Đoạn Đường Chiến Binh
Trận Chiến PLEI ME
Trận Chiến PLEI ME
Trần Quốc Cảnh K 19, Trường Võ Bị/ QGVN
Lời Giới Thiệu:
Đã hơn 39 năm qua, Quân Sử của VNCH cũng như của Hoa Kỳ đều nói, viết và đưa lên phim ảnh Hollywood về trận đánh lịch sử ở thung lũng Ia-Drang, trên Cao nguyên Trung phần vào tháng 11, năm 1965. Nhưng chưa một ai nói và viết chi tiết chiến thuật "Công Đồn Đả Viện" của quân Cộng Sản Bắc Việt, trong trận phục kích đoàn quân tiếp viện của ta, gồm Trung đoàn 3 Thiết Giáp (sau đổi là Thiết đoàn 8 Kỵ Binh) và tiểu đoàn 21 Biệt Động Quân, làm mũi nhọn đi giải vây cho tiền đồn Plei Me đang bị vây hãm, cách thành phố Plei Ku khoảng 40 Km về hướng Nam.
Khi đó, quân ta đang rơi vào một cái bẫy xập to lớn hơn, do hơn một Trung đoàn (+) quân chính quy CSBV đang giăng ra để chờ đón con mồi từ từ bước vào vùng tử địa trên Tỉnh Lộ 6C, nối liền từ Plei Ku đến Plei Me.
-/-
Bài này được viết ra do kinh nghiệm bản thân và nhiều lần được nghe chính các quân nhân binh chủng BĐQ, thuộc Tiểu đoàn 21 còn sống kể lại. Lúc đó, họ chỉ là những Trung Đội Trưởng của các Đại Đội thuộc Tiểu Đòan 21, và là những Sĩ quan rất trẻ, mới tốt nghiệp từ Trường Võ Bị Quốc Gia Đà Lạt, Khoá 19 Nguyễn Trãi. Họ cũng là những người bạn thân thiết, đã nhiều lần vào sanh ra tử tại các chiến trường nổi tiếng của vùng 2 Chiến Thuật, nơi đã được gọi là "Em Plei Ku má đỏ môi hồng" trong bản nhạc nổi tiếng bất hủ của nhạc sĩ Phạm Duy, phổ theo thơ của Vũ Hữu Định.
A. Tình Hình Tổng Quát:
Khóa 19 Võ Bị Quốc Gia Việt Nam ra trường cuối năm 1964, đúng lúc các trận chiến bùng nổ dữ dội khắp 4 vùng chiến thuật với chiến dịch Đồng Khởi của địch. Chúng tôi: Thiếu uý Trần Quốc Cảnh, Huỳnh Kim Tắc, Hoàng Văn Chu được bổ xung về Tiểu đoàn 21/ BĐQ và Thiếu Uý Tăng Bửu Tuyền, Nguyễn Xuân Riện, Hiệp, Nguyễn văn Thu về Tiểu đoàn 22/ BĐQ. Hậu cứ của 2 Tiểu đoàn nằm sát liền nhau, trên ngọn đồi trọc cạnh Biển Hồ, cách thành phố Plei Ku 15 Km về hướng Bắc.
Tại vùng 4 Chiến Thuật, có những chiến thắng lẫy lừng của TĐ 42/ BĐQ "Cọp Ba Đầu Rằn" và TĐ 44/ BĐQ "Cọp Đen" với chiến thuật Trực Thăng Vận, nhảy trên đầu địch đánh xuống, khiến địch bị bất ngờ không kịp trở tay. Tại vùng 1 Chiến Thuật ,TĐ 39/ BĐQ bị thiệt hại nặng trong trận Ba Gia, nhưng TĐ 37/ BĐQ chiến thắng lớn trong trận Thạch Trụ. TĐ 2/ TQLC bị địch phục kích tại tại QL 1, 15 Km phía Bắc Thành phố Huế, TĐT Lê Hằng Minh tử thương, TĐ bị thiệt hại khá nặng.
Tại vùng 3 Chiến thuật, địch đã tổ chức đơn vị cấp Trung đoàn, bao vây, khuấy rối Ấp Chiến Lược Bình Giả, dụ quân ta vào trận liệt đã được điều nghiên và bố trí kỹ càng, phục kích quân tăng viện, giải cứu. TĐ 4/ TQLC đã bị thiệt hại nặng nề và Thủ Khoa Khoá 19 VBĐL Lê Thành Kháng là một trong vài người bạn cùng khoá đã hy sinh sớm nhất. Kế tiếp, địch bao vây trại LLĐB Đồng Xòai, lại với chiến thuật "Công Đồn Đả Viện", đã dụ TĐ 7/ Nhảy dù VN vào đồn điền cao su, và với quân số gấp bội bao vây tiêu diệt. Người bạn cùng khoá 19 là Đoàn Phương Hải, cũng đã bị thương nặng.
Kể từ đây, lực lượng Tổng Trừ Bị (ND-TQLC) của ta mới rút kinh nghiệm, chỉ hành quân cấp Chiến đoàn gồm từ 2, 3 Tiểu đòan trở lên.
Tại vùng 2 Chiến Thuật, với rừng núi mênh mông, giáp ranh với biên giới Cam Pu Chia và Lào, có lợi thế cho địch thiết lập mật khu, kho tiếp liệu, tập trung, ẩn dấu quân và lấy rừng núi chế ngự đồng bằng.
Trong thời gian này, địch đã có ý định dứt điểm Miền Nam, cùng lúc gây ra do sự chia rẽ của các vụ đảo chánh liên tiếp. Trước hết, các toán tập kết ra Bắc năm 1954 là thành phần tiền phong được xâm nhập trở lại Liên Khu 5 cũ (Quảng Ngãi, Quảng Nam, Bình Định, Phú Yên) móc nối gia đình, thiết lập cơ sở nằm vùng, tình báo và tiếp tế.
Tiếp theo đó, các Trung đòan chính quy CSBV lần lượt xâm nhập theo đường mòn HCM dọc theo biên giới Lào, Việt, Miên di chuyển mất khoảng 2 tháng leo đèo, vượt suối. Tướng Chu Huy Mân đã xâm nhập từ năm 1964 trách nhiệm vùng Đà Nẵng, Chu Lai, sau đó trách nhiệm mặt trận B3 Cao Nguyên Trung Phần, bản doanh đóng tại Plei Bong Klo trong nội địa Lào, cách biên giới 10 Km về phía Tây. Chu Huy Mân đã bị Pháp bắt giam tại Kon Tum trong Chiến dịch Việt Pháp, là Chính Ủy của Sư đòan 316 trong trận đánh Điện Biên Phủ năm 1954. Vào tháng 3/ 1965 Trung Đoàn 42 Bộ Binh biệt lập dưới sự chỉ huy của Trung Tá Lại Văn Chu, trách nhiệm vùng Kon Tum, gồm ngã ba biên giới Việt, Miên, Lào với Tân Cảnh, Dakto, Daksut, đã phát giác các lực lượng CSBV xâm nhập của địch. TĐ 21/ BĐQ được tăng phái cho Trung Đoàn 42 BB/ Biệt lập, đã giao tranh ác liệt với một Trung Đoàn CSBV trong 2 ngày, 2 đêm trong rừng núi, không được tiếp viện, tải thương, tiếp tế đạn dược, đồ ăn, nước uống, vì núi non chập chùng, rừng rậm nguyên sinh, ban ngày chỉ thấy ánh mặt trời le lói qua tàng lá cây. Cuối cùng TĐ 21/ BĐQ phải rút lui trong đêm tối, bỏ lại các đồng đội đã tử thương và cả bị thương nặng không thể đi được, vì không thể khiêng, vác theo trong đêm tối mịt mùng. Quân ta chỉ bám lưng nhau lên núi xuống đèo mà đi cho khỏi lạc và chung quanh lại bị địch quân bao vây, xả súng bắn tới tấp khi nghe tiếng di chuyển của quân ta. Người bạn thân của chúng tôi, Thiếu úy Hoàng Văn Chu đã tham dự trận chiến đầu tiên trong đời binh nghiệp, và cũng là trận cuối cùng của anh. Xác anh đã được bọc bằng chiếc áo mưa poncho, thay cho da ngựa, "phút chốc anh đã trở thành người thiên cổ...".
Tình báo của ta được báo đó là Trung đoàn 101 CSBV, chỉ huy bởi một Trung đoàn trưởng, đã 15 năm chỉ huy Trung đòan và đã tham dự trận đánh Điện Biên Phủ năm 1954. Sau đó được biết là Thượng tá Nguyễn hữu An, Tư lệnh phó B3 của Tướng Chu Huy Mân, và là Trung đoàn trưởng dưới quyền Tướng Mân trong trận ĐBP, đã chiếm Bộ chỉ huy của Tướng Pháp De Castries trên cứ điểm Eliane 1.
Điểm đặc biệt được khám phá trong trận chiến này là vũ khí của địch được trang bị tối tân, gồm đại liên có bánh xe kéo tay, thượng liên gắn đạn nồi, AK 47 tự động, và CKC (súng trường báng đỏ ) có gắn lưỡi lê gấp, dính liền với súng, và súng hỏa tiễn chống chiến xa B 40. Còn vũ khí trang bị của ta toàn là vũ khí cũ của thời Đệ Nhị Thế Chiến, như Đại liên M 30, Trung liên Bar, Thompson, Carbin M1, Garant M1 bán tự động (bắn phát một) súng phóng lựu mới M79. Súng AR15 (tiền thân của M.16), trước đó được trang bị để trắc nghiệm, sau đó đã bị thu hồi lại.
Tháng 5/ 1965, Trung đòan 32 CSBV (trước là TĐ 101) đã tiến sâu hơn vào nội địa Quân Khu 2, tính cắt trục tiếp tế giao thông trên Quốc lộ 19 trên đèo Mang Giang, nối liền Plei Ku và Quy Nhơn. TĐ 22 /BĐQ đã giao chiến và thu được một số súng tối tân của địch. Tháng 8 / 1965, địch lại công đồn, bao vây trại LLĐB Đức Cơ trên QL 19, sát biên giới Cao Miên. Hai Tiểu đoàn Nhảy dù được trực thăng vận giải vây xung quanh tra, nhưng địch đã rút qua biên giới. Trong trận này có Thiếu Tá Norman Schwarzkopf là Cố vấn cho Trung Tá Ngô Quang Trưởng chỉ huy Chiến đoàn Nhảy dù. Trong thời gian này Trung đòan 33 CSBV mới xâm nhập, và áp lực của địch càng gia tăng mạnh mẽ ở vùng rừng núi Cao Nguyên.
Một Chiến đoàn của ta được thành lập: Trung đòan (-) gồm Thiết Giáp M41, Thiết Vận Xa M113 dưới quyền chỉ huy của Trung Tá Nguyễn Trọng Luật và một chiến đoàn TQLC dưới quyền chỉ huy của Trung Tá Nguyễn Thành Yên và TĐ 21 / BĐQ với Đại Úy Nguyễn Văn Sách (khóa 9 Đặc Biệt Đà Lạt) làm Tiểu Đoàn Trưởng, là lực lượng tiếp cứu trại LLĐB Đức Cơ di chuyển bằng đường bộ trên QL 19.
Chiến thuật Công Đồn Đả viện lại được địch áp dụng, nhưng đã bị quân ta đánh bại và bị không quân của ta truy kích, địch quân đã rút bỏ chạy qua biên giới. Trên các Quốc lộ và trục giao thông chính như đường 14, 19, 21, đều bị cắt đứt và phá rối liên tục. Mọi tiếp tế bằng đường bộ trở nên khó khăn, phải chuyên chở, tiếp vận bằng phi cơ. Ý định của địch ngày càng hiện rõ, họ xử dụng chiến thuật "Vết dầu loang" , hay "Tầm ăn dâu","lấy rừng núi chế ngự đồng bằng", "lấy nông thôn bao vây thành thị", tiả dần, tỉa mòn lực lượng của ta và sau đó tiến công dứt điểm.
Ngày 19/ 10/ 1965 lúc 11:30 đêm, địch phát khởi trại LLĐB Plei Me, cách thành phố Plei Ku 40 Km về phía Nam.
1/ - Lực Lượng Địch:
Trung Đòan 32 CSBV với 3 Tiểu đoàn 344, 635 và 966 doThiếu tá Mã Văn Minh làm Trung Đoàn Trưởng.
Trung Đoàn 33 CSBV của Thượng Tá Nguyễn Hữu An chỉ huy tổng quát.
Một Tìểu Đoàn súng cối 60, 82, và 120 mm.
Một Tiểu Đoàn súng phòng không 12.7 mm
Một Tiểu Đoàn địa phương H. 15.
Trung Đoàn 66 CSBV, với 3 Tiểu đoàn 7, 8 và 9 do Trung Tá La Ngọc Châu đang xâm nhập trên đường mòn HCM và đụng độ với Tiểu Đòan 1 thuộc Lữ Đòan 7 của Sư Đòan 1st, Không Kỵ Hoa Kỳ tại chân rặng núi Chu Prong, trong thung lũng Ia Drang (tên con suối) ngày 14 , 15 và 16 tháng 11 năm 1965.
2/ - Lực Lương Bạn Cánh A:
- Trung Đòan 3 Thiết Giáp (-) gồm 12 chiến xa M41 và 8 thiết vận xa M113.
- Đại đội 1 và 2 thuộc Tiểu Đòan 21 BĐQ, vừa đi bộ mở đường thám sát, vừa tùng thiết (ngồi trên pháo tháp chiến xa M41 và trên nóc Thiết vận xa M113).
Lực Lượng Bạn Cánh B:
- Bộ Chỉ Huy TĐ 21/ BĐQ, Đại đội 3 và Đại đội 4 BĐQ đi theo sau cánh A khoảng 2 km trên trục lộ, với đoàn convoy chở đạn dược tiếp liệu, xăng dầu và nước uống, cùng tiểu đội công binh cùng 2 chiếc Thiết vận xa M113, 2 xe bọc sắt RM8 có gắn đại liên 30 ly bên hông xe và 2 khẩu pháo Howitzers 105 ly.
Lực Lượng Bạn Cánh C:
- Tiểu đòan 1 Bộ Binh, thuộc Trung Đòan 42 Biệt Lập tăng phái đến từ Kon tum và Tân Cảnh do Đại úy Mã văn Nông làm Tiểu đoàn trưởng.
Trừ bị:
- Tiểu đòan 22/ BĐQ do Đại úy Phạm văn Phúc làm Tiểu đoàn trưởng, nằm trừ bị tại phi trường Cù Hanh, Plei Ku, sẵn sàng tiếp ứng bằng Trực thăng vận.
B- BỐ TRÍ TRẬN LIỆT:
Lúc 11:30 đêm 19-10-1965, một tiểu đòan của Trung Đòan 33 CSBV, bao vây tấn công, dùng đặc công và pháo kích vào trại LLĐB Plei Me gồm 12 Cố vấn Hoa Kỳ, một tóan LLĐB/ VN và khoảng 400 dân sự chiến đấu Thượng, sống cùng với vợ con trong trại.
Địch đã bố trí các đại liên, phòng không và súng cối trên các ngọn đồi núi cao quanh trại.
Từ Plei Ku, trước khi chuyển quân, tôi thấy một máy bay khu trục Skyraider A1E của ta bị phòng không 12.7 ly của địch bắn trúng, phi công đã nhảy dù ra và cánh dù màu da cam bay lơ lửng trên bầu trời của trại LLĐB Plei Me.
Ta đã biết chắc là địch lại áp dụng chiến thuật Công Đồn cổ điển, để Đả Viện, nhưng quân ta không còn cách nào khác đành chấp nhận cuộc chơi do phe kia lựa chọn chiến trường.
Một Chiến đoàn cứu viện của QĐ 2/ QK II, dưới quyền Tư lệnh của Chuẩn Tướng Vĩnh Lộc được thành lập, gồm Trung đòan Kỵ binh (-) với một Chi đoàn M41 thiết giáp 12 chiếc, một Chi đòan (-) Thiết vận xa M113 gồm 8 chiếc dưới quyền chỉ huy tổng quát của Trung Tá Kỵ binh Nguyễn Trọng Luật (thăng cấp sau trận Đức Cơ tháng 8/1965) Chiến đòan được tăng phái Tiểu Đòan 21 BĐQ và Tiểu Đoàn 1 / 42 Bộ Binh biệt lập và tăng cường 2 khẩu pháo binh 105 ly di chuyển theo đoàn quân.
Đơn vị Thiết giáp và Tiểu Đoàn 21 BĐQ được tập trung tại Phù Mỹ, giao điểm của QL 14 và Tỉnh lộ 6C trong 2 ngày để gom các đơn vị trực thuộc, tiếp vận, pháo binh và chờ Tiểu Đoàn 1/42 Bộ Binh từ Dak To và Tân Cảnh tới.
Địch quân đã nghiên cứu kỹ lưỡng đoạn đường này từ nhiều tuần lễ trước khi khởi sự trận đánh, và khúc đường được lựa chọn để mai phục đoàn quân tiếp viện của ta khi địa thế con đường bị bẻ ngoặt, giống như ở chỗ khúc khuỷ tay (góc cạnh 60 độ) là nơi chặn đầu đoàn quân với các hầm hố , công sự chiến đấu được ngụy trang kín đáo. Một lực lượng khác do Tiểu Đòan 344 CSBV , khoảng 400 người sẽ khoá chặt khúc đuôi của đoàn quân ta, và cùng lúc một lực lượng xung kích của địch bố trí trên các cao địa (20 - 30 m), dùng vận động chiến, với hỏa lực hùng hậu cuả dàn súng chống chiến xa B40, súng cộng đồng SKZ 57, cùng sơn pháo 75 ly và đồng loạt Tiểu liên tự động AK47, từ các hầm hố ngụy trang xung phong, tràn ngập và tiêu diệt lực lượng chính của ta.
Địch với 2 Tiểu đòan thuộc Trung đòan 33 và 2 Tiểu đòan thuộc Trung đoàn 32 làm nỗ lực chính để Đả Viện. Ngoài ra thêm một Tiểu đoàn thuộc Trung đoàn 32 làm lực lượng trừ bị.
Đoàn BĐQ đi đầu do Trung Úy Vòng Lập Dzếnh, người Nùng làm Đại Đội Trưởng với Thiếu Úy Huỳnh Kim Tắc, Khoá 19 Đà Lạt, Trung Đội Trưởng/ Trung đội 1/ Đại đội 1/ TĐ21 BĐQ đang ngồi trên Thiết giáp M41 đã nhanh nhẹn xuống xe hạ chiến, và anh đã chỉ huy toàn Trung đội phản công dữ dội. Cộng vào đó hỏa lực cơ hữu của các Đại liên 50 ly từ các Thiết vận xa M113 và đạn chày chống biển người từ các Thiết giáp M41 đã đẩy bật lại sự tiến công và tràn ngập của kẻ địch. Cùng lúc đó Thiếu Úy Ngô Hoàng Gia, Khóa 14 Thủ Đức, Trung Đội Trưởng/ Trung Đội 2/ Đại đội 1/ TĐ 21 BĐQ đang di chuyển bộ trên hai bên đường cũng bị địch với quân số đông gấp bội, nhào ra từ những hầm hố ngụy trang bên cánh phải nhằm tiêu diệt gọn phe ta. Như Triệu Tử Long của Tam Quốc Chí, Thiếu Úy Gia đã cùng Trung đội 2 xung phong tiến lên cận chiến, quyết không cho địch chiếm phần chủ động chiến trường. Đại Đội 2 BĐQ với Trung Úy Võ Vàng khóa 17 Đà Lạt, làm Đại Đội Trưởng và Thiếu Úy Trần Quốc Cảnh, Khóa 19 Đà Lạt Trung Đội Trưởng, tùng thiết M41 đi kế tiếp hàng dọc trên đường đất độc đạo tiến vào Plei Me. Địch quân, với địa thế đồi cao, đã xông ra như thác đổ từ bên cánh trái đòan quân của Đại Đội 2 BĐQ. Ngay lập tức, các chiến sĩ BĐQ đã hạ chiến và phản công quyết liệt, không cho địch quân xung phong tiếp cận các Thiết giáp và Thiết vận xa, cùng lúc đó hỏa lực của các khẩu đại liên 50 ly trên M113 và M41 đã đồng lọat khai hỏa đẩy bật các đợt tấn công liên tục của địch từ trên các đỉnh đồi và các hầm hố ngụy trang dọc con đường tiến quân. Địch đã dùng chiến thuật "biển người " hay lấy thịt đè người, nhằm chủ động và thanh toán chiến trừơng. Đạn tổ ong từ pháo tháp 76 ly của Thiết giáp M41 đã quật ngã hàng lọat và phá huỷ những hầm hố, công sự chiến đấu kiên cố của địch. Lực lượng BĐQ và Thiết Giáp của cánh A đã bẻ gãy âm mưu Đả viện của Tiểu đòan 635/ Trung đoàn 32 CSBV.
Lực lượng cánh B đi phía sau, trên đường được chỉ huy bởi Thiếu tá Lê văn Tui/ Trung đòan phó Thiết giáp và Đại uý Nguyễn văn Sách, TĐT/ TĐ 21/ BĐQ, và Trung úy Nguyễn văn Huân, TĐP cùng Đại đội 4 do Trung úy Nguyễn Thành Banh, Khóa 16 Đà Lạt làm ĐĐT và Trung úy Nguyễn văn Chính, Xử Lý Thường Vụ ĐĐ 3 đi sau cùng, (thay cho Trung úy Nguyễn văn Tốt đang đi học). Bộ Chỉ Huy Tiểu đòan đã chống trả thật mãnh liệt, sau đó lui xuống cuối đoàn xe để bảo tòan lực lượng, bố trí phòng thủ qua đêm tại một Ấp Chiến Lược với những hầm hố và công sự chiến đấu đã bỏ hoang gần đó, phía sau nơi phục kích 1 km. Quân ta đã đẩy lui nhiều đợt tấn công dữ dội của Tiểu đòan 344 và 966/ Trung đòan 32 CSBV. Trong đêm tối, nhờ máy bay Dakota C47 của Không Quân VNCH thả chiếu sáng liên tục trên bầu trời quanh đồn Ấp Chiến Lược, nên rất rõ ta và địch. Cho đến gần sáng, địch "Chém Vè", rút lui. Kiểm điểm cánh B bị thiệt hại khỏang 2/3 số xe cộ trong đòan tiếp tế bị cháy và phá hủy bởi B40, SKZ 57, Sơn pháo 75 ly, ngay từ những lúc khởi đầu trận đánh của cánh B. Ngay từ lúc đầu, cuộc tiến quân rất chậm vì Trung đội của Thiếu úy Ngô Hoàng Gia phải đi bộ để lục sóat hai bên đường và lực lượng cánh B đi bộ phía sau có nhiệm vụ bảo vệ đòan xe xăng, dầu, đạn dược, tiếp liệu của đoàn quân và kéo theo sau 2 khẩu pháo binh 105 mm...
* Thiếu úy Trần Quốc Cảnh đã kể lại như sau:
Khoảng 3 giờ chiều, lực lượng tiền đạo cánh A từ trên một đồi cao đi xuống thung lũng (lòng chảo hay hình dáng chiếc yên ngựa), để tiến lên một cao đỉnh phía trước thì bị lực lượng chặn đầu của địch dùng vũ khí cộng đồng và cá nhân bắn xối xả. Quân ta đã lọt vào thế bị động, tiến không được và lùi cũng không xong, mà dàn quân sang phải, trái thì bị rừng cây ngăn trở. Địch từ những hầm hố cố định dùng vận động chiến tìm cách tiến sát quân ta, nhưng bị hỏa lực của Thiết giáp dùng đạn chầy, chống biển người và đại liên 50 cùng BĐQ đã hạ chiến càn quét. Địch đã bị ngăn chặn không thể tiến sát để tràn ngập quân ta... Trong lúc giao tranh, trời còn sáng, tôi nhìn lại đòan quân trên đồi cao phía sau, thấy những đám khói đen bốc cao, tiếng súng nhỏ phía sau ít nghe thấy có lẽ khoảng cách khá xa (2 km), và đang ở dưới thung lũng thấp, và đạn đại bác và đại liên nổ ròn rã sát bên. Sau đó, trời bắt đầu xập tối và tôi cảm thấy nếu cứ nằm dọc theo đường đất một hàng dọc như vậy suốt đêm thì quá nguy hiểm vì không có phòng thủ diện địa chiều sâu. Hơn nữa, nếu địch tiến sát, trộn trấu, không thể phân biệt được ai là bạn, địch, và quân ta dễ bắn lầm quân ta, hoặc địch không bắn (vì tiếng nổ của AK47 ròn vang, khác với tiếng nổ lẹt đẹt của Carbin M1 của ta), chỉ tung lựu đạn thì biết địch ở đâu mà phản ứng. Thật là "Tiến Thối Lưỡng Nan"....
* Thiếu úy Ngô Hòang Gia đã kể lại như sau:
Trong lúc đầu, khi mới vừa bị phục kích, Trung đội 2/ ĐĐ 1/ TĐ 21 BĐQ do Thiếu úy Ngô Hoàng Gia đã anh dũng dàn hàng ngang, xung phong thẳng vào cận chiến với địch. Mỗi chiến sĩ BĐQ, kể cả hiệu thính viên là một chiến sĩ trên hàng đầu mặt trận. Cuộc cận chiến chỉ kéo dài khoảng hơn một tiếng đồng hồ thì bóng tối đã ngả xuống, cản trở tầm nhìn xa và sự nhận xét tổng quát xung quanh. Trung đội 2 tiếp tục duy trì đội hình cho đến gần khuya thì lần lượt tập họp thành từng nhóm nhỏ, dựa vào nhau hoặc những cây lớn để bảo vệ lẫn nhau. Đến khi trời sáng, kiểm điểm lại Trung đội, Thiếu úy Ngô Hòang Gia nhận thấy chỉ có 2 chiến sĩ đã hy sinh và 3 chiến sĩ bị thương.
Tại Đại đội 2 BĐQ, Thiếu úy Trần Quốc Cảnh tìm cách liên lạc với ĐĐT Võ Vàng và các Trung đội bạn để tập họp, nhưng mọi cố gắng đều không thực hiện được vì đêm tối biết đâu mà tìm. Vả lại, nhiệm vụ chính là phải bảo vệ cận phòng cho chiến xa mà mình tùng thiết. Phản ứng cấp thời khiến tôi đi kiếm một sĩ quan Thiết giáp gần nhất, sau đó gặp một Chuẩn úy tên Tuyển trắng trẻo, to con, đẹp trai và bàn với nhau gom được 6 chiếc thiết giáp M41 tiến lên sườn đồi bên cánh trái của trục tiến quân, làm chu vi phòng thủ qua đêm, vói 23 chiến sĩ BĐQ mà tôi gom lại được. Các bụi cây rậm rạp xung quanh được thiết giáp cán xẹp hết để làm vị trí đóng quân, khai quang xạ trường và để cho địch khỏi tiến sát vị trí phòng thủ. Sau khi thiết giáp bố trí vòng tròn xong, các chiến sĩ BĐQ đã đào hố phòng thủ giữa khỏang cách của 2 chiến xa để ngăn chặn không cho địch tràn lọt vào khỏang trống. Mọi người đều ngồi trong hố suốt đêm, hướng súng ra ngoài, sẵn sàng nổ súng nếu phát hiện bất cứ ai di chuyển và gây tiếng động bên ngoài, do đạp hay đụng phải cây cối gẫy đổ xung quanh. Trong đêm, bất ngờ nghe tiếng người di chuyển, một chiến sĩ thiết giáp gác giặc trên pháo tháp la vừa đủ nghe: "Ai ..." Yên lặng ...."Ai ..." nữa.
Địch có lẽ đang dưới đường đất tiến lên trên đồi do quân ta phòng thủ. Tôi ngồi dưới hố chung với hiệu thính viên mang máy truyền tin PRC-10, giận điên người vì sự thiếu kinh nghiệm của người lính thiết giáp.
Giữa đêm tối im lặng, tôi la lên thật lớn, nhiều lần: "Bắn đi...", "Bắn đi...." Mà người lính đó vẫn không bắn. Tiếp theo đó tôi nghe tiếng quân địch la to: "Lực lượng mạnh ..." , sau đó B40 hoặc B41 nổ rền khắp nơi, cùng tiểu liên AK47 và thượng liên nổ ròn tứ phía. Lúc đó, đại liên 50 của ta mới khai hỏa và 6 chiếc thiết giáp M41 nổ máy di chuyển xịch tới, xịch lui để tránh đạn chống chiến xa. BĐQ chúng tôi đang ngồi dưới hố giao chiến, không sợ bị địch bắn, mà chỉ sợ thiết giáp phe ta đè nát , do đó tất cả đều nhảy lên khỏi hố cá nhân , di chuyển tiến và lùi theo sự di chuyển của thiết giáp. Sau lúc giao tranh, mặt trận trở lại yên tĩnh, chúng tôi lại nhảy xuống hố phòng thủ như cũ, sẵn sàng ứng chiến.... Một lúc sau, tôi đang ngồi trong hố với hiệu thính viên, vô tình quay ra sau lưng, nhìn vào bên trong chu vi phòng thủ, thấy một bóng đen mờ mờ (vì ngồi dưới hố nhìn lên trời, cây cối và bụi rậm đã khai quang hồi chiều) đang lần mò đi sau lưng chiếc thiết giáp kế bên... Đúng là: "Số mày Bà dắt " hoặc linh tính đã khiến tôi hỏi nhỏ cho hắn đủ nghe: " Ai...? ". Hắn trả lời: " Bộ binh " , có lẽ đó là mật khẩu của địch để nhận nhau trong đêm tối. Tôi nhớ lại, có một tiểu đoàn Bộ Binh , thuộc Trung đoàn 42 Biệt lập đi hành quân chung, có lẽ đi cánh nào khác mà suốt cuộc hành quân tôi chưa bao giờ thấy lính Bộ Binh của đơn vị đó. Tôi nghĩ có lẽ đơn vị hắn bị đánh, và chạy lạc sang cánh BĐQ chăng? Tôi nói với hắn: "Đây là BĐQ, Không phải Bộ Binh, đi chỗ khác chơi...!!! Hắn vội trả lời: "Dạ , dạ..." và đi ngược lại vào trong chu vi phòng thủ.
Tôi chợt nghĩ đêm tối thế này làm sao hắn kiếm được đơn vị Bộ Binh của hắn. Tôi bèn nói: "Đêm tối làm sao mà về đơn vị được,thôi nằm sau lưng tôi, sáng đi kiếm sau". Hắn: "Dạ , dạ..." và nằm xuống sau lưng tôi. Tôi vẫn ở dưới hố, chong súng ra ngoài. Đơn vị BĐQ thời đó được trang bị súng cá nhân Carbin M1 bán tự động (bắn phát một). Tôi ngoại giao với LLĐB / VN xin được báng súng gấp và bộ máy cò bắn tự động, trong khi đó Dân sự chiến đấu Thượng đã được trang bị Carbin M2 tự động (thấy mà tủi thân, mặc dù BĐQ là lực lượng trừ bị và ưu tú của Quân đoàn.) Té ra trong lúc xung phong, tên địch đã chạy lọt vào trong chu vi phòng thủ của quân ta và lúng túng kẹt lại, trong lúc đồng bọn đã tẩu tán hết. Đã rờ rẫm thiết giáp, và nay lại biết rõ là BĐQ , muốn thoát ra khỏang trống giữa hai thiết giáp lại đụng quân ta ở giữa . Có lẽ hắn đã " Hồn xiêu , phách lạc " , sợ qúa nên thần kinh trở thành tê liệt, lò mò đi tìm lối thoát. Tôi chợt quay lại phía sau, đã thấy hắn nằm kế bên, nay lại thấy hắn đứng lên bỏ đi. Do linh tính, tôi bước ra khỏi hố, tay trái cầm thân súng Carbin báng gấp, tay phải nắm vào lưng quần hắn, trên hai bàn tay hắn ." Trời ơi , lưu đạn chầy!!!!" . Tôi chết sững như Từ Hải chết đứng, tay phải vẫn nắm chặt 2 bàn tay hắn trên lưng quần. Hắn đang tháo lựu đạn chầy ra, nhưng có lẽ run qúa nên chưa tháo kịp. Tôi hoàn hồn trở lại, tay trái cầm thân súng Carbin kéo ra phía sau vì sợ hắn giật cây súng, dọa hắ : " Mày mà động đậy là tao bắn". Tôi rất muốn lùi tay ra sau về chỗ lẩy cò và cho hắn về thăm ông bà, nhưng làm sao buông dần thân súng để lùi tay được. Ngoài ra khóa an toàn chưa mở thì cũng vô ích. Tên hiệu thính viên cùng chung dưới hố phòng thủ với tôi cũng không biết gì hết. Tôi gọi nhỏ tên hắn, hắn bước ra khỏi hố và tôi nói với hắn: "Tên này là VC, trói hắn lại". Hắn lúng túng mãi mới kiếm ra giây trói 2 cánh tay tên địch ra sau lưng và trói chân, đặt nằm sau lưng và cạnh phía sau thiết giáp. Lúc đó, tôi trở thành lính gác giặc bên ngoài và gác tên tù binh bên trong. Chỉ có tôi và hiệu thính viên biết việc này và tôi không nói cho ai biết hết, vì không biết trận chiến còn tiếp diễn ra sao, nếu nói ra làm mọi người hốt hoảng thêm, không ích lợi gì . Tờ mờ sáng, mặt trời chưa mọc, sương mù còn nhiều, một chiến sĩ BĐQ của tôi đi tới, có lẽ kiếm tôi và tôi chỉ tên VC bị trói nằm đó. Hắn nhảy lùi lại, la hoảng lên: "Giết hắn đi". Tôi chỉ phì cười. Sau đó tôi gọi Chuẩn úy Tuyển của thiết giáp chui từ trên pháo tháp M41 đi xuống và chỉ cho hắn tên VC nằm sát cạnh thiết giáp. Hắn giật bắn người và la hoảng lên: " Giết hắn đi ..." vì tên địch nằm kế bên cả đêm mà thiết giáp không biết gì hết.
Lúc đầu tên tù binh rất sợ sệt vì ai cũng đòi giết, nhưng sau thấy tôi đối xử tử tế, cho ăn, uống, hút thuốc (mặc dầu tay vẫn bị trói),thăm hỏi tình hình, quê quán.. Tôi còn nhớ tên hắn là Trung và mặt mày hắn tươi tắn, sáng rỡ, cười nói thành thật những gì tôi hỏi vì biết chắc là thoát chết. Sau đó hắn xin nới lỏng dây trói, xin tháo dây trói và hứa sẽ không bao giờ bỏ chạy. Thấy hắn hiền lành và tội nghiệp, tôi cho thaó dây trói chân. Cũng may cho tôi là súng của hắn đã bị mất trong lúc giao tranh, nếu không thì mạng của tôi cũng nguy rồi, đâu còn dịp kể lại kỷ niệm này cho các bạn nghe ... Sáng hôm đó, tôi cho lính lục soát xung quanh thâu lượm súng của ta và địch gom thành bó và báo cho M113 tới chở đi cùng tù binh, vì trên lại có lệnh tiến quân. Súng ống tịch thu qúa nặng làm sao mà khiêng vác nổi trên đường hành quân.
Cùng lúc đó, có một chuyện vừa đau thương và vừa tức cười là có một số chiến sĩ BĐQ của tôi bị tử thương, tôi ra lệnh cho một binh sĩ dưới quyền lấy poncho (áo mưa, làm lều, bọc xác) gói bọc xác các đồng đội tử thương lại. Có lẽ lính mới, nên không dám rờ tử thi. Tôi quắc mắt, làm nghiêm ra lệnh: "Hắn có đánh , có cắn mày đâu mà mày sợ cái gì chớ? Mày mà không lo cho bạn bè, đồng đội thì tới lượt mày, không ai lo cho mày đâu .." Nghe nói vậy, hắn sợ cho bản thân, đi làm ngay lập tức. Tôi thấy vậy cười thầm trong bụng, nhưng lòng đầy xót xa... Lính BĐQ sống mạnh, sống hùng nhưng không sống lâu. Đạn tránh người chứ người làm sao tránh được đạn. Người ta ai cũng chết, không chết trước thì chết sau cũng thế thôi, nhưng sống, chết có ý nghĩa và được mọi người thương mến thì mới là trọn vẹn.
Ngay buổi chiều gần tối, trong ngày đầu giao tranh, một đoàn trực thăng UH1B của 1 st CAV chở Tiểu đoàn 22/ BĐQ do Đại úy Phạm văn Phúc làm Tiểu đoàn trưởng bay thấp sát ngọn cây tăng viện bên cánh trái, 2 Km phía Nam hướng tiến quân của TĐ 21 BĐQ và Thiết giáp. (bên hướng rặng núi Chu Ho). Vì trời tối TĐ 22/ BĐQ đã án binh bất động, phòng thủ qua đêm, tuy có nghe tiếng quân CSBV di chuyển, nhưng không giao chiến với quân địch vì tầm tác xạ qúa xa, nên chỉ gọi pháo binh bắn tập trung vào những điểm có hướng địch di chuyển. Cánh B di chuyển cùng đoàn convoy tiếp liệu đã bị thiệt hại nặng vì địch phục kích và vận động chiến nhiều đợt với quân số đông gấp bội. Địch đã tràn ra như thác lũ, trong khi quân ta di chuyển trên đường trải dài ra mấy cây số với 2 cây đại bác 105 mm và đoàn quân xa tiếp vận (Xăng, dầu cho chiến xa, đạn dược, thực phẩm, nước uống...) Hai khẩu đại bác và đoàn quân xa hoàn toàn bị phá huỷ, địch đã làm chủ và thanh toán chiến trường trong đêm tối. Bộ chỉ huy Tiểu đoàn 21BĐQ với Đại đội 3 và 4 còn lại lùi dần về phía sau 1 Km và phòng thủ qua đêm tại một Ấp Chiến Lược của ta đã bỏ hoang từ trước. Tại cánh A, địch và ta đánh trộn trấu, không thể phân biệt được đâu là bạn, đâu là thù, súng cá nhân và lựu đạn gần như không sử dụng được vì dễ bắn lầm bạn, làm lộ vị trí, nên chỉ rờ quân phục của nhau và xử dụng lưỡi lê đánh cận chiến trong đêm tối...
Cho đến lúc gần sáng, bộ phận còn sống sót của 3 tiểu đoàn 344, 635, và 966 của Trung đoàn 32 CSBV đã rời bỏ chiến trường, kéo rút về căn cứ đóng tại rặng núi Chu Prong, sát gần biên giới Cam Pu Chia. Một số bị thương nặng đã đựơc khiêng, vác đến một bệnh viện dã chiến, với một vài nhà thấp làm bằng cây rừng và rơm rạ sơ sài chỉ cách trại LLĐB Plei Me khoảng 15 Km theo đường chim bay về hướng Tây Nam. Bệnh viện dã chiến này, sau đó đã bị sư đoàn Không Kỵ 1 st CAV Hoa kỳ tình cờ tìm ra và phá hủy, khi họ dò theo những đám tàn quân rải rác, theo đường rút lui thấy từ trên phi cơ. Đến sáng ngày 25-10-1965, sau khi đã thu dọn chiến trường và tải thương, Tiểu đoàn 21 BĐQ và lực lượng Thiết giáp, Thiết vận xa đã tiếp tục tiến về hướng trại Plei Me, giải tỏa xung quanh, chấm dứt sự vây hãm "Công đồn" của quân CSBV Giai đọan I kể như thành công và chấm dứt. Trên lộ trình rút quân trở lại Plei Ku, chúng tôi được một đơn vị nhỏ của TQLC bảo vệ an ninh trục lộ. Một kỷ niệm nhỏ khác là trong máy truyền tin PRC 10 của tôi có tiếng nói lanh lảnh, sắc bén, chanh chua, đanh đá của một cô gái Bắc Kỳ thuộc Mặt trận B3 (Mật khu, Bộ chỉ huy) kêu ra rả: " ơn Tây gọi Đồng Đăng, trả lời". Danh hiệu truyền tin toàn những địa danh miền Bắc. Nghe mãi điếc cả con ráy. Máu tiếu lâm của tôi lại nổi lên, hơn nữa cũng muốn cô ta ra khỏi tần số nội bộ của tôi, bèn nói với cô: "Đồng Đăng nó chết đã lâu rồi, thôi đừng gọi hắn nữa, nghe hoài .., khổ lắm..., nói mãi..." Tôi nghĩ cô ta nghe như vậy cũng phải phì cười, nhưng lệnh là lệnh, cô ta vẫn kêu ra rả như chim cuốc kêu mùa hè. Tài liệu bắt được của địch, khai thác tù binh và sau khi chiến tranh VN chấm dứt, Trung Tá Harold Moore đã đi gặp Tướng Võ Nguyên Giáp, Chu Huy Mân và Nguyễn Hữu An để thâu thập tài liệu trận chiến để viết cuốn hồi ký "We were soldiers once,... and young" được biết Trung đoàn 33 bị tổn thất 40 % , trong đó có 2 trong 3 Tiểu đoàn trưởng bị tử thương. Một Tiểu đoàn thuộc Trung đoàn 33 bao vây căn cứ Plei Me chỉ còn lại khoảng một Đại đội. Tất cả 18 khẩu vũ khí phòng không 12.7 mm và 11 khẩu súng cối của tiểu đoàn súng nặng đều bị hủy diệt. Riêng Trung đoàn 32 bị thiệt hại nặng nề khi giao tranh với Tiểu đoàn 1, Lữ đoàn 7, thuộc Sư đoàn 1 Không Kỵ Hoa Kỳ trong giai đọan II của chiến dịch và sau đó đụng độ với Nhảy dù VN dưới quyền chỉ huy của Trung tá Ngô Quang Trưởng, và Thiếu tá cố vấn Norman Schwarzkoff. Trung đoàn 32 đã bị thiệt hại nặng nề và tháo chạy qua biên giới Cam Pu Chia,
PHẦN KẾT:
Mặc dù quân số của địch đông hơn, chủ động trong trận Đả viện, ưu thế về vũ khí tối tân hơn, địa thế thuận lợi để phục kích đoàn xe, nhưng quân ta vẫn hoàn thành nhiệm vụ là giải vây cho tiền đồn Plei Me, bẻ gãy kế hoạch cắt đôi Cao nguyên của kẻ địch.
Do cuốn sách và phim ảnh " We were soldiers ...and young " của Tướng Horold Moore về trận chiến ở thung lũng Ia Drang của Tiểu đòan 1, Lữ đoàn 7 thuộc Sư đoàn 1 Không Kỵ Hoa Kỳ và một số tài liệu viết rất mơ hồ và quá tổng quát về trận đánh Công Đồn Đả Viện Plei Me giữa QLVNCH và lực lượng CSBV mới xâm nhập. Rút tỉa kinh nghiệm chiến trường trong năm 1965, ta có thể suy đoán được mục tiêu chiến lược của CSBV là cắt đôi Miền Nam ra làm hai, tạo sự khủng hoảng, rối loạn. Để đạt mục tiêu trên, CSBV đã áp dụng chiến thuật chủ yếu "Công Đồn - Đả Viện" để tiêu diệt hoặc gây thiệt hại nặng cho lực lượng xung kích, tổng trừ bị như Nhảy dù, TQLC và BĐQ của ta, giống như đánh rắn phải đập khúc đầu trước, còn phần thân và đuôi sẽ tự động tan rã. 39 năm sau trận chiến Plei Me mà tôi đã được tham dự và 29 năm sau tháng Tư đen, thực tâm tôi muốn quên đi những di lụy đau buồn của cuộc chiến ủy nhiệm và vì " Nhất Tướng công thành vạn cốt khô". Nhưng người em trai của tôi cứ thúc dục để xác minh những thiếu sót và để các thế hệ sau hiểu rõ thêm một khía cạnh của cuộc chiến "Huynh Đệ tương tàn" , nên tôi xin phép được góp vài lời sơ, ý thiển vậy.
Trần Quốc Cảnh Trần Đức Hợp
(phối hợp)
Bàn ra tán vào (0)
Trận Chiến PLEI ME
Trận Chiến PLEI ME
Trần Quốc Cảnh K 19, Trường Võ Bị/ QGVN
Lời Giới Thiệu:
Đã hơn 39 năm qua, Quân Sử của VNCH cũng như của Hoa Kỳ đều nói, viết và đưa lên phim ảnh Hollywood về trận đánh lịch sử ở thung lũng Ia-Drang, trên Cao nguyên Trung phần vào tháng 11, năm 1965. Nhưng chưa một ai nói và viết chi tiết chiến thuật "Công Đồn Đả Viện" của quân Cộng Sản Bắc Việt, trong trận phục kích đoàn quân tiếp viện của ta, gồm Trung đoàn 3 Thiết Giáp (sau đổi là Thiết đoàn 8 Kỵ Binh) và tiểu đoàn 21 Biệt Động Quân, làm mũi nhọn đi giải vây cho tiền đồn Plei Me đang bị vây hãm, cách thành phố Plei Ku khoảng 40 Km về hướng Nam.
Khi đó, quân ta đang rơi vào một cái bẫy xập to lớn hơn, do hơn một Trung đoàn (+) quân chính quy CSBV đang giăng ra để chờ đón con mồi từ từ bước vào vùng tử địa trên Tỉnh Lộ 6C, nối liền từ Plei Ku đến Plei Me.
-/-
Bài này được viết ra do kinh nghiệm bản thân và nhiều lần được nghe chính các quân nhân binh chủng BĐQ, thuộc Tiểu đoàn 21 còn sống kể lại. Lúc đó, họ chỉ là những Trung Đội Trưởng của các Đại Đội thuộc Tiểu Đòan 21, và là những Sĩ quan rất trẻ, mới tốt nghiệp từ Trường Võ Bị Quốc Gia Đà Lạt, Khoá 19 Nguyễn Trãi. Họ cũng là những người bạn thân thiết, đã nhiều lần vào sanh ra tử tại các chiến trường nổi tiếng của vùng 2 Chiến Thuật, nơi đã được gọi là "Em Plei Ku má đỏ môi hồng" trong bản nhạc nổi tiếng bất hủ của nhạc sĩ Phạm Duy, phổ theo thơ của Vũ Hữu Định.
A. Tình Hình Tổng Quát:
Khóa 19 Võ Bị Quốc Gia Việt Nam ra trường cuối năm 1964, đúng lúc các trận chiến bùng nổ dữ dội khắp 4 vùng chiến thuật với chiến dịch Đồng Khởi của địch. Chúng tôi: Thiếu uý Trần Quốc Cảnh, Huỳnh Kim Tắc, Hoàng Văn Chu được bổ xung về Tiểu đoàn 21/ BĐQ và Thiếu Uý Tăng Bửu Tuyền, Nguyễn Xuân Riện, Hiệp, Nguyễn văn Thu về Tiểu đoàn 22/ BĐQ. Hậu cứ của 2 Tiểu đoàn nằm sát liền nhau, trên ngọn đồi trọc cạnh Biển Hồ, cách thành phố Plei Ku 15 Km về hướng Bắc.
Tại vùng 4 Chiến Thuật, có những chiến thắng lẫy lừng của TĐ 42/ BĐQ "Cọp Ba Đầu Rằn" và TĐ 44/ BĐQ "Cọp Đen" với chiến thuật Trực Thăng Vận, nhảy trên đầu địch đánh xuống, khiến địch bị bất ngờ không kịp trở tay. Tại vùng 1 Chiến Thuật ,TĐ 39/ BĐQ bị thiệt hại nặng trong trận Ba Gia, nhưng TĐ 37/ BĐQ chiến thắng lớn trong trận Thạch Trụ. TĐ 2/ TQLC bị địch phục kích tại tại QL 1, 15 Km phía Bắc Thành phố Huế, TĐT Lê Hằng Minh tử thương, TĐ bị thiệt hại khá nặng.
Tại vùng 3 Chiến thuật, địch đã tổ chức đơn vị cấp Trung đoàn, bao vây, khuấy rối Ấp Chiến Lược Bình Giả, dụ quân ta vào trận liệt đã được điều nghiên và bố trí kỹ càng, phục kích quân tăng viện, giải cứu. TĐ 4/ TQLC đã bị thiệt hại nặng nề và Thủ Khoa Khoá 19 VBĐL Lê Thành Kháng là một trong vài người bạn cùng khoá đã hy sinh sớm nhất. Kế tiếp, địch bao vây trại LLĐB Đồng Xòai, lại với chiến thuật "Công Đồn Đả Viện", đã dụ TĐ 7/ Nhảy dù VN vào đồn điền cao su, và với quân số gấp bội bao vây tiêu diệt. Người bạn cùng khoá 19 là Đoàn Phương Hải, cũng đã bị thương nặng.
Kể từ đây, lực lượng Tổng Trừ Bị (ND-TQLC) của ta mới rút kinh nghiệm, chỉ hành quân cấp Chiến đoàn gồm từ 2, 3 Tiểu đòan trở lên.
Tại vùng 2 Chiến Thuật, với rừng núi mênh mông, giáp ranh với biên giới Cam Pu Chia và Lào, có lợi thế cho địch thiết lập mật khu, kho tiếp liệu, tập trung, ẩn dấu quân và lấy rừng núi chế ngự đồng bằng.
Trong thời gian này, địch đã có ý định dứt điểm Miền Nam, cùng lúc gây ra do sự chia rẽ của các vụ đảo chánh liên tiếp. Trước hết, các toán tập kết ra Bắc năm 1954 là thành phần tiền phong được xâm nhập trở lại Liên Khu 5 cũ (Quảng Ngãi, Quảng Nam, Bình Định, Phú Yên) móc nối gia đình, thiết lập cơ sở nằm vùng, tình báo và tiếp tế.
Tiếp theo đó, các Trung đòan chính quy CSBV lần lượt xâm nhập theo đường mòn HCM dọc theo biên giới Lào, Việt, Miên di chuyển mất khoảng 2 tháng leo đèo, vượt suối. Tướng Chu Huy Mân đã xâm nhập từ năm 1964 trách nhiệm vùng Đà Nẵng, Chu Lai, sau đó trách nhiệm mặt trận B3 Cao Nguyên Trung Phần, bản doanh đóng tại Plei Bong Klo trong nội địa Lào, cách biên giới 10 Km về phía Tây. Chu Huy Mân đã bị Pháp bắt giam tại Kon Tum trong Chiến dịch Việt Pháp, là Chính Ủy của Sư đòan 316 trong trận đánh Điện Biên Phủ năm 1954. Vào tháng 3/ 1965 Trung Đoàn 42 Bộ Binh biệt lập dưới sự chỉ huy của Trung Tá Lại Văn Chu, trách nhiệm vùng Kon Tum, gồm ngã ba biên giới Việt, Miên, Lào với Tân Cảnh, Dakto, Daksut, đã phát giác các lực lượng CSBV xâm nhập của địch. TĐ 21/ BĐQ được tăng phái cho Trung Đoàn 42 BB/ Biệt lập, đã giao tranh ác liệt với một Trung Đoàn CSBV trong 2 ngày, 2 đêm trong rừng núi, không được tiếp viện, tải thương, tiếp tế đạn dược, đồ ăn, nước uống, vì núi non chập chùng, rừng rậm nguyên sinh, ban ngày chỉ thấy ánh mặt trời le lói qua tàng lá cây. Cuối cùng TĐ 21/ BĐQ phải rút lui trong đêm tối, bỏ lại các đồng đội đã tử thương và cả bị thương nặng không thể đi được, vì không thể khiêng, vác theo trong đêm tối mịt mùng. Quân ta chỉ bám lưng nhau lên núi xuống đèo mà đi cho khỏi lạc và chung quanh lại bị địch quân bao vây, xả súng bắn tới tấp khi nghe tiếng di chuyển của quân ta. Người bạn thân của chúng tôi, Thiếu úy Hoàng Văn Chu đã tham dự trận chiến đầu tiên trong đời binh nghiệp, và cũng là trận cuối cùng của anh. Xác anh đã được bọc bằng chiếc áo mưa poncho, thay cho da ngựa, "phút chốc anh đã trở thành người thiên cổ...".
Tình báo của ta được báo đó là Trung đoàn 101 CSBV, chỉ huy bởi một Trung đoàn trưởng, đã 15 năm chỉ huy Trung đòan và đã tham dự trận đánh Điện Biên Phủ năm 1954. Sau đó được biết là Thượng tá Nguyễn hữu An, Tư lệnh phó B3 của Tướng Chu Huy Mân, và là Trung đoàn trưởng dưới quyền Tướng Mân trong trận ĐBP, đã chiếm Bộ chỉ huy của Tướng Pháp De Castries trên cứ điểm Eliane 1.
Điểm đặc biệt được khám phá trong trận chiến này là vũ khí của địch được trang bị tối tân, gồm đại liên có bánh xe kéo tay, thượng liên gắn đạn nồi, AK 47 tự động, và CKC (súng trường báng đỏ ) có gắn lưỡi lê gấp, dính liền với súng, và súng hỏa tiễn chống chiến xa B 40. Còn vũ khí trang bị của ta toàn là vũ khí cũ của thời Đệ Nhị Thế Chiến, như Đại liên M 30, Trung liên Bar, Thompson, Carbin M1, Garant M1 bán tự động (bắn phát một) súng phóng lựu mới M79. Súng AR15 (tiền thân của M.16), trước đó được trang bị để trắc nghiệm, sau đó đã bị thu hồi lại.
Tháng 5/ 1965, Trung đòan 32 CSBV (trước là TĐ 101) đã tiến sâu hơn vào nội địa Quân Khu 2, tính cắt trục tiếp tế giao thông trên Quốc lộ 19 trên đèo Mang Giang, nối liền Plei Ku và Quy Nhơn. TĐ 22 /BĐQ đã giao chiến và thu được một số súng tối tân của địch. Tháng 8 / 1965, địch lại công đồn, bao vây trại LLĐB Đức Cơ trên QL 19, sát biên giới Cao Miên. Hai Tiểu đoàn Nhảy dù được trực thăng vận giải vây xung quanh tra, nhưng địch đã rút qua biên giới. Trong trận này có Thiếu Tá Norman Schwarzkopf là Cố vấn cho Trung Tá Ngô Quang Trưởng chỉ huy Chiến đoàn Nhảy dù. Trong thời gian này Trung đòan 33 CSBV mới xâm nhập, và áp lực của địch càng gia tăng mạnh mẽ ở vùng rừng núi Cao Nguyên.
Một Chiến đoàn của ta được thành lập: Trung đòan (-) gồm Thiết Giáp M41, Thiết Vận Xa M113 dưới quyền chỉ huy của Trung Tá Nguyễn Trọng Luật và một chiến đoàn TQLC dưới quyền chỉ huy của Trung Tá Nguyễn Thành Yên và TĐ 21 / BĐQ với Đại Úy Nguyễn Văn Sách (khóa 9 Đặc Biệt Đà Lạt) làm Tiểu Đoàn Trưởng, là lực lượng tiếp cứu trại LLĐB Đức Cơ di chuyển bằng đường bộ trên QL 19.
Chiến thuật Công Đồn Đả viện lại được địch áp dụng, nhưng đã bị quân ta đánh bại và bị không quân của ta truy kích, địch quân đã rút bỏ chạy qua biên giới. Trên các Quốc lộ và trục giao thông chính như đường 14, 19, 21, đều bị cắt đứt và phá rối liên tục. Mọi tiếp tế bằng đường bộ trở nên khó khăn, phải chuyên chở, tiếp vận bằng phi cơ. Ý định của địch ngày càng hiện rõ, họ xử dụng chiến thuật "Vết dầu loang" , hay "Tầm ăn dâu","lấy rừng núi chế ngự đồng bằng", "lấy nông thôn bao vây thành thị", tiả dần, tỉa mòn lực lượng của ta và sau đó tiến công dứt điểm.
Ngày 19/ 10/ 1965 lúc 11:30 đêm, địch phát khởi trại LLĐB Plei Me, cách thành phố Plei Ku 40 Km về phía Nam.
1/ - Lực Lượng Địch:
Trung Đòan 32 CSBV với 3 Tiểu đoàn 344, 635 và 966 doThiếu tá Mã Văn Minh làm Trung Đoàn Trưởng.
Trung Đoàn 33 CSBV của Thượng Tá Nguyễn Hữu An chỉ huy tổng quát.
Một Tìểu Đoàn súng cối 60, 82, và 120 mm.
Một Tiểu Đoàn súng phòng không 12.7 mm
Một Tiểu Đoàn địa phương H. 15.
Trung Đoàn 66 CSBV, với 3 Tiểu đoàn 7, 8 và 9 do Trung Tá La Ngọc Châu đang xâm nhập trên đường mòn HCM và đụng độ với Tiểu Đòan 1 thuộc Lữ Đòan 7 của Sư Đòan 1st, Không Kỵ Hoa Kỳ tại chân rặng núi Chu Prong, trong thung lũng Ia Drang (tên con suối) ngày 14 , 15 và 16 tháng 11 năm 1965.
2/ - Lực Lương Bạn Cánh A:
- Trung Đòan 3 Thiết Giáp (-) gồm 12 chiến xa M41 và 8 thiết vận xa M113.
- Đại đội 1 và 2 thuộc Tiểu Đòan 21 BĐQ, vừa đi bộ mở đường thám sát, vừa tùng thiết (ngồi trên pháo tháp chiến xa M41 và trên nóc Thiết vận xa M113).
Lực Lượng Bạn Cánh B:
- Bộ Chỉ Huy TĐ 21/ BĐQ, Đại đội 3 và Đại đội 4 BĐQ đi theo sau cánh A khoảng 2 km trên trục lộ, với đoàn convoy chở đạn dược tiếp liệu, xăng dầu và nước uống, cùng tiểu đội công binh cùng 2 chiếc Thiết vận xa M113, 2 xe bọc sắt RM8 có gắn đại liên 30 ly bên hông xe và 2 khẩu pháo Howitzers 105 ly.
Lực Lượng Bạn Cánh C:
- Tiểu đòan 1 Bộ Binh, thuộc Trung Đòan 42 Biệt Lập tăng phái đến từ Kon tum và Tân Cảnh do Đại úy Mã văn Nông làm Tiểu đoàn trưởng.
Trừ bị:
- Tiểu đòan 22/ BĐQ do Đại úy Phạm văn Phúc làm Tiểu đoàn trưởng, nằm trừ bị tại phi trường Cù Hanh, Plei Ku, sẵn sàng tiếp ứng bằng Trực thăng vận.
B- BỐ TRÍ TRẬN LIỆT:
Lúc 11:30 đêm 19-10-1965, một tiểu đòan của Trung Đòan 33 CSBV, bao vây tấn công, dùng đặc công và pháo kích vào trại LLĐB Plei Me gồm 12 Cố vấn Hoa Kỳ, một tóan LLĐB/ VN và khoảng 400 dân sự chiến đấu Thượng, sống cùng với vợ con trong trại.
Địch đã bố trí các đại liên, phòng không và súng cối trên các ngọn đồi núi cao quanh trại.
Từ Plei Ku, trước khi chuyển quân, tôi thấy một máy bay khu trục Skyraider A1E của ta bị phòng không 12.7 ly của địch bắn trúng, phi công đã nhảy dù ra và cánh dù màu da cam bay lơ lửng trên bầu trời của trại LLĐB Plei Me.
Ta đã biết chắc là địch lại áp dụng chiến thuật Công Đồn cổ điển, để Đả Viện, nhưng quân ta không còn cách nào khác đành chấp nhận cuộc chơi do phe kia lựa chọn chiến trường.
Một Chiến đoàn cứu viện của QĐ 2/ QK II, dưới quyền Tư lệnh của Chuẩn Tướng Vĩnh Lộc được thành lập, gồm Trung đòan Kỵ binh (-) với một Chi đoàn M41 thiết giáp 12 chiếc, một Chi đòan (-) Thiết vận xa M113 gồm 8 chiếc dưới quyền chỉ huy tổng quát của Trung Tá Kỵ binh Nguyễn Trọng Luật (thăng cấp sau trận Đức Cơ tháng 8/1965) Chiến đòan được tăng phái Tiểu Đòan 21 BĐQ và Tiểu Đoàn 1 / 42 Bộ Binh biệt lập và tăng cường 2 khẩu pháo binh 105 ly di chuyển theo đoàn quân.
Đơn vị Thiết giáp và Tiểu Đoàn 21 BĐQ được tập trung tại Phù Mỹ, giao điểm của QL 14 và Tỉnh lộ 6C trong 2 ngày để gom các đơn vị trực thuộc, tiếp vận, pháo binh và chờ Tiểu Đoàn 1/42 Bộ Binh từ Dak To và Tân Cảnh tới.
Địch quân đã nghiên cứu kỹ lưỡng đoạn đường này từ nhiều tuần lễ trước khi khởi sự trận đánh, và khúc đường được lựa chọn để mai phục đoàn quân tiếp viện của ta khi địa thế con đường bị bẻ ngoặt, giống như ở chỗ khúc khuỷ tay (góc cạnh 60 độ) là nơi chặn đầu đoàn quân với các hầm hố , công sự chiến đấu được ngụy trang kín đáo. Một lực lượng khác do Tiểu Đòan 344 CSBV , khoảng 400 người sẽ khoá chặt khúc đuôi của đoàn quân ta, và cùng lúc một lực lượng xung kích của địch bố trí trên các cao địa (20 - 30 m), dùng vận động chiến, với hỏa lực hùng hậu cuả dàn súng chống chiến xa B40, súng cộng đồng SKZ 57, cùng sơn pháo 75 ly và đồng loạt Tiểu liên tự động AK47, từ các hầm hố ngụy trang xung phong, tràn ngập và tiêu diệt lực lượng chính của ta.
Địch với 2 Tiểu đòan thuộc Trung đòan 33 và 2 Tiểu đòan thuộc Trung đoàn 32 làm nỗ lực chính để Đả Viện. Ngoài ra thêm một Tiểu đoàn thuộc Trung đoàn 32 làm lực lượng trừ bị.
Đoàn BĐQ đi đầu do Trung Úy Vòng Lập Dzếnh, người Nùng làm Đại Đội Trưởng với Thiếu Úy Huỳnh Kim Tắc, Khoá 19 Đà Lạt, Trung Đội Trưởng/ Trung đội 1/ Đại đội 1/ TĐ21 BĐQ đang ngồi trên Thiết giáp M41 đã nhanh nhẹn xuống xe hạ chiến, và anh đã chỉ huy toàn Trung đội phản công dữ dội. Cộng vào đó hỏa lực cơ hữu của các Đại liên 50 ly từ các Thiết vận xa M113 và đạn chày chống biển người từ các Thiết giáp M41 đã đẩy bật lại sự tiến công và tràn ngập của kẻ địch. Cùng lúc đó Thiếu Úy Ngô Hoàng Gia, Khóa 14 Thủ Đức, Trung Đội Trưởng/ Trung Đội 2/ Đại đội 1/ TĐ 21 BĐQ đang di chuyển bộ trên hai bên đường cũng bị địch với quân số đông gấp bội, nhào ra từ những hầm hố ngụy trang bên cánh phải nhằm tiêu diệt gọn phe ta. Như Triệu Tử Long của Tam Quốc Chí, Thiếu Úy Gia đã cùng Trung đội 2 xung phong tiến lên cận chiến, quyết không cho địch chiếm phần chủ động chiến trường. Đại Đội 2 BĐQ với Trung Úy Võ Vàng khóa 17 Đà Lạt, làm Đại Đội Trưởng và Thiếu Úy Trần Quốc Cảnh, Khóa 19 Đà Lạt Trung Đội Trưởng, tùng thiết M41 đi kế tiếp hàng dọc trên đường đất độc đạo tiến vào Plei Me. Địch quân, với địa thế đồi cao, đã xông ra như thác đổ từ bên cánh trái đòan quân của Đại Đội 2 BĐQ. Ngay lập tức, các chiến sĩ BĐQ đã hạ chiến và phản công quyết liệt, không cho địch quân xung phong tiếp cận các Thiết giáp và Thiết vận xa, cùng lúc đó hỏa lực của các khẩu đại liên 50 ly trên M113 và M41 đã đồng lọat khai hỏa đẩy bật các đợt tấn công liên tục của địch từ trên các đỉnh đồi và các hầm hố ngụy trang dọc con đường tiến quân. Địch đã dùng chiến thuật "biển người " hay lấy thịt đè người, nhằm chủ động và thanh toán chiến trừơng. Đạn tổ ong từ pháo tháp 76 ly của Thiết giáp M41 đã quật ngã hàng lọat và phá huỷ những hầm hố, công sự chiến đấu kiên cố của địch. Lực lượng BĐQ và Thiết Giáp của cánh A đã bẻ gãy âm mưu Đả viện của Tiểu đòan 635/ Trung đoàn 32 CSBV.
Lực lượng cánh B đi phía sau, trên đường được chỉ huy bởi Thiếu tá Lê văn Tui/ Trung đòan phó Thiết giáp và Đại uý Nguyễn văn Sách, TĐT/ TĐ 21/ BĐQ, và Trung úy Nguyễn văn Huân, TĐP cùng Đại đội 4 do Trung úy Nguyễn Thành Banh, Khóa 16 Đà Lạt làm ĐĐT và Trung úy Nguyễn văn Chính, Xử Lý Thường Vụ ĐĐ 3 đi sau cùng, (thay cho Trung úy Nguyễn văn Tốt đang đi học). Bộ Chỉ Huy Tiểu đòan đã chống trả thật mãnh liệt, sau đó lui xuống cuối đoàn xe để bảo tòan lực lượng, bố trí phòng thủ qua đêm tại một Ấp Chiến Lược với những hầm hố và công sự chiến đấu đã bỏ hoang gần đó, phía sau nơi phục kích 1 km. Quân ta đã đẩy lui nhiều đợt tấn công dữ dội của Tiểu đòan 344 và 966/ Trung đòan 32 CSBV. Trong đêm tối, nhờ máy bay Dakota C47 của Không Quân VNCH thả chiếu sáng liên tục trên bầu trời quanh đồn Ấp Chiến Lược, nên rất rõ ta và địch. Cho đến gần sáng, địch "Chém Vè", rút lui. Kiểm điểm cánh B bị thiệt hại khỏang 2/3 số xe cộ trong đòan tiếp tế bị cháy và phá hủy bởi B40, SKZ 57, Sơn pháo 75 ly, ngay từ những lúc khởi đầu trận đánh của cánh B. Ngay từ lúc đầu, cuộc tiến quân rất chậm vì Trung đội của Thiếu úy Ngô Hoàng Gia phải đi bộ để lục sóat hai bên đường và lực lượng cánh B đi bộ phía sau có nhiệm vụ bảo vệ đòan xe xăng, dầu, đạn dược, tiếp liệu của đoàn quân và kéo theo sau 2 khẩu pháo binh 105 mm...
* Thiếu úy Trần Quốc Cảnh đã kể lại như sau:
Khoảng 3 giờ chiều, lực lượng tiền đạo cánh A từ trên một đồi cao đi xuống thung lũng (lòng chảo hay hình dáng chiếc yên ngựa), để tiến lên một cao đỉnh phía trước thì bị lực lượng chặn đầu của địch dùng vũ khí cộng đồng và cá nhân bắn xối xả. Quân ta đã lọt vào thế bị động, tiến không được và lùi cũng không xong, mà dàn quân sang phải, trái thì bị rừng cây ngăn trở. Địch từ những hầm hố cố định dùng vận động chiến tìm cách tiến sát quân ta, nhưng bị hỏa lực của Thiết giáp dùng đạn chầy, chống biển người và đại liên 50 cùng BĐQ đã hạ chiến càn quét. Địch đã bị ngăn chặn không thể tiến sát để tràn ngập quân ta... Trong lúc giao tranh, trời còn sáng, tôi nhìn lại đòan quân trên đồi cao phía sau, thấy những đám khói đen bốc cao, tiếng súng nhỏ phía sau ít nghe thấy có lẽ khoảng cách khá xa (2 km), và đang ở dưới thung lũng thấp, và đạn đại bác và đại liên nổ ròn rã sát bên. Sau đó, trời bắt đầu xập tối và tôi cảm thấy nếu cứ nằm dọc theo đường đất một hàng dọc như vậy suốt đêm thì quá nguy hiểm vì không có phòng thủ diện địa chiều sâu. Hơn nữa, nếu địch tiến sát, trộn trấu, không thể phân biệt được ai là bạn, địch, và quân ta dễ bắn lầm quân ta, hoặc địch không bắn (vì tiếng nổ của AK47 ròn vang, khác với tiếng nổ lẹt đẹt của Carbin M1 của ta), chỉ tung lựu đạn thì biết địch ở đâu mà phản ứng. Thật là "Tiến Thối Lưỡng Nan"....
* Thiếu úy Ngô Hòang Gia đã kể lại như sau:
Trong lúc đầu, khi mới vừa bị phục kích, Trung đội 2/ ĐĐ 1/ TĐ 21 BĐQ do Thiếu úy Ngô Hoàng Gia đã anh dũng dàn hàng ngang, xung phong thẳng vào cận chiến với địch. Mỗi chiến sĩ BĐQ, kể cả hiệu thính viên là một chiến sĩ trên hàng đầu mặt trận. Cuộc cận chiến chỉ kéo dài khoảng hơn một tiếng đồng hồ thì bóng tối đã ngả xuống, cản trở tầm nhìn xa và sự nhận xét tổng quát xung quanh. Trung đội 2 tiếp tục duy trì đội hình cho đến gần khuya thì lần lượt tập họp thành từng nhóm nhỏ, dựa vào nhau hoặc những cây lớn để bảo vệ lẫn nhau. Đến khi trời sáng, kiểm điểm lại Trung đội, Thiếu úy Ngô Hòang Gia nhận thấy chỉ có 2 chiến sĩ đã hy sinh và 3 chiến sĩ bị thương.
Tại Đại đội 2 BĐQ, Thiếu úy Trần Quốc Cảnh tìm cách liên lạc với ĐĐT Võ Vàng và các Trung đội bạn để tập họp, nhưng mọi cố gắng đều không thực hiện được vì đêm tối biết đâu mà tìm. Vả lại, nhiệm vụ chính là phải bảo vệ cận phòng cho chiến xa mà mình tùng thiết. Phản ứng cấp thời khiến tôi đi kiếm một sĩ quan Thiết giáp gần nhất, sau đó gặp một Chuẩn úy tên Tuyển trắng trẻo, to con, đẹp trai và bàn với nhau gom được 6 chiếc thiết giáp M41 tiến lên sườn đồi bên cánh trái của trục tiến quân, làm chu vi phòng thủ qua đêm, vói 23 chiến sĩ BĐQ mà tôi gom lại được. Các bụi cây rậm rạp xung quanh được thiết giáp cán xẹp hết để làm vị trí đóng quân, khai quang xạ trường và để cho địch khỏi tiến sát vị trí phòng thủ. Sau khi thiết giáp bố trí vòng tròn xong, các chiến sĩ BĐQ đã đào hố phòng thủ giữa khỏang cách của 2 chiến xa để ngăn chặn không cho địch tràn lọt vào khỏang trống. Mọi người đều ngồi trong hố suốt đêm, hướng súng ra ngoài, sẵn sàng nổ súng nếu phát hiện bất cứ ai di chuyển và gây tiếng động bên ngoài, do đạp hay đụng phải cây cối gẫy đổ xung quanh. Trong đêm, bất ngờ nghe tiếng người di chuyển, một chiến sĩ thiết giáp gác giặc trên pháo tháp la vừa đủ nghe: "Ai ..." Yên lặng ...."Ai ..." nữa.
Địch có lẽ đang dưới đường đất tiến lên trên đồi do quân ta phòng thủ. Tôi ngồi dưới hố chung với hiệu thính viên mang máy truyền tin PRC-10, giận điên người vì sự thiếu kinh nghiệm của người lính thiết giáp.
Giữa đêm tối im lặng, tôi la lên thật lớn, nhiều lần: "Bắn đi...", "Bắn đi...." Mà người lính đó vẫn không bắn. Tiếp theo đó tôi nghe tiếng quân địch la to: "Lực lượng mạnh ..." , sau đó B40 hoặc B41 nổ rền khắp nơi, cùng tiểu liên AK47 và thượng liên nổ ròn tứ phía. Lúc đó, đại liên 50 của ta mới khai hỏa và 6 chiếc thiết giáp M41 nổ máy di chuyển xịch tới, xịch lui để tránh đạn chống chiến xa. BĐQ chúng tôi đang ngồi dưới hố giao chiến, không sợ bị địch bắn, mà chỉ sợ thiết giáp phe ta đè nát , do đó tất cả đều nhảy lên khỏi hố cá nhân , di chuyển tiến và lùi theo sự di chuyển của thiết giáp. Sau lúc giao tranh, mặt trận trở lại yên tĩnh, chúng tôi lại nhảy xuống hố phòng thủ như cũ, sẵn sàng ứng chiến.... Một lúc sau, tôi đang ngồi trong hố với hiệu thính viên, vô tình quay ra sau lưng, nhìn vào bên trong chu vi phòng thủ, thấy một bóng đen mờ mờ (vì ngồi dưới hố nhìn lên trời, cây cối và bụi rậm đã khai quang hồi chiều) đang lần mò đi sau lưng chiếc thiết giáp kế bên... Đúng là: "Số mày Bà dắt " hoặc linh tính đã khiến tôi hỏi nhỏ cho hắn đủ nghe: " Ai...? ". Hắn trả lời: " Bộ binh " , có lẽ đó là mật khẩu của địch để nhận nhau trong đêm tối. Tôi nhớ lại, có một tiểu đoàn Bộ Binh , thuộc Trung đoàn 42 Biệt lập đi hành quân chung, có lẽ đi cánh nào khác mà suốt cuộc hành quân tôi chưa bao giờ thấy lính Bộ Binh của đơn vị đó. Tôi nghĩ có lẽ đơn vị hắn bị đánh, và chạy lạc sang cánh BĐQ chăng? Tôi nói với hắn: "Đây là BĐQ, Không phải Bộ Binh, đi chỗ khác chơi...!!! Hắn vội trả lời: "Dạ , dạ..." và đi ngược lại vào trong chu vi phòng thủ.
Tôi chợt nghĩ đêm tối thế này làm sao hắn kiếm được đơn vị Bộ Binh của hắn. Tôi bèn nói: "Đêm tối làm sao mà về đơn vị được,thôi nằm sau lưng tôi, sáng đi kiếm sau". Hắn: "Dạ , dạ..." và nằm xuống sau lưng tôi. Tôi vẫn ở dưới hố, chong súng ra ngoài. Đơn vị BĐQ thời đó được trang bị súng cá nhân Carbin M1 bán tự động (bắn phát một). Tôi ngoại giao với LLĐB / VN xin được báng súng gấp và bộ máy cò bắn tự động, trong khi đó Dân sự chiến đấu Thượng đã được trang bị Carbin M2 tự động (thấy mà tủi thân, mặc dù BĐQ là lực lượng trừ bị và ưu tú của Quân đoàn.) Té ra trong lúc xung phong, tên địch đã chạy lọt vào trong chu vi phòng thủ của quân ta và lúng túng kẹt lại, trong lúc đồng bọn đã tẩu tán hết. Đã rờ rẫm thiết giáp, và nay lại biết rõ là BĐQ , muốn thoát ra khỏang trống giữa hai thiết giáp lại đụng quân ta ở giữa . Có lẽ hắn đã " Hồn xiêu , phách lạc " , sợ qúa nên thần kinh trở thành tê liệt, lò mò đi tìm lối thoát. Tôi chợt quay lại phía sau, đã thấy hắn nằm kế bên, nay lại thấy hắn đứng lên bỏ đi. Do linh tính, tôi bước ra khỏi hố, tay trái cầm thân súng Carbin báng gấp, tay phải nắm vào lưng quần hắn, trên hai bàn tay hắn ." Trời ơi , lưu đạn chầy!!!!" . Tôi chết sững như Từ Hải chết đứng, tay phải vẫn nắm chặt 2 bàn tay hắn trên lưng quần. Hắn đang tháo lựu đạn chầy ra, nhưng có lẽ run qúa nên chưa tháo kịp. Tôi hoàn hồn trở lại, tay trái cầm thân súng Carbin kéo ra phía sau vì sợ hắn giật cây súng, dọa hắ : " Mày mà động đậy là tao bắn". Tôi rất muốn lùi tay ra sau về chỗ lẩy cò và cho hắn về thăm ông bà, nhưng làm sao buông dần thân súng để lùi tay được. Ngoài ra khóa an toàn chưa mở thì cũng vô ích. Tên hiệu thính viên cùng chung dưới hố phòng thủ với tôi cũng không biết gì hết. Tôi gọi nhỏ tên hắn, hắn bước ra khỏi hố và tôi nói với hắn: "Tên này là VC, trói hắn lại". Hắn lúng túng mãi mới kiếm ra giây trói 2 cánh tay tên địch ra sau lưng và trói chân, đặt nằm sau lưng và cạnh phía sau thiết giáp. Lúc đó, tôi trở thành lính gác giặc bên ngoài và gác tên tù binh bên trong. Chỉ có tôi và hiệu thính viên biết việc này và tôi không nói cho ai biết hết, vì không biết trận chiến còn tiếp diễn ra sao, nếu nói ra làm mọi người hốt hoảng thêm, không ích lợi gì . Tờ mờ sáng, mặt trời chưa mọc, sương mù còn nhiều, một chiến sĩ BĐQ của tôi đi tới, có lẽ kiếm tôi và tôi chỉ tên VC bị trói nằm đó. Hắn nhảy lùi lại, la hoảng lên: "Giết hắn đi". Tôi chỉ phì cười. Sau đó tôi gọi Chuẩn úy Tuyển của thiết giáp chui từ trên pháo tháp M41 đi xuống và chỉ cho hắn tên VC nằm sát cạnh thiết giáp. Hắn giật bắn người và la hoảng lên: " Giết hắn đi ..." vì tên địch nằm kế bên cả đêm mà thiết giáp không biết gì hết.
Lúc đầu tên tù binh rất sợ sệt vì ai cũng đòi giết, nhưng sau thấy tôi đối xử tử tế, cho ăn, uống, hút thuốc (mặc dầu tay vẫn bị trói),thăm hỏi tình hình, quê quán.. Tôi còn nhớ tên hắn là Trung và mặt mày hắn tươi tắn, sáng rỡ, cười nói thành thật những gì tôi hỏi vì biết chắc là thoát chết. Sau đó hắn xin nới lỏng dây trói, xin tháo dây trói và hứa sẽ không bao giờ bỏ chạy. Thấy hắn hiền lành và tội nghiệp, tôi cho thaó dây trói chân. Cũng may cho tôi là súng của hắn đã bị mất trong lúc giao tranh, nếu không thì mạng của tôi cũng nguy rồi, đâu còn dịp kể lại kỷ niệm này cho các bạn nghe ... Sáng hôm đó, tôi cho lính lục soát xung quanh thâu lượm súng của ta và địch gom thành bó và báo cho M113 tới chở đi cùng tù binh, vì trên lại có lệnh tiến quân. Súng ống tịch thu qúa nặng làm sao mà khiêng vác nổi trên đường hành quân.
Cùng lúc đó, có một chuyện vừa đau thương và vừa tức cười là có một số chiến sĩ BĐQ của tôi bị tử thương, tôi ra lệnh cho một binh sĩ dưới quyền lấy poncho (áo mưa, làm lều, bọc xác) gói bọc xác các đồng đội tử thương lại. Có lẽ lính mới, nên không dám rờ tử thi. Tôi quắc mắt, làm nghiêm ra lệnh: "Hắn có đánh , có cắn mày đâu mà mày sợ cái gì chớ? Mày mà không lo cho bạn bè, đồng đội thì tới lượt mày, không ai lo cho mày đâu .." Nghe nói vậy, hắn sợ cho bản thân, đi làm ngay lập tức. Tôi thấy vậy cười thầm trong bụng, nhưng lòng đầy xót xa... Lính BĐQ sống mạnh, sống hùng nhưng không sống lâu. Đạn tránh người chứ người làm sao tránh được đạn. Người ta ai cũng chết, không chết trước thì chết sau cũng thế thôi, nhưng sống, chết có ý nghĩa và được mọi người thương mến thì mới là trọn vẹn.
Ngay buổi chiều gần tối, trong ngày đầu giao tranh, một đoàn trực thăng UH1B của 1 st CAV chở Tiểu đoàn 22/ BĐQ do Đại úy Phạm văn Phúc làm Tiểu đoàn trưởng bay thấp sát ngọn cây tăng viện bên cánh trái, 2 Km phía Nam hướng tiến quân của TĐ 21 BĐQ và Thiết giáp. (bên hướng rặng núi Chu Ho). Vì trời tối TĐ 22/ BĐQ đã án binh bất động, phòng thủ qua đêm, tuy có nghe tiếng quân CSBV di chuyển, nhưng không giao chiến với quân địch vì tầm tác xạ qúa xa, nên chỉ gọi pháo binh bắn tập trung vào những điểm có hướng địch di chuyển. Cánh B di chuyển cùng đoàn convoy tiếp liệu đã bị thiệt hại nặng vì địch phục kích và vận động chiến nhiều đợt với quân số đông gấp bội. Địch đã tràn ra như thác lũ, trong khi quân ta di chuyển trên đường trải dài ra mấy cây số với 2 cây đại bác 105 mm và đoàn quân xa tiếp vận (Xăng, dầu cho chiến xa, đạn dược, thực phẩm, nước uống...) Hai khẩu đại bác và đoàn quân xa hoàn toàn bị phá huỷ, địch đã làm chủ và thanh toán chiến trường trong đêm tối. Bộ chỉ huy Tiểu đoàn 21BĐQ với Đại đội 3 và 4 còn lại lùi dần về phía sau 1 Km và phòng thủ qua đêm tại một Ấp Chiến Lược của ta đã bỏ hoang từ trước. Tại cánh A, địch và ta đánh trộn trấu, không thể phân biệt được đâu là bạn, đâu là thù, súng cá nhân và lựu đạn gần như không sử dụng được vì dễ bắn lầm bạn, làm lộ vị trí, nên chỉ rờ quân phục của nhau và xử dụng lưỡi lê đánh cận chiến trong đêm tối...
Cho đến lúc gần sáng, bộ phận còn sống sót của 3 tiểu đoàn 344, 635, và 966 của Trung đoàn 32 CSBV đã rời bỏ chiến trường, kéo rút về căn cứ đóng tại rặng núi Chu Prong, sát gần biên giới Cam Pu Chia. Một số bị thương nặng đã đựơc khiêng, vác đến một bệnh viện dã chiến, với một vài nhà thấp làm bằng cây rừng và rơm rạ sơ sài chỉ cách trại LLĐB Plei Me khoảng 15 Km theo đường chim bay về hướng Tây Nam. Bệnh viện dã chiến này, sau đó đã bị sư đoàn Không Kỵ 1 st CAV Hoa kỳ tình cờ tìm ra và phá hủy, khi họ dò theo những đám tàn quân rải rác, theo đường rút lui thấy từ trên phi cơ. Đến sáng ngày 25-10-1965, sau khi đã thu dọn chiến trường và tải thương, Tiểu đoàn 21 BĐQ và lực lượng Thiết giáp, Thiết vận xa đã tiếp tục tiến về hướng trại Plei Me, giải tỏa xung quanh, chấm dứt sự vây hãm "Công đồn" của quân CSBV Giai đọan I kể như thành công và chấm dứt. Trên lộ trình rút quân trở lại Plei Ku, chúng tôi được một đơn vị nhỏ của TQLC bảo vệ an ninh trục lộ. Một kỷ niệm nhỏ khác là trong máy truyền tin PRC 10 của tôi có tiếng nói lanh lảnh, sắc bén, chanh chua, đanh đá của một cô gái Bắc Kỳ thuộc Mặt trận B3 (Mật khu, Bộ chỉ huy) kêu ra rả: " ơn Tây gọi Đồng Đăng, trả lời". Danh hiệu truyền tin toàn những địa danh miền Bắc. Nghe mãi điếc cả con ráy. Máu tiếu lâm của tôi lại nổi lên, hơn nữa cũng muốn cô ta ra khỏi tần số nội bộ của tôi, bèn nói với cô: "Đồng Đăng nó chết đã lâu rồi, thôi đừng gọi hắn nữa, nghe hoài .., khổ lắm..., nói mãi..." Tôi nghĩ cô ta nghe như vậy cũng phải phì cười, nhưng lệnh là lệnh, cô ta vẫn kêu ra rả như chim cuốc kêu mùa hè. Tài liệu bắt được của địch, khai thác tù binh và sau khi chiến tranh VN chấm dứt, Trung Tá Harold Moore đã đi gặp Tướng Võ Nguyên Giáp, Chu Huy Mân và Nguyễn Hữu An để thâu thập tài liệu trận chiến để viết cuốn hồi ký "We were soldiers once,... and young" được biết Trung đoàn 33 bị tổn thất 40 % , trong đó có 2 trong 3 Tiểu đoàn trưởng bị tử thương. Một Tiểu đoàn thuộc Trung đoàn 33 bao vây căn cứ Plei Me chỉ còn lại khoảng một Đại đội. Tất cả 18 khẩu vũ khí phòng không 12.7 mm và 11 khẩu súng cối của tiểu đoàn súng nặng đều bị hủy diệt. Riêng Trung đoàn 32 bị thiệt hại nặng nề khi giao tranh với Tiểu đoàn 1, Lữ đoàn 7, thuộc Sư đoàn 1 Không Kỵ Hoa Kỳ trong giai đọan II của chiến dịch và sau đó đụng độ với Nhảy dù VN dưới quyền chỉ huy của Trung tá Ngô Quang Trưởng, và Thiếu tá cố vấn Norman Schwarzkoff. Trung đoàn 32 đã bị thiệt hại nặng nề và tháo chạy qua biên giới Cam Pu Chia,
PHẦN KẾT:
Mặc dù quân số của địch đông hơn, chủ động trong trận Đả viện, ưu thế về vũ khí tối tân hơn, địa thế thuận lợi để phục kích đoàn xe, nhưng quân ta vẫn hoàn thành nhiệm vụ là giải vây cho tiền đồn Plei Me, bẻ gãy kế hoạch cắt đôi Cao nguyên của kẻ địch.
Do cuốn sách và phim ảnh " We were soldiers ...and young " của Tướng Horold Moore về trận chiến ở thung lũng Ia Drang của Tiểu đòan 1, Lữ đoàn 7 thuộc Sư đoàn 1 Không Kỵ Hoa Kỳ và một số tài liệu viết rất mơ hồ và quá tổng quát về trận đánh Công Đồn Đả Viện Plei Me giữa QLVNCH và lực lượng CSBV mới xâm nhập. Rút tỉa kinh nghiệm chiến trường trong năm 1965, ta có thể suy đoán được mục tiêu chiến lược của CSBV là cắt đôi Miền Nam ra làm hai, tạo sự khủng hoảng, rối loạn. Để đạt mục tiêu trên, CSBV đã áp dụng chiến thuật chủ yếu "Công Đồn - Đả Viện" để tiêu diệt hoặc gây thiệt hại nặng cho lực lượng xung kích, tổng trừ bị như Nhảy dù, TQLC và BĐQ của ta, giống như đánh rắn phải đập khúc đầu trước, còn phần thân và đuôi sẽ tự động tan rã. 39 năm sau trận chiến Plei Me mà tôi đã được tham dự và 29 năm sau tháng Tư đen, thực tâm tôi muốn quên đi những di lụy đau buồn của cuộc chiến ủy nhiệm và vì " Nhất Tướng công thành vạn cốt khô". Nhưng người em trai của tôi cứ thúc dục để xác minh những thiếu sót và để các thế hệ sau hiểu rõ thêm một khía cạnh của cuộc chiến "Huynh Đệ tương tàn" , nên tôi xin phép được góp vài lời sơ, ý thiển vậy.
Trần Quốc Cảnh Trần Đức Hợp
(phối hợp)