Tham Khảo
Trăm năm có một': Donald Trump khiến Trung Quốc bẽ bàng?
Những quyết định gây chấn động của tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump mở ra cơ hội chưa từng có cho Trung Quốc khẳng định vai trò lãnh đạo ở khu vực châu Á.
Những quyết định gây chấn động của tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump
mở ra cơ hội chưa từng có cho Trung Quốc khẳng định vai trò lãnh đạo ở
khu vực châu Á. Tuy nhiên, thực tế có lẽ không dễ dàng như vậy và Trung
Quốc có thể sẽ bẽ bàng vì mừng hụt.
|
Cơ hội trăm năm có một
Chưa bao giờ vai trò của Trung Quốc lại nổi bật trên trường quốc tế như
vậy. Tại Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình
Dương (APEC) vừa kết thúc tại thủ đô Lima của Peru cuối tuần qua, Trung
Quốc nổi lên như một quốc gia dẫn đầu cho xu hướng tự do thương mại toàn
cầu thế hệ mới.
Cụm từ các hiệp định thương mại thế hệ mới vốn được người ta nghĩ ngay
tới đại diện là Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) đã không
còn được nhắc đến nhiều tại diễn dàn của các quốc gia nằm trong khu vực
châu Á - Thái Bình Dương.
Điều này có lẽ là dễ hiểu bởi tổng thống Mỹ Barack Obama đã không còn đủ
thời gian và sức mạnh để lèo lái con tàu chứa đầy các quy tắc tự do
thương mại mà ông dày công xây dựng cho thế kỷ 21. Chỉ còn một tháng
nữa, tổng thống đắc cử Donald Trump của Đảng Cộng hòa, người vốn đã phản
đối kịch liệt Hiệp định TPP, sẽ nhậm chức.
Tuyên bố sẽ rút ngay khỏi Hiệp định TPP trong ngày đầu tiên làm tổng
thống có lẽ là điều mà Trung Quốc dưới thời chủ tịch Tập Cận Bình và Nga
dưới thời tổng thống Vladimir Putin chờ đợi hơn bao giờ hết. Theo đó,
Mỹ có thể đánh mất vai trò đầu tàu của mình, ít nhất trong lĩnh vực
thương mại toàn cầu trong khi Trung Quốc có thể rảnh tay kết nối thương
mại, đầu tư và nhiều lĩnh vực khác với khắp các khu vực trên thế giới,
nhất là khu vực năng động và dự sbáo là điểm đến số 1 của giới đầu tư
trong tước lai: Đông Nam Á.
Sau cú sốc Anh quyết định rời EU (Brexit), giờ đây dường như Donald
Trump đang thực hiện một số tuyên bố của mình khi tranh cử: muốn chơi
một mình, xem xét lại quan hệ song phương, rũ bỏ đa phương, bảo hộ
thương mại, bảo hộ sản xuất trong nước, không tham gia vào quá trình
viết quy tắc cho thế kỷ của tự do thương mại.
Trong khi đó, tại diễn đàn APEC, ông Tập Cận Bình ngay lập tức tuyên bố
sự cần thiết của Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) và
Hiệp định thương mại tự do châu Á-Thái Bình Dương (FTAAP) do Trung Quốc
chủ trì.
Trung Quốc có thể nhanh chóng khẳng định vai trò lãnh đạo, nhất là ở khu
vực châu Á và trật tự thế giới có thể sẽ dần thay đổi theo. Mặc dù vậy,
thực tế có lẽ không dễ dàng như vậy. Ông Donald Trump gần đây được
nhiều người Mỹ tin tưởng sẽ làm tốt vai trò tổng thống. Ông Trump gần
đây tỏ ra rất khéo léo trong việc tiếp cận các cam kết của mình trước cử
tri và cũng rất quyết liệt và sẵn sàng một cuộc chiến thương mại với
Trung Quốc.
Không vòng vo với Trung Quốc?
Dường như không hề mâu thuẫn: trong khi thẳng thừng rũ bỏ TPP, ông Trump
vẫn kiên định với chính sách kiềm chế ảnh hưởng của Trung Quốc. Ông
Trump thậm chí còn trực diện tuyên chiến trong thương mại với Trung
Quốc.
Ngay trong quá trình tranh cử, ông Trump xuyên chỉ trích Trung Quốc thao
túng đồng Nhân dân tệ (NDT) và đe dọa áp thuế cao cho hàng nhập khẩu từ
nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới này. Ông Trump đã từng tuyên bố một
trong những ưu tiên hàng đầu khi vào Nhà Trắng là gắn mác lũng đoạn tiền
tệ cho Trung Quốc, de dọa áp thuế tới 45% đối với hàng hóa gắn mác nước
này.
Trong hơn 1 tuần qua, cơ quan quản lý Trung Quốc cũng đã rất đau đầu với
những diễn biến khó lường của thị trường tệ. Đồng NDT hậu bầu cử Mỹ tụt
giảm xuống mức thấp nhất 6 năm qua. Bắc Kinh vừa phải thả tỷ giá theo
cam kết một đồng tiền vừa được đưa vào rổ IMF, vừa phải đỡ không để mất
giá quá mạnh… có thể vì sợ bất ổn, dòng vốn tháo chạy và lo ngại bị ông
Trump trừng phạt.
Có thể thấy, tuyên bố rút khỏi TPP là gây sốc. Nó được ví như một sự rút
lui của Mỹ, nhường lại sân chơi cho Trung Quốc. Và đương nhiên, Bắc
Kinh sẽ chớp lấy cơ hội để giành lấy ưu thế cho mình.
Mặc dù vậy, nhìn một cách tổng thế dường như cốt lõi chính sách của Mỹ
không có thay đổi quá lớn. Chính quyền mới của Mỹ có thể vẫn sẽ chú
trọng tới việc kiềm chế Trung Quốc, có thể theo một hình thức khác,
không cần vòng vo và tránh đối đầu gay gắt với Bắc Kinh bằng một hiệp
định TPP mà không có Trung Quốc, mà thay vào đó là trực tiếp, giống như
tính cách và lời nói của ông Trump.
Theo đánh giá của ông Trump, TPP là một “thỏa thuận tồi”, nhượng bộ
nhiều và nó sẽ khiến nhiều người Mỹ mất việc. TPP có thể phá hủy một số
ngành công nghiệp của Mỹ. Quan điểm của ông Trump về Trung Quốc thậm chí
còn rất cứng rắn trong lĩnh vực kinh tế và thương mại.
Giành lấy ngọn cờ tự do thương mại nhưng có lẽ Trung Quốc cũng không
khỏi lo lắng về chính quyền mới của Mỹ. Chính đại diện chính phủ Trung
Quốc cũng đã bày tỏ cảm giác khó đoán định về tình hình quan hệ Mỹ Trung
dưới thời ông Trump.
Trên tờ WSJ, Bộ trưởng thương mại Mỹ Penny Pritzker cho biết, “Trung
Quốc nói họ sẽ trả đũa” nếu Mỹ áp thuế trừng phạt hàng Trung Quốc đúng
như ông Donald Trump đe dọa.
Trên thực tế, tất cả mới chỉ nằm ở lời nói. Thế giới giờ đây đã khác rất
nhiều, rất khó đoán định và tính toán, khó đo lường ý nguyện của người
dân, không dễ xác định được chính sách của các nhà lãnh đạo thế giới.
Chiến thắng của ông Trump góp phần khiến xu hướng kinh tế và tài chính
thế giới vốn đang diễn biến theo hướng bất định trở nên khó lường hơn
bao giờ hết. Ngay cả xu hướng thương mại thế giới tưởng chừng rất dễ
đoán giờ đây cũng không theo quỹ đạo nào. Sau cuộc chiến dầu khí giữa
OPEC, Nga và Mỹ, giới đầu tư có thể chứng kiến một cuộc chiến thương mại
mà Mỹ đã sẵn sàng.
H. Tú
(Vietnamnet.vn)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Trăm năm có một': Donald Trump khiến Trung Quốc bẽ bàng?
Những quyết định gây chấn động của tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump mở ra cơ hội chưa từng có cho Trung Quốc khẳng định vai trò lãnh đạo ở khu vực châu Á.
Những quyết định gây chấn động của tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump
mở ra cơ hội chưa từng có cho Trung Quốc khẳng định vai trò lãnh đạo ở
khu vực châu Á. Tuy nhiên, thực tế có lẽ không dễ dàng như vậy và Trung
Quốc có thể sẽ bẽ bàng vì mừng hụt.
|
Cơ hội trăm năm có một
Chưa bao giờ vai trò của Trung Quốc lại nổi bật trên trường quốc tế như
vậy. Tại Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình
Dương (APEC) vừa kết thúc tại thủ đô Lima của Peru cuối tuần qua, Trung
Quốc nổi lên như một quốc gia dẫn đầu cho xu hướng tự do thương mại toàn
cầu thế hệ mới.
Cụm từ các hiệp định thương mại thế hệ mới vốn được người ta nghĩ ngay
tới đại diện là Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) đã không
còn được nhắc đến nhiều tại diễn dàn của các quốc gia nằm trong khu vực
châu Á - Thái Bình Dương.
Điều này có lẽ là dễ hiểu bởi tổng thống Mỹ Barack Obama đã không còn đủ
thời gian và sức mạnh để lèo lái con tàu chứa đầy các quy tắc tự do
thương mại mà ông dày công xây dựng cho thế kỷ 21. Chỉ còn một tháng
nữa, tổng thống đắc cử Donald Trump của Đảng Cộng hòa, người vốn đã phản
đối kịch liệt Hiệp định TPP, sẽ nhậm chức.
Tuyên bố sẽ rút ngay khỏi Hiệp định TPP trong ngày đầu tiên làm tổng
thống có lẽ là điều mà Trung Quốc dưới thời chủ tịch Tập Cận Bình và Nga
dưới thời tổng thống Vladimir Putin chờ đợi hơn bao giờ hết. Theo đó,
Mỹ có thể đánh mất vai trò đầu tàu của mình, ít nhất trong lĩnh vực
thương mại toàn cầu trong khi Trung Quốc có thể rảnh tay kết nối thương
mại, đầu tư và nhiều lĩnh vực khác với khắp các khu vực trên thế giới,
nhất là khu vực năng động và dự sbáo là điểm đến số 1 của giới đầu tư
trong tước lai: Đông Nam Á.
Sau cú sốc Anh quyết định rời EU (Brexit), giờ đây dường như Donald
Trump đang thực hiện một số tuyên bố của mình khi tranh cử: muốn chơi
một mình, xem xét lại quan hệ song phương, rũ bỏ đa phương, bảo hộ
thương mại, bảo hộ sản xuất trong nước, không tham gia vào quá trình
viết quy tắc cho thế kỷ của tự do thương mại.
Trong khi đó, tại diễn đàn APEC, ông Tập Cận Bình ngay lập tức tuyên bố
sự cần thiết của Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) và
Hiệp định thương mại tự do châu Á-Thái Bình Dương (FTAAP) do Trung Quốc
chủ trì.
Trung Quốc có thể nhanh chóng khẳng định vai trò lãnh đạo, nhất là ở khu
vực châu Á và trật tự thế giới có thể sẽ dần thay đổi theo. Mặc dù vậy,
thực tế có lẽ không dễ dàng như vậy. Ông Donald Trump gần đây được
nhiều người Mỹ tin tưởng sẽ làm tốt vai trò tổng thống. Ông Trump gần
đây tỏ ra rất khéo léo trong việc tiếp cận các cam kết của mình trước cử
tri và cũng rất quyết liệt và sẵn sàng một cuộc chiến thương mại với
Trung Quốc.
Không vòng vo với Trung Quốc?
Dường như không hề mâu thuẫn: trong khi thẳng thừng rũ bỏ TPP, ông Trump
vẫn kiên định với chính sách kiềm chế ảnh hưởng của Trung Quốc. Ông
Trump thậm chí còn trực diện tuyên chiến trong thương mại với Trung
Quốc.
Ngay trong quá trình tranh cử, ông Trump xuyên chỉ trích Trung Quốc thao
túng đồng Nhân dân tệ (NDT) và đe dọa áp thuế cao cho hàng nhập khẩu từ
nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới này. Ông Trump đã từng tuyên bố một
trong những ưu tiên hàng đầu khi vào Nhà Trắng là gắn mác lũng đoạn tiền
tệ cho Trung Quốc, de dọa áp thuế tới 45% đối với hàng hóa gắn mác nước
này.
Trong hơn 1 tuần qua, cơ quan quản lý Trung Quốc cũng đã rất đau đầu với
những diễn biến khó lường của thị trường tệ. Đồng NDT hậu bầu cử Mỹ tụt
giảm xuống mức thấp nhất 6 năm qua. Bắc Kinh vừa phải thả tỷ giá theo
cam kết một đồng tiền vừa được đưa vào rổ IMF, vừa phải đỡ không để mất
giá quá mạnh… có thể vì sợ bất ổn, dòng vốn tháo chạy và lo ngại bị ông
Trump trừng phạt.
Có thể thấy, tuyên bố rút khỏi TPP là gây sốc. Nó được ví như một sự rút
lui của Mỹ, nhường lại sân chơi cho Trung Quốc. Và đương nhiên, Bắc
Kinh sẽ chớp lấy cơ hội để giành lấy ưu thế cho mình.
Mặc dù vậy, nhìn một cách tổng thế dường như cốt lõi chính sách của Mỹ
không có thay đổi quá lớn. Chính quyền mới của Mỹ có thể vẫn sẽ chú
trọng tới việc kiềm chế Trung Quốc, có thể theo một hình thức khác,
không cần vòng vo và tránh đối đầu gay gắt với Bắc Kinh bằng một hiệp
định TPP mà không có Trung Quốc, mà thay vào đó là trực tiếp, giống như
tính cách và lời nói của ông Trump.
Theo đánh giá của ông Trump, TPP là một “thỏa thuận tồi”, nhượng bộ
nhiều và nó sẽ khiến nhiều người Mỹ mất việc. TPP có thể phá hủy một số
ngành công nghiệp của Mỹ. Quan điểm của ông Trump về Trung Quốc thậm chí
còn rất cứng rắn trong lĩnh vực kinh tế và thương mại.
Giành lấy ngọn cờ tự do thương mại nhưng có lẽ Trung Quốc cũng không
khỏi lo lắng về chính quyền mới của Mỹ. Chính đại diện chính phủ Trung
Quốc cũng đã bày tỏ cảm giác khó đoán định về tình hình quan hệ Mỹ Trung
dưới thời ông Trump.
Trên tờ WSJ, Bộ trưởng thương mại Mỹ Penny Pritzker cho biết, “Trung
Quốc nói họ sẽ trả đũa” nếu Mỹ áp thuế trừng phạt hàng Trung Quốc đúng
như ông Donald Trump đe dọa.
Trên thực tế, tất cả mới chỉ nằm ở lời nói. Thế giới giờ đây đã khác rất
nhiều, rất khó đoán định và tính toán, khó đo lường ý nguyện của người
dân, không dễ xác định được chính sách của các nhà lãnh đạo thế giới.
Chiến thắng của ông Trump góp phần khiến xu hướng kinh tế và tài chính
thế giới vốn đang diễn biến theo hướng bất định trở nên khó lường hơn
bao giờ hết. Ngay cả xu hướng thương mại thế giới tưởng chừng rất dễ
đoán giờ đây cũng không theo quỹ đạo nào. Sau cuộc chiến dầu khí giữa
OPEC, Nga và Mỹ, giới đầu tư có thể chứng kiến một cuộc chiến thương mại
mà Mỹ đã sẵn sàng.
H. Tú
(Vietnamnet.vn)