Cà Kê Dê Ngỗng
Trách nhiệm với bản thân và xã hội
Ngày 30.4 tôi có tham gia 1 cuộc biểu tình đòi quyền lợi cho người lao động nước ngoài tại Đài Loan. Đặc biệt trong cuộc biểu tình này có sự tham gia của những bạn trẻ khuyết tật Đài Loan. Có người ngồi xe lăn, có người nằm trên giường cùng với bình ôxi nhưng họ vẫn đồng hành với chúng tôi suốt 4 giờ đồng hồ dưới cái nắng gay gắt của thành phố Đài Bắc.
Có một hình ảnh làm tôi nhớ mãi. Đó là hai bạn trẻ khuyết tật có vẻ như không còn khả năng nói nữa, đôi chân đã bị teo, tay và đầu ngoặt nghẹo, đang cố trao nhau tấm bảng biểu tình. Giây phút đó trái tim tôi như tan vỡ, tôi cố gắng kiềm chế giọt nước mắt như chờ chực rơi ra khỏi khóe mắt của mình. Thân thể họ không toàn vẹn nhưng họ có một trái tim yêu thương vô bờ bến và cố gắng làm tất cả những gì có thể cho xã hội này.
Trong lúc tuần hành, tôi đến và nói chuyện với một vị giám đốc của một tổ chức nhân quyền. Bà là người mang những người khuyết tật đến cuộc biểu tình này. Tôi hỏi bà: hôm nay là cuộc biểu tình cho người lao động nước ngoài. Tại sao họ lại đến. Bà trả lời: họ nói họ quan tâm và muốn giúp đỡ lao động nước ngoài. Tôi suy nghĩ và cảm thấy hỗ thẹn cho một bộ phận thế hệ trẻ VN những người đang lao động hay học tập tại Đài Loan (Những người biết đến cuộc biểu tình này mà không tham gia).
Vì sao?
– Họ không có trách nhiệm với bản thân. Cuộc biểu tình này để đòi quyền lợi cho chính họ nhưng họ lại trốn tránh và chỉ lo vui chơi, tận hưởng.
– Nhút nhát, lười biếng. Ở đất nước tự do, được đòi hỏi quyền lợi cho mình một cách công khai mà không bị đánh đập, bắt bớ như ở VN nhưng họ còn không làm thì sau này về VN họ dám làm những gì? Rồi đất nước sẽ đi về đâu.
– Ích kỉ, không có trách nhiệm với xã hội. Cùng là đồng bào với nhau mà không giúp đỡ nhau nơi đất khách quê người thì làm được gì nữa? Sống chết mặc bay, đèn nhà ai nấy sáng là những câu thành ngữ vô cùng tào lao để tạo nên một thế hệ trẻ vô cảm.
Lý do: Giáo dục
Nếu tôi có con. Tôi sẽ:
– Vì giáo dục VN ngày nay quá thối nát nên tôi sẽ tự tìm kiếm kiến thức mà dạy con. Không bao giờ giao phó hết con tôi cho thầy cô giáo để rồi chúng trở thành những đứa bị nhồi sọ và não rỗng.
– Để con tự lập. Thất bại và mẹ của thành công.
– Để con nói lên chính kiến của mình. Nếu con sai hãy cố gắng giải thích cho con hiểu. Hãy để con trở thành người dũng cảm chứ không phải tạo ra một kẻ chỉ biết vâng lời như robot rồi sống im lặng chịu đựng dưới sự bất công.
– Dạy con có trách nhiệm với bản thân, sau đó phải có trách nhiệm với xã hội và biết quan tâm người xung quanh để con trở thành một người có trái tim chứ không phải kẻ vô tâm trước sự đau khổ của người khác.
p/s: tôi cũng gặp khá nhiều bạn trẻ rất có trách nhiệm với bản thân và xã hội. Nhưng bài này tôi chỉ nói về 1 khía cạnh thôi vì nó khá phổ biến trong xã hội VN ngày nay.
Vy Nguyễn @ Cafe Ku Búa
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Trách nhiệm với bản thân và xã hội
Ngày 30.4 tôi có tham gia 1 cuộc biểu tình đòi quyền lợi cho người lao động nước ngoài tại Đài Loan. Đặc biệt trong cuộc biểu tình này có sự tham gia của những bạn trẻ khuyết tật Đài Loan. Có người ngồi xe lăn, có người nằm trên giường cùng với bình ôxi nhưng họ vẫn đồng hành với chúng tôi suốt 4 giờ đồng hồ dưới cái nắng gay gắt của thành phố Đài Bắc.
Có một hình ảnh làm tôi nhớ mãi. Đó là hai bạn trẻ khuyết tật có vẻ như không còn khả năng nói nữa, đôi chân đã bị teo, tay và đầu ngoặt nghẹo, đang cố trao nhau tấm bảng biểu tình. Giây phút đó trái tim tôi như tan vỡ, tôi cố gắng kiềm chế giọt nước mắt như chờ chực rơi ra khỏi khóe mắt của mình. Thân thể họ không toàn vẹn nhưng họ có một trái tim yêu thương vô bờ bến và cố gắng làm tất cả những gì có thể cho xã hội này.
Trong lúc tuần hành, tôi đến và nói chuyện với một vị giám đốc của một tổ chức nhân quyền. Bà là người mang những người khuyết tật đến cuộc biểu tình này. Tôi hỏi bà: hôm nay là cuộc biểu tình cho người lao động nước ngoài. Tại sao họ lại đến. Bà trả lời: họ nói họ quan tâm và muốn giúp đỡ lao động nước ngoài. Tôi suy nghĩ và cảm thấy hỗ thẹn cho một bộ phận thế hệ trẻ VN những người đang lao động hay học tập tại Đài Loan (Những người biết đến cuộc biểu tình này mà không tham gia).
Vì sao?
– Họ không có trách nhiệm với bản thân. Cuộc biểu tình này để đòi quyền lợi cho chính họ nhưng họ lại trốn tránh và chỉ lo vui chơi, tận hưởng.
– Nhút nhát, lười biếng. Ở đất nước tự do, được đòi hỏi quyền lợi cho mình một cách công khai mà không bị đánh đập, bắt bớ như ở VN nhưng họ còn không làm thì sau này về VN họ dám làm những gì? Rồi đất nước sẽ đi về đâu.
– Ích kỉ, không có trách nhiệm với xã hội. Cùng là đồng bào với nhau mà không giúp đỡ nhau nơi đất khách quê người thì làm được gì nữa? Sống chết mặc bay, đèn nhà ai nấy sáng là những câu thành ngữ vô cùng tào lao để tạo nên một thế hệ trẻ vô cảm.
Lý do: Giáo dục
Nếu tôi có con. Tôi sẽ:
– Vì giáo dục VN ngày nay quá thối nát nên tôi sẽ tự tìm kiếm kiến thức mà dạy con. Không bao giờ giao phó hết con tôi cho thầy cô giáo để rồi chúng trở thành những đứa bị nhồi sọ và não rỗng.
– Để con tự lập. Thất bại và mẹ của thành công.
– Để con nói lên chính kiến của mình. Nếu con sai hãy cố gắng giải thích cho con hiểu. Hãy để con trở thành người dũng cảm chứ không phải tạo ra một kẻ chỉ biết vâng lời như robot rồi sống im lặng chịu đựng dưới sự bất công.
– Dạy con có trách nhiệm với bản thân, sau đó phải có trách nhiệm với xã hội và biết quan tâm người xung quanh để con trở thành một người có trái tim chứ không phải kẻ vô tâm trước sự đau khổ của người khác.
p/s: tôi cũng gặp khá nhiều bạn trẻ rất có trách nhiệm với bản thân và xã hội. Nhưng bài này tôi chỉ nói về 1 khía cạnh thôi vì nó khá phổ biến trong xã hội VN ngày nay.
Vy Nguyễn @ Cafe Ku Búa