Văn Học & Nghệ Thuật

Trần Doãn Nho - Một khía cạnh khác trong “Phong Trào Dù” ở Hồng Kông: ngôn ngữ.

Báo chí quốc tế vẫn thường gọi các cuộc biểu tình của sinh viên Hồng Kông là “Phong Trào Dù” (Umbrella Movement).
Báo chí quốc tế vẫn thường gọi các cuộc biểu tình của sinh viên Hồng Kông là “Phong Trào Dù” (Umbrella Movement). Thực ra, tên đầu tiên họ dùng là “Cách Mạng Dù” (Umbrella Revolution) do sinh viên  Adam Cotton đặt ra trên Twitter vào ngày 26/9. Tên này sau đó được đổi ra thành “Umbrella Movement” vì một số thành viên trong phong trào cảm thấy rằng “cách mạng” là một từ nhạy cảm, có thể khiến nhà cầm quyền Bắc Kinh lo sợ và hiểu lầm rằng sinh viên muốn làm một cuộc “cách mạng màu” để lật đổ chính quyền độc tài như tại một số nước khác. Lester Shum, lãnh tụ của “Liên Đoàn Sinh Viên Hồng Kông” (Hong Kong Federation of Students) phát biểu:  “Đây không phải là một cuộc cách mạng màu. Đây là cuộc đấu tranh của công dân cho một nền dân chủ.” Tuy thế, hiện nay hai nhóm từ này vẫn được sử dụng xen kẽ lẫn nhau.

Các cuộc biểu tình lần này là sự nối tiếp cuộc đấu tranh liên tục nhiều năm qua của nhân dân Hồng Kông, nhưng diễn ra một cách quy mô nhất, dài ngày nhất và quyết liệt nhất sau khi nhà cầm quyền Bắc Kinh, vào cuối tháng 8/2014, quyết định chỉ định ứng cử viên thay vì bầu cử một cách dân chủ Đặc Khu Trưởng Đặc Khu Hồng Kông (Chief Executive of the Hong Kong Special Administrative Region). Trong tình hình này, “Phong Trào Dù” hay “Cách Mạng Dù” trở thành cuộc đối đầu sinh tử giữa một Hồng Kông trẻ khát khao dân chủ và một Bắc Kinh già gắn chặt với độc tài. Thắng hay bại trong cuộc đối dầu này sẽ có ảnh hưởng lâu dài không những đối với nhân dân Hồng Kông và Trung Quốc mà còn đối với cao trào dân chủ trên toàn thế giới.

Động lực thúc đẩy Phong Trào Dù, ngoài nhu cầu được tự do chọn lựa người lãnh đạo qua một cuộc bầu cử dân chủ, còn tiềm ẩn những nguyên nhân tâm lý và xã hội sâu xa khác. Một trong những nguyên nhân đó là vấn đề ngôn ngữ.

Vũ Tán Cách Mệnh và Già Đả Cách Mệnh 




Trong mấy tấm bích chương trên, danh xưng “Cách Mạng Dù” được viết bằng hai cách khác nhau. Tấm bên phải là “Già Đả Cách Mệnh” (遮打革命); tấm bên trái là “Vũ Tán Cách Mệnh” ( 雨傘革命). “Vũ tán” (雨傘) là dù che mưa được viết theo tiếng Quan thoại (Mandarin), là thứ ngôn ngữ các sinh viên học sinh học ở nhà trường và sử dụng trên báo chí. Trong lúc đó, hai chữ “già đả” (遮打) cũng là cây dù nhưng được viết theo tiếng Quảng (Cantonese), thứ tiếng được sử dụng hầu như khắp nơi ở Hồng Kông.

Trước hết là cách phát âm. Chữ “vũ tán” được những người nói tiếng Quan thoại phát âm là yusan, nhưng những người nói tiếng Quảng phát âm dài hơn là jyusaan. Về mặt ngữ nghĩa, những người chỉ biết tiếng Quan thoại không hiểu nghĩa của hai chữ “già đả”. Tách riêng ra từng chữ, cả hai đều là động từ: “già” nghĩa là che phủ (cover), “đả” nghĩa là đánh hay đấu (hit). Do đó, Phong Trào Dù, nếu dịch từng chữ một theo nghĩa đen thành ra Phong Trào Che-Đánh (Cover-Hit Movement), là một nhóm từ hoàn toàn vô nghĩa. Tuy nhiên, đối với cư dân Hồng Kông, hai chữ này khi phát âm theo tiếng phổ thông là zhe da lại có thêm một nghĩa hoàn toàn khác. Đó là phiên âm tên Chater, một trong những con đường ở trung tâm Hồng Kông, nơi  những người biểu tình hiện đang chiếm giữ: Cha-ter= Già Đả. 遮 打 運 動 đọc là “Già Đả Phong Trào”, tức là Chater (Road) Movement.

Mặt khác, người nói tiếng Quảng tránh dùng chữ “vũ tán”, vì chữ“tán” (傘) đồng âm với một chữ “tán” khác (散) có nghĩa là giải tán hay phân tán. Họ ngại chữ “tán” này sẽ gây ra cảm giác tiêu cực cho phong trào. Riêng chữ “đả”, theo bà Hà Lệ Mai, giáo sư văn chương tại “Hong Kong Baptist University”, trong đầu người nói tiếng Quảng, còn có nghĩa là “tấn công” hay “đánh ngã”. Hiểu theo tình hình của phong trào trong thời điểm hiện nay, “đả” có nghĩa là lật đổ Lương Chấn Anh (Leung Chun-Ying, gọi tắt là CY Leung) đương kim đặc khu trưởng Hồng Kông. Như thế, “Phong Trào Dù” bao hàm một ý nghĩa ngầm là “Phong Trào Tranh Đấu Dù” (Umbrella Fight Movement) hay nói một cách đầy ẩn ý khác là “Phong Trào Dù Tranh Đấu Chống CY Leung” (Umbrella Fight-Against-CY Leung Movement).

 (Bảng giải thích cách dùng chữ mà Phong Trào Dù sử dụng trong cuộc tranh đấu)

Tiếng Quan và tiếng Quảng

Sự phân biệt hai thứ tiếng thoạt nghe qua chẳng có mấy ý nghĩa, nhưng rất quan trọng đối với cuộc tranh đấu hiện nay của Phong Trào Dù. Cách dùng cố ý, thường xuyên chữ “già” và những nhóm từ tiếng Quảng  khác trong các khẩu hiệu của Phong Trào Dù biểu trưng không chỉ cho sự chống đối các chính sách của Đảng Cộng Sản nhưng còn để bảo vệ căn cước văn hóa riêng biệt, cũng như lịch sử của những người Hồng Kông đang tranh đấu để bảo vệ sự tồn tại của nó. Mặt khác, về phương diện ngôn ngữ, điều này nêu lên quyết tâm của cư dân Hồng Kông chống lại chính sách triệt tiêu tiếng Quảng của nhà cầm quyền Bắc Kinh.

Trung Quốc có rất nhiều phương ngữ, trong số đó, bảy phương ngữ chính là Mandarin (Quan thoại), Xiang (Sương ngữ), Gan (Cống ngữ), Wu (Ngô ngữ), Yue (Việt ngữ), Min (Mân ngữ), and Hakka/Kejia (Khách gia ngữ). Cả bảy phương ngữ này đều xuất phát từ tiếng Hán cổ, cùng dùng chung một hệ thống chữ viết, nhưng phát âm khác nhau. Theo Wikipedia, hiện nay, tiếng Quan thoại có số người sử dụng nhiều nhất, gần 850 triệu; kế đó là Ngô ngữ, trên 77 triệu; Mân ngữ, gần 72 triệu; Quảng Châu thoại, 60 triệu; Sương ngữ, 36 triệu… Hai ngôn ngữ quan trọng nhất liên quan đến bài viết này là Quan thoại và Việt ngữ.

-       Quan thoại (官話), có nghĩa là“tiếng của giới quan lại”, thứ tiếng trước đây được giới quan lại ở Bắc Kinh sử dụng. Còn được gọi là “Phổ thông thoại”/Putonghua(普通話). Nói cho gọn là tiếng Quan.

-       Việt ngữ (粵語). Chữ Việt đây chỉ hai tỉnh Quảng Đông và Quảng Tây. Hai tỉnh này nguyên trước là đất của Bách Việt (), nên được gọi là tỉnh Việt; nó khác với chữ Việt (越) chỉ nước Việt Nam (越南). Tên thường dùng là Quảng Châu thoại (廣州話), tức là Cantonese (Canton là từ tiếng Anh chỉ Quảng Châu), vì Quảng Châu, thủ phủ của tỉnh Quảng Đông, là nơi xuất phát thứ ngôn ngữ này. Nói cho gọn là tiếng Quảng. 


(Bản đồ chỉ các vùng ngôn ngữ ở Trung Quốc: Mandarin (Quan thoại), Xiang (Sương ngữ), Gan (Cống ngữ), Wu (Ngô ngữ), Yue (Việt ngữ), Min (Mân ngữ) và Hakka/Kejia (Khách gia ngữ), Hui (Huy ngữ), Jin (Tấn ngữ), Ping (Bình ngữ).

Sau khi chiếm được toàn thể lục địa từ năm 1949, chính quyền Cộng Sản chủ trương Trung Quốc chỉ nên có một ngôn ngữ duy nhất thì mới bảo đảm được sự thống nhất quốc gia. Họ chọn tiếng Quan. Theo họ,  tiếng Quan đã được các nhà cầm quyền Trung Hoa khác nhau khuyến khích sử dụng từ cả trăm năm nay và là ngôn ngữ chính thức trong lúc tất cả các phương ngữ khác không phải là một ngôn ngữ thực sự. Sử dụng tiếng Quan đối với Bắc Kinh là một phương tiện hữu hiệu để tạo ra căn cước chung cho mọi cư dân trên toàn Trung Quốc, duy trì sự thống nhất đồng thời làm suy yếu tinh thần địa phương, nhất là ở những vùng đất xa xôi như Tây Tạng hay Tân Cương, nơi xu thế chống chính quyền trung ương thường rất mạnh. Thực ra, theo Victor Mair - một nhà Trung Hoa học (sinologist) tại đại học Pennsylvania -, ngoài mục đích chính là thống nhất ngôn ngữ, sự chọn lựa tiếng Quan còn bao hàm ý muốn bảo đảm sự thống trị của ngôn ngữ miền Bắc đối với các ngôn ngữ miền Nam như tiếng Quảng, tiếng Thượng Hải, tiếng Phúc Kiến, vân vân…Đến năm 1992, chính quyền Bắc Kinh chính thức ban hành lệnh cấm sử dụng tất cả các phương ngữ khác trên hệ thống truyền thanh và truyền hình toàn quốc.

Tiếng Quảng là tiếng mẹ đẻ của đa số dân tỉnh Quảng Đông và Quảng Tây. Riêng ở Quảng Châu, thủ phủ của tỉnh Quảng Đông, thành phố lớn thứ ba và là trung tâm thương mại hàng đầu của Trung Quốc, có đến một nửa số dân nói tiếng Quảng. So với tiếng Quan, tiếng Quảng có lịch sử cả một ngàn năm, lâu hơn tiếng Quan. Theo Lão Chấn Ngọc (Lao Zhenyu), nhà hoạt động bảo vệ tiếng Quảng và biên tập viên một tờ báo địa phương, tiếng Quảng dồi dào từ vựng và có cách phát âm phong phú hơn tiếng Quan. Ông cho rằng những bài thơ cổ, nếu đọc bằng tiếng Quảng sẽ nghe có nhiều vần điệu hơn và sống động hơn. Do đó, “Đối với  người địa phương, tiếng Quảng không chỉ là một phương ngữ, mà là một phần của căn cước của chúng tôi,” Lão Chấn Ngọc kết luận.

Từ khi tiếng Quan trở thành ngôn ngữ chính thức của quốc gia, tiếng Quảng, cũng như các phương ngữ khác, đều bị đẩy qua bên lề. Để bảo đảm ưu thế của tiếng Quan, các trường học ở  Quảng Châu ra thông báo nêu rõ rằng nói tiếng Quảng là không văn minh và không ai hiểu. Các giáo viên khuyến khích học sinh đừng bao giờ nói thứ tiếng này trong lớp học; học sinh nào không tuân theo sẽ bị phạt hay trừ điểm học. Có trường còn cấm hẳn nói tiếng Quảng cả khi ở ngoài lớp hay trong giờ nghỉ. Hậu quả là, sau một thời gian, trong nhiều gia đình, cha mẹ thì nói tiếng Quảng nhưng con cái chỉ nói biết nói tiếng Quan. (Chẳng khác gì tình trạng của nhiều gia đình di dân Việt Nam ở Mỹ: cha mẹ nói tiếng Việt, con cái chỉ biết tiếng Anh. Chỉ có một điều khác, người Việt đang sống lưu vong ở một nước khác, còn người Quảng Châu sống lưu vong ngay tại nơi chôn nhau cắt rốn của mình). Đã thế, làn sóng di dân từ khắp nơi trong xứ sở đổ về đây khiến cho số người không nói tiếng Quảng trong cộng đồng dân cư càng ngày càng tăng thêm. Những cư dân mới này không những không học tiếng nói địa phương mà còn chê bai, châm biếm thứ ngôn ngữ mà họ cho là quê mùa này. Điều này khiến cho những người nói tiếng Quảng càng thêm tức giận.  
        
(Những người ủng hộ tiếng Quảng biểu tình ở Quảng Châu tháng 7, năm 2010)


Sự tức giận này có dịp bùng nổ vào năm 2010. Nhân Á Vận Hội (Asian Game) được tổ chức ở Quảng Châu vào cuối năm đó, lấy lý do là khách từ khắp các nơi trên thế giới đến chỉ biết tiếng Quan là ngôn ngữ chính thức của Trung Quốc, hệ thống truyền hình thành phố đưa ra đề nghị ngưng các chương trình phát bằng tiếng Quảng đồng thời gỡ bỏ tất các bảng hiệu nào còn dùng tiếng Quảng ra khỏi các nơi công cộng. Như giọt nước làm tràn ly, những người nói tiếng Quảng ở Quảng Châu tổ chức một cuộc biểu tình phản đối đề nghị này vào ngày 25/7/2010, quy tụ đến cả 10 ngàn người. Một cuộc biểu tình tương tự cũng diễn ra ở Hồng Kông nhằm ủng hộ dân nói tiếng Quảng ở Quảng Châu. Trước áp lực của quần chúng, đề nghị đó  được rút lui.

Tuy thế, vì nhu cầu học vấn và công ăn việc làm, cha mẹ vẫn phải cho con cái họ học tiếng Quan. Đó là lý do khiến con số những người nói tiếng Quảng càng ngày càng giảm đi. Tình trạng này cũng diễn ra tại tỉnh Quảng Tây kế cận, nơi tiếng Quảng cũng là ngôn ngữ chính của dân địa phương. Có tin cho hay rằng bắt đầu từ tháng 9 năm nay (2014), hầu hết các chương trình truyền hình ở Quảng Đông đã lặng lẽ chuyển sang tiếng Quan. Rốt cuộc tiếng Quảng chỉ còn được sử dụng nơi những người lớn tuổi.

Dẫu vậy, theo tường trình của Bộ Giáo Dục Trung Quốc năm 2013, vẫn còn đến 400 triệu người – tức 30% dân số - không nói được tiếng Quan.

Đại lục hóa và chống đại lục hóa

Chính sách thống nhất ngôn ngữ, do lối cai trị độc tài và toàn trị, tất nhiên là đạt được nhiều thành công ở lục địa. Tuy nhiên, trong lúc một số phương ngữ khác như tiếng Thượng Hải hay Phúc Kiến chẳng hạn, càng ngày càng ít người sử dụng và có thể biến mất trong một tương lại gần, thì tiếng Quảng may mắn hơn. Nó được hỗ trợ bởi một nơi không phải là quê hương của nó: Hồng Kông. Nếu không có Hồng Kông thì “tiếng Quảng đã không còn hiện hữu như một sức mạnh ngôn ngữ có ý nghĩa,” theo Victor Mair.

Cũng giống như phong trào phát huy tiếng Bengali ở Bangladesh hay cuộc nổi dậy ở Soweto chống lại sự áp đặt tiếng Afrikaans[1] (1) trong trường học Nam Phi thời còn chế độ phân biệt chủng tộc (Apartheid), phong trào duy trì tiếng Quảng đóng vai trò rất quan trọng trong cuộc phản kháng của dân Hồng Kông chống lại chính quyền trung ương Bắc Kinh. Mặc dù cũng dùng chữ Hán, nhưng từ vựng và văn phạm tiếng Quảng có một hệ thống chữ viết khác với tiếng Quan khiến cho hai người chỉ quen với tiếng Quan hay tiếng Quảng không thể hiểu nhau khi nói chuyện. Robert Bauer, nhà chuyên môn hàng đầu về tiếng Quảng tại đại học Hồng Kông, nhận xét: “Nếu bạn đưa cho một người chỉ biết tiếng Quan một văn bản  thông tục viết bằng tiếng Quảng, anh/chị ta sẽ hoàn toàn không hiểu. Chúng khác nhau như giữa tiếng Bồ Đào Nha và tiếng Ý.​”

Lợi dụng đặc điểm đó, dưới thời thuộc địa, chính quyền Anh xem tiếng Quảng như là một dụng cụ hữu ích để tạo nên một Hồng Kông riêng biệt, tách hẳn khỏi ảnh hưởng của chính quyền đại lục. Do đó, tiếng Quảng vẫn được duy trì và phát triển ở Hồng Kông mà không bị tiếng Quan lấn lướt. Cũng theo Bauer, tuy học tiếng Quan trong nhà trường, tiếng Quảng vẫn gắn bó với người Hồng Kông như là căn cước văn hóa và xã hội riêng của họ. Từ năm 1997, khi lấy lại Hồng Kông từ Anh, chính quyền Bắc Kinh bắt buộc phải loại bỏ hẳn tiếng Quảng trong lớp học. Không những thế, một số trường còn cấm học sinh nói chuyện với nhau bằng tiếng Quảng trong trường như ở Quảng Châu. Lý do được đưa ra là: tiếng Quảng chỉ là một phương ngữ chứ không phải là quốc ngữ.

Điều này khiến dân Hồng Kông tức giận, gây ra một cuộc tranh cãi kịch liệt trong xã hội Hồng Kông. George Chen, tác giả cuốn “This is Hong Kong I Know” cho biết: “Nhiều người dân trẻ tuổi Hồng Kông xem tiếng Quảng như là một ngôn ngữ, một dấu hiệu cho thấy các thể hệ trẻ coi trọng căn cước Hồng Kông riêng của họ như thế nào.” Chẳng thế mà cư dân Hồng Kông tự gọi mình là Hongkongers và xem người đại lục là người Trung Quốc (Chinese) hay người Trung Quốc Đại Lục (Mainland Chinese). Blogger “Free Hong Kong” khẳng định rằng “giống màu da và màu tóc với người Trung Quốc không có nghĩa người Hồng Kông cũng là người Trung Quốc.” Một blogger khác tên là Alain còn dứt khoát hơn: “Hồng Kông là của người Hồng Kông. Chúng tôi nói tiếng Quảng và tiếng Anh.”

Ngôn ngữ chỉ là một yếu tố nằm trong một chủ trương lâu dài được mệnh danh là chính sách “Đại lục hóa” (mainlandization) Hồng Kông của chính quyền Bắc Kinh. Hai chữ “đại lục” (大陸) chỉ lục địa Trung Quốc (Mainland). Người ở đại lục gọi là “đại lục nhân” (大陸人), tiếng Anh là mainlander. Đại lục hóa là chính sách hội nhập toàn diện Hồng Kông vào Trung Quốc hay nói một cách khác, là ép buộc người Kông Kông phải thừa nhận những giá trị và tiêu phạm phổ biến ở đại lục. Đối với người Hồng Kông, nó cũng có nghĩa là xóa dần tự do, tinh thần đa nguyên, sự tôn trọng nhân quyền và pháp luật vốn là những giá trị  cốt lõi của Đặc Khu Hồng Kông. Nói thẳng thừng ra là cộng sản hóa Hồng Kông. Chính quyền Bắc Kinh lập đi lập lại rằng người Hồng Kông phải nhìn nhận họ như là người Trung Quốc trước, chứ không phải là những Hongkonger.

Điều đó làm phát sinh xu hướng “chống đại lục hóa” (anti-mainlandization) trong xã hội Hồng Kông. Sara Zhong Hua (Chung Hoa), giáo sư tại “Chinese University of Hong Kong” cho biết “Xu hướng chống-Trung Quốc hay chống-Đại Lục phản ảnh phong trào chính trị. Những người Hông Kông muốn dân chủ. Chính phủ trung ương không muốn cho họ dân chủ.” Buộc toàn dân dùng tiếng Quan là cách duy nhất để nhà cầm quyền Cộng Sản kiểm soát tư tưởng và hành động của nhân dân. Như đã đề cập ở phần trên, ở đại lục, sự kiểm soát nghiêm ngặt truyền thông và giáo dục khiến tiếng Quảng suy yếu dần ngay chính ở quê hương của nó. Nhưng ở Hồng Kông thì khác. “Đây là lý do tại sao cuộc đấu tranh cho một Hông Kông tự trị là rất quan trọng. Đó không chỉ là vấn đề chính trị, mà là vấn đề văn hóa. Không có gì để bảo đảm cho một sự tự do tương đối nào đó, tiếng Quảng và văn hóa Quảng sẽ nhanh chóng tàn lụi,” theo Victor Mair.



 Bích chương Chống-Đại lục hóa đại học Hồng Kông(反對 ! = Phản đối Bản Cảng (Hương Cảng) đại học đại lục hóa!)

Bởi vậy, một trong những hoạt động “chống đại lục hóa” là đấu tranh bảo vệ tiếng Quảng. Hiện nay, tiếng Quảng vẫn còn được sử dụng thoải mái và phát triển ở Hồng Kông phần lớn là nhờ các trang mạng xã hội. Trước đây, người Hồng Kông ít có cơ hội viết tiếng Quảng. Bây giờ họ dùng tràn lan trên Facebook, Twitter và các trang mạng khác. Nhờ thế mà càng lúc càng có nhiều người Hồng Kông biết viết tiếng Quảng. Hiện tượng bùng nổ tiếng Quảng trên mạng lưới góp phần  tăng cường thêm ý thức bảo vệ căn cước riêng của Hồng Kông. Và ý thức này trở nên mạnh mẽ, công khai hơn trong các cuộc biểu tình của Phong Trào Dù, biểu hiện qua việc       

sử dụng hai chữ 遮打nói trên. Bà Hà Lệ Minh, giáo sư Đại học Baptist Hồng Kông, cho biết thêm: một khẩu hiệu ủng hộ dân chủ khác trên mạng xã hội là “Thiểu dân chủ thiểu công bằng” (冇民主冇公義) = thiếu dân chủ là thiếu công bằng. phát âm mou, là một chữ không có trong hệ thống chữ viết của tiếng Quan. Đối với người Hồng Kông, nghĩa của chữ   rất rõ ràng, là “thiếu” (to lack).

Thực hiện chính sách đại lục hóa đại học, chính quyền Trung Quốc tìm cách gửi người đến Hồng Kông học hành và định cư, tạo cơ hội cho họ sớm trở thành Hongkongers, nhằm gia tăng số lượng cử tri thân Trung Quốc trong các cuộc bầu cử tương lai. Do đó, con số sinh viên từ đại lục đến học ở Hồng Kông càng ngày càng nhiều trong lúc số chỗ dành cho sinh viên Hồng Kông vẫn  không tăng thêm. Những sinh viên đại lục này có thể trở thành công dân Hồng Kông sau bảy năm và có được hộ chiếu Hồng Kông trong lúc vẫn giữ hộ chiếu Trung Quốc. Theo blog “Free Hong Kong”, con số thống kê năm 2013 cho biết có đến 70% các sinh viên cao học ở các đại học Hồng Kông là đến từ đại lục. Cơ quan điều hành các trường đại học giải thích rằng tăng cường con số sinh viên “ngoại quốc” là phương cách “quốc tế hóa” trường học. Thực ra, theo các sinh viên Hồng Kông, chẳng có chuyện “quốc tế hóa” gì ở đây cả, vì các sinh viên này đến từ chỉ một “nước” đó là “nước đại lục”. Họ cho rằng số sinh viên đại lục này mang “đầu óc Tàu chay” (the traditionally Chinese mentality), không chịu hội nhập vào xã hội và văn hóa bản địa. Họ chỉ muốn kiếm cho được cái hộ chiếu Hồng Kông để dễ di dân sang nước khác. Trong cuộc vận động, các sinh viên Hồng Kông lưu ý rằng chi phí dành cho các “du sinh” đại lục chỉ do chính quyền Hồng Kông tài trợ một phần, số còn lại là do dân Hồng Kông phải nai lưng ra đóng thuế. Trong đầu óc những sinh viên Hồng Kông chống đại lục hóa, rõ ràng là họ không xem các sinh viên đến từ lục địa là đồng chủng mà là những người ngoại quốc không hơn không kém.

Cho nên, không lạ gì khi sinh viên Hồng Kông phát động phong trào bảo vệ tiếng Quảng trong các đại học. Để có một chút ý niệm về phong trào này, hãy theo dõi một câu chuyện do Badcanto viết trên blog của mình trích từ một bản tin đăng trên tờ “Apple Daily”. Tháng 10 năm 2013, một số sinh viên Trung Quốc ghi danh theo học một lớp tiếng Quảng tại “Hong Kong City University” đòi hỏi giảng viên phải dùng tiếng Quan vì họ không hiểu tiếng Quảng. Giảng viên này không những đồng ý mà còn tăng thêm giờ kèm cặp cho sinh viên. Cách cư xử thiên vị này khiến các sinh viên Hồng Kông bất bình, đưa đến cãi cọ và tỏ thái độ chống báng sinh viên đại lục. Họ đòi hỏi sinh viên đại lục phải biết nghe tiếng Quảng khi đến học ở Hồng Kông. Cuộc tranh cãi lan rộng ra khắp nơi, gây nên náo loạn trong trường kéo dài cho đến nhiều  tiết học sau. Cuối cùng, nhà trường phải đứng ra hòa giải. Kể từ đó, giảng viên khi dạy, phải dùng tiếng Quảng nhưng đồng thời cũng phải nói tiếng Quan. Cứ nói vài ba câu tiếng Quảng lại phải dịch ra tiếng Quan. Nói đùa bằng tiếng Quảng  cũng phải dịch lại bằng tiếng Quan. Lớp học trở thành một lớp song ngữ.

Từ đại học ra xã hội

Cuộc đối đầu ngôn ngữ Quan-Quảng bên trong đại học phản ảnh một cuộc đối đầu rộng lớn hơn, thường xuyên hơn diễn ra ngoài xã hội. Đó là cuộc đối đầu giữa con người xã hội chủ nghĩa và con người xã hội dân chủ.
Sau  năm 1997, ngoài chuyện gửi sinh viên từ đại lục đi du học, nhà cầm quyền Bắc Kinh còn khuyến khích dân chúng đại lục đầu tư, làm việc, đi du lịch  và định cư ở Hồng Kông. Theo thống kê của Sở Du Lịch Hồng Kông, chỉ riêng năm 2013, có đến hơn 40 triệu người đại lục sang Hồng Kông du lịch, tăng gần 17% so với năm trước. Gấp bảy lần dân số Hông Kông (7 triệu 2).

Cảnh người Trung Quốc đại lục “chăm sóc” con dại khi đi mua sắm ở Hồng Kông
          (Ảnh: Badcanto/Spot the Mainlander/(https://badcanto.wordpress.com/spot-the-mainlander/)

Nhưng vấn đề không nằm ở trong con số mà nằm ngay trong chính cách du lịch. Theo Michael Chugani trên tờ South China Morning Post, hầu hết những người đến từ đại lục không phải là những du khách thực sự. Họ chỉ là những kẻ đi mua sắm. Hơn thế nữa, họ là những “con châu chấu đi mua sắm” (locust shoppers).[2] (2) Hễ mua được là mua, mua sạch, mua cho được. Một hình thức vơ vét hàng hóa mà không quan tâm đến người khác. “Locust” là một từ có tính cách sỉ nhục để chỉ người đại lục, lần đầu tiên được dùng trên một quảng cáo do một nhóm cư dân Hông Kông thuê bao đăng nguyên trang (full page) trên một tờ báo khổ nhỏ (tabloid) nổi tiếng Hồng Kông vào đầu năm 2012. Quảng cáo này yêu cầu chính quyền Hồng Kông cho chận đứng ngay sự “xâm nhập vô giới hạn” của những người đại lục. Quảng cáo đưa ra những lời cảnh báo nghiêm trọng:
- “Người Hồng Kông đã chịu đựng đủ quá rồi!”

- “Thành phố này đang hấp hối, quý vị có biết không?”

Đó cũng là một lời kêu cứu. Sự xuất hiện của quảng cáo này là phản ứng mạnh mẽ của cư dân Hồng Kông đối với lời phát biểu gây tranh cãi của một  giáo sư Đại Học Bắc Kinh, ông Khổng Khánh Đông (Kong Qingdong). Ông giáo sư này, khi phê phán hành động của những viên chức Hồng Kông đuổi một cô gái đại lục xuống tàu hỏa vì cô đã ăn uống trên tàu trái với quy định, đã gọi HongKongers là những “đứa con hoang” (bastards), là “những con chó chạy rong” (running dogs)  của nhà cầm quyền Anh. Một lời lăng nhục Hồng Kông thậm tệ! So với ngôn ngữ nặng nề này, lời lẽ trên bảng quảng cáo như thế, vẫn còn quá lịch sự.

Không chỉ là chuyện mua sắm, người đại lục còn đến Hồng Kông để…đẻ. Mang thai đại lục, sinh đẻ Hồng Kông. Xuất phát từ đầu óc thực dụng đó, một làn sóng phụ nữ có thai tràn vào Hồng Kông. Thế là các  bệnh viện Hồng Kông tràn ngập sản phụ lục địa. Riêng trong năm 2011, có đến 43.982 bà mẹ đại lục đến sinh con tại Hồng Kông, theo tài liệu của Sở Y Tế địa phương (Peter Shadbolt, CNN, March 7, 2014). Dù muốn hay không, Hồng Kông cũng phải đảm nhận gánh nặng này. Nhìn con số trên 40 ngàn đứa trẻ ra đời mà giật mình. Nó cho thấy chính quyền Hồng Kông đã phải gồng mình lên gánh chịu thêm một khoảng chi phí khổng lồ như thế nào.

Tại sao phải đến Hồng Kông đẻ? Rất giản dị: đứa con ra đời trên đất Hồng Kông sẽ được hưởng tất cả những quyền lợi về y tế và giáo dục của Hồng Kông. Chẳng thế mà đi du lịch để đẻ trở thành một phong trào và hơn thế nữa, một kỹ nghệ: kỹ nghệ “du lịch đẻ” (birth-tourism industry). Kỹ nghệ này không chỉ phát triển ở Hồng Kông mà tràn sang cả Hoa Kỳ. Tờ tạp chí “Time” (Hoa Kỳ) cho biết, chỉ riêng năm 2013, có đến 10 ngàn trẻ em Trung Quốc được sinh ra ở Hoa Kỳ xuyên qua loại kỹ nghệ mới mẻ này. Thiệt đúng là đầu óc đầu tư thực dụng kiểu…Tàu! Nghe mà khiếp.

Chính sách đại-lục-hóa biến Hồng Kông từ một thành phố văn minh thành một nơi giành giựt. Để sống còn, người Hồng Kông phải giành giựt với người đại lục. Không chỉ là giành giựt những nhu cầu thiết yếu hàng ngày mà còn là chỗ ngồi trên hệ thống vận chuyển công cộng, ở trong tiệm ăn, trong các trung tâm mua sắm và xa hơn nữa là nhà ở, trường học, bệnh viện, vân vân. Và cả môi trường. Đất hẹp, người đông. Mảnh đất chỉ rộng có 1.104 cây số vuông (1/5 diện tích tỉnh Thừa Thiên, Việt Nam) sẽ chịu đựng được đến bao lâu một sự “xâm lăng” lạ lùng như thế của những con người sinh trưởng trong một đất nước vốn được các lãnh tụ hào là sẽ trở thành một giấc mơ của nhân loại: giấc mơ Trung Hoa (China Dream)?! Không có gì đáng ngạc nhiên khi người Hồng Kông phải chống đại lục hóa. Từ chỗ chỉ mang ý nghĩa về chính trị và rồi ngôn ngữ, rốt cuộc, “chống-đại lục hóa” tự mở rộng ra đến ý nghĩa xã hội và đời sống. Chống-đại lục hóa, vì thế, bao hàm thái độ “chống-châu chấu” (anti-locust), “chống-đại lục nhân” (anti-Mainlander) và xa hơn, “chống-Trung Quốc”. Quả thật oái oăm!

Mặc dầu số người chống đối đại lục hóa một các công khai không nhiều, nhưng họ đã phản ảnh tình cảm và nỗi lo lắng của nhiều người Hồng Kông thầm lặng, những người không muốn nói ra vì sợ mang tiếng.
Và mặc dù thái độ chống đối đó rõ ràng là không đúng, nhưng nó gửi ra một thông điệp được chia sẻ bởi hầu hết những người dân Hông Kông.

Như một định mệnh

            Hồng Kông là đất Trung Quốc. Người Hông Kông là người Trung Quốc. Nếu chính quyền Bắc Kinh “lục địa hóa” nó thì cũng là lẽ đương nhiên. Của “Caesar thì phải trả về lại cho Caesar” mà. Thế nhưng, gần một thế kỷ  nhượng địa đã biến Hồng Kông thành một nước khác, một dân tộc khác. Nó có cơ cấu xã hội khác, văn hóa khác, nếp sống khác và ngôn ngữ cũng khác. 99 năm[3] hình thành một định mệnh: định mệnh Hồng Kông. Chính cái định mệnh này là yếu tố tiềm ẩn, là nền tảng sâu xa của các cuộc xuống đường liên tiếp trong những năm vừa qua và được tiếp nối bởi cuộc “Cách Mạng Dù” đang diễn ra trên những đường phố Hồng Kông hiện nay. Nếu thế hệ những người lớn tuổi chịu chấp nhận “cái gì đến phải đến”, chấp nhận một cuộc đổi đời, chấp nhận đánh mất một Hồng Kông như-chính-nó thì ngược lại, những người trẻ tuổi hoàn toàn khác. Họ gắn liền với định mệnh Hồng Kông. Họ bị buộc phải tranh đấu để giữ gìn cái định mệnh đó. Bằng mọi giá. Không những là định mệnh mà là sinh mệnh.

Trong khi tràn ngập các đường phố Hồng Kông đòi Bắc Kinh giữ lời hứa “Một quốc gia, hai hệ thống,” cho phép bầu cử tự do thì những người tổ chức và ủng hộ Phong Trào Dù cố tách ra khỏi các cuộc vận động chống Trung Quốc, chống đại lục. Chứng tỏ rằng không dính líu gì đến phong trào “anti-Mainlandization”, cũng như chứng tỏ Phong Trào Dù không phải là một cuộc cách mạng màu, là một sự khôn ngoan chính trị. Điều đó dễ hiểu. Nhưng phải chăng như thế là họ chấp nhận Mainlandization? Chắc chắn là không. Dù cố tách ra khỏi, dù không muốn dính líu đến vì lý do này hay lý do khác, nhưng xu hướng “anti-Mainlandization” vẫn ở đó. Vẫn là động lực. Vẫn là sức đẩy. Bóng dáng của nó vẫn âm thầm bước theo sau những chiếc dù. Bóng dáng của nó cũng là nỗi ám ảnh trong đầu óc những lãnh tụ Bắc Kinh.

Bầu cử tự do là gì, “một quốc gia hai chế độ” là gì nếu không là một Hồng Kông là của Hongkongers! Có người phê phán rằng tâm thế đó khiến cho một số người trong Phong Trào Dù vẫn còn giữ cái nhìn tiêu cực đối với đồng bào của họ ở đại lục. (“Một số người” có lẽ chỉ là một cách nói. “Cái nhìn tiêu cực” cũng chỉ là một cách nói. “Phê phán” cũng là một cách nói. Theo tôi.)
Biết làm sao được! Hồng Kông đã là một định mệnh.

Định mệnh đó đang thử thách những Hongkonger trẻ trên các đường phố Hồng Kông:

遮打革命!
jè dá gaak mihng!
Già Đả Cách Mệnh!
           
            Hồng Kông ơi, cả loài người tiến bộ đang theo dõi từng bước chân của các bạn!

Trần Doãn Nho
10/2014
(Kỷ niệm một tháng Phong Trào Dù)

1. Afrikaans là ngôn ngữ riêng của di dân da trắng ở Nam Phi (South Africa).
2. Mainlanders are sometimes derogatorily called “locusts”, a reference to the idea that they come to Hong Kong, consume its resources, and leave a mess behind when they leave. Many of the things Hong Kongers complain about -- spitting in public, eating on the subway, etc. -- are considered socially acceptable on the mainland.


Tài liệu tham khảo:
 - Gwynn Guilford, How Hong Kong’s Umbrella Movement protesters are using their native language to push back against Beijing, Quatz, October 22,2014.
- Felicia Sonmez, China Is Forcing Its Biggest Cantonese-Speaking Region To Speak Mandarin, Agence France Presse, Aug. 25, 2014.
- Blog “Free Hong Kong: Independence is the ONLY Way to Save Hong Kong”, ANGRY! 70% of Students in HK’s Universities are Mainland Chinese!!!,, May 2, 2013
- Badcanto, Blog “Politically Incorrect Views from Hong Kong”,Chinese students wage war on Cantonese in Hong Kong City University,October 14, 2013
- Ishaan Tharoor, Hong Kong’s students want you to stop calling their protest a ‘revolution, The Washington Post, October 4, 2014.
- Lucas Klein, Letters from Hong Kong: Occupy translation, Web: Asian Review of Books
http://www.asianreviewofbooks.com/new/?ID=2043&utm_source=dlvr.it&utm_medium=facebook
- Massoud Hayoun, Hong Kong’s protesters distance themselves from anti-mainland movement, Aljazeera America, September 29, 2014.
- Peter Shadbolt, Hong Kong protests take aim at 'locust' shoppers from mainland China, CNN, March 7, 2014.
- Mimi Lau, Guangzhou locals seek 'Cantonese Day' to help preserve mother tongue, South China Morning Post, July 25, 2014.
-  Hong Kong advert calls Chinese mainlanders 'locusts', BBC News China, February 1, 2012.
http://www.bbc.com/news/world-asia-china-16828134
http://www.diendantheky.net/2014/11/bao-chi-quoc-te-van-thuong-goi-cac.html

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Trần Doãn Nho - Một khía cạnh khác trong “Phong Trào Dù” ở Hồng Kông: ngôn ngữ.

Báo chí quốc tế vẫn thường gọi các cuộc biểu tình của sinh viên Hồng Kông là “Phong Trào Dù” (Umbrella Movement).
Báo chí quốc tế vẫn thường gọi các cuộc biểu tình của sinh viên Hồng Kông là “Phong Trào Dù” (Umbrella Movement). Thực ra, tên đầu tiên họ dùng là “Cách Mạng Dù” (Umbrella Revolution) do sinh viên  Adam Cotton đặt ra trên Twitter vào ngày 26/9. Tên này sau đó được đổi ra thành “Umbrella Movement” vì một số thành viên trong phong trào cảm thấy rằng “cách mạng” là một từ nhạy cảm, có thể khiến nhà cầm quyền Bắc Kinh lo sợ và hiểu lầm rằng sinh viên muốn làm một cuộc “cách mạng màu” để lật đổ chính quyền độc tài như tại một số nước khác. Lester Shum, lãnh tụ của “Liên Đoàn Sinh Viên Hồng Kông” (Hong Kong Federation of Students) phát biểu:  “Đây không phải là một cuộc cách mạng màu. Đây là cuộc đấu tranh của công dân cho một nền dân chủ.” Tuy thế, hiện nay hai nhóm từ này vẫn được sử dụng xen kẽ lẫn nhau.

Các cuộc biểu tình lần này là sự nối tiếp cuộc đấu tranh liên tục nhiều năm qua của nhân dân Hồng Kông, nhưng diễn ra một cách quy mô nhất, dài ngày nhất và quyết liệt nhất sau khi nhà cầm quyền Bắc Kinh, vào cuối tháng 8/2014, quyết định chỉ định ứng cử viên thay vì bầu cử một cách dân chủ Đặc Khu Trưởng Đặc Khu Hồng Kông (Chief Executive of the Hong Kong Special Administrative Region). Trong tình hình này, “Phong Trào Dù” hay “Cách Mạng Dù” trở thành cuộc đối đầu sinh tử giữa một Hồng Kông trẻ khát khao dân chủ và một Bắc Kinh già gắn chặt với độc tài. Thắng hay bại trong cuộc đối dầu này sẽ có ảnh hưởng lâu dài không những đối với nhân dân Hồng Kông và Trung Quốc mà còn đối với cao trào dân chủ trên toàn thế giới.

Động lực thúc đẩy Phong Trào Dù, ngoài nhu cầu được tự do chọn lựa người lãnh đạo qua một cuộc bầu cử dân chủ, còn tiềm ẩn những nguyên nhân tâm lý và xã hội sâu xa khác. Một trong những nguyên nhân đó là vấn đề ngôn ngữ.

Vũ Tán Cách Mệnh và Già Đả Cách Mệnh 




Trong mấy tấm bích chương trên, danh xưng “Cách Mạng Dù” được viết bằng hai cách khác nhau. Tấm bên phải là “Già Đả Cách Mệnh” (遮打革命); tấm bên trái là “Vũ Tán Cách Mệnh” ( 雨傘革命). “Vũ tán” (雨傘) là dù che mưa được viết theo tiếng Quan thoại (Mandarin), là thứ ngôn ngữ các sinh viên học sinh học ở nhà trường và sử dụng trên báo chí. Trong lúc đó, hai chữ “già đả” (遮打) cũng là cây dù nhưng được viết theo tiếng Quảng (Cantonese), thứ tiếng được sử dụng hầu như khắp nơi ở Hồng Kông.

Trước hết là cách phát âm. Chữ “vũ tán” được những người nói tiếng Quan thoại phát âm là yusan, nhưng những người nói tiếng Quảng phát âm dài hơn là jyusaan. Về mặt ngữ nghĩa, những người chỉ biết tiếng Quan thoại không hiểu nghĩa của hai chữ “già đả”. Tách riêng ra từng chữ, cả hai đều là động từ: “già” nghĩa là che phủ (cover), “đả” nghĩa là đánh hay đấu (hit). Do đó, Phong Trào Dù, nếu dịch từng chữ một theo nghĩa đen thành ra Phong Trào Che-Đánh (Cover-Hit Movement), là một nhóm từ hoàn toàn vô nghĩa. Tuy nhiên, đối với cư dân Hồng Kông, hai chữ này khi phát âm theo tiếng phổ thông là zhe da lại có thêm một nghĩa hoàn toàn khác. Đó là phiên âm tên Chater, một trong những con đường ở trung tâm Hồng Kông, nơi  những người biểu tình hiện đang chiếm giữ: Cha-ter= Già Đả. 遮 打 運 動 đọc là “Già Đả Phong Trào”, tức là Chater (Road) Movement.

Mặt khác, người nói tiếng Quảng tránh dùng chữ “vũ tán”, vì chữ“tán” (傘) đồng âm với một chữ “tán” khác (散) có nghĩa là giải tán hay phân tán. Họ ngại chữ “tán” này sẽ gây ra cảm giác tiêu cực cho phong trào. Riêng chữ “đả”, theo bà Hà Lệ Mai, giáo sư văn chương tại “Hong Kong Baptist University”, trong đầu người nói tiếng Quảng, còn có nghĩa là “tấn công” hay “đánh ngã”. Hiểu theo tình hình của phong trào trong thời điểm hiện nay, “đả” có nghĩa là lật đổ Lương Chấn Anh (Leung Chun-Ying, gọi tắt là CY Leung) đương kim đặc khu trưởng Hồng Kông. Như thế, “Phong Trào Dù” bao hàm một ý nghĩa ngầm là “Phong Trào Tranh Đấu Dù” (Umbrella Fight Movement) hay nói một cách đầy ẩn ý khác là “Phong Trào Dù Tranh Đấu Chống CY Leung” (Umbrella Fight-Against-CY Leung Movement).

 (Bảng giải thích cách dùng chữ mà Phong Trào Dù sử dụng trong cuộc tranh đấu)

Tiếng Quan và tiếng Quảng

Sự phân biệt hai thứ tiếng thoạt nghe qua chẳng có mấy ý nghĩa, nhưng rất quan trọng đối với cuộc tranh đấu hiện nay của Phong Trào Dù. Cách dùng cố ý, thường xuyên chữ “già” và những nhóm từ tiếng Quảng  khác trong các khẩu hiệu của Phong Trào Dù biểu trưng không chỉ cho sự chống đối các chính sách của Đảng Cộng Sản nhưng còn để bảo vệ căn cước văn hóa riêng biệt, cũng như lịch sử của những người Hồng Kông đang tranh đấu để bảo vệ sự tồn tại của nó. Mặt khác, về phương diện ngôn ngữ, điều này nêu lên quyết tâm của cư dân Hồng Kông chống lại chính sách triệt tiêu tiếng Quảng của nhà cầm quyền Bắc Kinh.

Trung Quốc có rất nhiều phương ngữ, trong số đó, bảy phương ngữ chính là Mandarin (Quan thoại), Xiang (Sương ngữ), Gan (Cống ngữ), Wu (Ngô ngữ), Yue (Việt ngữ), Min (Mân ngữ), and Hakka/Kejia (Khách gia ngữ). Cả bảy phương ngữ này đều xuất phát từ tiếng Hán cổ, cùng dùng chung một hệ thống chữ viết, nhưng phát âm khác nhau. Theo Wikipedia, hiện nay, tiếng Quan thoại có số người sử dụng nhiều nhất, gần 850 triệu; kế đó là Ngô ngữ, trên 77 triệu; Mân ngữ, gần 72 triệu; Quảng Châu thoại, 60 triệu; Sương ngữ, 36 triệu… Hai ngôn ngữ quan trọng nhất liên quan đến bài viết này là Quan thoại và Việt ngữ.

-       Quan thoại (官話), có nghĩa là“tiếng của giới quan lại”, thứ tiếng trước đây được giới quan lại ở Bắc Kinh sử dụng. Còn được gọi là “Phổ thông thoại”/Putonghua(普通話). Nói cho gọn là tiếng Quan.

-       Việt ngữ (粵語). Chữ Việt đây chỉ hai tỉnh Quảng Đông và Quảng Tây. Hai tỉnh này nguyên trước là đất của Bách Việt (), nên được gọi là tỉnh Việt; nó khác với chữ Việt (越) chỉ nước Việt Nam (越南). Tên thường dùng là Quảng Châu thoại (廣州話), tức là Cantonese (Canton là từ tiếng Anh chỉ Quảng Châu), vì Quảng Châu, thủ phủ của tỉnh Quảng Đông, là nơi xuất phát thứ ngôn ngữ này. Nói cho gọn là tiếng Quảng. 


(Bản đồ chỉ các vùng ngôn ngữ ở Trung Quốc: Mandarin (Quan thoại), Xiang (Sương ngữ), Gan (Cống ngữ), Wu (Ngô ngữ), Yue (Việt ngữ), Min (Mân ngữ) và Hakka/Kejia (Khách gia ngữ), Hui (Huy ngữ), Jin (Tấn ngữ), Ping (Bình ngữ).

Sau khi chiếm được toàn thể lục địa từ năm 1949, chính quyền Cộng Sản chủ trương Trung Quốc chỉ nên có một ngôn ngữ duy nhất thì mới bảo đảm được sự thống nhất quốc gia. Họ chọn tiếng Quan. Theo họ,  tiếng Quan đã được các nhà cầm quyền Trung Hoa khác nhau khuyến khích sử dụng từ cả trăm năm nay và là ngôn ngữ chính thức trong lúc tất cả các phương ngữ khác không phải là một ngôn ngữ thực sự. Sử dụng tiếng Quan đối với Bắc Kinh là một phương tiện hữu hiệu để tạo ra căn cước chung cho mọi cư dân trên toàn Trung Quốc, duy trì sự thống nhất đồng thời làm suy yếu tinh thần địa phương, nhất là ở những vùng đất xa xôi như Tây Tạng hay Tân Cương, nơi xu thế chống chính quyền trung ương thường rất mạnh. Thực ra, theo Victor Mair - một nhà Trung Hoa học (sinologist) tại đại học Pennsylvania -, ngoài mục đích chính là thống nhất ngôn ngữ, sự chọn lựa tiếng Quan còn bao hàm ý muốn bảo đảm sự thống trị của ngôn ngữ miền Bắc đối với các ngôn ngữ miền Nam như tiếng Quảng, tiếng Thượng Hải, tiếng Phúc Kiến, vân vân…Đến năm 1992, chính quyền Bắc Kinh chính thức ban hành lệnh cấm sử dụng tất cả các phương ngữ khác trên hệ thống truyền thanh và truyền hình toàn quốc.

Tiếng Quảng là tiếng mẹ đẻ của đa số dân tỉnh Quảng Đông và Quảng Tây. Riêng ở Quảng Châu, thủ phủ của tỉnh Quảng Đông, thành phố lớn thứ ba và là trung tâm thương mại hàng đầu của Trung Quốc, có đến một nửa số dân nói tiếng Quảng. So với tiếng Quan, tiếng Quảng có lịch sử cả một ngàn năm, lâu hơn tiếng Quan. Theo Lão Chấn Ngọc (Lao Zhenyu), nhà hoạt động bảo vệ tiếng Quảng và biên tập viên một tờ báo địa phương, tiếng Quảng dồi dào từ vựng và có cách phát âm phong phú hơn tiếng Quan. Ông cho rằng những bài thơ cổ, nếu đọc bằng tiếng Quảng sẽ nghe có nhiều vần điệu hơn và sống động hơn. Do đó, “Đối với  người địa phương, tiếng Quảng không chỉ là một phương ngữ, mà là một phần của căn cước của chúng tôi,” Lão Chấn Ngọc kết luận.

Từ khi tiếng Quan trở thành ngôn ngữ chính thức của quốc gia, tiếng Quảng, cũng như các phương ngữ khác, đều bị đẩy qua bên lề. Để bảo đảm ưu thế của tiếng Quan, các trường học ở  Quảng Châu ra thông báo nêu rõ rằng nói tiếng Quảng là không văn minh và không ai hiểu. Các giáo viên khuyến khích học sinh đừng bao giờ nói thứ tiếng này trong lớp học; học sinh nào không tuân theo sẽ bị phạt hay trừ điểm học. Có trường còn cấm hẳn nói tiếng Quảng cả khi ở ngoài lớp hay trong giờ nghỉ. Hậu quả là, sau một thời gian, trong nhiều gia đình, cha mẹ thì nói tiếng Quảng nhưng con cái chỉ nói biết nói tiếng Quan. (Chẳng khác gì tình trạng của nhiều gia đình di dân Việt Nam ở Mỹ: cha mẹ nói tiếng Việt, con cái chỉ biết tiếng Anh. Chỉ có một điều khác, người Việt đang sống lưu vong ở một nước khác, còn người Quảng Châu sống lưu vong ngay tại nơi chôn nhau cắt rốn của mình). Đã thế, làn sóng di dân từ khắp nơi trong xứ sở đổ về đây khiến cho số người không nói tiếng Quảng trong cộng đồng dân cư càng ngày càng tăng thêm. Những cư dân mới này không những không học tiếng nói địa phương mà còn chê bai, châm biếm thứ ngôn ngữ mà họ cho là quê mùa này. Điều này khiến cho những người nói tiếng Quảng càng thêm tức giận.  
        
(Những người ủng hộ tiếng Quảng biểu tình ở Quảng Châu tháng 7, năm 2010)


Sự tức giận này có dịp bùng nổ vào năm 2010. Nhân Á Vận Hội (Asian Game) được tổ chức ở Quảng Châu vào cuối năm đó, lấy lý do là khách từ khắp các nơi trên thế giới đến chỉ biết tiếng Quan là ngôn ngữ chính thức của Trung Quốc, hệ thống truyền hình thành phố đưa ra đề nghị ngưng các chương trình phát bằng tiếng Quảng đồng thời gỡ bỏ tất các bảng hiệu nào còn dùng tiếng Quảng ra khỏi các nơi công cộng. Như giọt nước làm tràn ly, những người nói tiếng Quảng ở Quảng Châu tổ chức một cuộc biểu tình phản đối đề nghị này vào ngày 25/7/2010, quy tụ đến cả 10 ngàn người. Một cuộc biểu tình tương tự cũng diễn ra ở Hồng Kông nhằm ủng hộ dân nói tiếng Quảng ở Quảng Châu. Trước áp lực của quần chúng, đề nghị đó  được rút lui.

Tuy thế, vì nhu cầu học vấn và công ăn việc làm, cha mẹ vẫn phải cho con cái họ học tiếng Quan. Đó là lý do khiến con số những người nói tiếng Quảng càng ngày càng giảm đi. Tình trạng này cũng diễn ra tại tỉnh Quảng Tây kế cận, nơi tiếng Quảng cũng là ngôn ngữ chính của dân địa phương. Có tin cho hay rằng bắt đầu từ tháng 9 năm nay (2014), hầu hết các chương trình truyền hình ở Quảng Đông đã lặng lẽ chuyển sang tiếng Quan. Rốt cuộc tiếng Quảng chỉ còn được sử dụng nơi những người lớn tuổi.

Dẫu vậy, theo tường trình của Bộ Giáo Dục Trung Quốc năm 2013, vẫn còn đến 400 triệu người – tức 30% dân số - không nói được tiếng Quan.

Đại lục hóa và chống đại lục hóa

Chính sách thống nhất ngôn ngữ, do lối cai trị độc tài và toàn trị, tất nhiên là đạt được nhiều thành công ở lục địa. Tuy nhiên, trong lúc một số phương ngữ khác như tiếng Thượng Hải hay Phúc Kiến chẳng hạn, càng ngày càng ít người sử dụng và có thể biến mất trong một tương lại gần, thì tiếng Quảng may mắn hơn. Nó được hỗ trợ bởi một nơi không phải là quê hương của nó: Hồng Kông. Nếu không có Hồng Kông thì “tiếng Quảng đã không còn hiện hữu như một sức mạnh ngôn ngữ có ý nghĩa,” theo Victor Mair.

Cũng giống như phong trào phát huy tiếng Bengali ở Bangladesh hay cuộc nổi dậy ở Soweto chống lại sự áp đặt tiếng Afrikaans[1] (1) trong trường học Nam Phi thời còn chế độ phân biệt chủng tộc (Apartheid), phong trào duy trì tiếng Quảng đóng vai trò rất quan trọng trong cuộc phản kháng của dân Hồng Kông chống lại chính quyền trung ương Bắc Kinh. Mặc dù cũng dùng chữ Hán, nhưng từ vựng và văn phạm tiếng Quảng có một hệ thống chữ viết khác với tiếng Quan khiến cho hai người chỉ quen với tiếng Quan hay tiếng Quảng không thể hiểu nhau khi nói chuyện. Robert Bauer, nhà chuyên môn hàng đầu về tiếng Quảng tại đại học Hồng Kông, nhận xét: “Nếu bạn đưa cho một người chỉ biết tiếng Quan một văn bản  thông tục viết bằng tiếng Quảng, anh/chị ta sẽ hoàn toàn không hiểu. Chúng khác nhau như giữa tiếng Bồ Đào Nha và tiếng Ý.​”

Lợi dụng đặc điểm đó, dưới thời thuộc địa, chính quyền Anh xem tiếng Quảng như là một dụng cụ hữu ích để tạo nên một Hồng Kông riêng biệt, tách hẳn khỏi ảnh hưởng của chính quyền đại lục. Do đó, tiếng Quảng vẫn được duy trì và phát triển ở Hồng Kông mà không bị tiếng Quan lấn lướt. Cũng theo Bauer, tuy học tiếng Quan trong nhà trường, tiếng Quảng vẫn gắn bó với người Hồng Kông như là căn cước văn hóa và xã hội riêng của họ. Từ năm 1997, khi lấy lại Hồng Kông từ Anh, chính quyền Bắc Kinh bắt buộc phải loại bỏ hẳn tiếng Quảng trong lớp học. Không những thế, một số trường còn cấm học sinh nói chuyện với nhau bằng tiếng Quảng trong trường như ở Quảng Châu. Lý do được đưa ra là: tiếng Quảng chỉ là một phương ngữ chứ không phải là quốc ngữ.

Điều này khiến dân Hồng Kông tức giận, gây ra một cuộc tranh cãi kịch liệt trong xã hội Hồng Kông. George Chen, tác giả cuốn “This is Hong Kong I Know” cho biết: “Nhiều người dân trẻ tuổi Hồng Kông xem tiếng Quảng như là một ngôn ngữ, một dấu hiệu cho thấy các thể hệ trẻ coi trọng căn cước Hồng Kông riêng của họ như thế nào.” Chẳng thế mà cư dân Hồng Kông tự gọi mình là Hongkongers và xem người đại lục là người Trung Quốc (Chinese) hay người Trung Quốc Đại Lục (Mainland Chinese). Blogger “Free Hong Kong” khẳng định rằng “giống màu da và màu tóc với người Trung Quốc không có nghĩa người Hồng Kông cũng là người Trung Quốc.” Một blogger khác tên là Alain còn dứt khoát hơn: “Hồng Kông là của người Hồng Kông. Chúng tôi nói tiếng Quảng và tiếng Anh.”

Ngôn ngữ chỉ là một yếu tố nằm trong một chủ trương lâu dài được mệnh danh là chính sách “Đại lục hóa” (mainlandization) Hồng Kông của chính quyền Bắc Kinh. Hai chữ “đại lục” (大陸) chỉ lục địa Trung Quốc (Mainland). Người ở đại lục gọi là “đại lục nhân” (大陸人), tiếng Anh là mainlander. Đại lục hóa là chính sách hội nhập toàn diện Hồng Kông vào Trung Quốc hay nói một cách khác, là ép buộc người Kông Kông phải thừa nhận những giá trị và tiêu phạm phổ biến ở đại lục. Đối với người Hồng Kông, nó cũng có nghĩa là xóa dần tự do, tinh thần đa nguyên, sự tôn trọng nhân quyền và pháp luật vốn là những giá trị  cốt lõi của Đặc Khu Hồng Kông. Nói thẳng thừng ra là cộng sản hóa Hồng Kông. Chính quyền Bắc Kinh lập đi lập lại rằng người Hồng Kông phải nhìn nhận họ như là người Trung Quốc trước, chứ không phải là những Hongkonger.

Điều đó làm phát sinh xu hướng “chống đại lục hóa” (anti-mainlandization) trong xã hội Hồng Kông. Sara Zhong Hua (Chung Hoa), giáo sư tại “Chinese University of Hong Kong” cho biết “Xu hướng chống-Trung Quốc hay chống-Đại Lục phản ảnh phong trào chính trị. Những người Hông Kông muốn dân chủ. Chính phủ trung ương không muốn cho họ dân chủ.” Buộc toàn dân dùng tiếng Quan là cách duy nhất để nhà cầm quyền Cộng Sản kiểm soát tư tưởng và hành động của nhân dân. Như đã đề cập ở phần trên, ở đại lục, sự kiểm soát nghiêm ngặt truyền thông và giáo dục khiến tiếng Quảng suy yếu dần ngay chính ở quê hương của nó. Nhưng ở Hồng Kông thì khác. “Đây là lý do tại sao cuộc đấu tranh cho một Hông Kông tự trị là rất quan trọng. Đó không chỉ là vấn đề chính trị, mà là vấn đề văn hóa. Không có gì để bảo đảm cho một sự tự do tương đối nào đó, tiếng Quảng và văn hóa Quảng sẽ nhanh chóng tàn lụi,” theo Victor Mair.



 Bích chương Chống-Đại lục hóa đại học Hồng Kông(反對 ! = Phản đối Bản Cảng (Hương Cảng) đại học đại lục hóa!)

Bởi vậy, một trong những hoạt động “chống đại lục hóa” là đấu tranh bảo vệ tiếng Quảng. Hiện nay, tiếng Quảng vẫn còn được sử dụng thoải mái và phát triển ở Hồng Kông phần lớn là nhờ các trang mạng xã hội. Trước đây, người Hồng Kông ít có cơ hội viết tiếng Quảng. Bây giờ họ dùng tràn lan trên Facebook, Twitter và các trang mạng khác. Nhờ thế mà càng lúc càng có nhiều người Hồng Kông biết viết tiếng Quảng. Hiện tượng bùng nổ tiếng Quảng trên mạng lưới góp phần  tăng cường thêm ý thức bảo vệ căn cước riêng của Hồng Kông. Và ý thức này trở nên mạnh mẽ, công khai hơn trong các cuộc biểu tình của Phong Trào Dù, biểu hiện qua việc       

sử dụng hai chữ 遮打nói trên. Bà Hà Lệ Minh, giáo sư Đại học Baptist Hồng Kông, cho biết thêm: một khẩu hiệu ủng hộ dân chủ khác trên mạng xã hội là “Thiểu dân chủ thiểu công bằng” (冇民主冇公義) = thiếu dân chủ là thiếu công bằng. phát âm mou, là một chữ không có trong hệ thống chữ viết của tiếng Quan. Đối với người Hồng Kông, nghĩa của chữ   rất rõ ràng, là “thiếu” (to lack).

Thực hiện chính sách đại lục hóa đại học, chính quyền Trung Quốc tìm cách gửi người đến Hồng Kông học hành và định cư, tạo cơ hội cho họ sớm trở thành Hongkongers, nhằm gia tăng số lượng cử tri thân Trung Quốc trong các cuộc bầu cử tương lai. Do đó, con số sinh viên từ đại lục đến học ở Hồng Kông càng ngày càng nhiều trong lúc số chỗ dành cho sinh viên Hồng Kông vẫn  không tăng thêm. Những sinh viên đại lục này có thể trở thành công dân Hồng Kông sau bảy năm và có được hộ chiếu Hồng Kông trong lúc vẫn giữ hộ chiếu Trung Quốc. Theo blog “Free Hong Kong”, con số thống kê năm 2013 cho biết có đến 70% các sinh viên cao học ở các đại học Hồng Kông là đến từ đại lục. Cơ quan điều hành các trường đại học giải thích rằng tăng cường con số sinh viên “ngoại quốc” là phương cách “quốc tế hóa” trường học. Thực ra, theo các sinh viên Hồng Kông, chẳng có chuyện “quốc tế hóa” gì ở đây cả, vì các sinh viên này đến từ chỉ một “nước” đó là “nước đại lục”. Họ cho rằng số sinh viên đại lục này mang “đầu óc Tàu chay” (the traditionally Chinese mentality), không chịu hội nhập vào xã hội và văn hóa bản địa. Họ chỉ muốn kiếm cho được cái hộ chiếu Hồng Kông để dễ di dân sang nước khác. Trong cuộc vận động, các sinh viên Hồng Kông lưu ý rằng chi phí dành cho các “du sinh” đại lục chỉ do chính quyền Hồng Kông tài trợ một phần, số còn lại là do dân Hồng Kông phải nai lưng ra đóng thuế. Trong đầu óc những sinh viên Hồng Kông chống đại lục hóa, rõ ràng là họ không xem các sinh viên đến từ lục địa là đồng chủng mà là những người ngoại quốc không hơn không kém.

Cho nên, không lạ gì khi sinh viên Hồng Kông phát động phong trào bảo vệ tiếng Quảng trong các đại học. Để có một chút ý niệm về phong trào này, hãy theo dõi một câu chuyện do Badcanto viết trên blog của mình trích từ một bản tin đăng trên tờ “Apple Daily”. Tháng 10 năm 2013, một số sinh viên Trung Quốc ghi danh theo học một lớp tiếng Quảng tại “Hong Kong City University” đòi hỏi giảng viên phải dùng tiếng Quan vì họ không hiểu tiếng Quảng. Giảng viên này không những đồng ý mà còn tăng thêm giờ kèm cặp cho sinh viên. Cách cư xử thiên vị này khiến các sinh viên Hồng Kông bất bình, đưa đến cãi cọ và tỏ thái độ chống báng sinh viên đại lục. Họ đòi hỏi sinh viên đại lục phải biết nghe tiếng Quảng khi đến học ở Hồng Kông. Cuộc tranh cãi lan rộng ra khắp nơi, gây nên náo loạn trong trường kéo dài cho đến nhiều  tiết học sau. Cuối cùng, nhà trường phải đứng ra hòa giải. Kể từ đó, giảng viên khi dạy, phải dùng tiếng Quảng nhưng đồng thời cũng phải nói tiếng Quan. Cứ nói vài ba câu tiếng Quảng lại phải dịch ra tiếng Quan. Nói đùa bằng tiếng Quảng  cũng phải dịch lại bằng tiếng Quan. Lớp học trở thành một lớp song ngữ.

Từ đại học ra xã hội

Cuộc đối đầu ngôn ngữ Quan-Quảng bên trong đại học phản ảnh một cuộc đối đầu rộng lớn hơn, thường xuyên hơn diễn ra ngoài xã hội. Đó là cuộc đối đầu giữa con người xã hội chủ nghĩa và con người xã hội dân chủ.
Sau  năm 1997, ngoài chuyện gửi sinh viên từ đại lục đi du học, nhà cầm quyền Bắc Kinh còn khuyến khích dân chúng đại lục đầu tư, làm việc, đi du lịch  và định cư ở Hồng Kông. Theo thống kê của Sở Du Lịch Hồng Kông, chỉ riêng năm 2013, có đến hơn 40 triệu người đại lục sang Hồng Kông du lịch, tăng gần 17% so với năm trước. Gấp bảy lần dân số Hông Kông (7 triệu 2).

Cảnh người Trung Quốc đại lục “chăm sóc” con dại khi đi mua sắm ở Hồng Kông
          (Ảnh: Badcanto/Spot the Mainlander/(https://badcanto.wordpress.com/spot-the-mainlander/)

Nhưng vấn đề không nằm ở trong con số mà nằm ngay trong chính cách du lịch. Theo Michael Chugani trên tờ South China Morning Post, hầu hết những người đến từ đại lục không phải là những du khách thực sự. Họ chỉ là những kẻ đi mua sắm. Hơn thế nữa, họ là những “con châu chấu đi mua sắm” (locust shoppers).[2] (2) Hễ mua được là mua, mua sạch, mua cho được. Một hình thức vơ vét hàng hóa mà không quan tâm đến người khác. “Locust” là một từ có tính cách sỉ nhục để chỉ người đại lục, lần đầu tiên được dùng trên một quảng cáo do một nhóm cư dân Hông Kông thuê bao đăng nguyên trang (full page) trên một tờ báo khổ nhỏ (tabloid) nổi tiếng Hồng Kông vào đầu năm 2012. Quảng cáo này yêu cầu chính quyền Hồng Kông cho chận đứng ngay sự “xâm nhập vô giới hạn” của những người đại lục. Quảng cáo đưa ra những lời cảnh báo nghiêm trọng:
- “Người Hồng Kông đã chịu đựng đủ quá rồi!”

- “Thành phố này đang hấp hối, quý vị có biết không?”

Đó cũng là một lời kêu cứu. Sự xuất hiện của quảng cáo này là phản ứng mạnh mẽ của cư dân Hồng Kông đối với lời phát biểu gây tranh cãi của một  giáo sư Đại Học Bắc Kinh, ông Khổng Khánh Đông (Kong Qingdong). Ông giáo sư này, khi phê phán hành động của những viên chức Hồng Kông đuổi một cô gái đại lục xuống tàu hỏa vì cô đã ăn uống trên tàu trái với quy định, đã gọi HongKongers là những “đứa con hoang” (bastards), là “những con chó chạy rong” (running dogs)  của nhà cầm quyền Anh. Một lời lăng nhục Hồng Kông thậm tệ! So với ngôn ngữ nặng nề này, lời lẽ trên bảng quảng cáo như thế, vẫn còn quá lịch sự.

Không chỉ là chuyện mua sắm, người đại lục còn đến Hồng Kông để…đẻ. Mang thai đại lục, sinh đẻ Hồng Kông. Xuất phát từ đầu óc thực dụng đó, một làn sóng phụ nữ có thai tràn vào Hồng Kông. Thế là các  bệnh viện Hồng Kông tràn ngập sản phụ lục địa. Riêng trong năm 2011, có đến 43.982 bà mẹ đại lục đến sinh con tại Hồng Kông, theo tài liệu của Sở Y Tế địa phương (Peter Shadbolt, CNN, March 7, 2014). Dù muốn hay không, Hồng Kông cũng phải đảm nhận gánh nặng này. Nhìn con số trên 40 ngàn đứa trẻ ra đời mà giật mình. Nó cho thấy chính quyền Hồng Kông đã phải gồng mình lên gánh chịu thêm một khoảng chi phí khổng lồ như thế nào.

Tại sao phải đến Hồng Kông đẻ? Rất giản dị: đứa con ra đời trên đất Hồng Kông sẽ được hưởng tất cả những quyền lợi về y tế và giáo dục của Hồng Kông. Chẳng thế mà đi du lịch để đẻ trở thành một phong trào và hơn thế nữa, một kỹ nghệ: kỹ nghệ “du lịch đẻ” (birth-tourism industry). Kỹ nghệ này không chỉ phát triển ở Hồng Kông mà tràn sang cả Hoa Kỳ. Tờ tạp chí “Time” (Hoa Kỳ) cho biết, chỉ riêng năm 2013, có đến 10 ngàn trẻ em Trung Quốc được sinh ra ở Hoa Kỳ xuyên qua loại kỹ nghệ mới mẻ này. Thiệt đúng là đầu óc đầu tư thực dụng kiểu…Tàu! Nghe mà khiếp.

Chính sách đại-lục-hóa biến Hồng Kông từ một thành phố văn minh thành một nơi giành giựt. Để sống còn, người Hồng Kông phải giành giựt với người đại lục. Không chỉ là giành giựt những nhu cầu thiết yếu hàng ngày mà còn là chỗ ngồi trên hệ thống vận chuyển công cộng, ở trong tiệm ăn, trong các trung tâm mua sắm và xa hơn nữa là nhà ở, trường học, bệnh viện, vân vân. Và cả môi trường. Đất hẹp, người đông. Mảnh đất chỉ rộng có 1.104 cây số vuông (1/5 diện tích tỉnh Thừa Thiên, Việt Nam) sẽ chịu đựng được đến bao lâu một sự “xâm lăng” lạ lùng như thế của những con người sinh trưởng trong một đất nước vốn được các lãnh tụ hào là sẽ trở thành một giấc mơ của nhân loại: giấc mơ Trung Hoa (China Dream)?! Không có gì đáng ngạc nhiên khi người Hồng Kông phải chống đại lục hóa. Từ chỗ chỉ mang ý nghĩa về chính trị và rồi ngôn ngữ, rốt cuộc, “chống-đại lục hóa” tự mở rộng ra đến ý nghĩa xã hội và đời sống. Chống-đại lục hóa, vì thế, bao hàm thái độ “chống-châu chấu” (anti-locust), “chống-đại lục nhân” (anti-Mainlander) và xa hơn, “chống-Trung Quốc”. Quả thật oái oăm!

Mặc dầu số người chống đối đại lục hóa một các công khai không nhiều, nhưng họ đã phản ảnh tình cảm và nỗi lo lắng của nhiều người Hồng Kông thầm lặng, những người không muốn nói ra vì sợ mang tiếng.
Và mặc dù thái độ chống đối đó rõ ràng là không đúng, nhưng nó gửi ra một thông điệp được chia sẻ bởi hầu hết những người dân Hông Kông.

Như một định mệnh

            Hồng Kông là đất Trung Quốc. Người Hông Kông là người Trung Quốc. Nếu chính quyền Bắc Kinh “lục địa hóa” nó thì cũng là lẽ đương nhiên. Của “Caesar thì phải trả về lại cho Caesar” mà. Thế nhưng, gần một thế kỷ  nhượng địa đã biến Hồng Kông thành một nước khác, một dân tộc khác. Nó có cơ cấu xã hội khác, văn hóa khác, nếp sống khác và ngôn ngữ cũng khác. 99 năm[3] hình thành một định mệnh: định mệnh Hồng Kông. Chính cái định mệnh này là yếu tố tiềm ẩn, là nền tảng sâu xa của các cuộc xuống đường liên tiếp trong những năm vừa qua và được tiếp nối bởi cuộc “Cách Mạng Dù” đang diễn ra trên những đường phố Hồng Kông hiện nay. Nếu thế hệ những người lớn tuổi chịu chấp nhận “cái gì đến phải đến”, chấp nhận một cuộc đổi đời, chấp nhận đánh mất một Hồng Kông như-chính-nó thì ngược lại, những người trẻ tuổi hoàn toàn khác. Họ gắn liền với định mệnh Hồng Kông. Họ bị buộc phải tranh đấu để giữ gìn cái định mệnh đó. Bằng mọi giá. Không những là định mệnh mà là sinh mệnh.

Trong khi tràn ngập các đường phố Hồng Kông đòi Bắc Kinh giữ lời hứa “Một quốc gia, hai hệ thống,” cho phép bầu cử tự do thì những người tổ chức và ủng hộ Phong Trào Dù cố tách ra khỏi các cuộc vận động chống Trung Quốc, chống đại lục. Chứng tỏ rằng không dính líu gì đến phong trào “anti-Mainlandization”, cũng như chứng tỏ Phong Trào Dù không phải là một cuộc cách mạng màu, là một sự khôn ngoan chính trị. Điều đó dễ hiểu. Nhưng phải chăng như thế là họ chấp nhận Mainlandization? Chắc chắn là không. Dù cố tách ra khỏi, dù không muốn dính líu đến vì lý do này hay lý do khác, nhưng xu hướng “anti-Mainlandization” vẫn ở đó. Vẫn là động lực. Vẫn là sức đẩy. Bóng dáng của nó vẫn âm thầm bước theo sau những chiếc dù. Bóng dáng của nó cũng là nỗi ám ảnh trong đầu óc những lãnh tụ Bắc Kinh.

Bầu cử tự do là gì, “một quốc gia hai chế độ” là gì nếu không là một Hồng Kông là của Hongkongers! Có người phê phán rằng tâm thế đó khiến cho một số người trong Phong Trào Dù vẫn còn giữ cái nhìn tiêu cực đối với đồng bào của họ ở đại lục. (“Một số người” có lẽ chỉ là một cách nói. “Cái nhìn tiêu cực” cũng chỉ là một cách nói. “Phê phán” cũng là một cách nói. Theo tôi.)
Biết làm sao được! Hồng Kông đã là một định mệnh.

Định mệnh đó đang thử thách những Hongkonger trẻ trên các đường phố Hồng Kông:

遮打革命!
jè dá gaak mihng!
Già Đả Cách Mệnh!
           
            Hồng Kông ơi, cả loài người tiến bộ đang theo dõi từng bước chân của các bạn!

Trần Doãn Nho
10/2014
(Kỷ niệm một tháng Phong Trào Dù)

1. Afrikaans là ngôn ngữ riêng của di dân da trắng ở Nam Phi (South Africa).
2. Mainlanders are sometimes derogatorily called “locusts”, a reference to the idea that they come to Hong Kong, consume its resources, and leave a mess behind when they leave. Many of the things Hong Kongers complain about -- spitting in public, eating on the subway, etc. -- are considered socially acceptable on the mainland.


Tài liệu tham khảo:
 - Gwynn Guilford, How Hong Kong’s Umbrella Movement protesters are using their native language to push back against Beijing, Quatz, October 22,2014.
- Felicia Sonmez, China Is Forcing Its Biggest Cantonese-Speaking Region To Speak Mandarin, Agence France Presse, Aug. 25, 2014.
- Blog “Free Hong Kong: Independence is the ONLY Way to Save Hong Kong”, ANGRY! 70% of Students in HK’s Universities are Mainland Chinese!!!,, May 2, 2013
- Badcanto, Blog “Politically Incorrect Views from Hong Kong”,Chinese students wage war on Cantonese in Hong Kong City University,October 14, 2013
- Ishaan Tharoor, Hong Kong’s students want you to stop calling their protest a ‘revolution, The Washington Post, October 4, 2014.
- Lucas Klein, Letters from Hong Kong: Occupy translation, Web: Asian Review of Books
http://www.asianreviewofbooks.com/new/?ID=2043&utm_source=dlvr.it&utm_medium=facebook
- Massoud Hayoun, Hong Kong’s protesters distance themselves from anti-mainland movement, Aljazeera America, September 29, 2014.
- Peter Shadbolt, Hong Kong protests take aim at 'locust' shoppers from mainland China, CNN, March 7, 2014.
- Mimi Lau, Guangzhou locals seek 'Cantonese Day' to help preserve mother tongue, South China Morning Post, July 25, 2014.
-  Hong Kong advert calls Chinese mainlanders 'locusts', BBC News China, February 1, 2012.
http://www.bbc.com/news/world-asia-china-16828134
http://www.diendantheky.net/2014/11/bao-chi-quoc-te-van-thuong-goi-cac.html

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm