắt hơn. Đúng.
Công an vẫn tiếp tục đánh người dã man như những năm trước. Chính xác.
Nhà cầm quyền ngày càng dùng những thủ thuật tinh vi hơn để đàn áp, bóp chặt, và ngăn chận những tiếng nói độc lập. Chắc chắn không thể phủ nhận.
Nhưng điều đó không có nghĩa nó tệ hơn.
Có nhiều người bị bắt hơn không phải vì Bộ Công An sẵn sàng ra tay trừng trị tất tần tật mọi người mà vì đơn giản ở Việt Nam ngày càng có nhiều người dám nói (và dám làm) hơn. Ba năm về trước tiếng nói của các anh em trẻ trong nước không mạnh và nhiều như bây giờ.
Không những họ dám chính thức thành lập các tổ chức, mạng lưới và tranh đấu cho quyền con người của chính họ mà họ còn sẵn sàng đón nhận những đòn trả thù của chính quyền, bất chấp mọi khó khăn. Kể cả việc họ bị đánh hội đồng, bị lăng nhục, bị tạm giam và tra khảo sau những chuyến đi du học trở về nước.
Những hình ảnh đàn áp các giáo dân ở Vinh, ở Nghệ an, gia đình của các tù nhân lương tâm như Trần Huỳnh Duy Thức, Đinh Nguyên Kha, Điếu Cày, Lê Quốc Quân và những bloggers trên khắp đất nước cũng chứng minh cho thấy việc bắt bớ, đánh người vô cớ vẫn tiếp tục.
Tuy nhiên, chúng ta thấy và biết được điều này nhờ vào các kỹ thuật, trang mạng truyền thông, xã hội như Skype, Facebook, Dân Luận, Dân Làm Báo, v.v... chứ không phải vì có nhiều người bị đánh hơn. Tôi e rằng trước đây cũng có nhiều người bị đánh đến chết ngay trong phòng tạm giam như bây giờ nhưng bởi thông tin không lọt được ra ngoài nên ít người biết đến. Còn bây giờ thời thế đã khác. Chỉ có cách hành xử của công an (hay chính xác hơn là côn an) là vẫn y như cũ.
Tôi cho nó không tệ hơn là vì thế.
Dĩ nhiên cũng có người sẽ không đồng ý với tôi. Đặc biệt khi họ viện dẫn các nghị định mới như nghị định 72, 174 vừa được thông qua cho phép nhà cầm quyền phạt tiền hoặc cấm không được dùng Facebook để bàn cãi về một vấn đề nào đó hay dùng những tội danh mới như ‘trốn thuế’ trong trường hợp của luật sư Lê Quốc Quân và em trai là Lê Đình Quản để đánh sập cả gia đình, dòng họ.
Ở một góc độ nào đó tôi thấy điều đó cũng chính xác. Vì với số tiền phạt của cả hai anh em Lê Quốc Quân và công ty bị buộc phải đóng là 8 tỷ đồng (tương đương gần 400,000 đô Mỹ) chưa tính đến việc bị xử tù thì hiện trạng nhân quyền ở Việt nam ngày càng trong có vẻ như tệ hơn.
Nhưng nó có thật sự như vậy không? Tôi nghĩ là không. Hình thức có thể khác. Nhưng chung quy mức độ nó vẫn vậy.
Nhà báo Blogger Điếu Cày cũng đã từng bị ghép vào tội trốn thuế. Sau khi mãn hạn tù, anh lại tiếp tục bị xử 12 năm vì tội ‘tuyên truyền’ chống phá chế độ. So với bản án 30 tháng tù giam và gần 100,000 đô của luật sư Lê Quốc Quân thì tôi thấy nó cũng... same same. Chẳng có gì là sáng sủa. Tốt hay tệ hơn.
Tháng trước Việt Nam đã cam kết và thông qua Công Ước chống Tra Tấn của Liên Hiệp Quốc nhưng việc đánh đập, hành hung vẫn xảy ra ngay sau đó. Đúng vào ngày Quốc Tế Nhân Quyền.
Cũng tháng trước Việt Nam đã long trọng hứa sẽ thực thi và bảo vệ quyền con người trước khi được bầu vào Hội Đồng Nhân Quyền. Nhưng cũng chính họ vẫn tiếp tục chà đạp và làm ngơ đi những lời hứa của chính mình.
Điều đó có nghĩa là họ tệ hơn không? Không. Hoàn toàn không.
Họ vẫn là họ và sẽ mãi mãi là họ. Hình thức và cách hành xử trong và ngoài nước của họ có thể thay đổi. Nhưng bản chất của nó sẽ không bao giờ.
Có khác chăng là sự nhận thức và lòng quyết tâm của các anh chị em trẻ ở trong nước. Với khả năng và sức mạnh ngày càng lớn của cộng đồng chúng ta ở hải ngoại. Chắc chắn chúng ta sẽ giúp được nhiều hơn nữa để tiếng nói của họ được đi xa hơn và có trọng lượng hơn. Để trong một ngày không xa, chính những người Việt yêu chuộng tự do như chúng ta mới là sự thay đổi. Một sự thay đổi tốt hơn. Chứ không phải là từ bất kỳ một chính phủ ngoại bang nào. Hay sự độc tài, đảng trị.
* Blog của Luật sư Trịnh Hội là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ
VOA
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Tốt hay Tệ hơn?
Is it better or worse? Đây là câu hỏi mà mấy hôm nay đi đâu tôi cũng nghe. Từ Hạ Viện cho đến Thượng Viện Mỹ. Từ Bộ Ngoại Giao nằm trên đường C ở Washington DC cho đến Trụ sở của Liên Hiệp Quốc nằm ngay trên đại lộ 1 ở New York. Nơi nào tôi và các bác đại diện cho cộng đồng người Việt ở Mỹ vào để tiếp xúc và thông báo cho họ biết về tình trạng nhân quyền ở Việt Nam nhân Ngày Quốc tế Nhân quyền 10 tháng 12 vừa qua, họ cũng đều hỏi câu này.
Và dĩ nhiên không phải câu trả lời nào cũng giống nhau. Mỗi người mỗi ý. Tuỳ vào trình độ, sự hiểu biết, và suy diễn của mỗi người. Có người bảo là nó rất tệ. So với năm 2012 thì nó tệ hơn nhiều. Nhất là với những vụ bắt bớ, đàn áp những bloggers, thành viên các nhóm xã hội dân sự như No-U, Mạng Lưới Bloggers Việt Nam, Con Đường Việt Nam, v.v...
Riêng câu trả lời của tôi có hơi khác với một số nhận định, kể cả nhận định của một số tổ chức nhân quyền lớn trên thế giới như Freedom House, Human Rights Watch. Tôi không nghĩ mức độ đàn áp ở Việt Nam tệ hơn những năm trước.
Có nhiều người bị bắt hơn. Đúng.
Công an vẫn tiếp tục đánh người dã man như những năm trước. Chính xác.
Nhà cầm quyền ngày càng dùng những thủ thuật tinh vi hơn để đàn áp, bóp chặt, và ngăn chận những tiếng nói độc lập. Chắc chắn không thể phủ nhận.
Nhưng điều đó không có nghĩa nó tệ hơn.
Có nhiều người bị bắt hơn không phải vì Bộ Công An sẵn sàng ra tay trừng trị tất tần tật mọi người mà vì đơn giản ở Việt Nam ngày càng có nhiều người dám nói (và dám làm) hơn. Ba năm về trước tiếng nói của các anh em trẻ trong nước không mạnh và nhiều như bây giờ.
Không những họ dám chính thức thành lập các tổ chức, mạng lưới và tranh đấu cho quyền con người của chính họ mà họ còn sẵn sàng đón nhận những đòn trả thù của chính quyền, bất chấp mọi khó khăn. Kể cả việc họ bị đánh hội đồng, bị lăng nhục, bị tạm giam và tra khảo sau những chuyến đi du học trở về nước.
Những hình ảnh đàn áp các giáo dân ở Vinh, ở Nghệ an, gia đình của các tù nhân lương tâm như Trần Huỳnh Duy Thức, Đinh Nguyên Kha, Điếu Cày, Lê Quốc Quân và những bloggers trên khắp đất nước cũng chứng minh cho thấy việc bắt bớ, đánh người vô cớ vẫn tiếp tục.
Tuy nhiên, chúng ta thấy và biết được điều này nhờ vào các kỹ thuật, trang mạng truyền thông, xã hội như Skype, Facebook, Dân Luận, Dân Làm Báo, v.v... chứ không phải vì có nhiều người bị đánh hơn. Tôi e rằng trước đây cũng có nhiều người bị đánh đến chết ngay trong phòng tạm giam như bây giờ nhưng bởi thông tin không lọt được ra ngoài nên ít người biết đến. Còn bây giờ thời thế đã khác. Chỉ có cách hành xử của công an (hay chính xác hơn là côn an) là vẫn y như cũ.
Tôi cho nó không tệ hơn là vì thế.
Dĩ nhiên cũng có người sẽ không đồng ý với tôi. Đặc biệt khi họ viện dẫn các nghị định mới như nghị định 72, 174 vừa được thông qua cho phép nhà cầm quyền phạt tiền hoặc cấm không được dùng Facebook để bàn cãi về một vấn đề nào đó hay dùng những tội danh mới như ‘trốn thuế’ trong trường hợp của luật sư Lê Quốc Quân và em trai là Lê Đình Quản để đánh sập cả gia đình, dòng họ.
Ở một góc độ nào đó tôi thấy điều đó cũng chính xác. Vì với số tiền phạt của cả hai anh em Lê Quốc Quân và công ty bị buộc phải đóng là 8 tỷ đồng (tương đương gần 400,000 đô Mỹ) chưa tính đến việc bị xử tù thì hiện trạng nhân quyền ở Việt nam ngày càng trong có vẻ như tệ hơn.
Nhưng nó có thật sự như vậy không? Tôi nghĩ là không. Hình thức có thể khác. Nhưng chung quy mức độ nó vẫn vậy.
Nhà báo Blogger Điếu Cày cũng đã từng bị ghép vào tội trốn thuế. Sau khi mãn hạn tù, anh lại tiếp tục bị xử 12 năm vì tội ‘tuyên truyền’ chống phá chế độ. So với bản án 30 tháng tù giam và gần 100,000 đô của luật sư Lê Quốc Quân thì tôi thấy nó cũng... same same. Chẳng có gì là sáng sủa. Tốt hay tệ hơn.
Tháng trước Việt Nam đã cam kết và thông qua Công Ước chống Tra Tấn của Liên Hiệp Quốc nhưng việc đánh đập, hành hung vẫn xảy ra ngay sau đó. Đúng vào ngày Quốc Tế Nhân Quyền.
Cũng tháng trước Việt Nam đã long trọng hứa sẽ thực thi và bảo vệ quyền con người trước khi được bầu vào Hội Đồng Nhân Quyền. Nhưng cũng chính họ vẫn tiếp tục chà đạp và làm ngơ đi những lời hứa của chính mình.
Điều đó có nghĩa là họ tệ hơn không? Không. Hoàn toàn không.
Họ vẫn là họ và sẽ mãi mãi là họ. Hình thức và cách hành xử trong và ngoài nước của họ có thể thay đổi. Nhưng bản chất của nó sẽ không bao giờ.
Có khác chăng là sự nhận thức và lòng quyết tâm của các anh chị em trẻ ở trong nước. Với khả năng và sức mạnh ngày càng lớn của cộng đồng chúng ta ở hải ngoại. Chắc chắn chúng ta sẽ giúp được nhiều hơn nữa để tiếng nói của họ được đi xa hơn và có trọng lượng hơn. Để trong một ngày không xa, chính những người Việt yêu chuộng tự do như chúng ta mới là sự thay đổi. Một sự thay đổi tốt hơn. Chứ không phải là từ bất kỳ một chính phủ ngoại bang nào. Hay sự độc tài, đảng trị.
* Blog của Luật sư Trịnh Hội là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ
VOA