Thân Hữu Tiếp Tay...

Trần Kinh Nghị - Sĩ và Sợ

Sĩ diện và sợ hãi là hai thuộc tính bản năng của con người. Ai sinh ra cũng đều biết sĩ diện và biết sợ hãi; khác nhau chăng chỉ là mức độ và khi con người ta càng lớn lên
 
Sĩ diện và sợ hãi là hai thuộc tính bản năng của con người. Ai sinh ra cũng đều biết sĩ diện và biết sợ hãi; khác nhau chăng chỉ là mức độ và khi con người ta càng lớn lên, chúng có thể diển biến  theo hai hướng trái ngược nhau và thường khi càng sĩ diện thì càng sợ hãi. Cả hai đều đóng vai trò điều tiết cách ứng xử của  con người tùy theo tình huống và trạng thái quan hệ xã hội của chủ nhân.

Ở Việt Nam hai thuộc tính sĩ và sợ có bề dầy lịch sử ngót 5.000 năm rồi đấy, chính xác là từ thời Kinh Dương Vương năm 2.879 trước CN. Nhưng không hiểu sao đã hơn nửa thế kỷ nay sách sử của ta có xu hướng giảm dần số niên đại xuống, gần đây chỉ còn hơn 2.000 năm thôi. Phải chăng đó cũng là một dấu hiệu của sự sợ hãi?

Lịch sử dân tộc Việt Nam có rất nhiều tấm gương phản ánh một cách sinh động về hai tính cách sĩ và sợ. Bên cạnh các anh hùng dân tộc từ huyền thoại như Thạch Sanh, Thánh Gióng đến các nhân vật có thật như Bà Triệu, Bà Trưng, Trần Quốc Tuấn, Tôn Thất Thiết, Lý Tự Trọng...bao giờ cũng có những kẻ như Trần Ích Tắc, Lê Chiêu Thống,....  Sĩ và sợ không chỉ thể hiện trong chuyện quốc gia đại sự mà trong đời thường. Đó là chuyện anh nông dân nghèo rớt mồng tơi quanh năm  phải ăn cháo, nhưng khi ra ngõ không quên ngậm que tăm như để nói với thiên hạ rằng ta đây ăm cơm thịt!  Lối ứng xử này hình như vẫn còn đến ngày nay khi nhiều người thích ngậm tăm hoặc búng tăm tanh tách khi bước ra cửa hàng ăn. Còn nhớ Hà Nội thời Pháp với những cô gái dù giàu, nghèo khi ra đường vẫn khoác bộ cánh áo dài, đầu đội nón lá. Con gái  thời nay ít ra cũng phải có chiếc xe tay ga! Trong giới quan trường đang rộ lên "mốt" chơi bằng cấp, chức danh không khác nào loài chim khoe lông vũ. Nói chung là, cái tính sĩ có sức lan tỏa ghê gớm lắm và trở thành sự hảo huyền, hư danh (hửu danh vô thực) với rất nhiều cung bậc trong mọi tầng lớp xã hội.

Tính sợ cũng không kém phần tinh vi, phức tạp. Con người ta ai cũng có lý do để lo sợ. Sợ vu vơ là sợ ma, sợ bóng tối; sợ cụ thể là sợ kẻ thù, người ngay sợ kẻ gian; kẻ yếu sợ kẻ mạnh, người có chức sợ mất chức; quan dưới sợ quan trên; v.v... nghĩa là trăm nổi sợ. Trãi qua hàng ngàn năm Bắc thuộc rồi Tây thuộc,  hai đặc tính sĩ và sợ của người Việt có những đặc thù riêng. Người dân bình thường sợ đã đành, nhưng tầng lớp quan lại cũng luôn canh cánh nỗi lo sợ trước kẻ thống trị ngoại bang. Phàm kẻ nào có nhiều chức quyền và giàu có hơn thì càng lo sợ hơn. Có lẽ chỉ những ai không có hai thứ đó mới có xu hướng đề cao tính sĩ diện. Và thuật ngữ "kẻ sĩ" ra đời từ đó. Tuy nhiên khái niệm kẻ sĩ vốn là một khái niệm  mơ hồ. Nó được sử dụng như một tiêu chí để phân loại về nhân cách và tính cách của con người Việt Nam trong bối cảnh một dân tộc bị ngoại bang đô hộ. Bằng khái niệm "kẻ sĩ" họ muốn tự vạch ra một ranh giới giữa cái thiện, sự liêm chính với cái ác độc và sự gian dối. Oái om thay, những kẻ sĩ thường là chẳng có chức tước, quyền hành gì; họ đơn giản chỉ là những người trí thức, đôi khi không xu dích túi. "Sĩ phu Bắc Hà" chính là một trong những loại kẻ sĩ như vậy. Trong bối cảnh xã hội phong kiến thuộcđịa, "kẻ sĩ" tồn tại như một khái niệm đạo đức lỏng lẻo không hề có tính ràng buộc nào. Nếu người Hán có khái niệm "Đại nhân", người Nhật có "Võ sĩ đạo", người Âu châu có "Hiệp sĩ" để chỉ tầng lớp quý tộc và quan lại thì ở Việt Nam không có một tiêu chí như vậy . Phải chăng đây chính là một nhược điểm trong phạm trù đạo lý của người Việt?. Và nó được cố ý duy trì bởi giới thống trị nhằm làm thuận tiện cho các tầng lớp quan lại và nhà giàu tránh trớ trách nhiệm trước bàn dân thiên hạ. Khi cần họ sẵn sàng làm những việc của kẻ hạ tiện mà không sợ bị chỉ trích hoặc cắn rứt lương tâm. Đây là lý do tại sao có rất ít trường hợp từ quan, từ chức trong xã hội Việt Nam xưa cũng như nay. Trong một xã hội mà quyền lực không chỉ là công cụ để "vinh thân phì gia" thì không ai lại chịu từ bỏ quyền lực. Xã hôi đó thật sự không có chỗ đứng cho những "kẻ sĩ" thực thụ, mà là mãnh đất dung dưỡng thói dối trá và đạo đức giả. Ở đó một ông quan có thể tha hồ dở mọi thủ đoạn đê tiện để làm giàu, nhưng không chịu trách nhiệm về hậu quả đối với xã hội và cũng không cảm thấy xấu hổ trước bàn dân thiên hạ. 
 

Lạm bàn qua đôi điều như trên chỉ để gợi mở một cách nhìn trước những diễn biến tình hình chính trị-xã hội  đất nước ngày nay. Hiện đang có nhiều ý kiến đổ tại trình độ dân trí còn thấp nên chưa thể có những cải cách lớn lao...Và theo họ, hãy chờ đợi, và trong khi chờ đợi hãy chấp nhận nổi sợ hãi mà quên đi sự sĩ diện mà họ cho là viễn vông, kể các ý kiến phản biện sâu sắc của giới trí thức và học giả vốn là nguồn nguyên khí quý báu của quốc gia . Xem ra, dân trí là một chuyện; cách tư duy về đạo lý giữa sự sĩ diện và nổi sợ hãi của người Việt Nam ta như nói trên mới là nguyên nhân chính ảnh hưởng đến tiến trình cải cách kinh tế-chính trị-xã hội của đất nước./.


Trần Kinh Nghị

(Blog Bách Việt)

 

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Trần Kinh Nghị - Sĩ và Sợ

Sĩ diện và sợ hãi là hai thuộc tính bản năng của con người. Ai sinh ra cũng đều biết sĩ diện và biết sợ hãi; khác nhau chăng chỉ là mức độ và khi con người ta càng lớn lên
 
Sĩ diện và sợ hãi là hai thuộc tính bản năng của con người. Ai sinh ra cũng đều biết sĩ diện và biết sợ hãi; khác nhau chăng chỉ là mức độ và khi con người ta càng lớn lên, chúng có thể diển biến  theo hai hướng trái ngược nhau và thường khi càng sĩ diện thì càng sợ hãi. Cả hai đều đóng vai trò điều tiết cách ứng xử của  con người tùy theo tình huống và trạng thái quan hệ xã hội của chủ nhân.

Ở Việt Nam hai thuộc tính sĩ và sợ có bề dầy lịch sử ngót 5.000 năm rồi đấy, chính xác là từ thời Kinh Dương Vương năm 2.879 trước CN. Nhưng không hiểu sao đã hơn nửa thế kỷ nay sách sử của ta có xu hướng giảm dần số niên đại xuống, gần đây chỉ còn hơn 2.000 năm thôi. Phải chăng đó cũng là một dấu hiệu của sự sợ hãi?

Lịch sử dân tộc Việt Nam có rất nhiều tấm gương phản ánh một cách sinh động về hai tính cách sĩ và sợ. Bên cạnh các anh hùng dân tộc từ huyền thoại như Thạch Sanh, Thánh Gióng đến các nhân vật có thật như Bà Triệu, Bà Trưng, Trần Quốc Tuấn, Tôn Thất Thiết, Lý Tự Trọng...bao giờ cũng có những kẻ như Trần Ích Tắc, Lê Chiêu Thống,....  Sĩ và sợ không chỉ thể hiện trong chuyện quốc gia đại sự mà trong đời thường. Đó là chuyện anh nông dân nghèo rớt mồng tơi quanh năm  phải ăn cháo, nhưng khi ra ngõ không quên ngậm que tăm như để nói với thiên hạ rằng ta đây ăm cơm thịt!  Lối ứng xử này hình như vẫn còn đến ngày nay khi nhiều người thích ngậm tăm hoặc búng tăm tanh tách khi bước ra cửa hàng ăn. Còn nhớ Hà Nội thời Pháp với những cô gái dù giàu, nghèo khi ra đường vẫn khoác bộ cánh áo dài, đầu đội nón lá. Con gái  thời nay ít ra cũng phải có chiếc xe tay ga! Trong giới quan trường đang rộ lên "mốt" chơi bằng cấp, chức danh không khác nào loài chim khoe lông vũ. Nói chung là, cái tính sĩ có sức lan tỏa ghê gớm lắm và trở thành sự hảo huyền, hư danh (hửu danh vô thực) với rất nhiều cung bậc trong mọi tầng lớp xã hội.

Tính sợ cũng không kém phần tinh vi, phức tạp. Con người ta ai cũng có lý do để lo sợ. Sợ vu vơ là sợ ma, sợ bóng tối; sợ cụ thể là sợ kẻ thù, người ngay sợ kẻ gian; kẻ yếu sợ kẻ mạnh, người có chức sợ mất chức; quan dưới sợ quan trên; v.v... nghĩa là trăm nổi sợ. Trãi qua hàng ngàn năm Bắc thuộc rồi Tây thuộc,  hai đặc tính sĩ và sợ của người Việt có những đặc thù riêng. Người dân bình thường sợ đã đành, nhưng tầng lớp quan lại cũng luôn canh cánh nỗi lo sợ trước kẻ thống trị ngoại bang. Phàm kẻ nào có nhiều chức quyền và giàu có hơn thì càng lo sợ hơn. Có lẽ chỉ những ai không có hai thứ đó mới có xu hướng đề cao tính sĩ diện. Và thuật ngữ "kẻ sĩ" ra đời từ đó. Tuy nhiên khái niệm kẻ sĩ vốn là một khái niệm  mơ hồ. Nó được sử dụng như một tiêu chí để phân loại về nhân cách và tính cách của con người Việt Nam trong bối cảnh một dân tộc bị ngoại bang đô hộ. Bằng khái niệm "kẻ sĩ" họ muốn tự vạch ra một ranh giới giữa cái thiện, sự liêm chính với cái ác độc và sự gian dối. Oái om thay, những kẻ sĩ thường là chẳng có chức tước, quyền hành gì; họ đơn giản chỉ là những người trí thức, đôi khi không xu dích túi. "Sĩ phu Bắc Hà" chính là một trong những loại kẻ sĩ như vậy. Trong bối cảnh xã hội phong kiến thuộcđịa, "kẻ sĩ" tồn tại như một khái niệm đạo đức lỏng lẻo không hề có tính ràng buộc nào. Nếu người Hán có khái niệm "Đại nhân", người Nhật có "Võ sĩ đạo", người Âu châu có "Hiệp sĩ" để chỉ tầng lớp quý tộc và quan lại thì ở Việt Nam không có một tiêu chí như vậy . Phải chăng đây chính là một nhược điểm trong phạm trù đạo lý của người Việt?. Và nó được cố ý duy trì bởi giới thống trị nhằm làm thuận tiện cho các tầng lớp quan lại và nhà giàu tránh trớ trách nhiệm trước bàn dân thiên hạ. Khi cần họ sẵn sàng làm những việc của kẻ hạ tiện mà không sợ bị chỉ trích hoặc cắn rứt lương tâm. Đây là lý do tại sao có rất ít trường hợp từ quan, từ chức trong xã hội Việt Nam xưa cũng như nay. Trong một xã hội mà quyền lực không chỉ là công cụ để "vinh thân phì gia" thì không ai lại chịu từ bỏ quyền lực. Xã hôi đó thật sự không có chỗ đứng cho những "kẻ sĩ" thực thụ, mà là mãnh đất dung dưỡng thói dối trá và đạo đức giả. Ở đó một ông quan có thể tha hồ dở mọi thủ đoạn đê tiện để làm giàu, nhưng không chịu trách nhiệm về hậu quả đối với xã hội và cũng không cảm thấy xấu hổ trước bàn dân thiên hạ. 
 

Lạm bàn qua đôi điều như trên chỉ để gợi mở một cách nhìn trước những diễn biến tình hình chính trị-xã hội  đất nước ngày nay. Hiện đang có nhiều ý kiến đổ tại trình độ dân trí còn thấp nên chưa thể có những cải cách lớn lao...Và theo họ, hãy chờ đợi, và trong khi chờ đợi hãy chấp nhận nổi sợ hãi mà quên đi sự sĩ diện mà họ cho là viễn vông, kể các ý kiến phản biện sâu sắc của giới trí thức và học giả vốn là nguồn nguyên khí quý báu của quốc gia . Xem ra, dân trí là một chuyện; cách tư duy về đạo lý giữa sự sĩ diện và nổi sợ hãi của người Việt Nam ta như nói trên mới là nguyên nhân chính ảnh hưởng đến tiến trình cải cách kinh tế-chính trị-xã hội của đất nước./.


Trần Kinh Nghị

(Blog Bách Việt)

 

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm