Kinh Đời
Trần Đại Quang và Tô Lâm tới đây sẽ là người quyết định cục diện chính trường VN
Ông Quang muốn có sức mạnh để can thiệp vào chính trường lúc này, lại cần đến Tô Lâm và bộ máy công an. Những khúc mắc giữa ông Quang và Tô Lâm đã được khuấy sâu thêm bởi bàn tay Trọng.
Hậu Trịnh Xuân Thanh.
Ông Quang muốn có sức mạnh để can thiệp vào chính trường lúc này, lại
cần đến Tô Lâm và bộ máy công an. Những khúc mắc giữa ông Quang và Tô
Lâm đã được khuấy sâu thêm bởi bàn tay Trọng. Cuộc thương thảo giữa
Quang và Tô Lâm sẽ quyết định cục diện chính trường Việt Nam hiện nay ổn
định hay rối bời.
Những kế hoạch của Nguyễn Phú Trọng thâu tóm quyền lực qua việc xử lý
Trịnh Xuân Thanh đã bị đổ bể. Trịnh Xuân Thanh biến mất, dù anh ta ở
Việt Nam hay ở đâu đó trên thế giới này thì việc đưa anh ta trở lại kịch
bản ban đầu của Trọng là điều không thể.
Mục đích của Trọng bây giờ ngày một rõ ràng hơn, đó là hướng đến ba mục
tiêu Vũ Huy Hoàng, Đinh La Thăng và Nguyễn Tấn Dũng. Dưới chiêu bài đánh
tham nhũng Trọng từng bước thực hiện kế hoạch xử lý ổ nhóm này. Ít
nhiều thì lợi dụng được tâm lý bức xúc của người dân với tham nhũng, qua
những tay bồi bút của mình định hướng. Trọng đã khá thành công.
Hãy nhìn rộng hơn một chút, có thể thấy từ khi đại hội đảng 12 hoàn tất
với quyền lực nằm trọn về tay phe Nguyễn Phú Trọng , những ý kiến hay
những luồng tư tưởng phản đối Trung Quốc ngày một yếu đi. Trái lại sự
tẩy chay và thoá mạ Hoa Kỳ lại tăng lên.
Bộ đàn em mới của Trọng là Nguyễn Xuân Phúc Thủ tướng, Ngô Xuân Lịch Bộ
trưởng Quốc phòng thay nhau đến thăm Trung Quốc trong thời gian rất gần
nhau. Phía Trung Quốc đã đón tiếp nồng hậu như đón đưa con hoang quay
đầu trở lại.
Trong khi đó, ngoài khía cạnh tham nhũng mà Trọng đang kết án ra, chúng
ta cũng cần phải nhìn tới khía cạnh khác ở nhóm Nguyễn Tấn Dũng, Vũ Huy
Hoàng, Đinh La Thăng có thái độ không hướng về Trung Quốc nhiều như nhóm
Trọng. Đã thế nhóm này còn bày tỏ ý định muốn quan hệ sâu và rộng thêm
nưã với Hoa Kỳ.
Nguyễn Tấn Dũng và Vũ Huy Hoàng đã đặt nhiều sức lực để thiết lập Việt
Nam tham gia TPP, gần như 90 % con đường Việt Nam đi đến TPP đã được
hoàn tất. Trước khi giã từ nhiệm kỳ, Nguyễn Tấn Dũng đã dành phần lớn
thời gian trong buổi họp để nói về hiệp định này do Vũ Huy Hoàng đại
diện Việt Nam ký kết.
Nhưng sau khi cả hai người này rời chính trường, bộ sậu mới của Trọng
nên không hề đả động đến TPP và còn có ý định trì hoãn việc quốc hội
thông qua. Mặt khác bộ sậu Trọng liên tiếp đi sang Trung Quốc để cam kết
và ký kết nhiều hiệp ước với cường độ rất lớn.
Đinh La Thăng bí thư thành phố HCM, đây là nơi mà do tính chất của lịch
sử, người dân có thiện cảm với Hoa Kỳ rất nhiều. Một người như Đinh La
Thăng ở một nơi như thế chắc chắn không phải là mong muốn của người cộng
sản Trung Quốc.
Sau sự biến mất của Trịnh Xuân Thanh, Nguyễn Phú Trọng nhận thấy tình
hình bất lợi cho uy tín của mình, điều đó sẽ khiến công cuộc thanh trừng
Đinh La Thăng ảnh hưởng nếu kéo dài. Trọng quyết định tăng tốc, bứt phá
gấp để đạt được mục đích đề ra, rút ngắn thời hạn tiêu diệt Đinh La
Thăng. Trọng đã cho báo chí, bồi bút tung những bài ám chỉ những sai
phạm của Thăng và đồng thời cho bắt khẩn cấp một nhóm đàn em của Thăng
thuộc nhóm dầu khí mà trước kia Thăng phụ trách.
Các mũi tấn công của Trọng bắt đầu nhắm đến Thăng.
Đinh La Thăng khác với Nguyễn Tấn Dũng ở chỗ, Thăng chỉ có hai đứa con
gái và cả hai đều không hứa hẹn gì sự nghiệp chính trị theo đảng CS. Nếu
Nguyễn Tấn Dũng có điểm yếu là ba đứa con của mình để Trọng lợi dụng
làm sức ép, khiến Dũng phải nhũn như con chi chi rời cuộc chơi. Thì Đinh
La Thăng hoàn toàn không có nhiều cái để mất như vậy.
Không có dấu hiệu nào cho thấy Trọng sẽ khoan nhượng với Thăng. Thắng
lợi trước Nguyễn Tấn Dũng ở đại hội 12 được Trọng tô vẽ thành ánh hào
quang cho mình, lúc này Trọng không thể nào để ánh hào quang đó lu mờ.
Đến quyền nghiêng thiên hạ như Dũng mà Trọng còn hạ bệ được, thì việc
không hạ được Đinh La Thăng sẽ là nỗi nhục nhã khiến ánh hào quang cá
nhân Trọng vẽ ra cho mình bị tắt hẳn chứ không chỉ là lu mờ. Nhất là sau
vụ Trịnh Xuân Thanh thì Trọng chỉ còn nước điên cuồng, gấp rút thực
hiện cuộc tảo thanh này để cứu vãn uy tín và không để đối thủ thiết lập
được thế trận phòng ngự.
Nếu Đinh La Thăng thụ động đối phó tủn mủn với những cuộc tấn công của
Trọng. Kết thúc của Thăng bi thảm là điều nhìn thấy trước.
Nhưng nếu Thăng chấp nhận cuộc đối diện này, Thăng cần phải buộc Nguyễn
Tấn Dũng ra mặt giúp đỡ, hiệu triệu những tay chân, đàn em cũ để làm
cuộc chiến một mất một còn với Trọng. Những đàn em của Dũng còn rất
nhiều, Dũng không thể chọn cách như Võ Nguyễn Giáp đã từng trọn là sống
yên đời mình, để mặc đàn em bị đối thủ thịt dần. Lúc này không hiệu
triệu, để lâu tất cả sẽ thành quá muộn.
Việc dẫn độ Thanh từ nước ngoài trở về không hề dễ dàng, thậm chí là
không tưởng. Nhưng cứ đặt trường hợp dẫn độ được Thanh về thì thời gian
thủ tục tranh luận với nước sở tại phải mất đến hàng năm. Trọng không có
thời gian để chờ đợi điều này, trong khi cuộc tấn công Thăng đòi hỏi
phải gấp rút từng ngày.
Trường hợp nhóm Thăng, Dũng, Hoàng quyết định chiến đấu chống lại Trọng.
Có thể kịch bản sẽ đi đến hoà hoãn, thoả hiệp để giữ vững ổn định cho
đảng. Các nhóm trung dung khác sẽ chọn giải pháp này gây sức ép cho hai
bên ngồi vào bàn đàm phán. Nếu đàm phán không đi đến hoà hoãn, sẽ xảy ra
một cuộc họp bất thường của trung ương. Một TBT khác ôn hoà được nhiều
bên chấp nhận sẽ lên thay thế Trọng. Vị TBT mới này không nghiêng về
Trung Quốc hay Hoa Kỳ, ở thế trung dung ông ta điều khiển đảng CSVN đi
tiếp vài năm nữa đến đai hội 13.
Cho đến nay thì ứng cử viên cho chức TBT là các ông Trần Đại Quang,
Nguyễn Xuân Phúc, Đinh Thế Huynh. Hai ông Phúc, Huynh đều bộc lộ sự thân
Tầu rõ rệt, ở ông Huynh là bản chất còn ở ông Phúc là tính cơ hội tuỳ
theo gió ở đâu nghiêng theo đấy. Còn ông Trần Đại Quang dường như đứng
xa cuộc thanh trừng của Trọng Lú cũng như những mối quan hệ đậm đà với
Trung Quốc.
Nguyễn Phú Trọng cũng giăng lưới cản đường Quang khi ra quyết định tính
tuổi của cán bộ theo lý lịch hồ sơ đảng. Bởi vì thế những người cần hành
động gấp bây giờ không chỉ là Trọng và Thăng, Dũng , Hoàng...mà còn có
thêm cả Trần Đại Quang.
Ông Quang muốn có sức mạnh để can thiệp vào chính trường lúc này, lại
cần đến Tô Lâm và bộ máy công an. Những khúc mắc giữa ông Quang và Tô
Lâm đã được khuấy sâu thêm bởi bàn tay Trọng. Cuộc thương thảo giữa
Quang và Tô Lâm sẽ quyết định cục diện chính trường Việt Nam hiện nay ổn
định hay rối bời.
Những tiếng súng ở tinh uỷ Yên Bái xa với Hà Nội về khoảng cách không
gian, nhưng từ tỉnh uỷ lên đến Bộ Chính Trị không xa nhau nhiều như thế.
Không có gì đảm bảo rằng những tiếng súng như vậy không diễn ra trong
BCT Việt Nam ở thời gian tới đây.
Người Buôn Gió
(Blog Người Buôn Gió)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Có miệng như không" - by / Trần Văn Giang (ghi lại).
- 100 năm sau vẫn bồi hồi "Tôi đi học" - by Minh Tự / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Nỗi Khổ Của Người Hà Nội" - by Nguyễn Thị Thương / Trần Văn Giang (ghi lại)
Trần Đại Quang và Tô Lâm tới đây sẽ là người quyết định cục diện chính trường VN
Ông Quang muốn có sức mạnh để can thiệp vào chính trường lúc này, lại cần đến Tô Lâm và bộ máy công an. Những khúc mắc giữa ông Quang và Tô Lâm đã được khuấy sâu thêm bởi bàn tay Trọng.
Ông Quang muốn có sức mạnh để can thiệp vào chính trường lúc này, lại
cần đến Tô Lâm và bộ máy công an. Những khúc mắc giữa ông Quang và Tô
Lâm đã được khuấy sâu thêm bởi bàn tay Trọng. Cuộc thương thảo giữa
Quang và Tô Lâm sẽ quyết định cục diện chính trường Việt Nam hiện nay ổn
định hay rối bời.
Những kế hoạch của Nguyễn Phú Trọng thâu tóm quyền lực qua việc xử lý
Trịnh Xuân Thanh đã bị đổ bể. Trịnh Xuân Thanh biến mất, dù anh ta ở
Việt Nam hay ở đâu đó trên thế giới này thì việc đưa anh ta trở lại kịch
bản ban đầu của Trọng là điều không thể.
Mục đích của Trọng bây giờ ngày một rõ ràng hơn, đó là hướng đến ba mục
tiêu Vũ Huy Hoàng, Đinh La Thăng và Nguyễn Tấn Dũng. Dưới chiêu bài đánh
tham nhũng Trọng từng bước thực hiện kế hoạch xử lý ổ nhóm này. Ít
nhiều thì lợi dụng được tâm lý bức xúc của người dân với tham nhũng, qua
những tay bồi bút của mình định hướng. Trọng đã khá thành công.
Hãy nhìn rộng hơn một chút, có thể thấy từ khi đại hội đảng 12 hoàn tất
với quyền lực nằm trọn về tay phe Nguyễn Phú Trọng , những ý kiến hay
những luồng tư tưởng phản đối Trung Quốc ngày một yếu đi. Trái lại sự
tẩy chay và thoá mạ Hoa Kỳ lại tăng lên.
Bộ đàn em mới của Trọng là Nguyễn Xuân Phúc Thủ tướng, Ngô Xuân Lịch Bộ
trưởng Quốc phòng thay nhau đến thăm Trung Quốc trong thời gian rất gần
nhau. Phía Trung Quốc đã đón tiếp nồng hậu như đón đưa con hoang quay
đầu trở lại.
Trong khi đó, ngoài khía cạnh tham nhũng mà Trọng đang kết án ra, chúng
ta cũng cần phải nhìn tới khía cạnh khác ở nhóm Nguyễn Tấn Dũng, Vũ Huy
Hoàng, Đinh La Thăng có thái độ không hướng về Trung Quốc nhiều như nhóm
Trọng. Đã thế nhóm này còn bày tỏ ý định muốn quan hệ sâu và rộng thêm
nưã với Hoa Kỳ.
Nguyễn Tấn Dũng và Vũ Huy Hoàng đã đặt nhiều sức lực để thiết lập Việt
Nam tham gia TPP, gần như 90 % con đường Việt Nam đi đến TPP đã được
hoàn tất. Trước khi giã từ nhiệm kỳ, Nguyễn Tấn Dũng đã dành phần lớn
thời gian trong buổi họp để nói về hiệp định này do Vũ Huy Hoàng đại
diện Việt Nam ký kết.
Nhưng sau khi cả hai người này rời chính trường, bộ sậu mới của Trọng
nên không hề đả động đến TPP và còn có ý định trì hoãn việc quốc hội
thông qua. Mặt khác bộ sậu Trọng liên tiếp đi sang Trung Quốc để cam kết
và ký kết nhiều hiệp ước với cường độ rất lớn.
Đinh La Thăng bí thư thành phố HCM, đây là nơi mà do tính chất của lịch
sử, người dân có thiện cảm với Hoa Kỳ rất nhiều. Một người như Đinh La
Thăng ở một nơi như thế chắc chắn không phải là mong muốn của người cộng
sản Trung Quốc.
Sau sự biến mất của Trịnh Xuân Thanh, Nguyễn Phú Trọng nhận thấy tình
hình bất lợi cho uy tín của mình, điều đó sẽ khiến công cuộc thanh trừng
Đinh La Thăng ảnh hưởng nếu kéo dài. Trọng quyết định tăng tốc, bứt phá
gấp để đạt được mục đích đề ra, rút ngắn thời hạn tiêu diệt Đinh La
Thăng. Trọng đã cho báo chí, bồi bút tung những bài ám chỉ những sai
phạm của Thăng và đồng thời cho bắt khẩn cấp một nhóm đàn em của Thăng
thuộc nhóm dầu khí mà trước kia Thăng phụ trách.
Các mũi tấn công của Trọng bắt đầu nhắm đến Thăng.
Đinh La Thăng khác với Nguyễn Tấn Dũng ở chỗ, Thăng chỉ có hai đứa con
gái và cả hai đều không hứa hẹn gì sự nghiệp chính trị theo đảng CS. Nếu
Nguyễn Tấn Dũng có điểm yếu là ba đứa con của mình để Trọng lợi dụng
làm sức ép, khiến Dũng phải nhũn như con chi chi rời cuộc chơi. Thì Đinh
La Thăng hoàn toàn không có nhiều cái để mất như vậy.
Không có dấu hiệu nào cho thấy Trọng sẽ khoan nhượng với Thăng. Thắng
lợi trước Nguyễn Tấn Dũng ở đại hội 12 được Trọng tô vẽ thành ánh hào
quang cho mình, lúc này Trọng không thể nào để ánh hào quang đó lu mờ.
Đến quyền nghiêng thiên hạ như Dũng mà Trọng còn hạ bệ được, thì việc
không hạ được Đinh La Thăng sẽ là nỗi nhục nhã khiến ánh hào quang cá
nhân Trọng vẽ ra cho mình bị tắt hẳn chứ không chỉ là lu mờ. Nhất là sau
vụ Trịnh Xuân Thanh thì Trọng chỉ còn nước điên cuồng, gấp rút thực
hiện cuộc tảo thanh này để cứu vãn uy tín và không để đối thủ thiết lập
được thế trận phòng ngự.
Nếu Đinh La Thăng thụ động đối phó tủn mủn với những cuộc tấn công của
Trọng. Kết thúc của Thăng bi thảm là điều nhìn thấy trước.
Nhưng nếu Thăng chấp nhận cuộc đối diện này, Thăng cần phải buộc Nguyễn
Tấn Dũng ra mặt giúp đỡ, hiệu triệu những tay chân, đàn em cũ để làm
cuộc chiến một mất một còn với Trọng. Những đàn em của Dũng còn rất
nhiều, Dũng không thể chọn cách như Võ Nguyễn Giáp đã từng trọn là sống
yên đời mình, để mặc đàn em bị đối thủ thịt dần. Lúc này không hiệu
triệu, để lâu tất cả sẽ thành quá muộn.
Việc dẫn độ Thanh từ nước ngoài trở về không hề dễ dàng, thậm chí là
không tưởng. Nhưng cứ đặt trường hợp dẫn độ được Thanh về thì thời gian
thủ tục tranh luận với nước sở tại phải mất đến hàng năm. Trọng không có
thời gian để chờ đợi điều này, trong khi cuộc tấn công Thăng đòi hỏi
phải gấp rút từng ngày.
Trường hợp nhóm Thăng, Dũng, Hoàng quyết định chiến đấu chống lại Trọng.
Có thể kịch bản sẽ đi đến hoà hoãn, thoả hiệp để giữ vững ổn định cho
đảng. Các nhóm trung dung khác sẽ chọn giải pháp này gây sức ép cho hai
bên ngồi vào bàn đàm phán. Nếu đàm phán không đi đến hoà hoãn, sẽ xảy ra
một cuộc họp bất thường của trung ương. Một TBT khác ôn hoà được nhiều
bên chấp nhận sẽ lên thay thế Trọng. Vị TBT mới này không nghiêng về
Trung Quốc hay Hoa Kỳ, ở thế trung dung ông ta điều khiển đảng CSVN đi
tiếp vài năm nữa đến đai hội 13.
Cho đến nay thì ứng cử viên cho chức TBT là các ông Trần Đại Quang,
Nguyễn Xuân Phúc, Đinh Thế Huynh. Hai ông Phúc, Huynh đều bộc lộ sự thân
Tầu rõ rệt, ở ông Huynh là bản chất còn ở ông Phúc là tính cơ hội tuỳ
theo gió ở đâu nghiêng theo đấy. Còn ông Trần Đại Quang dường như đứng
xa cuộc thanh trừng của Trọng Lú cũng như những mối quan hệ đậm đà với
Trung Quốc.
Nguyễn Phú Trọng cũng giăng lưới cản đường Quang khi ra quyết định tính
tuổi của cán bộ theo lý lịch hồ sơ đảng. Bởi vì thế những người cần hành
động gấp bây giờ không chỉ là Trọng và Thăng, Dũng , Hoàng...mà còn có
thêm cả Trần Đại Quang.
Ông Quang muốn có sức mạnh để can thiệp vào chính trường lúc này, lại
cần đến Tô Lâm và bộ máy công an. Những khúc mắc giữa ông Quang và Tô
Lâm đã được khuấy sâu thêm bởi bàn tay Trọng. Cuộc thương thảo giữa
Quang và Tô Lâm sẽ quyết định cục diện chính trường Việt Nam hiện nay ổn
định hay rối bời.
Những tiếng súng ở tinh uỷ Yên Bái xa với Hà Nội về khoảng cách không
gian, nhưng từ tỉnh uỷ lên đến Bộ Chính Trị không xa nhau nhiều như thế.
Không có gì đảm bảo rằng những tiếng súng như vậy không diễn ra trong
BCT Việt Nam ở thời gian tới đây.
Người Buôn Gió
(Blog Người Buôn Gió)